Cống hộp bê tông cốt thép thoát nước đúc sẵn là gì: Là sản phẩm cấu kiện bê tông đúc sẵn được sản xuất từ vật liệu đá, cát vàng, xi măng, nước và có thể là một số phụ gia khác – đây chí
Trang 1i
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo trong trường Đại học Bách Khoa TPHCM nói chung và các thầy cô giáo trong khoa Cơ Khí, bộ môn Thiết Kế Máy nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức,kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy ThS Vũ Như Phan Thiện, thầy đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp Trong thời gian làm việc với thầy, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này Sau cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, đóng góp ý kiến và giúp đỡ trong quá trình học tâp, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Trang 2ii
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển rất mạnh trong tất cả các nghành, các các lĩnh vực Đặc biệt là nghành cơ khí chế tạo máy Nghành cơ khí chế tạo máy là một trong những nghành then chốt thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước Muốn đạt được điều đó thì vấn đề đặt ra ở đây phải có trang thiết bị công nghệ và nguồn nhân lực Nguồn nhân lực có trình độ về chuyên môn kỹ thuật mới có thể phân tích tổng hợp các yêu cầu kỹ thuật đặt ra của bản vẽ, để từ đó đưa ra đường lối công nghệ hợp lý phục vụ cho nhu cầu sản suất
Máy Đúc Cống Hộp là một sản phẩm từ sự tiếp thu những thành quả của khoa học kỹ thuật mang lại Là loại máy tạo ra những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống Những sản phẩm làm cho cuộc sống trở nên đẹp hơn Do thời gian có hạn chế và sự hiểu biết về kiến thức của em còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể không thiếu sót, kính mong quý thầy cô trong hội đồng bảo vệ luận văn tốt nghiệp
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy ThS Vũ Như Phan Thiện đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình em làm luận văn Đồng thời, cũng xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô trong Bộ môn Thiết kế máy và khoa Cơ khí đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn theo đúng tiến độ đề ra Em rất mong sự góp ý và chỉ bảo của quý Thầy/Cô trong bộ môn để luận văn được hoàn thiện hơn
Cuối cùng, em xin cảm ơn tất cả các quý thầy cô thuộc Bộ môn Thiết kế máy, khoa
Cơ khí và Trường Đại học Bách Khoa đã trang bị cho chúng em những kiến thức nền tảng
bổ ích và cần thiết trong suốt quá trình học đại học
Sinh viên thực hiện
Phạm Văn Phi
Trang 3iii
MỤC LỤC
Chương 1: Tổng Quan Và Đặt Vấn Đề 1
1.1 Tổng Quan 1
1.2 Cống hộp bê tông cốt thép thoát nước đúc sẵn là gì: 1
1.3 Một số cách gọi khác của cống hộp thoát nước bê tông cốt thép đúc sẵn 2
1.4 Tác dụng của cống hộp bê tông thoát nước 2
1.5 Kích thước của sản phẩm cống hộp bê tông thoát nước 2
1.6 Tiêu Chuẩn Cống Hộp BTCT (TCVN 9116:2012) 3
1.6.1 Phạm vi áp dụng 3
1.6.2 Tài liệu viện dẫn 3
1.6.3 Thuật ngữ và định nghĩa 4
1.6.4 Kích thước danh nghĩa (Nominal dimension) 6
1.6.5 Kích thước thực tế (Actual dimension) 6
1.6.6 Chiều dài hiệu dụng của đốt cống (Effective length of culvert internode) 6 1.6.7 Lô sản phẩm (Product lot) 6
1.7 Phân loại 7
1.8 Yêu cầu kỹ thuật 8
1.9 Phương pháp thử 13
1.10 Ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản 19
Chương 2: Phân Tích Và Lựa Chọn Phương Án Thiết Kế 21
2.1 Phân tích lựa chọn cơ cấu rung 21
2.1.1 Vai trò và tác dụng của cơ cấu rung 21
Trang 4iv
2.1.2 Phân loại 21
2.1.3 Cơ Cấu Gây Rung 23
2.2 Phân tích lựa chọn cơ cấu ép 26
2.2.1 Vai trò và tác dụng của cơ cấu ép 26
2.2.2 Phân loại 27
Chương 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY 30
3.1 Nguyên Vật Liệu 30
3.1.1 Chọn Loại Cống 30
3.1.2 Tải Trọng Thiết Kế 30
3.1.3 Kiểm toán kết cầu cống 30
3.1.4 Vật liệu chế tạo cống : 30
3.1.5 Điều Kiện Sử Dụng Và Lắp Đặt Ống Cống : 31
