1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học tích hợp – Unit 9 – Preserving the environment – Reading

22 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 270,24 KB

Nội dung

Kết quả là trong mỗi bài học như thế, giáo viên là người chủ động, học sinh thường luyện tập được ít, số lượng học sinh tham gia luyện tập hạn chế hơn, và các em tham gia có cảm giác làm

Trang 1

1

MỤC LỤC

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 3

9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 21

10 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp

dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ

chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu

21

11 Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử

hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu

21

Trang 2

2

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

Trong mỗi bài giảng trên lớp, giáo viên đều hướng dẫn học sinh bằng các câu hỏi gợi mở, liên hệ thực tế nhằm giúp các em có kiến thức sâu hơn, gần cuộc sống thực tế hơn Trong các bài giảng về kĩ năng trước đây, tôi thường chuẩn bị cho các em những ngữ liệu cần thiết trong giờ để các em có thể sử dụng trong giờ diễn đạt được ý mình trước lớp Kết quả là trong mỗi bài học như thế, giáo viên là người chủ động, học sinh thường luyện tập được ít, số lượng học sinh tham gia luyện tập hạn chế hơn, và các em tham gia có cảm giác làm việc thụ động - không có cơ hội thể hiện ý tưởng, sáng tạo Tuy nhiên, trong bài giảng tích hợp liên môn, chính giáo viên phải chuẩn bị bài giảng đa chiều, có kiến thức tổng hợp hơn để từ đó giúp các em từng bước hình thành, bồi dưỡng các kĩ năng liên quan, nâng cao tư duy logic, và tăng cường khả năng tổng hợp kiến thức cho mình Trong bài giảng của tôi, các em đã được đăng kí trước về nội dung mà các em quan tâm và chọn lựa Việc giao nhiệm vụ trong nhóm và đôn đốc nhau hoàn thành nhiệm vụ giúp các em nêu cao tinh thần trách nhiệm với phần việc của mình Để tìm tài liệu, các em cũng phải tích hợp các kênh thông tin, sắp xếp và rà soát cho nhau để có được sản phẩm là phần trình bày thuyết phục, có nội dung sâu và thông tin cập nhật

Vì được chuẩn bị trước, được chủ động hơn trong công việc và có cơ hội bộc lộ tài năng, thế mạnh của mình, các em thể hiện sự tự tin trong khi thuyết trình - đây là vấn đề rất quan trọng đối với các em trong giao tiếp xã hội hiện tại và sau này

Sau giờ dạy, tôi thấy thật sự vui và nhận thấy bài giảng của mình thành công trong chính cộng đồng mình sống khi tôi tận mắt chứng kiến đa số học sinh có ý thức tắt đèn, quạt trần khi các em ra sân học giờ thể dục hay trước khi về Đây chính là lúc trách nhiệm công dân trong các em được đánh thức và phát huy Chắc chắn rằng tôi sẽ

áp dụng phương pháp dạy này nhiều nhất có thể

Trang 3

7 Mô tả bản chất của sáng kiến:

7.1 Nội dung của sáng kiến:

Dạy học tích hợp – Unit 9 – Preserving the environment – Reading (Tiếng Anh

10 – Thí điểm)

I Mục tiêu dạy học

1 Kiến thức

- Môn Tiếng Anh: Đến cuối bài học, học sinh nắm được:

+ từ vựng liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường

+ phân biệt được các loại ô nhiễm môi trường, nguyên nhân và hậu quả của nó với sức khỏe của con người từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống

+ nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân trong việc tự bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng các hoạt động thiết thực hàng ngày của bản thân

- Môn sinh học 12 (cơ bản):

+ Tiết 14 - Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

Học sinh hiểu được tác động của việc sử dụng tài nguyên không khoa học làm cho môi trường bị suy thoái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người Từ

đó, các em nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải có các biện pháp sử dụng bền vững tài nguyên và ý thức bảo vệ môi trường

+ Tiết 37 – Bài 35: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Học sinh hiểu được vấn đề môi trường và các nhân tố sinh thái từ đó có hành động thiết thực bảo vệ môi trường sống

- Môn Hóa học 12 nâng cao:

+ Tiết 85 - Bài 58: Hóa học và vấn đề môi trường

Qua bài này các em biết được vai trò của hóa học đối với việc bảo vệ môi trường trong sản xuất đời sống và học tập hóa học Các em cũng hiểu rõ hơn về bản chất và

