1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Xác định sự hiện diện của các gen avirulence trên các mẫu nấm gây bệnh đạo ôn lúa Magnaporthe oryzae ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

7 58 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 458,24 KB

Nội dung

Bài viết xác định sự hiện diện và phân bố của các nhóm gen Avirulence trên các mẫu nấm gây bệnh đạo ôn M. oryzae trên các giống lúa được trồng phổ biến tại đồng bằng sông Cửu Long. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.

Trang 1

9 IPCC, 2009 https://www.ipcc.ch/report/ar5/

10 Kalode, MB, 1976 Brown plant-hopper in rice

and its control Journal Indian Farming, 27 (5):3-5

11 MONRE, 2012 Kịch bản biến đổi khí hậu và nước

biển dâng cho Việt Nam Bộ Tài nguyên và Môi trường

12 Pielow E.C, 1977 Mathematical ecology, John

Wileyson, New York, p 385

13 Prasannakumar NR, Subhash C, Madan PS,

2012 Assessment of Impact of climate change with

reference to elevated CO2 on rice brown plant hopper,

Nilaparvata lugens (Stal) and crop yield Journal of

Current science 103(10):1201-1205

14 Rao YC, Li YY, Qian Q Recent progress on

molecular breeding of rice in China Plant Cell

Rep 2014;33:551–564

15 Zeng Yunyun, Wenkun H, Li S, 2012 Effects of elevated CO2 on the nutrient compositions and enzymes activities of Nilaparvata lugens nymphs fed on rice plants

Journal of Science China Life sciences 55(10):920-6

Phản biện: TS Đào Thị Hằng

XÁC ĐỊNH SỰ HIỆN DIỆN CỦA CÁC GEN AVIRULENCE

TRÊN CÁC MẪU NẤM GÂY BỆNH ĐẠO ÔN LÖA Magnaporthe oryzae

Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Determining the Presence of Avirulence Genes from Rice Blast Fungus

Samples of Magnaporthe oryzae in the Mekong River Delta, Viet Nam

Nguyễn Thị Hiền 1 , Nguyễn Bảo Quốc 2

Ngày nhận bài: 24.08.2018 Ngày chấp nhận: 17.09.2018

Abstract

Blast disease caused by Magnaporthe oryzae is one of the most devastating diseases of rice worldwide One

of the most effective control strategies to this disease is against recognized AVR genes following the “gene for gene concept” As the result, evaluation of AVR genes distribution and diversification in M oryzae population has

an important role in understanding gene for gene interaction to find solution for rice blast control The screening

results of 20 fungal isolates showed that AVR- Pik, ACE1- at, ACE1- ks were present on the most of isolated samples; and AVR-Pia, AVR-Pii, AVR-PWL2 had lowest appearance The resuls shoewd that the distribution of Avirulence genes on M oryzae in the Mekong River Delta provinces indicated that the distribution of the AVR gene group was most diverse in Tien Giang province, especially on Nang hoa 9 rice cultivar with 6/7 AVR (ACE1-

at, ACE1- ks, Pik, Pita, Pia và Pii) This result plays a very important role in understanding the diversity of AVR

genes that can facilitate the breeding and selection of blast disease resistant rice varieties and effective measures

to control the rice blast disease

Keywords: Rice blast disease, Magnaporthe oryzae, AVR distribution, Mekong River Delta, Viet Nam

1 ĐẶT VẤN ĐỀ *

Bệnh đạo ôn là một trong những bệnh hại có

ý nghĩa kinh tế lớn nhất ở các nước trồng lúa

trên thế giới cũng như Việt Nam Bệnh do nấm

Magnaporthe oryzae gây ra (Dai et al., 2010)

Bệnh có thể xuất hiện trên lá, đốt thân, cổ bông

hoặc những phần khác trên bông, đôi khi cả trên

hạt và có thể gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh

1 Viện Bảo vệ thực vật; Học viên cao học Trường Đại

học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh-

2 Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

trưởng của cây lúa Mức độ phát sinh, gây hại của nấm gây bệnh đạo ôn M oryzae và sự phân

bố gen Avirulence phụ thuộc vào điều kiện sinh thái, cơ cấu giống, chế độ canh tác của từng vùng và điều kiện thời tiết khí hậu Triệu chứng bệnh có biểu hiện sau khi bị lây nhi m bởi nấm

gây bệnh đạo ôn M oryzae với điều kiện duy trì tình trạng ướt lá trong 20 giờ liên tục (Asai et

al., 1967) Theo kết quả nghiên cứu của

Kuribayashi et al (1952), nếu ẩm độ không khí trên 90% kéo dài là điều kiện thích hợp cho sự phát tán của bào tử nấm

