Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện phong trào xây dựng:"Trường học thân thiện học sinh tích cực"

10 1K 6
Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện phong trào xây dựng:"Trường học thân thiện học sinh tích cực"

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”. I/ Lí do chọn đề tài: Năm học 2008-2009 là năm đầu tiên trường TH Đức Chính 2 thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động. Đây là cuộc vận động có ý nghĩa hết sức to lớn nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự kết hợp chặt chẽ, tích cực giữa nhà trường và cộng đồng để hướng tới một môi trường giáo dục an toàn , bình đẳng, thân thiện, hiệu quả, tạo hứng thú cho học sinh tích cực học tập và tham gia các hoạt động khác, góp phần đảm bảo quyền trẻ em, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nguồn lực của nhà trường vì học sinh thân yêu. Trong trường học thân thiện, học sinh được tạo mọi điều kiện để sống khỏe mạnh, vui vẻ, tích cực, chủ động trong học tập và tham gia các hoạt động khác, giáo viên nhiệt tình giảng dạy, yêu thương tôn trọng, thân thiện với học sinh, gia đình và cộng đồng quan tâm, chăm sóc tạo điều kiện cho học sinh phát huy hết mọi tiềm năng trong môi trường an toàn, lành mạnh và thuận lợi. Trường học thân thiện, học sinh tích cực hướng tới một môi trường giáo dục thân thiện: Học sinh thân thiện với nhau, giáo viên thân thiện, cộng đồng thân thiện, học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình giáo dục, được phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập và hoạt động xã hội, giáo viên được đáp ứng các nhu cầu và sự quan tâm trong công tác giáo dục học sinh. Thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” chính là phấn đấu để đạt được các chuẩn mực quốc gia, cũng chính là mục tiêu cần đạt của nhà trường. Mặt khác xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương xã Đức Chính, một xã nằm giữa hai thị trấn của Huyện, chỉ cách 2 thị trấn Võ đắt, Võ xu 4 km đường bộ, nhưng lại là một xã nghèo, ruộng đất ít, người dân sống chủ yếu bằng nghề thuần nông, thu nhập và mức sống thấp, chính vì vậy trường TH Đức Chính 2 cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Chỉ tính riêng số học sinh của nhà trường, thì các em thuộc đối tượng con em của các gia đình thuộc diện hộ nghèo đã có tới 60/257 em, chiếm tỉ lệ 23,4%. Phần đông các em trong số học sinh này luôn luôn có nguy cơ bỏ học giữa chừng vì đời sống gia đình khó khăn, cha mẹ các em lo việc mưu sinh, không có điều kiện quan tâm thường xuyên đến con cái, cũng chính vì vậy mà thường số học sinh yếu cũng rơi vào nhóm đối tượng này. Trường còn có 12 học sinh có cha mẹ li hôn, hoặc mồ côi cha, mẹ phải ở với ông, bà , họ hàng…Đây cũng chính là những em cần được đặc biệt quan tâm. Cơ sở vật chất của nhà trường vừa thiếu lại vừa trong tình trạng xuống cấp, các phòng học đã xây dựng cách đây trên 20 năm nên vừa chật chội lại vừa thấp và không đủ ánh sáng. Các phòng làm việc cho BGH và nhà trường không có, phải sử dụng 1 phòng học để dùng chung cho tất cả các ban ngành trong nhà trường nên rất khó khăn và bất tiện. Đối với đội ngũ giáo viên, hầu hết đều yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình và tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giáo dục, tuy nhiên ảnh hưởng của quan niệm giáo dục “ Thương cho roi cho vọt” vẫn chưa được triệt để khai thông trong nhận thức, vì vậy, khi thực hiện công tác giáo dục nhất là đối với trẻ em học khó, trẻ có nguy cơ lưu ban, trẻ có những hành vi cá biệt … thường dễ xảy ra tình trạng vi phạm nhân phẩm học sinh. Trong trường học hiện nay, việc tổ chức cho học sinh vui chơi chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn là để cho HS chơi tự do, có chăng chỉ là cấm các trò chơi nguy hiểm còn chưa quan tâm đến việc tập cho các em các trò chơi dân gian, đa dạng, phong phú để thỏa mãn nhu cầu vui chơi lành mạnh của