Nồng độ PCBs trong mẫu thịt ngao

Một phần của tài liệu Đánh giá ô nhiễm polychlorinated byphenyls (PCBs) khu vực cảng hải phòng (Trang 59)

Tương tự như cách tính hàm lượng PCBs trong môi trường trầm tích, kết quả hàm lượng PCBs trong mẫu thịt ngao được trình bày trong Bảng 3.14, Hình 3.15.

Bảng 3.14. Hàm lượng PCBs trong mẫu thịt ngao

Khu vực Đơn vị PCB 28 PCB 52 PCB 101 PCB 138 PCB 153 PCB 180 ∑ PCBs C. Thái Bình ng/g 0,67 17,60 0,51 0,18 0,44 4,61 24,01 C. Văn Úc ng/g 3,57 30,67 - 1,87 9,66 2,14 47,91 Đồ Sơn ng/g 2,00 6,86 - 4,74 1,47 0,15 15,22 C. Lạch Tray ng/g 11,19 26,64 8,48 14,86 8,66 2,93 72,76 C. Bạch Đằng ng/g 7,95 25,69 7,56 6,49 5,58 1,64 54,91 TB khu vực ng/g 5,08 21,49 3,31 5,63 5,16 2,29 42,96

53

Hàm lượng tổng PCBs trong mẫu thịt ngao ở các khu vực không có sự chênh lệch nhiều. Khu vực cửa sông Lạch Tray có hàm lượng tổng PCBs cao nhất (72,76 ng/g), khu vực Đồ Sơn có nồng độ thấp nhất (15,22 ng/g). Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế chưa có quy định về hàm lượng của PCBs đối với các thực phẩm có nguồn gốc từ các loài sinh vật. Nếu áp dụng tiêu chuẩn của USEPA (2000) thì hàm lượng cho phép của mỗi cấu tử PCB trong mô sinh vật là 2000 ng/g [32]. Như vậy, hàm lượng PCBs trong loài ngao ở khu vực ven biển Hải Phòng thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn của USEPA.

So sánh với kết quả nghiên cứu ở loài tôm và cá ở khu vực Hải Phòng năm 2011, hàm lượng tổng PCBs trong mẫu thịt ngao cao hơn. Hàm lượng tổng PCBs trong cá từ 5,68 ng/g đến 42,30 ng/g. Trong khi đó, nồng độ tổng PCBs trong tôm từ 2,25 đến 52,85 ng/g [9]. Hàm lượng PCB 52 trong loài ngao của các khu vực cũng lớn nhất trong các cấu tử PCBs khác nhau. Ngao thường vùi mình dưới lớp bùn ở đáy biển từ độ sâu 3cm đến 10cm, hàm lượng PCBs của trầm tích của các khu vực nghiên cứu cao gấp nhiều lần nồng độ PCBs trong nước. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tích tụ PCBs trong loài ngao cao hơn so với tôm và cá trong cùng khu vực.

0 10 20 30 40 50 60 70 80

C. Thái Bình C. Văn Úc Đồ Sơn C. Lạch Tray C. Bạch Đằng

H à m l ư ợ n g ( n g /g ) PCB 28 PCB 52 PCB 101 PCB 138 PCB 153 PCB 180 Ʃ PCB .

54

Dựa vào 3 bảng số liệu hàm lượng PCBs trong trầm tích, nước, thịt ngao có thể đưa ra số liệu phân bố của các PCBs điển hình trong môi trường trầm tích, môi trường nước và thịt ngao như trong Bảng 3.15.

Bảng 3.15. Phân bố của các PCBs điển hình trong trầm tích, nước, thịt ngao

PCB 28 PCB52 PCB101 PCB138 PCB153 PCB180 Trầm tích 0,43 (7,76%) 4,52 (17,25%) 3,63 (52,25%) 4,03 (41,6%) 4,27 (45,7%) 0,27 (10,54%) Nước 0,031 (0,56%) 0,1974 (0,75%) 0,008 (0,12%) 0,0343 (0,35%) 0,0038 (0,04%) 0,0024 (0,09%) Thịt ngao 5,08 (91,68%) 21,49 (82%) 3,31 (47,63%) 5,63 (58,05%) 5,16 (54,26%) 2,29 (89,37%) * Phân bố của PCB 28

55 * Phân bố của PCB 52

Hình 3.17. Phân bố của PCB 52 trong mẫu trầm tích, nước và thịt ngao

* Phân bố của PCB 101

56 * Phân bố của PCB 138

Hình 3.19. Phân bố của PCB 138 trong mẫu trầm tích, nước và thịt ngao

* Phân bố của PCB 153

57 * Phân bố của PCB 180

Hình 3.21. Phân bố của PCB 180 trong mẫu trầm tích, nước và thịt ngao

Nhìn vào biểu đồ phân bố của các PCBs điển hình trong trầm tích, nước, thịt ngao, thấy rằng hàm lượng của các PCBs trong mẫu thịt ngao nhìn chung luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, trong mẫu nước có tỷ lệ thấp nhất. Điều này cho thấy nguy cơ đáng lo ngại về nguồn thực phẩm có sự tích tụ PCBs với hàm lượng cao.