3.1.6 Tiêu Chuẩn Vật Liệu Làm Cống 31
3.2 Chọn Thông Số Cống Thiết Kế 37
3.3 Tính toán cơ cấu rung ép của máy 38
3.3.1 Thông số ban đầu 38
3.3.2 Tính Lực Kích Rung 39
3.3.3 Tính Toán Các Chi Tiết Đàn Hồi 39
3.3.4 Tính toán động cơ 41
3.4 Tính Toán Lực Ép 43
3.4.1 Tính Toán Và Thiết Kế Hệ Thống Thủy Lực Ép 46
Chương 4: Tính Toán Thiết Kế Băng Tải Nạp Liệu 56
Trang 5v
4.1 Tính Toán Sơ Bộ 56
4.2 Tính toán lực căng 59
4.3 Tính Kiểm Nghiệm 62
4.3.1 Kiểm tra độ bền của băng 62
4.3.2 Xác định lực kéo tính theo công thức 5.34[I]: 62
4.3.3 Tính toán tang dẫn động 62
4.3.4 Tính chọn tang căng băng 63
4.3.5 Chọn Thiết Bị Căng Băng 63
4.4 Tính toán động cơ 64
4.4.1 Tính toán công suất động cơ 64
4.4.2 Tính tốn và kiểm tra khi khởi động động cơ (công thức 6.23[1]) 65
4.4.3 Tính chính xác tốc độ dây băng (công thức 6.18[1]) 66
4.4.4 Năng suất thực của băng (công thức 6.19[1]) 66
4.5 Tính tốn trục tang 66
4.5.1 Tính phản lực tại các gối đỡ 66
4.5.2 Tính đường kính trục 68
4.5.3 Kiểm nghiệm trục theo hệ số an toàn 69
4.6 Tính trục tang bị động 71
4.7 Tính toán then 74
4.8 Tính chọn ổ đỡ 76
4.8.1 Ổ đỡ tang chủ động 76
4.8.2 Ổ đỡ trục tang bị động 77
Trang 6vi
4.9 Tính toán động cơ di chuyển băng tải 78
4.9.1 Lực ma sát 78
4.9.2 Tính toán công suất 79
4.10 Tính Toán Nhanh Băng Tải Nhỏ 79
Chương 5: Lắp Đặt, Vận Hành, Sửa Chữa Và Bảo Dưỡng Máy 81
7.1 Lắp đặt máy 81
7.2 Vận hành máy 81
7.3 Sửa chữa máy 82
7.4 Một số hiện tượng và nguyên nhân sự cố: 82
Trang 7vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Lắp Đặt Cống Hộp 1
Hình 1.2 Cống Hộp 2
Hình 1.3 Đốt Cống Đơn 5
Hình 1.4 Đốt Cống Đôi 5
Hình 1.5 Mối Nối 6
Hình 1.6 Vị Trí Đặt Lực Để Kiểm Tra Khả Năng Chịu Tải Của Đốt Cống……….…18
Hình 2.1 Cơ Cấu Động Bằng Từ Trường 23
Hình 2.2 Cơ Cấu Rung Động Ly Tâm 24
Hình 2.3 Cơ Cấu Rung Động Bằng Truyền Dẫn Lệch Tâm 25
Hình 2.4 Nguyên Lý Máy Ép Trục Khuỷu 27
Hình 2.5 Máy Ép Bằng Vít Me Đai Ốc 28
Hình 2.6 Nguyên Lý Ép Thủy Lực 29
Hình 3.1 Đồ Thị Ảnh Hưởng Của Gia Tải Tới Thời Gian Làm Chặt 43
Hình 3.2 Lực Quá Trình Rung Ép 44
Hình 3.3 Thời Gian Ảnh Hưởng Đến Độ Bền Nén 46
Hình 3.4 Sơ Đồ Thủy Lực Bộ Ép 47
Hình 3.5 Cấu Tạo Van Phân Phối 4/3 52
Hình 3.6 Van Chống Lún 54
Hình 3.7 Role Áp Suất 55
Hình 4.1 Van An Toàn 53
Trang 8viii
Danh Mục Bảng
Bảng 1.1 Kích Thước Danh Nghĩa Của Đốt Cống Hộp BTCT Đơn Và Đôi 7
Bảng 1.2 Sai Lệch Kích Thước, Chiều Dày Thành Và Chiều Dài Đốt Cống 10
Bảng 1.3 Lực Nén Giới Hạn Theo Phương Pháp Nén Trên Bệ Máy Với Thanh Truyền Lực Đặt Tại Vị Trí Giữa Cạnh Trên 12
Bảng 1.4 Thời Gian Giữ Nước Trong Đốt Cống 16
Bảng 2.1 Các Loại Máy Rung Đầm Lèn Hỗn Hợp Bê Tông 22
Bảng 3.1 Kích Thước Cống 30
Bảng 3.2 Thông Số Xi Măng 32
Bảng 3.3 Thông Số Đá Dăm 33
Bảng 3.4 Kích Thước Đá Dăm 33
Bảng 3.5 Thông Số Cát 34
Bảng 3.6 Kích Thước Cát 34
Bảng 3.7 Khối Lượng Hỗn Hợp 35
Bảng 3.8 Thông Số Cốt Thép 36
Bảng 3.9 Thông Số Cống 37
Bảng 3.10 Hệ Số Đặc Trưng Cho Tốc Độ Tăng Của A,V,A 38
Bảng 3.11 Thông Số Động Cơ Rung 42
Trang 91
Chương 1: Tổng Quan Và Đặt Vấn Đề 1.1 Tổng Quan
Từ xưa việc thoát nước, điều hòa dòng chảy đã được cha ông ta quan tâm trú trọng,
từ những hệ thống mương máng, rãnh thoát nước, mương thoát nước ngoài đồng, trong làng, ngoài xóm, đường xá liên thôn liên xóm Cùng với quá trình phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật hệ thống thoát nước cũng dần thay đổi và tiến bộ theo thời gian
Hiện nay hệ thống thoát nước sử dụng sản phẩm cống hộp bê tông cốt thép đúc sẵn ngày càng nhiều hơn và ngày càng chiếm một vị trí quan trong khó có thể thay thế bằng các sản phẩm cấu kiện bê tông đúc sẵn khác
1.2 Cống hộp bê tông cốt thép thoát nước đúc sẵn là gì:
Là sản phẩm cấu kiện bê tông đúc sẵn được sản xuất từ vật liệu đá, cát vàng, xi măng, nước và có thể là một số phụ gia khác – đây chính là các vật liệu để tạo thành phần bê tông của cấu kiện cống hộp bê tông đúc sẵn để kết hợp với cốt thép bên trong tạo thành sản phẩm cống hộp đúc sẵn, Sản phẩm có kích thươc hình hộp chữ nhật hoặc hình lập phương và có kích thước khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng cụ thể của từng công trình
Hình 1.1 Lắp Đặt Cống Hộp
Trang 102
1.3 Một số cách gọi khác của cống hộp thoát nước bê tông cốt thép đúc sẵn
Trong thực tế để đơn giản hóa, sản phẩm có thể được gọi đơn giản là Cống hộp, cống hôp bê tông, cống hộp đúc sẵn, cống hộp thoát nước, cống hộp bê tông đúc sẵn, cống hộp thoát nước đúc sẵn … Mục đích chủ yếu để phân biệt là sản phẩm đúc sẵn tại nhà máy chứ không phải thi công sản xuất trực tiếp tại các công trình
Hình 1.2 Cống Hộp
1.4 Tác dụng của cống hộp bê tông thoát nước
Sản phẩm chủ yếu được sử dụng để thoát nước mưa, nước thải, nưới tưới tiêu, thay thế các dòng chảy … Trong một số trường hợp sản phẩm còn có thêm nhiều công dụng khác nữa như giao thông, bảo vệ các đường ống bên trong, dẫn nước và cấp nước (có hệ thống ống bên trong)
1.5 Kích thước của sản phẩm cống hộp bê tông thoát nước
Trang 113
Hiện nay kích thước của sản phẩm có thể đến 5m nhưng không nhiều, vì lý do thiết
kế và chi phí thông thường kích thước của sản phẩm chỉ đến 3m, với sản phẩm có kích thước lớn hơn sẽ được chuyển thành cống hộp đôi
1.6 Tiêu Chuẩn Cống Hộp BTCT (TCVN 9116:2012)
TCVN 9116:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 392:2007 theo quy định tại khoản
1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định
số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
TCVN 9116:2012 do Hội Công nghiệp Bê tông Việt Nam biên soạn, Bộ Xây dựng
đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố
1.6.1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm cống hộp bê tông cốt thép đúc sẵn đơn (1 khoang) và đôi (2 khoang) dùng trong các công trình đường cống ngầm, cống thoát nước, cống dẫn nước thải không có áp, và có thể dùng lắp đặt hệ thống dây điện ngầm, dây cáp ngầm
1.6.2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có)
TCVN 1651-1:2008, Thép cốt bê tông - Phần 1: Thép thanh tròn trơn
TCVN 1651-2:2008, Thép cốt bê tông - Phần 2: Thép thanh vằn
TCVN 2682:2009, Xi măng poóc lăng - Yêu cầu kỹ thuật
Trang 124
TCVN 3105:1993, Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử
TCVN 3118:1993, Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén
TCVN 4506, Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 6067:2004, Xi măng poóc lăng bền sun phát - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 6260:2009, Xi măng poóc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 6288:1997, Thép cuộn các bon thấp kéo nguội dùng làm cốt thép phân bố, cấu tạo
TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 7711:2007, Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 8826:2011, Phụ gia hóa học cho bê tông
TCVN 8827:2011, Phụ gia khoáng hoạt tính cao dùng cho bê tông và vữa - Silicafume
và tro trấu nghiền mịn
22 TCN 18:1979*, Qui trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn
TCXD 171:1989, Bê tông nặng - Phương pháp không phá hoại kết hợp máy siêu âm
và súng bật nẩy để xác định cường độ
Trang 13Đốt cống dùng để đặt ngay sau tường dẫn cửa vào và cửa ra của cống, chỉ có mối nối
ở một đầu
Đốt cống giữa (Middlle culvert internode)
Đốt cống được đặt ở giữa đường cống và có mối nối ở cả hai đầu
Mối nối (Joint)
Phần liên kết giữa đầu dương và đầu âm của các đốt cống (Hình 3) hoặc hai đầu đấu vào nhau (nếu hai đầu bằng), bên ngoài phủ đai chống thấm
Trang 146
Đầu dương mối nối (Possitive head)
Phần mối nối nhìn thấy bên ngoài sau khi các đốt cống đã được lồng vào nhau
Đầu âm mối nối (Negative head)
Phần mối nối nằm bên trong sau khi các đốt cống đã được lồng vào nhau
Đường cống (Line culvert)
Tạo thành từ nhiều đốt cống được liên kết với nhau bằng các mối nối
Hình 1.5 Mối Nối 1.6.4 Kích thước danh nghĩa (Nominal dimension)
