1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁP LUẬT về bảo hộ QUYỀN tác GIẢ đối với tác PHẨM âm NHẠC – THỰC TIỄN THỰC HIỆN tại CÔNG TY TNHH

72 185 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 122,16 KB

Nội dung

Ví dụ như có nhiều vấn đề liên quan tới việc bảo hộ quyền tác giả đối với tácphẩm âm nhạc mà luật chưa quy định hoặc quy định không rõ rang; trong khi đó, dođặc điểm của tác phẩm âm nhạc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ - LUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Th.S Đỗ Phương Thảo Nguyễn Thu Trang

Bộ môn: Luật chuyên ngành Lớp: K52P3

Mã SV: 16D200195

Trang 2

HÀ NỘI, 2019

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp và kết thúc khóa học, với sự biết ơnchân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới trường Đại học Thương mại đã tạo điềukiện cho em có môi trường học tập tốt trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu tạitrường

Em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo ThS.Đỗ Phương Thảo đã giúp đỡ em trongsuốt quá trình nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài khóa luận tốtnghiệp này Cô luôn định hướng, góp ý, sửa chữa và nhắc nhở trong quá trình em thựchiện Khóa luận Đồng thời, em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy cô trong Khoa Kinh tếLuật, bạn bè đã giúp đỡ, chia sẻ kiến thức và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trìnhhọc tập và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp lần này

Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót vàhạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để Khóa luận của emđược hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày…tháng…năm…

Sinh viên thực hiện

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT l LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài: 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan: 2

3 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề tài: 5

4 Phương pháp nghiên cứu: 6

5 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu: 7

6 Kết cầu đề tài khóa luận: 7

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẢM ÂM NHẠC 8

1.1 Một số vấn đề khái quát về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc: 8

1.1.1 Định nghĩa quyền tác giả: 8

Trang 6

1.1.2 Khái niệm tác phẩm âm nhạc: 9

1.1.3 Khái niệm về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc: 10

1.1.4 Đặc trưng của quyền tác giả: 11

1.2 Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc: 13

1.2.1 Đối với tác giả, chủ sở hữu: 13

1.2.2 Đối với nhà nước: 14

1.2.3 Đối với xã hội: 15

1.3 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đổi với tác phẩm âm nhạc: 15

1.3.1 Cơ sở ban hành: 15

1.3.2 Nội dung pháp luật: 19

1.4 Yêu cầu đối với pháp luật bảo hộ quyền tác giả đổi với tác phẩm âm nhạc: 26

1.4.1 Đảm bảo tính minh bạch: 26

1.4.2 Đảm bảo tính hợp hiến: 27

1.4.3 Đảm bảo tính khả thi: 28

Trang 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÔNG

TY TNHH TƯ VẤN LUẬT LVN: 30

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng tới pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đổi với tác phẩm âm nhạc: 30 2.1.1 Tổng quan tình hình bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc: 30

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đổi với tác phẩm âm nhạc: 31 2.2 Thực trạng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đổi với tác phẩm âm nhạc: 33

2.2.1 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về chủ thể của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc: 33

2.2.2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về nội dung của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc: 36

2.2.3 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về thời hạn và căn

cứ bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc: 41

2.2.4 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật phạm vi bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc: 43 2.2.5 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về chuyển giao quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc: 48

Trang 8

2.2.6 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về xử lý hành vi vi

phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc: 50

2.3 Thực tiễn thực hiện việc bảo hộ quyền tác giả tại công ty TNHH Tư vấn Luật LVN: 53

2.4 Một số kết luận qua nghiên cứu: 54

2.4.1 Ưu điểm: 54

2.4.2 Nhược điểm: 54

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC: 55

3.1 Quan điểm định hướng nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc: 55

3.2 Các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện: 56

3.2.1 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật: 56

3.2.2 Các giải pháp hoàn thiện cơ chế thực thi: 57

3.2.3 Các giải pháp nâng cao ý thức pháp luật của các đối tượng thực thi: 57

KẾT LUẬN 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Từ/cụm được viết tắt

WTO Tổ chức thương mại thế giớiPLQTG Pháp luật về quyền tác giả

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Các nghệ sĩ và người sáng tác cần phải được hưởng thành quả lao động của mìnhmột cách xứng đáng với công sức và trí tuệ mà họ đã đầu tư để sang tạo ra một tácphẩm nghệ thuật Để thực hiện được điều này, không cách thức nào thiết thực hơn việcghi nhận quyền của họ đối với đứa con tinh thần của mình thông qua các quy định củaPháp luật Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh toàn cầu, đặc biệt làkhi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới( WTO ) thì vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêngtrở nên đặc biệt quan trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu trong quan hệ kinh tếquốc tế Trong xã hội bắt đầu đã có một cách nhìn nghiêm túc và khoa học hơn vềquyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả, cả từ phía các tác giả, cơ quan bảo hộ quyền tácgiả cũng như từ phía các công dân Các tác giả cũng đã ý thức được việc tự bảo vệ tácphẩm của mình bằng cách đăng ký xin bảo hộ tại cơ quan bản quyền tác giả; nhiềuhành vi vi phạm quyền tác giả trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước của ngành văn hóa– thông tin đã bị phát hiện xử lý Tuy nhiên, so với các lĩnh vực luật truyền thống khácnhư thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ thì lĩnh vực luật sở hữu trí tuệ vẫn nontrẻ hơn Ví dụ như có nhiều vấn đề liên quan tới việc bảo hộ quyền tác giả đối với tácphẩm âm nhạc mà luật chưa quy định hoặc quy định không rõ rang; trong khi đó, dođặc điểm của tác phẩm âm nhạc, chúng không thể được áp dụng tương tự như các đốitượng bảo hộ quyền tác giả khác;…Những vướng mắc về thực tiễn bắt nguồn sâu xa từnhững bất cập về mặt lý luận về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trongpháp luật hiện hành của Việt Nam Vì vậy, giải quyết được những bất cập đó sẽ giúplàm sáng tỏ những câu hỏi về thực tiễn, đồng thời thực hiện tốt công tác bảo vệ quyềntác giả, giữ gìn trật tự xã hội và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc

Trên thực tế hoạt động giải trí thưởng thức tác phẩm nghệ thuật ở Việt Nam ngàymột sôi động, đây là thời đại của nền công nghiệp âm nhạc nên việc các tác phẩm âmnhạc ra đời một cách ồ ạt, tăng cao cả về số lượng và chất lượng – Thực tiễn này đòihỏi phải có một hành lang pháp luật an toàn và hiệu quả để đảm bảo cho quyền tác giảđối với các tác phẩm nghệ thuật âm nhạc tồn tại và phát triển Tuy nhiên trong nhữngnăm trở lại đây, tình trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc đã vàđang diễn ra rất phổ biến và ngày càng phức tạp Tình trạng tải nhạc trên mạng, sửdụng âm nhạc có bản quyền riêng mà không trả thù lao cho tác giả đang diễn ra rất

Trang 12

nhiều, gây ảnh hưởng tới tâm lý sáng tác của tác giả khiến họ cảm thấy dè dặt, bấtcông và bức xúc vì những đứa con tinh thần của họ vừa ra đời đã bị sao chép, ăn cắpdẫn tới họ sẽ không có đủ tiền bạc để có thể phát triển tiếp đam mê của mình Nguyênnhân cũng bởi có một số tác giả vẫn chưa thực sự có trách nhiệm với việc bảo hộquyền tác giả cho tác phẩm của mình, và bộ máy nhà nước tuy đã có nhiều cố gắngnhưng hoạt động kiểm tra xử lý vẫn chưa được nghiêm minh, triệt để Bên cạnh đó,nhận thức của người sử dụng âm nhạc chưa cao, một số cá nhân, tổ chức vì lợi ích củabản thân mình trước mắt mà khai thác, sử dụng tác phẩm âm nhạc trái phép, bất chấpđạo đức kinh doanh, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tác giả Cùng với sự pháttriển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các hành

vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc cũng phát triển theo

Trong khi đó, Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành ra đời năm 2005 và đã được sửa đổi

bổ sung năm 2009, mặc dù đã có những điểm tiến bộ đáng kể so với hệ thống văn bảndưới luật điều chỉnh về lĩnh vực này trước đây nhưng vẫn tồn tại một số những hạn chếbất cập nhất định về biện pháp xử lý những hành vi vi phạm, quy định đối với tác giả

và người sử dụng tác phẩm âm nhạc,…chưa được giải quyết triệt để Điều này đã gây

ra không ít những lúng túng, khó khăn cho các chủ thể quyền tác giả trong quá trìnhsáng tạo và bảo vệ thành quả của sự sang tạo đó của mình Từ đó, dẫn đến tình trạngcác chủ thể quyền tác giả không có được sự an tâm để tiếp tục sự nghiệp sang tạo củamình đồng thời xã hội cũng mất đi cơ hội có thể thưởng thức những tác phẩm âm nhạcthực sự có giá trị nghệ thuật Hơn thế nữa, việc xâm phạm quyền tác giả nêu trên cũnggây ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế, gây bất bình trong dư luận xã hội cũngnhư tiến trình hội nhập quốc tế của nước nhà Chính vì vậy, việc tiếp tục xem xét, tìmhiểu, nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả nói chung cũng như phápluật về quyền tác giả đổi với tác phẩm âm nhạc nói riêng là một việc làm có ý nghĩa lýluận và thực tiễn ở thời điểm hiện tại Xuất phát từ những lý do trên, sau một thời gian

thực tập tại Công ty TNHH Tư vấn Luật LVN em đã mạnh dạn chọn đề tài “Pháp luật

về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc – Thực tiễn thực hiện tại Công

ty TNHH Tư vấn Luật LVN” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp đại học của mình Với

