1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong công tác phòng chống buôn lậu của cảnh sát kinh tế trên địa bàn huyện cao lộc tỉnh lạng sơn

76 67 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 723,64 KB

Nội dung

Khảo sát về năng lực quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế trong chống buôn lậu trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn .... 47 CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NÂ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH

*** *** ***

HOÀNG NGỌC ÁNH

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO

TRONG CÔNG TÁC TRINH SÁT CỦA CẢNH SÁT KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO LỘC TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

Hà Nội – 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH

*** *** ***

HOÀNG NGỌC ÁNH

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO

TRONG CÔNG TÁC TRINH SÁT CỦA CẢNH SÁT KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO LỘC TỈNH LẠNG SƠN

Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống

Mã số: 8900201.05QTD

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG ĐÌNH PHI

Hà Nội - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, không sao chép, đạo văn của các tác giả khác

Các số liệu thu thập trong luận văn là trung thực, thông qua số liệu của các tài liệu đƣợc trích dẫn, hoặc số liệu đƣợc khảo sát thực tế một cách trung thực

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến GS.TS Hoàng Đình Phi, người đã hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và tận tình giúp

đỡ tác giả hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên và chỉ bảo rất nhiệt tình của các học viên trong trường và tất cả bạn bè

Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết sức mình, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo tận tình từ quý thầy cô và các bạn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

LỜI TỰA Error! Bookmark not defined DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG 7

1.1 Các khái niệm, phân loại về quản trị rủi ro 7

1.1.1 Khái niệm rủi ro 7

1.1.2 Phân loại rủi ro 9

1.1.3 Quản trị rủi ro 12

1.2 Nhận thức chung về an ninh phi truyền thống 15

1.2.1 Các khái niệm cơ bản 15

1.2.2 Nhận thức về hoạt động trinh sát của lực lượng Cảnh sát kinh tế 17

1.3 Quản trị rủi ro trong hoạt động trinh sát của Cảnh sát kinh tế 19

1.3.1 Đặc điểm hoạt động trinh sát của lực lượng Cảnh sát kinh tế 19

1.3.2 Nội dung quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế 21

Tiểu kết Chương 1 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC TRINH SÁT CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI CỦA CẢNH SÁT KINH TẾ LẠNG SƠN TẠI HUYỆN CAO LỘC 24

2.1 Thực trạng tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và trên địa bàn huyện Cao Lộc 24

2.1.1 Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 24

Trang 6

2.1.2 Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả trên địa

bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn 27

2.2 Thực trạng Quản trị rủi ro trong công tác trinh sát chống buôn lậu trên địa bàn huyện Cao Lộc của Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn 29

2.2.1 Thực trạng tổ chức lực lượng của Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn 29

2.2.2 Thực trạng tổ chức hoạt động trinh sát chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn huyện Cao Lộc của Cảnh sát kinh tế, Công an Lạng Sơn 30

2.2.3 Khảo sát về năng lực quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế trong chống buôn lậu trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn 39

2.3 Nhận xét, đánh giá về quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn trên địa bàn huyện Cao Lộc 40

2.3.1 Ưu điểm 40

2.3.2 Hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân 41

Tiểu kết chương 2 47

CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC TRINH SÁT PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN 49

3.1 Dự báo 49

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong công tác trinh sát chống buôn lậu, gian lận thương mại của Cảnh sát kinh tế trên địa bàn huyện Cao Lộc 51 3.2.1 Vận dụng phương trình quản trị rủi ro trong hoạt động trinh sát để xây dựng giải pháp quản trị rủi ro 51

3.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động trinh sát phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại của Cảnh sát kinh tế trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn 57

KẾT LUẬN 63

Trang 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Thống kê số vụ buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và kết quả xử lý 25 Bảng 2.2 Thống kê kết quả phát hiện, điều tra số vụ buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả của lực lượng Cảnh sát kinh tế, 26 Bảng 2.3 Thống kê số vụ buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả trên địa bàn huyện Cao Lộc và kết quả xử lý 28

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Bước vào thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới, hội nhập kinh tế quốc

tế, Lạng Sơn trở thành địa bàn tập trung các đầu mối giao lưu kinh tế, thương mại của nước ta với Trung Quốc Hoạt động trao đổi hàng hóa, thăm thân, du lịch qua cửa khẩu ngày càng tăng đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao đời sống của nhân dân…

Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó thì Lạng Sơn cũng phải chịu tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường, làm nảy sinh nhiều vấn

đề phức tạp về tình hình trật tự an toàn xã hội Các loại tội phạm đã lợi dụng triệt để địa bàn biên giới để hoạt động, đặc biệt là hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán vận chuyển, hàng giả, hàng cấm Các đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn để đối phó như theo dõi chặt chẽ hoạt động của lực lượng chức năng, thường xuyên thay đổi thời gian và địa bàn hoạt động; tụ tập đông người, gây cản trở lực lượng chức năng thi hành công vụ khi bị kiểm tra, bắt giữ hàng lậu…

Các loại hàng hóa nhập lậu sẽ được tập kết ở đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc chờ thời cơ thuận lợi được vận chuyển nhỏ lẻ qua các đường mòn, lối mở, lợi dụng địa hình hiểm trở vác hàng qua lưng chừng núi đá có độ dốc lớn, vòng tránh qua các chốt chặn của lực lượng Biên phòng và Hải quan, sau đó được tập kết vào nhà dân giáp khu vực đường biên, lợi dụng các giờ cao điểm như buổi trưa, đêm tối hoặc gần sáng để dùng xe máy hoặc xe ô tô tải nhẹ vận chuyển vào nội địa

Đối với các hành vi gian lận thương mại qua cửa khẩu, một số doanh nghiệp đã lợi dụng Hệ thống thông quan tự động, lợi dụng chính sách ưu đãi trong lĩnh vực thương mại, đầu tư… để thực hiện các hành vi gian lận trong xuất nhập khẩu hàng hóa như: lợi dụng việc hệ thống tự động phân luồng tờ

Trang 10

khai (luồng xanh, luồng vàng) để cố tình không khai hoặc khai sai lệch tên hàng, mã số, xuất xứ, số lượng, trọng lượng, chủng loại hàng hóa… để buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại

Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đặc biệt là địa bàn huyện biên giới Cao Lộc luôn diễn ra nóng bỏng, phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, trật tự cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Trong những năm qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói chung, trên địa bàn huyện Cao Lộc nói riêng của lực lượng điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (Cảnh sát kinh tế) đã có nhiều nỗ lực và đạt được nhiều kết quả tích cực Hàng năm, chỉ riêng trên địa bàn huyện Cao Lộc, lực lượng Cảnh sát kinh tế

đã phát hiện, điều tra, xử lý hàng trăm vụ buôn lậu, gian lận thương mại; xử lý hàng trăm đối tượng, trong đó công tác trinh sát đóng vai trò rất quan trọng Công tác trinh sát của lực lượng Cảnh sát kinh tế đã góp phần nắm chắc được tình hình, đối tượng buôn lậu, các phương thức, thủ đoạn, chủng loại hàng hóa; thu thập các tài liệu, chứng cứ để làm căn cứ xử lý đối tượng trước pháp luật Tuy vậy, với tính chất phức tạp, nguy hiểm trong đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, lực lượng trinh sát của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu Công an tỉnh Lạng Sơn luôn phải đối diện với các loại rủi ro khi tiến hành các biện pháp trinh sát Các rủi ro cho hoạt động trinh sát của lực lượng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn chủ yếu xuất phát từ hành vi chống đối của đối tượng; các phương thức, thủ đoạn che giấu tội phạm; trong việc thực hiện các qui trình, thủ tục bảo đảm các nguyên tắc pháp luật cũng như sử dụng các công cụ, phương tiện để thực thi nhiệm vụ…

