1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khai thác có hiệu quả di sản văn hóa địa phương trong các chương trình du lịch ở thành phố Đà Nẵng-Thực trạng và giải pháp

114 471 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 4,42 MB

Nội dung

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

SỞ DU LỊCH

BẢO CÁO

TONG KET ĐỀ TÀI NGHIÊN CUU KHOA HOC

KHAI THÁC CÚ HIỆU QUA DI SAN VAN HOA DIA PHUONG TRONG CAC

CHUONG TRINH DU LICH 0 THANH PHO DA NANG - THUC TRANG VA GIAI PHAP

Ban Chủ nhiệm để tài

Nguyễn Đăng Trường - Cử nhân Ngữ văn (Chủ nhiệm) _Ngô Trưởng Thọ - Cử nhân Ngữ văn (Thành viên)

Mai Xuân Lạc - Cử nhân Lịch sử (Thành viên)

Cơ quan quản lý Cơ quan chủ trì :

SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VẢ MỖI TRƯỜNG

đa ĐÀO SO DU LIC SIAIM aes

Da Nang, thang 4 năm 2000 ˆ

LUGNG MINH SAM

Trang 2

MỤC LỤC

Chương II : Hiện trạng các di sin văn hóa du lịch ở Da Nẵng

Tiết 1 : Mô tả khái quát các di sẳn văn hóa du lịch thành phố

Tiết 2 : Tình hình khai thắc các di sẵn văn hóa trong các chương trình

đụ lịch thời giaH qHA ác tt Hee

Chương HI : Định hướng và giải pháp nnn HH nhnnehenreee Tiết 1 : Quan điểm, mục tiêu ằ SH 22a

Tiết 2 : Dự báo nhu cầu du lịch Đà Nẵng trong giai đoạn 2000-2010 Tiết 3 - Định hướng khai thác một số di sẵn văn hóa trong kinh doanh

Tiết 5 : Nhiệm vụ và giải phdp CO BGI ceccccccccecsssssssssesssssatevecssssessessessesses

£ kh ops 4 A a va x4 ⁄

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Đà Nẵng là thành phố có bê dày lịch sử - văn hóa đặc sốc, là một trong bốn

thành phố loại 1, trực thuộc TH VỊ thể mới của thành phố đã đặt ra những yêu cẩu, nhiệm vụ mới ngang tâm cho tất cả các tổ chúc kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố; trong đó có yêu cầu về phát triển du lịch

Xuất phát từ ý nưÖng chung đó, để tài đợt ra một số nội dụng nghiên cứu nhằm góp phản thúc đẩy sự phát triển nhanh và bên vững của du lịch thành phố -

ngành kinh tế quan trọng đã được xác định là một trong những vùng du lịch trọng diẩm của Việt Nam

Muốn phát triển nhanh và bên vũng - theo lý luận phát triển - thì không thể

không quan tâm đến văn hóa Chính văn hóa sẽ làm nên nên tảng vững chắc, lâu bên, làm nên lợi thế cạnh tranh hữu hiệu trong phát triển dụ lịch cũng như trong các hoạt động kinh tế đối ngoại khác Trên thực tế, phát triển du lịch văn hóa là một trong những giải pháp kích câu cơ bản để khai thác hợp lý cả tiềm năng văn hóa và tiêm năng đt lịch của địa phương

Điều đáng quan tâm là Du lịch thành phố Đà Nẵng do mới phát triển nên có rất nhiều vấn đẻ về lý luận và thực tiên cần dược đúc kết, làm rõ một cách nghiêm

túc, đặc biệt là các vấn đệ mới quan hệ du lịch - văn hóa, văn hóa - du lịch; vấn để khai thác và bảo tôn, phát triển văn hóa; vấn để phát triển du lịch dựa vào những giá trị văn hóa truyền thong dia phương v.v

Mặt khác, nghiên cửu "Khai thác gid tri van hóa dan tộc trong các chương trình du lịch địa phương " cũng la hành động cụ thể của ngành du lịch thành phố nhằm hung tìng tỉnh thân Nghị quyết Trung ong V (khóa VIH) của Đảng ta về "Xây dựng và phát triển một nên văn hóa Việt Nam tiên tiến, dậm đà bản sắc dân dộC”

Với những lý do chính nêu trên, việc nghiên cứu và triển khai thực hiện dễ tài này trong thời điểm hiện nay thực sự là yêu cầu cân thiết và hữu ích

Tuy nhiên, dây là lần dâu tiên để tải được nghiên củu trên địa bản thành phố

nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn ché, để hoàn thiện đề tai, BCN dé tai kinh mong nhdn ditic suf gop y xdy ding của các đức lãnh đạo, các nhà

khoa học và bạn đọc

Cuối cùng, BCN để tài xin chân thành cẩm ơn lãnh dạo UBND, VP UBND thành phố, Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường, SỞ Văn hóa Thông tin, Số Du lịch; Tiến sỹ Nguyễn Hồng Sơn - Trưởng khoa VHXHCN - Phân viện 3, Học viện Chính trị Quốc gia HCM và các thành viên Hội đồng Khoa học thành phố, các

chuyên gia, nhà nghiên cứu; các đíc lãnh dạo các doanh nghiệp du lịch trong thời gian qua đã quan tâm tạo nhiều điều kiện thuận lợi góp phần hoàn thành dé

Trang 4

CHUONG I:

BIEN CHUNG GIUA VAN HOA VA PHAT TRIEN DU LICH

eK ve ew À : v ` er ew

Tiết 1 : Khái niệm về du lịch, văn hóa vả giá trị văn hóa :

1 Du lịch - sự tiếp cận dưới ánh sáng khoa học hiện đại :

Du lịch là một hiện tượng tổn tại khách quan nằm trong nội tại phát triển của loài người, do nhu cầu thẩm nhận về vật chất như thẩm nhận các cảnh quan,

chổ ở, món ăn, phương tiện đi lại, trỏ chơi khác lạ và nhu cầu thẩm nhận tỉnh thần như thẩm nhận về văn hóa, lịch sử, văn học nghệ thuật, phong tục tập quán, lễ hội để con người cân đối cuộc sống của mình trong xã hội và trước thiên nhiên

Hiện tượng du lịch xuất hiện tử thời cổ đại với hình thức dễ nhận biết đó là du lịch tôn giáo : hành hương tới các thánh địa, chùa chiền, các nhà thờ kitô giáo Đến thời trung đại, ngoài các cuộc hành hương tôn giáo còn xuất hiện du lịch công vụ, du lịch tham quan, du lịch tiếp thị của giới quý tộc, các ky sĩ, các thương nhân Bước sang thời kỷ cận đại, do thành quả của cách mạng công

nghiệp, nền kinh tế thế giới phát triển vượt bậc, máy móc dần dan thay thế con

người trong các nhà máy, công xưởng, đời sống được nâng cao, nhất là trong tầng lớp tư sản; các phương tiện giao thông vận tải phát triển Dòng thác du lịch vì thế tăng nhanh, đặc biệt ở trung tâm châu Âu Bên cạnh du lịch tôn giáo, công vụ, tìm kiếm thị trưởng, tiếp thị thì các hình thức du lịch vẫn cảnh , đu lịch thẩm nhận văn hóa rất phát triển Sang thời kỳ hiện đại, đặc biệt từ thập kỷ 60, với

cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai, cách tạng công nghệ tin học và cách mạng sinh học, mức sống của con người được nâng lên, quá trình đô thị

hóa tăng nhanh làm xuất hiện nhu cầu quay trở về với thiên nhiên, với cội

nguồn văn minh nông nghiệp, đồng thời cũng xuất hiện nhu cầu tìm hiểu, thẩm

Trang 5

Như vậy, xét về bản chất thì du lịch là hiện tượng du ngoạn để thẩm nhận những giá trị vật chất và tỉnh thần có tính văn hóa cao, là hoạt dong kham pha,

sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp

Du lịch ngày càng phát triển nhanh chóng; theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) thì hàng năm trên trái đất có 3 tỉ người đi du lịch Tất nhiên, theo đó, ngành kinh tế tổng hợp phục vụ du lịch phải ra đời và phát triển

với tốc độ tương ứng để đáp ứng nhu cầu sinh họat khổng lỗ của 80 triệu du khách bình quân mỗi ngày Như vậy, xé! về bẩn chất kinh té thi du lich là hoạt

động sản xuất và cung cấp hàng hóa du lịch phục vụ cho việc thỏa mãn các nhu

cầu thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hóa cao

Về khái niệm du lịch, theo gốc Trung Hoa : du lịch là một chuyến "lữ dụ"

trong đó chữ "lữ " gồm 3 bộ , "bộ phương" nghĩa là các phương hướng đó đây, "bộ nhân, là con người, "bộ thị” là các thị tộc "Chữ du” gồm 4 bộ, "bộ phương", “bộ nhân' „ "bộ tử " và "bộ xước" nghĩa là đi lại

Người phương Tây cũng hiểu du lịch theo gốc Latin (touris) là một

chuyến du ngọan theo một chương trình nhất định, không vì mục đích sinh lợi

Ngày nay, nhiều học giả đi từ những góc độ tiếp cận du lịch khác nhau, dưa ra những khái niệm khác nhau về du lịch

WTO đưa ra một cách phân lọai theo đó bất kỳ ai đi ra khỏi biên giới cla |

một nước để đến một nước khác đều được gọi là "người du hành" và một bộ

phận những "người du hành" có liên quan đến ngành du lịch được gọi là "du khách" Sự phân biệt đó thể hiện cự thể ở bảng phân loại của WTO ( Bảng 1 -

trang 6 )

Sơ lược qua một số định nghĩa ta thấy hầu hết các tác giả đều xây dựng

định nghĩa du lịch từ đặc điểm di động của khách du lịch mà chưa đi sâu vào

bản chất của du lịch Bản chất của du lịch và đặc điểm di động của nó đã được

dùng làm căn cứ chính Theo đó, đu jịch được định nghĩa chung là một dang

hoat động của dân cư trong thời gian rồi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến

một nơi khác nhằm mục đích nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tỉnh thân, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao, kèm theo việc tiêu

Trang 7

2 Văn hóa và giá trị văn hóa :

2.I Khải niệm về văn hóa :

Thuật ngữ văn hóa có từ thời cổ Hy Lạp Lúc đầu xuất phát từ chữ La tỉnh

Culture Culture theo nghĩa đen ban đầu là khai hoang, trồng trọt, chăm bón, trông nom cây lương thực Sau chuyển từ nghĩa đen sang nghĩa bóng : chăm

nom, giáo dục, đảo tạo khả năng con người về mọi mặt Hiện nay trong ngôn

ngữ tất cả các dân tộc trên thế giới đều có khái niệm văn hóa Nhưng văn hóa là gì lại là một vấn để không dễ cắt nghĩa vì nó tinh tế và phức tạp vô cùng Nếu

như những năm cuối của thập kỷ 50 của thế kỷ XX, một vài nhà nghiên cứu Mỹ đã tổng kết có 170 định nghĩa về văn hóa thì đến những năm cuối của thập kỷ 90 của thế kỷ này đã có trên 400 định nghĩa (cũng có tài liệu cho rằng có tới

1000 khía cạnh nói đến bản chất của văn hóa) Mỗi một định nghĩa thưởng chỉ để cập đến một nét nào đó của bản chất văn hóa Nhưng để tiếp cận gần hơn vẻ hiện tượng tỉnh tế và phức tạp này, Đẳng ta dã tạm sắp xếp vào 3 loại định nghĩa sau đây : - Văn hóa theo nghĩa rộng bao gồm cả trình độ phát triển về vật chất và tinh than; - Văn hóa hiểu theo nội dung bao gồm cả khoa học, kỹ thuật, giáo dục, văn học nghệ thuật

- Văn hóa đặt trong phạm vi lối sống, nếp sống, đạo dức xã hội, văn hóa

nghệ thuật (Văn kiện Hội nghị BCHTW khóa VII, tr.34)

Theo quan diểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì văn hóa chỉ gắn liền với - con người và xã hội loài người Cội nguồn của sự tổn tại và phát triển văn hóa là

ở hoạt động sáng tạo của con người Dó là hoạt động nhằm để hiểu biết, khám phá và sáng tạo Thực hiện hoạt động đó con người vừa sáng tạo ra bản thân mình với tư cách là người vừa đồng thời sáng tạo ra "thiên nhiên thứ hai" của chính mình "Thiên nhiên thú hai" ấy không phải là cái gì khác hơn là thế giới

của văn hóa

V.I Lênin, người kế tục sự nghiệp của Mác và Ănghen từ chỗ quan niệm'

xem văn hóa với tư cách là sự phát triển lực lượng bản chất của con người đã nhắn mạnh va phân tích sâu thêm về mặt xã hội của văn hóa với cách tiếp cận từ

hình thái kinh tế - xã hội Luận điểm "VĂN HÓA VÔ SẢẲN - CHỦ NGHĨA

CỘNG SẲN" đã nói lên toàn vẹn sự phát triển lực lượng bản chất của con người

và sự thẩm thấu của văn hóa trong tất cả các yếu tố cấu thành hình thái kinh tế-

xã hội đã đến mức tỉnh tế, chin mudi Vi thuc ra chỉ đến chủ nghĩa cộng sản thi sự phát triển tự do của con người mới là điều kiện phát triển tất yếu của mọi