trẻ. Cũng chính do thiếu về cơ sở vật chất nên trường không tổ chức được lớp học 2 buổi/ ngày và việc đảm bảo về kiến thức cơ bản cho học sinh chỉ tập trung vào một buổi dạy chính khoá, chưa có thời gian luyện tập nhiều, hạn chế thời gian trong việc tổ chức các trò chơi học tập nhằm tạo nhiều cơ hội cho học sinh tham gia các hoạt động học phát huy tính tích cực, sáng tạo của các em trong học tập. Với những lí do trên thì việc xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” là hết sức thiết thực đối với nhà trường. Việc chỉ đạo và thực hiện phong trào này đạt kết quả tốt chính là đã hoàn thành nhiệm vụ chính trị của nhà trường là “ Dạy tốt và học tốt”. II/ một số kinh nghiệm trong việc triển khai chỉ đạo “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 1/ Công tác vận động tuyên truyền: Đối với bất cứ công việc gì, muốn đạt được kết quả thì vai trò cán bộ là yếu tố quan trọng hàng đầu, “ Cán bộ nào, phong trào ấy” là vậy, xuất phát từ nhận thức trên, ngay từ đầu năm học nhà trường đã tiến hành thành lập Ban chỉ đạo thực hiện phong trào, bao gồm các ban ngành đoàn thể chủ chốt trong nhà trường, xây dựng kế hoạch thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban. Tiếp theo là công tác tuyên truyền vận động, làm cho mọi cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn và lợi ích thiết thực của cuộc vận động. Trước tiên là triển khai đến CB-GV Chỉ thị 40/2008/CT-BGD-ĐT ngày 22/7/2008 Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Kế hoạch 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008-2013; Kế hoạch 2999/KH- SGDĐT ngày 26/8/2008 về việc triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”…Và các công văn chỉ đạo của PGD-ĐT. 2/ Triển khai thực hiện phong trào: - Việc triển khai thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được gắn với việc thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “ Hai không” do BGD-ĐT phát động, lồng ghép trong kế hoạch của các ban ngành, đoàn thể, trong công tác chuyên môn, trong công tác chủ nhiệm của giáo viên, trong phong trào của Đội TNTP, Đội nhi đồng…Rải đều, gắn liền với các chủ điểm, các phong trào thi đua trong năm học một cách tự nhiên tạo nên một không khí thi đua sôi nổi trong nhà trường góp phần hỗ trợ, đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh của nhà trường. Trong quá trình thực hiện phong trào, Hiệu trưởng phải là người thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, kiểm tra và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các ban ngành đoàn thể, giáo viên, học sinh thực hiện thành công. Ngoài ra còn phải động viên kịp thời những thành tích, những nhân tố điển hình để khích lệ phong trào. Ví dụ ở nội dung: “ Xây dựng trường lớp sạch, đẹp, an toàn”: Tổ chức phát động phong trào thi đua: + Trang trí lớp học, giữ gìn lớp học sạch đẹp: - Giáo viên và học sinh sưu tầm các loại cây, hoa và trang trí lớp; sắp xếp bàn ghế trong lớp khoa học, thuận tiện cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh. - Nhà trường vận dụng các nguồn kinh phí để trang bị đèn , quạt điện để đảm bảo ánh sáng và chống nóng. Mua hoa, đồng hồ treo tường, giỏ rác, chổi….Sửa chữa, làm mới lại các bảng danh ngôn và khẩu hiệu…Để lớp học thêm đẹp, thân thiện và thuận lợi cho việc học tập của học sinh. - Vận dụng các nguồn kinh phí để sửa sang lại lớp học, phòng làm việc , đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh. - Ngoài ra còn dành riêng mảng tường trong lớp học để trưng bày sản phẩm của học sinh và mảng tường ôn luyện kiến thức: Ở mảng tường trưng bày sản phẩm: đó là những bài của học sinh được điểm cao, những bài văn hay, những tranh vẽ đẹp…để khuyến khích các em luôn học tập, luôn cố gắng để bài làm của mình sẽ được cô chọn trưng bày và các bạn sẽ cùng nhau đọc những bài làm ấy, các em sẽ học tập được những điều hay từ những người bạn gần gũi trong lớp của mình. Ngược lại ở mảng tường ôn luyện kiến