Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên dạy Âm nhạc Tiểuhọc có sự quan tâm đến việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Âmnhạc – Lớp 5.. Làm thế nào để vận dụng kiế
Trang 1THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: “Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Âm nhạc lớp
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Âm nhạc
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường TH Cẩm Định
Điện thoại: 0912.224.724
4 Đồng tác giả: Không
5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường TH Cẩm Định
Xã Cẩm Định- Huyện Cẩm Giàng- Tỉnh Hải Dương
Điện thoại: 0220.3780331
6 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường TH Cẩm Định
7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên dạy Âm nhạc Tiểuhọc có sự quan tâm đến việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Âmnhạc – Lớp 5 Một số phương tiện, thiết bị hỗ trợ như máy chiếu, bảng thôngminh, máy tính có kết nối Internet…
8 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2015– 2016
TÁC GIẢ
Bùi Thị Lương
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Trang 21 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã đề ra nhiệm vụ:
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng củangười học khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc” Đổimới phương pháp dạy học ở cấp TH là giúp học sinh hướng tới việc học tậpchủ động chống lại thói quen học tập thụ động Cùng với các môn học khác,môn Âm nhạc có tầm quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhâncách cho học sinh Trong những năm gần đây môn Âm nhạc luôn chú ý đếnviệc đổi mới phương pháp giảng dạy theo phương pháp dạy học hiện đại đểđáp ứng yêu cầu dạy học ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước Một trong những hướng tiếp cận các tác phẩm nhằm pháthuy tính chủ động, sáng tạo của học sinh đó chính là vận dụng kiến thức liênmôn trong dạy học Âm nhạc Làm thế nào để vận dụng kiến thức liên môntrong dạy học Âm nhạc một cách hiệu quả, phát huy được năng lực chủ độngsáng tạo của học sinh là điều tôi luôn mong muốn và nghiên cứu trong sáng
kiến “Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Âm nhạc lớp 3 ở Tiểu học”
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
* Các điều kiện cần thiết đảm bảo cho việc dạy và học; một số phương tiện,thiết bị hỗ trợ như: nhạc cụ, máy nghe, máy chiếu, máy tính có kết nốiInternet…
- Giáo viên: Phải lựa chọn, nghiên cứu phương pháp phù hợp với học sinh vàđảm bảo thời lượng thực hiện các giải pháp
- Học sinh: Có hứng thú học tập, biết hợp tác, biết cách khai thác thêm cácthông tin ngoài bài học…
* Thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến: Khi dạy Âm nhạc Lớp 3- Tiểu học
3 Nội dung sáng kiến:
3.1 Các giải pháp đổi mới đã thực hiện:
Ở sáng kiến này, tôi đề xuất thêm một số phương pháp, cách thức tổ chức
Trang 3dạy học Âm nhạc lớp 3 tích hợp với các môn học khác, góp phần vào việc đổimới, nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc
Để vận dụng tốt những kinh nghiệm của sáng kiến, tôi đưa ra một số câu hỏi
trắc nghiệm, khảo sát ở lớp thực nghiệm và đối chứng, kết quả thu được rấtkhả quan
3.2 Đánh giá kết quả đạt được từ sáng kiến:
* Tính mới, tính sáng tạo: Sáng kiến đã đưa ra những phương pháp dạy khi
vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Âm nhạc nhằm phát huy tính tíchcực, chủ động của học sinh phù hợp với yêu cầu của dạy học hiện đại
* Khả năng áp dụng: Áp dụng với tất cả các tiết học Âm nhạc từ lớp 1 đến
lớp 5 và với mọi đối tượng học sinh
* Về lợi ích thiết thực của sáng kiến: Tài liệu về vận dụng kiến thức liên môn
còn quá ít Giáo viên còn mơ hồ về phương pháp Vì vậy với sáng kiến nàygiáo viên có thêm tài liệu để tham khảo về vận dụng kiến thức liên môn để ápdụng được phương pháp dạy học mới
* Về hiệu quả xã hội: Góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, có đủ
các năng lực cần thiết để xây dựng xã hội
4 Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến: Những giải pháp tôi đưa ra rất
hiệu quả trong việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Âm nhạc lớp 3
ở Tiểu học
5 Đề xuất, kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến:
- Nhà trường đầu tư thêm cơ sở vật chất cho công tác dạy học Khuyến khíchgiáo viên vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy Âm nhạc và các mônhọc chuyên khác
- Giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của vận dụng kiến thức liên môntrong dạy học Âm nhạc, phải nhiệt tình đầu tư về thời gian công sức để thiết
kế giáo án
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Trang 41 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã đề ra nhiệmvụ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng củangười học khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc”.Trong luật giáo dục điều 24.2 cũng ghi rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông
là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phùhợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện, tác động đến tình cảm,đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Thực hiện chủ trương củaĐảng và nhà nước, ngành Giáo dục đã thực hiện đổi mới về nội dung vàphương pháp dạy học trong đó có tích hợp liên môn và bước đầu cũng có kếtquả nhất định Về dạy học kiến thức liên môn, Bộ Giáo dục- Đào tạo cũng đã
tổ chức tập huấn giáo viên về rà soát chương trình, sách giáo khoa, xây dựngcác chủ đề liên môn phù hợp với phương pháp dạy học tích cực và phù hợpvới điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, nhà trường Bên cạnh đó, để thựchiện chủ trương đổi mới đồng bộ mục tiêu, phương pháp dạy học góp phầnhình thành các năng lực cho học sinh, Bộ cũng tổ chức các cuộc thi “Vậndụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” và cuộc thi
“Dạy học theo chủ đề tích hợp năm học 2016-2017” trên trang web “Trườnghọc kết nối” Điều đó đã khẳng định được vai trò, tầm quan trọng của vậndụng kiến thức liên môn trong việc phát huy năng lực của học sinh và đổi mớiphương pháp dạy học hiện nay
Riêng với môn Âm nhạc, trong những năm gần đây, việc dạy học Âm nhạc
ở trường Tiểu học (TH) có những đổi mới theo định hướng tích cực hoá hoạtđộng học tập của học sinh Đổi mới phương pháp giảng dạy Âm nhạc là mộtvấn đề đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư, nghiên cứu, tìm tòi một phươngpháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh qua đó nhằm phát huy tối đatinh thần học tập chủ động, tích cực giúp các em tự tìm tòi, khám phá DạyNhạc là giúp cho người học, người nghe thấy được giá trị của tác phẩm Cảm
Trang 5nhận và hiểu nội dung, nghệ thuật của mỗi ca khúc, học sinh sẽ cảm nhậnđược cái hay, cái đẹp do ca khúc đem lại Đồng thời qua đó giáo dục tư tưởng,tình cảm, nhân cách cho các em và các em biết vận dụng kiến thức đã học vàoứng xử trong gia đình, nhà trường, xã hội, tham gia các hoạt động văn hóavăn nghệ, hoạt động tập thể tự tin có văn hoá Để có một tiết dạy thành côngkhơi gợi được hứng thú, niềm đam mê ca hát cho học sinh là điều mong muốncủa tất cả các giáo viên dạy Âm nhạc.
Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Âm nhạc không chỉ giúp họcsinh tiếp cận dễ dàng bài học mà còn hiểu sâu sắc hơn giá trị nghệ thuật và giátrị tư tưởng của tác phẩm Thông qua tiết học, học sinh còn biết vận dụngnhững hiểu biết của mình ở những môn học khác nhau để hiểu rõ hơn về tácphẩm giúp người đọc dễ dàng chiếm lĩnh tri thức ghi nhớ kiến thức và hìnhthành kĩ năng sống cho bản thân
Trong chương trình Âm nhạc TH thì phân phối chương trình Âm nhạc lớp 3
có rất nhiều bài hát hay, làm quen với các nốt nhạc nhạc thú vị, phần thưởngthức âm nhạc có nhiều nội dung gợi mở, cho GV tự chọn các bài hát, bảnnhạc hay, ý nghĩa phù hợp với lứa tuổi, vùng miền…
Tuy nhiên để dạy được một tiết học hấp dẫn, lôi cuốn còn gặp khó khăn
Về phía giáo viên, phương pháp tiếp cận các nhạc phẩm chưa thực sự thíchhợp dẫn đến những tiết dạy học Nhạc trở nên tẻ nhạt, kém hiệu quả Về phíahọc sinh thì thực tế nhiều em không thích học Nhạc, lười đọc nhạc, chép nhạcthâm trí nhiều em không thuộc lời bài hát Đối tượng học sinh không đều,nhiều em ngại học Nhạc, tiếp thu một cách thụ động và khả năng cảm nhận vềgiai điệu, lời ca hay các câu chuyên thưởng thức còn yếu
Bởi vậy làm thế nào để có một tiết dạy Âm nhạc có sức lôi cuốn, hấp dẫnvới học sinh là điều tôi luôn trăn trở Để khắc phục được những khó khăntrên, qua tìm tòi, vận dụng và thực nghiệm trong quá trình dạy học, tôi mạnh
dạn trình bày sáng kiến: “Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy Âm nhạc lớp 3 ở Tiểu học”.
Trang 62 Cơ sở lí luận của việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Âm nhạc
2.1 Thế nào là dạy học liên môn?
“Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến
hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lầncùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau Đối với những kiếnthức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong
chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác” (Bài “Phó vụ trưởng gỡ rối tích hợp liên môn”- Trang web VietNamnet.vn).
Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Âm nhạc là hình thức kết hợpkiến thức các môn, Tiếng Việt; TNXH; Đạo đức Bác Hồ; Mĩ thuật, Thể dục,Ngoài gia còn tích hợp các nội dung như: Múa, Diễn kịch, Kể chuyện, Lịch
sử, Địa lí, Giáo dục quốc phòng, Bảo vệ môi trường…vào giảng dạy môn Âmnhạc để giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về nội dung, tư tưởng của tác phẩm.Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức,
kỹ năng học được ở môn này có thể sử dụng như những công cụ đểtìm hiểu, học tập các môn học khác: chẳng hạn sử dụng Lịch sử nhưnhững công cụ đắc lực để tìm hiểu tác giả tác phẩm
2.2 Mục đích, tầm quan trọng của vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Âm nhạc.
- Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở họcsinh; tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, liên hệ, thái độ, tình cảm,trách nhiệm, ước mơ hoài bão…từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cáchthấu đáo
- Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Âm nhạc giúp giáo viên có thểkhắc sâu kiến thức bài học và vẫn giữ được đặc trưng bộ môn, trọng tâm củabài học
- Khi vận dụng kiến thức liên môn trong tiết học đó không chỉ có giáo viên
là người trình bày mà học sinh cũng phải tích cực tham gia vào quá trình tiếpnhận kiến thức Mặt khác kiến thức liên môn có tính thực tiễn nên sinh động,
Trang 7hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú họctập cho học sinh Giúp các em nâng cao năng lực tự học tư duy sáng tạo xâuchuỗi kiến thức Đồng thời học sinh ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
- Việc sử dụng kiến thức liên môn còn giúp học sinh củng cố thêm những hiểubiết của mình ở nhiều môn học khác Học sinh phải biết đặt các khái niệm đãhọc trong từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau, có như vậythì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức
- Cụ thể:
+ Vận dụng kiến thức Lịch sử trong dạy học Âm nhạc sẽ giúp học sinh hiểuđược sâu hơn bài dạy Kiến thức Lịch sử giúp học sinh nắm rõ hiểu rõ hơn vềtác phẩm khi đặt trong hoàn cảnh sáng tác Từ đó giúp các em nắm được dụng
ý nghệ thuật và tư tưởng của tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm
+ Vận dụng môn Múa, Thể dục: Đặc biệt thông qua các động tác khi kết hợpvới âm nhạc sẽ có sức lay động lớn đến tâm tư, tình cảm, nhận thức của ngườihọc, giúp học sinh hứng thú hơn với bài dạy
+ Vận dụng môn Mĩ thuật: Một hình ảnh nghệ thuật như tác phẩm hội họa,kiến trúc, điêu khắc, tranh ảnh…được sử dụng hợp lí sẽ giúp học sinh tiếpnhận kiến thức sâu sắc hơn và việc học Âm nhạc sẽ hứng thú hơn
+ Vận dụng kiến thức môn Địa lí giúp các em nắm được vị trí của các địadanh được đề cập trong tác phẩm
+ Vận dụng môn Đạo đức, TNXH: Giáo dục các em tình yêu đất nước, yêugia đình, biết yêu thương, thân thiện, nhân ái, đoàn kết chia sẻ trong cuộcsống
+ Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên trình chiếu kênhhình sẽ có ưu thế hơn vì học sinh được trực quan với hình ảnh rõ, kích thướclớn, màu sắc sinh động và ấn tượng hơn
- Việc dạy học vận dụng kiến thức liên môn có giá trị thực tiễn to lớn trong
đời sống xã hội Phương pháp dạy học này chú trọng tập dượt cho học sinh
vận dụng các kiến thức, kĩ năng học được cho quá trình học tập tiếp theo
Trang 8Điều này có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động,làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập.
- Tuy nhiên giáo viên phải biết vận dụng kiến thức liên môn đúng lúc, đúng chỗ Không phải bài nào cũng kết hợp tất cả các môn Với mỗi bài dạy giáo viên cần lựa chọn môn tích hợp, nội dung tích hợp, phương pháp tích hợp thìmới đạt hiệu quả Lựa chọn bước vận dụng ở phần giới thiệu bài, bài mới haycủng cố, giáo viên phải xây dựng được hệ thống câu hỏi tích hợp hay để pháthuy vai trò chủ đạo tích cực của học sinh nhằm khơi gợi hứng thú về nhạcphẩm đồng thời định hướng nhân cách phát triển toàn diện cho học sinh Giáoviên càng khéo léo, linh hoạt trong việc vận dụng kiến thức liên môn thì bàigiảng sẽ càng hấp dẫn lôi cuốn và đạt hiệu quả cao trong giáo dục
2.3 Hệ thống các nội dung chương trình Âm nhạc lớp 3.
1 Học hát bài:
Quốc ca Việt Nam
- Biết hát theo giai điệu và lời ca (lời 1).
- Có ý thức nghiêm trang khi chào cờ.
Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Văn Cao.
2 Quốc ca Việt Nam (lời 2).Học hát bài: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.- Tập nghi thức chào cờ và hát Quốc ca.
3 Học hát bài: Bài ca đi học. - Biết hát theo giai điệu và lời ca (lời 1).- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
4 Học hát bài: Bài ca đi học. - Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
5 Học hát bài: Đếm sao. - Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
6 - Ôn tập bài hát: Đếm sao.
- Trò chơi âm nhạc.
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca; Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát; Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ;
- Biết chơi trò chơi âm nhac.
7 Hoc hát bài: Gà gáy.
- Biết đây là bài dân ca của dân tộc Cống ở tỉnh Lai Châu.
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
8 - Ôn tập bài hát: Gà gáy
- Biết đây là bài dân ca.
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
9 - Ôn tập 3 bài hát: Bài ca đi học, Đếm sao, Gà gáy.
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Tập biểu diễn bài hát.
10 Học hát bài: Lớp chúng ta
đoàn kết.
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
11 Ôn tập bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Trang 912 Học hát bài: Con chim non. - Biết đây là bài dân ca của nước Pháp.- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ đệm theo nhịp ¾
13 Ôn tập bài hát: Con chim non. - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
14 Học hát bài: Ngày mùa vui. - Biết đây là bài dân ca của dân tộc Thái ở Tây Bắc.- Biết hát theo giai điệu và lời 1.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Kể chuyện âm nhac: Cá
heo với âm nhac.
- Giới thiệu tên nốt nhac
qua trò chơi.
- Biết nội dung câu chuyện.
- Biết tên gọi của các nốt nhạc và tìm vị trí các nốt nhạc qua trò chơi.
17 Bố em là lính biểnHọc hát tự chọn - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
18 Tập biểu diễn bài hát Tập biểu diễn một vài bài hát đã học.
19 Học hát bài: Em yêu trường
em.
- Biết hát theo giai điệu và lời 1.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát 20
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Ôn tập 2 bài hát: Em yêu
trường em, Cùng múa hát
25 Học hát bài: Chị ong nâu và em bé. - Biết hát theo giai điệu và lời ca.- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
26 - Ôn tập bài hát: Chị ong nâu và em bé.
- Nghe nhac.
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca, biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Biết cảm nhận nội dung bài nhạc được nghe
27 Học hát bài: Tiếng hát bạn bè mình. - Biết hát theo giai điệu và lời ca.- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
28
- Ôn tập bài hát: Tiếng hát
bạn bè mình.
- Tập kẻ khuông nhạc và
viết khoá son.
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca, biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Tập kẻ khuông nhạc và viết khoá son.
Trang 10khuông nhạc - Tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc.
- Biết nội dung câu chuyện.
- Nghe một ca khúc thiếu nhi qua băng, đĩa hoặc GV hát - Biết cảm nhận nội dung bài nhạc được nghe
Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
33 - Tập biểu diễn bài hát.- Ôn tập các nốt nhạc.
Biết tên nốt, hình nốt và vị trí các nốt trên khuông nhạc.
Tập biểu diễn một vài bài hát đã học.
34 Ôn tập và biểu diễn bài hát Oân tập một số bài hát đã học ở HKI và tập biểu
diễn một vài bài hát đó.
35 Ôn tập và biểu diễn bài hát Oân tập một số bài hát đã học ở HKII và tập biểudiễn một vài bài hát đó.
Như vậy chương trình Âm nhạc lớp 3 hiện nay có 2 nội dung đó là: Học hát và phát triển khả năng âm nhạc Trong đó thời lượng các nội dung được
phân phối như sau: có 11 bài hát chính+ 2 bài hát tự chọn; 1bài giới thiệunhạc cụ dân tộc; 3 bài kể chuyện Âm nhạc; 2 bài có phần nghe nhạc; 6 bài cóphần giới thiệu khuông nhạc, khóa son, tên nốt nhạc, hình nốt, tập đọc, tậpviết và ghi nhớ các nốt và hình nốt nhạc
Trong sáng kiến tôi đề cập đến vận dụng kiến thức liên môn ở 7 bài hát; 1 bàigiới thiệu nhạc cụ dân tộc; 1 bài Kể chuyện Âm nhạc; 1 bài Nghe nhạc
3 Thực trạng về việc dạy học Âm nhạc lớp 3- trong trường Tiểu học hiện nay.
3.1 Những thuận lợi trong việc vận dụng kiến thức liên môn
- Nhà trường rất quan tâm và tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng nhữngphương pháp dạy học mới trong đó có vận dụng kiến thức liên môn để pháttriển năng lực cho học sinh
- Nhà trường trang bị những thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác dạy họcnhư phòng máy chiếu, một số tài liệu liên quan
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, thư viện trường có sách tham khảo cho các môn học
Trang 11- Vận dụng kiến thức liên môn hình thành và thúc đẩy tư duy trong quá trìnhlàm việc nhóm giữa giáo viên với giáo viên và giữa học sinh với học sinh.
3.2 Khó khăn
*Về phía học sinh:
- Học sinh lớp 3 nói riêng và các HS từ lớp 1,2,4,5- có tư tưởng phân biệtmôn chính, phụ so vớ các môn Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ… Tuần học 10buổi áp lực của nhiều môn học vì thế thời gian dành để tâm sức cho môn Âmnhạc là rất ít Thời lượng bộ môn chỉ được biên chế 1 tiết/1 tuần
- Nhiều học sinh rất ngại học Âm nhạc vì một phần do e ngại dụt dè khi đứngbiểu diễn trước lớp, một phần là do không có năng khiếu Thực tế một số emkhông thuộc bài hát nên không cảm nhận được nội dung, giai điệu cũng như
tư tưởng của nhạc phẩm
- Bảng khảo sát thái độ của học sinh đối với môn Âm nhạc lớp 3 trong chương trình Âm nhạc Tiểu học.
Thái độ học sinh trong
Thái độ với việc sưu tầm
tư liệu liên môn phục vụ
Được xem hình ảnh và các video… 100%
- Bảng thống kê trên phản ánh thực trạng:
- Bản thân học sinh cũng rất thờ ơ, e ngại với các tiết dạy Âm nhạc
Trang 12Chỉ cố gắng thuộc bài hát, chép đủ bài tập đọc nhạc để đối phó với thầy côchứ chưa có ý thức sưu tầm tài liệu liên môn liên quan đến môn học
*Về phía giáo viên:
- Để soạn một giáo án Âm nhạc vận dụng kiến thức liên môn thì phải đầu tư
về thời gian và công sức Việc sưu tầm, chọn lọc tài liệu ở các môn gặp nhiềukhó khăn vì giáo viên dạy Âm nhạc hạn chế kiến thức về môn Địa lí, lịch sử,Tiếng Việt
- Thực tế việc dạy học vận dụng kiến thức liên môn phải có sự phối kết hợplàm việc nhóm giữa nhiều giáo viên các bộ môn nên tốn thời gian
- Trong giờ học nếu sử dụng kiến thức liên môn không khéo hoặc quá sa đàvào kiến thức liên môn sẽ làm cho kiến thức trọng tâm mờ nhạt Tiết dạykhông những không gây hứng thú cho học sinh mà có khi còn phản tác dụng
- Một số giáo viên có tuổi việc sử dụng giáo án điện tử gặp nhiều khó khăntrong soạn bài nên việc đưa kiến thức liên môn bằng clip hạn chế
Nội dung khảo sát Kết quả (tỉ lệ)
thức liên môn để chuẩn bị
Trang 13Vai trò của vận dụng kiến
thức liên môn trong giảng
3.3 Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên
- Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Âm nhạc Tiểu học nói chung và
dạy Âm nhạc lớp 3 nói riêng là vấn đề khá mới mẻ Tài liệu về vấn đề này hầunhư không có Giáo viên phải mất thời gian để sưu tầm, nghiên cứu các vấn
đề thuộc nhiều môn học khác nhau
- Đặc trưng của chương trình Âm nhạc lớp 3 gồm có 2 nội dung: Học hát; vàphát triển khả năng Âm nhạc riêng nội dung biểu diễn bài hát và phát triểnkhả năng âm nhạc, sử dụng nhiều hoạt động kết hợp vì thế học sinh đa phần engại dụt dè
- Một số học sinh còn lười chuẩn bị bài mới ở nhà, thậm trí quên k mang vở,sgk, lấy giấy ghi chép bài chiếu lệ để đối phó là chính Áp lực của các mônhọc khác, áp lực của các phong trào thi đua của lớp, trường khiến cho các em
có ít cơ hội để mở rộng việc tìm hiểu bài học thông qua các kênh thông tinkhác
4 Giải pháp thực hiện.
4.1 Quan tâm đến khâu chuẩn bị cho tiết dạy
4.1.1 Chuẩn bị tư liệu.
*Về phía giáo viên: Xác định được sẽ vận dụng kiến thức liên môn ở môn
nào, phần nào của bài dạy
- Với mỗi tiết dạy giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài dạy để dự kiến đưa kiếnthức liên môn vào phần nào và đưa kiến thức của những môn gì cho phù hợp
Trang 14Không phải tiết dạy nào cũng sử dụng tất các môn Lịch sử, Múa, GDCD,Tiếng Việt mà là tuỳ từng bài Trong dạy học Âm nhạc, chúng ta có thể vậndụng kiến thức liên môn vào hỗ trợ giới thiệu bài, bài mới, củng cố kiến thứcsau mỗi tiết học Ở từng tiết học, giáo viên phải xác định rõ được kiến thứcliên môn mình sẽ sử dụng trong tiết dạy đó để đạt hiệu quả cao nhất
Cụ thể:
- Tuần 1,2: Học bài hát “Quốc ca Việt Nam”- Văn Cao, giáo viên có thể
xác định địa chỉ vận dụng tích hợp liên môn như sau:
+ Phần bài mới: Khi tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác vận dụng môn Lịch sử nói
về hoàn cảnh đất nước ta năm 1944 Năm mà bài “Tiến quân ca” ra đời và
môn: Tiếng Việt bài thơ: Sáng mồng 2/9- khi nói về Ngày 2 tháng
9 năm 1945, Tiến quân ca chính thức được cử hành trong ngày Tuyên ngônđộc lập tại Quảng trường Ba Đình
+ Phần giai điệu và nội dung: Môn Tiếng việt để giải thích cho HS hiểu nghĩa của một số từ( VD: cờ in máu; hồn nước; ngoài xa- hành ca; xây xác quân thù )
+ Phần củng cố: Môn Giáo dục quốc phòng và môn Đạo đức- Liên hệ khi
chào cờ và hát Quốc ca phải thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn, nghiêmtrang ngay ngắn đối với lá cờ tổ quốc và các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc
lập tự do của Tổ quốc Môn Mĩ thuật cho các em được nhìn thấy chân dung
nhạc sĩ Văn Cao, cho các em tự vẽ lá cờ
- Tuần 3,4: Học bài hát “Bài ca đi học”- Phan Trần Bảng, giáo viên có thể
vận dụng kiến thức liên môn như sau:
+ Phần giới thiệu bài: Môn Tiếng việt lớp 3- Tập đọc bài thơ: Ngày khai trường Môn Mĩ thuật - dùng tranh, ảnh để giới thiệu bài hát