Trang 8

nhiên, xã hội và bản thân mình; và cũng chỉ đến chủ nghĩa cộng sản thì sự công bằng, bác ái, tự do; cái chân, cái thiện, cái mỹ mới được xác lập một cách vững

chắc trong sự hoàn thiện xã hội và nhân cách của con người Không phải ngẫu

nhiên mà Mác có lần gọi CNCS, CNXH chính là chủ nghĩa nhân văn hiện thực Hề Chí Minh - nhà maexit Việt Nam đầu tiên - đã đưa ra một định nghĩa ỏ cấp độ khái quát về "ý nghĩa của văn hóa : Vì lẽ sinh tổn cũng như mục đích

của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sẵn sinh ra nhằm thích ứng

những nhu câu đời sống và đỏi hỏi của sự sinh tổn", (Hỗ Chí Minh : 7oản tập,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.3, tr.43 I)

Từ những phân tích trên chúng ta có thể khẳng định : văn hóa với tư cách là một hiện tượng xã hội, chính là sự phát triển của những lực lượng bản chất

của con người, không ngừng nắng cao trình độ làm chứ cửa con người đối với tự nhiên, xã hội, bản thân nhằm thỏa mãn như cầu về sự hiểu biết, khám phá, sảng

tạo trong thể giói con người theo hướng ngày càng vươn tỏi giá trị đích thực của ích, chân, thiện, mỹ

Văn hóa là thiên nhiên thứ hai được nhân hóa qua thực tiễn xã hội - lịch

sử sáng tạo của con người do đó nhân tố cơ bản của văn hóa trước hết phải là sự hiểu biết, sự hiểu biết được đo bằng trình độ tiếp thu và việc vận dụng những

kiến thức khoa học, cả những kinh nghiệm và sự khôn ngoan tích lũy được qua

quá trình lao động sẵn xuất va đấu tranh để duy trì và phát triển cuộc sống của mỗi cộng đồng và mỗi thành viên trong cộng đồng ấy Nhưng nếu chỉ dừng lại sự hiểu biết một cách thuần túy không thôi chưa làm nên văn hóa Sự hiểu biết chỉ trỏ thành văn hóa khi nó làm nền và định hướng cho sự ứng xử (thể hiện ra ỏ tâm hồn, đạo lý, lối sống, hành vi ) của mỗi cộng đồng dân tộc và các thành viên trong cộng đồng ngày càng vươn tới cái có ích, cái đúng, cái tốt và cái đẹp

trong mối quan hệ giữa người và người, giữa người với môi trường xã hội, môi trường tự nhiên xung quanh Ích, chân, thiện, mỹ cho ta giá trị như là tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động văn hóa Cái gì không hướng thiện, trái đạo lý, thiếu

trung thực, giả danh khoa học là bạn đồng hành với cái sai, cái ác, cái xấu đều là hoạt động phản văn hóa Nhở ích, chân, thiện, mỹ mà con người của thế kỷ XX

Trang 9

2.2 Gid tri vdn hoa: /

Trong sản xuất vật chất cũng như trong sẵn xuất tính thân, trong việc xây

dựng các quan hệ xã hội cũng như việc giáo dục và đảo tạo chính ban than con người, giá trị văn hóa là tất cả những gì góp phân thúc đẩy sự phát triển năng lực sản xuất của cá nhân và của xã hội, thúc đẩy hoạt động tích cực của cá nhân và

của xã hội trên lĩnh vực sẵn xuất vật chất cũng như trên lĩnh vực xây dựng các

quan hệ xã hội chính trị, nghệ thuật, khoa học và kể cả sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Khi nghiên cúu vấn để giá trị văn hóa, phải quan tâm trước hết đến việc xem xét một sản phẩm lao động của con người đã được những người sản xuất

sáng tạo ra nó như thế nào và nó góp phần đến mức nào để phát triển nhân cách

của những người sử dụng, tiếp nhận những sẵn phẩm vật chất và tinh thần ấy Giá trị văn hóa được quyết định bởi các quan hệ giá trị đặc thù tổn tại

trong đời sống xã hội, cụ thể là được quyết định bởi 2 nhóm quan hệ sau :

- Quan hệ giữa con người với các thành quả văn hóa, chẳng hạn như các tác phẩm nghệ thuật Khi đó tự thân con người cho là hết sức có ý nghĩa và quý giá đối với mình vì những thành quả đó tạo nên sự húng thú; vì chúng nói về

dân tộc khác hay thời đại khác làm kích thích suy nghĩ, bổi dưỡng tâm hồn của mình

- Quan hệ giữa các hoạt động văn hóa - tư tng với toàn xã hội, thể hiện ở ý nghĩa phổ biến của những hoạt động đó đối với xã hội và ngược lại những

hoạt động văn hóa - tư tưởng đó được tổ chức một cách có nghệ thuật hoặc được

thể hiện theo các tiêu chuẩn đạo đức của xã hội

Trong 2 loại quan hệ giá trị đặc thù ấy, giá trị của văn hóa được thể hiện trong mối quan hệ hữu cơ giữa cái ích, cái thiện và cái mỹ của văn hóa

Cái ích với tính cách là giá trị văn hóa gắn liền với chất lượng các quan

hệ, các hoạt động của con ngưởi và những kết quả của những quan hệ và hoạt

động đó; thể hiện trong khả năng tổ chúc công việc, tổ chức cảnh quan, môi

trường sống; gắn liền với các lý thuyết triết học và việc giáo dục về thế giới

quan, với việc nâng cao trình độ chuyên môn và nắm vững tri thức, với trình độ

thưởng thức nghệ thuật hay hoạt động nghệ thuật nhằm bồi dưỡng, sử dụng và phát huy khả năng lao động, phát huy sự sáng tạo của cá nhân và xã hội

Cái thiện với tính cách là giá trị văn hóa thể hiện ở những con người và tập thể biết hành động phù hợp với những cái có lợi cho xã hội, phù hợp vời lý

Trang 10

trong gia đình, trong thái độ đối với nghệ thuật và khoa học, trong thái độ đối với việc học tập và nâng cao trình độ

Cái mỹ với tính cách là giá trị trung tâm của thẩm mỹ, bao giở cũng nằm

trong vẻ đẹp của thực tại khách quan nhưng lại biến đổi chủ quan đo nhận thức của con người, thể hiện những phẩm chất cơ bản như trật tự, hài hỏa, tỈ lệ, số

lượng xác định của thực tại khách quan nhưng do con người nhận thức, phủ hợp

với những cảm nhận của con người về cái ích và cái thiện của thực tại đó

Nói tóm lại, giá trị văn hóa được thể hiện trong mối quan hệ giữa con người với các thành quả văn hóa, giữa các hoạt động văn hóa - tư tưởng với xã

hội, là sự giao hỏa hữu cơ giữa cái ích, cái thiện và cái mỹ của các đối tượng trong các quan hệ ấy

Giá trị văn hóa là giá trị vật chất nếu nó được thẩm nhận đưới những hình

thái vật chất cụ thể có kích thước, có hình đáng, màu sắc, khối lượng, số lượng,

tỈ lệ, mùi vị Giá tri văn hóa là giá trị phi vật chất nếu nó được thẩm nhận thông qua những cảm nhận tỉnh thần Mọi giá trị văn hóa của con người đều được đưa vào đời sống văn hóa XHCN với tư cách là những giá trị văn hóa phục vụ chế

độ XHCN và phải đảm bảo 2 quan điểm cơ bản là sản phẩm mang nội dung

thấm mỹ nhân đạo, tiến bộ và có quan hệ chặt chế với nhiệm vụ xây dựng

CNXH hiện nay ở nước ta

Tiêt 2 : Môi quan hệ giữa du lịch vả văn hóa

1 Văn hóa là yếu tố nội sinh của du lịch :

Nếu xem xét hoạt động du lịch trong môi trường của nó ( Bằng 2 - trang 11-) ta có thể thấy sự hiện hữu của văn hóa với tư cách như là một yếu tố nội

sinh của du lịch : i

- Nhu cầu văn hóa của con người, của tập thể người chính là động lực thúc đẩy người ta đi du lịch Sự khác biệt về văn hóa giữa quốc gia này với

quốc gia khác, dân tộc này với dân tộc khác, khu vực này với khu vục khác là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện các dòng khách du lịch di từ nước này đến nưúc khác, vùng này đến vùng khác

- Các thành qủa văn hóa của nơi đến là nội dung hấp dẫn quan trọng nhất

của nơi đến du lịch Hay nói cách khác văn hóa là nội dung quan trọng nhất để xây dựng chuong trình du lịch của sản phẩm du lịch Và cũng vì thế, trình độ văn hóa cao là tiêu chuẩn cần thiết mà những người làm công tác phục vụ khách

Trang 12

- Văn hóa là nội dung của các sắn phẩm thông tin giới thiệu, quảng bá, quảng cáo, xúc tiến du lịch mà người ta thực hiện nhằm thông tin cho khách về

các sản phẩm du lịch

- Văn hóa của nước đến du lịch quy định cách ứng xử của dân cư Cách ứng xử nảy một mặt là hấp dẫn du lịch, mặt khác nếu tích cực nó sẽ là điều kiện

thuận lợi hoặc ngược lại tiêu cực sẽ là khó khăn cho họat động du lịch

- Cuối cùng, văn hóa quy định những tính chất về số lượng, chất lượng

của hàng hóa du lịch Có thể xem xét vai trò của văn hóa qua các nhóm hàng hóa du lịch như sau :

+ Nhóm 1 - Các chương trình du lịch ; Đây là nhóm hàng hóa quan trọng nhất trong kinh doanh du lịch, là nhóm hàng hóa để thu hút khách và giữ khách Chương trình du lịch được sẵn xuất chủ yếu từ "nguyên liệu" giá trị văn hóa và

cảnh quan thiên nhiên

+ Nhóm 2 - nhóm hàng hat mú : Đặc trưng của nhóm này là phải kết hợp

với bản sắc dân tộc Du khách đi du lịch thường yêu cầu những tiện nghỉ lưu trú

hiện đại nhưng những tiện nghỉ hiện đại đó phải đặt trong một "không gian" dân

tộc thì mới đáp ứng được nhu cầu của khách Xu hướng của thế giới về sản xuất nhóm hàng lưu trú là kết hợp hiện đại và dân tộc /iện đợi là yếu tố cần phải có, dân tộc là yếu tố tạo nên tính đực sắc và hấp hẳn

+ Nhóm 3 - Nhóm hàng ăn uống : Đây là nhóm hàng cực kỳ phong phú về nguyên liệu, cách chế biến và phục vụ Chất lượng của nhóm này phải đạt

tới: đủ lượng calo, vệ sinh, lạ miệng, thú vị, hấp dẫn nghĩa là phải đạt tới "thú

ẩm thực" của tửng vùng, từng quốc gia và thể hiện đặc trưng văn hóa ẩm thực ˆ

của những nơi đó Xu hưởng thế giới về sản xuất nhóm hàng ăn uống là kết hợp tính đặc trưng và tính phổ biến Một mặt sản xuất những đồ ăn thúc uống độc đáo, theo những công thức truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc, địa phương, mặt khác sản xuất những hàng ăn uống có thể đáp ứng nhu cầu của mọi đối

tượng khách

+ Nhóm 4 - Nhóm hàng lưu niệm : Dây là nhóm hàng hết sức đa dạng

Yêu cầu của nhóm hàng này là mỗi vật lưu niệm phải mang dấu ấn của điểm đến du lịch, Nhóm hàng lưu niệm chủ yếu được sản xuất qua các ngành nghề

thủ công truyền thống như gốm, sứ, thêu ren, mây tre, chạm khắc Nhóm hàng

hóa này cùng với những ngành nghề truyền thống, những nghệ nhân ngày càng phổ biến trong các chương trình du lịch văn hóa dân tộc

+ Nhóm 5 - nhóm hàng vận chuyển - Nhóm hàng này bao gồm vận

chuyển từ nơi xuất phát đến nơi đến du lịch, vận chuyển đến các điểm tham

Trang 13

phương tiện như máy bay, ôtô, tàu hỏa, tàu thủy, xe ngựa, xe máy, xe dap,

thuyén gỗ, thuyền nan, voi, lạc đà và bao gồm cả những phương tiện vận chuyển thông tin như điện thọai, telex, fax, e.mail Xu hướng trơng kinh doanh du lịch thế giới là kết hợp phương tiện hiện đại và phương tiện truyền thống Do vậy việc vận chuyển bằng xuống ba lá hay thuyền độc mộc trên các kênh rạch hay đầm hỗ là một điều vô cùng thú vị, có Ấn tượng đối với những du khách quốc tế đến từ những đất nước có phương tiện vận chuyển phát triển

+ Nhóm 6 - Nhóm hàng hóa phổ dụng được đưa vào kinh doanh du lịch

như hàng may mặc, điện tử, giày da, sách báo

+' Nhóm 7 - Nhóm hàng thong tin bao gém các thông tin về nhiều lĩnh

vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục được đưa vào kinh doanh thông tin du

lịch, ví dụ như : thông tin về giá cả hàng hóa, thông tin về khả năng thị trường, đầu tư

Như vậy có thể nói văn hóa là nội dung, là yếu tố quan trọng trong hầu

hết các nhóm hàng hóa du lịch Trong đó, Ö nhóm 1, nhóm quyết định nhất đến

hiệu quả kinh doanh đụ lịch thì văn hóa là nội dụng bao trùm và có tính quyết định nhất

2 Phát triển du lịch là giải pháp bảo tổn và phát huy các đi sẵn văn

hóa dân tộc :