Trang 4

4

hậu quả của việc làm ô nhiễm môi trường không khí – là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần, có nguy cơ gây tác hại đến thực vật, động vật, sức khỏe con người và môi trường xung quanh

- Môn GDCD 11:

+ Tiết 18: Thực hành, ngoại khóa nội dung: mối quan hệ giữa kinh tế - môi trường ở Việt Nam, ở địa phương hiện nay

Học sinh thấy được mối quan hệ mật thiết giữa phát triển kinh tế và môi trường

từ đó nâng cao ý thức cho các em về vấn đề bảo vệ môi trường sống song song với phát triển kinh tế sau này

+ Tiết 24 – Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

Học sinh biết được chính sách sử dụng tài nguyên thiên nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường

+ Tiết 26-27 - Bài 14: Công dân với cộng đồng

Học sinh ý thức được những việc làm có lợi cho cuộc sống hàng ngày của cộng đồng mình, hành động và thuyết phục người khác làm theo những việc tốt của mình

- Môn địa lí 10 (Cơ bản):

+ Tiết 49 – Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

+ Tiết 50 – Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững

Học sinh biết được mối quan hệ giữa môi trường, tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển bền vững

- Môn địa lí 11 (Cơ bản):

+ Tiết 3 – Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu

Học sinh biết được vấn đề ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu tứ đó có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường

- Môn địa lí 12 (Cơ bản):

+ Tiết 16 – Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Trang 5

5

Học sinh hiểu được vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách, mang tính toàn cầu và thiên nhiên dường như đang nổi giận Từ đó các em có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường

- Môn tin học: Các em hiểu và

+ Biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng Internet

+ Biết cách quay video những cuộc thảo luận, biên tập video sau buổi thảo luận + Biết cách làm một bài thuyết trình Power-point

- Môn Tâm lý - giao tiếp:

Học sinh được tìm hiểu kiến thức về tâm lý của con người khi tham gia thảo luận trình bày một vấn đề, kiến thức về giao tiếp một cách tế nhị, tôn trọng người nghe, cách thức để khơi gợi hứng thú và tạo sự tự nhiên, và niềm tin cho người khác

- Giáo dục bảo vệ môi trường:

Các em nhận thức được thực trạng ô nhiễm môi trường, các loại ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường với chất lượng cuộc sống, sức khỏe Từ đó, các em có ý thức cao hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường

2 Kỹ năng

Học sinh được hình thành và rèn luyện một số kỹ năng tổng hợp:

- Môn Tiếng Anh:

+ Kỹ năng viết câu, viết đoạn văn

+ Kỹ năng thuyết trình, phát âm Tiếng Anh

- Môn sinh học 12 cơ bản:

+ Kỹ năng nhận ra các hiện tượng ô nhiễm môi trường bằng việc quan sát động thực vật và môi trường sông xung quanh

+ Kỹ năng xử lý thông tin, áp dụng một số biện pháp để hạn chế việc ô nhiễm môi trường

- Môn Hóa học 12 nâng cao:

+ Kỹ năng nhận ra các hiện tượng ô nhiễm môi trường (môi trường không khí, môi trường nước và đất)

+ Kỹ năng xử lý cơ bản theo sơ đồ xử lí nước và khí thải công nghiệp (Trang 271)

- Môn tin học: Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng, kỹ năng quay video, kỹ năng tạo lập bài thuyết trình bằng Powerpoint

Trang 6

6

- Các bộ môn khác: phân tích, tổng hợp, giải thích các hiện tượng đời sống…

- Liên quan tới Kỹ năng sống:

+ Có tinh thần đồng đội, phối hợp trong nhóm để làm việc hiệu quả

+ Thái độ tôn trọng ý kiến của người khác, biết lắng nghe các quan điểm khác nhau

+ Có cách nhìn đa chiều về môn Tiếng Anh trong trường phổ thông để từ đó tìm cho bản thân cách thức phù hợp tiếp cận bộ môn này

- Liên môn: Thông qua việc dạy học bằng dự án, học sinh chủ động, tự tin trong công việc, có ý thức xây dựng môi trường học tập, môi trường sống

II Đối tượng dạy học của dự án

Để thực hiện dự án đưa ra, tôi đã chọn đối tượng là học sinh lớp 10D1:

- Số lượng: 38 học sinh

- Một số đặc điểm khác của học sinh đã học theo dự án:

+ Trình độ: lớp 10D1 là đa số học sinh trong lớp nhận thức tương đối nhanh, chủ động trong học tập