Việc nghiên cứu các giải pháp quản trị rủi ro trong công tác trinh sát chống buôn lậu của Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn trong thời gian

Trang 11

qua chưa được quan tâm nghiên cứu Vì vậy, việc học viên lựa chọn đề tài

“Nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh

tế trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn” làm luận văn thạc sĩ đã đáp

ứng được tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về an ninh phi truyền thống, về quản trị rủi ro đã được công bố Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, học viên đã tiếp cận và tham khảo một số công trình tiêu biểu như sau:

- Worden và cộng sự (2014), “Đánh giá và quản trị rủi ro trong công tác trinh sát” Tại công trình này các tác giả đã chỉ ra một số yếu tố trong

hoạt động của lực lượng Cảnh sát và xây dựng một số giải pháp tổng thể về quản trị rủi ro đối với hoạt động bảo đảm việc thực thi pháp luật

- Liwång và cộng sự (2014), “Đánh giá việc triển khai các cách tiếp cận dựa trên rủi ro” Nghiên cứu trên đã đề cập đến tầm quan trọng của việc

đưa đánh giá rủi ro vào trong các hoạt động có tính chất quân sự

- Tô Lâm và Nguyễn Xuân Yêm (2017), “An ninh phi truyền thống trong thời kỳ hội nhập quốc tế”, Nhà xuất bản Công an nhân dân Cuốn sách

đề cập khá toàn diện về nhận thức lý luận và thực tế an ninh phi truyền thống, trong đó có một số nội dung về bảo đảm an ninh phi truyền thống của lực lượng Công an nhân dân

- Nguyễn Văn Hưởng (2015), “An ninh phi truyền thống – Nguy cơ, thách thức, chủ trương và giải pháp đối phó ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Đại

học Quốc gia Hà Nội Cuốn sách đã góp phần nhận diện rõ những nguy cơ, thách thức an ninh phi truyền thống ở Việt Nam, trong đó có tội phạm phi truyền thống và các giải pháp đối phó

- Nguyễn Văn Hưởng, Hoàng Đình Phi (2015) “Giáo trình quản trị An ninh phi truyền thống”, Khoa Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà

Nội

Trang 12

- Tạ Ngọc Tấn, Phạm Thành Dung, Đoàn Minh Huấn (2015), “An ninh phi truyền thống – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Lý luận

chính trị Cuốn sách đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về an ninh phi truyền thống và bước đầu liên hệ với thực tiễn về kinh tế - xã hội ở nước ta

- Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phòng ngừa và ứng phó với các thách thức, đe dọa an ninh phi truyền thống theo chức năng của lực lượng Công an nhân dân” (2014) Nội dung Kỷ yếu Hội thảo đề cập sâu đến các hoạt động

của ngành Công an trong việc phòng ngừa và ứng phó với các thách thức, đe dọa an ninh phi truyền thống

Các công trình trên, học viên có thể tham khảo trong quá trình tổ chức thực hiện đề tài luận văn Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế với địa bàn

cụ thể là huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn Vì vậy, đề tài trên không trùng lặp với bất cứ đề tài nào đã được công bố

3 Mục tiêu nghiên cứu

Nhận thức lý luận về quản trị rủi ro; làm rõ thực trạng về quản trị rủi ro trong công tác trinh sát chống buôn lậu của Cảnh sát kinh tế trên địa bàn huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong hoạt động trinh sát của Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố bên trong cấu thành công tác quản trị rủi ro để đảm bảo an ninh cho các chiến sỹ cảnh sát tham gia quá trình trinh sát như: các quy trình về trinh sát, quy trình quản trị rủi ro, những người thực thi nhiệm vụ, nguồn lực; những yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động đến công tác quản trị rủi ro để đảm bảo quá trình trinh sát được diễn ra một cách an toàn, hiệu quả, không xảy ra mất mát về nhân lực

Trang 13

+ Về không gian: Địa bàn trinh sát tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; quan điểm đường lối, chủ trương của Đảng về bảo đảm an ninh, trật tự; cơ sở lý luận và các tiếp cận liên ngành của khoa học an ninh phi truyền thống…

- Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Đề tài được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

+ Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh: Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, học viên tiến hành tổng hợp, thống kê số liệu sau đó phân tích, so sánh để làm nổi bật thực trạng quản trị rủi ro trong công tác trinh sát đấu tranh chống buôn lậu trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

+ Phương pháp nghiên cứu điển hình: Tác giả nghiên cứu điển hình tại một số điểm điển hình trên địa bàn huyện Cao Lộc để đánh giá thực trạng cũng như nguyên nhân, điều kiện tác động đến quản trị rủi ro trong công tác trinh sát chống buôn lậu của Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn trên địa bàn huyện Cao Lộc

+ Phương pháp chuyên gia: Quá trình nghiên cứu, học viên đã gặp gỡ, trao đổi với các cán bộ lãnh đạo, trinh sát trực tiếp chống buôn lậu trên địa bàn huyện Cao Lộc

Trang 14

6 Khung nghiên cứu

Hình 1: Sơ đồ khung nghiên cứu (Nguồn: tác giả đề xuất)

Chương 3: Giải pháp cơ bản nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong công tác trinh sát Cảnh sát kinh tế Lạng Sơn tại huyện Cao Lộc

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ AN NINH

PHI TRUYỀN THỐNG

1.1 Các khái niệm, phân loại về quản trị rủi ro

1.1.1 Khái niệm rủi ro

Rủi ro là một khái niệm phổ biến, hầu như ai cũng có thể biết đến phạm trù này Tuy nhiên, cho đến nay chưa thấy có sự thống nhất về khái niệm rủi

ro Tùy theo các nghiên cứu và các trường phái, cách tiếp cận khác nhau mà

có những quan điểm khác nhau về rủi ro Vì vậy, hiện nay định nghĩa này rất phong phú và đa dạng

AllanWillett cho rằng: “Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi”, quan điểm này nhận được sự ủng hộ

của một số học giả như Hardy, Blanchard, Crobough và Redding, Klup, Anghell,

Trong một nghiên cứu của John Haynes, và được nhắc lại một lần nữa

trong cuốn Lý thuyết Bảo hiểm và Kinh tế của Irving Pfeffer thì rủi ro là:

“khả năng xảy ra tổn thất, là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất”

Tuy nhiên, quan điểm được xem là hiện đại và nhận được sự đồng tình

cao là của Frank H Knight khi ông cho rằng: “Rủi ro là sự không chắc chắn

có thể đo lường được” Cuốn Kinh tế học hiện đại của Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia cũng có đề cập đến quan điểm này

Các định nghĩa trên dù ít nhiều khác nhau song có thể thấy rằng nó

cùng đề cập đến hai đặc điểm cơ bản của rủi ro, đó là: “Rủi ro là sự không chắc chắn và là khả năng xảy ra kết quả không mong muốn Trong các khả năng xảy ra, có ít nhất một khả năng đưa đến kết quả không mong muốn Và kết quả này có thể đem lại tổn thất hay thiệt hại cho đối tượng gặp rủi ro”

Để đánh giá một rủi ro, người ta thường dùng 2 tiêu thức:

Trang 16

- Tần suất xuất hiện rủi ro: là số lần có thể xảy ra rủi ro trong một khoảng thời gian nhất định hay là khoảng cách thời gian trung bình giữa các lần rủi ro xuất hiện Nếu khoảng thời gian xem xét càng dài thì rủi ro xảy ra càng nhiều