Kích thước trong của tiết diện ngang của đốt cống tính bằng mm, được quy ước chọn làm kích thước cơ bản để thiết kế mô đun các kích thước của cống
Kích thước danh nghĩa của cống hộp đơn và đôi đang sử dụng trong thực tế được thể hiện ở Bảng 1, Phụ lục A và Phụ lục B
1.6.5 Kích thước thực tế (Actual dimension)
Kích thước của đốt cống đo được trong thực tế sản xuất
1.6.6 Chiều dài hiệu dụng của đốt cống (Effective length of culvert internode)
Chiều dài được tính từ mép ngoài đầu dương đến mép trong đầu âm của đốt cống
1.6.7 Lô sản phẩm (Product lot)
Chi tiết A: Đầu dương mối nối Chi tiết B: Đầu âm mối nối
Trang 15b) Cống có tiết diện hình vuông
1.7.2 Theo kết cấu, kích thước danh nghĩa cơ bản của đốt cống
Trang 161.8 Yêu cầu kỹ thuật
1.8.1 Yêu cầu về vật liệu
Xi măng
Xi măng dùng để sản xuất ống cống là xi măng poóc lăng bền sun phát (PCSR) theo TCVN 6067:2004, hoặc xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát (PCBSR) theo TCVN 7711:2007 hoặc xi măng poóc lăng (PC) theo TCVN 2682:2009 hoặc xi măng poóc lăng hỗn hợp (PCB) theo TCVN 6260:2009, cũng có thể sử dụng các loại xi măng khác, nhưng phải phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng
Trang 17Cốt thép
Cốt thép dùng sản xuất cống hộp phải phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng sau:
- Thép thanh dùng làm cốt chịu lực trong bê tông là thép cán nóng theo TCVN (1 và 2):2008
1651 Thép cuộn các bon thấp kéo nguội dùng làm cốt thép phân bố, cấu tạo trong bê tông phải phù hợp với TCVN 6288:1997
- Các lô sản phẩm thép cần thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý được lấy theo quy định hiện hành
Hàn nối cốt thép phải tuân theo các quy định của quy trình hàn
Sai lệch khoảng cách bố trí thép so với thiết kế đối với các thanh thép chịu lực là ≤ 10 mm; đối với thép đai là ≤ 10 mm; sai lệch đối với lớp bảo vệ cốt thép là ± 5 mm
Trang 1810
1.8.2 Kích thước và sai lệch kích thước
Kích thước danh nghĩa
Kích thước danh nghĩa của cống hộp bê tông cốt thép đơn và đôi đúc sẵn được quy định trong Bảng 2
Sai lệch kích thước đốt cống
Sai lệch kích thước tiết diện, chiều dày thành cống và chiều dài đốt cống được quy định trong Bảng 2 và các sai lệch cho phép được nhà sản xuất công bố và thông báo cùng với kích thước danh nghĩa Các sai lệch kích thước khác được quy định theo Phụ lục A và Phụ lục B
Bảng 1.2 Sai lệch kích thước tiết diện, chiều dày thành và chiều dài đốt cống Kích thước danh
nghĩa
Sai lệch kích thước tiết diện
Sai lệch chiều dày thành đốt cống
Sai lệch chiều dài đốt cống
Trang 1911
Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép
Để đảm bảo chống ăn mòn cốt thép, chiều dày của lớp bê tông bảo vệ cốt thép bên trong và bên ngoài không được nhỏ hơn 12 mm
1.8.3 Yêu cầu ngoại quan và các khuyết tật cho phép
Các khuyết tật do bê tông bị sứt, vỡ
Tổng diện tích bê tông bề mặt bị sứt, vỡ không được vượt quá 6 lần bình phương sai lệch của kích thước danh nghĩa đốt cống (mm2), trong đó diện tích một miếng sứt vỡ không được lớn hơn 3 lần bình phương sai số kích thước danh nghĩa và không được sứt vỡ đồng thời ở cả mặt trong và mặt ngoài tại chỗ tiếp xúc của mối nối
Trang 2012
Bề mặt bê tông của đốt cống không được có các vết ố do cốt thép bên trong bị ăn mòn, bị gỉ
1.8.4 Yêu cầu mối nối cống
Vật liệu dùng để trám mối nối là vữa xi măng cát có mác tương đương với mác của
bê tông chế tạo đốt cống, không co ngót; hoặc sợi đay tẩm nhựa đường hoặc chất chuyên dụng cho mối nối Mặt phẳng của mối nối cống phải vuông góc với trục dọc của đốt cống
1.8.5 Yêu cầu về khả năng chống thấm nước
Ống cống phải đảm bảo không xuất hiện vết nước thấm qua thành ống Xác định bằng phương pháp thử khả năng chịu áp lực thủy tĩnh khi cống chứa đầy nước
1.8.6 Yêu cầu về khả năng chịu tải của đốt cống