đề tài này, em hy vọng có thể làm rõ hơn những quy định của pháp luật được áp dụng

về vấn đề bảo hộ quyền tác giả và tìm ra hướng giải pháp nhằm hạn chế những saiphạm đồng thời yêu cầu xây dựng pháp luật bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âmnhạc hoàn thiện hơn

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan:

Trong thời gian gần đây, khi vấn đề bảo hộ quyền tác giả đang trở nên nóng bỏng

ở Việt Nam, đã có nhiều bài viết trên báo chí, cổng thông tin điện tử, Internet đề cập

Trang 13

đến chủ đề này chủ yếu xoay quanh quyền tác giả qua một số vụ kiện hoặc quyền tácgiả đối với lĩnh vực âm nhạc thì từ trước đó, vấn đề này đã được nhiều người đưa vàolàm đề tài chính trong các bài luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ,…với nhiều gócnhìn khác nhau, phương pháp nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu đa dạng, phong phú

và đặc biệt đi sâu vào phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam Tuy nhiên,phạm vi quyền tác giả trong Luật sở hữu trí tuệ là rất lớn vì vậy để đi sâu vào nghiêncứu về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc cho tới thời điểm hiện nay vẫn chưa cómột công trình nghiên cứu nào có thể hệ thống, bao quát được về nội dung pháp lý, hệthống xử lý vi phạm bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm Cụ thể, những công trìnhnghiên cứu trước đó được dẫn chứng cụ thể như sau:

2.1 Nhóm đề tài nghiên cứu khoa học các cấp:

Nhận thấy rằng, các công trình, đề tài khoa học được nghiên cứu trong nhữngnăm qua tập trung nghiên cứu trong phạm vi chung về quyền tác giả trong đó có đềcập đến vấn đề bảo hộ quyền tác giả hoặc nghiên cứu ở một khía cạnh của vấn đề bảo

hộ quyền tác giả trong một số lĩnh vực hoặc một số đối tượng cụ thể

Hiện nay, cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về quyền tác giả đối với tác phẩm

âm nhạc Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu ở một số khía cạnh khác nhau của pháp luật

về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc như: so sánh pháp luật quốc tế về bảo hộquyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc; quyền tác gải đối với tác phẩm âm nhạc pháisinh,…chưa có đề tài nghiên cứu tổng quát về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

và trong bối cảnh với sự phát triển của Internet như hiện nay, thì các vụ việc xâmphạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ngày càng nhiều

2.2 Nhóm giáo trình, sách chuyên khảo:

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, NXBCAND, Hà Nội (2009); Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, Lê Đình Nghị và Võ Thị HảiYến , Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội (2013): Giáo trình đước xây dựng dựa trên cơ

sở những điều luật được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm

2009 Tuy không tập trung vào trực tiếp quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạcnhưng cung cấp cho người đọc những khái niệm cơ bản về quyền tác giả, tác phẩm âmnhạc, quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, bảo hộ quyền tác giả,…và những đặcđiểm, quy phạm pháp luật về lĩnh vực quyền tác giả

2.3 Nhóm luận án, luận văn, khóa luận:

Đề tài “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc Thực trạng và giải pháp” , Luận văn tốt nghiệp của tác giả Lê Văn Chất, trường Đại học Cần Thơ

( 2013 ) Phần mở đầu, tác giả tập trung nghiên cứu về những văn bản quy phạm phápluật quốc tế như Công ước Berne 1886, Công ước Rome 1961,Hiệp định TRIPS, Hiệp

Trang 14

ước WCT 1996 nhằm tìm ra cơ sở pháp lý của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, từ đó xácđịnh được những cải tiến về pháp lý trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả đối với tácphẩm nghệ thuật nói chung và tác phẩm âm nhạc nói riêng Trong bài luận văn này, tácgiả tập trung nghiên cứu những quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối tácphẩm âm nhạc trong phạm vi trong nước, bên cạnh đó tìm hiểu một số vụ việc thựctiễn để tìm ra những bất cập và đưa ra những giải pháp khắc phục cụ thể.

Đề tài “Pháp luật quốc tế và kinh nghiệm một số nước về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc”, Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Trần Thị Thùy

Dương, trường Đại học Quốc gia Hà Nội (2016) Trong phạm vi quốc gia và phạm viquốc tế, tác giả đã làm nổi bật lên ý nghĩa quan trọng của việc bảo hoojq uyền tác giảđối với tác phẩm âm nhạc Qua việc nghiên cứu, tác giả đưa ra những so sánh về sựtương đồng cũng như sự khác biệt, ưu điểm, nhược điểm trong hệ thống pháp luật ViệtNam và hệ thống pháp luật quốc tế Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam

Đề tài “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môi trường Internet ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới”, Luận văn Thạc

sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, trường Đại học Luật Hà Nội (2018):Trình bày khái quát về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong môitrường Internet Phân tích thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạctrong môi trường Internet ở Việt Nam hiện nay và rút ra kinh nghiệm của một số quốcgia trên thế giới; từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng caohiệu quả hoạt động này tại Việt Nam

Đề tài “Bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam trong môi trường kỹ thuật số”, Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Đỗ Thị Hồng

Hạnh, trường Đại học Luật Hà Nội (2018): Trình bày một số vấn đề lí luận về quyềntác giả, bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm nghệ thuật trong môi trường kĩ thuật số.Nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối vớitác phẩm nghệ thuật trong môi trường kĩ thuật số Phân tích thực tiễn áp dụng các biệnpháp bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam trong môi trường

kĩ thuật số; từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thipháp luật về vấn đề này

2.4 Nhóm bài báo, tạp chí khoa học: Hiện chưa có công trình nghiên cứu cụ thể.

Tất cả những công trình nói trên, ở những mức độ khác nhau, đã giúp em có một

số tư liệu và kiến thức cần thiết để có thể hình thành những hiểu biết chung, giúp tiếpcận và đi sâu nghiên cứu đề tài khóa luận “Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối vớitác phẩm âm nhạc – Thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH Tư vấn Luật LVN”

Trang 15

3 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề tài:

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những quy định pháp luật Việt Nam vềbảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc cũng như các quy định, thực tiễn về xử

lý những vi phạm về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam nóichung và Công ty TNHH Tư vấn Luật LVN nói riêng Bài khóa luận đồng thời cũng đisâu vào việc phân tích một số thực tiễn tại Công ty TNHH Tư vấn Luật LVN để xácđịnh những bất cập của quy định pháp luật hiện hành, thực tiến áp dụng pháp luật vềbảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại các cơ quan nhà nước có thẩmquyền

3.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ các vấn đề lý luận từ đó làm nổi bật ýnghĩa quan trọng của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong phạm

vi quốc gia đồng thời đánh giá về pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực này khi màkhách thể của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc thời gian trở lại đây đều bị xâmphạm một cách công khai và ngày một nghiêm trọng dưới các hình thức sử dụng, khaithác khác nhau Dựa trên cơ sở lý luận đó, khóa luận sẽ chỉ ra những bất cập trong quyđịnh của pháp luật Việt Nam hiện hành đối với việc bảo hộ quyền tác giả trong lĩnhvực âm nhạc Từ đó, chỉ ra những khóa khăn, vướng mắc khi áp dụng thực tiễn phápluật vào lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc Đồng thời, qua nhữngbài học kinh nghiệm được rút ra từ pháp luật quốc tế cũng như một số nước về bảo hộquyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, khóa luận đưa ra một số giải pháp nhằm nângcao hiệu quả bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam Từ đó thúcđẩy hoạt động sáng tạo, khuyến khích tài năng sáng tạo có những giá trị mới trongnghệ thuật Để bảo hộ có hiệu quả các ý tưởng đã được sáng tạo, khai thác ở các khíacạnh kinh tế, thương mại đầu tư trở lại cho hoạt động sáng tạo Góp phần phát triểnkinh tế văn hóa - xã hội, giao lưu quốc tế Và đây cũng chính là mục đích nghiên cứucủa bài khóa luận tốt nghiệp

3.3 Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Chủ sở hữu quyền tác giả có toàn quyền cho phép hoặc khôngcho phép người khác sử dụng tác phẩm của mình theo quy định của pháp luật về quyềnnhân thân và quyền tài sản Tuy nhiên, việc quản lý đơn lẻ theo từng cá nhân chủ sởhữu về việc kiểm soát tác phẩm của mỗi tác giả được sử dụng ở đâu, vào thời điểmđiểm nào, vì mục đích gì, là việc gần như bất khả thi Sở hữu trí tuệ là một phạm trù

có phạm vi nghiên cứu rộng trong quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả âmnhạc nói riêng, bao gồm nhiều đối tượng được bảo hộ cũng như những quy định pháp

Trang 16

luật về quyền tác giả Cho nên trong phạm vi nghiên cứu, do hạn chế về hiểu biết vàthời gian nghiên cứu nên người viết chỉ nghiên cứu về những quy định của pháp luật

về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc Khóa luận chủ yếu nghiên cứu cácquy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm

âm nhạc, bên cạnh đó, khóa luận cũng đi vào xem xét thực trạng bảo hộ quyền tác giảđối với tác phẩm âm nhạc ở Việt Nam, điển hình là thực tiễn thực hiện tại Công tyTNHH Tư vấn Luật LVN Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luậtđiều chỉnh vấn đề này

Về thời gian: Bài khoá luận tốt nghiệp được đánh giá dựa trên những quy địnhpháp luật của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và được sửa đổi bổ sung năm 2009, tuynhiên sẽ tập trung vào giai đoạn chính là từ tháng 7/2016 là thời gian mà Công tyTNHH Tư vấn Luật LVN chính thức đi vào hoạt động và Luật sở hữu trí tuệ chính làmột trong những lĩnh vực mà công ty chịu trách nhiệm tư vấn, đảm nhiệm Đặc biệt,trong thời gian này cũng là giai đoạn nền âm nhạc Việt Nam đang trên đà phát triển,hội nhập với thị trường quốc tế, vì vậy sẽ không tránh khỏi đây cũng là một trongnhững giai đoạn nóng về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, từ đó xácđịnh được những bất cập trong hệ thống pháp luật Việt Nam để có thể đưa ra giải phấpcải thiện