+ Trang thiết bị học tập: Các em học sách giáo khoa với cấu trúc, từ vựng đa dạng Các nhóm có sử dụng các phương tiện để thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: điện thoại, máy tính có nối mạng

+ Tinh thần, thái độ làm việc: Vì học theo dự án là một cách học thú vị nhưng còn mới mẻ, nên cách học này trước hết cần một thái độ làm việc nghiêm túc, không ỉ nại, không trông chờ vào giáo viên Các học sinh có tinh thần đoàn kết và tính tự giác, tích cực cao

III Ý nghĩa của dự án

Trang 7

7

Mô tả ý nghĩa, vai trò của dự án đối với thực tiễn dạy học, thực tiễn đời sống xã hội

1 Đối với thực tiễn dạy học

- Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và với môn Tiếng Anh nói riêng Đây được coi là một quan điểm dạy học hiện đại, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục

- Phương pháp dạy học này làm cho việc dạy Tiếng Anh và học Tiếng Anh không chỉ dừng lại ở việc thuyết trình, giới thiệu đơn thuần lý thuyết, nó thực sự đưa học sinh nhập cuộc, mang lại cho học sinh cơ hội được thực hành, biến lý thuyết đó thành sản phẩm trong thực tế

- Quá trình dạy học liên môn cũng đem đến cho bản thân người Giáo viên một cách nhìn toàn diện hơn về vấn đề dạy và học Tiếng Anh trong trường phổ thông qua cách nhìn của chính các em, từ đó có thể có những sự điều chỉnh phù hợp, hiệu quả hơn trong dạy học bộ môn

2 Đối với thực tiễn đời sống

- Để dạy học liên môn tốt, cần chỉ ra được sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hiểu biết

và hành động Vì vậy chúng ta cần chuyển từ nghiên cứu sang triển khai ứng dụng, nghĩa là cần “gắn lý thuyết với thực tiễn đời sống” để tri thức khoa học trở thành bộ

phận quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại

- Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm và khả năng sáng tạo của học sinh

- Phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, mang tính tích hợp

- Phát triển năng lực cộng tác làm việc và kỹ năng giao tiếp

- Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn

- Phát triển năng lực tự phân tích, tự đánh giá

Unit 9: PRESERVING THE ENVIRONMENT - READING là một bài học trong chương trình TIẾNG ANH 10 Sách giáo khoa thí điểm Nội dung kiến thức không chỉ cung cấp từ vựng cho học sinh đặt được câu đúng mà còn rất hữu ích trong việc rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sống - phát hiện vấn đề và giải quyết vấn

đề Tôi đã lựa chọn hình thức dạy học tích hợp “Giáo dục sự ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường sống” Nêu chủ đề, yêu cầu học sinh tìm hiểu về những vấn đề tồn tại trong cuộc sống hàng ngày ở chính cộng đồng mình và dành thời gian 8 đến 10

Trang 8

IV Thiết bị dạy học, học liệu

- Thiết bị: Giáo án, bảng, máy vi tính, máy chiếu, máy ảnh, điện thoại di động, đĩa CD, bảng ghi chép…

- Học liệu: kiến thức liên môn, kiến thức thực tế, nguồn Internets, tư liệu từ đồng nghiệp

- Các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học dự án:

+ Bài giảng lý thuyết học theo dự án bằng Powerpoint

+ Học sinh thiết kế bài luyện tập, kết nối Internet, sử dụng USB…chỉnh sửa, biên tập các tranh ảnh theo ý tưởng…

+ Giáo viên chèn các đoạn video thu âm học sinh khi trình bày vào giáo án của mình sau khi đã hoàn tất công việc

V Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

a Mục tiêu: Như đã nêu trong phần 2

Phát phiếu gợi ý cho HS theo 4 tổ, các em có thể chọn vấn đề nghiên cứu hoặc tự tìm vấn đề thực tế cần giải quyết của mình với chủ đề: “Các loại ô nhiễm ở nơi em sinh sống và hậu quả của chúng.”