thức là phần dành cho giáo viên: thầy, cô giáo tóm tắt những quy tắc, những ghi nhớ, những kiến thức cơ bản mà cần cho học sinh ôn luyện thường xuyên để nắm vững, nhớ lâu từ đó mà vận dụng tốt trong quá trình luyện tập thực hành, hàng ngày đến trường các em được thường xuyên tiếp xúc và quá trình ghi nhớ được lặp lại nhiều lần, tự nhiên khắc sâu vào trí nhớ mà không phải gò ép mất nhiều thời gian. Mảng tường này được giáo viên trang trí đẹp để thu hút các em. + Giữ gìn và làm đẹp cảnh quan nhà trường: ( Xuyên suốt trong cả năm học) - Giáo viên thường xuyên nhắc nhở trong các giờ sinh hoạt chủ nhiệm, phân công công việc cụ thể cho từng tổ HS. - Nhà trường phân khu vực cố định và cụ thể cho từng lớp chịu trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn vệ sinh đến hết năm học: 2 lớp 5 giữ gìn vệ sinh nửa sân trường phía bên phải, 2 lớp 4 giữ vệ sinh nửa sân trường phía bên trái, 2 lớp 3 giữ gìn vệ sinh đoạn đường phía trước cổng trường, riêng lớp 1 và lớp 2 do các em còn quá nhỏ nên chỉ phân công giữ gìn vệ sinh khu vực sân của lớp mình. - Đội TNTP chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện và chấm điểm thi đua từng tuần. Tuyên dương lớp thực hiện tốt vào buổi chào cờ thứ hai đầu tuần, khen thưởng vào cuối học kì, cuối năm học. Chính nhờ việc triển khai thực hiện chặt chẽ như vậy, đã giúp cho sân trường, lớp học luôn luôn được sạch sẽ vừa giáo dục cho các em thói quen bỏ rác đúng nơi quy định, tinh thần thi đua vì tập thể, tự nguyện và tự giác thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng. Mặt khác, việc làm trên lại vừa tiết kiệm được thời gian : Mỗi tuần chỉ điều 2 lớp lao động tập trung nhưng trường học vẫn luôn luôn sạch sẽ. + Nội dung : An toàn cho học sinh: - Nhà trường triển khai cho CB-GV nghiên cứu và học tập kĩ tài liệu “ Đổi mới phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục tích cực” do BGD ban hành nhằm cho giáo viên thấy được sự cần thiết phải thay thế phương pháp trừng phạt trẻ em bằng biện pháp giáo dục tích cực. Cung cấp cho giáo viên một số gợi ý về hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục tích cực trong nhà trường. Thấy được thực trạng trừng phạt thân thể ở trẻ em tại Việt Nam. Tại sao việc trừng phạt thân thể trẻ em vẫn còn tồn tại? Từ đó thay đổi quan điểm nhận thức về giáo dục kỉ luật. Xây dựng trường học theo định hướng tập thể, thực hiện theo nội quy và xây dựng môi trường trường học thân thiện. Xây dựng hộp thư “ Điều em muốn nói” để nắm bắt nguyện vọng, mong ước của HS từ đó điều chỉnh các hoạt động giáo dục cho phù hợp. - Lồng ghép trong đợt phát động thi đua “ Tháng an toàn giao thông”, Đội TNTP tổ chức cuộc thi vẽ tranh ATGT, nhằm thu hút các em tìm hiểu luật ATGT đường bộ, thấy được tác hại của những hành vi không an toàn từ đó mà tích cực, tự giác chấp hành tốt luật ATGT, phòng tránh tai nạn giao thông cho mình và cho người khác. - Nhà trường và Giáo viên chủ nhiệm đưa ra các biện pháp ngăn ngừa bạo lực trong và ngoài nhà trường và các biện pháp làm tổn thương đến danh dự và lòng tự trọng của học sinh. - Đưa các mặt này vào tiêu chí thi đua cuối năm đối với giáo viên, học sinh. Hoặc ở nội dung “ Dạy và học có hiệu quả , phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập”: - Nhà trường triển khai tập huấn cho toàn thể giáo viên chương trình bồi dưỡng giáo viên “ Dạy học bằng phương pháp tích cực”, giúp cho thầy cô giáo một số kĩ năng trong việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, khuyến khích việc đổi mới phương pháp dạy học, tạo niềm hứng thú, lôi cuốn các em trong các hoạt động học, phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học sinh tiểu học. Phát động phong trào “ Thi làm đồ dùng dạy học” để lập thành tích chào mừng 34 năm ngày giải phóng hoàn toàn Miền nam 30/4/1975- 30/4/2009. - Giáo viên tham gia học tập các lớp tin học để có thể ứng dụng CNTT hỗ trợ cho việc giảng dạy, vì hiện nay chỉ có 