- Du lịch làm lan tổa, phát sáng các giá trị văn hóa vật chất và phi vật chất

của nơi đến du lịch Thông qua du lịch, nhiều giá trị văn hóa của các vùng, tiểu vùng văn hóa dược, giới thiệu, quảng bá rộng rãi trên thế giới

- Thông qua việc tiếp đón và phục vụ khách du lịch, những giá trị văn hóa của nơi tiếp đón được sàng lọc, dược tôn tạo, giữ gìn và phát huy theo hướng tích cực Những giá trị văn mới, tiến bộ từ bên ngoài cũng theo đó mà được sàng lọc, tiếp thu

- Du lịch phát triển là điều kiện để phát triển đời sống kinh tế ở nhiều

nước, nhiều vùng, đặc biệt là ở những vùng được xem là khó phát triển đối với

những ngành nghề khác Các nguồn thu từ du lịch cho phép thực hiện việc bảo

vệ, tôn tạo, trùng tu, phát triển các giá trị văn hóa vật chất và phi vật chất ở nơi đến du lịch Đời sống kinh tế phát triển là điều kiện để phát triển đời sống văn

hóa tỉnh than

- Du lịch xuất phát từ nhu cầu thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh

thần của con người, thông qua du lịch con người tìm hiểu bản thân , tìm hiểu xã

Trang 14

nhiên Nghĩa là du lịch đã tác động tích cực đối với đời sống văn hóa của người đi du lich Théng qua du lich, tam hén, trí tuệ của con người được mở mang, khả năng lao động sáng tạo được nâng lên vì thế những thành quả lao động vật chất

và tỉnh thần cũng sẽ nhiều hơn, chất lượng hơn Trong lịch sử có rất nhiều công trình nổi tiếng mang dấu ấn văn hóa da vùng, đa quốc gia là kết quả của những

chuyến du hành đó đây của người sáng tạo

- Du lịch phát triển làm tăng cường mối quan hệ hữu nghị, bạn bè giữa

các quốc gia, các dân tộc, các địa phương với nhau, tạo nên một thế giới hỏa

bình , một nền văn hóa có nhiều điểm thống nhất : yêu cái đẹp, yêu cái thiện, cái có ích và yêu hòa bình, bao hàm những nền tiểu văn hóa với những giá trị riêng

3 Khoa học về văn hóa du lịch :

Như đã phân tích ở trên, giữa văn hóa và du lịch có mối quan hệ hữu cơ Văn hóa là yếu tố nội sinh của du lịch và ngược lại du lịch là giải pháp bảo tổn và phát huy các di sẵn văn hóa Tủ mối quan hệ đó đã ra đởi một môn khoa học về : Văn hóa du lịch Văn hóa du lịch đi sâu vào nghiên cứu các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán, danh lam thắng cảnh từ góc độ du lịch và phương thức khai thác những giá trị đó để kinh doanh du lịch

3.1 Quá trình đưa các giá trị văn hóa vào tài nguyên du lịch :

Tài nguyên dư lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa - lịch sử cùng với các

thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí lực của con người, khả năng lao động và súc khỏe của họ; những tài nguyên này được sti

dụng trực tiếp và gián tiếp cho việc sẵn xuất các hàng hóa du lịch

Quá trình đưa các giá trị văn hóa vào tài nguyên du lịch diễn ra như sau : - Các giá trị văn hóa tổn tại như những thành tố tự nhiên và xã:hội Khi chưa có nhu cầu du lịch chúng cũng chưa có tính chất của tài nguyên dư lịch

- Nhu cầu du lịch xuất hiện đòi hỏi phải nghiên cứu và đánh giá đây dủ

các giá trị văn hóa

- Do tác động của nhu cầu xã hội và đầu tư lao động sống cũng như các

phương tiện cần thiết khác, các giá trị văn hóa có điều kiện thuận lợi nhất và có

giá trị nhất biến thành tài nguyên du lịch

- Việc mở rộng nhu cầu, nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân góp

phần mở rộng các đối tượng giá trị văn hóa Những giá tri van hoa it gia tri hơn, có điều kiện kém thuận lợi hơn, nhờ đó, cũng dan được đưa vào tài nguyên du

Trang 15

3.2 Các loại gid trị văn hóa được đưa vào tài nguyên du lịch bao gẫm :

- Các di sản văn hóa thế giới và các di tích văn hóa - lịch sử dân tộc, gồm các di tích văn hóa khảo cổ, các di tích lịch sử, các di tích văn hóa nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh

- Các lễ hội và các giá trị văn hóa tỉnh thần khác - Các đối tượng văn hóa gắn với dân tộc học

- Các đối tượng văn hóa, thể thao và họat động nhận thức khác : các viện khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn và nổi tiếng, các hoạt động nghệ thuật, thể thao, liên hoan, hội diễn trong nước và quốc tế

3.3 Các căn cứ đảnh giá để đưa các giá trị văn hóa vào phục vụ mục dich du lich :

Do nhu cầu thẩm nhận văn hóa là rất khác nhau nên rất khó để đưa ra

những tiêu chuẩn xác định để đánh giá những giá trị văn hóa nảo là tài nguyên

du lịch; thêm vào đó khả năng đầu tư lao động để biến đổi các giá trị văn hóa

phục vụ các mục đích khai thác của con người có thể nói là vô hạn nên càng khó đưa ra những chỉ tiêu cụ thể Tuy nhiên để đánh giá một đối tượng (giả trị) văn hóa là tài nguyên du lịch người ta thưởng lưu ý 2 loại chỉ tiêu sau :

Một là số lượng, chất lượng của các đối tượng giá trị văn hóa và sự kết

hợp của chủng theo lãnh thổ:

a) Đối với các di tích văn hóa - lịch sử :

+ Số lượng đi tích : là một chỉ tiêu về số lượng (tuyệt đối), phản ánh số

lượng di tích có trên một lãnh thổ Chỉ tiêu số lượng di tích cho ta khái niệm ˆ

"nhiều" hay "ít" một cách tương đối Trong một lãnh thổ, số lượng di tích có thể nhiều nhưng chúng phân bố quá rải rác thì khả năng khai thác cho mục đích du

lịch sẽ rất hạn chế Ngược lại, dù số lượng di tích là ít nhưng chúng được phân bồ tập trung thì giá trị đối với du lịch lại lớn hơn

+ Aật độ di tích - là một chỈ tiêu về số lượng (tương đối), phản ánh số

lượng di tích văn hóa - lịch sử có trên một đơn vị diện tích Nhìn chung mật độ di tích càng cao thì khả năng khai thác các di tích đó phục vụ mục đích du lịch cảng lồn

+ Hang di tích : là chÏ tiêu quan trọng thể hiện chất lượng của các di sẵn Việc có thể đưa một di tích vào phục vụ mục đích du lịch hay không phụ thuộc

Trang 16

sẵn thế giới, di tích quốc gia nghĩa là dã được công nhận có giá trị văn hóa cao

vẻ vì thế khả năng được khai thác phục vụ du lịch sẽ rất cao

Khi xem xét chất lượng của di tích để phục vụ mục đích du lịch, người ta

rất quan tâm đến những di tích đặc biệt quan trọng như những đi sửn thế giới bởi vì trên thực tế các di tích này không nhiều và không phải quốc gia nào cũng có

b) Đối với các lễ hội : các lễ hội có sức hấp dẫn không kém các di tích lịch sử - văn hóa; để đánh giá khả năng khai thác các lễ hội phục vụ mục đích

du lịch người ta thưởng xem xét các chỉ tiêu sau :

+ Thời gian của lễ hội : Thời gian tổ chúc lễ hội rơi vào mùa du lịch và có điều kiện thời tiết tốt là những điều kiện thuận lợi để khai thác lễ hội trong các chương trình du lịch Tuy nhiên, kh như cau du lịch tăng cao dé kéo dai mùa du lịch cẩn nghiên củu phát triển thêm các lễ hội diễn ra Ở ma trái vụ nhằm phục vụ nhu cầu của khách trong suốt thời gian này và tăng hiệu quả kinh

doanh cho đu lịch Mô rộng mùa du lịch bằng cách phát triển các lễ hội truyền thống là giải pháp đang được triển khai thành công ở nhiều địa phương trong cả

nước

+ Quy mô của lễ hội : địa bàn tổ chúc lễ hội phải phù hợp với lượng

khách du lịch dự đóan sẽ tham dự

Các lễ hội thường được tổ chức tại các di tích lịch sử Di tích thể hiện dấu hiệu truyền thống được dọng lại, kết tỉnh lại còn lễ hội là phần hồn , chuyển tải

truyền thống đến cuộc sống Việc tổ chức lễ hội tại các di tích lịch sử cho phép khai thác tốt hơn cả đi £ích và lễ hội vào mục đích du lịch

c) Đối với các đối tượng gắn với dân tộc học : phải bao gồm những tập tục lạ về cư trú, về tổ chúc xã hội, về thói quen ăn uống sinh họat, về kiến trúc

cố, các nét truyền thống trong quy họach cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc

d) Đối với các đối tượng văn hóa, thể thao và họat động nhận thức khác : thưởng tập trung ở những trung tâm như các thủ đô, thành phố lớn , các trung tâm văn hóa nghệ thuật, khoa học - kỹ thuật

Hai là có điều kiện khai thúc thuận lợi :

- Đường đi, điều kiện chính trị, xã hội - Sự phát triển của cơ sở hạ tầng

- Đảm bảo cơ sở vật chất kỹ vụ du lịch

- Ứng xử của cộng đồng dân cư đối với du lịch và khách du lich

Như vậy, tử những thông tin trên có thể thấy rằng Du lịch Đà Nẵng cơ bản có đủ điều kiện để phát triển nhanh và bền vững nếu biết tổ chức khai thác

Trang 17

CHUONG II:

HIEN TRANG CAC DI SAN VAN HOA DU LICH 6 DA NANG

Tiét 1 : Mô tả khái quát các di sản văn hóa du lịch thành phố : 1.1 Cơs#? các giá trị di sẵn văn hóa thành phố :

a Khai niém:

Di tích lịch sử, văn hóa là những công trình xây dựng, địa điểm, đỗ vật,

tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như có giá trị văn hóa khác hoặc liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa xã hội (gọi chung là đi sản văn hóa)

b Cơ số phán loại:

Ngành Bảo tàng học cho rằng một đơn vị được coi là di tích lịch sử, văn hóa phải có- một liên hệ liên quan nhất định đến lịch sử phát triển của dân tộc

Việt Nam, như những tòa nhà, những công trình xây dựng, những địa điểm, những chúng tích cho sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước, các phong trào cách mạng, những nhà tu, trại giam, trại tập trung tố cáo các tội ác của đế quốc

Lả những công trình kiến trúc, phong tục tập quán gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của dân tộc Việt Nam như các làng bản, xóm, thôn những

ngôi nhà ở, các dụng cụ canh tác về tư tưởng, phong tục và những lĩnh vực khác

của nghệ thuật dân gian

Là những đổ dùng cá nhân, những di tích thể hiện hoàn cảnh lịch sử gắn với cuộc đời của những nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, những anh hùng dân tộc, những nhà hoạt động khoa học, văn học nghệ thuật trứ danh

Là những hiện vật gắn liền với lịch sử nền văn hóa vật chất và kỹ thật

truyền thống của dân tộc như những công xưởng về đúc, gốm, đất nung VV những trang thiết bị, những phương tiện vận chuyển, máy móc, những phẩm vật có đặc tính riêng biệt có liên quan đến những giai đoạn quan trọng của sự phát

triển về nghệ thuật

Những di tích và di chỉ phần ánh nguồn gốc loài người (cổ sinh học) Và nền văn hóa vật chất và tỉnh thần của thời cổ đại (khảo cổ học) như những dấu

vết còn lại của người nguyên thủy

Là những nơi cư trú cổ, mộ cổ, thành phố cổ, di chỉ cư dân, những thung lũng, điện, đền, tháp cổ ; là những công cụ lao động nông nghiệp và thủ công

Trang 18

Những công trình về xây dựng, về kiến trúc đô thị và kiến trúc không thể thay thế được như những công trình về kiến trúc lăng tẩm, đền đài, nhà chủa,

nha tho, lâu đài cung điện, biệt thự, nghĩa trang và về kiến trúc dân gian như

nhà cửa, chuông trại

Những tác phẩm nghệ thuật tạo hình, điêu khắc Những tài liệu về lưu trữ,

thư viện gồm các bút tích, bản viết tay, máy đánh chữ, máy in của các cơ

quan nhà nước, cá nhân các vị lãnh tụ gắn với từng giai đoạn lịch sử của dân tộc

Là những cảnh quan thiên nhiên đẹp bao gồm những hang động, rứng núi,

khu núi-đất, núi đá, khúc sông, biển hỗ cùng những hiện vật phụ thuộc vào danh lam như bia, mộ, tượng, tháp, cây cổ thụ, các loài động vật quí hiếm

c Vẻ sở hữu di sản -

Các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh có thể thuộc các tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan kinh tế và các cá nhân Nhưng tất cả đêù là tài sản chung của toàn dân và

được đặt dưới sự bảo trợ của Nhà nước Việc bảo đắm quyền sở hữu đối với các di sản văn hóa phải nhằm mục đích phục vu lợi ích chung của xã hội nhà nước

