PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa hai vụ của nông hộ tại công ty nông nghiệp cờ đỏ nông trường cờ đỏ, huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ (Trang 37 - 45)

TRỒNG LÚA HAI VỤ TẠI CÔNG TY TNHH MTV NÔNG NGHIỆP CỜ ĐỎ

4.2.1 Phân tích và so sánh các khoản mục chi phí trong sản xuất lúa

Chi phí đầu tƣ cho việc sản xuất lúa bao gồm các yếu tố đầu vào nhƣ: Chi phí giống, chi phí phân bón, chi phi thuốc bảo vệ thực vật, chi phí tƣới tiêu, chi phí chuẩn bị làm đất, chi phí lao động và chi phí làm đất.

a. Chi phí giống

Chi phí giống đƣợc tính bằng cách lấy lƣợng giống đƣợc tính trên một công nhân với giá giống. Tuỳ vào từng loại giống, điều kiện thổ nhƣỡng mà nông hộ sử dụng lƣợng giống khác nhau.

Vụ Đông Xuân, chi phí giống chiếm 13,37% trong tổng chi phí sản xuất lúa, dao động từ 123.500 đồng/công đến 330.000 đồng/công, trung bình 187.825 đồng/công. Bình quân các nông hộ gieo sạ từ 13-30 kg/công tuỳ theo phƣơng thức canh tác của từng hộ. Nguồn giống chủ yếu là mua từ Công ty Nông Nghiệp Cờ Đỏ hoặc từ ngƣời quen, một số ít trữ các mùa trƣớc. Nhƣng đa số vào vụ Đông Xuân nông hộ sử dụng giống do Công ty TNHH MTV cung cấp là do, năng suất ở vụ Đông Xuân đạt cao hơn vụ Hè Thu, giá bán cũng cao hơn nên

dân gieo sạ chủ yếu là Jasmine 85, giống tuy khó chăm sóc và chi phí bỏ ra cao hơn các giống khác nhƣng năng suất và giá bán cao đem lại lợi nhuận cao cho nông hộ sản xuất, vụ Đông Xuân là vụ có thời tiết thuận lợi nên đa số nông dân chọn giống này để canh tác. Đối với vụ Hè Thu, chi phí giống vụ Hè Thu nhìn chung dao động từ 87.000 đồng/công đến 230.000 đồng/công, chi phí này chiếm 9,5% tổng chi phí. Mật độ gieo sạ trung bình 19 kg/công. Vụ Hè Thu đa số nông dân lấy giống từ hàng xóm, một số ít lấy giống từ Công ty TNHH MTV Nông Nghiệp Cờ Đỏ để gieo sạ. Do thời tiết không đƣợc thuận lợi, sâu bệnh nhiều nên 76,25% nông hộ sử dụng giống OM4218 để gieo sạ để giảm bớt chi phí phân thuốc, 20% nông hộ sử dụng giống Jasmine 85 và 3,75% nông hộ sử dụng giống IR50404.

b. Chi phí chuẩn bị làm đất

Chi phí này bao gồm chi phí thuê làm đất (mƣớn cày, xới, trục) và dọn đất chuẩn bị cho việc gieo sạ. Do công ty có dịch vụ làm đất cho tất cả nông hộ tham gia sản xuất nên chi phí khá đều nhau. Trung bình vụ Đông Xuân là 2.670.538 đồng/công, chiếm 2,38% tổng chi phí. Vụ Hè Thu là 1.899.325 đồng/công, chi phí ở vụ này dao động từ 550.000 đồng/công đến 1.260.000 đồng/công. Vụ Đông Xuân, sau gần 2 tháng ngập nƣớc, lũ sẽ đem một lƣợng phù sa rất lớn cho đồng ruộng. Rơm rạ, cỏ dại đƣợc phân hủy sẽ làm tăng lƣợng dinh dƣỡng cho đất. Trƣớc khi xuống giống nông hộ thƣờng san bằng, xới đất, trục trạc thật kỹ điều này sẽ giúp cho cây lúa nhanh bắt rễ và phát triển tốt nên chi phí đầu tƣ làm đất cao hơn vụ Hè Thu.