4/13 giáo viên biết sử dụng máy vi tính để soạn giáo án. Trong công tác chủ nhiệm, biết tổ chức cho học sinh các nhóm bạn, đôi bạn cùng giúp đỡ nhau trong học tập, vui chơi nhất là đối với các HS học lực yếu, các em học hòa nhập tạo cho các em có một môi trường thân thiện từ đó mà ham thích đến trường. Khuyến khích các em tham gia tích cực các hoạt động giáo dục, các phong trào của nhà trường, mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình, rèn luyện ý thức tự học, mạnh dạn, tự tin .Giáo viên thường xuyên làm tốt công tác phối hợp giáo dục, tuyên truyền vận động PHHS để cùng chung tay góp sức với thầy cô giáo chăm lo giáo dục và quản lí học sinh. Đối với việc “ Rèn kĩ năng sống cho học sinh” - Trường tổ chức tập huấn cho giáo viên và PHHS để họ nghiên cứu và nắm được 10 kĩ năng sống giúp trẻ học tốt hơn và có sức khỏe tốt hơn, không bị nhiễm ma túy, tránh lạm dụng, bạo hành, do dự án PEDC triển khai ở chuyên đề “ Xây dựng môi trường học tập hòa nhập, thân thiện, lành mạnh, an toàn”. 10 kĩ năng đó là: . Các kĩ năng giao tiếp . Các kĩ năng thương lượng từ chối . Các kĩ năng vận động tuyên truyền . Sự đồng cảm . Hợp tác và làm việc theo nhóm . Các kĩ năng tư duy tích cực . Các kĩ năng nhằm phát triển và kiểm soát nội tâm . Các kĩ năng kiềm chế trạng thái căng thẳng (Stress) . các kĩ năng quyết định và giải quyết vấn đề . Các kĩ năng kiềm chế cảm xúc Từ nhận thức rõ: “Trẻ em có thể phát triển đầy đủ và toàn diện những khả năng của mình phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng tốt và môi trường học tập an toàn” để nhà trường, giáo viên và CMHS xây dựng kế hoạch thực hiện các quy định an toàn lành mạnh và việc cải thiện tình trạng vệ sinh, dinh dưỡng và công tác y tế trong trường học. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh, có sự quan tâm phối hợp giữa gia đình và nhà trường thông qua các môn học Đạo đức, Tiếng Việt, Sức khỏe ứng dụng, các buổi sinh hoạt Đội, sinh hoạt lớp, các buổi nói chuyện với học sinh nữ, các buổi chào cờ đầu tuần… thông qua các câu chuyện kể hoặc xây dựng các tình huống ứng xử cụ thể, các cuộc thi dưới hình thức vui để học tạo cơ hội để các em được luyện tập, thực hành, hình thành các kĩ năng một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đúng mực trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô, cha mẹ, người lớn tuổi và xử lí tốt các tình huống gặp phải trong cuộc sống từ đó mà phòng vệ bản thân, tránh bị bạo hành và lạm dụng ( Nhất là các trẻ em gái); Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông , đuối nước và các tai nạn thương tích khác. - Gia đình dành thời gian ( ít nhất là 15 phút mỗi ngày) để nói chuyện với con, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của con em mình, lắng nghe, chia sẻ với những suy nghĩ của con trẻ, tạo cho gia đình có một cuộc sống êm ấm, hòa thuận, thương yêu nhau, không có bạo lực gia đình. Sắp xếp cho con em một góc học tập yên tĩnh, đầy đủ ánh sáng. Quản lí tốt con em ngoài giờ lên lớp. - Nhà trường có hộp thư “ Điều em muốn nói”, qua đó nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của học sinh để có những phương pháp giáo dục phù hợp . Thực hiện tốt công tác y tế học đường, chương trình và mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Lập sổ y bạ theo dõi sức khỏe, tổ chức cân đo 2 lần/năm, tổ chức khám sức khỏe định kì 1lần/ năm, thực hiện tốt công tác chăm sóc răng miệng, phòng tránh bệnh cận thị và cong vẹo cột sống. Thường xuyên truyền thông về sức khỏe và phòng chống dịch bệnh.Triển khai và thực hiện có hiệu quả vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường mà phòng giáo dục đào tạo triển khai thông qua chương trình hoạt động của tổ chức Cộng đồng thiện chí. Việc tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh - Đây là việc làm thường xuyên hàng năm trong nhà trường, nhưng năm học này thay bằng các buổi biểu diễn văn nghệ sân khấu, đòi hỏi khâu