Từ việc xác định được nồng độ của PCBs tại một số vị trí Khu vực cảng Hải Phòng, có thể tổng hợp hàm lượng tổng PCBs trong môi trường trầm tích, môi trường nước và trong thịt ngao như trong Bảng 3.16.

Bảng 3.16. Tổng hàm lượng PCBs tại một số vị trí khu vực cảng Hải Phòng (ppb)

Khu vực Trầm tích Nước Thịt ngao

Cảng Đình Vũ 5,29 - -

Cảng Chùa Vẽ 3,38 - -

Cảng Hoàng Diệu 1,84 - -

Cảng Vật Cách 3,09 - -

58 Cửa Thái Bình - 0,126 24,01 Cửa Văn Úc - 0,1803 47,91 Cửa Đồ Sơn - 0,2912 15,22 Cửa Lạch Tray - 0,6138 72,76 Cửa Bạch Đằng - 0,1736 54,91

Ghi chú: “ - ” Không nghiên cứu

 Biểu đồ ô nhiễm khu vực cảng Hải Phòng

Từ số liệu tổng hàm lượng PCBs tại khu vực cảng như trong Bảng 3.16, có thể lập được biểu đồ mô tả mức độ ô nhiễm như trên Hình 3.22.

59

Hình 3.22. Biểu đồ mô tả mức độ ô nhiễm PCBs trong trầm tích, nước, thịt ngao khu vực cảng Hải Phòng

60 Chú thích:

Hàm lượng tổng PCBs trong mẫu trầm tích (ppb)

Hàm lượng tổng PCBs trong mẫu nước (ppb) Hàm lượng tổng PCBs trong mẫu thịt ngao (ppb)

1. Cảng Vật Cách 6. Cửa Bạch Đằng

2. Cảng Hoàng Diệu 7. Cửa Lạch Tray

3. Cảng Chùa Vẽ 8. Cửa Đồ Sơn

4. Cảng Đình Vũ 9. Cửa Văn Úc

5. Phà Đình Vũ 10. Cửa Thái Bình

Từ số liệu trên bản đồ mức độ ô nhiễm, nhận thấy hàm lượng PCBs trong mẫu thịt ngao tại các điểm đều có giá trị cao hơn trong mẫu nước và mẫu trầm tích. So sánh hàm lượng PCBs trong thịt ngao với kết quả nghiên cứu ở loài tôm và cá ở khu vực Hải Phòng năm 2011, hàm lượng tổng PCBs trong mẫu thịt ngao cao hơn. Hàm lượng tổng PCBs trong cá từ 5,68 ng/g đến 42,30 ng/g. Trong khi đó, nồng độ tổng PCBs trong tôm từ 2,25 đến 52,85 ng/g [9].

 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm PCBs tại khu vực cảng  Các vấn đề ưu tiên

- Xây dựng hệ thống thông tin và công cụ khoa học phục vụ quản lý: đây là hệ thống thông tin tích hợp đa ngành ứng dụng công nghệ hiện đại như công nghệ thông tin, hệ thông tin địa lý, internet. Từ hệ thống thông tin này có thể xây dựng các bộ công cụ khoa học phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường vùng bờ biển.

- Xây dựng hệ thống chính sách về quản lý các nguồn thải, đồng thời có những qui định về lực lượng làm công tác bảo vệ môi trường chuyên trách ở các đơn vị sản xuất, dịch vụ theo qui mô của đơn vị. Các thỏa thuận hợp tác, cộng tác với các tỉnh láng giềng về bảo vệ môi trường cũng cần được ưu tiên xem xét.

61

+ Sử dụng hợp lý và lâu bền tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Ngăn ngừa và phòng chống ô nhiễm môi trường, các sự cố môi trường và thiên tai.

+ Quản lý thiên tai.

+ Bảo vệ và bảo tồn tự nhiên, văn hóa và đa dạng sinh học.

+ Giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích về sử dụng tài nguyên môi trường.  Các đối tượng và hành động ưu tiên

- Ba đối tượng tự nhiên ưu tiên quản lý: hệ sinh thái đất ngập nước triều, các hợp phần môi trường; chú trọng môi trường nước; tai biến thiên nhiên.

- Các hành động ưu tiên:

Ban hành hệ thống văn bản pháp qui liên quan đến quản lý các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường biển, đặc biệt các nguồn thải lục địa, chú ý tới các khu, cụm công nghiệp. Tăng cường nguồn lực và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường. Xây dựng cơ chế khuyến khích sử dụng các công nghệ mới thân thiện với môi trường. Hình thành cơ chế hợp tác với các tỉnh láng giềng trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là các vấn đề ô nhiễm môi trường nước sông.

Tiến hành đánh giá chất lượng môi trường thường xuyên trong đó cần chú trọng xây dựng hệ thống quan trắc và tiến hành quan trắc định kỳ môi trường nước và đất vùng biển và vùng bờ biển, môi trường nước trên các con sông lớn của thành phố.

Điều tra, đánh giá tổng hợp các chất ô nhiễm môi trường biển và các nguồn phát sinh làm cơ sở xây dựng các chương trình quản lý và xử lý chất thải các loại.

Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường và các công cụ khoa học phục vụ quản lý vùng bờ biển Hải Phòng và hệ thông tin môi trường ứng dụng các công nghệ hiện đại như GIS và mạng internet phục vụ đa mục tiêu.

62

Đẩy mạnh công tác giáo dục, thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm và nghĩa vụ về bảo vệ môi trường biển cho các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn thành phố.

- Giải pháp quy hoạch:

+ Trong quy hoạch nuôi trồng và khai thác thủy hải sản cần tránh những khu vực có hàm lượng chất ô nhiễm cao.

+ Trong quy hoạch phát triển du lịch, cần giảm thiểu tác động của các nguồn ô nhiễm.

- Giải pháp khoa học công nghệ: Ứng dụng công cụ mô hình để tính toán dự báo thường xuyên lan truyền các chất ô nhiễm vùng cửa sông ven biển Hải Phòng; ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng hệ thống quan trắc môi trường, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm trong khu vực (trong đó có các nguồn thải vào sông, biển); trong sản xuất nhằm hạn chế chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại có chứa PCBs.

- Quản lý, kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm có nguy cơ PCBs cao. - Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và hiểu biết về sự nguy hiểm của PCBs.

Giải pháp công nghệ đề xuất

- Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn: Các nguồn gây ô nhiễm khu vực cảng bao gồm chất thải từ hoạt động Hàng hải; chất thải sinh hoạt, công nghiệp từ đất liền.

Chất thải từ hoạt động ngành Hàng hải chủ yếu là các loại nước thải như nước ballast, nước thải la canh hầm hàng, nước thải sinh hoạt. Trong loại nước thải này thì chất thải lỏng có lẫn dầu tiếp nhận từ hệ thống la canh buồng máy, nước vệ sinh hầm hàng của tàu dầu, nước vệ sinh két dầu nhiên liệu, dầu thải, cặn dầu thải, dầu rò rỉ, nước từ két dằn lẫn dầu, nước la canh hầm hàng có lẫn dầu là loại nước thải thường có hàm lượng dầu cao. Hầu hết các cảng biển Việt Nam hiện nay đều chưa có trạm tiếp nhận và xử lý chất thải dầu từ tàu trong khi các tàu biển đã được trang bị máy phân ly dầu nước, các két chứa dầu cặn và mặt bích quốc tế để bơm chuyển chất thải lên trạm xử lý trên bờ, việc đó cũng

63

rất phù hợp theo yêu cầu của công ước quốc tế. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng hải gồm: Các cơ sở đóng, sửa chữa tàu biển đều chưa có trang bị hệ thống kiểm soát và xử lý chất thải. Theo báo cáo môi trường năm 2013 của Cục Hàng hải Việt Nam về hiện trạng thu gom dầu thải la canh, trong tổng số 10 cảng biển quốc tế chỉ có một cảng có phương tiện xử lý nước thải có dầu, ba cảng có đơn vị thu gom chất thải.