+ Phần nội dung bài: Môn Đạo đức- biết đoàn kết yêu quý bạn bè, kính trọng
thầy cô
+ Phần củng cố: Tích hợp môn Đạo đức lớp 3- Bài 6: Tích cực tham gia việc
lớp, việc trường; Bảo vệ môi trường bảo vệ của công để trường lớp luôn sạch
đẹp
Trang 15- Tuần 5,6: Học bài hát “Đếm sao”- Văn Chung, giáo viên có thể vận dụng
kiến thức liên môn như sau:
+ Phần giới thiệu bài: Môn Tiếng Việt lớp3(tập 2)- Bài Tập đọc: Rước đèn ông sao- Sử dụng màn hình chiếu đưa những hình ảnh: rước đèn trung thu tạo
hứng thú cho học sinh
+ Phần trò chơi âm nhạc: môn Mĩ thuật- khi yêu cầu học sinh vẽ tranh về bầu
trời và các vì sao
+ Phần củng cố: Môn Tiếng Việt lớp3 (tập 2)- Bài Tập làm văn
Nghe- kể Vươn tới các vì sao - sử dụng màn hình chiếu đưa những hình ảnh
chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ, người đầu tiên đặt chân lên mặttrăng, người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ để liên hệ khơi gợi học sinh
có ước mơ khám phá thế giới, hành tinh…
- Tuần 10,11: Học bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết”- Hoàng Vân, giáo viên
có thể vận dụng kiến thức liên môn như sau:
+ Phần giới thiệu bài: Đạo đức Bác Hồ– Lớp 3 Bài 9: Các dân tộc phải đoàn
kết - Qua đó HS hiểu được tình cảm yêu thương của Bác với đồng bào các
dân tộc Tây Nguyên Hiểu thế nào là đoàn kết và ý nghĩa của đoàn kết trong cuộc sống
+ Phần trò chơi kết hợp vận động biểu diễn: MônThể dục- trò chơi: “ Kết
thân”
+ Phần củng cố nội dung bài hát: ; Môn Tiếng Việt 3- Bài Tập đọc: Đôi bạn; Môn Đạo đức-Lớ 3 bài Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế- khi nói về tình bạn
trong lớp, trường, rộng hơn là tình bạn của thiếu nhi trên thế giới
- Tuần 12,13: Học bài hát “Con chim non” Dân ca Pháp”: Giáo viên có
thể vận dụng kiến thức liên môn như sau:
+ Phần giới thiệu bài: môn Địa lý- sử dụng bản đồ thế giới, chỉ cho HS biết vị
trí nước Pháp trên bản đồ, ngoài ra sử dụng màn hình chiếu đưa những hìnhảnh tiêu biểu về nước Pháp để phát huy hiểu biết tích cực của HS tự nói đượcnhư: Tháp Epphen, nhà thờ Đức Bà Pa Ri…
Trang 16+ Phần hát kết hợp vận động biểu diễn: môn Múa- sử dụng một số động tác
làm theo hình ảnh chú chim
+ Phần củng cố: Môn Tự nhiên xã hội- liên hệ giáo dục học sinh yêu các loài
vật có ích…Môn Tiếng Anh- khi giới thiệu về bài hát nước ngoài và yêu cầu
HS tìm hiểu, sưu tầm một số bài hát nước ngoài mà em biết
- Tuần 21, 22: Học bài hát “Cùng múa hát dưới trăng” Nhạc và lời: Hoàng Lân- Giáo viên có thể vận dụng kiến thức liên môn như sau:
+ Phần giới thiệu bài: Tích hợp nội dung kể chuyện: GV chuyển thể nội dung
bài hát thành 1 câu chuyện đẹp sinh động – HS cảm nhận được cảnh đẹp của khu rừng vào đêm trăng, các con thu vui đùa nhảy múa
+ Phần nội dung bài hát: Môn Tiếng Việt 3( tập 2) Bài Tập đọc “Ngày hội
rừng xanh” khi nói về vẻ đẹp của khu rừng đêm trăng và các con thú vui
mừng nhảy múa
+ Phần củng cố: Môn Tự nhiên xã hội lớp 3
Bài 46: “Khả năng kì diệu của lá cây” – HS biết cây xanh có ích lợi đối với cuộc sống của con người Bài 54 – 55 “Thú” liên hệ giá trị; xây dựng niềm
tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú rừng, các cách làm để tuyêntruyền, bảo vệ các loài thú rừng ở địa phương
- Tuần 32: Học bài hát tự chọn“Cây đa Bác Hồ” Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích- Giáo viên có thể vận dụng kiến thức liên môn như sau:
+ Phần giới thiệu bài: Môn Đạo đức Bác Hồ- Bài 4 : Cây bụt mọc ( Lớp 2) –
HS cảm nhận được tình yêu cây xanh, môi trường sống của Bác Hồ, sử dụng màn hình chiếu đưa hình ảnh Bác Hồ trồng cây và phát động “ Tết trồng cây”
+ Phần nội dung bài hát: Môn Tiếng Việt 3( tập 2) Bài Tập đọc “Bài hát trồng cây” khi nói về ích lợi của cây với cuộc sống
+ Phần củng cố: Môn Đạo đức lớp 3- Tuần 29: Chăm sóc cây trồng vật nuôiGiúp định hướng cho HS vận dụng bài học về tình yêu cây xanh, môi trường trong cuộc sống của học sinh, nhắc lại ý nghĩa có “ Tết trồng cây” hàng năm
* Tuần 15: ND: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc( Đàn bầu; đàn nguyệt;
đàn tranh)- Giáo viên có thể vận dụng kiến thức liên môn như sau:
Trang 17+ Phần giới thiệu bài: Tích hợp Môn Tiếng Việt nội dung kể chuyện: GV hỏi
HS về chuyện Thạch Sanh, nhấn mạnh Tiếng đàn được mô tả trong câu
chuyện Thạch Sanh:
Đàn kêu tích tịch tình tang
Ai mang công chúa dưới hang lên trần
– HS sẽ có sự liên tưởng mỗi nhạc cụ là một câu chuyện thú vị
+ Phần giới thiệu hình dáng đặc điểm từng nhạc cụ: Môn Tiếng Việt với các Bài thơ như; “Tiếng đàn bầu” của nhà thơ: Lữ Giang được nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc phổ nhạc:
Lắng tai nghe đàn bầu
Ngân dài trong đêm thâu
Tiếng đàn như suối ngọt
Cứ đưa hồn lên cao
Tiếng đàn bầu của ta
Lời đằm thắm thiết tha
Cung thanh là tiếng mẹ