tổ chức quy mô và tốn nhiều kinh phí là các buổi biểu diễn văn nghệ sân trường, hội thi hóa trang về trang phục các dân tộc sống trên đất nước Việt nam; hội thi “ Đố vui để học”, hội thi làm báo tường chủ đề “ Mái trường mến yêu”, thi vẽ tranh ATGT; các trò chơi vận động… Trường phối hợp với Đội TNTP tổ chức các cuộc thi này trong các buổi sinh hoạt chủ điểm kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm như 21/11, 26/3; 19/5… - Thông qua các buổi sinh hoạt Đội TNTP, Nhi đồng mà chọn và phổ biến cho các em 8 trò chơi dân gian như: Cướp cờ, bịt mắt bắt dê, kéo co, nhảy dây, mèo đuổi chuột, chơi ô ăn quan, dung dung dung dẻ, rồng rắn lên mây. Qua các hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể giáo dục cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin, kĩ năng làm việc theo nhóm, tinh thần tập thể, sự nhanh nhẹn, hoạt bát, giúp các em bộc lộ và phát huy các năng lực, sở trường của bản thân, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Việc tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy các giá trị , các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương: Xuất phát từ tình hình thực tế ở địa phương : Chưa có các khu di tích lịch sử, nhưng địa danh Núi Dinh đã ghi dấu một thời oanh liệt về chiến công của quân và dân Đức Linh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, vì vậy trường đã mời cán bộ cựu chiến binh kể chuyện cho học sinh nghe, từ đó giáo dục cho các em lòng tự hào về quê hương đất nước, tự hào, noi gương các thế hệ cha anh đi trước, biết ơn các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã hy sinh cuộc đời mình để bảo vệ quê hương, đất nước, mang lại cuộc sống thanh bình, yên vui cho chúng ta hôm nay. Từ lòng tự hào và biết ơn các em càng phải thi đua học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi , trở thành người có ích gia đình, cho xã hội. Gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau lúc hoạn nạn, khó khăn, tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho các gia đình khó khăn, neo đơn vào các dịp lễ tết. Qua các hoạt động này để giáo dục cho các em lòng yêu thương con người, ý thức tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện. III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA MỘT NĂM THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” 1/ Xây dựng trường lớp sạch, đẹp: -Trường có cây xanh, bóng mát độ che phủ hơn 1/3 sân trường, có bồn hoa, cây cảnh đuợc chăm sóc thường xuyên. Có thùng rác công cộng và nơi xử lí rác hợp vệ sinh. - Lớp học trang trí đúng quy định, môi trường lớp học sạch, đẹp, thân thiện, có thùng rác hợp vệ sinh trong lớp. - Có đủ nhà vệ sinh dành riêng cho nam và nữ , có chỗ rửa tay cho giáo viên và học sinh thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ và đủ nguồn nước sạch. - Sân trường và đoạn đường phía trước khu vực trường luôn được giữ gìn sạch sẽ. hàng tuần có 2 buổi lao động tập trung tổng vệ sinh trường vào ngày thứ 2 và thứ 5. - Có 100% bàn ghế 2 chỗ ngồi để phục vụ cho việc học của học sinh ở lớp. - Không có hàng quán buôn bán trong khu vực trường . - Có khẩu hiệu lớn: Nhiệt liệt hưởng ứng phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” treo ở vị trí trung tâm khu vực trường. 2/ Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, giúp các em tự tin trong học tập: -Thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập: Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, hướng dẫn cho học sinh tự học ở nhà. Không có hiện tượng xúc phạm danh dự nhân phẩm học sinh . - Khuyến khích học sinh phát biểu ý kiến đề xuất nguyện vọng của mình. - Có phòng thiết bị dạy học; có tủ thiết bị ở các lớp học, giáo viên sử dụng các thiết bị giảng dạy được cấp thường xuyên. Mỗi giáo viên làm và tham gia dự hội thi làm ĐDDH do trường tổ chức từ 1-2 đồ dùng có giá trị. - Thư viện nhà trường hoạt động có hiệu quả, có tủ sách giáo khoa dùng chung, quyên góp được …bảng sách giáo khoa tặng các bạn nghèo. Tổ chức thư viện lớp đạt hiệu quả, mua bổ sung cho tủ sách thiếu nhi 97 bảng sách đáp ứng nhu cầu đọc sách cho học sinh. - Chất lượng dạy và học: - Chất lượng 2 môn tiếng việt và toán so sánh trong các năm học như sau: Môn Tiếng Việt: Trường TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu Năm học 06-07 271 94-34.7% 92-33.9% 73-26.9% 12-4.5.