4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu, bài khóa luận đã được áp dụng những phương phápnghiên cứu cụ thể như sau:

Chương 1 áp dụng phương pháp phân tích luật viết, kết hợp với tìm hiểu thực tế,đồng thời phân tích những quy định của pháp luật, từ đó đưa ra những nhận địnhkhách quan, nhằm đánh giá khái quát chung quá trình bảo hộ quyền tác giả đối với tácphẩm âm nhạc Việt Nam

Tiếp theo, chương này của đề tài cũng được áp dụng phương pháp logic, phươngpháp lịch sử Phương pháp này nhằm để phân tích lịch sử hình thành và quá trình pháttriển của các quy định pháp lý về bảo hộ quyền tác giả nói chung và quyền tác giả đốivới tác phẩm âm nhạc nói 11 riêng Đồng thời, làm rõ các khái niệm, cơ sở lý luận cóliên quan đến việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Chương 2 áp dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp từ các tạp chí, sách báocũng như những tài liệu nghiên cứu từ các thông tin pháp lý trên Internet Bên cạnh đó,người viết còn tham khảo một số vụ việc xảy ra trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung

và quyền tác giả âm nhạc nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng để phục

vụ cho việc nghiên cứu

Trang 17

Chương 3 áp dụng phương pháp phân tích tình huống và lựa chọn giải pháp Cụthể là phân tích, đánh giá những tình huống phát sinh trong thực tiễn và đưa ra một sốkiến nghị, đề xuất liên quan đến quy định của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đốivới tác phẩm âm nhạc nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả tại Việt Nam.

5 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu:

Tuy các quy định pháp luật bảo hộ về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc chỉ

là một phần nhỏ trong quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng,nhưng sau quá trình được trải nghiệm thực tế, tham gia thực tiễn tại Công ty TNHH

Tư vấn Luật LVN thì em đã có cơ hội được tìm hiểu chuyên sâu hơn, khái quát hơn vềquy định pháp luật của lĩnh vực trên tại Công ty Bên cạnh những tiêu cực về hành vi

vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, thì các cơ quan nhà nước có thẩmquyền vẫn đang ngày một cải thiện bộ máy, hệ thống pháp luật để có thể giải quyếttriệt để những hành vi vi phạm pháp luật trên cũng như bảo vệ quyền tác giả

Căn cứ vào tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, với mong muốn được tìm hiểu

kỹ hơn về những quy định về bảo hộ về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc và tìm

ra nguyên nhân xuất phát, từ đó đưa ra những ý kiến giải giáp góp phần giải quyếtnhững tiêu cực trong xã hội, hoàn thiện hơn bộ máy pháp luật về quyền tác giả nên em

đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc –Thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH Tư vấn Luật LVN” làm đề tài khóa luận tốtnghiệp

6 Kết cầu đề tài khóa luận:

Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, kết cấu khóa luận tốt nghiệp gồm 3 Chươngnhư sau:

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc vàpháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âmnhạc và thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH Tư vấn Luật LVN

Chương 3: Một số giải pháp ( kiến nghị hoàn thiện ) pháp luật về bảo hộ quyềntác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Trang 18

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI

VỚI TÁC PHẢM ÂM NHẠC.

1.1 Một số vấn đề khái quát về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc: 1.1.1 Định nghĩa quyền tác giả:

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4, Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm

2009 thì quyền tác giả được hiểu là “quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm domình sáng tạo ra hoặc sở hữu” Quyền tác giả hay tác quyền (copyright) là tổng hợpcác quy phạm pháp luật quy định bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của cánhân, tổ chức là tác giả, chủ sở hữu đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoahọc, mà chính mình đã sáng tạo ra hoặc sở hữu, hay nói cách khác là độc quyền củamột tác giả cho tác phẩm của người này Các tác phẩm đó phải là sản phẩm trí óc củatác giả mà không đơn thuẩn là sự sao chép từ nguồn đã biết Quyền tác giả thôngthường chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao của tác giả và

có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất

Quyền tác giả bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trongmối liên quan với tác phẩm, bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa không

bị vi phạm bản quyền, như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi

âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh

Hiểu một cách đơn giản, quyền tác giả cho phép tác giả và chủ sở hữu quyền tácgiả được độc quyền khai thác tác phẩm, chống lại việc sao chép bất hợp pháp Bêncạnh đó, quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa( hay còn gọi là tác phẩm ) không bị vi phạm bản quyền

Từ khái niệm quyền tác giả, người viết có thể suy ra được quyền tác giả là mộtquan hệ pháp luật dân sự Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự này là tác giả và chủ sởhữu quyền tác giả Khách thể hay đối tượng của quan hệ pháp luật dân sự là các tácphẩm văn học, âm nhạc, khoa học, nghệ thuật Về nội dung là các quyền nhân thân vàquyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả Và được bảo hộ theo nhữngnguyên tắc chung của luật dân sự Theo quy định tại BLDS 1995, quyền tác giả khôngđược nêu rõ khái niệm mà chỉ đơn giản là quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân vàquyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo (Điều 750) Quyền tác giảđược trao cho hai loại chủ thể là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả Nếu như vậy, chủthể của quyền tác giả có thể là một trong hai loại hoặc là một chủ thể bao gồm hai tưcách Đối với tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm, tác giả không đồng thời là chủ

sở hữu tác phẩm, chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả sẽ có những quyền

Trang 19

lợi ích riêng đối với tác phẩm của mình sáng tạo ra được quy định lần lượt từ Điều 751tới Điều 753, BLDS 1995 Quyền tác giả được coi là một quan hệ pháp luật dân sự vì

cả hai đều bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản Căn cứ theo Điều 25, BLDS2015: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền vớimỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liênquan quy định khác” Trong quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân của tác giả lànhững quyền gắn với tinh thần, danh dự và uy tín của tác giả Còn quyền tài sản hayquyền kinh tế cho phép các tác giả thu được giá trị kinh tế từ việc khai thác tác phẩmcủa mình, trong khi đó BLDS năm 2015 ghi nhận: “Quyền tài sản là quyền trị giá đượcbằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sửdụng đất và các quyền tài sản khác”

1.1.2 Khái niệm tác phẩm âm nhạc:

Như đã đề cập ở trên, một trong những đặc điểm của quyền tác giả đó chính làquyền tác giả phát sinh tự động mà không cần thủ tục đăng ký hay trải qua bất kỳ thẩmđịnh nào của cơ quan thẩm quyền Chính vì việc nó phát sinh dễ dàng nên khi có tranhchấp hay vi phạm quyền tác giả thì công việc đầu tiên xác định có hay không có quyềntác giả đối với tác phẩm là đối tượng tranh chấp, nghĩa là xác định xem sản phẩm đó

có phải là một tác phẩm không Khái niệm tác phẩm là một sản phẩm được sáng tạotrong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện dưới bất kỳ phương thức hayhình thức nào cũng có thể được coi là một tác phẩm Tác phẩm giữ một vai trò thenchốt trong việc xây dựng và thực thi quyền tác giả

Căn cứ theo khái niệm tác phẩm được nêu ở trên, tác phẩm âm nhạc cũng là mộttác phẩm khi được tác giả sang tạo trong lĩnh vực nghệ thuật, tác phẩm âm nhạc mangđầy đủ các đặc điểm của tác phẩm nói chung trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật vàkhoa học Nghĩa là nó là kết quả của sự sáng tạo, của quá trình lao động trí óc, đầu tưcông sức, vật chất, thời gian của tác giả hoặc chủ sở hữu, chỉ có điều khác với các loạihình tác phẩm khác, tác phẩm âm nhạc được thể hiện dưới dạng nốt nhạc trong bảnnhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trìnhdiễn hay không trình diễn Có thể thấy, ngày nay tác giả và cách thức thể hiện tácphẩm của họ được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau: Một là tác giả là ngườichắp bút cho tác phẩm đòng thời sẽ là người thể hiện luôn tác phẩm đó, hai là tác giả

sẽ chỉ tập trung chuyên sâu vào việc sáng tác và giao cho những ca sĩ khác phù hợp vớitác phẩm đó và thể hiện nó Thay vì trực tiếp bản thân đứng trên sân khấu thể hiện tácphẩm của mình thì các nhạc sĩ chọn cách biểu diễn trên giấy Một bản nhạc đã đượcsáng tác, cho dù không trình diễn trước công chúng thì vẫn được xem là tác phẩm âmnhạc và được bảo hộ theo nguyên tắc luật định

Trang 20

Tác phẩm âm nhạc bao gồm các thể loại như Nhạc cổ điển, nhạc dân tộc - dângian, nhạc Pop, nhạc Rock, Hip-Hop, nhạc thiếu nhi, nhạc phim… Tác phẩm âm nhạc

là một loại hình được Luật sở hữu trí tuệ bảo hộ quyền tác giả, trong đó tác giả và chủ

sở hữu quyền tác giả là những người có toàn quyền quyết định với tác phẩm của mình,được bảo hộ cả quyền nhân thân và quyền tài sản, những quyền đó được gọi chung làquyền tác giả Vì thế, khi một cá nhân hay tổ chức nào có nhu cầu sử dụng trongnhững đêm trình diễn, đêm nhạc hội, hoặc tổ chức các live show… Đều phải được sựđồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả Cho nên, có thể hiểu tác phẩm âm nhạc là tài sảncủa tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, bất cứ ai sử dụng vào bất cứ mục đích gì cũngphải xin phép và phải trả tiền tác quyền, Luật pháp đã quy định như thế và đó còn làđạo lý