Nước thải sinh hoạt, công nghiệp được đổ, xả trực tiếp ra biển bằng những đường thoát nước thô sơ, nhiều khi lênh láng ra bãi cát chung quanh. Theo đề án quản lý tổng hợp tài nguyên biển đảo của Sở TN&MT Hải Phòng, mỗi năm, biển Hải Phòng hứng chịu khoảng 657 - 820 nghìn tấn/ngày đêm, lượng chất thải từ các vùng nội địa và ven bờ đồng bằng sông Hồng; nước thải công nghiệp từ Hà Nội và các tỉnh thượng nguồn, trong đó ước tính trong nước thải của khu Việt Trì có khoảng 100 tấn H2S04, 40 tấn HCl, 300 tấn Ben-zen làm ô nhiễm nặng vùng biển Hải Phòng.

Do vậy cần phải xây dựng các trạm tiếp nhận, thu gom, phân loại và xử lý theo các quy định về quản lý chất thải nguy hại của Thông tư số 12/2011/TT- BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại, Thông tư số 50/2012/TT-BGTVT ngày 19/12/2012 của Bộ GTVT và các quy định Công ước quốc tế.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn đến các chủ cảng, các nhà máy cơ sở đóng mới, sửa chữa bảo dưỡng, phá dỡ tàu thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường; Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp cảng biển và phương tiện tàu thuyền khi hoạt động trong vùng nước cảng biển; Kiểm tra an toàn hàng hải các phương tiện tham gia hoạt động tại khu vực quản lý để qua đó phát hiện, khuyến cáo kịp thời nhằm loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ô nhiễm môi trường.

Phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác để huy động người và các phương tiện phù hợp, tổ chức xử lý sự cố môi trường do hoạt động của tàu biển gây ra. Đồng thời, cần thường xuyên tăng cường kiểm tra việc tuân thủ ghi chép nhật ký, khả năng đảm bảo hoạt động và tình trạng kỹ thuật của các trang thiết bị

64

được lắp đặt, các két chứa, các van, họng xả, nơi có thể tiềm ẩn hoặc liên quan đến đảm bảo an toàn ô nhiễm môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường đối với các tàu biển, các tàu chuyên dụng vận chuyển xăng dầu, các kho chứa xăng dầu nổi chuyển tải.

- Xử lý tồn dư PCBs trong trầm tích

Có ba nhóm giải pháp đã được một số nước trên thế giới áp dụng để xử lí trầm tích chứa PCBs gồm:

+ Xử lí bằng thiêu đốt + Xử lí bằng cách chôn lấp

+ Xử lí bằng phương pháp hóa học:

Trên cơ sở so sánh giữa ba nhóm giải pháp trên, tôi đề xuất giải pháp xử lí bằng phương pháp hóa học theo qui trình khử Cl trong môi trường kiềm bởi vì giải pháp xử lí bằng phương pháp hóa học có chi phí nhỏ hơn so với thiêu đốt, xử lí triệt để, không tạo ra các sản phẩm phụ độc hại. Có nhiều qui trình xử lí đất ô nhiễm PCBs bằng phương pháp hóa học đã được áp dụng trên thế giới và đã đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã xác định được một nhóm vi khuẩn có thể khử độc polychlorinated biphenyls- PCBs, một loại phổ biến. Phát hiện này là bước đi đầu tiên hướng tới chiến lược xử lý sinh học nhằm khử độc PCBs theo cách tự nhiên mà không phải khử mạo hiểm PCBs tồn lưu trong các trầm tích.

Việc phát triển các công nghệ xử lý sinh học để làm sạch PCBs sẽ là một phương pháp thay thế nạo vét trầm tích ở sông hồ và xử lý tại các bãi chôn lấp, phương pháp xử lý PCBs được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nạo vét là vấn đề gây nhiều tranh cãi vì bản chất của phương pháp này có thể gây phát tán các chất ô nhiễm trên diện rộng.

Đây cũng là một trong những giải pháp mang tính lâu dài cũng như tính kinh tế để xử lý PCBs cho môi trường các khu vực cảng biển như Hải Phòng.

65

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Từ kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu, có thể đưa ra một số kết luận sau:

1. Quy trình chuẩn bị mẫu đã được xây dựng để xác định PCBs trong trầm tích, trong nước và trong thịt ngao.

- Độ thu hồi khá cao và nằm trong khoảng 81,08% đến 95,53%.

- Đường ngoại chuẩn được xây dựng để xác định 6 PCBs điển hình và phương trình định lượng PCBs có hệ số hồi quy R2 > 0,98.

2. Tại khu vực nghiên cứu trong môi trường trầm tích nồng độ tổng PCBs dao

Một phần của tài liệu Đánh giá ô nhiễm polychlorinated byphenyls (PCBs) khu vực cảng hải phòng (Trang 59)