Cung trầm như giọng cha
Bài thơ “Nguyệt Cầm” của Xuân Diệu:
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh,
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
Bài thơ “Chữ Nam Nhi” của nhà thơ Quang Lâm
Tiếng đàn tranh ai gảy nghe ngọt quá
Giọng nhạc buồn rót thẳm vào trong tim
Trong tim cô đơn nào ai có thấu
Nâng chén rượu mềm say rồi lại say
Trang 18- Ngoài ra GV sử dụng màn hình chiếu đưa những hình ảnh từng nhạc cụ dân
tộc, khả năng diễn tấu, cho HS nghe âm sắc từng nhạc cụ…
+ Phần tìm hiểu các nhạc cụ: Tích hợp Mô hình trường TH mới VNEN( phát huy vai trò của hội đồng tự quản) Trong việc tổ chức hoạt động nhoàm, thảo luận để trả lời câu hỏi tìm hiểu từng nhạc cụ
- Ngoài ra GV có thể tích hợp Môn Tiếng Việt 3( tập 2) Bài Tập đọc “Tiếng
đàn”- có cơ sở để HS liên hệ so sánh hình dáng, âm sắc của đàn Nguyệt với
hình dáng và âm sắc ở cây đàn vi-ô-lông mà bạn Thủy trong bài đã kéo
* Tuần 16: ND: Kể chuyện: Cá heo với Âm nhạc- Giáo viên có thể vận
dụng kiến thức liên môn như sau:
+ Phần giới thiệu bài: Tích hợp Môn Địa lý: Dùng bản đồ để giới thiệu vùng
Biển Bắc cực hay( Cực Bắc của trái đất)
- Ngoài ra GV sử dụng màn hình chiếu đưa những hình ảnh của vùng Biển
Bắc cực với bắng giá trăng toát
+ Phần kể chuyện: Khi kể chuyện GV sử dụng màn hình chiếu kết hợp sửdụng giai điệu đẹp trong âm nhạc của nhạc sĩ Traicopski, đưa các hình ảnhphù hợp nội dung từng đoạn của chuyện vùa tập trung sự chú ý của HS vừa
gây hứng thú và sự ghi nhớ của HS với nội dung chuyện
+ Phần tìm hiểu nội dung: Tích hợp Mô hình trường TH mới VNEN( phát huy vai trò của hội đồng tự quản) Hoạt động nhóm sẽ giúp HS tự tin làm chủ phần thảo luân, đặt câu hỏi và trả lời, nhận xét Môn Tự nhiên xã hội lớp 3- Bài 52 “ Cá”- khi cho HS kể tên một số loài cá biển em biết, và con vật đặc trưng ở Bắc cực(gấu) Tích hợp tự liệu tìm hiểu trên Internet liên hệ chuyện”
cá heo cứu người” Câu chuyện cảm động về một đàn cá heo cứu người khỏi
bị cá mập trắng ăn thịt ở vùng biển đông bắc New Zealand đang thu hút được
sự quan tâm của rất nhiều người dân nước này Âm nhạc với đời sống conngười và loài vật
+ Phần củng cố: Môn Tự nhiên xã hội lớp 3- Bài 38- Vệ sinh môi trường- khi
liên hệ bảo vệ môi trường biển, bảo vệ hệ sinh thái cho sinh vật biển Đưa
Trang 19clip cá heo nhảy múa, làm xiếc kết hợp với âm nhạc
- Tuần 26: Nghe nhạc “Bố em là lính biển” Nhạc: Quỳnh Hợp- Thơ:
Nguyễn Văn Định- Giáo viên có thể vận dụng kiến thức liên môn như sau:
+ Phần giới thiệu bài: Môn Tiếng Việt 3 bài Tập đọc “Nhà bố ở” liên hệ giới thiệu tích hợp Tập làm văn: Bức tranh về cảnh biển Phan Thiết (nước xanh,
cát vàng, gió, nắng )
Qua đó HS so sánh công việc của 2 người bố ở bài thơ và bài hát, biết trântrọng công việc của bố, biết được vẻ đẹp của biển, giáo dục tình yêu đối vớibiển cả
+ Phần cảm nhận nội dung: Môn Đạo đức lớp 3- Bài 4: Chăm làm việc nhà với bài thơ: Khi mẹ vắng nhà liên hệ khi bố vắng nhà, bạn nhỏ trong bài thơ
thương mẹ muốn thay bố chia sẻ công việc giúp mẹ giáo dục HS khi bố mẹvắng nhà sẽ chủ động giúp đỡ gia đình những việc gì?
+ Phần củng cố: Môn Tiếng Việt lớp 3( Tâp 2)- Bài Tập đọc: Chú ở bên Bác Hồ- để giáo dục HS lòng biết ơn với các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập
tự do của tổ quốc, qua đó các em có ước mơ làm chú bộ đội canh giữ đảo xakhông?
* Về phía học sinh:
- Để phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời giúp cho tiết học sôi nổi,hứng thú thì giáo viên yêu cầu học sinh tự chuẩn bị tư liệu liên môn liên quanđến tiết dạy Khi học sinh tự mình chuẩn bị tài liệu cho tiết dạy sẽ tránh được
sự thụ động đồng thời có thể tự tin trình bày bài chuẩn bị của mình trước lớp.Trước mỗi tiết học sau khi nghiên cứu xong nội dung cần vận dụng kiến thứcliên môn, giáo viên phân công cụ thể công việc cho học sinh để các em có thểlàm việc độc lập hoặc chuẩn bị tư liệu theo từng nhóm Chính điều này giúpgiáo viên có cơ sở để nâng cao năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đềcủa các em
Ví dụ: Trước khi học bài hát “Quốc ca Việt Nam”ngoài việc yêu cầu học
sinh đọc trước lời bài hát ở nhà và nắm vững nội dung, nghệ thuật của bài hát Học sinh sưu tầm tìm hiểu về nhạc sĩ Văn cao Bên cạnh đó còn tự tìm
Trang 20hiểu về kiến thức lịch sử về đất nước ta năm 1944; liên quan đến hoàn cảnh sáng tác bài hát
Hay khi học bài “Cây đa Bác Hồ”, tôi yêu cầu học sinh về xem lại bài Cây
bụt mọc ( Lớp 2) và xem trước Bài Tập đọc( lớp 3)“Bài hát trồng cây” Để
học sinh ghi nhớ hình ảnh Bác Hồ trồng cây, và ích lợi của cây với cuộc
sống
Với bài “Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc” thì khích lệ học sinh về tìm
hiểu người thân, hàng xóm, trong làng có đang sử dụng các nhạc cụ dân tộc không? Đó là nhạc cụ gì và thường diễn tấu ở dịp nào?