Khả năng chịu tải của đốt cống đơn và đôi được quy định ở Bảng 3 tương ứng với thiết kế kỹ thuật cho các loại cống có kích thước danh nghĩa và phạm vi áp dụng khác nhau
Bảng 1.3 Lực nén giới hạn theo phương pháp nén trên bệ máy với thanh truyền lực đặt tại vị trí giữa cạnh trên
Kích thước danh nghĩa
Trang 211.9.2 Kiểm tra khuyết tật ngoại quan
Kiểm tra sự phù hợp của lô sản phẩm đốt cống hộp so với các yêu cầu về ngoại quan
và mức độ khuyết tật được thực hiện trên 5 mẫu thử lấy ngẫu nhiên nêu trên trong lô sản phẩm
Thiết bị, dụng cụ
- Thước dây, thước kim loại hoặc thước nhựa dài 1 m, độ chính xác đến 1 mm;
- Thước kim loại hoặc thước nhựa dài 300 mm, độ chính xác đến 1 mm;
- Thước kẹp có độ chính xác đến 0,1 mm;
- Thước căn lá thép dày 0,1 mm;
Trang 22- Đo kích thước bê tông vỡ để tính diện tích vỡ: Quy vết vỡ về dạng hình tròn tương đương, đo đường kính trung bình để tính ra diện tích vỡ hoặc dùng giấy bóng kính có kẻ sẵn lưới ô vuông để đo diện tích bê tông vỡ, tính diện tích vỡ bằng cách đếm số ô vuông
- Đo vết nứt bê tông: Quan sát phát hiện vết nứt bằng mắt thường hoặc dùng kính lúp Nếu có vết nứt, thì cắm đầu thước lá căn vào vết nứt để xác định bề rộng và chiều sâu vết nứt
Đánh giá kết quả
Đối chiếu với yêu cầu về ngoại quan và khuyết tật của đốt cống được quy định trong 5.3 để đánh giá chất lượng đốt cống
Nếu trong 5 sản phẩm lấy ra kiểm tra có 1 sản phẩm không đạt cấp chất lượng thì trong lô đó lại chọn ra 5 mẫu khác để kiểm tra tiếp Nếu lại có 1 sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng thì lô sản phẩm đó phải nghiệm thu theo từng sản phẩm
1.9.3 Kiểm tra kích thước và độ sai lệch kích thước
Kích thước và sai lệch kích thước của sản phẩm đốt cống được xác định trên 5 mẫu thử lấy ngẫu nhiên nêu trên của lô sản phẩm
Trang 2315
Cách tiến hành
- Đo kích thước bên trong (kích thước danh nghĩa) của từng đốt cống theo hai phương Việc đo được tiến hành trên cả hai đầu đốt cống
- Đo bề dày của thành đốt cống ở các cạnh ở 2 đầu bằng thước kẹp
- Đo chiều dài hiệu dụng của từng đốt cống theo các cạnh bằng thước thép hoặc thước thép cuộn
- Đo bề dày của lớp bê tông bảo vệ cốt thép đối với từng đốt cống bằng cách khoan hai lỗ trên bề mặt đốt cống cho tới cốt thép hoặc cắt ngang tiết diện cống để đo bề dày lớp
bê tông bảo vệ Sau khi kiểm tra, lỗ khoan phải được trát kín bằng vữa xi măng
Đánh giá kết quả
Đối chiếu các kết quả đo trung bình với các thông số thiết kế cống hộp để xác định độ sai lệch cho phép như đã được quy định trong 5.2 Nếu trong 5 sản phẩm lấy ra kiểm tra có
1 sản phẩm không đạt chất lượng thì lấy 5 sản phẩm khác trong lô đó để kiểm tra lần 2 Nếu lại có 1 sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng thì lô sản phẩm đó phải nghiệm thu theo từng sản phẩm
1.9.4 Kiểm tra khả năng chống thấm nước
Trang 24Bảng 1.4 Thời gian giữ nước trong đốt cống
Bề dày thành đốt cống (mm) Thời gian giữ nước (h)
Kết thúc thời gian thử, quan sát bề mặt ngoài đốt cống xem có hiện tượng thấm ướt
và giọt nước đọng trên bề mặt không
Đánh giá kết quả
Nếu không có hiện tượng thấm nước hoặc xuất hiện giọt nước đọng thì đốt cống hộp thử nghiệm đạt yêu cầu về độ chống thấm
Nếu trong 3 đốt cống đem thử mà có 1 đốt cống bị thấm, thì phải chọn 3 đốt cống khác để thử tiếp Nếu lại có 1 đốt cống bị thấm nước thì lô cống đó không đạt yêu cầu về
độ chống thấm, phải nghiệm thu theo từng sản phẩm
Trang 2517
1.9.5 Kiểm tra cường độ bê tông
Bê tông phải được lấy mẫu, bảo dưỡng và xác định cường độ theo TCVN 3105:1993, TCVN 3118:1993 và lưu phiếu thí nghiệm, coi đó là một trong các hồ sơ chất lượng sản phẩm Cũng có thể sử dụng phương pháp không phá hủy kết hợp sóng siêu âm với súng bật nẩy theo TCVN 171:1989
Trong trường hợp cần thiết phải kiểm tra trên mẫu bê tông khoan từ đốt cống
1.9.6 Kiểm tra khả năng chịu tải của đốt cống
Chuẩn bị mẫu thử
Lấy ít nhất 2 đốt cống bất kỳ trong lô sản phẩm để chuẩn bị mẫu thử