% Năm học 07-08 274 102-37.2% 114-41.6% 47-17.2% 11-4.% HKI 08-09 257 100-38.9% 99- 38.5% 43- 16.8% 15- 5.8% Môn toán: Trường TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu Năm học 06-07 271 144-53.1% 59-21.8% 55-20.3% 13-4.8% Năm học 07-08 274 139-50.7% 89-32.5% 36-13.1% 10-3.7.% HKI 08-09 257 152- 59.1% 64- 24.9% 32- 12.5% 9- 3.5% 3/ Tổ chức hoạt động tập thể: - Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt Đội TNTPvà các buổi sinh hoạt sao nhi đồng trong nhà trường. - Phối hợp giao lưu biểu diễn văn nghệ với trẻ em thiệt thòi, quyên góp hổ trợ được 1.120.000đ. Tham gia biểu diễn văn nghệ ở địa phương 1 lượt vào ngày tết trung thu. Tham gia chạy Việt dã quyên góp tiền cho quỹ học bỗng học sinh nghèo vào ngày 15/9. - Tổ chức biểu diễn văn nghệ sân trường vào ngày 26/3. Tổ chức thi “Đố vui để học” 2 lần/ năm. Tổ chức thi các trò chơi vận động, hội thi hóa trang 1 lần/ năm. - Tham gia hội diễn văn nghệ “ Giai điệu tuổi hồng” do PGD-ĐT tổ chức - Sưu tầm và phổ biến cho học sinh được 8 trò chơi dân gian. 4/ Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh: - Tổ chức giáo dục và rèn luyện cho học sinh kĩ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống và trong sinh hoạt. - Học sinh tích cực và tự giác tham gia các hoạt động: Vẽ tranh an toàn giao thông, làm báo tường. Trong năm học không có học sinh vi phạm luật ATGT. - Các em biết ứng xử có văn hóa với bạn bè, cách xưng hô lễ phép với thầ cô giáo, nhân viên trong trường, với cha mẹ và người lớn tuổi. Trong năm học việc quản lí học sinh được phối hợp thực hiện tốt, không xảy ra tình trạng học sinh đánh nhau trong và ngoài nhà trường, không có hiện tượng học sinh bỏ học đi chơi Game, không sử dụng đồ chơi mang tính bạo lực, không hút thuốc và các hình thức cờ bạc… - Cán bộ giáo viên gương mẫu, tận tâm vì học sinh, không vi phạm đạo đức nhà giáo. 5/ Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương: - Tổ chức giáo dục truyền thống dân tộc, văn hóa và tinh thần cách mạng cho học sinh: Mời cán bộ lão thành ở địa phương đến nói chuyện, giao lưu với học sinh 1 lần/ năm. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về đời hoạt động của Bác Hồ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5. - Tổ chức quyên góp thăm và tặng quà tết cho các gia đình khó khăn, neo đơn là 11 phần quà, mỗi phần quà trị giá 50 000đ. Trên đây là một số kinh nghiệm và kết quả đạt được sau một năm triển khai và thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhìn nhận và đánh giá lại những việc đã làm, rút ra những kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện phong trào là cơ sở để nhà trường chỉ đạo thực hiện phong trào tốt hơn ở các năm tiếp theo nhằm đạt được mục tiêu là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của nhà trường và của địa phương và đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Hình thành, phát huy tính chủ động tích cực, sự sáng tạo của học sinh trong học tập và trong các hoạt động xã hội. Đó cũng chính là thực hiện lời dạy của Bác Hồ “ Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”. HĐKH TRƯỜNG TH ĐỨC CHÍNH 2 ( Đánh giá, xếp loại) Chủ tịch HĐKH ( Kí tên, đóng dấu xác nhận) . Trường học thân thiện, học sinh tích cực hướng tới một môi trường giáo dục thân thiện: Học sinh thân thiện với nhau, giáo viên thân thiện, cộng đồng thân thiện, . MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”. I/ Lí do chọn đề tài: Năm học

Ngày đăng: 29/09/2013, 16:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan