1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - Phân tích Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam PLX giai đoạn 2015-2019

23 1,4K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 545,97 KB

Nội dung

Phân tích Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam PLX giai đoạn 2015-2019 là tiểu luận của môn học Quản trị tài chính. Tài liệu mô tả cách tiếp cận phân tích Báo cáo tài chính từ năm 2015-2019 của tập đoàn, như bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và bảng lưu chuyển tiền tệ, tính toán ra các chỉ số và phân tích chúng.

Trang 1

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ PHÂN TÍCH MÃ CHỨNG KHOÁN PLX GIAI ĐOẠN 2015 - 2019

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020

Trang 2

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM

(PETROLIMEX) 4

1.1 Tổng quan về thị trường phân phối xăng dầu tại Việt Nam 4

1.2 Giới thiệu chung 7

1.3 Lịch sử hình thành 7

1.4 Giá trị công ty 8

1.5 Ngành nghề kinh doanh chính 9

1.6 Cơ cấu cổ đông 10

1.7 Vị thế của PLX trên thị trường 10

1.8 Chiến lược phát triển 11

1.9 Kế hoạch phát triển năm 2020 11

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM (PETROLIMEX) – MÃ PLX GIAI ĐOẠN 2015 – 2019 13

2.1 Bảng cân đối kế toán 13

2.2 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 13

2.3 Bảng lưu chuyển tiền tệ 14

2.4 Phân tích tỉ lệ PLX 15

2.4.1 Đánh giá khả năng thanh toán 15

2.4.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động 15

2.4.3 Các tỉ lệ tài trợ 16

2.4.4 Các tỉ lệ đánh giá khả năng sinh lợi 16

Trang 3

2.4.6 Các công thức mở rộng 17

2.5 Phân tích cơ cấu PLX 19

2.5.1 Bảng cân đối kế toán 19

2.5.1 Bảng báo cáo thu nhập 20

2.6 Mô hình phân tích PLX 21

2.6.1 Mô hình phân tích hiệu quả kinh tế xã hội 21

2.6.2 Mô hình phân tích hiệu quả tài chính 22

2.6.3 Mô hình chỉ số Z 22

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 23

Trang 4

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM

(PETROLIMEX) 1.1 Tổng quan về thị trường phân phối xăng dầu tại Việt Nam

Kinh doanh xăng dầu là một trong những lĩnh vực còn rất nhiều tiềm năng bởi vì nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh, đi kèm với gia tăng dân số Theo các

số liệu báo cáo chính thức thì nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của thị trường Việt Nam còn rất lớn xuất phát từ việc thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh trong khi mức tiêu thụ dầu tính theo lít/người/ngày còn thấp Theo số liệu từ GlobalPetrolPrices, mức tiêu thụ xăng dầu trên đầu người của Việt Nam là 0.21 lít/ngày và còn kém xa các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia…

Về nhu cầu di chuyển, thống kê từ Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam – VAMM và bộ Giao thông vận tải, tính đến cuối năm 2019, số lượng xe là khoảng 60 triệu

xe, trung bình cứ 3 người dân Việt Nam sẽ có khoảng 2 người sử dụng xe máy, xếp thứ 4 trong danh sách các quốc gia tiêu thụ xe máy nhiều nhất thế giới Do cải thiện thu nhập đầu người và tham gia vào nhiều hiệp định giảm thuế xe ô tô, lượng xe ô tô lưu hành tăng nhanh cũng sẽ dẫn đến sự gia tăng của nhu cầu xăng dầu Cụ thể, tổng xe ô tô lưu hành bình quân hiện tăng khoảng 17%/năm và mức tăng cao nhất ghi nhận là xe ô tô con (từ 9 chỗ trở

Trang 5

xe/100 dân (2018) Du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, bình quân 2016-2018, lượng khách quốc tế +25%/năm; khách nội địa +12%/năm nên nhu cầu di chuyển tăng lên, lượng

xe khách cũng tăng trưởng nhanh Hơn nữa, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, các lĩnh vực du lịch, hàng không, dịch vụ tăng trưởng tốt cũng thúc đẩy nhu cầu logistics, vận chuyển tăng lên kéo theo đó là nhu cầu về xăng dầu ngày càng tăng

Hãng nghiên cứu Business Monitor International dự báo lượng tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm là 4.7% trong vòng 5 năm tới, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của thế giới (khoảng 1.3%) Các chuyên gia của hãng phân tích năng lượng Wood Mackenzie Ltd dự báo tiêu thụ xăng dầu năm 2020 của Việt Nam

sẽ đạt 22.4 triệu tấn và năm 2025 sẽ đạt 29.9 triệu tấn

Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (HOSE: PLX) luôn là doanh nghiệp đứng đầu trong

ngành kinh doanh, phân phối xăng dầu tại Việt Nam khi thị phần xấp xỉ mức 50%, gấp 2.5 lần so với doanh nghiệp đứng thứ 2 là Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (UPCoM: OIL), theo sau là Công ty TNHH MTV Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (UPCoM: PDT), Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP (UPCoM: TLP), Saigon Petro và CTCP Hóa dầu Quân đội (MIPEC) Với đà phát triển hiện tại, nhiều khả năng PLX sẽ tiếp tục chiếm giữ vị trí số một trong những năm tới Số lượng điểm bán lẻ của PLX đang lớn nhất ở thị trường Việt Nam

Trang 6

Các doanh nghiệp thuộc mảng phân phối xăng dầu mang nhiều đặc điểm của ngành bán lẻ với doanh thu lớn và biên lợi nhuận gộp thấp Là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị ngành dầu khí, lĩnh vực phân phối và tiếp thị xăng dầu hiện được đánh giá vẫn còn nhiều yếu tố độc quyền, cộng với nhu cầu thiết yếu nội địa tăng cao, PLX xứng đáng

là một trong những doanh nghiệp phòng thủ sáng giá trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay

Tuy nhiên, diễn biến giá xăng, dầu có ảnh hưởng đến lạm phát mục tiêu, do đó việc điều hành giá các sản phẩm xăng, dầu trong thời gian qua luôn gắn liền với mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ Từ 2017 trở đi, giá xăng dầu thế giới hồi phục nhanh, trong khi chính phủ với mục tiêu kiểm soát lạm phát đã kiềm mức tăng của giá bán lẻ trong nước, kéo theo phần lợi nhuận của PLX và các doanh nghiêp kinh doanh khác bị giảm sút Tình hình hiện nay do dịch bệnh Covid-19 diễn biến khó lường, kinh tế toàn thế giới đình trệ, chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế bị ảnh hưởng, giá dầu tại Mỹ liên tục lao dốc, thậm chí giá dầu trên thị trường hàng hóa tương lai đã từng giảm tới -37 USD do nhu cầu về dầu sụt giảm, nguồn cung không cắt giảm đủ khiến các doanh nghiệp trong ngành dầu khí, năng lượng lao đao, rơi vào tình trạng nguy hiểm

Trang 7

1.2 Giới thiệu chung

- Tên doanh nghiệp: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

- Tên mã chứng khoán: PLX (HOSE)

- Địa chỉ: Số 1 Khâm Thiên, Q Đống Đa, Hà Nội

- Điện thoại: +84-(04) 3851 2603 - Fax: +84-(04) 3851 9203

- Chủ tịch HĐQT: ông Phạm Văn Thanh

- Tổng Giám đốc: ông Phạm Đức Thắng

- Người công bố thông tin: Ông Nguyễn Bá Tùng – Kế toán trưởng

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0100107370

Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex – HOSE: PLX) tiền thân là Tổng công

ty Xăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12/01/1956 của Bộ Thương nghiệp và được thành lập lại theo Quyết định số 224/TTg ngày 17/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ

Chặng đường 55 năm xây dựng và phát triển của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam luôn gắn liền với các sự kiện lịch sử trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước

• Ngày 12/01/1956: Thành lập TCT Xăng dầu mỡ (tiền thân của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam);

• Ngày 17/04/1995: Thành lập TCT Xăng dầu Việt Nam;

• Ngày 28/07/2011: Tập đoàn tổ chức thành công phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngoài (IPO) tại SGD chứng khoán Hà Nội;

Trang 8

• Ngày 01/12/2011: TCT Xăng Dầu Việt Nam chính thức hoạt động dưới hình thức CTCP với tên gọi Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam;

• Ngày 17/08/2012: Tập Đoàn trở thành CTCP đại chúng theo quyết định số 2946/UBCK-QLPH của Ủy ban chứng khoán Nhà nước;

• Tập đoàn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán

• Công ty hoạt động theo Giấy đăng ký doanh nghiệp số 0100107370 do Sở KH và

ĐT thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 5/5/1995, thay đổi lần thứ 9 ngày 15/12/2016, với VĐL là 12.938.780.810.000 đồng;

• Ngày 21/04/2017 là ngày giao dịch đầu tiên trên sàn HOSE với giá tham chiếu 43.200 đ/CP

1.4 Giá trị công ty

Tầm nhìn: “Taking you further – Để tiến xa hơn” thể hiện quyết tâm “Tôi muốn đi xa

hơn nữa”, là lời hứa chắc chắn bắt nguồn từ một trong những sản phẩm chủ đạo thiết yếu liên quan trực tiếp tới cuộc sống, tới người tiêu dùng, là năng lượng cho mọi việc, mọi nhà, mọi người

Sứ mệnh: Phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo bình ổn và phát triển thị trường xăng dầu,

các sản phẩm hoá dầu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát

triển kinh tế của đất nước

Giá trị cốt lõi: Di sản – Đa dạng – Nhân bản – Phát triển

Trang 9

1.5 Ngành nghề kinh doanh chính

Lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam chủ yếu là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu Bên cạnh đó, Petrolimex đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề có liên quan, trong đó được chia thành 5 lĩnh vực chính bao gồm:

(1) Xăng dầu: Là doanh nghiệp đứng đầu cả nước về kinh doanh xăng dầu, Petrolimex

hiện đang chiếm lĩnh khoảng 50% thị phần trong nước, cung cấp ra thị trường nội địa khoảng 7,9 triệu m3 (tấn) xăng dầu trong năm 2015 Hiện tại, 70% sản lượng xăng dầu của PLX vẫn phải nhập từ nước ngoài Do vậy, biến động của giá dầu thô thế giới cũng như chính sách điều hành tỷ giá ngoại tệ của Nhà nước có tác động rất lớn tới KQKD của mảng kinh doanh này Tính đến hết năm 2015, PLX đang sở hữu một hệ thống kho bể với sức chứa trên 1.700.000 m3 trải dài từ Bắc đến Nam

(2) Hóa dầu: Lĩnh vực kinh doanh này được thực hiện thông qua Tổng Công ty con là

Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex - PLC, bao gồm 3 ngành hàng chính là dầu mỡ nhờn, nhựa đường và hóa chất (các sản phẩm có gốc dầu mỏ)

(3) Gas: được thực hiện thông qua Tổng Công ty Gas Petrolimex Thương hiệu gas của

Petrolimex là một trong những thương hiệu uy tín nhất trên thị trường về chất lượng, cạnh tranh ngang với gas của Tập đoàn Total

(4) Bảo hiểm: Tổng Công ty Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) hiện đã triển khai trên 50 sản

phẩm bảo hiểm và đang chiếm lĩnh thị trường trong các lĩnh vực: giao thông vận tải, xây dựng và lắp đặt công trình, xăng dầu, hàng hóa xuất nhập khẩu và bảo hiểm xe cơ giới

(5) Vận tải thủy: Tổng công ty Vận tải thủy hiện có đội tàu viễn dương có tổng trọng tải

140.000 DWT, đội tầu sông, ven biển có tổng trọng tải gần 10 vạn tấn, tuyến ống xăng dầu 500km và hơn 1.200 xe xitec với tổng dung tích trên 9.000 m3 trực thuộc sự quản lý các công ty thành viên đảm bảo vận chuyển xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam và từ các kho đầu mối nhập khẩu đến các cảng và đại lý tiêu thụ trong cả nước

Trang 10

1.6 Cơ cấu cổ đông

Là một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất Việt Nam, PLX có cơ cấu sở hữu khá

cô đặc Trong đó, phần lớn sở hữu PLX vẫn nằm trong tay Nhà nước với đại diện vốn là