Mẫu thử có thể là một đốt cống có chiều dài danh nghĩa 1 200 mm hoặc theo thiết kế
cụ thể
Nguyên tắc
Khả năng chịu tải của đốt cống được xác định bằng phương pháp nén trên bệ máy Tải trọng nén phá hủy (tải trọng giới hạn) là tải trọng nén quy định cho mỗi loại đốt cống
và được duy trì ít nhất trong 1 min mà đốt cống không bị phá hủy tương ứng với chỉ tiêu
kỹ thuật cho các loại ống có kích thước danh nghĩa và phạm vi áp dụng khác nhau theo 22 TCN 18:1979
Khi nén, đốt cống thử được lắp đặt để tiếp xúc chặt chẽ với sàn máy nén và giữ cố định theo phương ngang của đốt cống Với đốt cống đơn, lực nén đặt tại điểm giữa cạnh trên Với cống đôi, lực nén đặt tại giữa cạnh trên của một khoang đốt cống (Hình 4)
Có thể thử tải bằng cách chất tải hoặc ép thủy lực tại hiện trường khi điều kiện nền móng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
Thiết bị, dụng cụ
- Máy nén thủy lực hoặc máy nén cơ học dùng hệ thống kích Máy phải được lắp đồng
hồ lực có thang đo phù hợp sao cho tải trọng thử phải nằm trong phạm vi (20 ÷ 80) % của
Trang 2618
giá trị lớn nhất của thang đo lực Độ chính xác của máy trong khoảng ± 2 % tải trọng thử quy định;
- Các dụng cụ quan sát và đo bề rộng vết nứt (kính phóng đại, thước căn lá);
- Các tấm đệm cao su có độ cứng (45 ÷ 60) theo thang đo độ cứng Shore;
- Thanh truyền lực ở trên làm bằng thép cứng;
- Thiết bị nén tại hiện trường phải phù hợp với các yêu cầu thí nghiệm cũng như điều kiện lắp đặt các dụng cụ đo và thiết bị gia tải;
- Thiết bị nén tại hiện trường phải phù hợp với các yêu cầu thí nghiệm cũng như điều kiện lắp đặt các dụng cụ đo và thiết bị gia tải
Hình 1.6 Vị trí đặt lực để kiểm tra khả năng chịu tải của đốt cống
Cách tiến hành
- Đặt đốt cống thử lên bệ thử một cách chắc chắn, ổn định;
- Đặt tấm đệm và thanh truyền lực trên lên điểm giữa thanh ngang cống;
- Tác dụng lực lên điểm giữa của thanh truyền lực, tăng tải đến giá trị 10 % lực nén quy định;
- Kiểm tra độ ổn định, tiếp xúc của toàn bộ hệ thống và các thanh gối tựa;
- Tiếp tục tăng tải với tốc độ gia tải 200 kN/min Khi xuất hiện vết nứt, giữ tải trong
1 min và quan sát, đo bề rộng vết nứt
Trang 27và tắt máy
Đánh giá kết quả
Khi thử tải trọng nén giới hạn có thể xảy ra các trường hợp sau đây:
- Khi ép đến tải trọng cực đại mà xuất hiện vết nứt lớn hơn quy định (sâu hơn 0,2 mm
và chiều rộng lớn hơn 0,25 mm), thì đốt cống không đạt yêu cầu về khả năng chịu lực
- Đốt cống đạt yêu cầu về khả năng chịu tải trọng nếu thỏa mãn yêu cầu của tải trọng giới hạn khi thử tải quy định ở Bảng 3
Đánh giá kết quả kiểm tra lô thử: Nếu trong 2 đốt cống đem thử có 1 đốt cống không đạt yêu cầu về khả năng chịu tải, thì phải chọn 2 đốt cống khác để thử tiếp Nếu lại có 1 đốt cống không đạt yêu cầu về khả năng chịu tải, thì lỗ cống đó không đạt yêu cầu về khả năng chịu tải, phải nghiệm thu theo từng sản phẩm
1.10 Ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
Ghi nhãn
Trên mỗi đốt cống phải ghi rõ:
- Tên cơ sở sản xuất;
- Loại sản phẩm, kích thước danh nghĩa;
- Ký hiệu lô sản phẩm;
- Ngày, tháng, năm sản xuất;
- Dấu kiểm tra chất lượng;
Nhãn mác được ghi ở mặt ngoài của đốt cống tại vị trí dễ quan sát thấy
Trang 2820
Vật liệu dùng cho việc ghi nhãn mác không bị hòa tan trong nước và không phai màu Khi xuất xưởng phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của lô hàng Giấy chứng nhận chất lượng cần thể hiện đầy đủ các nội dung kiểm tra đánh giá về:
- Ngoại quan và khuyết tật;
- Kích thước và sai lệch kích thước;
- Khả năng chống thấm nước;
- Cường độ bê tông của đốt cống theo phiếu thí nghiệm mẫu lưu hoặc theo TCXD 171:1989;
- Khả năng chịu tải của đốt cống
Vận chuyển và bảo quản
- Sản phẩm đốt cống hộp bê tông cốt thép, chỉ được phép bốc xếp, vận chuyển khi cường độ bê tông đạt tối thiểu 70% mác thiết kế
- Sản phẩm đốt cống phải được xếp, dỡ bằng cần cẩu với móc dây cáp mềm hoặc thiết