1.1.3 Khái niệm về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc:

Định nghĩa về quyền tác giả và định nghĩa về tác phẩm âm nhạc có thể khái quátchung tổng hợp thành một định nghĩa về quyền tác giả đổi với tác phẩm âm nhạc nhưsau: Là quyền của cá nhân, tổ chức sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất trực tiếpsáng tạo ra hoặc sở hữu đối với tác phẩm âm nhạc được thể hiện dưới dạng nốt nhạchoặc các ký tự âm nhạc khác, có lời hoặc không có lời, trình diễn hoặc không trìnhdiễn,… Có thể hiểu, hoạt động sáng tạo ra tác phẩm phải là trực tiếp của tác giả Nếutác phẩm âm nhạc là kết quả sáng tạo trực tiếp của cá nhân nào thì cá nhân đó được coi

là tác giả của tác phẩm âm nhạc đó Việc chỉ đơn thuần đóng góp ý tưởng, thông tin,gợi ý,…vào việc thể hiện tác phẩm thì không được coi là tác giả của tác phẩm âmnhạc Vì vậy, quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là những quyền mà một ngườiđược hưởng đối với tác phẩm âm nhạc mà mình đã tạo ra Người đó có thể là ngườisáng tạo ra tác phẩm hay chỉ đơn thuần là người sở hữu tác phẩm Các quyền này chophép họ được toàn quyền kiểm soát, quyết định việc khai thác sử dụng tác phẩm củamình Điều này nhằm đem tới mục đích tri ân các tác giả, đem lại cho những ngườisáng tác những lợi ích tinh thần và vật chất tương xứng với công sức lao động trí tuệ

mà họ đã dành ra Tuy nhiên, độc quyền được trao cho chủ sở hữu tác phẩm sẽ khôngbao gồm việc ngăn cản người khác sử dụng hợp lý tác phẩm đó

Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là quyền cho phép và quyền nhận thùlao Quyền cho phép là quyền tự quyết định nguời khác được phép sử dụng, khai tháctác phẩm của mình và quyền nhận thù lao là quyền yêu cầu người khác trả thù lao choviệc khai thác, sử dụng tác phẩm Theo quy định của pháp luật, quyền tác giả bao gồmquyền nhân thân và quyền tài sản Quyền nhân thân bảo vệ sự toàn vẹn về sáng tạo vàdanh tiếng của tác giả sáng tạo được thể hiện thông qua tác phẩm Quyền tài sản bảo

Trang 21

vệ các lợi ích kinh tế của tác giả và cho phép tác giả thu lợi nhuận bằng cách khai tháctrực tiếp hoặc gián tiếp tác phấm.

Quyền nhân thân là những quyền gắn với tinh thần, danh dự và uy tín của tác giả,bao gồm quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân than không gắn với tài sản.Quyền nhân thân không gắn với tài sản bao gồm Quyền đặt tên cho tác phẩm, quyềnđứng tên tác phẩm và bảo vệ sự toàn vẹn nội dung tác phẩm, không cho người khácsửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào Đây là nhữngquyền gắn liền với giá trị nhân thân của tác giả như danh dự, uy tín, tiếng tăm của tácgiả và nó không thể chuyển giao được Quyền này gắn liền với tác giả ngay cả khiquyền sử dụng, định đoạt tác phẩm đã được chuyển giao và được bảo hộ vô thời hạn.Quyền nhân thân gắn với tài sản là các quyền cho hay không cho người khác sử dụngtác phẩm, quyền này có thể chuyển giao và gắn liền với các chế định về quyền tài sảntrong quyền tác giả

Quyền tài sản là một hình thức tri ân dền đáp công sức và khuyến khích, độngviên sáng tạo tới các tác giả đã dành thời gian, tâm huyết và vật chất để cho ra đờinhững tác phẩm âm nhạc Đời sống âm nhạc càng phát triển là điều kiện tất yếu để bảnquyền tác giả phát triển và tiền sử dụng tác phẩm, cũng như quyền tài sản của tác giảđược nâng cao hơn

Ngày nay, các nội dung cơ bản về quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả

đã được pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế đồng nhất Vì vậy, mỗi cá nhân tác giảphải tự có trách nhiệm quản lý các quyền của mình để đảm bảo quyền lợi về vật chất

và tinh thần, đồng thời tiếp tục đầu tư cho hoạt động sáng tạo ra các giá trị văn học,nghệ thuật phục vụ cho nhu cầu đa dạng, phong phú của xã hội

1.1.4 Đặc trưng của quyền tác giả:

Để được bảo hộ, quyền tác giả phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ do Luật

Sở hữu trí tuệ quy định Quyền tác giả khác biệt so với quyền sở hữu tài sản vật chấthữu hình Do đó, Luật Sở hữu trí tuệ quy định cụ thể nội dung, giới hạn quyền và thờigian bảo hộ quyền tác giả để cho mọi cá nhân, tổ chức hiểu rõ những quyền nào màcác chủ thể được hưởng đối với từng đối tượng được bảo hộ, những quyền này chịugiới hạn và sự bảo hộ là vĩnh viễn hay trong một thời hạn nhất định

Việc bảo hộ quyền tác giả nói chung mang một số đặc trưng nhất định và việcbảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc cũng mang các đặc trưng chung này.Những đặc trưng chung của quyền tác giả mà Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định gồm:

Thứ nhất, quyền tác giả được bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá

trị nghệ thuật Đối với một tác phẩm âm nhạc được bảo hộ thì tác phẩm luôn có tínhsáng tạo mang dấu ấn riêng của cá nhân tác giả cho dù tác phẩm đó nội dung có như

Trang 22

thế nào và có hàm chứa giá trị nghệ thuật hay không thì tác phẩm vẫn được bảo hộ.Đặc trưng này thể hiện việc coi trọng sự sáng tạo trí tuệ nói chung trong đó có cácsáng tạo âm nhạc.

Thứ hai, quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm; hình

thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động Theo quy định của pháp luật Việt Namthì tác phẩm âm nhạc được thể hiện dưới dạng nốt nhạc trên bản nhạc hoặc các ký tự

âm nhạc, khi các nốt nhạc hoặc các ký tự âm nhạc này được tác giả dùng để sáng tạo

ra một bản nhạc được thể hiện ra trên mặt giấy, trên máy 20 vi tính hoặc trên một vậtchất nào đó thì đây chính là hình thức vật chất thể hiện của một sáng tạo âm nhạc vàkhi tác phẩm được định hình thì ngay lập tức cơ chế tự động bảo hộ được thực thi màtác giả không cần đăng ký bảo hộ

Thứ ba, trong quyền tác giả, chỉ có quyền nhân thân được bảo hộ tuyệt đối còn

quyền tài sản thì không được bảo hộ một cách tuyệt đối mà trong một thời hạn nhấtđịnh Đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật nói chung và tác phẩm âm nhạc nóiriêng thì đều có chung những đặc quyền mà pháp luật ban cho tác giả để cho phép tácgiả thực thi việc bảo hộ gọi chung là quyền tác giả, trong quyền tác giả có quyền nhânthân và quyền tài sản, theo nguyên tắc chung những gì thuộc về cá nhân tác giả sẽ vĩnhviễn không thể tách rời như tên, tuổi,…Vì vậy những quyền nhân thân này được bảo

hộ vĩnh viễn Đối với quyền tài sản thì có sự khác biệt, tài sản có giá trị vật chất kinh

tế nên ví dụ trong trường hợp tác giả chết thì nếu các quyền tài sản không được khaithác thì rất lãng phí cả về vật chất lẫn giá trị tinh thần cộng đồng nên vì vậy, pháp luậtquy định bảo hộ có thời hạn đối với các quyền này Điều đó dẫn đến khi nói đến việcbảo hộ quyền tác giả thì không có tác phẩm nào được bảo hộ tuyệt đối mà chỉ trongmột thời hạn nhất định và tác phẩm âm nhạc cũng vậy

Ngoài ra, theo tác giả luận văn, riêng đối với tác phẩm âm nhạc thì âm nhạc lànghệ thuật lấy âm thanh làm phương tiện biểu hiện, khắc họa cuộc sống và thể hiện tưtưởng tình cảm con người Âm nhạc có tính trừu tượng nó không thể hiện đầy đủ cácchi tiết thực chỉ mô tả chung nhưng tạo cho ta cảm giác, hứng thú mạnh mẽ và sự liêntưởng phong phú Tình trừu tượng của âm nhạc gắn với trí tưởng tượng của con người

Âm nhạc là tiếng nói tình cảm sâu sắc, nó đi thẳng trực tiếp vào trái tim conngười và không thể diễn tả bằng lời Nghệ thuật âm nhạc có khả năng lớn tác động đếnvần đề giáo dục tình cảm Thể hiện được những tư tưởng tiến bộ của thời đại Nó gópphần tích cực thúc đẩy xã hội phát triển

Vì vậy, tựu chung lại, nghệ thuật âm nhạc là nghệ thuật biểu hiện cảm xúc củacon người với con người và cuộc sống bằng âm thanh, là nghệ thuật diễn ra trong thờigian, nghệ thuật động, nghệ thuật của thính giác Nó luôn gắn bó với con người và đòi

Trang 23

hỏi hoạt động biểu hiện trực tiếp của con người Vì vậy, đây chính là những đặc trưng

cơ bản của tác phẩm âm nhạc khác biệt so với các loại hình nghệ thuật khác như nghệthuật văn chương, nghệ thuật tạo hình…

1.2 Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc:

1.2.1 Đối với tác giả, chủ sở hữu:

Bảo hộ quyền tác giả sẽ bảo đảm cho người sáng tạo ra tác phẩm có cơ sở pháp

lý chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm Mọi hành vi sử dụng tác phẩmđều phải được phép của chủ sở hữu tác phẩm và phải trả tiền cho chủ sở hữu tác phẩm

về việc sử dụng đó Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là thành quả của sự

nỗ lực sáng tạo của con người Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo đòi hỏi sựđầu tư rất nhiều về trí tuệ, thời gian và tài chính Việc bảo hộ quyền tác giả sẽ là nềntảng cho sự sáng tạo, bằng việc trao cho tác giả các lợi ích, phần thưởng về tinh thần

và vật chất, góp phần thúc đẩy khuyến khích sự sáng tạo đó Đem lại cho những ngườisáng tạo sự động viên về tinh thần và những lợi ích vật chất từ việc khai thác tác phẩm

bù đắp những chi phí đã phải bỏ ra cho việc sáng tạo tác phẩm.1

Pháp luật Việt Nam, hài hòa với điều ước quốc tế, hiện nay đã quy định rằng việcđăng ký quyền tác giả là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả Tuy nhiên, với

sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức và bối cảnh bùng nổ công nghệ thôngtin như hiện nay, hành vi xâm phạm quyền tác giả của các chủ thể ngày càng trở nênphổ biến với nhiều cách thức khác nhau như: sao chép tác phẩm lưu hành trên thịtrường mà không có sự đồng ý của tác giả kể cả lưu thành file số trên internet, mạodanh tác giả, sửa chữa, cắt xén, “đạo nhái” tác phẩm âm nhạc thì đây là lí do thôi thúctác giả đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc của mình

Ở nước ta hiện nay vấn đề bảo hộ quyền tác giả nói chung, quyền tác giả đối vớitác phẩm âm nhạc nói chung còn rất yếu kém Có ý kiến cho rằng, việc đăng ký bảo hộbản quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả và nócũng không phải là cơ sở xác lập quyền tác giả; tác phẩm dù có đăng ký hay khôngđăng ký quyền tác giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau Tuy nhiên, thực tế chothấy hiện nay việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc bảo

vệ quyền tác giả, đặc biệt trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy

ra Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bằng chứng mặc nhiên xác nhận tư cách

và quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đã đăng ký Trongnhiều trường hợp việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chứng minh quyền của mình làrất khó, thậm chí không thể chứng minh được mình là tác giả, chủ sở hữu quyền tác

1 Văn phòng luật sư Lê & Lê và Công ty Cổ phần Vietnamnet Truyền thông Quốc tế, Tại sao phải bảo hộ quyền tác giả, http://www.vibonline.com.vn/Hoidap/2204/Quyen-tac-gia-la-gi-Tai-sao-phai-bao-ho-quyentac-

gia.aspx[Ngày truy cập 15/9/2013]

Trang 24

giả của tác phẩm có tranh chấp Vì vậy, đăng ký bản quyền tác giả được quy định làthủ tục bắt buộc để bảo hộ bản quyền tác giả, nghĩa là sẽ đảm bảo cho người sáng tạo

ra tác phẩm chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm như: ăn trộm, sao chép,lạm dụng tác phẩm đó Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo đòi hỏi sự laođộng trí óc, trí tuệ, thời gian và tài chính nên việc đăng ký bản quyền tác giả là sựchứng nhận cho sự sáng tạo của con người, bằng việc trao cho tác giả các phần thưởngxứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo Bên cạnh đó, việc bảo hộquyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc cũng đảm bảo cho tác giả khai thác đượcnhững lợi ích vật chất từ việc sáng tác, bù đắp quá trình lao động sáng tạo

1.2.2 Đối với nhà nước:

Vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc có ý nghĩa quan trọng đối

với không chỉ chủ thể quyền tác giả mà còn liên quan đến sự phát triển của quốc gia Thứ nhất, mỗi một hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

xảy ra là điều chứng tỏ rằng pháp luật của chúng ta vẫn chưa đủ nghiêm khắc và chưa

xử lý được triệt để những hành vi này Vì vậy, các tác giả phải tự chủ động bảo hộquyền tác giả đối với sản phẩm âm nhạc của mình để tránh tạo điều kiện cho nhữnghành vi trái pháp luật này được phép xảy ra ngày càng công khai và tinh vi hơn Điềunày đồng thời không chỉ làm tăng sự chắc chắn và ổn định về mặt pháp lí mà cònmang lại lợi ích không chỉ cho những người nắm giữ và sử dụng tác phẩm đó

Thứ hai, trong quá trình hội nhập quốc tế ngày nay thì việc bảo hộ quyền tác giả

đối với tác phẩm âm nhạc chính là công cụ tiềm năng trong quá trình hội nhập nềnkinh tế thế giới của những nước đang phát triển và kém phát triển, đồng thời nên mộtnên kinh tế tri thức lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp không khóinày

Thứ ba, việc điều chỉnh hệ thống pháp luật cũng như các quy định về bảo hộ

quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc đã cho thấy Nhà nước ta đang có những cáinhìn khoa học và nghiêm túc về lĩnh vực này Đây được coi như một sự chủ động ghinhận rất ý nghĩa quyền tự do sáng tạo của cá nhân và mang tính thiết thực khi lĩnh vựcbảo hộ quyền tác giả đã thực sự đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng trong nhữngnăm Luật sở hữu trí tuệ được ban hành Với các quy định pháp luật được Nhà nướcban hành thì quyền tự do sáng tạo của cá nhân luôn được tôn trọng và bảo đảm thựchiện, khuyến khích tự do sáng tạo, cấm cản trở, hạn chế quyền tự do sáng tạo của cánhân Pháp luật bảo đảm cho người sáng tạo có quyền tự do trong việc chọn đề tài,hình thức thể hiện, đặt tên tác phẩm, đứng tên tác giả, giao kết hợp đồng chuyển giaotác phẩm… Pháp luật về quyền tác giả luôn bảo đảm cho các chủ thể sử dụng, khaithác tác phẩm một cách hiệu quả nhất Khi có hành vi xâm phạm đến quyền tác giả thì

Trang 25

cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng những biện pháp cưỡng chế để khôi phụclại tình trạng ban đầu như trước khi bị xâm phạm về quyền tác giả.

1.2.3 Đối với xã hội:

Thứ nhất, ý nghĩa quan trọng của chế định bảo hộ quyền tác giả trước hết là bảo

hộ quyền công dân khi họ tham gia vào hoạt động sáng tạo Điều đó những những đảmbảo người nghe nhạc sẽ được thưởng thức những tác phẩm âm nhạc chất lượng cao màcòn là nguồn động lực lớn cho các tác giả tiếp tục sáng tạo ra những tác phẩm nghệthuật độc đáo, mới mẻ để phục vụ cho nhu cầu của khán giả

Thứ hai, việc bảo hộ quyền tác giả nói chung và đối với tác phẩm âm nhạc nói

riêng nhằm bảo hộ quyền tinh thần của người nắm giữ tri thức, ngăn cấm ngườikhác thương mại hóa tri thức của mình, chống lại sự lạm dụng, khai thác và sưu tầmlàm tổn hại đến giá trị đích thực của tác phẩm

Cuối cùng, pháp luật đưa ra một chế định với những quy định về một lĩnh vực cụ

thể mà ở đây là lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc thì đã nhằmmục tiêu thiết lập cơ chế bảo vệ cho những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đểbảo đảm công bằng giữa lợi ích của công dân và lợi ích của xã hội

1.3 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đổi với tác phẩm âm nhạc:

về tác phẩm hay các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, mà nền văn hoá, khoa học, nghệthuật của một quốc gia mới phát triển Chính vì việc bảo hộ quyền tác giả đối với tácphẩm âm nhạc vô cùng quan trọng nên việc thiết lập một hành lang pháp lý vững chắc

để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các tác giả là rất cần thiết, trong đó bao gồm

cả pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế

Ngay từ bản hiến pháp đầu tiên vào năm 1946, Nhà nước Việt Nam đã ghi nhậnnhững quyền cơ bản của công dân liên quan đến quyền tác giả, thể hiện tư tưởng tiến

bộ nhân văn về quyền con người Tư tưởng lập pháp đó đã tiếp tục được thể hiện tạiHiến pháp 1959, 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) ( thậm chí là Hiến pháp

2013 đang có hiệu lực thi hành ) Đó là quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản củacông dân, là việc Nhà nước cam kết bảo vệ quyền lợi của trí thức, tôn trọng quyền sở

Trang 26

hữu về tài sản Tuy vậy, luật về sở hữu trí tuệ chỉ thực sự phát huy tác dụng kể từ sauĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI Phương hướng của Đại hội Đảng đề ra đã được thểchế hoá tại Điều 60 của Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm1992: "Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sángkiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật vàtham gia các hoạt động văn hoá khác Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữucông nghiệp.".

Năm 1986 với Nghị định 142/HĐBT, lần đầu tiên ở Việt Nam một văn bản riêngbiệt về quyền tác giả đã được ban hành với những quy định cơ bản, ban đầu với sựgiúp đỡ của hãng VAB (Hãng bảo hộ quyền tác giả của Liên Xô cũ) Trước yêu cầucủa sự phát triển, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về quyền tácgiả vào tháng 10-1994

