Các em thân mến Trong trường ca Mặt đường khát vọng, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết: Em ơi em Hãy nhìn rất xa Vào bốn nghìn năm Đất Nước Năm tháng nào cũng người người lớp lớp Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta Cần cù làm lụng Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh Nhiều người đã trở thành anh hùng Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ Nhưng em biết không Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước. Để có Tổ quốc Việt Nam hôm nay, lớp lớp các thế hệ cha anh của chúng ta đã sống, lao động, chiến đấu và hóa thân vào dáng hình xứ sở. Tiếp nối truyền thống ấy, chúng ta – những người con nước Việt với tuổi thanh xuân tràn đầy khát vọng, nhiệt huyết, với tình yêu đất nước trong tim, lại chìa vai đón nhận Tổ quốc để tiếp tục cùng nhau bảo vệ, dựng xây và trao truyền lại cho các thế hệ mai sau. Mỗi công dân yêu nước Việt Nam hôm nay cần phải làm gì để hoàn thành sứ mệnh hiêng liêng ấy ? Chúng ta cùng nhau nghiên cứu phần tiếp theo của bài học
Trang 1GIÁO ÁN
BÀI 14 CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
( Tiết 2 )
I MỤC TIÊU
1 Về kiến thức
- Hiểu được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là công dân học sinh đối với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
2 Về kỹ năng
- Biết tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân
3 Về thái độ
- Yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc
- Có ý thức học tập, rèn Luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước
II BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cấp độ
Nội dung
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng Cấp độ
thấp
Cấp độ cao
1 Trách nhiệm xây
dựng tổ quốc
Nắm được trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng
và bảo vệ tổ quốc
Giải thích và phê phán một
số hiện tượng sống không
Lấy ví
dụ minh họa
Vận dụng trong cuộc sống hằng ngày
Trang 2lành mạnh, tệ nạn xã hội
2 Trách nhiệm bảo
vệ tổ quốc
Nắm được trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ tổ quốc
Lấy ví
dụ minh họa
Vận dụng trong cuộc sống hằng ngày
III TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1 Giáo viên
- PPDH: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, thực quan, thảo luận lớp.
- PTDH:
+ SGK GDCD lớp 10, sách giáo viên GDCD lớp 10
+ GV có thể sử dụng thêm một số tranh, ảnh tư liệu dạy học liên quan đến nội
dung bài học, tranh ảnh về các hoạt động xây dựng, bảo vệ đất nước
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của bài: Trình chiếu video
powerpoint, video clip về đất nước
+ GV có thể sử dụng kết hợp các tài liệu, phương tiện nói trên với các phần mềm dạy học như MS.PowerPoint,…với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học như máy
vi tính, máy Projector, màn chiếu…
2 Học sinh
+ Vở viết, sách giáo khoa GDCD lớp 10
IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 KHỞI ĐỘNG
1.1 Ổn định lớp
1.2 Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là sống hòa nhập để hòa nhập với cộng đồng chúng ta cần làm gì?
- Vì sao chúng ta phải hợp tác với những người xung quanh? Để hợp tác với những người xung quanh một cách hiệu quả chúng ta cần phải làm gì? Cho ví dụ
Trang 31.3 Dạy bài mới
Các em thân mến ! Trong trường ca Mặt đường khát vọng, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:
Em ơi em Hãy nhìn rất xa Vào bốn nghìn năm Đất Nước Năm tháng nào cũng người người lớp lớp Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh Nhiều người đã trở thành anh hùng Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.
Để có Tổ quốc Việt Nam hôm nay, lớp lớp các thế hệ cha anh của chúng ta đã sống, lao động, chiến đấu và hóa thân vào dáng hình xứ sở Tiếp nối truyền thống
ấy, chúng ta – những người con nước Việt với tuổi thanh xuân tràn đầy khát vọng, nhiệt huyết, với tình yêu đất nước trong tim, lại chìa vai đón nhận Tổ quốc để tiếp tục cùng nhau bảo vệ, dựng xây và trao truyền lại cho các thế hệ mai sau
Mỗi công dân yêu nước Việt Nam hôm nay cần phải làm gì để hoàn thành sứ mệnh hiêng liêng ấy ? Chúng ta cùng nhau nghiên cứu phần tiếp theo của bài học
2 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng tổ quốc Mục tiêu: Học sinh nắm được trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng tổ
quốc
Trang 4Cách thức tổ chức: Thuyết trình, đàm thoại
Sản phẩm: Học sinh trả lời thông qua trình bày
Thời gian: 15 phút
Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh
Ghi bảng/Trình chiếu/Đồ dùng dạy
học
Kĩ năng/Năng lực cần đạt
Về lòng yêu nước các em nghiên
cứu thêm ở trong SGK để hiểu thêm
về lòng yêu nước
Chúng ta sẽ tìm hiểu sang phần 2
Bước 1 : GV đặt ra những câu hỏi
cho học sinh trả lời :
GV: Em có thường quan tâm đến
tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội
của đất nước hay không ?