4.1.2 Chuẩn bị phương tiện dạy học.
- Một trong những cách để giúp bài dạy sinh động hấp dẫn khi vận dụng kiếnthức liên môn giáo viên có thể sử dụng máy chiếu với bài dạy powerpointhoặc sử dụng bảng thông minh với phần mềm Activinspire… Ngoài ra giáoviên có thể sử dụng tranh ảnh, các clip khi giới thiệu về các địa danh (môn Địa lí), giới thiệu về các nhạc cụ, cảnh biển, các loài vật (môn TNXH)( Mĩthuật)
+ Ví dụ: Khi dạy bài “Quốc ca Việt Nam” của nhạc sĩ Văn Cao, tôi sử powerpoint Ở phần giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài hát đưa những hình ảnh: Nạn đói năm 1944 Đưa hình ảnh buổi lễ mít tinh ngày 2 tháng
9 năm 1945, Tiến quân ca chính thức được cử hành trong ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình.
+ Phần củng cố: Đưa Clip lễ chào cờ, hát Quốc ca Liên hệ khi chào cờ và hátQuốc ca thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn, nghiêm trang ngay ngắn đối với
lá cờ tổ quốc và các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh (Môn Giáo dục quốc phòng);cho các em được nhìn thầy chân dung nhạc sĩ Văn Cao.
+ Ví dụ: Khi dạy bài “Đếm sao” của nhạc sĩ Văn chung, tôi sử powerpoint.
Ở phần giới thiệu bài mới tôi chiếu đưa những hình ảnh: rước đèn trung thu
tạo hứng thú cho học sinh
Khi củng cố nội dung bài: đưa những hình ảnh chuyến bay đầu tiên của conngười vào vũ trụ, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, người Việt Nam đầu
Trang 21tiên bay vào vũ trụ để liên hệ khơi gợi học sinh có ước mơ khám phá thếgiới, hành tinh…
Hay với tiết kể chuyện “Cá heo với Âm nhạc”- tôi sử powerpoint
+ Phần giới thiệu bài: Đưa hình ảnh Bản đồ để giới thiệu vùng Biển Bắc cực
hay Cực Bắc của trái đất (Môn Địa lý) và đưa những hình ảnh của vùng Biển
Bắc cực với băng giá trăng toát một vùng
+ Phần kể chuyện: Khi kể chuyện GV sử dụng màn hình chiếu kết hợp sửdụng giai điệu đẹp trong âm nhạc của nhạc sĩ Traicopski, đưa các hình ảnhphù hợp nội dung từng đoạn của chuyện vùa tập trung sự chú ý của HS vừa
gây hứng thú và sự ghi nhớ của HS với nội dung chuyện
+ Phần tìm hiểu nội dung: Đưa những hình ảnh cảm động về một đàn cá heo
cứu người khỏi bị cá mập trắng ăn thịt ở vùng biển đông bắc New Zealandđang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người dân nước này
+ Phần củng cố: Đưa clip cá heo nhảy múa, làm xiếc kết hợp với âm nhạc
+ Một số tranh ảnh sử dụng kiến thức liên môn trong các tiết dạy
- Bài “Quốc ca Việt Nam”- Văn Cao
Hình ảnh nạn đói năm 1944.
Trang 22Hình buổi lễ mít tinh ngày 2/9/1945 Chân dung nhạc sĩ Văn Cao
Nghiêm trang, ngay ngắn khi chào cờ và hát Quốc ca
- Bài “Đếm sao”- Văn Chung
Rước đèn trung thu
Trang 23Tàu vũ trụ Apollo 11.
Neil Armstrong đặt bước chân đầu tiên trên Mặt trăng.
Trang 24Phi công Phạm Tuân cùng du hành vũ trụ Xô viết Viktor Vassilyevich Gorbatko thực hiện chuyến bay vào vũ trụ năm 1980
4.2 Xác định nội dung, mục đích vận dụng kiến thức liên môn trong từng văn bản.
Ngay trong phần mục tiêu về kiến thức giáo viên cần chỉ rõ nội dung, mụcđích của các môn cần vận dụng trong tiết học Để xác định được nội dung cácmôn cần sử dụng, giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài dạy sau đó tìm tài liệu vềmôn học đó Có hai cách tìm tài liệu là qua sách vở, mạng xã hội hoặc quaviệc trao đổi thảo luận với đồng nghiệp dạy chính môn đó Nội dung vận dụngkiến thức liên môn phải thật ngắn gọn đảm bảo mục đích cần đạt Cụ thể nhưsau:
*Bài “Quốc ca Việt Nam”- Văn Cao
- Môn Lịch sử: Giúp học sinh nắm được hoàn cảnh sáng tác để hiểu đượccuộc sống của nhân dân ta năm 1944, 1945 dưới ách thống trị của thực dân
Trang 25đối với lá cờ tổ quốc và các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổquốc
- Môn Mĩ thuật: Giúp học sinh phát huy năng khiếu hội họa, vẽ lá cờ tổ quốc
- Bài “Đếm sao”- Văn Chung
- Môn Tiếng Việt: Giúp học sinh cảm nhận rõ nét về tết trung thu, mâm cỗtrung thu và đặc biệt là chiếc đèn ông sao rất đẹp
- Môn Tập làm văn- Nghe- kể Vươn tới các vì sao: Giúp học sinh liên hệ và
ghi nhớ chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ đó là: Ga-ga-rin- nhà
du hành vũ trụ đầu tiên của Liên Xô, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng là nhà du hành vũ trụ Am-xtơ-rông người Mĩ, người Việt Nam đầu tiên bay vào
vũ trụ đó là anh hùng quân đội Phạm Tuân để liên hệ khơi gợi học sinh có
ước mơ khám phá thế giới, hành tinh…
- Môn Mĩ thuật: Giúp học sinh phát huy năng khiếu hội họa, vẽ trang trí ngôi sao, vẽ tranh về bầu trời và các vì sao
- Bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết”- Hoàng Vân
- Môn Đạo đức Bác Hồ – Bài: Các dân tộc phải đoàn kết - Giúp HS hiểu
được tình cảm yêu thương của Bác với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên Hiểu thế nào là đoàn kết và ý nghĩa của đoàn kết trong cuộc sống Phê phán những việc làm ảnh hưởng không tốt đến tình đoàn kết Thực hiện lối sống: đoàn kết, thân ái giúp đỡ mọi người