Những nghiên cứu sự đa dạng của các chủng

Trang 2

đạo ôn từ các loại mầm bệnh gây ra vết bệnh,

9 gen AVR đã được nhân bản bao gồm AVR-

Pita, AVR- CO39, PWL1, PWL2, ACE1, AVR-

Pizt, AVR- Pia, AVR- Pii và AVR- Pik /km /kp

(Sweigard et al., 1995; Farman et al., 1998;

Orbach et al., 2000; Fudal et al., 2005; Li et

al., 2009)

Từ những nghiên cứu về AVR, người ta cho

rằng sự khác biệt về gen AVR có thể dẫn đến

các tỷ lệ thích ứng khác nhau dựa trên vai trò

của sự chọn lọc xảy ra trong tự nhiên Đó là lý do

có thể giải thích tại sao sự hiện diện thường

xuyên/vắng mặt đa hình và chuyển dịch trên bộ

gen được phát hiện trong gen AVR Những kết

quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thường

xuyên xóa các gen avirulence có thể là cơ chế

chính của sự thích ứng nhanh chóng giữa độc

tính của các tác nhân gây bệnh đối với cây ký

chủ Các dịch chuyển gen AVR có thể liên quan

đến sự phục hồi thường xuyên thông qua sự

chuyển giao từ các cá thể khác, cho thấy tính di

động rõ rệt của AVR có thể là cơ chế quan trọng

dựa trên sự thích ứng nhanh chóng đối với gen

R thực vật (Thanyaluk S et al., 2017) Tuy nhiên,

ở Việt Nam chưa có nhiều khảo sát sự phân bố

gen AVR trên các mẫu nấm gây bệnh đạo ôn

Chính vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là xác

định sự hiện diện và phân bố của các nhóm gen

Avirulence trên các mẫu nấm gây bệnh đạo ôn

tại đồng bằng sông Cửu Long

2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mẫu nấm và mẫu bệnh

Tổng cộng 20 mẫu nấm gây bệnh đạo ôn được phân lập Các mẫu nấm gây bệnh đạo ôn được thu ở 8 giống lúa gieo sạ phổ biến trong vụ Đông xuân 2017- 2018 tại đồng bằng sông Cửu Long Thông tin của các mẫu nấm phân lập được thể hiện trong bảng 1

Phương pháp phân lập mẫu nấm gây bệnh đạo ôn theo phương pháp đơn bào tử Từ vết bệnh trên lúa bao gồm: mẫu (lá lúa, cổ lá và cổ bông) có vết bệnh điển hình được rửa sạch bằng nước vòi, sau đó bằng nước cất vô trùng Lá bệnh, cổ lá bệnh, cổ bông bị bệnh sạch được thấm khô bằng giấy thấm vô trùng, ủ trong đĩa petri có sẵn nước cất vô trùng Sau 15 - 18 giờ, bào tử nấm đạo ôn mới hình thành nhiều trên vết bệnh Chạm nhẹ vết bệnh trên bề mặt môi trường WA úp ngược Với hỗ trợ của kính hiển

vi, các đơn bào tử được chuyển bằng kim thủy tinh sang đĩa môi trường WA mới Sau 1 ngày, bào tử nấm đang nảy mầm được chuyển sang môi trường PDA để được mẫu nấm thuần

Bảng 1 Danh sách mẫu nấm phân lập gây bệnh đạo ôn lúa

Trang 3

2.2 Chiết DNA từ nấm đạo ôn

Sợi nấm trên bề mặt đĩa thạch được cạo ra

cho vào ống Eppendorf Sau đó cho dung dịch

nitơ lỏng vào dùng chày và nghiền tơ nấm

thành bột để sử dụng trong ly trích DNA Các

bước ly trích DNA sợi nấm được thực hiện

như sau:

Bước 1: cạo 0,5 gam sợi nấm

Bước 2: Thêm vào 200 µl lysis buffer trước

khi vortex 10 s, ủ 65oC/ 1 giờ

Bước 3: Bổ sung 300 µl PCR sau đó ly tâm

13.000 v/8 phút

Bước 4: Hút 300 µl dịch nổi + 100 µl

chloroform và ly tâm 1400v/ 5 phút

Bước 5: Hút 200 µl dịch nổi tủa DNA 100 µl

isopropanol, lắc nhẹ, ly tâm 14000 v/10 phút

Bước 6: Cho 480 µl Ethanol (70%) 2 lần vào

hỗn hợp Sau đó ly tâm 13000 v/10 phút loại bỏ

dịch nổi để khô tự nhiên Bước 7: Đổ 50 µl TE buffer bảo quản -20o

C

2.3 Xác định sự hiện diện của các nhóm gen Avirulence trên các mẫu nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae

Phương pháp PCR với các mồi RAPD được thực hiện trên máy PCR (Eppendorf, Đức) với tổng thể tích là 20 µL/mẫu gồm những thành phần sau: DNA (100 ng/µL)- 1µL; mồi RAPD (10 pmol)- 1,2µL, Master Mix 2X- 10 µL; ddH2O- 7,8

µL Trong đề tài này chúng tôi đã sử dụng các nghiên cứu đã được công bố trước đây trong bảng 2

Các sản phẩm PCR được sử dụng trên gel agarose 1% trong dung dịch TBE có chứa redsafe và được quan sát dưới máy chụp ảnh gel

Bảng 2 Trình tự của các gen AVR sử dụng trong nghiên cứu

881 bp Huang et al., 2014

5’GAT TCC CTC CAT TCC AAC AC-3’

438 bp Huang et al., 2014

5’GCC CTC TTC TCG CTG TTC AC-3’

342 bp Huang et al., 2014

5’CGA TTC AGA AGT TAG GCA TT-3’

213 bp Huang et al., 2014

5’CTC TGC TCT CAC GCT TTA CC-3’

276 bp Huang et al., 2014

5’TCA TCG TCG AGT GGT GTA GG-3’

12694 bp Huang et al., 2014

5’GGA TGA GCA GAT GAG CAA CA-3’

12694 bp Huang et al., 2014

5’TGA GTT TGC ATT GAG CGA GT-3’

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Xác định sự phân bố của các nhóm

gen Avirulence trên các mẫu phân lập nấm

gây bệnh đạo ôn M oryzae tại đồng bằng

sông Cửu Long

Mặc dù cho đến nay có hơn 80 gen kháng

bệnh đạo ôn đã được xác định trên nhiều giống

lúa khác nhau, nhiều gen kháng này mất tính

kháng trong một thời gian ngắn vì có sự biến đổi

cao của các gen không độc AVR trên các chủng

nấm đạo ôn (Ballini et al., 2008) Điều này chỉ ra

sự thích ứng rất nhanh trên thực tế của các

chủng nấm gây bệnh đạo ôn trên lúa (Jia et al.,

2000) Lý do để giải thích điều này là vì trong tự

nhiên các gen AVR có thể thường xuyên bị đột

biến bao gồm sự mất đi một số nucleotide, thay thế các nucleotide v.v…ảnh hưởng đến hoạt

động của các gen AVR (Dai et al., 2010)

Trong nghiên cứu này, việc khảo sát sự hiện

diện của các gen AVR trên các mẫu nấm gây

bệnh đạo ôn phân lập được thực hiện bằng phương pháp PCR với các cặp mồi của các gen

AVR- Pita, AVR- PWL2, AVR- Pik, AVR- Pii và

(Huang et al., 2014) Các gen AVR được dùng

Trang 4

để khảo sát vì chúng có mức độ đa dạng về mặt

di truyền rất cao và có khả năng biến đổi theo

hoàn cảnh môi trường (Yoshida et al., 2009) Ví

dụ như gen AVR- Pii nằm vùng di truyền không

ổn định có thể dẫn đến đoạn gen bị mất đi hoặc

xảy ra quá trình “chuyển gen ngang”

Kết quả phân tích PCR cho thấy tỷ lệ xuất

hiện khác nhau của các gen AVR trên tất cả các

mẫu nấm gây bệnh đạo ôn phân lập ở (Hình 1)