- Để thuận tiện khi vận chuyển và lắp ráp, trên bản nắp của đốt cống có thể bố trí 2 móc thép
Trang 2921
Chương 2: Phân Tích Và Lựa Chọn Phương Án Thiết Kế
2.1 Phân tích lựa chọn cơ cấu rung
2.1.1 Vai trò và tác dụng của cơ cấu rung
Trong công nghiệp sản xuất các cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép, để làm chặt hỗn hợp bê tông người ta thực hiện bằng các phương thức sau: rung động, ép hoặc quay ly tâm v.v… trong đó rung động được sử dụng phổ biến nhất vì thiết bị đơn giản, phạm vi ứng dụng rộng, hiệu quả làm chặt cao và thích hợp với nhiều dạng kết cấu kiện xây dựng
Dưới tác dụng của rung động, các hạt cốt liệu của hỗn hợp bê tông được truyền năng lượng và chuyển động với vận tốc khác nhau Khi này liên kết giữ các hạt bị phá vỡ, nội
ma sát giảm; hỗn hợp trở nên lưu động hơn, không khí được đẩy ra ngoài và các hạt tiến sát lại gần nhau, làm cho khối lượng thể tích của bê tông tăng lên (tang lên 1,6÷1,65 lần)
và khuôn được điền đầy hơn
Thiết bị làm chặt hỗn hợp bê tông bằng phương pháp rung cần đạt được những yêu cầu đảm bảo độ chặt và cường độ bê tông; độ tin cậy và tuổi thọ cao; năng suất tạo hình cao; sử dụng và sửa chữa dễ; đảm bảo các tiêu chuẩn về tiếng ồn và rung động; phải có độ cứng vững cao để truyền được dao động một cách đồng đều cho các bề mặt tiếp xúc với hỗn hợp bê tông, đảm bảo kích thước và hình dạng chính xác của các cấu kiện bê tông
2.1.2 Phân loại
Trang 3022
Bảng 2.1 Các loại máy rung đầm lèn hỗn hợp bê tông
Máy rung thể tích Máy rung bề mặt
Đầm dùi trục mềm
Bàn
rung
Máy rung chèn
đá
Đ
ầm chày cán cứng Khối chày rung
Trang 3123
Máy rung bề mặt, nguồn dao động đặt trực tiếp lên bề mặt của hỗn hợp bê tông và dao động được truyền từ bên trên vào trong long của hỗn hợp bê tông Máy rung bề mặt được sử dụng cho hỗn hợp bê tông lưu động với về dày lớp đầm chặt không lớn hơn 200mm
Máy rung đặt trong (đầm dùi) được thả chìm sâu trong lòng hỗn hợp bê tông và rung động được truyền từ bên trong ra xung quanh Phương pháp truyền rung này rất có hiệu quả trong việc làm chặt hỗn hợp bê tông Máy rung đặt trong được dung cho hỗn hợp bê tông lưu động và ít lưu động để tạo hình các cấu kiện dạng tấm, cột và đặc biệt làm chặt các khối móng, cũng như các công trình thủy lợi
Ở máy rung thể tích, hỗn hợp bê tông được đưa vào khuôn cứng (hoặc vỏ, cốt pha) Dao động được truyền qua khuôn (vỏ, cốt pha) tới toàn bộ thể tích của hỗn hợp Bàn rung
là loại máy rung thể tích được dùng để chế tạo các cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép từ các hỗn hợp bê tông cứng và từ tất cả các loại hỗn hợp bê tông lưu động
2.1.3 Cơ Cấu Gây Rung
2.1.3.1 Rung động bằng lực từ trường
Hình 2.1 Cơ cấu động bằng từ trường
Nguyên lý tạo rung động bằng từ trường là sử dụng dao động từ trường để tạo lực hút, đẩy theo chu kỳ thay đổi của chiều từ trường trong các nam châm điện
Trang 3224
Ưu điểm
Biên độ dao động và tần số dễ tùy chỉnh
Dễ dàng thay đổi biên độ và tần số
Điều chỉnh hướng rung dễ dàng
Hình 2.2 Cơ cấu rung động ly tâm
Nguyên lý tạo rung bằng lực ly tâm do bánh lệch tâm quay là cho một khối lượng đặt cách tâm quay 1 khoảng r và quay với 1 vận tốc góc không đổi
Ưu điểm
Trang 3325
Biên độ dao động và tần số dễ thay đổi
Biên độ dao động và tần số dễ tùy chỉnh
Dễ bảo trì, sửa chữa và thay thế
Tuổi thọ cao
Nhược điểm
Cơ cấu tương đối cồng kềnh
Khá ồn
2.1.3.3 Rung động bằng truyền dẫn lệch tâm (khứ hồi)
Hình 2.3 Cơ cấu rung động bằng truyền dẫn lệch tâm
Nguyên lý tạo rung động là các cơ cấu cơ khí biến chuyển động quay thành chuyển động đi lại (khứ hồi), dùng cho các máy rung tần số thấp
Ưu điểm
Thay đổi biên dạng dễ dàng
Dễ bảo trì, sửa chữa và thay thế
Tuổi thọ cao
Trang 342.2 Phân tích lựa chọn cơ cấu ép
2.2.1 Vai trò và tác dụng của cơ cấu ép
Trong sản xuất cấu kiện bê tông thường dùng 3 dạng gia tải : gia tải không quán tính, gia tải quán tính và gia tải rung