1.2 Các dị sẵn văn hóa vật chất ở thành phố Đà Nẵng

Trên địa bàn thành phố Dà Nẵng, qua kiểm kê nghiên cứu vào đầu năm

1997, có hơn 90 di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, mật độ di tích 0,07 di tích/km? Trong đó có 8 di tích lịch sử được nhà nước xếp hạng, mật độ ˆ

di tích văn hóa lịch sử quốc gia 0,006 di tich/km?; 53 di tich duge UBND Thành phố ra quyết định đăng kí bảo vệ Về phân loại, có 60 di tích lịch sử cách mạng, 30 di tích kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh và các loại hình khác Ngoài ra còn có hệ thống các bảo tàng, nhà truyền thống, nhà lưu niệm với khá nhiễu loại hình và ở những cấp quản lý khác nhau

Tuy nhiên phần lớn các di tích đã bị xuống cấp trầm trọng, nhiều di tích

có giá trị cao bị hư hỏng nặng hoặc chưa được khai quật, phục chế

Theo cách nhìn văn hóa - lịch sử thì khó có thể xếp loại các di sẵn văn hóa theo đẳng cấp vì mỗi di tích, mỗi hiện vật cho dù nhỏ nhất đều tiềm tàng trong nó một giá trị riêng, phản ánh cuộc đời của mỗi nhân vật, mỗi giai đoạn lịch sử hoặc một nên văn hóa khác nhau

Trang 19

chỉ có niên đại rất xa thời chung ta đang sống mà giá trị của nó không thể xếp

hạng hoặc so sánh được.Ví dụ những phát hiện của Giáo sư Trần Quốc Vượng

về các mảnh gốm, rìu đá thuộc di chỉ cư trú bãi Nồm Mẹ, bán đảo Sơn Trà,

Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà (thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh sớm) cách đây hơn 3000 năm; öinh gốm Kendy di chi cu tri Nam Thé Son, thuộc văn hóa

Chăm pa, có niên đại từ thế kỷ thứ JI - VII tại hòn Thổ Sơn, Ngũ Hành Sơn, hay di tích hệ thống ruộng bác thang (hệ thủy) của người Chăm Cổ tại xã Hòa Bắc, Huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng là những phát hiện khảo cổ vô giá đối với thành phố và cả nước, gợi mở cho nhiều công trình nghiên cứu sau này

œ) Các di tích chính đang được khai thác du lịch :

Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chămpa

Di sản nghệ thuật quý giá của vương quốc Chămpa hiện tổn tại ở miễn Trung khá lón Đó là những Đẻn tháp bằng gạch nung dựng rải rác trên đổng bằng, ven biển; một vai dén tháp dựng trên cao nguyên Những kiến trúc này có niên đại từ thế kỷ thứ VI, XI đến thế ky XVI, XVII tap trung ở vùng Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hỏa, Ninh Thuận, Bình Thuận

Hiện nay, di sản kiến trúc và nghệ thuật Chămpa là kho tàng vô giá, là cơ sở vật chất chính yếu để nghiên cúu và phát triển văn hóa du lịch ở miền Trung

Trong đó Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chămpa là khu trưng bày độc đáo với

hàng trăm tác phẩm có giá trị, phản ánh tương đối day đủ nghệ thuật điêu khắc Chămpa qua các giai đoạn lịch sử

Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chămpa ngoài giá trị là một trung tâm ˆ nghiên cứu văn hóa Chămpa, từ lâu đã là một trong những điểm tham quan du lịch văn hóa không thể thiếu trong các chương trình du lịch của cả nước Qua 50 phiếu điều tra đối với khách du lịch quốc tế đã có 64% cho rằng đây: là điểm tham quan rất hấp dẫn

Với giá trị đặc thù và độc đáo, Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa là

điểm thu hút khách chủ yếu của du lịch Đà Nẵng Hằng năm có trên 5 vạn

khách du lịch đến đây tham quan Ngày nay, khi thánh địa Mỹ Sơn đã được

UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa càng hấp dẫn du khách hơn, vừa bổ sung cho giá trị của Mỹ Sơn, vừa

mở rộng không gian du khảo cho loại hình văn hóa nói chung và du lịch chuyên đề văn hóa Chămpa nói riêng

Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn

- Xếp sau Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Champa là khu di tích danh thắng

Trang 20

Điểm hấp dẫn lớn nhất của Ngũ Hành Sơn trước hết là một thắng cảnh nổi tiếng của cả nước Trong cụm di tích danh thắng này có những hang động đẹp như Huyền Không, Tàng Chơn, Vân Thông, Âm Phủ, Quan Âm, Huyền Vi

v.v ; ngoài ra còn có nhiều chùa chiển trang nghiêm như Tam Thái, Linh Ứng

Nơi đây còn gắn liền với những di tích lịch sử văn hóa khác như Chùa

Phổ Đà, nơi công chúa em vua Minh Mạng ẩn tu; Bến Ngự trước sông Cổ Cò

bên hòn Kim Sơn, nơi nhà vua thưởng ngự thuyền rồng thăm em gái và vãng cảnh Ngũ Hành Sơn; mộ thân mẫu danh tướng Trần Quang Diệu thời Tây Sơn

Đây còn là nơi ẩn náu hoạt động cách mạng của các chí sĩ Trần Cao Vân, Thái Phiên, Ñguyễn Duy Hiệu (phong trào Cần Vương), Ơng Ích Đường (phong trào chống sưu thuế), Lê Văn Hiến, Thái Thị Bôi (Thanh niên cách mạng đồng chí

hội); nơi ghi lại bao chiến tích và các sự kiện lịch sử của hai cuộc kháng chiến

chống Pháp và Mỹ

Năm 1980 di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn đã được Bộ Văn Hóa-Thông tin ra quyết định công nhận là di tích Quốc gia Hàng năm Ngũ Hành Sơn đón

gần 300.000 lượt khách du lịch, trong đó có 40.000 lượt khách quốc tế, chiếm

50% tổng số khách đến Đà Nẵng

Đặc biệt trong những năm gần đây với lễ hội Quan Thế Âm, khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn càng thu hút đông đảo khách tham quan Trong mùa

lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn vừa qua (19/2 Canh Thìn 2000), Ngũ Hành Sơn đã đón gần 6 vạn lượt khách tạo nên một sự kiện văn hóa, du lịch có quy mô lớn của thành phố và cả nước

Đặc biệt, với những phát hiện khảo cổ học mới đây về các di chỉ cư trú Nam Thổ Sơn thuộc văn hóa Chămpa có niên đại từ thế kỷ II-VII tăng thêm độ

đậm đặc về di tích lịch sử văn hóa trong khu vực, giúp cho Ngũ Hành Sơn ngày

cảng hấp dẫn hơn

Di tích lịch sử danh thẳng Hải Vân Quan

Của ải Hải Vân được xây dựng vào năm Minh Mạng thú 7 (1826) trên đỉnh đèo Hải Vân Ngày xưa, đấy là của ải thông đường Thiên Lý Bắc Nam

đồng thời là điểm phòng thủ và kiểm sốt giao thơng nghiêm ngặt nên còn gợi là

Đền nhất Ngày nay Hải Vân còn lại di tích của ải phía Nam với 3 chữ "Hải Vân Quan” viết bằng chữ Hán Nôm, cửa ải phía Bắc với 6 chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan" Cửa ải Hải Vân quan không chỉ là công trình kiến trúc có

Trang 21

tiếng của quân và dân TP Đả Nẵng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ

Du khách từ Bắc vào Nam hay từ Nam ra Bắc không thể không dừng

chân tại đỉnh đèo Hải Vân để chiêm ngưỡng quang cảnh hùng vĩ, kỳ ảo với núi

cao, biển rộng, mây giăng lững lờ và hít thở không khí trong lành của biển Đông bao la

Cùng với bảo tàng Chămpa, Ngũ Hành Sơn, Hải Vân Quan đã tạo nên một chuỗi di tích trải dài từ Bắc vào Nam xuyên qua thành phố, nối liền đô thị cổ Hội An, Mỹ Sơn với cố đô Huế, ba di sản văn hóa của nhân loại Vì thế thị

trường khách quốc tế của các di tích nói trên trong những năm qua đã có sự hỗ tương rất đáng kể Tuy nhiên do chưa tổ chức khai thác hợp lý nên tại Hải Vân

Quan chưa đặt vấn để thu lệ phí tham quan của du khách

b Hệ thống các dì tích chưa chính thức đưa vào phục vụ tham quan du lịch nhường có khả năng hấp dẫn khách, bổ sung cho các di tích đã khai thác

- Hệ thống các bảo tàng, nhà truyền thống : Bảo tàng quân khu V và chỉ nhánh bảo tàng Hỗ Chí Minh, Bảo tàng tổng hợp Tp Đà Nẵng, nhà truyền

thống Lực lượng vũ trang thành phố, nhà lưu niệm chí sĩ Phan Châu Trinh

- Hệ thống các chùa, thánh thất, nhà thở : chùa Tĩnh Hội (chùa Pháp Lâm - đường Ông Ích Khiêm), chùa Quang Minh (Hòa Minh - Liên Chiểu), thánh thất Cao Đài (đường Hải Phòng), nhà thờ lớn Đà Nẵng (nhà thờ Con Gà - đường Trần Phú)

Thực tế ở Đà Nẵng, ngoài bảo tàng Chămpa, còn lại các bảo tảng, chùa ˆ

chién, thánh thất, nhà thở đều không rõ tính đặc thù riêng Do đó tính hấp dẫn dụ khách chưa cao Các bảo tàng và chùa chiền trên đây đã được đưa vào phục vụ khách tham quan du lịch nhưng không được thưởng xuyên, lượng khách không đáng kể Các đơn vị lữ hành cũng chưa đưa vào chương trình chính để chào bán cho khách

c Hệ thống các di tích có khà năng hấp dẫn dịu khách cao nhưng chưa

được phục chế, trùng tu tôn tạo để trở thành điểm tham quan du lịch

Đáng chú ý là thành Điện Hải, Nghĩa địa Y-pha-nho và các di tích khác có liên quan đến lịch sử thành phố như Cửa Hàn với hệ thống phỏng thủ chống quân xâm lược Pháp vào năm 1958, 1959, cũng như các nghĩa trũng Nam Dương, Hỏa Vang (hiện nay thuộc phường Khuê Trung, Hải Châu)

Trang 22

Phường Hải Châu 2), Dinh lang Nai Nam (tổ I1, Nam Sơn, P Hỏa Cường), Đình làng Bồ Bản, Hỏa phong, Hòa Vang), Đình Túy Loan (Làng Túy Loan, Hòa Phong, Hòa Vang), Đình Hưởng Phước (làng Hưởng Phước, Hòa Liên, Hòa Vang), Đình Quá Giáng (làng Quá Giáng, Hòa Phước, Hỏa Vang), di tích mộ

ông Phan Công Thiên, một vị tướng đưới thời nhà Trần đã lập nên làng Đà Ly (

nay là làng Phong Lệ, Đà Sơn, Hòa Khánh v.v

Những di tích trên đây có giá trị cả về lịch sử và kiến trúc, nằm trong bán

kính hợp lí với trung tâm thành phố, giao thông đi lại thuận tiện nhưng do xuống

cấp trầm trọng, lại chịu sự chèn lấn của các công trình kiến trúc khác nên chưa

được khai thác phục vụ tham quan du lịch

d Hệ thống các dì tích lịch sử kháng chiến chống Pháp và Mỹ

Bao gém phần lớn các di tích nơi các đồng chí lãnh đạo của địa phương

ẩn náu, hoạt động cách mạng hoặc tổ chức các cuộc đấu tranh cách mạng Và

các di tích - chứng tích tội ác của kể thù xâm lược đối với đồng bào và chiến sĩ

ta trong hai thời kỳ kháng chiến

Phần lớn các di tích này ngày nay là nhà ở của nhân dân, thuộc sở hữu tư

nhân Vì nhiều lý do khác nhau, các đi tích trên không được bảo quản nguyên trạng, các hiện vật bị that lạc nên giá trị thực tế các di tích trên chỉ còn nằm trên giấy Do vậy, việc khai thác để phục vụ tham quan du lịch gặp nhiều khó khăn