Ba gen AVR- Pik, AVR- ACE1- at và AVR-

ACE1- ks có mặt ở 18/ 20 mẫu nấm gây bệnh

đạo ôn phân lập thu được ở đồng bằng sông

Cửu Long Kết quả này xác nhận lại nghiên cứu

của (Huang et al., 2014) về sự đa dạng di truyền

của nhóm gen AVR-Pik luôn cao hơn so với các

gen AVR còn lại Các gen AVR- Pita, AVR-

PWL2, AVR- Pii, AVR- Pia có số mẫu nấm gây

bệnh đạo ôn xuất hiện theo thứ tự lần lượt tương

ứng là (2/20; 1/20; 1/20; 1/20) mẫu Điều này

cho thấy rằng các gen AVR- Pia và AVR- Pii có

mặt trong các mẫu nấm gây bệnh đạo ôn được

lấy mẫu ở mức độ xuất hiện rất ít Kết quả này

phù hợp với kết quả nghiên cứu của (Huang et

al., 2014) Điều này chỉ ra rằng sự đa dạng hiện

diện và không hiện diện có thể xảy ra ở các vị trí

locus AVR trong các mẫu nấm gây bệnh đạo ôn phân lập

Từ kết quả phân tích mẫu nấm gây bệnh đạo

ôn cho thấy sự phân bố nhóm gen AVR như sau:

đạo ôn xuất hiện nhiều nhất với 18/20 mẫu Sự phân bố của nhóm gen này xuất hiện trong hầu hết các mẫu nấm phân lập tại tất cả các tỉnh thành, chỉ có 2 mẫu nấm gây bệnh đạo ôn cổ

bông không xuất hiện trong nhóm gen AVR- Pik

là ở huyện Thốt Nốt- tỉnh Cần Thơ và tại huyện Thạnh Hóa- tỉnh Long An

AVR- Pita, AVR- Pii, AVR- Pia và AVR- PWL2

là những nhóm gen xuất hiện ít nhất trên các mẫu nấm gây bệnh đạo ôn Kết quả khảo sát ở

nhóm gen AVR- Pita có 2 mẫu nấm gây bệnh

đạo ôn xuất hiện trên lá và cổ bông ở huyện (Gò

Công Đông và Gò Công)- tỉnh Tiền Giang AVR-

Pii chỉ xuất hiện ở duy nhất 1 mẫu nấm gây bệnh đạo ôn tại huyện Gò Công- tỉnh Tiền Giang

AVR- Pia có 1 mẫu nấm gây bệnh đạo ôn xuất hiện trên cổ bông ở huyện Gò Công- tỉnh Tiền

Giang Còn gen AVR- PWL2 chỉ xuất hiện trên

mẫu nấm gây bệnh đạo ôn cổ lá ở huyện Thủ Thừa- tỉnh Long An

Hình 1 AVR- PCR trên các mẫu nấm gây bệnh đạo ôn thu tại đồng bằng sông Cửu Long

Ghi chú: Ký hiệu mẫu tương ứng với ký hiệu trong bảng 1 Ladder là thang DNA 1kb

(GeneRuler 1kb, Thermo Scientific)

3.3 Đánh giá sự phân bố của các gen

Avirulence trên các mẫu nấm gây bệnh đạo

ôn ở từng địa phương

Đánh giá biến đổi di truyền là một cơ chế

phân tử chính để hiểu sự tiến hóa của gen AVR

và sự tiến hóa của M oryzae và lúa Các nghiên

cứu trước đây đã báo cáo sự không ổn định của

một số gen AVR, có vị trí gần với nhi m sắc thể

không ổn định ở các vùng telomere bao gồm

(Yoshida et al., 2009; Dai et al., 2010; Chuma et

al., 2011) Hơn nữa, một phần tử chuyển tiếp tại một trong hai promoter hoặc vùng mã hóa tạo ra alen có độc tính mới Ví dụ, một chất vận chuyển Retrontransposon 1,9 kb được chèn vào trong