Năm 1994, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh bảo hộ quyền tácgiả và năm 1995, Quốc hội ban hành BLDS trong đó có Chương I, phần thứ 6 điềuchỉnh về quyền tác giả, trong đó đã điều chỉnh hầu hết các quan hệ dân sự về quyền tácgiả, trong điều kiện đất nước chuyển đổi cơ chế quản lí tập trung bao cấp sang cơ chếthị trường Về tổng thể, các nguyên tắc và quy định cơ bản về quyền tác giả trongBLDS 1995 đã thiết lập và làm cơ sở để thiết lập một hệ thống phù hợp với chuẩn mực

và thông lệ quốc tế, dựa trên Công ước Bern về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệthuật, Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, người ghi âm và tổ chức phát sóng.Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các quy định của BLDS về quyền tác giả thì cũng

có không ít vấn đê, khiếm khuyết đã bộc lộ Thứ nhất, những quy định đó chưa thực

sự phù hợp với các chuẩn mực trong thời gian đó Thứ hai, chưa cập nhật những bướcquan trọng trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan Vì vậy, trong thời giantrước năm 2005 chưa có Luật chuyên ngành, pháp luật về SHTT và quyền tác giả chủyếu được điều chỉnh bởi BLDS năm 1995 và các văn bản dưới luật Nghị định 76/CPngày 29 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ ban hành hướng dẫn thi hành một số quyđịnh của quyền tác giả trong BLDS chỉ đề cập đến quyền tác giả dưới góc độ dân sự.Nghị định 31/CP của Chính phủ ngày 26 tháng 6 năm 2001 quy định về xử phạt hànhchính trong lĩnh vực văn hóa thông tin, điều chỉnh các vấn đề khác có liên quan đếnquyền quản lý nhà nước như việc xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạmquyền tác giả Thông tư 166/1998/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 1998 của Bộ tàichính hướng dẫn chế độ thu lệ phí đăng ký quyền tác giả được ban hành nhằm khắcphục và xử lý nghiêm minh tình trạng xâm phạm quyền tác giả, đồng thời đưa ra cácthủ tục đăng ký, chế độ lệ phí đăng ký quyền tác giả nhằm đảm bảo quyền của tổ chức,

cá nhân khi có tranh chấp xảy ra

Trang 27

Kể từ khi luật về quyền tác giả ra đời, các loại hình tác phẩm được bảo hộ dướidạng quyền tác giả ngày một tăng, cùng với sự phát triển của các phương tiện lưu trữ,truyền thông Ban đầu là các tác phẩm viết, tác phẩm sân khấu, rồi đến tác phẩm điệnảnh, video, chương trình máy tính và gần đây là các phương tiện truyền thông đaphương diện Điều đó có nghĩa là các loại hình tác phẩm được bảo hộ dưới dạng quyềntác giả sẽ còn tiếp tục được gia tăng trong tương lai.

b) Giai đoạn ban hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm

2009 đến thời điểm hiện nay:

Trước khi gia nhập Công ước Berne, việc thực hiện quyền tác giả ở nước ta cònquá sơ sài, cho dù năm 1994, Pháp lệnh về quyền tác giả của Ủy ban Thường vụ Quốchội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được ban hành và năm 1995 có BộLuật dân sự trong đó có một chương về quyền tác giả Song, một phần do đặc thù của

cơ chế bao cấp, nhiều tác phẩm được sáng tác trong cơ chế làm công ăn lương, phầnkhác nhận thức xã hội mới bắt đầu vào lộ trình Nhưng, lịch sử đã sang trang mới,quyền tác giả ở nước ta đã được Đảng và Chính phủ quan tâm, sáng tạo được coitrọng Trước những xu thế hội nhập Quốc tế mạnh mẽ, trước những tác động kháchquan của nền kinh tế Thế giới và những yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp phát triển kinh

tế – xã hội Đất nước, Đảng và Nhà nước đã xác định tầm quan trọng của sở hữu trí tuệcũng như thúc đẩy quá trình phát triền nền kinh tế của đất nước, và ngày 14 tháng 6năm 2005, Bộ luật dân sự đã được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 7.Trong đó quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ được quy định tại phần thứsáu với ba chương, từ Điều 736 đến Điều 757 Sau đó ngày 19 tháng 11 năm 2005, tại

kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật sở hữu trí tuệ với 6 phần, 18chương, 222 điều Và năm 2005 là năm đánh dấu những thành tựu to lớn trong tiếntrình đổi mới hệ thống pháp luật của nước ta, càng khẳng định việc thực thi quyền tácgiả là một nhiệm vụ tất yếu của nhà nước và toàn xã hội Việc cùng lúc ra đời Luật sởhữu trí tuệ 2005 và Bộ luật dân sự 2005 đã pháp điển hóa những quy định về quyền tácgiả trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, sản phẩm trí tuệ,

…Trong đó lĩnh vực văn học, nghệ thuật bảo đảm tự do dân chủ cho mọi hoạt độngsáng tạo, tạo điều kiện để phát huy hiệu quả lao động nghệ thuật, làm tăng giá trị tưtưởng, giá trị lịch sử hoặc các giá trị văn hóa khoa học khác Chỉ gồm những quy định

ở mức độ nguyên tắc về quyền tác giả và dành các quy định chi tiết hơn cho LuậtSHTT với ý nghĩa là văn bản pháp luật chuyên biệt về sở hữu trí tuệ

Tuy nhiên, qua thời gian áp dụng vào sự phát triển trong lĩnh vực sở hữu trí tuệnói chung và quyền tác giả nói riêng, Luật sở hữu trí tuệ 2005 còn bộc lộ một số hạnchế, thiếu sót Trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước tập trung xây dựng và hoàn

Trang 28

thiện hệ thống chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ, tạo môi trường pháp lý đầy đủ

và minh bạch cho hoạt động sở hữu trí tuệ nhằm phát triển kinh tế – xã hội và hội nhậpquốc tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của đất nước Để nâng caohiệu quả hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, song song với việc phát huy kết quả

đã đạt được, phù hợp với tình hình lúc bấy giờ, nên ngày 19 tháng 6 năm 2009 tại kỳhọp thứ 5, Quốc hội khóa XII thông qua luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung, Luật này

có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2010 Sự ra đời Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật sở hữu trí tuệ 2005, đã góp phần hoàn thiện về pháp luật sở hữu trí tuệ cũngnhư tạo thêm sự phù hợp với Luật sở hữu trí tuệ thế giới với một chuẩn mực chung màpháp luật quốc tế và các điều ước quy định về quyền tác giả Bên cạnh, kể từ khi Luật

sở hữu trí tuệ 2005 ra đời, thì mảng pháp luật về sở hữu trí tuệ được điều chỉnh chủyếu bởi các văn bản, Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ

về quyền tác giả, đã được sửa đổi và bổ sung bằng nghị định 85/2011/NĐ-CP ngày 21tháng 9 năm 2011 Được coi là bước tiến mới trong công cuộc ban hành văn bản quyphạm pháp luật của ngành lập pháp nước ta Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữutrí tuệ và quản lí nhà nước về SHTT, được sửa đổi bổ sung Nghị định 119/2010/NĐ-

CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 Ngoài ra còn một số biện pháp xử lý hành chính tronglĩnh vực quyền tác giả như Nghị định 47/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan Đã tạo điều kiện cho các cơ quanquản lý, thực thi về sở hữu trí tuệ hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan cóhiệu quả, bảo đảm tính thống nhất với các quy định Luật Sở hữu trí tuệ và cụ thể hơn

để có thể thực thi pháp luật có hiệu quả, các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạmhành chính thuận lợi hơn trong việc áp dụng khung hình phạt phù hợp với thẩm quyền.Như vậy, xét một cách tổng thể, Luật sở hữu trí tuệ dù ở phạm vi bảo hộ ở quốc giahay quốc tế, phải bảo vệ lợi ích của người sáng tạo, sở hữu các tài sản sở hữu trí tuệ,đồng thời cũng nhằm đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội Việc đảm bảo cânbằng các lợi ích này là một quy tắc cốt yếu và là một “mục tiêu lí tưởng” cho mọi hệthống chính sách về sở hữu trí tuệ

Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc phát sinh theo pháp luật nước nào thìchỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của nước đó Để bảo hộ quyền tác giả đối vớitác phẩm âm nhạc được phát sinh trên cơ sở pháp luật nước này và được bảo hộ tiếptục ở nước khác thì cần phải có sự ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế giữa cácnước hữu quan Cho đến nay, Việt Nam đã là thành viên của 5 điều ước quốc tế đaphương gồm Công ước Berne bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; Công

Trang 29

ước Rome bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng; Côngước Brussels bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình truyền qua vệ tinh đã mã hóa;Công ước Geneva bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc sao chép bất hợppháp bản ghi âm của họ Hiệp định TRIPS về các khía cạnh thương mại của quyền sởhữu trí tuệ Ngoài ra còn có các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đaphương trong đó có nội dung về quyền tác giả, quyền liên quan thế hệ mới như Hiệpđịnh thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương(TPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu(VCU), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam Hàn Quốc (VKFTA); Hiệp địnhThương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định đối táctoàn diện khu vực (RCEP), v.v…

1.3.2 Nội dung pháp luật:

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức, quyền tácgiả trở thành một trong những yếu tố quan trọng của quá trình phát triển Việc bảo hộthích đáng và có hiệu quả quyền tác giả là một trong những điều kiện tiên quyết đểthúc đẩy hoạt động sáng tạo, làm giàu kho tàng tri thức, tạo môi trường đầu tư an toàn

để thu hút các nhà đầu tư, góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội Thông qua việckhuyến khích hoạt động sáng tạo và phổ biến các sáng tạo, công chúng được tiếp cận

và hưởng thụ các giá trị văn học, nghệ thuật và khoa học

a) Chủ thể của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc:

Nghị định Số: 22/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số diều vàbiện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan đã quy định Tácphẩm âm nhạc tại Điều 10 với nội dung như sau: “Tác phẩm âm nhạc quy định tạiđiểm d khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạngnhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi

âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay khôngtrình diễn” Theo đó, tác phẩm âm nhạc là một trong những loại hình tác phẩm đượcbảo hộ quyền tác giả theo Điểm d, Khoản 1, Điều 14, Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi

bổ sung năm 2009), được hướng dẫn và thi hành theo những văn bản quy phạm phápluật có liên quan

Một tác phẩm được sáng tạo ra bởi công sức, tinh thần và vật chất của một cánhân hoặc tổ chức Nếu vậy, khi một tác phẩm âm nhạc được ra đời, ai sẽ được traoquyền là tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm đó và chủ thể quyền tác giả đối với tác phẩm

âm nhạc là ai? Có thể thấy, đối tượng, chủ thể, nội dung pháp luật của quyền tác giả làrất lớn, vì vậy những quy định về quyền tác giả hay bảo hộ quyền tác giả đối với tác