Ngoài hệ thống các di tích nêu trên, ở thành phố Đà Nẵng còn có một số nhà ở của cư dân, các đình miếu giữ được nét kiến trúc cổ xưa, những công cụ canh tác nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn liền với làng quê, làng nghề truyền thống lâu đời của cộng đồng dân cư đến sinh cơ lập nghiệp trên mảnh đất Thuận - Quảng ngày xưa Đó cũng là những di sẵn văn hóa có giá trị, nếu được bảo lưu, tập hợp và được giới thiệu chu đáo sẽ trổ thành những sản phẩm

du lịch văn hóa, góp phần tạo nên tính đặc thù của sản phẩm du lịch thành phố

Nhìn chung hiện trạng các di sản văn hóa vật chất của thành phố Đà Nẵng

rất phong phú về chủng loại và đa dạng về để tài Tuy nhiên di sản mang tính độc đáo, đặc thù còn hiếm hoi và chưa được chăm chút, bảo quản và nâng lên

thành sản phẩm du lịch văn hóa Phần lớn các di sản thuộc về để tài đấu tranh

Cách mạng lại ở trong tình trạng phân tán, xuống cấp chưa được phục chế tôn

tạo

1.3 Các đi sẵn văn hỏa tỉnh thần :

Trang 23

nghỉ lễ, phong tục, tập quán, y học dân tộc, nghệ thuật nấu ăn, bí quyết nghề thủ

công mỹ nghệ

Nước ta có nhiều dân tộc, phan Idn là dân tộc Kinh, còn lại là các dân tộc

Ít người Mỗi dân tộc đều mang trong mình một bản sắc văn hóa khác nhau, bao gồm những phong tục, tập quán, truyền thống có giá trị hap dẫn du khách rất

cao Đà Nẵng ngày nay vẫn còn thể hiện đầy đủ các yếu tố của văn hóa dân tộc,

tính cổ kết của cộng đồng khu vực déng bang duyén hai mién Trung Bén canh

đó, Đà Nẵng còn có những nét văn hóa truyền thống riêng vô cùng phong phú,

thể hiện trên các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, tôn giáo, lễ hội, văn nghệ dân gian, nếp sống, sinh hoạt đời thưởng Tuy nhiên nguồn tài nguyên này còn phân tán, chưa gây được ấn tượng mạnh và phần lớn chưa được đầu tư khai thác

theo hưởng kinh doanh du lịch

1.3.1 Văn hóa nghệ thuật :

Đà Nẵng là một vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời; đặc biệt trong đó dân ca và nghệ thuật trình điễn dân gian rất phát triển; ở đây chúng ta chỉ dé

cập đến những loại hình tham gia phục vụ du lịch

Hat Tudng (Hat bội) : là loại hình văn học nghệ thuật dân gian đặc

trưng, lâu đời của vùng đất Quảng Nam, Đà Nẵng Với lối diễn độc đáo, thể

hiện trong từng nét mặt, từng chỉ tiết hóa trang, âm nhạc, vũ đạo, giàu tính ước

lệ, hát tuổng có một sức hấp dẫn sâu sắc đối với khách du lịch trong và ngoài

nước

Hiện tại Đà Nẵng có nhà hát tung Nguyễn Hiển Dĩnh Đây là đoàn tuổng ˆ giải phóng Quảng Nam (tiền thân của nhà hát tuổng Nguyễn Hiển Dĩnh) ra đời từ năm 1967 tại xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

Nhà hát có một đội ngũ nghệ sĩ hùng hậu gồm các nghệ sĩ nhân dân, nghệ

sĩ ưu tú và các diễn viên có bể dày kinh nghiệm Nhà hát đã đạt nhiều huy chương vàng trong các liên hoan và hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc và được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng 3 Nhà hát tuổng là

nơi giữ gìn và phát triển nghệ thuật truyền thống của dân tộc Những năm gần đây nhà hát đã góp phần không nhỏ trong việc giao lưu văn hóa với nước ngoài,

thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức nghệ thuật dân tộc của các du khách gần xa

So với các loại hình văn hóa tỉnh thần khác, tuổng đến với du lịch Đà

Nẵng từ rất sớm; và cũng đã sớm trở thành món ăn tỉnh thần của du khách tham

Trang 24

hát tuổng Nguyễn Hiển Dĩnh Dáp ứng nhu cầu của khách, Nhà hát đã không

ngừng nâng cấp sản phẩm tuổng truyền thống, với những chương trình được

chuẩn bị chu đáo và co giãn linh động Kịch mục của Nhà hát nhờ vậy đã phong

phú dần và có thể phục vụ tố nhiều đối tượng du khách; trong đó có thể kể đến những trích đoạn được yêu thích như: Sai Cø, Ôn Đình chém Tá, Kim Lân biệt mẹ, Yêu cá hóa người, Đi tuần đêm

Ở Đà Nẵng, hầu như các hãng lữ hành đều có ý thức giới thiệu tuổng cho

du khách, đáng kể là Công ty Du lịch Việt Nam tại Dà Nẵng, khách sạn Faifo,

Bamboo Green, Công ty du lịch Tân Hồng Những năm gần đây nhà hát phục

vụ trung bình 20.000 lượt khách du lịch; doanh thu trên 60 triệu đồng / năm

Tuy vậy so với yêu cầu kết quả trên vẫn còn thấp do chưa được đầu tư đúng

mức cả phía Nhà hát và các đơn vị du lịch Hiện tại Nhà hát chỉ tổ chức biểu

điễn theo yêu cầu

Ẩm nhạc : Góp phần phục vụ nhu cầu giải trí của du khách, loại hình âm

nhạc dân tộc như Nhóm nhạc dân tộc Hoa Quỳnh gần đây cũng được các đơn vị

du lịch quan tâm cộng tác Tuy kết quả và quy mô chưa thật cao song với thế mạnh khai thác âm nhạc dân tộc như Trưng, đàn Klong Put, đàn bầu, đàn tranh, sáo vỗ, sáo trúc, đàn Cin K'ram trầm, đản Cin K'ram thanh, trống, nhị, với các

tiết mục được dàn dựng khá công phu và đặc sắc như múa Chăm cung đình, múa

Tây Nguyên, múa đồng bằng nhóm nhạc Hoa Quỳnh đã bước đầu khẳng định

được vị trí của mình trong các chương trình du lịch thành phố

1.3.2 Lễ hội :

Da Nẵng có nhiều lễ hội, diễn ra phong phú ở nhiều vùng khác nhau, đáng chú ý là những lễ hội vùng biển và nông thôn Hòa Vang Các lễ hội dân tộc Đả Nẵng nhìn chung rất giàu bản sắc văn hóa địa phương, đặc biệt là Lễ hội Quán Thế Âm và các lễ hội Cầu ngư Tử sau năm 1986 đến nay, lễ hội dan

dần được khôi phục, từng bước đã có tác động nhất định đến đời sống du lịch thành phố Trong đó không thể không nhắc dến những lễ hội tiêu biểu sau :

Lễ hội Quán Thể Am: Ngũ Hành Sơn là một danh thắng nổi tiếng của cả vùng Quảng Nam, Đà Nẵng: lễ hội Quán Thế Âm gắn liền với những huyển thoại Ngũ Hành Sơn, từ lâu đã trổ thành tụ điểm hấp dẫn du khách

Ngọn Kim Sơn có hình như quả chuông úp sắp nằm giữa Thổ Sơn và Hởa

Sơn Trên Kim Sơn có động và chùa Quan Âm Hằng năm cứ đến ngày I9 tháng 2 Âm lịch nhà chùa tổ chức trọng thể lễ vía phật bà Quán Thế Âm Bỏ Tái

Lễ hội được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1960 tại động Hoa Nghiêm (núi Thủy

Trang 25

Năm 1962 lễ hội được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quán Thế Âm tại động Quan Âm

Tử năm 1991, lễ hội Quán Thế Âm được khôi phục với quy mô ngày càng

lớn Ngày nay, lễ hội Quán Thể Âm trổ thành một trong những lễ hội tôn giáo lớn của cả nước, thu hút được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp ở trung

ương va địa phương

Cũng như bao lễ hội khác, lễ hội Quán Thế Âm bao gồm 2 phần: lễ và hội Phần lễ mang đậm màu sắc nghỉ lễ phật giáo Phần hội bao gồm những

sinh hoạt văn hóa cổ truyền, đượm tính nhân văn, giàu bản sắc dân tộc như hội

hóa trang, hát dân ca, thi thơ, ca nhạc, hội thả đèn, đua thuyền trên sông, múa lân, kéo co, hát tuổng Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức hàng năm thật sự đã hỏa quyện cùng với bao lễ hội khắp nơi trên đất nước nhằm khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc

Lễ hội Quán Thế Âm 2000 vừa được tiến hành thành công đã cho thấy khả năng hấp dẫn của lễ hội, và chắc chắn nếu lễ hội này được đầu tư hợp lý hơn

thành phố sẽ có được cơ hội phát triển du lịch mạnh mẽ hơn Tác động của lễ

hội Quán Thế Âm năm 2000 đối với việc thu hút khách đến với thành phố

không chỉ biểu hiện qua những con số trước mắt trong năm 2000 mà sẽ có sức

thu hút lâu dài, trong nhiều năm đến

Những năm gần đây các hãng lữ hành như Dana tour, Bamboo Green, Thu Bồn đã tổ chức /ow- Ngũ Hành Sơn dành cho dụ khách tham gia lễ hội

Tuy nhiên đo nhiều, hạn chế về mặt tuyên truyền quảng bá, kỹ thuật dàn dựng

nên khả năng khai thác du lịch của lễ hội chưa được như mong muốn

Lễ hội Cẩu ngư : Lễ hội Cầu Ngư là lễ hội dân gian phổ biến và có quy mô lớn nhất của đồng bào làm nghề đánh cá ở ven biển miễn Trung; là tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc Chăm đã được lưu dân Việt Nam tiếp thu trong

quá trình giao lưu văn hóa Hiện nay ổ Đà Nẵng, ngư dân các làng Nam Ơ, Nại

Hiên Đơng, Thọ Quang, Mân Thái vẫn thưởng kết hợp tổ chức lễ hội cầu ngư với lễ tế Cá Ông và lễ ra quân đánh bắt cá vụ Nam; song ngư dân vùng Mân Thái tổ chức lễ có quy mô lớn hơn cả

Lễ hội cầu ngư thường diễn ra trong 3 ngày và bao gồm hai phan: phần lễ tế và phần lễ Trong lễ cầu ngư, đồng bào vẫn còn giữ được các nghỉ lễ có tính truyền thống xưa, nhất là quần áo của các họ trò, chánh lễ và nhất xướng, nhất

độc (người xướng và người đọc văn tế), cũng như các làn điệu dân ca, chèo Bả trạo Trong những ngày này dưới hương trầm nghỉ ngút, uy nghỉ cở lọng, vị

Trang 26

với công đức của cá Ông, đồng thời bày tỏ nguyện vọng cầu mong những mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè ra khơi vào lộng an toàn

Lễ hội thưởng chỉ diễn ra riêng lẽ ở từng địa phương, không quy định

ngày cụ thể nên chưa thu hút sự chú ý của du khách và các hãng lữ hành Trên

địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện chỉ có Công ty du lịch Dana Tour tổ chức cho khách tham gia lễ hội này Tới đây, để có thể phục vụ du khách, các lễ hội truyền thống này cần phải được quan tâm tổ chức hợp lý hơn nữa, vừa đảm bảo

yếu tố tâm linh lễ hội vừa phát triển được kinh tế địa phương thông qua hinh

thức thu hút du lịch

Những lễ hội có nguồn gốc tôn giáo từ lâu đã trở thành địp vui chơi, du

lịch của đông đảo nhân dân (dù không theo tín ngưỡng nào) và gần như đã trổ thành tập quán sinh hoạt chung của cả cộng đổng như Lễ Giáng sinh, lễ phật Dan, lễ Vu lan Những lễ hội này đã được tổ chức đều đặn hàng năm song quy mô còn nhỏ và chưa có sức gây ấn tượng thu hút về mặt du lịch

LỄ rước Mục đồng : là lễ hội dành cho trễ mục đồng Đây là một lễ hội

độc đáo còn lưu giữ ở thôn Phong Lệ, Hỏa Châu, Tp Đà Nẵng Ngày nay Lễ hội chỉ còn đọng lại trong ký ức của những người lớn tuổi Cứ ba năm một lần, vào hạ tuần tháng ba âm lịch, khi vụ lúa xuân hè vừa gặt xong người dân tổ chức

lễ hội Theo dân gian truyền tụng thì vào địp lễ Thần mục đồng sẽ giáng xuống tẳng đá trắng giữa cồn Thần (ở giữa đồng) dể phù hộ cho nông điển làng Phong

Lệ mưa thuận, gió hòa, đồng ruộng tươi tốt; và dân làng Phong Lệ - những

người được hưởng ân sủng của Thần phải có trách nhiệm rước Thần về đình

cúng viếng Đây là một lễ hội độc đáo, riêng có, một lễ hội quần chúng đặc biệt

đầy màu sắc dân gian nhưng đã bị mai một tử lâu Lễ rước Mục Đồng thuộc làng

du lịch Phong Nam - Hòa Châu nên có giá trị đáng kể về mặt du lịch Ngày nay, do chưa được khôi phục việc lễ hội này không thấy xuất hiện trong các chương trình du lịch của các hãng lữ hành

Tết Nguyên Đán : Tết cổ truyền hàng năm có sức thu hút mạnh mẽ khách du lịch khắp nơi trong cũng như ngoài nước Các công ty lữ hành đã biết tận dụng cơ hội này tổ chức cho du khách đón tết, làm cho đợt du lịch của khách có ý nghĩa hơn; tuy nhiên việc vận dụng Tết vào Tour du lịch vẫn còn hạn chế về

nhiều mặt

1.3.3 Văn hóa làng :

So với miễn Bắc, lịch sử lập làng ở Đà Nẵng không sớm, tuy nhiên văn hóa làng ở Đà Nẵng rất phong phú và đặc sắc bao gồm nhiều lĩnh vực: tín