Bộ Công thương với 75,87% Tiếp đó là nhà đầu tư chiến lược JX Nippon Oil & Energy với 8% sở hữu Đây cũng là nhà đầu tư nước ngoài duy nhất nắm giữ cổ phiếu PLX Ngoài

ra, sau khi hoàn thành thương vụ bán cổ phiếu cho cổ đông chiến lược, PLX cũng đã mua lại 11,98% cổ phiếu quỹ Như vậy, số lượng cổ phiếu lưu hành tự do trên thị trường (free-float shares) chiếm khoảng 4,15% tổng cổ phiếu, tương đương khoảng 53,7 triệu cổ phiếu (~537 tỷ đồng vốn hoá theo mệnh giá 10.000 đồng/cp)

1.7 Vị thế của PLX trên thị trường

Hiện là doanh nghiệp đầu ngành với thị phần hơn 50%, trong lĩnh vực xăng dầu, Petrolimex tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ Cùng với 29 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu khác và 120 thương nhân phân phối xăng dầu, Petrolimex bảo đảm đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục

vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân 43/69 đơn vị thành viên Petrolimex trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn 62/63 tỉnh, thành phố

Đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu; trong số hơn 14.000 cửa hàng xăng dầu thuộc tất

cả các thành phần kinh tế, Petrolimex sở hữu gần 6000 cửa hàng hiện diện trên khắp cả

nước tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng sử dụng hàng hoá, dịch vụ do Petrolimex trực tiếp cung cấp Tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn - nơi hiệu quả kinh doanh thấp nhưng ý nghĩa chính trị- xã hội cao, Petrolimex có thị phần cao hơn so với thị phần bình quân của toàn Tập đoàn Tính chung trên phạm vi cả nước và căn

cứ sản lượng xăng dầu thực xuất bán tại thị trường nội địa (tại Việt Nam) năm 2019, thị phần thực tế của Petrolimex khoảng 50%, cao gấp hơn 2.5 lần với doanh nghiệp đứng thứ

2 là OIL Doanh thu PLX trong 12 tháng gần nhất gấp hơn 3 lần OIL Sản phần nhiên liệu

Trang 11

bay (Jet A1) hiện chỉ có 2 đơn vị cung cấp là Skypec và Petrolimex Aviation (PA), trong

đó PLX nắm tới 59% cổ đông của PA

Ở nước ngoài, Petrolimex có Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Singapore, Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Lào và đã mở Văn phòng đại diện Petrolimex tại Campuchia

1.8 Chiến lược phát triển

- Tổ chức sản xuất kinh doanh xăng dầu: Đảm bảo đủ nguồn hàng trong mọi tình huống, trong đó chú trọng công tác tạo nguồn từ 2 Nhà máy Lọc dầu trong nước; Kinh doanh hiệu quả các sản phẩm xăng dầu có chất lượng cao (DO-V) và các sản phẩm nhiên liệu sinh học theo đúng chủ trương của Chính phủ; Nghiên cứu các giải pháp để tận dụng, gia tăng tiện ích tại hệ thống cửa hàng xăng dầu; Gia tăng sản lượng bán lẻ đồng bộ với giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt; Khuyến khích phát triển hệ thống bán lẻ, gia tăng hiệu quả bán hàng thông qua chương trình khách hàng thân thiết;

- Công tác quản trị: Khai thác tối đa hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin, tận dụng

hệ thống cơ sở vật chất ERP-SAP, Egas để tổng hợp thông tin, phân tích số liệu phục vụ công tác quản lý, quản trị; Rà soát, xây dựng mới và hoàn thiện các quy chế, quy định quản

lý nội bộ của Công ty mẹ - Tập đoàn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị

- Đầu tư, quản lý hệ thống cơ sở vật chất: Hoàn thiện quy hoạch cơ sở vật chất toàn ngành; Tập trung nguồn lực triển khai chiến lược đầu tư, phát triển hệ thống cửa hàng đặc biệt tại những vị trí có lợi thế thương mại; Bám sát tiến độ triển khai các Dự án trọng điểm