HS trả lời
GV: Em hãy cho biết câu nói sau
đây là của ai ? “Thế hệ cha anh đã
rửa được nỗi nhục mất nước, thế hệ
ngày nay phải rửa được nỗi nhục
nghèo nàn, lạc hậu ”
HS trả lời
GV: Đó là lời dặn dò thế hệ trẻ của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
GV: Các em có suy nghĩ gì về lời
dặn dò của Đại tướng ?
HS trả lời
GV: Theo các em, chúng ta có thể
thực hiện được lời dặn dò của Đại
tướng hay không ?
HS trả lời
GV: Thoạt nhìn, nước ta có vẻ
không lạc hậu so với thế giới lắm,
-Học sinh tự tìm hiểu thêm
ở SGK
- Học sinh lắng nghe câu hỏi
- Học sinh cùng thảo luận từng cặp để trả lời
-Học sinh nhận xét câu trả lời của các bạn và nêu lên ý kiến
cá nhân
-Học sinh lắng nghe câu hỏi
-Học sinh trả lời
-Học sinh trả lời câu hỏi -Học sinh lắng
1 Lòng yêu nước
2 Trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
a Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc
- Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn
- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong;
sống trong sáng lành mạnh; tham gia giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa –đạo đức truyền thống của dân tộc
- Quan tâm đến tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của địa phương, của đất nước Thực hiện tốt mọi chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước
Kĩ năng diễn đạt trình bày ngôn ngữ, vận dụng kiến thức
đã học vào thực tế
Trang 5khi chúng ta luôn nằm trong tốp
nước dẫn đầu về xuất khẩu nông sản
và các mặt hàng tiêu dùng, nằm
trong tốp 20 quốc gia có nhiều
người dùng Internet nhất Có tới trên
20 triệu người Việt Nam đang dùng
facebook để post status kể lể, chia sẻ
hoặc trách móc nhau hoặc phê phán
cuộc đời mỗi ngày… Nhưng chúng
ta quả thật đang còn nghèo và nghèo
nhất lại là về tinh thần Nhiều người
trong chúng ta nghèo niềm tin vào
những điều tốt đẹp, nghèo những
hình tượng tốt đẹp để noi theo,
nghèo cả sự kiên trì lao động sáng
tạo, nghèo cả sự tự trọng bản thân,
nghèo cả về khát vọng và ước mơ,…
Thực hiện lời dặn dò của Đại tướng
cũng chính là thực hiện khát vọng
chính đáng của cả dân tộc chúng ta
Sự nghiệp ấy vô cùng khó khăn,
gian khổ và có rất nhiều việc phải
làm Mỗi người Việt Nam yêu nước
cần phải thấy được trách nhiệm của
mình và phải có những hành động
cụ thể, quyết liệt để cùng nhau thực
hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng
đất nước hùng cường
GV yêu cầu HS gấp SGK và hỏi:
Là HS thanh niên, các em thấy mình
cần phải làm gì để góp phần vào sự
nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam
giàu mạnh ? Cho ví dụ
Bước 2: Học sinh thảo luận trả lời
các câu hỏi
nghe
-Học sinh nhận nhiệ vụ và thảo luận theo cặp đôi để trả lời
-Học sinh trả lời và nêu lên ý kiến cá nhân
- Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng của bản thân
- Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc
Trang 6HS trả lời.
Bước 3 : GV cho HS mở SGK nhận
xét, bổ sung và kết luận: Để góp
phần xây dựng Tổ quốc Việt Nam
ngày càng giàu mạnh đòi hỏi mỗi
HS thanh niên cần phải:
- Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập,
lao động; có mục đích, động cơ học
tập đúng đắn
Nên kể một câu chuyện hoặc cho
xem một đoạn phim về tấm gương
nào đó thì phù hợp hơn
VD : Cho học sinh xem tranh về
những tấm gương sinh viên vượt
khó trong học tập, đạt thành tích cao
trong các cuộc thi và những tấm
gương thanh niên cần cù, sáng tạo
trong lao động
- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác
phong; sống trong sáng lành mạnh,
tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu
tranh với các biểu hiện của lối sống
lai căng, thực dụng; biết giữ gìn và
phát huy những giá trị văn hóa –đạo
đức truyền thống của dân tộc
VD : Thanh niên, học sinh Việt
Nam ngày nay phải thực hiện tốt
cuộc vận động : Tuổi trẻ học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, phải tránh xa các tệ nạn xã
hội, lối sống lai căng, thực dụng…
GV chiếu một số tệ nạn xã hội, bạo
lực học đường cho học sinh xem
- Quan tâm đến tình hình kinh tế,
chính trị, văn hóa và xã hội của địa
-Học sinh lắng nghe
Trang 7phương, của đất nước Thực hiện tốt
mọi chủ trương của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước
VD : Thanh niên thực hiện tốt Luật
Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật
giao thông đường bộ (NXB Chính
trị quốc gia Hà Nội, 2007…)
- Tích cực tham gia góp phần xây
dựng quê hương bằng những việc
làm thiết thực, phù hợp với khả năng
của bản thân
VD : Tham gia các phong trào
thanh niên tình nguyện như : Thu
gom rác thải ở khu phố, cùng bà con
địa phương làm vệ sinh đường,
phố…
- Biết phê phán, đấu tranh với
những hành vi đi ngược lại lợi ích
quốc gia, dân tộc
VD : Phê phán và báo cho cơ quan
địa phương những hành vi khai thác
rừng trái phép, săn bắt thú quý hiếm,
tham nhũng, phá hoại của công…
Bước 4 : GV cho HS làm phần (b)
và phần (c) bài tập 2 tr.101 SGK
HS làm bài tập và trả lời
Bước 5 : GV nhận xét và cùng cấp
thông tin phản hồi theo gợi ý trả lời
tình huống (b) và (c) của Bài tập 2
(Phần VII: Gợi ý trả lời câu hỏi, bài
tập trong SGK)
- Tình huống (b): Thanh nên làm
tròn trách nhiệm đối với quê hương
đã tin cậy và hỗ trợ mình
-Học sinh làm bài tập ở SGK -Học sinh trả lời câu hỏi -Nhận xét câu trả lời của các bạn
-Học sinh lắng nghe
-Học sinh trả lời câu hỏi, những bạn khác lắng nghe
và bổ sung ý kiến
Trang 8- Tình huống (c): Tiến nên kiên
định đi theo con đường mà mình đã
chọn
GV cho HS làm bài tập ở Phụ lục
1
HS trả lời
GV cung cấp thông tin phản hồi
theo đáp án ở Phụ lục 1
Bước 6: GV chuẩn kiến thức và
tông kết nội dung trách nhiệm xây
dựng tổ quốc
-Học sinh nghi bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ tổ quốc
Mục tiêu:
- Nắm được trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ tổ quốc
Cách thức tổ chức: Thuyết trình, đàm thoại
Sản phẩm: Học sinh trả lời thông qua trình bày
Thời gian: 15 phút
của học sinh
Ghi bảng/Trình chiếu/Đồ dùng dạy
học
Kĩ năng/Năng lực cần đạt
Bước 1: GV đặt câu hỏi cho học
sinhb trả lời để tìm hiểu nội dung
trách nhiệm bảo vệ tổ quốc
GV: Đất nước ta hiện nay đã hoàn
toàn giành được độc lập, thống nhất,
chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ
hay chưa ? Tại sao ?
HS trả lời
GV bổ sung: Sau một thời gian
- Học sinh lắng nghe câu hỏi và thảo luận trả lời
- Học sinh lắng nghe
b Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc
- Trung thành với
Tổ quốc Cảnh giác trước mọi âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái
Kĩ năng phân tích, tư duy, tổng hợp, quản lí thời gian, trình bày ngôn ngữ
Trang 9không ngừng đấu tranh gian khổ và
chịu nhiều hi sinh mất mát, đất nước
Việt Nam của chúng ta đã giành lại
được độc lập, chủ quyền và sự thống
nhất Tuy nhiên, sự toàn vẹn lãnh thổ
của nước ta vẫn đang bị xâm phạm
Quần đảo Hoàng Sa (trực thuộc
thành phố Đà Nẵng) và một phần
quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh
Khánh Hoà) vẫn đang bị một số
quốc gia chiếm đóng trái phép
GV: Bên cạnh sự tranh chấp và nguy
cơ bị xâm lấn về lãnh thổ, đất nước
chúng ta còn đối diện với những khó
khăn nào ?