Trang 27

sản du lịch đáng kể của thành phố với những giá trị nổi tiếng như làng nghề đá

Non Nước, làng chiếu - Cẩm Nê, làng nón La Bông, làng cổ Túy Loan, Phong

Nam, làng chè Phú Thượng, nước mắm Nam Ô, làng hoa Phước Mỹ Nhưng du lịch Đà Nẵng nhìn chung chưa có một chiến lược để khai thác hợp lý; chưa biến các làng nghề truyền thống thành những điểm du lịch để khai thác khách tham quan, giới thiệu tay nghề và sản phẩm tỉnh xảo của các nghệ nhân; chưa đẩy mạnh tổ chức sẳn xuất và khai thác sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong kinh doanh du lịch và do đó chưa kích thích nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống

phát triển mạnh

Làng Phong Nam : Có một bề dày lịch sử lâu đời, được thành lập rất sớm

tử thời Chàm, thuộc địa phận xã Hỏa Châu, huyện Hòa Vang Làng còn giữ

được nét đặc trưng của một làng quê Việt Nam truyền thống: đồng lúa xanh

xanh bao quanh những lũy tre, con đường đất quanh năm mát rượi; những ngôi nhà bình dị dân đã Giá trị thu hút của làng Phong Nam là các công trình kiến trúc cổ như đình, chùa, miếu, nhà thở tiền hiền, nhà thờ các tộc họ Đây còn là q hương của Ơng Ích Khiêm, một danh tướng văn võ song toàn dưới triều vua Tự Đức Tuy nhiên không gian du lịch làng chưa được mở rộng cần thiết Hiện tại du khách chỉ mới dừng chân lại ở thôn Nam Thạnh chứ chưa đến các thôn

khác có cảnh quan của một làng ven sông điển hình Sức hấp dẫn của Phong

Nam mới chỉ bước đầu, có tính tự phát, chưa hình thành những sản phẩm du

lịch hoàn thiện và thật sự hấp dẫn nên chưa thu hút nhiều du khách thăm viếng

Hàng năm có khoảng vài trăm lượt khách (quốc tế) tham quan Phong Nam Làng cổ Túy Loan - Là làng cỔ có niên đại trên 500 năm, nằm ven trục

giao thông thuận lợi cả đường bộ lẫn đường thủy Làng nổi tiếng trù phú.với sẵn

vật bánh tráng, Mì Quảng Hiện tại làng côn lưu giữ ngôi đình cổ được xây dựng tử năm Thành Thái thứ nhất - 1889 Ngôi đình đã được xếp hạng Quốc gia

1999 :

Văn bia ở nhà thờ Ngũ tộc trong làng cho biết năm vị tiền hiển của năm tộc Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê được chiếu vua Lê Thánh Tông đi bình Chiêm, mở mang bờ cõi, đã dừng chân chọn nơi đây để lập Ấp khai khẩn làm ăn và đặt tên cho làng là Túy Loan Rất tiếc Làng cổ Túy Loan vẫn chưa trở thành

điểm tham quan hấp dẫn du khách và các hãng lữ hành, do vậy nhìn chung chưa có tên trong các chương trình du lịch thành phố; ngoại trừ các chương trình của

Công ty du lịch dịch vụ Đà Nẵng, Công ty Du lịch Thanh niên

Trang 28

Nê đã từng được hiện diện ở nội triều các vua nhà Nguyễn Những nghệ nhân

Cẩm Nê xưa đã từng được sắc phong, ban thưởng Theo lời những vị cao niên

của địa phương, nghề chiếu Cẩm Nê có nguồn gốc từ Hoằng Hóa, Thanh Hóa truyền vào miền Nam khoảng từ thế kỷ XV

Chiếu Cẩm Nê được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ một bản sắc rất riêng được truyền giữ lâu đời, đã được thách thức qua nhiễu thế hệ Hiện nay, vi

xa trung tâm thành phố và điều kiện di lại khó khăn nên làng chiếu Cẩm Nê con xa lạ với nhiều du khách trong và ngoài nước

Làng đá Mỹ nghệ Non Nước : Làng nghề truyền thống điêu khắc đá ở dưới chãn hỏn Thủy Sơn (Hòa Hải) trước có tên là Quán Khái Đông Trong

những năm qua làng phát triển nhanh cùng tốc độ phát triển của ngành du lịch ;

đến nay làng vẫn giữ được ngành nghề truyền thống và có những bước cải tiến

đáng kể để phục vụ du khách; qua đó làng đã thu hút nhiều thợ giỏi từ nơi khác

về, đào tạo được lớp trẻ, tiếp nối tinh hoa nghề nghiệp cha ông

Đến đây du khách sẽ được tận mắt thưởng thức nghệ thuật chế tác các sản phẩm độc đáo tử đá Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, du khách còn bắt gặp ở đây các sáng tác tạo hình hiện đại hoặc các phiên bản của các tác phẩm cổ điển nổi tiếng châu Âu Điểm thuận lợi của làng là nằm trong khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn nên có sức thu hút du khách rất cao Theo số liệu tổng hợp chưa đầy đủ, mỗi năm doanh thu của làng ước trên 15 tỷ đồng từ việc bán sản

phẩm mỹ nghệ Tuy nhiên, để đáp ting tốt nhu cầu của khách, xứng đáng là làng du lịch tiêu biểu của thành phố, làng cần được tổ chức quy hoạch sắp xếp lại cho hợp lý hơn nữa, cả quy mô và tính chất phục vụ kinh doanh du lịch

1.3.4 : Các hình thức giải trí dân tộc :

Đà Nẵng là một trong những nơi còn lưu giữ các trò chơi dân gian độc đáo Nhiều trò chơi giải trí đân gian có sức thu hút đông đảo như Bài chòi, múa

tứ linh, hát bộ (tuổng) Song hiện nay các hình thức giải trí này chủ yếu mới

chỉ tổ chức trong những ngày lễ, tết quy mô chưa rộng lớn, do vậy chưa gây được sự chú ý của các hãng lữ hành du lịch Nhiễu trò chơi dân gian đặc sắc

khác như nấu muối, đua ngựa, đá gà từ lâu không được phục hồi tổ chúc

1.3.5 Ẩm thực: Ì

Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có trên 90 nhà hàng ăn uống

Ngoài 18 nhà hàng ăn uống thuộc khách sạn quản lý, hệ thống các nhà hàng,

quán ăn còn lại từ,cao cấp đến bình dân chủ yếu do tư nhân quản ly, rất đa dạng

Trang 29

ngày đêm Đà Nẵng có đầy đủ các món ăn Bắc Trung Nam, từ phở Hà Nội, hủ

tiếu Sài Gòn đến bánh canh Huế Món ăn gần gũi, nổi tiếng và gắn bó với vùng

đất Quảng Nam - Da Nẵng như Mi Quảng, bánh xèo, gỏi cá, nước mắm Nam

Ô trong những năm qua cũng được thực khách chú ý Nhiều món ăn đặc sản

được chế biến từ hải sản rất được du khách nước ngoài ưa thích Hiện nay số nhà hàng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế ở Đà Nẵng không nhiều, sản phẩm ăn uống đặc trưng như mì Quảng của Đà Nẵng chưa thật hấp dẫn du lịch

1.3.6 Văn hóa chợ :

Đà Nẵng có rất nhiều chợ, nhiều chợ lớn ở ngay trung tâm thành phố,

đông đến tận khuya nên quý khách có thể mua hàng ở bất cứ giờ nào Chợ làng (làng biển, làng lúa) thường họp theo phiên, song không còn giữ được nét xưa

Mỗi chợ đều có một hơi thở văn hóa nét riêng của từng vùng Giữ được những

nét văn hóa chợ cũng là giữ được những giá trị của văn hóa cộng đồng, giữ được

sức hấp dẫn du khách phương xa Một số chợ tiêu biểu sau :

Chợ Hản tọa lạc ở trung tâm thành phố, giữa con đường Trần Phú, Bạch Đẳng, Hùng Vương, Trần Hưng Đạo Chợ có tử trước thời Pháp thuộc Khi Pháp cai trị, chợ được sửa sang, nâng cấp và trổ thành chợ trung tâm Năm 1989, chợ được xây mới hòan tòan, gồm hai tầng khang trang, sạch sẽ Nơi đây diễn ra các hoạt động mua bán nhộn nhịp suốt cả ngày, với đủ các loại mặt hàng từ thủ công đến cao cấp Hàng ngày có cả hàng trăm khách nước ngoài ghé thăm và mua

sắm cà

Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng (chợ Cồn) nằm hai đường phố

chính là Hùng Vương - Ơng Ích Khiêm, được thành lập từ những năm đầu thập kỷ 60 Từ khi ra đời đến nay chợ luôn không ngừng phát triển, luôn là trung tâm thương nghiệp của thành phố và cả khu vực Trung Trung bộ, phản ánh trình độ phát triển mọi mặt của một thành phố lớn của miễn Trung, thu hút dong dao khách tham quan du lịch và mua sắm

Hau hết (90%) các hãng lữ hành đóng trên Đà Nẵng đều có tour dẫn khách tham quan và mua sắm tại các chợ trên :

Tóm lại, có thể nói việc khai thác các giá trị văn hóa phi vật thể của thành phố trong thời gian qua tuy có chú ý bước đầu song chưa tương xứng với tiềm

năng, chưa có sự đầu tư cân thiết để phát triển du lịch Đặc biệt là các cơ sở vui

chơi giải trí trên địa bàn thành phố hầu như không đáng kể, loại hình văn hóa

Trang 30

gian chưa được khai thác; các sản phẩm du lịch hấp dẫn như câu cá, du thuyén trên sông, trên biển chưa được phát triển Nhiều giá trị tỉnh thân, nhiều lễ hội đân gian đã bị mai một chưa được phục hỗi

Tiết 2 : Tình hình khai thác các di sẵn văn hóa trong các chương trình đụ

lịch thời gian qua

2.1: Quá trình phái triển du lịch ở thành phổ Đà Nẵng :

* Giai đoạn trước năm 1975 -

Hoạt động du lịch hẳu như chưa phát triển Đến năm 1975, toàn thành phố chỉ có 9 khách sạn và hơn 20 nhà trọ cho thuê và một số cơ sở phục vụ

riêng cho sĩ quan và binh lính Mỹ -ngụy

* Giai đọan từ năm 1975 đến năm 1980 -

Với sự phát triển của nguồn khách tử Liên Xô và Đông Âu (cũ), một số đơn vị du lịch, giao tế và khách sạn ra đởi Tuy nhiên, năng lực đón tiếp chưa được phát triển Tỏan thành phố có 30 khách sạn, nhà khách với tổng số hơn

1000 giường

Hoạt động du lịch phát triển chậm, không ổn định về lượng khách và doanh thu

Khách quốc tế vào thành phố Đà Nẵng chủ yếu thông qua hai Công ty

của Nhà nước là Công ty Du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng và Công ty khách sạn

chuyên gia giao tế Đà Nẵng với số lượng khách trung bình là 8000 khách/ năm Khách trong giai đọan này chủ yếu là từ các nước Liên Xô và Đông Âu (cũ) chiếm đến 96%, đến Đà Nẵng du lịch theo sự ký kết Nghị định thư đối với

Chính phủ ta

Doanh thu cao nhất vào khỏang 19.000 đô la/Rúp/năm, chủ yếu là từ dịch

vụ lưu trú

Về du lịch trong nước, hoạt động du lịch nặng về phúc lợi xã hội hơn là hiệu qủa kinh doanh với việc xây dựng nhiều nhà nghỉ, nhà khách của các bộ

ngành TW,

* Giai đoạn từ 1990 đến nay :

Hoạt động du lịch bắt đầu khởi sắc, lượng khách du lịch tăng lên nhanh Từ năm 1990 đến nay, tốc độ phát triển bình quân từ 15 - 20%/năm Theo đó,

số lượng buồng phòng tăng nhanh, tiện nghỉ khách sạn cũng được cải thiện, loại

Trang 31

loại hình du lịch khác, trong đó phát triển mạnh là loại hình du lịch văn hóa,

lịch sử

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Da Nẵng có l1 Công ty du lịch và có chức năng kinh doanh du lịch; 25 chỉ nhánh, Văn phòng đại diện các Công ty du lịch của các địa phương khác đang hoạt động: 64 khách sạn lớn nhỏ với tổng số 4655 giường; 290 đầu xe du lịch và một đội ngũ hướng dẫn viên du lịch gồm hơn 220 người

Lượng khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng không ngừng tăng lên qua các năm Đến năm 1999, các Công ty du lịch đóng trên địa bàn thành phố đã đón tiếp và phục vụ 280.000 lượt khách du lịch, trong đó có 90.000 lượt khách

du lịch quốc tế Với tổng doanh thu là 185 tỈ đồng Chỉ trên bình quân một ngày

khách tương đối lón, trung bình là 45/USD / khách / ngày Thời gian lưu trú

trung bình của một khách tại thành phố Đà Nẵng là 1,62 ngày; thời gian đi tour

trung bình là 4 ngày

2.2 Cúc chương trình du lịch đang thực hiện :

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có trên 90 di tích lịch sử và

danh lam thắng cảnh Trong số đó, chỉ có một phần nhỏ là đã được khai thác

phục vụ cho kinh doanh du lịch Cụ thể là : Bảo tàng điêu khắc Champa, Ngũ

Hành Sơn, đèo Hải Vân, Bà Nà, làng Phong Nam; các công trình kiến trúc tôn

giáo (thành thất Cao đài, nhà thờ Con Gà, chùa Tỉnh Hội, chùa Quang Minh),

Bảo tàng tổng hợp, Bảo tàng quân khu V, cùng một số đi sản văn hóa tinh than như nghệ thuật Tuổng, dân ca khu V, dua thuyền, lễ hội Quan Thế Âm, lễ hội |

Cầu ngư

Thêm vào đó, một số di sản văn hóa ở các vùng phụ cận như Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quảng Bình cũng được khai thác để làm phong phú chương trình du lịch, tạo thêm sức hấp dẫn và kéo dài thời gian đi tour của

khách du lịch

Chương trình du lịch được xây dựng tương đối uyển chuyển, phù hợp với

mọi đối tượng khách, từ ngắn ngày đến dài ngày với nhiều loại hình du lịch

phong phú, đa dạng như :