Trang 9

9

Kinh doanh đồ phế liệu Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất

bừa bãi

Ô nhiễm không khí

Gợi ý phân chia công việc trong mỗi nhóm:

Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm

(Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp + đầu giờ các buổi chuyên đề)

- Giao nhiệm vụ cho nhóm, từng bạn trong nhóm và thời gian hoàn thành

- Tiến hành thu thập tư liệu, tìm thông tin

- Tổng hợp thông tin, soạn Powerpoint và hoàn thành báo cáo của nhóm/ tổ

Bước 3 Báo cáo kết quả trước lớp (Sử dụng trong tiết học và in thành văn bản)

- Các nhóm báo cáo kết quả

- Nhìn lại quá trình thực hiện dự án

c Cách thức tổ chức dạy học

Giáo viên hướng dẫn, cố vấn các nhóm thực hiện nhiệm vụ do các em tự chọn

d Phương pháp dạy học

- Học liên môn, liên hệ thực tế

- Quan sát, đàm thoại, trao đổi, gợi mở

- Thảo luận nhóm, trình bày

e Phương pháp kiểm tra đánh giá

Trang 10

10

Đánh giá theo tiêu chí trong bảng kèm theo mục 7 và câu hỏi củng cố

g Hoạt động của học sinh

- Học sinh lựa chọn chủ đề, trao đổi theo nhóm, ghi tóm tắt nội dung

- Cùng giáo viên chọn lọc những nội dung để thực hiện dự án để tránh trùng lặp chủ đề

- Học sinh nêu các nhiệm vụ cần thực hiện, suy nghĩ và lựa chọn nhiệm vụ phù hợp với từng thành viên

- Phân công từng thành viên các nhiệm vụ phù hợp:

+ Lắng nghe và cùng tham gia

+ Thảo luận, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhóm

- Các nhóm trưởng lần lượt nêu kế hoạch của nhóm trước nhóm

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung

- Các nhóm đều tìm hiểu chung về các vấn đề bức xúc các em nhận thấy ở cộng đồng mình (problems) liên quan đến ô nhiễm môi trường, về các hoạt động nhằm cải thiện tình hình và làm cho cuộc sống được cải thiện (suggested activities)

- Nhiệm vụ của các nhóm: Tìm hiểu các loại ô nhiễm môi trường nơi em ở và các ảnh hưởng của chúng

- Các nhóm tiến hành tìm kiếm tư liệu theo nhiệm vụ đã nêu

- Từng nhóm nêu ý tưởng, phân tích, xử lý kết quả thu thập được và trao đổi về cách trình bày sản phẩm

+ Trình bày ý tưởng qua tranh ảnh

- Các nhóm lắng nghe các nhóm khác trình bày, góp ý, hỏi thêm về ý tưởng của bạn cho rõ ràng, bổ sung về phần trình bày của nhóm bạn

h Hoạt động của giáo viên:

- Giới thiệu vấn đề: Nêu nội dung bài học và nhiệm vụ cho học sinh

- Cho học sinh nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong dự án và tổng hợp thống nhất

Trang 11

- Theo dõi, giúp đỡ xử lý thông tin, cách trình bày sản phẩm của các nhóm

- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận và phản hồi

- Nhận xét, bổ sung

- Tổ chức cho học sinh thực hiện

- Kết luận, tuyên dương các nhóm, cá nhân đã nỗ lực trong quá trình thực hiện nội dung bài học

VI Kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Cách thức, tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh được giáo viên thực hiện theo những nội dung cụ thể của bảng sau:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ

KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH HỌC THEO DỰ ÁN

Tên người/nhóm đánh giá: Tổng điểm: ./ 100

Tên đề tài:

STT Tiêu chí Trên mức đạt

(10 điểm)

Đạt (5 điểm)

Chưa đạt (3 điểm)

Ghi chú

2 Thông tin

3 Trình bày

4 Tính sáng tạo

Trang 12

- Các nội dung trình bày:

+ Học sinh trả lời đúng trọng tâm của bài: 75%: hiểu bài mức độ tốt

+ Dưới 25%: Chưa hiểu sâu nội dung cần khai thác trong bài

VII Các sản phẩm của học sinh:

- Sản phẩm của học sinh là các bài viết, hình ảnh các em đã tiến hành sưu tầm Kết quả học tập của học sinh được thể hiện qua bản báo cáo của các nhóm trưởng bằng Powerpoint và dưới đây là nội dung bài của các nhóm mà các em đã tổng hợp được

Tổ 1:

In our neighborhood, most of people earn their living by trading waste materials People trade and collect dirty bags, especially plastic bags and old batteries During the working progress, they discharge rubbish, toxic liquid even liquid containing lead into the environment Besides that, they heat electric wire for copper, which makes dark smoke fly up This causes environmental pollution such as water pollution and soil pollution

Their activities result in serious consequences which most of people do not know about It brings many fatal diseases to all people about skin, digestive system and respiratory system In addition, environmental pollution is killing a lot of kinds of vegetation around This will still continue if people don’t stop their own actions

Ngày đăng: 26/05/2020, 15:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w