exon cuối cùng của gen ACE1 (Fudal et al.,

Trang 5

2005) Yếu tố Pot3 được chèn vào vùng

promoter AVR- Piz-t và trong AVR- Pita ở cả

vùng promoter và mã hóa (Li et al., 2009) Tuy

nhiên, kết quả hiện tại cho thấy rằng gen PWL2

không có biến đổi di truyền hay sự đa dạng di

truyền Kết quả tương tự nghiên cứu từ 62 chủng

nấm gây bệnh đạo ôn ở Trung Quốc cho thấy sự

đa dạng di truyền gần và không có sự khác biệt

về vị trí địa lý (Huang et al., 2014) Gen PWL2 có

mức biến đổi di truyền thấp do chức năng quan

trọng của sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong

sự xâm nhi m tế bào cây lúa và tế bào nấm từ tế

bào bị nhi m sang các tế bào không xâm lấn lân

cận (Khang et al., 2010) Tần suất AVR- Pii trong

mẫu bệnh đạo ôn hại lúa ở Thái Lan cho thấy sự

thay đổi rõ rệt về bộ gen trong quần thể nấm

Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng gen

AVR- Pii có mức độ biến đổi di truyền cao do

chèn nhiều dịch chuyển trong bộ (Chuma et al.,

2011) AVR- Piz-t cho rằng sự mất mát/ đạt được

tần số gen có thể là quá trình tiến hóa, cho thấy

ứng với khái niệm “gen đối gen”

Từ việc phân tích các trình tự mã hóa của ba

gen AVR- PWL2, AVR- Pii và AVR- Piz-t, kết quả

hiện tại cho thấy các giống lúa của Thái Lan có

mức độ đa dạng di truyền thấp Điều này tương

tự như những báo cáo của (Chen et al., 2013)

cho thấy sự đa dạng thấp trong vùng AVR- Piz-t

ORF trong bệnh đạo ôn của Trung Quốc Mặc dù

cả AVR- Pii và AVR- Piz-t đã được tiết lộ có mức

độ đa hình nucleotide thấp, AVR- Pii cho thấy sự

chọn lọc cao và các biến thể này có thể tạo ra

các tính thích nghi mới Kết quả này cho thấy áp

lực chọn lọc là một cơ chế phổ biến cho sự thích

nghi và biến đổi nhanh của gen AVR Tương tự

như một nghiên cứu gần đây của

(Kasetsomboon et al., 2013) báo cáo tính đa dạng di truyền cao của vùng mã hóa AVR- Pita

có 15 haplotypes trong số 30 chủng phân lập của Thái Lan là dưới áp lực lựa chọn dương

Kết quả khảo sát sự phân bố của các gen Avirulence trên các mẫu nấm gây bệnh đạo ôn ở bảng 3 tại các tỉnh có một số nhận xét như sau: Mẫu nấm gây bệnh đạo ôn ở tỉnh (An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long) có sự xuất hiện của 3

nhóm gen Avirulence (ACE1- at, ACE1- ks và

Pik) với tất cả các mẫu phân lập lần lượt là (2, 4,

2 mẫu) Tại tỉnh Cần Thơ với 2 mẫu nấm cũng có

sự xuất hiện của 3 nhóm gen trên nhưng ở nhóm

gen AVR- Pik chỉ xuất hiện 1 mẫu phân lập

Tại tỉnh Long An: ghi nhận với 5 mẫu nấm gây bệnh đạo ôn có 4/7 nhóm gen Avirulence trong đó có 1 mẫu nấm gây bệnh đạo ôn xuất

hiện gen AVR- PWL2 Các nhóm gen còn lại

gây bệnh đạo ôn

Tại tỉnh Tiền Giang: ghi nhận với 5 mẫu nấm gây bệnh đạo ôn có 6/7 nhóm gen Avirulence Đây cũng là tỉnh có sự phân bố của các nhóm gen đa dạng nhất trong các tỉnh được thu thập và phân tích mẫu Tuy nhiên, các nhóm gen gây bệnh đạo ôn nhiều nhưng xuất hiện tập chung

nhất vẫn là nhóm gen AVR (ACE1- at, ACE1- ks

và Pik) với số mẫu xuất hiện là (4, 4, 5) Các

nhóm gen AVR- Pita số mẫu xuất hiện là 2, và

AVR- Pia, AVR- Pii xuất hiện 1 mẫu Ba nhóm gen này cũng không xuất hiện tại các tỉnh khác