- Tiết giảm chi phí: Rà soát các khoản mục chi phí lớn để tiết giảm chi phí một cách hiệu quả; Quản lý sử dụng đất để xây dựng phương án sử dụng hiệu quả tối ưu

- Bảo vệ thương hiệu Petrolimex: nghiên cứu các giải pháp đồng bộ từ thi đua – khen thưởng đến xây dựng các chế tài xử phạt để tăng hiệu quả bảo vệ thương hiệu

1.9 Kế hoạch phát triển năm 2020

Ngày 14/02/2020 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thông báo Nghị quyết HĐQT về việc tổ

Trang 12

các hoạt động HĐQT năm 2019 và phương hướng hoạt động năm 2020; kế hoạch phát triển, đặt mục tiêu cho các chỉ tiêu; báo cáo tình hình tài chính qua BCTC hợp nhất 2019; báo cáo phương phán phân phối lợi nhuận 2019 và các vấn đề khác Tuy nhiên, chủ yếu

do dịch bệnh Covid-19 diễn biến nguy hiểm và phức tạp, ngày 13/03/2020 Tập đoàn đã

ra thông báo mới về việc hoãn tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020

Trang 13

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM (PETROLIMEX) – MÃ PLX GIAI ĐOẠN 2015 – 2019 2.1 Bảng cân đối kế toán

Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của PLX đều tăng trưởng trong giai đoạn

2015-2019 Cụ thể: Tổng tài sản của PLX tăng từ 50.413 tỷ đồng năm 2015 lên 61.762 tỷ đồng năm 2019, tăng 22% sau năm 5, tăng trưởng cao nhất +13%yoy vào năm 2017 Vốn chủ

sở hữu cũng tăng từ 16.290 tỷ đồng lên 25.923 tỷ đồng năm 2019, tăng khoảng 59% sau 5 năm do chủ yếu phát hành riêng lẻ thêm cổ phiếu, thoái vốn nhà nước và giữ lại lợi nhuận chưa phân phối Nợ phải trả của tập đoàn chỉ tăng nhẹ, từ 34.123 tỷ năm 2015 sau 5 năm chỉ biến động nhẹ lên 35.839 tỷ năm 2019, từ đó giảm tỷ lệ Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu giảm từ 2.12 vào năm 2015 còn 1.38 vào năm 2019 Hơn nữa, đây chủ yếu là nợ ngắn hạn chiếm 88-90% tổng nợ, thể hiện trong vay nợ từ việc mua bán kinh doanh hàng hóa; ngoài

ra, vay ngắn hạn và vay nợ thuê tài chính dài hạn tỷ lệ 30% (năm 2019) so với tổng tài sản, thể hiện đòn bẩy ở ngưỡng an toàn Trong số các doanh nghiệp phân phối xăng dầu niêm yết tại thị trường Việt Nam, PLX hiện vượt xa các doanh nghiệp khác về quy mô tổng tài sản cũng như vốn chủ sở hữu Các chỉ số về sức khỏe tài chính sẽ được trình bày ở phần sau

2.2 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh 5 năm gần nhất của PLX cho thấy sự tăng trưởng tích cực của các chỉ tiêu sinh lời Doanh thu tăng từ 146 nghìn tỷ đồng năm 2015 lên 189 nghìn

tỷ đồng năm 2019, với khoảng 30% sau 5 năm, chủ yếu đến từ mảng bán lẻ xăng dầu và việc mở rộng số lượng cửa hàng Tuy nhiên, năm 2016, PLX giảm mạnh 16,21% tổng doanh thu thuần hợp nhất, so với cùng kỳ năm trước Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do giá xăng dầu nguyên liệu đầu vào tiếp tục xu hướng giảm sâu trong những tháng đầu năm 2016, nhưng lợi nhuận ròng vẫn tăng rất ấn tượng trên 66% do PLX không còn phải trích lỗ dự phòng cho công ty Petrolimex Singapore như trong năm 2015 hơn 1.000

tỷ và chính sách điều hành tỷ giá hối đoái thông qua tỷ giá trung tâm của NHNN khiến lỗ

Ngày đăng: 16/05/2020, 21:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w