c. Chi phí phân bón

Phân bón là nguồn cung cấp chất dinh dƣỡng cho cây lúa, đồng thời là nguồn bổ sung chất dinh dƣỡng cho đất bị mất sau mỗi vụ. Nên bón loại phân nào, liều lƣợng bao nhiêu, vào thời điểm nào là hợp lý nhất thƣờng do nông dân làm theo kinh nghiệm bản thân. Thƣờng trong mỗi vụ nông hộ bón phân từ 4-6 lần, mỗi lần bón khoảng 6-8 ngƣời đối với hộ thuê lao động và 1-2 ngƣời đối với hộ sử dụng lao động gia đình.Các loại phân mà nông hộ thƣờng sử dụng:

- NPK: Đây là loại phân hỗn hợp chứa chủ yếu N, P, K nguyên chất theo tỉ lệ nào đó. Loại phân này thƣờng cung cấp các nguyên tố đa lƣợng. Nông dân tại địa bàn Công ty TNHH MTV Nông Nghiệp Cờ Đỏ thƣờng sử dụng hai loại chính là NPK 20-20-15 và NPK 16-16-8 thành phần từng loại dƣỡng chất đƣợc ghi trên bao bì theo tỉ lệ phần trăm theo thứ tự N, P, K trong phân. Cụ thể, đối với loại NPK 20-20-15 có 20% lƣợng N nguyên chất, 20% lƣợng P nguyên chất và 15% lƣợng K nguyên chất trong bao phân. Tƣơng tự với một bao phân NPK 16-16-8 có chứa 16% lƣợng N nguyên chất, 16% lƣợng P nguyên chất và 8% lƣợng K nguyên chất. Vì có đầy đủ thành phần dinh dƣỡng và phân NPK giúp cây sinh trƣởng tốt và khỏe mạnh, ít bị sâu bệnh hại, đồng thời thuận lợi cho nhà nông khi

sử dụng, góp phần giảm chi phí, tăng lợi nhuận nên nông dân thƣờng sử dụng loại phân này là chính, sau đó xem xét cần thêm loại dƣỡng chất nào cho hợp lí theo từng giai đoạn phát triển của cây lúa để đạt đƣợc năng suất tối đa.

- Phân URE thành phần chính là N, chứa 46% N nguyên chất, là loại phân giúp lúa đẻ nhánh, lá lúa phát triển mạnh.

- Phân KALI là loại phân làm tăng khả năng chống chịu của cây lúa đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây lúa cứng hơn, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn. Tuy không trực tiếp làm tăng năng suất cho cây lúa nhƣng phân kali làm tăng chất lƣợng lúa giúp hạt lúa sáng hơn, chắc hơn, ít lép hơn, thời gian tồn trữ lâu hơn.

- Phân DAP là loại phân có 2 thành phần gồm 18% N và 46% P. Hầu hết nông dân tại địa bàn Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ không sử dụng phân lân nhƣng thay vào đó họ sử dụng phân DAP để thay thế vì trong phân DAP có chứa đến 46% P nguyên chất. Phân DAP dùng để bón lót và bón thúc, giúp kích thích rễ phát triển nhanh, mạnh.

Theo kết quả điều tra 80 hộ tại địa bàn nghiên cứu, nông hộ bón khoảng 25- 30 kg/công phân các loại cho một vụ trên công, lƣợng phân này ở hai vụ là tƣơng đƣơng nhau. Khối lƣợng N, P, K nguyên chất trung bình đƣợc nông hộ sử dụng ở hai vụ thể hiện qua bảng 4.6 sau:

Bảng 4.6: Lƣợng phân bón nguyên chất nông hộ sử dụng

Khoản mục ĐVT Đông Xuân Lƣợng sử dụng

Hè Thu

Lƣợng N Kg/công 8,318 7,886

Lƣợng P Kg/công 6,577 6,742

Lƣợng K Kg/công 5,446 5,711

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ tại Công ty Nông Nghiệp Cờ Đỏ 2013