HS trả lời
GV: Bên cạnh sự tranh chấp và nguy
cơ bị xâm lấn về lãnh thổ, đất nước
chúng ta còn đối diện với những thế
lực thù địch đang tìm mọi thủ đoạn
để chống phá sự nghiệp xây dựng và
phát triển đất nước, phá hoại những
thành quả cách mạng, chia rẽ khối
đoàn kết toàn dân tộc, kích động
hòng gây bất ổn xã hội, phá hoại
cuộc sống hòa bình của đất nước,
GV: Tại sao bảo vệ Tổ quốc lại được
coi là quyền và nghĩa vụ thiêng
liêng, cao quý của mỗi công dân ?
HS trả lời
GV bổ sung: Bảo vệ Tổ quốc là bảo
vệ độc lập, chủ quyền, sự thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ;
bảo vệ Nhà nước và chế độ xã hội
chủ nghĩa ; bảo vệ những di sản,
-Học sinh nhận câu hỏi
và trả lời câu hỏi,các thành viên khác lắng nghe để nhận xét và nêu ra ý kiến riêng
-Học sinh trả lời câu hỏi
-Học sinh lắng nghe
độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
- Phải luôn biết đoàn kết, sáng tạo, chia sẻ và yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau ; không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện về mọi mặt : đức, trí, thể,
mĩ để trở thành những công dân có ích cho Tổ quốc
- Tham gia đăng kí
và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự
- Tíchtham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia các hoạt động tri ân đối với các thế hệ tiền nhân, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ,
- Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ
Trang 10truyền thống thống tốt đẹp của cha
ông ; bảo vệ tính mạng, lương tri và
phẩm giá của mỗi con người ; bảo vệ
cuộc sống bình yên của mỗi gia
đình, thôn xóm, mỗi góc phố, mỗi
làng quê, trên đất nước thân yêu
của chúng ta Tiếp nối truyền thống
yêu nước và cách mạng hào hùng
của các thế hệ cha anh trong lịch sử,
mỗi con người Việt Nam yêu nước
hôm nay luôn sẵn sàng dâng hiến, hi
sinh, đánh đổi tính mạng, con tim và
khối óc của mình để thực hiện trách
nhiệm thiêng liêng trước Tổ quốc,
quê hương
GV yêu cầu HS gấp SGK và hỏi:
Theo các em, mỗi HS thanh niên
Việt Nam cần phải làm gì để góp
phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa trong tình
hình mới hiện nay ? Cho ví dụ
Bước 2: Học sinh thảo luận trả lời
các câu hỏi
HS trả lời
Bước 3: GV cho HS mở SGK, nhận
xét và cung cấp thông tin phản hồi:
Để góp phần bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam trong thời kì mới,
khi còn là học sinh đang ngồi trên
ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần
phải:
- Trung thành với Tổ quốc Cảnh
giác trước mọi âm mưu chia rẽ,
xuyên tạc của các thế lực thù địch;
phê phán, đấu tranh với những thái
- Học sinh nhận xét và nêu lên ý kiến
cá nhân
- Học sinh trao đổi, nhận xét
-Học sinh trả lời câu hỏi
- Học sinh lắng nghe
Tổ quốc
- Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước
- Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc
- Lòng tự hào dân tộc chính đáng
- Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm…
- Cần cù và sáng tạo trong lao động…
Trang 11độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh
quốc gia, xâm phạm chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
VD: Khi gặp những trường hợp có ý
đồ xấu như: Bôi nhọ Tổ quốc, nói
xấu các lãnh tụ, có ý đồ phá hoại đến
an ninh quốc gia phải báo vơi cơ
quan địa phương để giải quyết
- Phải luôn biết đoàn kết, sáng tạo,
chia sẻ và yêu thương, giúp đỡ lẫn
nhau ; không ngừng học tập, tu
dưỡng, rèn luyện về mọi mặt : đức,
trí, thể, mĩ trở thành những công dân
có ích cho Tổ quốc
VD: Giúp đỡ những bạn có hoàn
cảnh khó khăn trong học tập, học tập
tốt, hoàn thành mọi nhiệm vụ mà
giáo viên phân công
- Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự
khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm
nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
VD: khi đến tuổi đi nghĩa vụ quân sự
thì chúng ta phải luôn sẵn sàng lên
đường tham gia nghĩa vụ quân sự
Phải thường xuyên rèn luyện sức
khỏe, luyện tập quân sự
- Tích cực tham gia các hoạt động an
ninh, quốc phòng ở địa phương;
tham gia các hoạt động tri ân đối với
các thế hệ tiền nhân, các hoạt động
đền ơn đáp nghĩa các gia đình
thương binh, liệt sĩ, do nhà trường,
địa phương tổ chức
VD: Tích cực tham gia các hoạt
động do địa phương và nhà trường tổ
-Học sinh làm bài tập và trả lời
-Học sinh lắng nghe -Học sinh nghi bài vào