KINH NGHIỆM KHOA HỌC: - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: môn Ngữ văn - Số năm kinh nghiệm: 05 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Rèn kĩ năng làm văn miêu
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ LIÊN HUYỆN
TÂN PHÚ – ĐỊNH QUÁN
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THƠ TRUNG ĐẠI
VIỆT NAM LỚP 7
Người thực hiện:Quách Thị Thủy Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn - Lĩnh vực khác:
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in sáng kiến
Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THƠ TRUNG ĐẠI
VIỆT NAM LỚP 7
Người thực hiện:Quách Thị Thủy Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn
- Lĩnh vực khác:
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in sáng kiến
Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2016 - 2017
Trang 2SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1 Họ và tên: Quách Thị Thủy
2 Sinh ngày 28 tháng 10 năm 1985
8 Nhiệm vụ được giao: giảng dạy môn Ngữ văn khối 7,8
9 Đơn vị công tác: Trường PT.DTNT liên huyện Tân Phú – Định Quán
II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân khoa học
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ văn
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: môn Ngữ văn
- Số năm kinh nghiệm: 05 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Rèn kĩ năng làm văn miêu tả cảnh cho học sinh phụ đạo môn Ngữ văn 6 + Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học một số văn bản nhật dụng lớp 8
Trang 3SKKN: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ
BÀI THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM LỚP 7
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục và đào tạo đang ngày càng đặcbiệt chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động, sáng tạo trong học sinh Và thực tế là trong hiện tại hầu như tất cả cácthầy cô giáo đều đang nỗ lực học tập, sáng tạo và tìm ra những giải pháp mới phùhợp với đặc thù bộ môn, với đối tượng học sinh và nhất là kích thích được sự hứngthú trong học tập cũng như phát huy được tính tự học, khả năng tư duy, sáng tạocủa học sinh
Trong chương trình Ngữ văn 7, dạy học phần thơ Trung đại không chỉ giúpcác em hiểu biết thêm về những tác phẩm nổi tiếng của những thời đại mà qua đócòn cho các em thấy được truyền thống văn hóa, lịch sử gắn liền với những sự kiệntrọng đại của một quốc gia, dân tộc; thấu hiểu được những đau thương, mất mát mà
cả một dân tộc đã gánh chịu và cảm thấy tự hào trước những chiến công hiển háchcủa cha anh
Trong khi đó, đa số các em học sinh lại có phần xem nhẹ hoặc không hứngthú với bộ môn Ngữ văn, từ đó đi đến hậu quả là các em không nắm bắt được kiếnthức, không thấu hiểu được những giá trị văn hóa tinh thần vô cùng lớn lao của dântộc Mặt khác, văn học Trung đại bắt đầu từ thế kỉ thứ X đến với các em hôm naythuộc thế kỉ XXI là một khoảng cách khá xa Để hiểu và cảm thụ tác phẩm văn học
là một vấn đề khó khăn
Đặc biệt, trường Phổ thông dân tộc nội trú là trường chuyên biệt, các em đều
là con em vùng dân tộc thiểu số, tâm lí ngại học, lười suy nghĩ và khả năng nói viếtcòn chưa thành thạo Để có thể giúp các em hiểu và lĩnh hội được kiến thức cũngnhư tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú với môn Ngữ văn nói chung, phầnthơ Trung đại nói riêng là cả một vấn đề đầy trăn trở và thử thách
Trong khi đó, việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học sẽ giúp pháttriển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có
ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thựchiện riêng rẽ Tích hợp liên môn sẽ giúp học sinh hứng thú với những tiết học hơn,
dễ hiểu và hiểu sâu nội dung bài học Đặc biệt các em sẽ có những chuyển biến rõrệt trong khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn Từ đó giáo dục vàrèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh, giúp đào tạo những con người có đầy
đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại
Từ những lí do trên, tôi xin mạnh dạn đưa ra giải pháp: “Vận dụng kiến thứcliên môn trong dạy học một số bài thơ Trung đại Việt Nam lớp 7”
Trang 4II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lý luận:
Căn cứ vào Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo“, sau khi Quốc hội thông qua “Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông” Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi
dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổimới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là mộttrong những vấn đề cần ưu tiên
Trong khi đó, thơ Trung đại Việt Nam là bộ phận văn học gắn liền với mộtgiai đoạn cực kì quan trọng trong lịch sử đất nước - giai đoạn nhà nước phong kiếnViệt Nam được xác lập, đi tới chỗ cực thịnh rồi chuyển dần tới chỗ suy vi Giaiđoạn văn học này đã để lại một di sản vô cùng quý báu, đồ sộ về khối lượng,phong phú, đa dạng về nội dung, đạt tới nhiều đỉnh cao về nghệ thuật Di sản này
có thể giúp ta tìm lại quá khứ vinh quang nhưng không ít phần gian khó của dântộc, để rồi từ đó có thể nhìn lại hiện tại một cách thấu đáo hơn và hướng về tươnglai một cách tin tưởng hơn Đối với nhà trường THCS, di sản này đóng một vai tròrất quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, quanđiểm, lí tưởng thẩm mĩ cho học sinh Cho nên việc tích hợp liên môn là rất cầnthiết và hữu ích
Không những vậy, việc dạy văn học ở nhà trường nói chung và dạy thơ trữtình Trung đại theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh nói riêng làmột vấn đề đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học văncũng như nhiều giáo viên giảng dạy văn học quan tâm
2 C ơ sở thực tiễn:
Trong thời đại khoa học công nghệ, học sinh có xu hướng xem nhẹ họcnhững môn xã hội nói chung, môn ngữ văn nói riêng Cũng chính vì thế mà chấtlượng học văn có chiều hướng giảm sút Học sinh không say mê, yêu thích mônhọc mà say mê vào những môn mang xu hướng thời thượng như Toán, tiếng Anh,Tin học Chính vì thế lại càng đòi hỏi người giáo viên đặc biệt là giáo viên Ngữvăn phải tạo được giờ học thu hút học sinh Điều này đòi hỏi người giáo viên phải
có tâm huyết với nghề nghiệp, tìm ra được những thuận lợi - khó khăn trong giờhọc để kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm cho mình và đưa ra những phương phápdạy học phù hợp hơn với xu thế giáo dục
Không những vậy, thơ Trung đại là thể loại văn học tương đối khó nênhọc sinh ít hứng thú, không tích cực trong giờ học những bài văn học cổ, nếugiáo viên chỉ soạn giảng theo phương pháp truyền thống sẽ khiến cho học sinhchán nản, lười học Để có thể kích thích sự hứng thú trong học sinh, cần phảicho học sinh thấy rõ diện mạo của thời đại đã sản sinh ra những tuyệt tác vănchương, những tư tưởng, quan điểm, lí tưởng thẩm mĩ đó Chỉ có như thế các
em mới cảm thụ được cái hay, cái đẹp của thơ Trung đại và yêu mến vănchương
Trang 5Từ những lí do đó, tôi xin đưa ra một giải pháp thay thế một phần giải pháp
đã có nhằm mang lại một giờ học hiệu quả, bổ ích và phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của học sinh: Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học một sốbài thơ Trung đại Việt Nam lớp 7”
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1 Phạm vi nghiên cứu:
- Sông núi nước Nam
- Phò giá về kinh - Trần Quang Khải
- Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương
- Qua Đèo Ngang - Bà huyện Thanh Quan
2 Giải pháp cụ thể: Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học một số bài thơ Trung đại Việt Nam lớp 7
2.1 Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài thơ “Sông núi nước Nam“:
viên có thể tổ chức chơi trò chơi: “ Bức tranh bí mật“ Mỗi một câu trả lời đúng
tương ứng với một bức tranh
Câu 1: Thơ Trung đại Việt Nam được viết bằng chữ gì?
Câu 2: Thơ Trung đại Việt Nam thường sáng tác theo những thể loại nào?Câu 3: Văn học Trung đại Việt Nam bắt đầu từ giai đoạn nào?
Mỗi câu học sinh trả lời đúng, giáo viên hiệu ứng chiếu hình ảnh
GV: Vận dụng kiến thức địa lí giới thiệu bài mới: Quan sát ba bức tranh vừa
được mở và cho biết ba bức tranh trên chỉ về cái gì?
Trang 6HS:
- Bức tranh 1: Sông của Việt Nam
- Bức tranh 2: Núi của Việt Nam
- Bức tranh 3: Bản đồ Việt Nam
GV: Sông, núi Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam chính là nội dung bài học hôm
nay Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu qua bài thơ “Sông núi nước Nam“
b Phần tìm hiểu chung:
Vận dụng kiến thức môn lịch sử, địa lí như sau:
GV: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
HS: Ra đời trong thời kì Lý Thường Kiệt đánh quân Tống trên sông NhưNguyệt
GV: Bài thơ này xuất hiện như thế nào?