- Tham quan các di tích lịch sử, cách mạng kết hợp với du lịch biển, hang

động

Trang 32

Hệ thống các tháp Chàm), đô thị cổ Hội An, Cổ thành Quảng Trị, thành cổ

Đồng Hới

- Tham quan nghiên cứu văn hóa nghệ thuật truyền thống, ác lễ hội văn hóa của các dân tộc

- Tham quan nghiên cứu các di tích thời chống Pháp và chống Mỹ

Trên cơ sở đó, các công ty du lịch lữ hành đã chào bán một số Chương

trình du lịch tương đối phổ biến dưới đây :

* Tour Da Nang - Ba Na (2 ngay / 1 dém)

Các điểm tham quan gồm Bảo tàng Chàm, Ngũ Hành Sơn, Biển Non Nước, các điểm tham quan tại Bă Nà và Suối Mơ Dét lửa trại, uống rượu Cần

* Tour Da Nẵng - Hội An (2 ngày / 1 đêm)

Các điểm tham quan: Bảo tàng Chàm, Ngũ Hành Sơn, biển Non Nước, nhà thở Con Gà, chùa Tĩnh Hội, thánh thất Cao đài, làng Phong Nam, phố cổ

Hội An Xem biểu diễn nghệ thuật cổ truyền

* Tour Đà Nẵng - Bà Nà - Hội An (3 ngày /2 đêm)

Các điểm tham quan: Bảo tàng Chàm, Ngũ Hành Sơn, biển Non Nước, Bà Nằ, phố cổ Hội An, làng mộc Kim Béng, làng gốm Thanh Hà Du thuyền trên

sông Hội An

* Tour Đà Nẵng - Mỹ Sơn - Hội An ( 3 ngày / 2 đêm )

Các điểm tham quan: Bảo tàng Chàm, Ngũ Hành Sơn, biển Non Nước, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn Du thuyền trên sông Hàn

* Tour Đà Nẵng - Hội An - Huế (3 ngày / 2 đêm)

Các điểm tham quan : Bảo tàng Chàm, Ngũ Hành Sơn, biển Non Nước, đèo Hải Vân, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và cố đô Huế Du thuyền và xem biểu diễn ca Huế trên sông Hương

* Tour Đà Nẵng - Hội An - Huế - Quảng Trị (5 ngày/4 đêm)

Các điểm tham quan : Bảo tàng Chàm, Ngũ Hành Sơn, biển Non Nước,

đèo Hải Vân, phố cổ Hội An, cố đô Huế, Cổ thành Quảng Trị, cầu Hiển Lương,

địa đạo Vĩnh Mốc -

* Tour Đà Nẵng - Hội An - Huế - Quảng Trị - Quảng Bình (6 ngày/5

đêm) : :

Các điểm tham quan : Bảo tàng Cham, Ngũ Hành Sơn, biển Non Nước,

đèo Hải Vân, cố đô Huế, Cổ thành Quảng Trị, khu phi quân sự (cũ), cầu Hiền

Lương, động Phong Nha, bãi tắm Nhật Lệ

Trang 33

Các điểm tham quan : Cửa khẩu Lao Bảo, Khe Sanh, đường 9, nghĩa

trang liệt sĩ Trường Sơn, địa đạo Vĩnh Mốc, cổ thành Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng,

Hội An

Ngoài các chương trình thông dụng và phổ biến dành cho khách du lịch thuần túy, các hãng lữ hành còn xây dựng các chương trình du lịch đặc thù dành cho các đối tượng khách khác như khách du lịch tàu biển, khách du lịch cựu

chiến binh, khách du lịch công vụ

* Tour dành cho khách tàu biển : Thời gian rất ngắn (chỉ từ nửa ngày

đến 1 ngày), với các điểm tham : quan nội thị Đà Nẵng, Bảo tàng Chàm, Ngũ Hành Sơn, tắm biển

* Tour dành cho khách du lịch là cựu chiến binh : Thời gian di tour

thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày, với những điểm tham quan là những chiến

trưởng xwa cũ

* Tour dành cho khách công vụ : Thời gian từ 2 đến 3 ngày Chương trình tour kết hợp giữa đi làm việc và tham quan, trong đó chú trọng việc giải trí

về đêm cho khách

* Tour trekking (da ngoại) : Đối tượng khách phần lớn là thanh niên và

những người ưa khám phá Tour thường kéo dài từ 4 đến 5 ngày, tại những vùng

đổi núi và hoang vắng

2.3 Một số nhận định ban đầu về khai thác các di sẵn văn hóa địa phương trong kịnh doanh du lịch :

2.3.1 Trong thời gian qua, các di sản văn hóa của thành phố được chọn khai thác để phục vụ cho kinh doanh du lịch nhìn chung hội đủ các yếu tố cần

thiết như :

- Di sẵn có sẵn và còn tương đối hoàn chỉnh, chưa cần phải trùng tu hoặc

phục chế, tái tạo mà vẫn có thể thu hút được du khách Ví dụ như Bảo tàng điêu khắc Chăm, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn Doanh thu hằng năm của Bảo tàng

Cham x4p xi 1 ty, của Ngũ Hành Sơn 2,5 tỷ

- Di sẵn có tính đặc thù và độc đáo của địa phương mà nơi khác không có

hoặc hiếm có như Bảo tàng Chàm - chỉ duy nhất có ở Đà Nẵng :

- Di sản thuận tiện cho việc khai thác : Có đường giao thông tốt, môi trường tự nhiên và xã hội đảm bảo và nằm trong lộ trình tham quan; tiêu biểu

như điểm tham quan làng quê Phong Nam (Hòa Châu) :

(Qua khảo sát của Sổ Du lịch gần đây cho thấy 2 điểm Agñ Hành Sơn,

Trang 34

đèo Hải Ván xuất hiện 100% trên các chương trình trên 2 ngày - Bảng 6, phụ

lục)

2.3.2 Ngành văn hóa với chức năng thống nhất quản lý nhà nước sự nghiệp văn hóa nói chung và bảo tổn di tích lịch sử - văn hóa nói riêng đã và

đang từng bước đổi mới cơ chế quản lý để bảo vệ tốt nhất mọi tỉnh hoa của nền

văn hóa dân tộc và xây dựng nên văn hóa mới Chức trách này đã được quy định

rõ tại "Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh" đo Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 4/4/1984 Tuy nhiên ở một số nơi

vì nhiều Tý do nên chức năng trên còn có sự lẫn trộn, tranh chấp với ngành văn

hóa, nhật là ở các khu di tích - danh thắng có nhiều khách tham quan, có nguồn

thu lớn

Việc quản lý các di sản văn hóa vẫn chưa có một chủ thể thống nhất quản

lý, mà mỗi đi sẵn lại trực thuộc một đơn vị khác nhau Cá biệt, có di sản văn hóa con đang trong tình trạng tranh chấp quyền quản lý

Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn đo địa phương quản lý (trước đây là xã, nay là quận), bảo tàng điêu khắc Chàm lại do ngành văn hóa quan ly Déo Hai Vân thì một nửa thuộc quận Liên Chiểu (Đà Nẵng), một nửa thuộc huyện Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế) Tình hình đó dẫn đến sự thiếu thống nhất trong quan

điểm khai thác và xủ lý, gây khó khăn cho công tác quy hoạch, đầu tư tôn tạo 2.3.3 Hiệu quả kinh tế của việc khai thác các giá trị văn hóa trong kinh

doanh du lịch :

+ Về phía các cơ quan quản lý di sẵn thì phần lớn nguồn thu có được là tử

nguồn bán vé vào cửa tham quan, những dịch vụ hỗ trợ kèm theo để tạo thêm

nguồn thu cho đơn vị là chưa đáng kể

+ Về phía ngành du lịch, các di sản văn hóa đóng một vai trò quyết định trong việc xây dựng các chương trình du lịch, bởi đó là mục đích, là nhu cầu

không thể thiếu của bất cứ đoàn khách tham quan nào Riêng trong lĩnh vực khách sạn, khảo sát 50 nhà quản lý khách sạn trên địa bàn cho thấy mức độ khai

thác văn hóa trong kinh doanh cụ thể như sau : 30% số khách sạn có khai thác các giá trị văn hóa trong thiết kết, 483% trong trang trí nội thất, 56% trong các

vật dụng hàng ngày, 74% trong trang phục nhân viên, 58% trong món ăn dé uống, 26% trong giải trí, 96% trong ngôn ngữ, 76% trong sử dụng quà lưu niệm

( Bang 9a, phụ lục ) Đáng lưu ý là hạng khách sạn càng cao thì các yếu tố văn

hóa dân tộc được khai thác càng nhiều Thực tế trong thời gian qua cho thấy, ở

Trang 35

hóa dày đặc và có giá tri cao khong chi ở trong nước mà nổi tiếng trên thế giới, được UNBSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới như Cố đô Huế, phố cổ Hội

An, Thánh địa Mỹ Sơn, mà lượng khách du lịch không ngừng tắng lên qua các

năm Riêng ở Tp Đà Nẵng, trong 10 năm trở lại đây lượng khách du lịch tăng gấp 7 lần, giúp cho ngành du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng của thành phố; góp phần giải quyết được một loạt vấn để gìn giữ, bảo vệ môi

trường, về bảo tổn các di sản văn hóa độc đáo, tạo việc làm cho người lao động,

tăng thu nhập cho xã hội, cải thiện và nâng cao đởi sống vật chất và tình thần

cho nhân dân

Chính các đi sản văn hóa đã giúp cho các Công ty Du lịch xây dựng được những chương trình du lịch phong phú, hấp dẫn và mang tính đặc thù cao Nhờ vậy khả năng thu hút du lịch của thành phố ngày càng tăng Riêng trong năm 1999, ngành du lịch đã đón tiếp và phục vụ được 280.000 lượt khách, trong đó

có 90.000 khách du lịch quốc tế, với tổng doanh thu là 185 tÍ đồng, đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 15 tỉ đồng

Hiệu quả kinh tế của việc khai thác các di sản văn hóa địa phương còn thể

hiện ở thu nhập xã hội thông qua các hoạt động du lịch Đó là nguồn thu của các phương tiện vận chuyển khách (máy bay, tàu hỏa, xe du lịch, du thuyền), cẳng (hàng không, cẳng biển), nguồn thu tử bán các mặt hàng lưu niệm (xuất khẩu tại

chỗ), nguồn thu tử các dich vụ công cộng (thông tin, đổi tiền), dịch vụ hành chính (lệ phí visa, phí lên bờ), nguồn thu từ các dich vụ giải trí, khám chữa bệnh v.v với doanh thu hằng nằm lên đến hàng trăm tỈ đồng

Tuy nhiên, việc khai thác các di sản văn hóa địa phương để phục vụ cho du lịch vẫn còn ở mức độ rất khiêm tốn; sự bát hợp lý bộc lộ rõ Trong số 90 di

tích đã được kiểm kê (có 8 di tích đã được nhà nước xếp hạng, 53 di tích được thành phố ra quyết định đăng ký bảo vệ) thì chỉ mới có hơn 10 di tích, danh lam thẳng cảnh và một số ít giá trị văn hóa phi vật thể được đưa vào khai thác kinh

doanh đụ lịch Còn nhiều di tích rất có giá trị, đánh dấu những mốc lịch sử trọng đại của dân tộc như di tích Thành Điện Hải, Đình làng Hải Châu, Nghĩa trũng

Hoa Vang, nghĩa địa Y-pha-nho, di tích 51-53 Trần Bình Trọng, nơi ra đời và là

trụ sở hoạt, động của chỉ bộ Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội Đà Nẵng, hoặc một số di tích có giá trị cao về mặt kiến trúc như đình Nại Nam, đình Bỏ Bản, đình Túy Loan, nhà thờ Phú Thượng vẫn chưa được đưa vào khai thác Đặc biệt, các bảo tàng của thành phố có giá trị văn hóa du lịch rất lớn song mức độ khai thác du lịch còn rất hạn chế; két quả khảo sát cho thấy chỉ

Trang 36

học đã tửng phục vụ du khách ở Bảo tàng thành phố ( Bằng 3c, phụ lục ) Các

chương trình du lịch của Tp Đà Nẵng còn rất đơn điệu, chủ yếu xoay quanh 13

điểm chính (8 của thành phố và 5 của các vùng phụ cận) gồm Ngữ Hành Sơn,

Bảo tàng Chàm, đèo Hải Vân, Bảo tang Hé Chi Minh, Bảo tàng tổng hợp, Bà

Na-Nui Chúa, Sơn Trà, làng Phong Nam, phố cổ Hội An, Mỹ Sơn, kinh thành Huế, khu DMZ, làng Sơn Mỹ ( Bảng 6, phụ lục )

2.3.4 Công tác bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phục hỏi các giá trị văn hóa để phục vụ cho kinh doanh du lịch cũng được tiến hành hàng năm như phục hỏi, tái tạo và chỉnh trang một phần Thành Điện Hải, mở rộng Bảo tàng Chàm, tôn tạo

động Hoa Nghiêm, hang Âm Phủ ở Ngũ Hành Sơn; xây dựng nhà hát tuéng Nguyễn Hiển Dĩnh, tổ chức đua thuyền truyền thống hằng năm trên sông Hàn, tổ chức lễ hội Quán Thế Âm ở Ngũ Hành Sơn, lễ hội Câu Ngư ở phường Man