Bảng 3 Sự phân bố của các gen AVR trên các mẫu nấm gây bệnh đạo ôn ở các địa phương

Tỉnh

3.4 Đánh giá sự phân bố của các gen

Avirulence trên các mẫu nấm gây bệnh đạo

ôn ở từng giống lúa

Kết quả khảo sát sự phân bố của các gen Avirulence trên các mẫu nấm gây bệnh đạo ôn ở hình 2 trên các giống lúa trồng phổ biến tại đồng bằng sông Cửu Long như sau:

Trang 6

Mẫu nấm gây bệnh đạo ôn ở giống lúa

(ĐTM126, IR50404, JASMINE 85, OM4900,

OM5451, RVT) có sự xuất hiện của 3 nhóm gen

Avirulence (ACE1- at, ACE1- ks và Pik) với tất cả

các mẫu nấm gây bệnh đạo ôn phân lập đều có

sự xuất hiện của 3 nhóm gen này

Trên giống lúa IR46-25: ghi nhận trên bảy

mẫu đạo ôn có 4/7 gen Avirulence Trong đó: có

gen AVR- PWL2 chỉ xuất hiện duy nhất trên một

mẫu nấm gây bệnh đạo ôn cổ lá Các gen AVR

(ACE1- at, ACE1- ks) xuất hiện sáu mẫu, AVR-

Pik có xuất hiện năm mẫu Các nhóm gen xuất

hiện trên lá, cổ bông và cổ lá

Trên giống lúa Nàng hoa 9: có 2 mẫu nấm

gây bệnh đạo ôn với 6/7 gen Avirulence Đây

cũng là giống lúa có sự phân bố của các nhóm gen đa dạng nhất trong các giống lúa được thu thập và phân tích mẫu Tuy nhiên, các nhóm gen gây bệnh đạo ôn xuất hiện 1/2 mẫu là nhóm gen

AVR (ACE1- at, ACE1- ks, Pia và Pii) Các nhóm

gen AVR- Pita và Pik xuất hiện 2/ 2 mẫu nấm gây bệnh đạo ôn Ba nhóm gen AVR (Pia, Pii, Pita)

cũng không xuất hiện trên các giống lúa khác

Từ các kết quả trên cho thấy: sự hiện diện của các nhóm gen Avirulence là rất đa dạng và nằm rải rác trên các giống lúa Hiểu được sự

phân bố, thành phần và tính năng của AVR

genes trong quần thể tự nhiên từ các giống lúa trồng phổ biến sẽ có phương án quản lý bệnh đạo ôn một cách hữu hiệu nhất

Hình 2 Phân bố của các gen AVR trên các giống lúa

4 KẾT LUẬN

Ứng dụng Avirulence đánh giá phân tích mức

độ đa dạng các mẫu nấm gây bệnh đạo ôn thu

tại đồng bằng sông Cửu Long Ba gen AVR-Pik,

AVR- ACE1- at và AVR- ACE1- ks xuất hiện ở

18/ 20 mẫu nấm gây bệnh đạo ôn phân lập, điều

này cho thấy sự phổ biến của các nhóm gen đối

với các mẫu nấm gây bệnh đạo ôn đã khảo sát

Ngoài ra gen AVR (Pita, Pia, Pii và PWL2) có

xuất hiện nhưng rất ít cho thấy sự đa dạng của

các chủng đạo ôn

Sự phân bố của các nhóm gen Avirulence

ở từng địa phương cho thấy: Tỉnh Tiền Giang

là tỉnh có sự phân bố của các nhóm gen Avirulence phức tạp nhất với 6/7 nhóm gen

(AVR- ACE1- at, AVR- ACE1- ks, AVR- Pik,

tỉnh Long An với 4/7 nhóm gen (AVR- ACE1-

xuất hiện phổ biến (AVR- ACE1- at, AVR-

ACE1- ks, AVR- Pik)

Sự phân bố của các nhóm gen Avirulence trên các giống lúa cho thấy: giống lúa Nàng Hoa

Trang 7

9 là giống lúa có sự phân bố của các nhóm gen

Avirulence phức tạp nhất với 6/7 nhóm gen

(AVR- ACE1- at, AVR- ACE1- ks, AVR- Pik,

AVR- Pita, AVR- Pia và AVR- Pii) Tiếp đến là

giống lúa IR46-25 với 4/7 nhóm gen (AVR-

PWL2,) Các giống lúa còn lại chỉ có 3/7 nhóm

gen xuất hiện phổ biến (AVR- ACE1- at, AVR-

ACE1- ks, AVR- Pik)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Asai G.N., Jones M.W., Rorie F.G., 1967

Influence of certain environmental factors in the

field on infection of rice by Pyricularia oryzae

Phytopathology: 237 - 241

2 Chen H., He H., Zhou F., Yu H., Deng X.W.,

2013b Development of genomics-based

genotyping platforms and their applications in rice

breeding Curr Opin Plant Biol 16: 247-254

3 Chuma I., Isobe C., Hotta Y., Ibaragi K.,

Futamata N., Kusaba M., Yoshida K., Terauchi R.,

Fujita Y., Nakayashiki H., Valent B., Tosa Y., 2011

Multiple Translocation of the AVR-Pita Effector

Gene among Chromosomes of the Rice Blast

Fungus Magnaporthe oryzae and Related Species

PLoS Pathogens 7

4 Dai et al., 2010 Diversification and

evolution of the avirulence gene AVR-Pita1 in

field isolates of Magnaporthe oryzae Fungal

Genet Biol 47: 973- 980

5 Farman M.L., Leong S.A., 1998

Chromosome walking to the AVR1-CO39 avirulence

gene of Magnaporthe oryzae Discrepancy between

the physical and genetic maps Genetics

150(3):1049 - 1058

6 Flor H.H., 1971 Current status of the

gene-for-gene concept Annu.Rev Phytopathol 9:

275 - 296

7 Fudal I., Bohnert H.U., Tharreau D., Lebrun

M.H., 2005 Transposition of MINE, a composite

retrotransposon, in the avirulence gene ACE1 of

the rice blast fungus Magnaporthe oryzae Fungal

Genet Biol 2005, 42(9): 761 - 772

8 Huang j., Weina Si, Qiming Deng, Ping Li and Sihai Yang, 2014 Rapid evolution of avirulence

genes in rice blast fungus Magnaporthe oryzae:

1471- 2156

9 Kasetsomboon T., Kate-Ngam S., Sriwongchai T., Zhou B., Jantasuriyarat C., 2013 Sequence

variation of avirulence gene AVR-Pital in rice blast fungus Magnaporthe oryzae 12: 617 - 628

10 Khang C.H., Berruyer R., Giraldo M.C., et

al., 2010 Translocation of Magnaporthe oryzae

effectors into rice cells and their subsequent cell- to-

cell movement Plant Cell 22: 1388 - 1403

11 Kuribayashi K., Ichikawa H., 1952 Studies

on the forecasting of the rice blast disease in Japanese: 229

12 Li W., Wang B., Wu J., Lu G., Hu Y., Zhang X., Zhang Z., Zhao Q., Feng Q., Zhang H., 2009

The Magnaporthe oryzae avirulence gene AVR

Piz-t encodes a predicPiz-ted secrePiz-ted proPiz-tein Piz-thaPiz-t Piz-triggers

the immunity in rice mediated by the blast

resistance gene Piz-t Mol Plant-Microbe Interact

22(4): 411 - 420

13 Orbach M.J., Farrall L., Sweigard J.A., Chumley F.G., Valent B., 2000 A telomeric avirulence gene determines efficacy for the rice

blast resistance gene Pi-ta Plant Cell 12(11):

2019 - 2032

14 Sweigard J.A., Carroll A.M., Kang S., Farrall L., Chumley F.G., Valent B., 1995 Identification, cloning, and characterization of

PWL2, a gene for host species specificity in the rice

blast fungus Plant Cell 7: 1221 - 1233

15 Yoshida K., Saitoh H., Fujisawa S., Kanzaki H., Matsumura H., Yoshida K., Tosa Y., Chuma I., Takano Y., Win J., 2009 Association genetics reveals three novel avirulence genes from

the rice blast fungal pathogen Magnaporthe oryzae

Plant Cell 21(5): 1573 - 1591

Phản biện: TS Nguyễn Huy Chung và

TS Trịnh Xuân Hoạt

Ngày đăng: 29/05/2020, 12:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w