Để thực hiện các nội dung nghiên cứu đã sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu sau:
35
- Phương pháp thu thập, hệ thống hóa tài liệu: các tài liệu liên quan đến các phương pháp phân tích PCBs, nồng độ PCBs ở khu vực cảng Hải Phòng,... được thu thập tại viện Tài nguyên và môi trường biển và các tài liệu, bài báo đã được công bố trong các tạp chí trong nước và quốc tế.
- Phương pháp thực địa, lấy mẫu phân tích: khảo sát các khu vực nghiên cứu, lựa chọn địa điểm lấy mẫu trước khi tiến hành lấy mẫu phân tích theo Bảng 2.7, 2.8 và Hình 2.5. Mẫu nước được lấy ở độ sâu từ 30 – 50 cm so với mặt nước. Tại mỗi điểm lấy mẫu, lấy nước ở 3 vị trí cách nhau khoảng 10m. Nước lấy ở 3 vị trí tại một điểm lấy mẫu được trộn đều và lấy một mẫu đại diện cho điểm lấy mẫu (1,5L). Bình đựng mẫu nước trước khi lấy mẫu phải được tráng bằng nước tại điểm lấy mẫu 3 lần [4]. Mẫu sinh vật được đánh bắt tại khu vực lấy mẫu nước. Mẫu sau khi lấy được bảo quản cẩn thận ở 5oC [2]. Tại một số địa điểm thuộc khu vực cảng lấy đại diện một mẫu trầm tích và tiến hành lấy trầm tích ở độ sâu từ 0 – 5cm. Lượng mẫu trầm tích lấy tại một điểm khoảng 1,5kg [23].
- Phương pháp phân tích xác định nồng độ các PCBs trong mẫu nước, trầm tích và mẫu thịt ngao: thực hiện phân tích xác định nồng độ PCBs trong nước, trầm tích và thịt ngao được thực hiện tại phòng Hóa môi trường, Viện Tài nguyên và Môi trường biển.
- Phương pháp tính toán, đánh giá kết quả thu được: kết quả phân tích nồng độ PCBs trong môi trường nước, trầm tích, ngao được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm tại khu vực cảng Hải Phòng.