Trang 30

phẩm âm nhạc chỉ được nêu tóm tắt nhất có thể, tuy nhiên không được chi tiết và cụthể trong các văn bản pháp luật về quyền tác giả Theo quy định pháp luật hiện hành,tác giả là : “Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trựctiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37đến Điều 42 của Luật này” (Điều 13, Luật SHTT ) ; “Tác giả sử dụng thời gian, tàichính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhânthân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này”(Điều 37, Luật SHTT) Theo những quy định trên, chủ thể của quyền tác giả đối vớitác phẩm âm nhạc là những cá nhân, tổ chức đã trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm đó bằngchính sự sáng tạo, công sức, thời gian và tiền bạc của họ, hay nói cách khác, họ chính

là tác giả của tác phẩm âm nhạc đó Vì được pháp luật ra quy định và bảo hộ, nênnhững cá nhân, tổ chức vi phạm về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc cũng sẽ bị

xử lý theo đúng quy phạm pháp luật Bên cạnh đó, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giảcũng sẽ nhận được những quyền lợi xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra về tinh thần

và vật chất như quyền nhân thân, quyền tài sản Và để được hưởng những quyền lợi

đó, các đối tượng của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc cũng phải tuân thủ quyđịnh pháp luật, thực hiện đúng trách nhiệm của mình về việc bảo hộ quyền tác giả đốivới tác phẩm âm nhạc

b) Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng như hệ thống các nước trên thế giớithì quyền tác giả đối với tác phẩm sẽ được bảo hộ tự động kể từ khi tác phẩm đó đượcsinh ra, tác giả sẽ không phải chứng minh mình là tác giả của tác phẩm trừ trường hợp

có những tranh chấp phát sinh

Về vấn đề thời hạn bảo hộ quyền tác giả thì không phải tác giả sẽ có quyền đốivới tác phẩm của mình vô thời hạn, các độc quyền mà pháp luật đảm bảo cho chủ sởhữu sẽ chỉ trong một khoảng thời gian xác định ngoại trừ quyền nhân thân Quyềnnhân thân (trừ quyền công bố tác phẩm) tức là quyền đặt tên cho tác phẩm, quyềnđược ghi tên tác giả, lưu bút danh trên tác phẩm Còn đối với quyền sở hữu tác phẩmthì chỉ được trong một khoảng thời gian tùy thuộc vào quy định của pháp luật mỗiquốc gia và loại hình tác phẩm

Đối với tác phẩm âm nhạc, đây là một loại hình tác phẩm nghệ thuật nên thời hạnbảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời (Điểm b, Khoản 2,Điều 27, Luật SHTT) Bên cạnh đó, thời hạn bảo hộ quy định tại Điều trên sẽ chấmdứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyềntác giả

c) Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc:

Trang 31

- Điều kiện về chủ thể: Chủ thể của quyền tác giả phải đáp ứng đủ điều kiệntheo quy định của pháp luật, đã được phân tích rõ ở trên về khái niệm, đặc điểm chủthể của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc Bên cạnh đó, chủ sở hữu quyền tácgiả, tác giả phải có tác phẩm đủ điều kiện được bảo hộ theo quy định của pháp luậthiện hành.

- Điều kiện về loại hình được bảo hộ:

Thứ nhất, tác phẩm đó là kết quả của hoạt động sáng tạo Chất lượng nội dungcủa tác phẩm là vấn đề quan trọng đối với chính tác phẩm và với tác giả của nó.Những tác phẩm có nội dung phong phú và chất lượng cao (bài thơ, cuốn tiểu thuyết,

bộ phim hay, bức tranh ấn tượng, ) sẽ được nhiều người đón nhận và sẽ có sức sốngmãi với thời gian Để tác phẩm đạt được điều đó, tác giả của nó phải là người có tàinăng trong lao động sáng tạo

Tuy nhiên, việc thừa nhận tác phẩm hoàn toàn không phụ thuộc vào chất lượngcủa tác phẩm Tác phẩm đã được tạo ra dù có nội dung với chất lượng thế nào đềuđược thừa nhận, miễn là tác phẩm đó mang tính sáng tạo Quy định của pháp luật vềtính sáng tạo của tác phẩm ở các nước có sự khác nhau về mức độ nhưng nhìn chungđều là yêu cầu về tính mới của tác phẩm

Thứ hai, tác phẩm phải được ấn định trên hình thức vật chất hoặc được thể hiệnthông qua hình thức nhất định Những ý tưởng, những kết quả lao động sáng tạo củamột người đã có nội dung cụ thể nhưng họ chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hình thứcnhất định thì không có cơ sở thừa nhận và bảo hộ Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ

sung năm 2009) quy định “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo

và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng

ký hay chưa đăng ký.” Như vậy, kết quả lao động sáng tạo về nghệ thuật của một

người chỉ được thừa nhận khi kết quả đó đã được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thứcnhất định Khi một người cho rằng tác phẩm mà người khác đã công bố là kết quả laođộng của mình thì họ phải chứng minh kết quả đó đã được họ thể hiện ra bên ngoàibằng hình thức nhất định vào thời điểm trước khi người kia công bố tác phẩm

Thứ ba, tác phẩm đó phải thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học: Tácphẩm âm nhạc được coi là một tác phẩm nghệ thuật vì nó được ra đời dựa trên cơ sở

sự sáng tạo, tài năng của tác giả và nó đêm đến sự thu giản, tận hưởng cho nhữngngười đam mê giai điệu âm nhạc Đó cũng được coi là một sản phẩm do sức lao độngtạo ra, nhưng sức lao động ở đây rất phong phú và đa dạng, tạo ra các giá trị tinh thầncho xã hội

d) Nội dung bảo hộ quyền tác giả:

Trang 32

Quyền tác giả đối với tác phẩm nói chung và tác phẩm âm nhạc nói riêng quyđịnh tại Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 bao gồm quyền nhân thân vàquyền tài sản, có nội dung cụ thể như sau:

 Quyền tài sản: Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy địnhquyền tài sản bao gồm những quyền sau đây tại Điều 20:

- Làm tác phẩm phái sinh: Quyền này được hiểu tác giả, chủ sở hữu tác phẩmđược phép từ tác phẩm của mình tạo ra tác phẩm,phái sinh khác hoặc có quyền chohay không cho phép người khác sử dụng tác phẩm của mìnli để tạo ra tác phẩm pháisinh như dịch thuật, cải biên, chuyển thể

- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng: Biểu diễn tác phẩm được hiểu là việctrình bày tác phẩm theo hình thức, phương tiện nhất định để chuyển tải tác phẩm chocông chúng có thể tiếp cận được Như vậy, quyền này thường được xác định đối vớicác tác phẩm mang tính nghệ thuật như một vở diễn, bài hát, bài thơ… Việc biểu diễntác phẩm có thể được thực hiện một cách trực tiếp như thông qua diễn viên để biểudiễn vỏ diễn trên sân khấu, thông qua giọng hát của ca sĩ để biểu diễn bài hát, thôngqua giọng ngâm của nghệ sĩ ngâm thơ để biểu diễn bài thơ trước công chúng để côngchúng trực tiếp tiếp cận tác phẩm nhưng cũng có thể được thực hiện thông qua cácchương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kì phương tiện kĩ thuật nào mà qua đó côngchúng có thể tiếp cận được tác phẩm

- Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng là độc quyền thuộc về chủ sởhữu quyền tác giả, vì thế, chủ sở hữu quyền tác giả có thể tự mình biểu diễn tác phẩm,

có thể cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm Tuy nhiên, người khác cóquyền biểu diễn tác phẩm mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả nếutác phẩm đã được công bố nhưng phải nêu tên tác giả và phải trả thù lao cho tác giảhoặc chủ sở hữu tác phẩm nếu việc biểu diễn mang mục đích thương mại

- Sao chép tác phẩm: Sao chép tác phẩm là việc tạo ra bản sao tác phẩm bằngbất kì phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạmthời tác phẩm dưới hình thức điện tử

- Nếu tác phẩm chưa được công bố thì sao chép tác phẩm là độc quyền thuộc

về chủ sở hữu quyền tác giả Vì vậy, trong những trường họp này chỉ có chủ sở hữuquyền tác giả hoặc người đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép mới được saochép tác phẩm Nếu tác phẩm đã được công bố thì người khác có quyền sao chép tácphẩm mà không phải xin phép và không phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giảhoặc cho chủ sở hữu quyền tác giả trong hai trường hợp sau: Tự sao chép một bản đểnghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại; saochép một bản tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu Thư viện

Trang 33

không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng dưới bất cứ hìnhthức nào kể cả có hay không mang mục đích thương mại.

- Phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm: Phân phối tác phẩm là việc bán,cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng bản gốc hoặc bản sao tác phẩm bằng bất kì hìnhthức phương tiện kĩ thuật nào mà qua đó công chúng có thể tiếp cận được tác phẩm.Xét về mặt kinh tế thì đây là một quyền tài sản quan trọng vì chỉ khi quyền này đượcthực hiện trong thực tế thì chủ sở hữu quyền tác giả mới đạt được mục đích kinh tế đốivới tác phẩm của mình Vì vậy, quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm luôn

là độc quyền thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả trong suốt thời hạn tác phẩm được bảo

hộ mà không phấn biệt tác phẩm đã được công bố hay chưa

- Nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm: Mặc dù quyền này được Luật sởhữu trí tuệ xác định là một trong các quyền tài sản trong nội dung quyền tác giả nhưngđây cũng là quyền của mọi chủ thể nói chung mà không phải là quyền của riêng tác giảhay của riêng chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm của họ Vì vậy, mọi cá nhân,

tổ chức đều có quyền nhập khẩu bản sao tác phẩm để sử dụng riêng theo nhu cầu củamình Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định của Chính phủ số100/2006/NĐ-CP thì việc nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụngriêng quy định tại điểm k khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ chỉ áp dựng cho trườnghợp nhập khẩu không quá một bản

- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến,mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác: Truyền đạt tácphẩm đến công chúng là việc chuyển tải tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến côngchúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bằng bất kìphương tiện nào khác mà công chúng có thể tiếp cận được tác phẩm đó Quyền truyềnđạt tác phẩm đến công chung là độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, vì vậy việcthực hiện quyền này có thể do chính chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc chủ sởhữu quyền tác giả cho phép người khác thực hiện để đưa tác phẩm hoặc bản sao tácphẩm đến với công chúng thông qua phương tiện kĩ thuật nhất định

- Quyền được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩmdưới cúc hình thức: xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh,truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp anh, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, thuê:Chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả có quyền hưởng lợi ích vật chất từviệc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức xuất bản, tái bản, trung bày,tái bản, phát thanh… Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả cho người khácxuất bản, tái bản tác phẩm, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biểu diễn, phát thanh,

Trang 34

truyền hình thì tác giả cũng có các quyền về tài sản tương tự như quyền của chủ sởhữu quyền tác giả.