HS: Bài thơ xuất hiện trong một đêm Lý Thường Kiệt cho người vào đềnthờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọcvang bài thơ "Nam quốc sơn hà", nhờ thế tinh thần binh sĩ thêm hăng hái
Gv chiếu hình ảnh trận đánh trên phòng tuyến sông Như Nguyệt
GV: Dựa vào kiến thức lịch sử: Hãy trình bày hiểu biết của em về trậnđánh trên sông Như Nguyệt?
HS: Trận đánh trên phòng tuyến sông Như Nguyệt của thời đại nhà Lí.Trận Như Nguyệt là một trận đánh lớn diễn ra ở một khúc sông Như Nguyệt vàonăm 1077, là trận đánh có tính quyết định của cuộc Chiến tranh Tống - Việt (1075-1077), và là trận đánh cuối cùng của triều Tống của Trung Quốc trên đất Đại Việt.Trận chiến diễn ra trong nhiều tháng, kết thúc bằng chiến thắng của quân Đại Việt,đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của triều Tống, buộc họ phải thừanhận Đại Việt là một quốc gia
Gv: Dựa vào kiến thức địa lí: Hãy cho biết sông Như Nguyệt còn gọi làsông gì? Thuộc tỉnh nào của nước ta?
Trang 7HS: Sông Như Nguyệt còn gọi là sông Cầu, là con sông quan trọng nhấttrong hệ thống sông Thái Bình Sông Như Nguyệt bắt đầu từ tình Bắc Kạn đổ vềThái Nguyên, chảy qua tỉnh Bắc Ninh rồi về Hải Dương tạo thành hệ thống sôngThái Bình.
c Phần đọc – hiểu văn bản:
Ở phần này giáo viên cũng có thể vận dụng kiến thức lịch sử để làm chogiờ học trở nên hấp dẫn hơn, học sinh vừa nắm được nội dung bài học vừa khắcsâu kiến thức lịch sử về thời đại nhà Lý
Chẳng hạn, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung hai câu thơ cuối,giáo viên có thể tích hợp liên môn như sau:
GV: Câu cuối tác giả khẳng định điều gì về quân giặc?
HS: Thất bại là tất yếu
Gv: Vì sao
HS: Giặc làm điều sai trái, nghịch ý trời
GV: Câu cuối khẳng định điều gì về ta ?
HS: Sẽ đánh thắng được quân giặc, ta chính nghĩa, ta đánh chúng (đánh kẻnghịch ý trời) là ta thay trời hành đạo
Liên hệ kiến thức lịch sử: Kết quả của trận chiến trong lịch sử như thế nào ?
HS : Trước binh lực hùng mạnh của kẻ thù, Lý Thường Kiệt chọn chiến lượcphòng thủ Sau thời gian dài không thể tiến về Thăng Long, kinh đô Đại Việt, quânTống lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan Thất bại liên tiếp, nhiều quân sĩ chết
vì dịch bệnh cùng việc bị quân của Lý Thường Kiệt toàn lực tấn công, quân Tốngbuộc phải rút về nước Chiến thắng của Lý Thường Kiệt được xem là chiến thắnglớn nhất kể từ sau trận Bạch Đằng năm 938 của dân tộc Việt Chiến thắng trênsông Như Nguyệt khiến triều Tống của Trung Quốc không dám cất quân xâm lược,buộc phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia độc lập
d Phần tổng kết:
Sau khi hướng dẫn các em tìm hiểu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản, giáoviên có thể tích hợp lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh và giáo dục kĩ năng sống
về niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước qua truyền thống lịch sử
Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:
Gv: Sông núi nước Nam được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên
của nước ta Qua tìm hiểu bài thơ này, em hãy cho biết nội dung Tuyên ngôn Độclập trong bài thơ này là gì ?
Hs: Nội dung: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ýchí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược
Gv: Trong bài thơ này, để khẳng định độc lập chủ quyền của đất nước, tácgiả đã dựa vào những yếu tố nào ?
Trang 8HS: Đều khẳng định quyền làm chủ đất nước: “tất cả mọi dân tộc đều có
quyền tự quyết định vận mệnh của mình“(Hồ Chí Minh).
2.2 Giải pháp 2: Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài thơ “Phò
giá về kinh“:
a Phần tìm hiểu chung:
Phần này giáo viên có thể vận dụng kiến thức lịch sử như sau:
GV: Bài thơ “Phò giá về kinh“ của tác giả nào? Có công gì đối với đấtnước?
HS: Trần Quang Khải, người có công lớn trong kháng chiến chống Mông –Nguyên
Gv chiếu hình ảnh Trần Quang Khải (hình ảnh minh họa)
Trang 9GV: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
HS: Được sáng tác ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giảiphóng kinh đô năm 1285
Vận dụng kiến thức địa lí:
GV: Trận đánh Chương Dương, Hàm Tử diễn ra ở dòng sông nào củanước ta?
HS: sông Hồng
Gv chiếu hình ảnh minh họa
GV: Trình bày hiểu biết của em về sông Hồng
HS: Là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộcmiền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 11 tỉnh và thành phố như: Vĩnh Phúc, HàNội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, NamĐịnh, Ninh Bình, Quảng Ninh Đây là vùng đất màu mỡ để phát triển kinh tế
Như vậy, vận dụng kiến thức lịch sự, địa lí vừa giúp các em nắm rõ nơi diễn
ra trận đánh vừa khắc sâu kiến thức vùng miền của đất nước
b Phần đọc – hiểu văn bản:
Phần này có thể liên hệ địa lí, lịch sử như sau:
Gv: Hai câu thơ đầu đã tái hiện lại hai trận đánh nào?
HS: Trận đánh Hàm Tử và Chương Dương
Gv chiếu bản đồ trận đánh
Trang 10Gv cho HS đọc phần chú giải
Gv: Dựa vào bản đồ, xác định vị trí bến Chương Dương và cửa Hàm Tử?GV: Dựa vào bản đồ, em hãy cho biết trận đánh đó diễn ra như thế nào?HS:
GV bổ sung: Từ cuối tháng 5 đến 9.6.1285 quân Trần dùng tiệp binh lầnlượt đánh chiếm A Lỗ do Trần Quốc Tuấn chỉ huy, Tây Kết do Trần Quốc Toản vàNguyễn Khoái chỉ huy, Hàm Tử do Trần Nhật Duật chỉ huy, Chương Dương doTrần Quang Khải chỉ huy, từ đó tiến quân giải phóng Thăng Long, đánh đuổi quânThoát Hoan rút chạy về nước vào ngày 10.6.1285 Ngày 21.6.1285, quân Toa Đôtiến đánh vào sông Thiên Mạc, khúc Sông Hồng này đã bị quân Trần hoàn toànlàm chủ Từ 21 - 24.6.1285, quân Toa Đô không thể vượt qua được cửa quan Hàm
Tử trong hoàn cảnh bị chặn đánh phía trước và bị quân của vua Trần thúc đánh từphía sau, Trương Hiền (một tướng của Toa Đô) đầu hàng,Toa Đô chết, còn Ô MãNhi và Lưu Khuê thoát khỏi vòng vây trong một chiến thuyền nhẹ, chạy ra biển
GV: Sức mạnh và khí thế của quân ta được thể hiện qua từ ngữ nào trong bàithơ này?
HS: Chương Dương: cướp giáo giặc; Hàm Tử: bắt quân thù
GV: Qua những từ ngữ đó, em cảm nhận được khí thế của quân ta như thếnào?
HS: Khí thế chiến đấu và chiến thắng đầy hứng khởi, oanh liệt, hào hùng,mạnh mẽ của quân dân nhà Trần
Gv chiếu hình ảnh minh họa
Trang 11(Thủy quân kết hợp bộ binh nhà Trần tấn công mãnh liệt vào quân Nguyên)
(Thượng tướng Trần Quang Khải đang điều quân tại trận thủy chiến Chương
Dương)
Sau khi tìm hiểu nội dung hai câu cuối của bài thơ, giáo viên có thể liên hệlịch sử và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như sau:
GV: Hai câu cuối thể hiện khát vọng gì ?
HS: Khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị muôn đời
GV: Khái vọng đó có biến thành hiện thực không?
Liên hệ kiến thức lịch sử:
HS: Thời Trần, sau hai cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên là thời
kì thái bình thịnh trị khá dài trong lịch sử dân tộc ta
GV: Ngày nay cách xa đã hơn mười thế kỉ, nhưng nguyện vọng của vuaquan nhà Trần cũng như của bao nhiêu thế hệ sau này đều đã thành hiện thực
GV chiếu video về đất nước sau ngày giải phóng và ngày hôm nay
Giáo dục kĩ năng sống:
Trang 12GV: Qua bài thơ, qua đoạn video vừa xem đã khơi gợi cho em cảm xúc gì?HS: Lòng yêu nước, sự cảm phục và tự hào
Gv: Vậy, được sống trong xã hội hôm nay, em cần và sẽ phải làm gì cho đấtnước?
HS: TL
Tôi nghĩ rằng với một tác phẩm thơ Trung đại cách xa các em học sinh hômnay cả hơn mười thế kỉ thì việc tái hiện lại bức tranh toàn cảnh trận đánh không chỉgiúp các em hiểu mà còn dường như được sống lại và chứng kiến toàn bộ bối cảnhlịch sử lúc bấy giờ Từ đó các em sẽ tự nhiên cảm thấy khí thế mãnh liệt, lòng nhiệthuyết dâng trào với hào khí chiến đấu và chiến thắng của một thời đại oai hùng -hào khí Đông A Đồng thời, liên hệ với thực tế ngày hôm nay để các em hiểu vàcảm nhận được thành quả lao động của dân tộc, từ đó nhằm giáo dục lòng yêunước trong mổi học sinh
3.3 Giải pháp 3: Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học bài thơ “Bánh trôi nước“:
a Phần kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới:
Vận dụng kiến thức lịch sử kiểm tra kiến thức bằng trò chơi “Giải ô chữ“:Câu 1: Ai là người có công lớn trong trận đánh đuổi quân Tống ra khỏi bờ
cõi nước ta trên phòng tuyến sông Như Nguyệt? Đáp án: Lý thường Kiệt
Câu 2: Đây là vị vua đã sáng lập ra phái Thiền Tông Trúc Lâm Yên Tử ở
nước ta? Đáp án: Trần Nhân Tông
Câu 3: Người có công lớn trong trận đánh Chương Dương, là tác giả của bài
“Phò giá về kinh“? Đáp án: Trần Quang Khải
Câu 4: Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì?
Đáp án: Nam quốc sơn hà
Câu 5: Đây là vật phẩm giúp Lang Liêu giành được ngôi vua?
Đáp án: Bánh chưng, bánh giày
GV cho một HS nhắc từ khóa:
Từ khóa: BÁNH TRÔI NƯỚC
Gv: Vậy bài thơ này có nội dung, ý nghĩa như thế nào, cô và các em sẽ cùng
tìm câu trả lời qua bài học hôm nay
b Phần tìm hiểu chung:
Giáo viên có thể dẫn dắt như sau:
Gv: Qua phần chú thích, em hãy giới thiệu đôi nét về nhà thơ Hồ XuânHương?
HS: Hồ Xuân Hương (? - ?) quê ở Nghệ An, được mệnh danh là Bà chúa
thơ Nôm
Trang 13Vận dụng kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa:
GV: Em biết gì về quê hương Nghệ An?
HS:
- Lịch sử: Nơi sản sinh ra các phong trào yêu nước, nơi sinh ra người con ưu
tú của dân tộc: Hồ Chí Minh
- Văn hóa: Là nơi có nền văn hiến lâu đời, vùng đất địa linh nhân kiệt,những nhà văn nhà thơ lớn
- Địa lí: Đây cũng là vùng đất có thời tiết khắc nghiệt,
Đây chính là vùng đất đã sinh ra và nuôi dưỡng hồn thơ Hồ Xuân Hương
c Phần đọc – hiểu văn bản:
Vận dụng kiến thức mĩ thuật và công nghệ:
Gv: Bài thơ viết về hình ảnh gì?
HS: Bánh trôi nước
Vận dụng kiến thức mĩ thuật: Hãy miêu tả hình ảnh của chiếc bánh trôi?HS: Trắng, tròn trịa, đẹp
Vận dụng kiến thức công nghệ: Em hãy trình bày cách làm bánh trôi nước?
HS: Trải qua quá trình: nhào bột cho thật kĩ, hạt mịn sau đó nặn cho thật tròn,
khéo, bỏ nhân bên trong nhưng không bị vỡ ra; sau đó bỏ nước vào nồi nấu sôi, bỏ