Thái, chỉnh trang làng Phong Nam (Hòa Châu) v.v Song về cơ bản vẫn chỉ

dựa vào những cái sẵn có, chứ chưa đẩy mạnh việc dầu tư, nâng cấp, phục hồi một cách có hệ thống và mang tính khoa học cao nhằm tái hiện lại một cách

sinh động diện mạo vẻ lịch sử, văn hóa vật chất và tinh thần để phục vụ cho du

lịch, làm cho các di tích trổ nên đơn điệu, khô cứng; không gian giá trị hẹp; dịch

vụ giải trí, hỗ trợ chưa đồng bộ

Trong khi đó, nguồn kinh phí có được tử chính bản thân các di tích sản sinh ra, đó là nguồn thu từ lệ phí bán vé vào cửa tham quan, chưa được sử dụng

vào mục đích trùng tu tôn tạo Tại Ngũ Hành Sơn, nguồn thu được điều tiết 30% cho Quận Ngũ Hành Sơn để đảm bảo công tác bảo vệ; 70% còn lại phải nộp vào ngân sách thành phố để chỉ phí cho các hoạt động khác Tại Bảo tàng Chàm, nhà nước điều tiết 100%

Việc tu bổ, tôn tạo chua di liễn với việc khai thác, dẫn đến tình trạng một

số giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể như Thành Điện Hải, di tích Chàm Quá

Giáng, lễ hội mục đồng (Phong Lệ, Hòa Châu), hát hò khoan, đối đáp đang có nguy cơ trở thành phế tích, một số bị chìm trong lỏng đất chưa được khai quật, một số khác đã bị mai một, phai mở

Sự xuống cấp của khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chàm là đáng lo ngại về nhiều mặt

Một điều đáng lưu ý nữa là nhiều ngành ngoài ngành văn hóa và du lịch

đã xây dựng các công trình ở gần hoặc ngay trong khu di tích, đã phá vỡ cảnh

Trang 37

2.3.5 Việc tiễn hành biên soạn tài liệu về các di sản văn hóa để phục vụ

cho công tác nghiên cứu khoa học và thuyết minh du lịch cũng được hai ngành

văn hóa và du lịch quan tâm Cụ thể là ngành văn hóa đã lên danh mục và lập hồ sơ của tất cả các di tích trên địa bàn thành phố, xuất bản một số tập sách giới thiệu về Bảo tàng điêu khắc Chàm, Ngũ Hành Sơn và một số di tích khác

Ngành du lịch cũng đã tiến hành biên soạn và xuất bản một số sách hướng dẫn

du lịch (Tourist Guide Book) để phục vụ cho du khách như Tạp chí Du lịch, Non Nước Việt Nam, Hướng dẫn du lịch Việt Nam, Huóng dẫn du lịch Đà Nẵng và nhiều ấn phẩm, tài liệu thuyết minh khác, kịp thởi phục vụ tuyên truyền,

hướng dẫn du lịch thành phố

Tuy vậy, so với yêu cầu của công tác nghiên cứu, thuyết mỉnh và cung

cấp thông tin ban đầu cho du khách, số lượng sản phẩm thông tin về các di sản văn hóa trong thởi gian qua là quá ít ổi, chưa tương xứng với nhu cầu của độc giá, du khách gần xa và những ai quan tâm tới các di sản văn hóa dân tộc

Về mặt nội dung của tài liệu, ấn phẩm vẫn còn nhiều vấn để phải lưu ý

như tính thống nhất, chuẩn xác của số liệu, thông tin; tính hấp dẫn của hình thức

thể hiện v.v

Điều tra xã hội học được tiến hành với 50 HDV chuyên nghiệp trên địa

bàn thành phố cho thấy trên 66% chưa hài lỏng với tài liệu hướng dẫn du lịch

hiện hành ( Bằng 8, phụ lục)

2.3.6 Đội ngũ làm công tác nghiên cứu di tích, hướng dẫn viên, thuyết

mỉnh viên du lịch ở Tp Đà Nẵng tương đối đơng đảo Tồn thành phố có hơn 220 hướng dẫn viền du lịch bao gồm các ngoại ngữ thông dụng như tiếng Anh, tiếng Pháp, và một số ngoại ngữ hiếm như Đức, Tây Ban Nha, Ý, Nhật, đủ sức

đáp úng nhu cầu phiên dịch, hướng dẫn, giới thiệu các tuyến điểm du lịch Tại các điểm tham quan du lịch cũng đều có thuyết minh viên tại chỗ, sẵn sàng phục vụ khách khi có yêu cầu Đối với lực lượng này, ngoài số ít (khoảng 5%) được, đào tạo, huấn luyện chính quy về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, thuyết minh du lịch ở các trưởng đại học, trưởng nghiệp vụ du lịch, ở trong nước và nước ngoài, đa phần còn lại được đào tạo ở các ngành nghề khác (chủ yếu là ngoại ngữ) sang làm công tác hướng dẫn, thuyết minh du lịch sau khi đã qua I khóa huấn luyện

ngắn hạn về nghiệp vụ hướng dẫn, nên nhìn chung kiến thức về các di sản văn hóa và trình độ chuyên môn về hướng dẫn du lịch còn nhiều hạn chế, khó làm tròn trách nhiệm của "người đại sứ” trong việc giới thiệu đây đủ, súc tích về đất

Trang 38

thách, thiếu tu dưỡng rèn luyện văn hóa, đạo đức nên có trưởng hợp HDV, thuyết minh viên vi phạm tư cách nghề nghiệp, làm ảnh hưởng đến môi trưởng

văn hóa du lịch của thành phố Đội ngũ thuyết minh viên tại các điểm tham

quan, tuy có am hiểu sâu về các di tích nơi bẩn thân công tác nhưng lại không thông thạo ngoại ngữ, nên gặp trở ngại trong việc truyền tải thông tin về di tích

đến khách du lịch nước ngoài Kết quả điều tra xã hội học dưới đây (thuộc phạm vi để án) đã cho thấy chất lượng chuyên môn nghiệp vụ chưa đạt yêu cầu của đội ngũ này : trong số 50 khách nước ngoài được hỏi ý kiến vé chdt lượng thuyết

mình tại Ngũ Hành Sơn thì chỉ có 68,42% đánh giá là tốt; 10,53% đánh giá là

kém và 21,05% không có ý kiến Tại Bảo tàng Chàm có 76,47% đánh giá là tốt,

8,82% đánh giá là kém và 14,71% không có ý kiến ( Bằng 4a, phụ lục ) Và nếu lượng hóa mức độ đánh giá (tốt +1, kém -I, không có ý kiến 0) trên ta sẽ có chất lượng thuyết minh tại các điểm như sau : Ngũ Hành Sơn 57,88 điểm, Bảo tàng Chàm 67,66 điểm, Hải Vân 65 điểm, Bảo tàng Hỗ Chí Minh 35,71 điểm, Bảo tàng thành phố 0 điểm, Bà Nà 26,67 điểm, Sơn Trà - 22,22 điểm, Hội An 77,5 điểm, Kinh thành Huế 64,5 điểm, Mỹ Sơn - 9,09 điểm, Sơn My 40 diém, DMZ

- 25 diém

2.3.7 VỀ giá vé vào cửa tham quan : Giá vé phan ánh tính hấp dẫn của điểm tham quan Ở Đà Nẵng chưa có nhiễu di tích bán vé tham quan, cho thấy chất lượng sản phẩm du lịch của di tích thành phố chưa cao, trử khu Ngũ Hành Sơn và Bảo tàng Chàm Theo quyết định số 53/1999/QĐ-TTg ngày 26/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 01/7/1999 thống nhất áp dụng cơ chế một giá về vào cửa tham quan cho cả khách du lịch trong nước lẫn khách du lịch nước

ngoài Quyết định này đã đáp ứng được lòng mong mỏi của du khách ngoại quốc mong muốn được đối xử bình đẳng với người trong nước trong việc hưởng thụ các giá trị văn hóa Các công ty du lịch lữ hành cũng thông qua việc giảm giá vé đối với người nước ngoài mà giảm được giá thành tour để thu hút khách du lịch đến Việt Nam ngày càng đông hơn và cạnh tranh với các nước trong khu -

vực

Song đối với người Việt Nam giá vé vào cửa tham quan là cao so với mức thu nhập của người Việt Nam (tại Bảo tàng Chàm là 20.000đ/người, Ngũ Hành

Sơn là 10.000đ/người) cho nên xuất hiện tình trạng giảm dẫn lượng khách dụ

lịch nội địa tại các điểm tham quan có bán vé nêu trên

Trang 39

lần so với người Việt Nam; ở Quảng Nam gấp 5 lần; Tp Hỗ Chí Minh gấp 5 lần và Hà Nội là 5 lần)

2.3.8 Các Ban quản ly di tích và các công ty lữ hành đã có một số hoạt động phối hợp nhất định trong việc bảo vệ, tôn tạo các di tích và khai thác phục vụ kinh doanh du lịch như cùng nhau nhắc nhở du khách tuân thủ nội quy, quy chế các điểm tham quan, có chế độ giảm giá vé vào cửa tham quan đối với

những đồn khách đơng và phối hợp giải quyết một số vấn đề phát sinh trong

quá trình tham quan của khách tại các điểm du lịch Nhưng nhìn chung, mối quan hệ hày còn lỏng lẻo và hầu như chưa có sự ràng buộc nào giữa hai bên, nên còn xảy ra tình trạng một số hãng du lịch lữ hành không đưa các điểm tham quan cá bán vé vào chương trình du lịch làm cho chương trình du lịch trổ nên nghèo nản, đơn điệu, gây cho khách du lịch một tâm lý hụt hẫng, có cảm giác bị

đánh lửa và các Ban quần lý di tích thì bị thất thu tiền bán vé

2.3.9 Một hạn chế nữa là tình trạng vệ sinh môi trường và trật tự trị an ở

các điểm tham quan du lịch tuy có nhiều cải thiện trong thời gian gần đây Tại

Ngũ Hành Sơn, đoạn phía trước chủa Linh Ứng còn quá nhiều rác rưởi do du khách thải ra làm ô nhiễm môi trường sống, làm ảnh hưởng đến nơi tôn nghiêm

của khu danh thắng Một số điểm tham quan khác cũng xảy ra tình trạng tương tự Tình trạng xe xích lê, xe thể, người bán hàng rong, người ăn xin bám theo chèo kéo, giành giật khách cũng thường xuyên diễn ra xung quanh các điểm tham quan du lịch, làm cho khách du lịch có cảm giác mất an toàn và có cái ©

nhìn khơng thiện cảm về đất nước và con người Việt Nam nói chung và thành

phố Đà Nẵng nói riêng

*

Tóm lại, trong những năm qua các giá trị văn hóa dân tộc đã đóng một vai trò vô củng quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển du lịch thành phố Thông qua phát triển du lịch - tuy mới chỉ bước đầu - các giá trị văn hóa trên địa bàn đã được quan tâm gìn giữ, bảo vệ và khai thác hợp lý hơn trước Đó là xu hướng phát triển tất yếu khách quan, phù hợp với trào lưu phát triển chung của

xã hội và thời đại ngày nay Tuy nhiên, kết quả có được còn rất hạn chế so với

tiềm năng: quá trình phát triển loại hình du lịch văn hóa Đà Nẵng mdi dang 6

giai đoạn đầu Do vậy, để du lịch văn hóa Đà Nẵng phát triển ngang tầm, thành phố cần có những định hướng, những giải pháp mới cơ bản, toàn diện và đồng

Trang 40

CHUONG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP sh tổ sa Tiét 1: Quan diém, muc tiêu 1 Quan điểm :

Trong Chỉ thị 46-CT/TW ngày 14/10/1994 của Ban chấp hành Trung

ương về Lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới, Đẳng xác

định : “Ngành du lịch muốc ta còn ở trình độ thấp, hiệu quả kinh tế - xã hội chua tương xứng với tiềm năng và vêu câu; ý thúc phát huy bẵn sắc văn hóa dân lộc, ngăn cẩn các tệ nạn xã hội chưa cao; hình thúc kinh doanh, phục vụ còn nghèo,

chất lượng kém Tài nguyên du lịch và môi trường chưa được tu bổ, tôn tạo, giữ gin và khai thác hợp lý Việc bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong

hoạt động du lịch chưa được quan tâm thường xuyên", Chỉ thị nêu rõ cần thiết

phải : "Tạo ra những sản phẩm đu lịch phong phú, đa dạng, chất lượng cao và đặc sắc của từng địa phưong, từng vùng và cả nước để thu hút nhiều khách du lịch quốc tế Hoạt động du lịch phải đồng thôi dạt hiệu quả trên nhiều mặt

kinh tế, chính trị, văn hóa, an nình chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi

trường sinh thái, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa đân tộc và nhân phẩm con người Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc những tỉnh hoa văn hóa thế giới, góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đẳng va Nha mide"

Chủ trương đó được tiếp tục đưa ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đẳng : ” Từng bước đưa nuốc ta trỏ thành một trung tâm thương mại- du lịch có tâm cố trong khu vực Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thổ

phát triển dụ lịch tương xing với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hung du lịch văn hóa, sinh thái môi trưởng Xây dựng các chường trình và các

điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh" (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Hà Nội - 1996, trang 89)

Thực hiện sự chỉ đạo của Đẳng, Nhà nước đã có những chủ trương chính

sách thiết thực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch đồng thời với việc tôn tạo, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc :

Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng

cảnh của Nhà nước Việt Nam quy định : "Nhà nước thống nhất quản lý các di

tích văn hóa, danh lam thắng cảnh" để sử dụng cho các mục đích :

- Giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam,

góp phần giáo dực tỉnh thần yêu nước, yêu CNXH và lòng tự hào dân tộc

Ngày đăng: 19/03/2015, 00:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w