Từ bảng 4.6 trên ta thấy, vào vụ Đông Xuân nông hộ sử dụng lƣợng N và lƣợng K cao hơn vụ Hè Thu, có sự chênh lệch này là do vụ Đông Xuân nông hộ sử dụng giống lúa Jasmine 85 nên đòi hỏi nhu cầu cung cấp hai loại dƣỡng chất này cao hơn Hè Thu sử dụng giống thƣờng để tăng sự phát triển bộ rễ của lúa, giúp lúa đẻ nhánh, tăng số lƣợng bông lúa trên cây nhằm tăng năng suất. Lƣợng K đƣợc nông hộ sử dụng nhiều hơn vào vụ Hè Thu vì vụ hè thu mƣa nhiều nên lúa dễ đỗ ngã, nông hộ bón thêm kali giúp cây lúa cứng chắc hơn, ít rơi rụng hạt khi thu hoạch trong điều kiện trời mƣa, giảm thiểu thiệt hại về sản lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng lúa.

Chi phí phân bón trung bình vụ Đông Xuân là 479.183,526 đồng/công chiếm 33,86% tổng chi phí, vụ Hè Thu trung bình 512.789,248 đồng/công chiếm

nên cây lúa cần nhiều dinh dƣỡng đòi hỏi phải sử dụng nhiều phân bón để cho lúa phát triển tốt đồng thời giúp tăng năng suất cho nông hộ. Vì thế nông hộ cần chú ý đến việc sử dụng một cách hợp lí và có hiệu quả lƣợng phân bón nhằm tăng năng suất cây lúa, tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận.Những năm gần đây do giá phân bón liên tục thay đổi và có xu hƣớng ngày một gia tăng, mặt khác đa phần các hộ mua ở đầu vụ và đến thu hoạch mới thanh toán. Do vậy chi phí mua mua vật tƣ nông nghiệp đƣợc tính trong phần trên chƣa tính thêm phần mà các hộ phải chịu một mức lãi suất cho chi phí này.

d. Chi phí nông dược

Do đa số nông hộ sử dụng giống OM4218 nên chi phí nông dƣợc cao, đây là một chi phí chiếm tỉ lệ cao nhất trong các chi phí. Vụ Đông Xuân, trung bình chi phí này khá cao 608.381 đồng/công chiếm 43,32% tổng chi phí. Có sự khác biệt khá lớn giữa các nông hộ, nông hộ có chi phí thuốc thấp nhất là 338.983,051 đồng/công, cao nhất là 882.500 đồng/công. Đối với vụ Hè Thu, trung bình chi phí 430.775 đồng/công thấp hơn vụ Đông Xuân 177.606 đồng/công, chiếm 24,39% tổng chi phí. Cũng nhƣ chi phí phân, chi phí thuốc không đƣợc đầu tƣ nhiều ở vụ Đông Xuân. Theo thông tin khảo sát thì trong quá trình sản xuất lúa, các nông hộ thƣờng sử dụng 4 loại thuốc nông dƣợc cơ bản: thuốc diệt ốc, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ và trị bệnh hại lúa, thuốc dƣỡng cho lúa.

- Thuốc diệt ốc: vào vụ Đông Xuân thời điểm nƣớc lũ vừa rút, kéo theo là một lƣợng lớn ốc bƣu vàng trên ruộng. Do thế nông dân thƣờng áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ kết hợp với sử dụng thuốc diệt ốc trƣớc khi sạ 1-2 ngày, có thể rải thuốc diệt ốc ngay sau khi bơm nƣớc để rải phân đợt 1 (sau sạ khoảng 7-8 ngày) khi ốc vẫn còn trên ruộng. Vì ốc bƣu vàng là một dịch hại nguy hiểm luôn tiềm ẩn trên ruộng lúa. Chúng sẵn sàng bùng phát gây hại nặng nếu gặp điều kiện thuận lợi cho chúng sinh sản, phát triển và phát tán nên bà con nông dân chú trọng diệt ốc ngay từ đầu để giảm thiểu thiệt hại trên lúa.