+ Gia tải không quán tính có thể sử dụng thiết bị khí nén, thủy lực, hoặc cơ khí ép lên bề mặt cấu kiện
+ Gia tải quán tính có thể dùng một tấm thép nặng, đặt trực tiếp lên bề mặt trên của
bê tông Có thể coi hệ thêm một bậc( khối lượng) tự do nữa Phụ thuộc vào tỉ số 𝑄
𝑃0 giữa trọng lượng của vật gia tải và lực kích rung mà vật tham gia dao động cùng bê tông hoặc dao động va chạm với bê tông
+ Gia tải rung còn ít được nghiên cứu Theo kinh nghiệm áp lực trên bê tông của bộ gia tải rung nằm trong khoảng 0,001÷0,002 MPa là hợp lý nhất Với tần số 3000v/ph, biên
độ ≥ 0,1 ÷ 0,3 𝑚𝑚, bộ gây rung nên sử dụng loại có công dụng chung
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đặc biệt là độ chặt, song các yếu
tố sau đâu là cơ bản nhất
Tính chất cơ lý của bột ép ( thành phần hạt, độ dẻo, độ ẩm…);
Áp lực ép
Phương pháp tác dụng lực (ép một phía, ép hai phía, ép 1 cấp, ép hai hoặc nhiều
cấp )
Tốc độ và thời gian ép
Trang 3527
2.2.2 Phân loại
2.2.2.1 Máy ép trục khuỷu
Nguyên lý ép là dùng nguyên lý ép cơ học do độ lệch tâm của trục khuỷu tạo ra
Hình 2.4 Nguyên Lý Máy Ép Trục Khuỷu
Phải chọn thông số theo yêu cầu công nghệ
Khó khăn trong thay đổi thông số và thay thế
2.2.2.2 Máy ép bằng vít me đai ốc dẫn động bằng ma sát
Trang 37 Cơ cấu đơn giản
Dễ vận hành, sửa chữa và bảo trì
Trang 38Chiều dài hữu dụng 1 đốt cống (mm)
3.1.2 Tải Trọng Thiết Kế
Tỉnh tải:
+ Lớp đất trên lưng cống có chiều dày từ 0.6m đến 3.0 m
+ Góc nội ma sát tiêu chuẩn 𝜑𝑡𝑐 = 80
+ Dung trọng tiêu chuẩn 𝛾𝑡𝑐 = 1.8 𝑇/𝑀3
Hoạt Tải : các loại cống được thiết kế chịu 3 tải trọng:
+ Đoàn người 300 𝑘𝑔/𝑚2 ( cống dưới vỉa hè), đoàn xe H10-X60 (cống dưới đường oto), H30-XB80 (cống dưới đường oto)
3.1.3 Kiểm toán kết cầu cống
Kiểm toán theo 2 nhóm trạng thái giới hạn:
Trạng thái giới hạn thứ 1 : về cường độ
Trạng thái giới hạn thứ 3 : về sự xuất hiện vết nứt
3.1.4 Vật liệu chế tạo cống :
Trang 3931
Bêtông : chế tạo theo công nghệ RUNG ÉP ;mác 300, đá 1x2cm
Cốt thép : Lưới thép hàn từ cốt thép cacbon thấp kéo nguội có Ra =3800 𝑘𝑔/𝑚2
Mối nối cống
Mối nối các ống cống thực hiện do sự ráp nối giữa đầu dường và đầu âm của các đốt cống Vật liệu dùng để làm mồi nối là joint cao su
Cửa cống thượng lưu và hạ lưu :
Tùy theo thiết kế của từng công trình cụ thể phải làm đảm bảo thu và thoát nước tốt, chống được xói lở móng cống
3.1.5 ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG VÀ LẮP ĐẶT ỐNG CỐNG :
Tùy theo chất lượng địa chất công trình tại nơi đặt cống để chọn móng cống hợp lý
m kết cấu móng cống phải đảm bảo tối thiểu các điều kiện sau:
𝐸𝑛é𝑛≥ 600 𝑘𝑔
𝑐𝑚 2 và không kê cống trực tiếp trên nền đá
Khi nền đất đáy móng có sức chịu tải 𝑅𝑡𝑐 ≥ 2.5 𝑘𝑔
𝑐𝑚 2 có thể đặt cống trực tiếp trên nền thiên nhiên sau khi làm phẳng
Khi nền đất đáu móng có sức chịu tải 𝑅𝑡𝑐 ≥ 1.5 𝑘𝑔
𝑐𝑚 2 có thể đặt cống lên lớp móng bằng đá dãm đầm chặt
Khi nền đất đáu móng có sức chịu tải 𝑅𝑡𝑐 ≥ 1.0 𝑘𝑔
𝑐𝑚 2 phải đặt cống lên lớp móng bê tông liên tục trên suốt chiều dài cống
Khi nền đất đáy móng có sức chịu tải 𝑅𝑡𝑐 < 1.0 𝑘𝑔
𝑐𝑚 2 phải có biện pháp gia cố nền và đặt cống trên móng BTCT Các móng này phải liên tục suốt chiều dài cống, có thể
đổ tại chỗ hoặc đúc sẵn từng khối
Xử lý móng cụ thể tùy theo kỹ sư thiết kế
3.1.6 TIÊU CHUẨN VẬT LIỆU LÀM CỐNG
Trang 4032
3.1.6.1 Ximăng
Loại xi măng Silicat thông thường
Mác : mác xi măng tối thiểu phải bằng 1.3 lần mác bê tông thiết kế cho cống Mác
bê tông thiết kế cống theo công nghệ RUNG ÉP là 300 𝑘𝑔/𝑚2, xi măng tương ứng PC
Quy định chung chọn xi măng:
1 Độ mịn : phần còn lại trên sang 4900 lỗ không quá 10%
2 Thời gian bắt đầu đông cứng không quá 12 giờ
3 Cường độ : 400 𝑘𝑔/𝑚2 (phương pháp nhanh)
3.1.6.2 Cốt liệu
Đá :
Cốt liệu thô dung đổ bê tông cho ống cống hộp công nghệ Rung Ép là loại đá vôi hoặc đá cuội nghiền ra, nếu dung loại đá khác để nghiền thì phải thí nghiệm