 Quyền nhân thân: Theo quy định tại Điều 19, Luật SHTT thì quyền nhânthân bao gồm những quyền sau đây:

“1 Đặt tên cho tác phẩm;

2 Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3 Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4 Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”

Vì vậy, đối với tác giả, chủ sở hữu của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc sẽ

có toàn quyền với tác phẩm của mình như trên Đó là những quyền gắn với tinh thần,danh dự và uy tín của tác giả và không thể chuyển giao cho người khác, trừ quyềncông bố tác phẩm bới chúng liên quan đến cá nhân tác giả

e) Chuyển giao quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc:

Quyền tác giả thực chất là một trong những loại tài sản có giá trị mà chủ sở hữugần như có toàn quyền quyết định đối với nó giống như các loại tài sản thông thườngkhác Và nếu là một loại tài sản thông thường thì quyền tác giả cũng được xem là mộttrong những đối tượng được phép thực hiện chuyển giao theo quy định,

Trong khía cạnh quyền tác giả thì chuyển giao là cách thức để chủ sở hữu quyềntác giả phát huy các giá trị vốn có của mình Cách thức này được định nghĩa là việcchủ sở hữu quyền tác giả (người chuyển giao) thực hiện các thủ tục chuyển giao một,một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền tác giả của người được chuyểngiao Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành thì chuyển giao quyềntác giả bao gồm việc chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng

Việc chuyển nhượng quyền tác giả được định nghĩa tại khoản 1 Điều 45 Luật sởhữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 là việc chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giaoquyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20 của Luật nàycho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liênquan Còn đối với việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả được quy định tại khoản 1Điều 47 luật này là Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tácgiả cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ cácquyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20 của Luật này

Cả hai hình thức chuyển giao quyền tác giả này đều phải được thể hiện dưới hìnhthức hợp đồng văn bản với đầy đủ các nội dung theo quy định Đồng thời thủ tục thực

Trang 35

hiện cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện liên quan thì hình thức chuyển giao mớiđược xem là hợp lệ.

f) Bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc:

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 ra đời nhằm mục đích bảo vệ quyền tác giả cũngnhư hướng dẫn mọi người, đặc biệt là các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bắt buộcphải đăng ký bảo vệ tác phẩm của mình, đồng thời, nâng cao nhận thức về quyền tácgiả đối với những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật,… Quyền tác giả trong luật sở hữu trítuệ là một trong những quyền cơ bản mà người làm sáng tạo nào cũng nên biết để cóthể tự bảo vệ mình Theo đó, có các biện pháp để tự bảo vệ khi bị xâm phạm như sau:

Thứ nhất, chủ sở hữu tự mình bảo vệ.

Để bảo vệ tốt quyền tác giả, bản thân tác giả nên đăng ký quyền tác giả, và bảnthân Nhà nước cũng khuyến khích việc đăng kí quyền tác giả tại Cục bản quyền tácgiả Đây không phải là thủ tục hành chính bắt buộc để xác lập quyền tác giả vì quyềntác giả trong luật sở hữu trí tuệ đã được hình thành ngay khi tác phẩm được sáng tác

ra Tuy nhiên, việc làm này sẽ là biện pháp đảm bảo nhằm ngăn ngừa các rắc rối khi cótranh chấp xảy ra

Thứ hai, sử dụng biện pháp dân sự.

Các chủ thể quyền có thể bảo vệ quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ bằngcách áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn bao gồm các biện pháp dân sự, hành chính,hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Trong đó, biện pháp mà chủthể có thể tự mình thực hiện được là các biện pháp dân sự

Thông qua toà án, chủ thể có quyền có thể yêu cầu toà án áp dụng những biệnpháp dân sự sau đối với người vi phạm Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ( sửađổi bổ sung 2009) quy định tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổchức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm

- Buộc xin lỗi, cải chính công khai

- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự

- Buộc bồi thường thiệt hại

- Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mụcđích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụngchủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền tác giả trong luật sở hữutrí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thểquyền sở hữu trí tuệ

1.4 Yêu cầu đối với pháp luật bảo hộ quyền tác giả đổi với tác phẩm âm nhạc:

Trang 36

1.4.1 Đảm bảo tính minh bạch:

Tính minh bạch trong pháp luật là: pháp luật phải thống nhất, nhất quán; đảm bảo

rõ ràng, chính xác, dễ hiểu Bên cạnh đó, là nguồn tin cậy được, lường trước được,phải có thể đoán trước được; đồng thời pháp luật công khai, dễ dàng truy cập với mọingười dân

Pháp luật phải thống nhất, nhất quán:

Một hệ thống pháp luật được coi là hoàn thiện trước hết phải đảm bảo được tínhthống nhất trong chính hệ thống pháp luật đó

- Pháp luật phải là một hệ thống lô gích chặt chẽ, không tự mâu thuẫn, chồngchéo lẫn nhau Yêu cầu này, được đặt ra với cả hệ thống pháp luật, đối với từng lĩnhvực luật, và ngay cả đối với từng loại văn bản pháp luật hoặc quy định pháp luật

- Các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật không được mâu thuẫn với đạoluật mà chúng đang dựa vào, các quy định trong cùng một văn bản không được tráingược nhau hoặc triệt tiêu nhau

- Ban hành văn bản pháp luật phải tuân thủ đúng thẩm quyền, thủ tục xâydựng Điều này rất quan trọng, bởi nó tạo ra một trật tự thứ bậc chặt chẽ, thống nhấttrong cả hệ thống pháp luật Tính pháp lý của văn bản pháp luật sẽ ngày càng đượccủng cố khi các quy định liên quan đến hình thức tuân thủ nghiêm ngặt

Pháp luật phải rõ ràng, chính xác và dễ hiểu:

Việc đảm bảo tính minh bạch về nội dung trong pháp luật yêu cầu trình độ lậppháp phải cao và được hoàn thiện không ngừng Yêu cầu về kỹ thuật văn bản là phảiđảm bảo rõ ràng, ngôn ngữ sử dụng chính xác, phổ thông Cách diễn đạt phải đơn giản,

dễ hiểu trong các văn bản luật, pháp lệnh

Văn bản pháp luật là công cụ vô cùng quan trọng và đắc lực trong hoạt độngquản lý nhà nước và có tác động to lớn đến đời sống xã hội Vì vậy nên văn bản phápluật được xây dựng với những yêu cầu chặt chẽ cả về nội dung và hình thức Trong đó,yêu cầu về ngôn ngữ là yêu cầu cơ bản và có ý nghĩa thực tiễn

Đặc thù của VBPL là mang tính quyền lực nhà nước nên ngôn ngữ VBPL làngôn ngữ chuẩn quốc gia được nhà nước sử dụng chính thức Hệ thống ngôn ngữ trongVBPL phải thỏa mãn những yêu cầu nhất định do nhà nước đề ra Sự đặc thù của ngônngữ được biểu hiện ở những khía cạnh sau:

+ Ngôn ngữ trong VBPL phải đảm bảo tính nghiêm túc:

+ Ngôn ngữ trong VBPL đòi hỏi tính chính xác

+ Ngôn ngữ pháp luật cần có tính phổ thông:

Pháp luật phải tin cậy được và dự đoán trước được:

Ngày đăng: 16/05/2020, 17:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Trần Thị Hồng: “Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản - Thực tiễn thực hiện tại Công ty cổ phần sách MC Books”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Thương mại, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động xuất bản - Thựctiễn thực hiện tại Công ty cổ phần sách MC Books
11. Trần Thị Thùy Dương: “Pháp luật quốc tế và kinh nghiệm một số nước về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học quốc gia Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật quốc tế và kinh nghiệm một số nước về bảo hộquyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc
12. Lê Văn Chất: “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. Thực trạng và giải pháp”, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, 2013;• Ấn phẩm điện tử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. Thực trạng và giảipháp
13. Khi nào việc sử dụng tác phẩm âm nhạc phải quan tâm đến bản quyền âm nhạc và phải trả phí sử dụng cho tác giả? (2019) (https://phan.vn/khi-nao-viec-su-dung-tac-pham-am-nhac-phai-quan-tam-den-ban-quyen-am-nhac-va-phai-tra-phi-su-dung-cho-tac-gia.html ) Link
14. Bảo vệ tác quyền âm nhạc: Không chỉ là chuyện tài sản cá nhân. (2011) (https://baomoi.com/bao-ve-tac-quyen-am-nhac-khong-chi-la-chuyen-tai-san-ca-nhan/c/6555177.epi) Link
1. Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, Lê Đình Nghị và Võ Thị Hải Yến , NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2013 Khác
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, NXB CAND, Hà Nội, 2009;• Văn bản quy phạm pháp luật Khác
6. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ Số: 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 Khác
7. Nghị định Số: 131/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan Khác
8. Nghị định Số: 22/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan Khác
9. Nghị định Số: 04/VBHN-BKHCN Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;• Báo cáo, chuyên đề và khóa luận tốt nghiệp Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w