- Thuốc cỏ: là loại thuốc chuyên trị các loại cỏ dại sống trong lúa, các nông hộ không còn mất nhiều thời gian, công sức để làm cỏ do hiện nay, có rất nhiều loại thuốc trừ cỏ đời và đƣợc sử dụng phổ biến nhƣ các loại thuốc: Sofit, Nominee 10SC,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thuốc trừ sâu: là các loại thuốc chuyên trị các loại côn trùng hại lúa nhƣ rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít,… các loại thuốc mà nông hộ sử dụng: Alika247SC, Actara 25WC, Amater 150SC, Regent,…

- Thuốc trừ bệnh: là các loại thuốc phòng trừ các loại bệnh thƣờng xuyên xảy ra trên lúa nhƣ: đạo ôn, lem lép hạt, cháy lá … các loại thuốc thƣờng sử dụng nhƣ: Filia 525SE, Fuan 40EC, Tilt Super 300EC,…

- Thuốc dƣỡng: là những loại thuốc giúp lúa tăng cƣờng quá trình tăng trƣởng và phát triển., kích thích ra hoa tốt, dƣỡng hạt to, chắc, sáng, đẹp,… góp

phần làm tăng năng suất và chất lƣợng lúa khi thu hoạch. Các loại thuốc đƣợc sử dụng: Sieutohat, Tilt Super, Boom-Flower, Comcat,…

e. Chi phí tưới tiêu

Bao gồm chi phí bơm nƣớc vào và rút nƣớc ra khỏi ruộng. Chi phí tƣới tiêu đƣợc tính bằng số tiền mà nông hộ chi ra để mua nhiên liệu vận hành máy bơm hoặc số tiền nông hộ thuê mƣớn máy bơm trong khâu tƣới tiêu… tất cả chia cho tổng diện tích đất mà nông hộ sản xuất, đơn vị tính là đồng/công. Trên địa bàn nghiên cứu đa số các nông hộ bơm nƣớc nhà chi phí trung bình vụ Đông Xuân là 44.033,371 đồng/công, chiếm 2,19% tổng chi phí, vụ Hè Thu là 51.986,312 đồng/công, chiếm 2,94%. Do vụ Hè Thu có thời gian mƣa nhiều nên việc bơm nƣớc vào ruộng khá dễ dàng nhƣng nông dân cũng phải tốn một phần chi phí để bơm nƣớc ra cho đến khi khô ruộng cho nên chi phí tƣới tiêu vụ Hè Thu cao hơn vụ Đông Xuân. Tuy chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí nhƣng việc tƣới tiêu rất quan trọng trong sản xuất lúa.

f. Chi phí lao động

Lao động là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Lao động bao gồm lao động thuê và lao động gia đình. Ở các khâu nhƣ làm đất, gieo trồng, bón phân, xịt thuốc, cắt lúa, bốc vác, vận chuyển, phơi sấy trong hoạt động sản xuất lúa đa số nông hộ sử dụng lao động thuê. Tuy nhiên, do một số hộ diện tích canh tác không nhiều nên ngoài việc thuê lao động họ cũng sử dụng công lao động nhà nhằm giảm bớt chi phí canh tác. Chi phí ngày công lao động bằng ngày công mà họ bỏ ra nhân với đơn giá trên một ngày công (đơn giá theo thuê ngày công lao động khoảng 90.000 – 150.000 đồng/ngày công). Việc trả tiền công thuê lao động còn tùy vào thuê lao động ở khâu nào nhƣ bơm nƣớc, cắt lúa, dặm lúa,…; thƣờng thì trả theo cách giao khoán theo diện tích lúa (tính theo công). Còn các khâu bón phân (tính theo bao phân), nông dân thƣờng thuê 30.000 đồng/bao; phun thuốc (tính theo bình) dao động từ 6.500 đến 7.000 đồng/bình phun máy tùy đơn vị sản xuất.