- Môn Tiếng Việt- Bài Tập đọc: Đôi bạn; Môn Đạo đức- Bài Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế- giúp HS biết trân trọng tình bạn trong lớp, trường, rộng hơn
là tình bạn của thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kếtgiúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ, tích cực thamgia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khảnăng do nhà trường, địa phương tổ chức
- Bài hát “Con chim non” Dân ca Pháp
Môn Địa lý: Giúp học sinh biết vị trí nước Pháp trên bản đồ, cảm nhận được
vẻ đẹp của nước Pháp và đặc biệt là một số kiến trúc tiêu biểu như: ThápEpphen, nhà thờ Đức Bà Pa Ri…
Trang 26- Môn Múa: Giúp học sinh thể hiện một số động tác múa kết hợp khi hát
- Môn Tự nhiên xã hội- Giúp học sinh liên hệ tìm hiểu thêm về các loài chim
có ích, biết yêu các loài vật biết chăm sóc và bảo vệ chúng
Môn Tiếng Anh- Học sinh biết thêm một số bài hát nước ngoài về các con vật
- Bài Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc( Đàn bầu; đàn nguyệt; đàn tranh)
- Môn Tiếng Việt: Giúp học sinh liên hệ móc xích giữa nội dung truyện, các
câu thơ để hiểu hơn về hình dáng và âm sắc của các nhạc cụ dân tộc cũng nhưgiá trị tinh thần và là bản sắc văn hóa dân tộc của các nhạc cụ đó
- Bài Tập đọc “Tiếng đàn”- giúp HS có cơ sở để HS liên hệ so sánh hình dáng,
âm sắc của đàn Nguyệt với hình dáng và âm sắc ở cây đàn vi-ô-lông mà bạn Thủy trong bài đã kéo
- Tích hợp Mô hình trường TH mới VNEN( phát huy vai trò của hội đồng tự quản) Việc tổ chức hoạt động học tập theo nhóm, việc tương tác với bạn, với thầy Giúp HS tự giác tham gia vào các hoạt động học, suy nghĩ, trao đổi, thảoluận, thực hành, thao tác với ĐDHT để lĩnh hội bài học; mỗi nhóm có sự phâncông cụ thể cho mọi thành viên thực sự tham gia, ý kiến cá nhân được tôn trọng và đi đến thống nhất HS cần cố gắng có thể vượt lên hoàn thành môn học, học sinh trung bình trở lên học sâu, rèn tính độc lập cao Đây chính là biểu hiện của việc học tập tích cực thực sự, thể hiện ở thái độ, mức độ tích cực chủ động của mỗi học sinh
4.3 Lựa chọn phương pháp dạy học khi vận dụng kiến thức liên môn
Để thực hiện tốt một tiết học, giáo viên phải có khả năng tổ chức, dẫn dắt các hoạt động học tập của học sinh thật linh hoạt, sáng tạo vừa tạo cơ hội cho học sinh được bộc lộ suy nghĩ vừa đảm bảo được mục tiêu đặt ra Ở phạm
vi sáng kiến này tôi chỉ đề cập đến các phương pháp dạy học để vận dụng kiến thức liên môn hiệu quả mà cụ thể là phương pháp vấn đáp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp dự án, phương pháp trải nghiệm, phương pháp trò chơi Với mỗi tiết dạy và nội dung kiến thức liên môn cần vận dụng giáo viên lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp từng đối tượng học sinh trong
Trang 27lớp Qua đó phát huy khả năng tự tìm tòi, suy nghĩ, nghiên cứu, bộc lộ…của mọi đối tượng học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức.
4.3.1 Phương pháp vấn đáp:
Vấn đáp là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi học sinh trả lời
hoặc học sinh có thể thảo luận với nhau và với cả giáo viên qua đó học sinhlĩnh hội được bài học Khi vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Âmnhạc tôi thường sử dụng phương pháp vấn đáp với hệ thống các câu hỏi Việcxây dựng hệ thống câu hỏi góp phần tạo nên thành công cho một tiết dạy Vớinhững tiết dạy có vận dụng kiến thức liên môn thì hệ thống câu hỏi càng quantrọng Giáo viên phải xây dựng hệ thống câu hỏi sao cho việc vận dụng kiếnthức các môn khác vào bài dạy Âm nhạc hợp lí, uyển chuyển Hệ thống câuhỏi cũng tuỳ vào mục đích và nội dung mà mình định vận dụng trong bài đó
Có bài thì giáo viên có thể chỉ cần những câu hỏi nhận biết, thông hiểu nhưngcũng có bài phải sử dụng cả câu hỏi vận dụng Cụ thể khi dạy Âm nhạc lớp 3tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi vấn đáp vận dụng kiến thức liên môn chocác tiết như sau:
* Bài “Quốc ca Việt Nam” – Văn Cao.
+ Phần giới thiệu bài( Tiết 1): - Vào các buổi cử hành nghi lễ chào cờ các emđược đứng chào cờ và nghe các anh chị lớp trên hát bài gì?
+ Phần KTBC ( Tiết 2) - Bài hát Quốc ca Việt Nam do ai sáng tác? được sángtác trong hoàn cảnh nào? Bài Quốc ca Việt Nam còn có tên gọi khác là gì? Bài hát sáng tác năm 1944 trong cuộc kháng chiến chống Pháp khi cuộcsống của nhân dân ta vô cùng khổ cực Đặt bài hát vào hoàn cảnh sáng tác đểthấy được nhạc sĩ Văn Cao: “Tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa đượcgia nhập đội vũ trang nào, tôi chỉ biết đang làm một bài hát Tôi chưa đượcbiết chiến khu, chỉ biết những con đường ga, đường Hàng Bông, đường Bờ
Hồ theo thói quen tôi đi Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng tatrong khóa quân chính đầu tiên ấy để biết họ hát như thế nào”.Nhưng với tất
cả lòng nhiệt huyết của chàng trai trẻ yêu nước, trên căn gác nhỏ ở phố