- Mức độ nghiêm trọng của rủi ro hay tính khốc liệt của tổn thất Tổn thất là hậu quả của rủi ro Đối tượng chịu ảnh hưởng của rủi ro khác nhau thì tổn thất gây ra cũng khác nhau

Theo nguồn từ điển Oxford, rủi ro là “khả năng xảy ra mất mát, nguy hiểm, thất thoát, tai nạn hoặc các hậu quả khôn lường khác…”

Khải niệm về rủi ro là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, tuy nhiên, bản chất của rủi ro không hề đơn giản và có sự thay đổi, chuyển dịch trong định nghĩa khi áp dụng trong mỗi ngành nghề khác nhau Rủi ro trong tài chính liên quan đến khả năng thất thoát về tải sản trong khi rủi ro trong kinh tế lại ám chỉ những điểm chưa rõ (uncertainty) trong khi tính toán, hay rủi ro trong việc đầu tư đơn giản chỉ là các tồn tại chưa được tính toán hết và đôi lúc không phải là việc xấu – nhiều rủi ro, nhiều cơ hội là một khái niệm được nhiều người biết đến trong đầu tư v.v Việc đạt được một khái niệm nhất quán về rủi ro là không khả thi

Tuy nhiên, từ những phân tích, luận giải trên, chúng ta có thể hiểu rủi

ro là tập hợp của các khả năng có thể xảy ra của một sự việc nào đó cũng như hậu quả của nó Đó là những điều xảy ra ngoài sự mong muốn của chủ thể; gây ra những tác động tiêu cực đến quá trình vận động của sự vật, hiện tượng liên quan đến mục đích của một chủ thể nhất định

Từ nhận thức trên, ta có thể thấy một số đặc tính chung rủi ro:

(a) khả năng xảy ra sự cố đáng tiếc,

(b) khả năng nhận ra các hậu quả tiêu cực, không mong muốn của một

sự kiện,

Trang 17

(c) tiếp xúc với một đề xuất (ví dụ: sự xuất hiện của một mất mát) trong

đó một điều không chắc chắn,

(d) hậu quả của hoạt động và các yếu tố không chắc chắn liên quan, (e) không chắc chắn về và mức độ nghiêm trọng của hậu quả của một hoạt động liên quan đến điều gì đó mà con người coi trọng,

(f) sự xuất hiện của một số hậu quả được chỉ định của hoạt động và các yếu tố không chắc chắn liên quan,

(g) độ lệch so với giá trị tham chiếu và độ không đảm bảo có liên quan

1.1.2 Phân loại rủi ro

1.1.2.1 Rủi ro thuần túy và rủi ro theo suy tính

Rủi ro thuần túy là loại rủi ro mà nếu có xảy ra sẽ dẫn đến kết quả tổn thất về kinh tế

Loại rủi ro này có đặc điểm sau: Thứ nhất, rủi ro thuần túy nếu xảy ra thường đưa đến kết quả mất mát hoặc tổn thất Thứ hai, rủi ro thuần túy là loại rủi ro liên quan đến việc phá hủy tài sản (nếu hỏa hoạn thì tòa nhà bị phá hủy) Thứ ba, biện pháp đối phó với rủi ro này là bảo hiểm

Rủi ro suy tính là loại rủi ro do ảnh hưởng của những nguyên nhân khó

dự đoán, phạm vi ảnh hưởng rất rộng lớn Rủi ro suy tính là loại rủi ro thường xảy ra trong thực tế Ví dụ, rủi ro thay đổi giá cả, mức thuế không ổn định, tình hình chính trị không ổn định Tăng giá có thể mang lại nhiều lời cho người có tồn kho nhiều và giảm giá làm họ bị thua thiệt lớn Đặc điểm cơ bản của loại rủi ro này là thường không được bảo hiểm nhưng có thế đối phó bằng biện pháp rào chắn (hedging)

1.1.2.2 Rủi ro có thể tính được và không tính được

Rủi ro có thể tính được là loại rủi ro mà tần số xuất hiện của nó có thể tiên đoán được ở một mức độ tin cậy nhất định

Rủi ro không thể tính được là rủi ro mà tần số xuất hiện của nó quá bất thường và rất khó dự đoán được

Trang 18

Thực tế không có loại rủi ro nào nằm hẳn về một cực Khái niệm chỉ về hình thức Hầu hết các rủi ro nằm ở giữa hai cực ranh giới Do đó, giữa hai cực này có vô số mức độ chính xác và độ tin cậy khác nhau khi dự đoán Khả năng đo lường mang tính chất tương đối Một số có thể đo lường được nhiều, một số đo được ít hơn

1.1.2.3 Rủi ro có thể bảo hiểm và rủi ro không thể bảo hiểm

Những rủi ro được bảo hiểm: rủi ro thiên tai, tai nạn, sự cố bất ngờ không lường trước, những rủi ro mà doanh nghiệp có thể nhận bảo hiểm

Những rủi ro không được bảo hiểm: Rủi ro tài chính, rủi ro riêng, rủi ro động… những rủi ro khác mà doanh nghiệp không thể nhận bảo hiểm

Không phải rủi ro nào cũng có thể được bảo hiểm Cơ chế chuyển giao rủi

ro cũng có những hạn chế của nó, chẳng hạn, sẽ không sáng suốt nếu để cho người ta hưởng lợi từ những hành động phạm tội của mình Cũng sẽ không đúng nếu để cho một người nào đó mua bảo hiểm cho ngôi nhà hàng xóm, sau đó đốt ngôi nhà đó để nhận tiền bồi thường Dù không có ý định phạm tội thì cũng sẽ không đúng nếu để cho một người nào đó được lợi từ việc cháy ngôi nhà hàng xóm trong khi người đó không hề có quyền lợi gì trong ngôi nhà bị cháy

Vì vậy, cần phải có một vài ý niệm về cái có thể được bảo hiểm và cái không thể được bảo hiểm Chúng ta sẽ hiểu được điều đó khi xem xét các đặc tính và tính chất của những rủi ro có thể được bảo hiểm Tuy nhiên, có một điểm quan trọng cần nêu lên là không nên giáo điều vì ranh giới của những rủi ro có thể được bảo hiểm và những rủi ro không thể bảo hiểm có thể thay đổi Thế giới kinh doanh không phải là một môi trường tĩnh Nó có thể thay đổi để điều chỉnh các tình huống theo ý muốn, cái mà ngày hôm nay coi là không thể được bảo hiểm thì ngày mai lại có thể trở thành cái có thể được bảo hiểm

Tuy nhiên, một rủi ro có thể được bảo hiểm phải hội đủ những đặc tính sau đây:

Trang 19

* Tổn thất phải mang tính chất ngẫu nhiên

Một sự kiện có thể được bảo hiểm phải là hoàn toàn ngẫu nhiên đứng trên góc độ của người được bảo hiểm Không thể nào bảo hiểm một sự kiện chắc chắn sẽ xảy ra bởi vì nó không mang tính chất ngẫu nhiên và do đó việc chuyển giao rủi ro sẽ không xảy ra

* Phải đo được, định lượng được về tài chính

Ý nghĩa của bảo hiểm chính là ở chỗ nó phát huy tác dụng như một cơ chế chuyển giao rủi ro và bù đắp về tài chính cho những rủi ro xảy ra Bảo hiểm không thể loại bỏ được rủi ro, nhưng nó có trách nhiệm bảo vệ về mặt tài chính để đối phó với hậu quả của những tổn thất xảy ra

* Không trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội

Nguyên tắc chung được pháp luật công nhận là hợp đồng ký kết không được trái với cái mà xã hội cho là chuẩn mực đạo đức và lẽ phải Chẳng hạn hợp đồng giết người là không thể chấp nhận được Cũng không thể chấp nhận các hợp đồng cố ý huỷ hoại hoặc lấy cắp tài sản của người khác Nguyên tắc không trái với chuẩn mực đạo đức cũng được áp dụng với các hợp đồng bảo hiểm Không thể chấp nhận bảo hiểm rủi ro của một vụ phạm pháp không thành

1.1.2.4 Rủi ro nội sinh và rủi ro ngoại sinh

Rủi ro nội sinh là rủi ro do những nguyên nhân nội tại của dự án Quy

mô, độ phức tạp, tính mới lạ của dự án cùng với các nhân tố như tốc độ thiết

Trang 20

kế và xây dựng, hệ thống tổ chức quản trị dự án là những nguyên nhân nội sinh

Rủi ro ngoại sinh là rủi ro do những nguyên nhân bên ngoài gây nên Những nhân tố rủi ro ngoại sinh thường gặp như lạm phát, thị trường, tính sẵn có của lao động và nguyên liệu, độ bất định về chính trị, do ảnh hưởng của thời tiết

1.1.3 Quản trị rủi ro

1.1.3.1 Khái niệm Quản trị rủi ro

Hiện có rất nhiều định nghĩa về quản trị rủi ro, nhưng tựu chung lại,

quản trị rủi ro sẽ mang hàm ý “thực hiện các quy trình có hệ thống để xác định, phân tích và phản ứng với các rủi ro”, ví dụ:

1 Quản trị rủi ro: Quản trị rủi ro của tổ chức và doanh nghiệp là các quy trình mà ở đó những người có trách nhiệm tiến hành mọi hoạt động và sử dụng mọi công cụ có thế để nghiên cứu, dự báo, hoạch định và thực thi các chiến lược và kế hoạch để phòng ngừa các rủi ro và ứng phó với các khủng hoảng để đảm bảo duy trì được khả năng cạnh tranh bền vững hay sự phát triển bền vững của tổ chức hay doanh nghiệp

2 Quản trị khủng hoảng: Cùng với quản trị rủi ro thì quản trị khủng hoảng của tổ chức và doanh nghiệp là các quy trình mà ở đó những người có trách nhiệm xây dựng và thực thi các kế hoạch để ứng phó với các khủng hoảng để đảm bảo doanh nghiệp có thể vượt qua khủng hoảng

Quản trị rủi ro là một khái niệm rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực Tuy nhiên, các nghiên cứu trong những năm gần đây thường tập trung vào nghiên cứu rủi ro và quản trị rủi ro trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh Trong thế giới kinh doanh hiện đại và thay đổi nhanh chóng, các công

ty có quyền truy cập rộng rãi vào các nguồn lực và có xu hướng tìm kiếm giải pháp rẻ nhất và hiệu quả nhất Nhiều công ty chỉ tập trung vào một hoạt động kinh doanh cốt lõi sử dụng hợp đồng thầu phụ thông qua bên thứ ba Do đó, các công ty cố gắng hình thành liên minh với các đối tác khác trong một dự án

Trang 21

duy nhất, để cải thiện hiệu quả và thành công của nó Tuy nhiên, điều này thường làm tăng sự phức tạp của dự án, khi mạng lưới của nó phát triển Do

đó, dựa trên những thay đổi tổ chức này và môi trường bên ngoài, nhiều tình huống không chắc chắn xuất hiện, từ đó làm cho các tổ chức và dự án dễ bị rủi ro hơn

Trong lĩnh vực an ninh và quân sự cũng đã có các nghiên cứu về quản trị rủi ro Theo tác giả Liwang [10] thì quản trị rủi ro trong hoạt động của ngành Cảnh sát có thể căn cứ vào các nội dung cơ bản như:

1 Các tùy chọn quyết định, cũng như hệ thống/kịch bản được nghiên cứu, phải hữu hạn và được xác định

2 Việc phân tích phải có khả năng xác định các kết quả tiêu cực của mối nguy được nghiên cứu

3 Từ phân tích phải có thể mô tả khách quan về hậu quả của mối nguy

4 Phải có được đánh giá xác suất với độ chính xác hợp lý

5 Phải hợp lý để giữ kết quả mong đợi (rủi ro - xác suất nhân hậu quả) càng thấp càng tốt

Theo một phương pháp khác dựa trên quy trình quản trị rủi ro trong dự

án Zeus của NASA ―Quản trị rủi ro là một quy trình có hệ thống để xác định, phân tích và phản ứng với rủi ro‖ Quy trình có thể được chia thành một mô hình 5 bước:

Nhận diện rủi ro

Phân tính định tính rủi ro

Đánh giá định lượng rủi ro

Lập kế hoạch ứng phó rủi ro

Theo dõi và kiểm soát rủi ro

Quy trình quản trị rủi ro an ninh và các hợp phần quy trình – BQP Mỹ (2006)

Trang 22

Bộ Quốc phòng Mỹ và Học viện Sĩ quan Hải quân Mỹ (Marine Corps Institute) đã đưa ra một quy trình chung cho việc quản trị rủi ro được chia theo hợp phần:

- Phân tích rủi ro: Xác định mối nguy – Đánh giá mối nguy để xác định rủi ro

- Đánh giá rủi ro: Phát triển các phương án kiểm soát và ra quyết định

- Kiểm soát và giảm thiểu rủi ro: Triển khai phương án kiểm soát – Giám sát và đánh giá

1.1.3.2 Tầm quan trọng của quản trị rủi ro

Bằng cách thực hiện kế hoạch quản trị rủi ro và xem xét các rủi ro hoặc

sự kiện tiềm ẩn khác nhau trước khi chúng xảy ra, một tổ chức có thể tiết kiệm tiền và bảo vệ tương lai của họ Điều này là do một kế hoạch quản trị rủi

ro mạnh mẽ sẽ giúp một chủ thể thiết lập các quy trình để tránh các mối đe dọa tiềm ẩn, giảm thiểu tác động của chúng nếu chúng xảy ra và đối phó với kết quả Khả năng hiểu và kiểm soát rủi ro này sẽ cho phép các tổ chức cảm thấy tự tin hơn về các quyết định trong các hoạt động của họ

Những lợi ích quan trọng khác của quản trị rủi ro bao gồm:

- Tạo môi trường làm việc an toàn và bảo mật cho tất cả nhân viên và khách hàng

- Tăng tính ổn định của hoạt động đồng thời giảm trách nhiệm pháp lý

- Cung cấp sự bảo vệ khỏi các sự kiện gây bất lợi cho cả chủ thể công

ty và môi trường hoạt động

- Bảo vệ tất cả những người liên quan và tài sản khỏi tác hại tiềm tàng

- Giúp thiết lập nhu cầu bảo hiểm của tổ chức để tiết kiệm phí bảo hiểm không cần thiết

Trang 23

1.2 Nhận thức chung về an ninh phi truyền thống

1.2.1 Các khái niệm cơ bản

An ninh trong tiếng Anh được hiểu là mức độ an toàn cao nhất cho chủ thể Trong nhiều nền văn hóa và ngôn ngữ khác thì an ninh và an toàn được dùng chung một từ an toàn, bình an, ngược lại với nguy Như vậy, có thể hiểu

an ninh là sự tồn tại, an toàn, bình an, không có nỗi lo, rủi ro, mối nguy, sự cố hay tổn thất về người và của Ngược lại với an ninh là mất an ninh là những rủi ro, nguy hiểm, tổn thất Lịch sử đã chứng minh rằng con người không thể

có cuộc sống ổn định và phát triển bền vững nếu như không có an ninh và một quốc gia cũng không thể phát triển bền vững nếu không đảm bảo được an ninh cho con người và doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực đời sống, sản xuất và kinh doanh

Cùng với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, khái niệm an ninh

đã phân loại thành: (i) an ninh truyền thống và (ii) an ninh phi truyền thống Trong đó, an ninh truyền thống là khái niệm có nội hàm là an ninh quốc gia theo cách tiếp cận lấy quốc gia hay nhà nước làm trung tâm, là khả năng chống lại sự xâm lược của nước ngoài Như vậy, có thể hiểu an ninh truyền thống theo quan điểm truyền thống là sự tồn tại và phát triển ổn định của một quốc gia trên các lĩnh vực: an ninh chính trị, an ninh quân sự, an ninh kinh tế,

an ninh văn hóa tư tưởng Tuy nhiên, tình hình chính trị thế giới trở lên phức tạp Thế giới đang đứng trước các nguy cơ của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, trong khi vẫn đang phải đối phó với các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội… Tất cả các yếu tố trên đã hình thành nên khái niệm an ninh phi truyền thống lần đầu tiên được đề cập trong báo cáo ―Phát triển con người‖ năm

1994 của UNDP Theo đó, an ninh phi truyền thống được hiểu là sự an toàn,

ổn định và phát triển bền vững cá nhân, con người, doanh nghiệp, cộng đồng, quốc gia và cả loài người trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập, biến đổi toàn cầu và biến đổi khí hậu Quan niệm này liệt kê 7 thành tố của an ninh phi

Trang 24

truyền thống là: (i) An ninh kinh tế- trước mối đe dọa nghèo khổ; (ii) An ninh lương thực trước đe dọa đói kém; (iii) An ninh sức khỏe trước đe dọa thương tích và bệnh tật; (iv) An ninh môi trường trước đe dọa ô nhiễm, xuống cấp môi trường và cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên; (v) An ninh cá nhân, bảo vệ trước các hình thức bạo hành khác nhau; (vi) An ninh cộng đồng, bảo

vệ sự toàn vẹn văn hóa; (vii) An ninh chính trị, bảo vệ trước sự bị trấn áp chính trị

- An ninh cơ bản của một chủ thể

An ninh phi truyền thống khác biệt với an ninh truyền thống ở việc đặt con người làm trọng tâm của các vấn đề an ninh như an ninh nhà nước, an ninh cộng đồng (cá nhân) và an ninh doanh nghiệp

Trong đó, phương trình cơ bản của một chủ thể, nền móng của hầu hết các phương trình an ninh phi truyền thống, như sau:

C1= Chi phí quản trị rủi ro

C2= Chi phí, hậu quả của khủng hoảng

C3= Chi phí khắc phục hậu quả

(Tác giả Nguyễn Văn Hưởng, Hoàng Đình Phi)

Với phương trình cơ bản này, có thể suy ra hầu hết các phương trình khác, sau khi phân tích các yếu tố cấu thành của lĩnh vực an ninh đó và đối chiếu với các tham số của phương trình an ninh của chủ thể

Phương trình an ninh của chủ thể có thể được sử dụng như một công cụ

để hiểu về lĩnh vực an ninh phi truyền thống và đồng thời cũng có thể được sử dụng để hình dung ra các công thức bậc 2, bậc 3 liên quan đến chi tiết của các

Trang 25

lĩnh vực an ninh, từ đó hình thành các phương trình chi tiết, có khả năng ứng dụng với các ngành nghề, địa phương cụ thể và chỉ ngành nghề, địa phương

cụ thể đó

1.2.2 Nhận thức về hoạt động trinh sát của lực lượng Cảnh sát kinh tế

Trinh sát cảnh sát (tiếng Anh là Police reconnaissance) là những người hoạt động trong lực lượng vũ trang, là công cụ chuyên chế của chính quyền Nhà nước, có nhiệm vụ đảm bảo ổn định cho xã hội, trật tự kỷ cương, bảo vệ lợi ích của nhà nước trong xã hội cũng như các quyền lợi hợp pháp của nhân dân Cảnh sát được sử dụng các biện pháp theo đúng quy định, những biện pháp riêng để có thể thực thi được công vụ đó Trên thế giới thì nhiệm vụ cụ thể phổ biến của cảnh sát thường là phòng chống tội phạm và xử lý các vi phạm pháp luật khác như: vi phạm luật giao thông, luật kinh doanh, luật hình sự

Nhiệm vụ của Cảnh sát nhân dân được quy định cụ thể như sau:

- Phòng ngừa và phát hiện phòng chống đấu tranh tội phạm, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật về trật tự và an toàn xã hôi, bảo vệ môi trường

- Phát hiện nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật theo đúng quy định

- Quản lý các thủ tục giấy tờ hành chính, an ninh trật tự, an toàn giao thông, trật tự, thực hiện công tác phòng cháy, tham gia cứu hộ cứu nạn theo đúng quy định của pháp luật

- Thi hành án hình sự, tạm giữ tạm giam, bảo vệ và hỗ trợ tư pháp

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật Phương pháp, quy trình trong trinh sát

Phương pháp theo dõi giám sát bí mật

Phương pháp áp dụng với những người có hành vi phạm tội kinh tế; đã có hoặc chuẩn bị phạm tội kinh tế; có nghi vấn phạm tội; đã và đang có dấu hiệu nghi vấn phạm tội; những người liên quan … đã chứa chấp, tiếp tay, bao che …

Trang 26

Nhiệm vụ của hoạt động theo dõi giám sát bí mật:

- Giám sát, theo dõi các đối tượng để phát hiện, ngăn chặn hành vi…

- Phát hiện, thu thập những thông tin tài liệu, quan hệ, của đối tượng phục vụ công tác phòng ngừa, ngăn chặn và điều tra khám phá tội phạm

- Kiểm soát chặt chẽ mọi biểu hiện của đối tượng để ngăn chặn tội phạm kinh tế và những hành vi chạy trốn, tiêu hủy tang vật,v.v

- Tìm ra tung tích, quan hệ của đối tượng và địa điểm ẩn náu, phục vụ các kế hoạch bắt, khám xét và những yêu cầu khác

- Kiểm tra độ tin cậy của nhân viên mạng lưới bí mật

- Phục vụ các yêu cầu nghiệp vụ và mở rộng các hoạt động điều tra nghiên cứu

Yêu cầu của hoạt động theo dõi giám sát bí mật:

- Đảm bảo bí mật: khi tiến hành theo dõi giám sát phải đảm bảo tuyệt đối bí mật với đối tượng và những người xung quanh

- Đảo bảo liên tục, không để mất đối tượng: đảm bảo về thời gian, không để bị gián đoạn

- Phát hiện, ghi nhận kịp thời, chính xác biểu hiện của đối tượng trinh sát Điều kiện đảm bảo thực hiện hoạt động theo dõi giám sát bí mật đạt hiệu quả:

- Phải có hiểu biết đầy đủ và nắm được đặc điểm nhận dạng của đối tượng hoặc nắm vững khu vực địa điểm, vị trí cần theo dõi

- Có tổ chức chặt chẽ, khi tiến hành theo dõi phải có đội hình, phân công trách nhiệm rõ rang, chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết

- Coi trọng hóa trang: khi theo dõi giám sát bí mật cần hóa trang con người, phương tiện

- Có phương tiện hỗ trợ cần thiết: căn cứ vào đặt điểm, thủ đoạn hoạt động của đối tượng, mục tiêu trinh sát để chuẩn bị sẵn sàng những phương

Trang 27

tiện phù hợp, đáp ứng yêu cầu công tác như: phương tiện giao thông, phương tiện quan sát, phương tiện liên lạc

Ngoài ra còn có các phương pháp trinh sát khác như:

Phương pháp trinh sát trực tiếp

Thực hiện bằng cách đóng vai ngụy trang, tiếp cận đối tượng điều tra nhằm bí mật xác minh làm rõ hoặc thu thập những thông tin, tài liệu phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm kinh tế

Trinh sát trực tiếp có mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động nghiệp vụ của ngành Công an nói chung, của lực lượng Cảnh sát nhân dân nói riêng

Yêu cầu:

- Đảm bảo tính chính xác và đầy đủ

- Đảm bảo nhanh chóng

- Đảm bảo bí mật

1.3 Quản trị rủi ro trong hoạt động trinh sát của Cảnh sát kinh tế

1.3.1 Đặc điểm hoạt động trinh sát của lực lượng Cảnh sát kinh tế

Hoạt động trinh sát của Cảnh sát kinh tế là một công tác nghiệp vụ quan trọng trong đấu tranh phòng và chống tội phạm kinh tế nói chung, chống buôn lậu nói riêng Hoạt động này vừa mang tính nghiệp vụ bí mật vừa tuân thủ các qui định của pháp luật nhằm mục đích nắm chắc tình hình, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng thực hiện tội phạm; phát hiện, thu thập, sử dụng các tài liệu, chứng cứ để xử lý các hành vi phạm tội theo các qui định của pháp luật và của ngành Công an Với tính chất như vậy, hoạt động trinh sát của Cảnh sát kinh tế có liên quan đến nhiều yếu tố mang đến rủi ro và những trinh sát viên luôn phải đối mặt với nhiều dạng rủi ro dẫn đến mất an toàn trong hoạt động cũng như thiệt hại trực tiếp đến những cá nhân cụ thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trinh sát Các yếu tố có thể mang đến rủi

ro cho trinh sát bao gồm:

- Sự chống trả của đối tượng phạm tội;

Trang 28

- Những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của các đối tượng gây khó khăn và rủi ro cho quá trình trinh sát và kết quả đạt được trong công tác trinh sát;

- Những yếu tố tự nhiên, khách quan mang đến rủi ro cho hoạt động trinh sát như địa hình, thời tiết, dịch bệnh;

- Những qui định, qui trình, nguyên tắc pháp luật trong tổ chức hoạt động trinh sát, trong thu thập chứng cứ, tài liệu;

- Các phương thức trong phối hợp trinh sát như các ám, tín hiệu, phương thức liên lạc giữa các trinh sát viên, giữa trinh sát với lãnh đạo, chỉ huy…;

- Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động trinh sát như vũ khí, điện thoại, các thiết bị ghi âm, ghi hình,…

Các rủi ro phổ biến có thể xảy ra trong quá trình tổ chức hoạt động trinh sát và đối với các trinh sát viên Cảnh sát kinh tế như:

- Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe như bị hi sinh, bị thương, bị tổn hại sức khỏe, bị bệnh tật do đối tượng phạm tội gây ra cho trinh sát;

- Các tài liệu, chứng cứ phục vụ đấu tranh chống buôn lậu bị tiêu hủy, tẩu tán, thất lạc, sai lệch… dẫn đến giá trị sử dụng làm căn cứ đấu tranh, xử lý

bị giảm sút;

- Sự sai sót, vi phạm các qui trình, nguyên tắc trong hoạt động trinh sát dẫn đến làm thất bại kế hoạch đấu tranh hoặc trinh sát bị xử lý, kỷ luật hoặc các chế tài khác…;

- Những khó khăn, vướng mắc trong các qui định mang tính pháp lý; trong chỉ huy, chỉ đạo; trong quan hệ phối hợp dẫn đến những rủi ro cho trinh sát;

- Những rủi ro do các trang thiết bị phục vụ cho quá trình trinh sát còn thiếu, lạc hậu, hư hỏng, thiếu đồng bộ…

Trang 29

1.3.2 Nội dung quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế

Quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế là toàn bộ những biện pháp, phương pháp, cách thức của chủ thể quản trị lên quá trình hoạt động trinh sát nhằm bảo đảm cho hoạt động này an toàn, hiệu quả, giảm bớt các chi phí do các tác động từ những rủi ro mang lại

Về mặt lý thuyết, việc QTRR trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh

tế có thể vận dụng Phương trình quản trị ANPTT vào Phương trình QTRR trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế Tuy nhiên, do công tác trinh sát

có những đặc thù riêng biệt nên phương trình QTRR cũng có những yếu tố khác biệt Theo đó, phương trình QTRR trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế có thể khái quát như sau:

S’S (ANCN) = (S1+S2+S3)-(C1 + C3)

Trong đó: S’S= An ninh của chủ thể (trinh sát)

S1: An toàn của chủ thể = Sức khỏe + Nhận thức + Điều kiện hoạt động + Trang thiết bị hoạt động

S2: Ổn định của chủ thể = Tính ổn định của môi trường hoạt động S3: Phát triển bền vững của chủ thể = Nâng cao năng lực, nhận thức + Đào tạo kỹ năng

C1: Chi phí quản trị rủi ro = Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với hoạt động trinh sát + tần suất kiểm tra sức khỏe + tần suất đào tạo tập huấn ứng phó rủi ro, khủng hoảng + kiểm tra thiết bị

C3: Chi phí khắc phục hậu quả = Điều trị do sức khỏe bị tổn thương + sửa chữa, khắc phục những thiệt hại về phương tiện, thiết bị + Chi phí cho việc khắc phục những rủi ro trong quá trình thu thập chứng cứ, tài liệu (điều tra, xác minh lại; hủy án; các chi phí khác…)

Như vậy, quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế trong phòng và chống buôn lậu chính là việc xây dựng kế hoạch và thực thi các biện pháp của Cảnh sát kinh tế nhằm bảo đảm an ninh, an toàn trong toàn

Trang 30

bộ hoạt động trinh sát chống buôn lậu, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho trinh sát và các hoạt động trinh sát Do vậy, QTRR trong hoạt động trinh sát của Cảnh sát trong phòng, chống buôn lậu luôn đòi hỏi lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ tham gia vào hoạt động trinh sát phải có kiến thức chuyên môn cao, có kỹ năng xử lý tình huống, có kiến thức liên ngành và kiến thức về quản trị an ninh

Tiểu kết Chương 1

Trong Chương 1, tác giả đã phân tích, luận giải những nhận thức cơ bản về rủi ro, quản trị rủi ro và quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế trong đấu tranh chống buôn lậu Cụ thể, tác giả đã nêu và phân tích khái niệm rủi ro, phân loại rủi ro; khái niệm về quản trị rủi ro Tác giả đã đi sâu làm rõ những nhận thức chung về an ninh phi truyền thống; quản trị rủi ro trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế, trong đó đưa ra những đặc điểm của hoạt động trinh sát và nội dung QTRR trong hoạt động trinh sát của Cảnh sát kinh tế; luận giải về vận dụng Phương trình an ninh phi truyền thống vào việc QTRR trong công tác trinh sát của Cảnh sát kinh tế Những nhận thức chung về cơ sở lý luận trên là căn cứ để tác giả thực hiện các bước đánh giá thực trạng QTRR trong công tác trinh sát chống buôn lậu trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn được thể hiện ở Chương 2

Trang 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC TRINH SÁT CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI CỦA CẢNH SÁT KINH TẾ LẠNG SƠN TẠI HUYỆN CAO LỘC

2.1 Thực trạng tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và trên địa bàn huyện Cao Lộc

2.1.1 Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn là tỉnh miền núi có đường biên giới dài với 231km; có 2 cửa khẩu quốc tế; 1 cửa khẩu chính, 9 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn, đường tắt qua lại bên kia biên giới Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, cũng nảy sinh một số vấn đề phức tạp về tình hình trật tự an toàn xã hội Các loại tội phạm đã triệt để lợi dụng địa bàn biên giới để hoạt động phạm tội, đặc biệt là hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán vận chuyển hàng giả, hàng cấm Công tác đấu tranh với loại tội phạm này

luôn diễn ra “nóng bỏng” với rất nhiều thủ đoạn tinh vi như hợp thức hóa

hàng buôn lậu thông qua các hợp đồng kinh tế giả mạo; khai sai giá trị thật của hàng xuất, nhập khẩu; ngụy trang, cất giấu hàng lậu tinh vi xen lẫn với hàng hóa hợp pháp; lợi dụng địa hình phức tạp để tìm cách đưa hàng lậu qua biên giới; thậm chí các đối tượng còn dùng vũ lực để chống lại các lực lượng làm nhiệm vụ hoặc tìm cách móc nối, mua chuộc những người thoái hóa, biến chất trong các cơ quan chức năng để thực hiện hành vi buôn lậu và gian lận thương mại Theo thống kê của Ban chỉ đạo 389 của tỉnh Lạng Sơn, các lực lượng chức năng của tỉnh mỗi năm phát hiện, xử lý hàng nghìn vụ buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả với số tiền xử phạt vi phạm hành chính hàng trăm tỷ đồng Theo thống kê của Ban chỉ đạo 389 của tỉnh Lạng Sơn, từ năm 2016 đến hết năm 2019, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện 23.744 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả Các cơ quan chức năng đã

Trang 33

tiến hành xử lý hành chính 19.431 vụ, chiếm 81,83% với giá trị hàng hóa lên tới

494 tỷ đồng; trong đó các cơ quan chức năng đã tiến hành khởi tố điều tra 1.266

vụ, chiếm tỷ lệ 5,33%; còn lại 12,9% số vụ được xử lý bằng các hình thức khác nhau [Bảng 2.1]

Bảng 2.1 Thống kê số vụ buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng

giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và kết quả xử lý

phát hiện

Số vụ xử lý hành chính

hàng hóa

(tỷ đồng)

Khởi tố điều tra

- Năm 2016, lực lượng Cảnh sát kinh tế phát hiện, bắt giữ, xử lý 611 vụ; trong đó, Phòng Cảnh sát kinh tế bắt giữ, xử lý 170 vụ

- Năm 2017, lực lượng Cảnh sát kinh tế phát hiện 698 vụ; trong đó, Phòng Cảnh sát kinh tế phát hiện, điều tra 174 vụ;

- Năm 2018, lực lượng Cảnh sát kinh tế phát hiện 637 vụ; trong đó, Phòng Cảnh sát kinh tế phát hiện, điều tra 114 vụ

Trang 34

- Năm 2019, lực lượng Cảnh sát kinh tế phát hiện 652 vụ; trong đó, Phòng Cảnh sát kinh tế phát hiện, điều tra 117 vụ [Bảng 2.2.]

Bảng 2.2 Thống kê kết quả phát hiện, điều tra số vụ buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả của lực lượng Cảnh sát kinh tế,

sát kinh tế phát hiện, điều tra

(Nguồn: Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn)

Trước diễn biến phức tạp của tội phạm buôn lậu, Phòng Cảnh sát kinh

tế Công an tỉnh Lạng Sơn đã chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch đấu tranh, phối hợp với các lực lượng quản lý biên giới tăng cường tuần tra kiểm soát; mở các đợt cao điểm đấu tranh quyết liệt với các hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại Lực lượng quản lý biên giới phối hợp xây dựng các lán trại, tường rào dây thép gai ngăn chặn các đường mòn, đường tắt qua biên giới, không để tình trạng xuất nhập cảnh trái phép và những hoạt động vi phạm khác diễn ra; qua đó đã kiềm chế hàng lậu qua các đường mòn Đặc biệt, lực lượng Cảnh sát kinh tế đã chú trọng sử dụng các biện pháp trinh sát

để nắm tình hình hoạt động của các đối tượng cầm đầu, các tổ chức, đường dây buôn lậu, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại từ trong nội địa với các đối tượng ngoại biên Mặt khác, sử dụng các biện pháp trinh sát đi sâu nắm tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng mang vác

thuê (cửu vạn), các đối tượng tổ chức tiêu thụ, các đối tượng “đầu gấu” tìm

cách cản trở, tấn công các lực lượng chức năng khi bắt giữ hàng buôn lậu,

Trang 35

hàng giả… Vì vậy, các hoạt động của lực lượng Cảnh sát kinh tế, trong đó có Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn đã góp phần tích cực kiềm chế các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh

2.1.2 Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Huyện Cao Lộc nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, có toạ độ địa lý

từ 220 01' đến 210 46' vĩ độ Bắc và từ 1060 37' đến 1070 04' kinh độ Đông, phía Bắc của huyện là ranh giới quốc gia với Cộng hoa nhân dân Trung Hoa, phía Tây Bắc giáp với huyện Văn Lãng, phía Tây và Tây Nam giáp với các huyện Văn Quan và Chi Lăng, phía Nam và Đông Nam giáp với các huyện Chi Lăng, Lộc Bình

Theo giới hạn địa lý hiện tại huyện bao bọc thành phố Lạng Sơn, là trung tâm kinh tế, chính trị, là vùng kinh tế động lực của tỉnh Huyện có 23 đơn vị hành chính gồm hai thị trấn là Đồng Đăng và thị trấn huyện lỵ Cao Lộc, 21 xã (xã Tân Thành, xã Xuân Long, xã Yên Trạch, xã Tân Liên, xã Gia Cát, xã Công Sơn, xã Mẫu Sơn, xã Xuất Lễ, xã Cao Lâu, xã Hải Yếnqu xã Lộc Yên, xã Thanh Lòa, xã Hòa Cư, xã Hợp Thành, xã Thạch Đạn, xã Bảo Lâm, xã Thụy Hùng, xã Song Giáp, xã Phú Xá, xã Bình Trung, xã Hồng Phong)

Huyện Cao Lộc có trên 75 km đường biên giới với Trung Quốc, có 2 cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Ga Đồng Đăng, có các cặp chợ biên giới quan trọng, có các trục giao thông đường bộ và đường sắt quốc tế, quốc

lộ 1A, 1B, 4B, 4A liên kết với tất cả các huyện, với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ Thành phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Lạng Sơn nằm gần như hoàn toàn trong phạm vi địa giới của huyện Cao Lộc, đây còn là vùng kinh tế động lực của tỉnh, nên đã tạo lợi thế to lớn cho huyện Cao Lộc trong phát triển kinh tế - xã hội và khẳng định tầm quan trọng

Trang 36

về quốc phòng - an ninh không chỉ đối với Lạng Sơn, mà còn đối với toàn quốc

Với địa thế như trên, Cao Lộc đã trở thành địa bàn trọng điểm về buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại không chỉ của tỉnh Lạng Sơn mà còn là một trọng điểm của cả nước Lượng hàng hóa thông thương giữa Việt Nam – Trung Quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị, Đồng Đăng rất lớn; bên cạnh đó còn đường mòn, lối mở dọc 75 km đường biên là địa bàn lý tưởng cho các đối tượng tập kết hàng hóa và thực hiện các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng cấm

Theo thống kê của Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn, từ năm 2016 đến năm 2019, trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, các cơ quan chức năng đã phát hiện 11.322 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả; chiếm 47,68% số vụ trên địa bàn toàn tỉnh; trong đó lực lượng Cảnh sát kinh tế, phát hiện, xử lý 1.296 vụ, chiếm 11,44%, cụ thể [Bảng 2.3.]:

- Năm 2016, phát hiện 3.264 vụ, trong đó lực lượng Cảnh sát kinh tế phát hiện, điều tra 387 vụ, chiếm 11,85%;

- Năm 2017, phát hiện 2.773 vụ, trong đó lực lượng Cảnh sát kinh tế phát hiện, điều tra 287 vụ, chiếm 10,34%;

- Năm 2018, phát hiện 2.649 vụ, trong đó lực lượng Cảnh sát kinh tế phát hiện, điều tra 298 vụ, chiếm 11,25%;

- Năm 2019, phát hiện 2.636 vụ, trong đó lực lượng Cảnh sát kinh tế phát hiện, xử lý 284 vụ, chiếm 10,77%

Bảng 2.3 Thống kê số vụ buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng

giả trên địa bàn huyện Cao Lộc và kết quả xử lý

phát hiện, điều tra

Tỷ lệ

Trang 37

2017 2.773 287 10,34%

(Nguồn: Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn)

2.2 Thực trạng Quản trị rủi ro trong công tác trinh sát chống buôn lậu trên địa bàn huyện Cao Lộc của Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn

2.2.1 Thực trạng tổ chức lực lượng của Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn

Tổ chức bộ máy của Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn được qui định trong các quyết định của Bộ Công an và Công an tỉnh Lạng Sơn Theo đó, đến hết năm 2019, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn có 70 cán bộ, chiến sĩ, gồm 01 Trưởng phòng, 03 Phó trưởng phòng được biên chế thành 05 đội nghiệp vụ Trong số 70 cán bộ, chiến sĩ, nam giới có 63 người (chiếm 90%) và 07 nữ (chiếm 10%) Sở dĩ số cán bộ, chiến sĩ là nam giới chiếm tỷ lệ cao là do tính chất công tác phòng, chống tội phạm kinh tế đòi hỏi cán bộ, trinh sát phải có sức khỏe, xông xáo, mạnh mẽ và đối mặt với nhiều nguy hiểm nên cán bộ, trinh sát là nữ giới sẽ gặp nhiều khó khăn

Về độ tuổi:

+ Từ 18 đến 30 tuổi: 17 người;

+ Từ 31 tuổi đến 45 tuổi: 33 người;

+ Từ 46 tuổi đến 55 tuổi: 16 người;

+ Trên 55 tuổi: 04 người

Với độ tuổi như trên có thể thấy, phần lớn cán bộ, trinh sát của đơn vị ở

độ tuổi từ 18 đến 45, trong đó chủ yếu từ 31 đến 45 tuổi Đây là những người

có sức khỏe, nhiều kinh nghiệm, năng động, xông xáo trong hoạt động nghiệp

vụ nên hiệu quả công tác cao Số người từ 46 tuổi đến 55 tuổi và trên 55 tuổi

Trang 38

chiếm tỷ lệ không cao, phần lớn là những người đã trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm và công hiến trong lực lượng, giữ các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy

từ đội phó đến trưởng phòng

- Về trình độ học vấn:

+ Đại học và sau đại học: 52 người, chiếm 74,3%;

+ Trung cấp, cao đẳng: 14 người, chiếm 20,0%;

+ Trung học phổ thông: 04 người, chiếm 5,7%

Như vậy, phần lớn cán bộ, trinh sát, chiến sỹ của đơn vị đều được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ, pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp của một lực lượng chủ công trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế nói chung, chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng cấm nói riêng Chỉ có một tỷ lệ nhỏ cán bộ chưa được đào tạo cơ bản và được

bố trí làm nhiệm vụ gián tiếp như hậu cần, văn thư, lái xe…

- Về trang bị: Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Lạng Sơn đã được quan tâm trang bị nhiều phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ công tác và chiến đấu như trụ sở làm việc, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện giao thông, liên lạc (như xe ô tô, bộ đàm, camera, máy ảnh, máy ghi âm, súng quân dụng, còng,…)

2.2.2 Thực trạng tổ chức hoạt động trinh sát chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn huyện Cao Lộc của Cảnh sát kinh tế, Công an Lạng Sơn

Để phục vụ có hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Phòng Cảnh sát kinh

tế đã bố trí trinh sát bám sát địa bàn, đối tượng với mục đích, yêu cầu là: Nắm chắc tình hình; bắt giữ được đối tượng, thu giữ được hàng hóa, bảo đảm an toàn cho trinh sát cũng như đối tượng; đảm bảo tốt các yêu cầu về chính trị, pháp luật và nghiệp vụ

Nội dung cơ bản của công tác trinh sát chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn huyện Cao Lộc là:

Ngày đăng: 26/05/2020, 16:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo công tác năm của Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn năm 2016 Khác
2. Báo cáo công tác năm của Phòng Cảnh sát kinh tế, công an tỉnh Lạng Sơn năm 2017 Khác
3. Báo cáo công tác năm của Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn năm 2018 Khác
4. Báo cáo công tác năm của Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lạng Sơn năm 201 Khác
5. Nguyễn Văn Hưởng (2015), ―An ninh phi truyền thống – Nguy cơ, thách thức, chủ trương và giải pháp đối phó ở Việt Nam‖, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
6. Nguyễn Văn Hưởng, Hoàng Đình Phi (2015) ―Giáo trình quản trị An ninh phi truyền thống‖, Khoa Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
7. Kỷ yếu Hội thảo khoa học ―Phòng ngừa và ứng phó với các thách thức, đe dọa an ninh phi truyền thống theo chức năng của lực lƣợng Công an nhân dân‖ (2014) Khác
8. Tô Lâm và Nguyễn Xuân Yêm (2017), ―An ninh phi truyền thống trong thời kỳ hội nhập quốc tế‖, Nhà xuất bản Công an nhân dân Khác
9. Tạ Ngọc Tấn, Phạm Thành Dung, Đoàn Minh Huấn (2015), ―An ninh phi truyền thống – Những vấn đề lý luận và thực tiễn‖, Nhà xuất bản Lý luận chính trị Khác
10. Nguyễn Xuân Yêm (2013), ―Khoa học trinh sát Việt Nam‖, Nhà xuất bản Công an nhân dân Khác
12. Worden và cộng sự (2014), ―Đánh giá và quản trị rủi ro trong công tác trinh sát‖, bản dịch Nhà xuất bản Công an nhân dân Khác
13. Li Wang và cộng sự (2014), ―Đánh giá việc triển khai các cách tiếp cận dựa trên rủi ro‖, bản dịch Nhà xuất bản Công an nhân dân Khác
14. Hubbard, Douglas (2009). The Failure of Risk Management: Why It's Broken and How to Fix It. John Wiley & Sons. tr. 46 Khác
15. Antunes, Ricardo; Gonzalez, Vicente (ngày 3 tháng 3 năm 2015). ―A Production Model for Construction: A Theoretical Framework‖. Buildings 5 (1): 209–228. doi:10.3390/buildings5010209 Khác
16. ISO/IEC Guide 73:2009 (2009). Risk management — Vocabulary. International Organization for Standardization Khác
17. ISO/DIS 31000 (2009). Risk management — Principles and guidelines on implementation. International Organization for Standardization Khác
18. Worden, Robert & Harris, Christopher & Mclean, Sarah. (2014). Risk assessment and risk management in policing. Policing: An International Journal of Police Strategies and Management. 37. 10.1108/PIJPSM-12-2012- 0088 Khác
19. Li wang, Hans & Ericson, Marika & Bang, Martin. (2014). An Examination of the Implementation of Risk Based Approaches in Military Operations. Journal of Military Studies. 5. 10.1515/jms-2016-0189 Khác
20. Aven, T. (2016). Risk assessment and risk management: Review of recent advances on their foundation. European Journal of Operational Research, 253 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w