g. Chi phí thu hoạch

Thu hoạch là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất lúa. Nó đóng góp không nhỏ đến năng suất lúa mang lại cho ngƣời nông dân. Đến thời điểm thu hoạch đa số nông dân thuê máy gặt đập liên hợp để dễ dàng và thuận tiện và tốn ít chi phí hơn. Chi phí thu hoạch trung bình cho mỗi công đất của nông hộ vụ Đông Xuân là 6.355.127 đồng/công, vụ Hè Thu là 6.525.192 đồng/công. Tuy đã đƣa máy cắt lúa hay máy gặt đập liên hợp vào trong sản xuất nhƣng trên thực tế thì do nông dân còn sản xuất nhỏ lẻ và gieo sạ không đồng bộ nên việc thuê máy vào trong khâu thu hoạch gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc sử dụng lao động thủ

cao. Đặc biệt những mảnh ruộng bị đổ ngã thì chi phí thuê nhân công cắt cao hơn những mảnh ruộng khác.

4.2.2 Phân tích kết quả sản xuất của nông hộ sản xuất lúa hai vụ

Năng suất, giá bán, doanh thu của nông hộ trên công tại địa bàn công ty đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 4.7: Năng suất, giá bán, doanh thu của nông hộ

Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị trung bình

Đông Xuân Hè Thu

Năng suất Kg/công 771,8 641,65

Giá bán Đồng/kg 6.070 5.135

Doanh thu Đồng/công 4.682.128 3.286.208

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 80 hộ tại Công ty Nông Nghiệp Cờ Đỏ 2013

* Năng suất

Năng suất là lƣợng sản phẩm thu đƣợc trên một đơn vị diện tích, nó chính là kết quả của việc sản xuất là phần mong đợi, là kết quả lao động và sản xuất của một mùa vụ. Năng suất không những phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào mà nó còn phụ thuộc vào những yếu tố khác nhƣ: điều kiện thời tiết, đất đai, sâu bệnh hại. Trong vụ Đông Xuân, các yếu tố điều kiện thời tiết, khí hậu cũng khá tốt nên cũng không ảnh hƣởng nhiều đến việc canh tác của nông dân. Do đó, năng suất của nông dân đạt đƣợc khá cao trung bình 774,8 kg/công, dao động từ 576 kg/công đến 975 kg/công. Đối với vụ Hè Thu, do sử dụng giống không có năng suất cao kết hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu không thuận lợi sâu bệnh hại dễ dàng phát triển. Vì thế, năng suất trung bình của vụ 641,65 kg/công, năng suất cao nhất là 795 kg/công và thấp nhất là 445,5 kg/công. Do đó, có sự khác biệt về năng suất giữa hai vụ khá lớn.

* Giá bán

Giá bán là số tiền mà nông dân thu đƣợc khi bán một đơn vị sản phẩm. Giá không do ngƣời nông dân quyết định, giá cả thƣờng biến động thất thƣờng. Đa số nông hộ thƣờng bán lúa cho công ty Nông Nghiệp Cờ Đỏ sau khi sấy nên giá lúa tƣơng đối ổn định, tuy nhiên cũng có sự khác nhau giữa các hộ là do: chất lƣợng lúa khác nhau, thời điểm bán lúa không giống nhau, thiếu thông tin thị trƣờng, bị ép giá do ngƣời dân phải thanh toán tiền phân thuốc cho các cửa hàng vật tƣ nông nghiệp đối với những hộ không mua phân thuốc tại công ty. Theo số liệu khảo sát thực tế, giá bán trung bình vụ Đông Xuân 6.070 đồng/kg, giá bán cao nhất tại thời điểm này là 6.300 đồng/kg và giá thấp nhất là 5.100 đồng/kg. Đối

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa hai vụ của nông hộ tại công ty nông nghiệp cờ đỏ nông trường cờ đỏ, huyện cờ đỏ, thành phố cần thơ (Trang 37 - 45)