1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH An Gia

59 73 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 142,82 KB

Nội dung

Trần Hùng 2017, Giáo trình quản trị rủi ro, Đại học ThươngMại, Nhà xuất bản Hà Nội cho rằng: “Rủi ro trong kinh doanh là sự bất định của một sự kiện hay điều kiện, hoặc của một tình huốn

Trang 1

TÓM LƯỢC

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH An Gia, em nhận thấy thời gian gầnđây, hoạt động kinh doanh của công ty có sự tăng trưởng tương đối tốt, tuy nhiên cũnggặp phải không ít khó khăn Nhận thấy vai trò của công tác quản trị rủi ro trong hoạt

động kinh doanh, em lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công

ty TNHH An Gia” Khóa luận đã hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về rủi ro, quản trị rủi

ro từ đó làm cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro và đưa ra cácgiải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty

Kết cấu đề tài gồm 3 chương như sau:

Chương I: Một số lý luận cơ bản về công tác quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp.

Chương II: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH An Gia.

Chương III: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công TNHH An Gia

Ngoài những nội dung đã trình bày, khóa luận tốt nghiệp còn có lời cám ơn, mụclục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, tài liệu tham khảo và các phụ lục về phiếuđiều tra, câu hỏi phỏng vấn cán bộ công nhân viên trong Công ty TNHH An Gia

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi

ro tại Công ty TNHH An Gia” cùng với sự cố gắng của bản thân đã có sự giúp đỡ rất

nhiều của nhà trường, của các thầy, các cô, cùng ban lãnh đạo cũng như cán bộ côngnhân viên của Công ty TNHH An Gia Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giámhiệu nhà trường, Phòng đào tạo Trường Đại Học Thương Mại, các thầy cô Khoa Quảntrị kinh doanh, các thầy cô trong trường Đại học Thương Mại đã tận tình giảng dạy vàtạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tạitrường

Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên Th.S Chu Thị Hà đã trực tiếphướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho em trong suốt thời gian em thực hiện khóa luận tốtnghiệp này

Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Ban giám đốc cùng toàn thể nhân viêncủa Công ty TNHH An Gia đã cung cấp thông tin và tạo mọi điều kiện giúp đỡ emtrong suốt thời gian em thực tập tại công ty để em có thể nắm bắt được những kiếnthức thực tế và hoàn thành đề tài nghiên cứu

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 2 tháng 12 năm 2019

Sinh viên

Trần Thị Qúy

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BIỂU BẢNG v

DANH MỤC SƠ ĐỒ v

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu đề tài 4

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP 5

1.1 Các khái niệm có liên quan 5

1.1.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro trong kinh doanh 5

1.1.2 Khái niệm quản trị rủi ro 5

1.1.3 Vai trò quản trị rủi ro trong doanh nghiệp 6

1.2 Nội dung về công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp 6

1.2.1 Phân loại rủi ro 6

1.2.2 Nội dung quá trình quản trị rủi ro 8

1.2.3 Nguyên tắc quản trị rủi ro 12

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp 13

1.3.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 13

1.3.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp 16

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH AN GIA 18

2.1 Khái quát về Công ty TNHH An Gia 18

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH An Gia 18

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 18

Trang 4

2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 18

2.1.4 Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH An Gia 19

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH An Gia trong giai đoạn 2016 – 2018 20

2.2 Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH An Gia thời gian 2016 – 2018 21

2.2.1 Thực trạng các loại rủi ro đã xảy ra của Công ty TNHH An Gia 21

2.2.2 Thực trạng thực hiện công tác quản trị rủi ro đã xảy ra tại Công ty TNHH An Gia 23

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH An Gia 32

2.3.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 34

2.3.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp 36

2.4 Các kết luận về công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH An Gia 37

2.4.1 Những thành công và nguyên nhân 37

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 39

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH AN GIA 41

3.1 Phương hướng hoạt động của Công ty TNHH An Gia trong giai đoạn năm 2019 – 2021 41

3.2 Quan điểm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro 42

3.3 Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH An Gia 43

3.3.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH An Gia 43

3.3.2 Một số kiến nghị với nhà nước 48

KẾT LUẬN 49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

2 Bảng 2.2: Các loại rủi ro đã gặp trong kinh doanh của công ty 21

3 Bảng 2.3: So sánh các rủi ro công ty nhận dạng và rủi ro thực tế đã xảy ra

5 Bảng 2.5: Mức độ tổn thất Công ty TNHH An Gía giai đoạn 2016 – 2018 28

8 Bảng 2.8: Bảng chi phí phân bổ tài trợ rủi ro của Công ty TNHH An Gia 31

9 Bảng 2.9: Kết quả đánh giá thực hiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty

TNHH An Gia

31

10 Bảng 2.10: Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường

bên ngoài và bên trong đến công tác quản trị rủi ro

33

DANH MỤC SƠ ĐỒ ST

T

1 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH An Gia 19

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, bối ảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển cùng với sự hộinhập sâu rộng vào nền kinh tế, quá trình hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa - hiện đạihóa đất nước cũng ngày càng được đẩy mạnh Những kỳ vọng cũng như các động lực

đã được tích lũy từ trước nay khởi sắc hơn và góp phần vào xây dựng nền kinh tế pháttriển Môi trường kinh doanh được mở rộng thì rủi ro cũng xuất hiện ngày càng nhiều,

đa dạng và khó đối phó Đặc biệt là trong ngành bánh kẹo thì rủi ro xuất hiện nhiềuhơn, gặp khó khăn trong việc kiểm soát và là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệptrong ngành

Trong thực tế cho thấy, quá trình hoạt động kinh doanh, hầu hết các doanhnghiệp phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro Những rủi ro khác nhau sẽ có mức độ tácđộng khác nhau đến doanh nghiệp Có những rủi ro tác động không lớn, nhưng cũng

có những loại rủi ro một khi đã xảy ra sẽ tác động rất lớn, thậm chí có khi ảnh hưởngtrực tiếp đến sự sống còn của một doanh nghiệp Do đó việc nhận dạng, xác định đúngcác loại rủi ro mà doanh nghiệp đang gặp phải, cũng như mức độ ảnh hưởng của nó,

từ đó tìm ra được các biện pháp phòng tránh những tổn thất mà rủi ro mang lại là mộtviệc làm hết sức quan trọng của bất kì doanh nghiệp nào

Công tác quản trị rủi ro là một trong những lĩnh vực quản trị chủ yếu của doanhnghiệp là chìa khóa để dẫn tới thành công Đặc biệt, với công ty chuyên về hoạt đôngbán hàng, dịch vụ về các sản phẩm bánh kẹo như Công ty TNHH An Gia thì đòi hỏicông tác quản trị rủi ro cần phải được ưu tiên Hiện nay, trên thị trường Việt Nam, cácsản phẩm bánh kẹo Trung Quốc xuất hiện rất nhiều và với mức giá thấp hơn, nhu cầumặt hàng khá biến động và phức tạp đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành phải cónhững nghiên cứu sát thực và những biện pháp phòng ngừa kiểm soát rủi ro hiệu quả

Và cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, thì Công ty TNHH An Gia vẫnchưa quan tâm đúng mức công tác quản trị rủi ro vì thế em lựa chọn nghiên cứu đề tài

cho bài luận văn đó là: “ Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH An Gia”.

Trang 8

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

1 PGS TS Trần Hùng (2017), Giáo trình quản trị rủi ro, Đại học Thương Mại,

Nhà xuất bản Hà Nội: Giáo trình tập trung nghiên cứu các nội dung nhận dạng rủi ro,phân tích rủi ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro; đồng thời nghiên cứu quản trị rủi rođối với hai đối tượng chính là nhân lực và tài sản nhằm giúp cho người đọc có thêmnhững hiểu biết về lý luận và thực tiễn quản trị rủi ro

2 Đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Gia Nguyễn” (Luận văn tốt nghiệp năm 2016, Phạm Thị Hòa, Khoa Quản trị

doanh nghiệp, Đại học Thương Mại) Tác giả hệ thống một số lý thuyết về phòngngừa và giảm thiểu rủi ro và trong hoạt động mua hàng, hệ thống các biện pháp đểphòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động mua hàng của công ty

3 Đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần tập đoàn Tân Long” (Luận văn tốt nghiệp năm 2018, Phạm Bích Ngọc, Khoa Quản trị doanh nghiệp

năm, Đại học Thương Mại) Đề tài tiếp cận nhằm tìm hiểu công tác quản trị rủi rotrong Công ty cổ phần tập đoàn Tân Long để đề xuất ra giải pháp hoàn thiện công tácquản trị rủi ro và có những thành công rõ trong công tác quản trị rủi ro

4 Đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH thương mại Bùi Gia” (Luận văn tốt nghiệp năm 2019, Vũ Thị Thu Trang, Khoa Quản trị kinh

doanh, Địa học Thương Mại) Đề tài đã hệ thống các lý thuyết cơ bản về rủi ro, quảntrị rủi ro trong kinh doanh, đồng thời nghiên cứu thực trạng về công tác quản trị rủi rotrong kinh doanh tại công ty TNHH thương mại Bùi Gia

Như vậy, những luận văn trên đã khái quát những vấn đề cơ bản của công tácquản trị rủi ro nhưng mỗi doanh nghiệp lại có những đặc thù riêng biệt nên không thể

áp dụng giống nhau Do đó, khi nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị rủi

ro tại Công ty TNHH An Gia”, em đã nhất quán quan điểm với các công trình trên về

nội dung cơ bản của công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH An Gia cần thiết có sựđánh giá thực tế áp dụng vào tình hình cụ thể của công ty

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Tìm ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro

trong công ty TNHH An Gia trong thời gian tới

Đề tài được tiến hành với các mục tiêu cụ thể sau:

Trang 9

Hệ thống một số lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong kinh doanh của doanhnghiệp.

Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro của Công ty TNHH An Gia

Đề xuất giải pháp giúp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro kinh doanh của Công

ty TNHH An Gia

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH An

Gia

Phạm vi nghiên cứu:

Nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp để

hoàn thiện công tác quản trị rủi ro kinh doanh của Công ty TNHH An Gia

Thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động quản trị rủi ro, công tác quản

trị rủi ro tại công ty tập trung vào ba năm gần nhất 2016, 2017, 2018 Trên cơ sở đóđịnh hướng hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty giai đoạn 2019 -2021

Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại Công ty TNHH An Gia.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

5.1.1 Dữ liệu sơ cấp

Phương pháp quan sát: Phương pháp được áp dụng trong thời gian thực tập tại

công ty, em quan sát bằng mắt các hoạt động, các giấy tờ, các sản phẩm và môi trườnglàm việc tại Công ty TNHH An Gia

Phương pháp điều tra trắc nghiệm:

Phiếu điều tra được thiết kế gồm 5 câu hỏi dành cho nhà quản trị và nhân viên,mỗi câu hỏi có nhiều phương án và trả lời khác nhau cho người được hỏi có câu trả lờiphù hợp nhất về thực trạng kiểm soát tại công ty

Đối tượng điều tra: nhà quản trị, nhân viên văn phòng, nhân viên kho tại Công tyTNHH An Gia

Số phiếu phát ra/thu về: 30/30 phiếu

Tổng kết quả điều tra, tiến hành phân tích và rút ra những kết luận về công tácquản trị rủi ro tại công ty và các vấn đề liên quan

Trang 10

5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Đối với dữ liệu sơ cấp: Dựa trên cơ sở thu thập các phiếu điều tra trắc nghiệm vàtiến hành tổng hợp mô tả các thông tin thu được từ đối tượng điều tra, từ đó tiến hành

xử lý đánh giá các thông tin nhằm phần nào hiểu được lý do đưa ra ý kiến của nhữngđối tượng điều tra Để các thông tin làm rõ hơn thì cần thông qua việc phỏng vấn trựctiếp một số đối tượng có liên quan đến công tác quản trị rủi ro

Đối với dữ liệu thứ cấp: Tiến hành phân tích, xử lý dữ liệu bằng hai phươngpháp: phương pháp phân tích thống kê và phương pháp so sánh

Trang 11

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI

RO TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Các khái niệm có liên quan

1.1.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro trong kinh doanh

Khái niệm về rủi ro

Theo Alan H.Willent (1951), Lý thuyết kinh tế về rủi ro và bảo hiểm, Nhà xuấtbản Philadelphia cho rằng: “Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất”

Theo Frank H Knight (1997), Sách Kinh tế học hiện đại, Nhà xuất bản Chính trịquốc gia: “Rủi ro là không chắc chắn có thể đo lường được”

Từ những quan điểm trên, trong bài khóa luận này thì khái niệm về rủi ro tiếpcận theo PGS TS Trần Hùng (2017), Giáo trình quản trị rủi ro, Đại học Thương Mại,

Nhà xuất bản Hà Nội từ những quan điểm trên, có thể hiểu rủi ro như sau: “Rủi ro là một biến cố không chắc chắn mà nếu xảy ra thì sẽ gây tổn thất cho con người hoặc tổ chức nào đó”.

Khái niệm rủi ro trong kinh doanh

Theo PGS TS Trần Hùng (2017), Giáo trình quản trị rủi ro, Đại học ThươngMại, Nhà xuất bản Hà Nội cho rằng: “Rủi ro trong kinh doanh là sự bất định của một

sự kiện hay điều kiện, hoặc của một tình huống kinh doanh mà nếu xảy ra sẽ tác độngđến việc đạt mục đích kinh doanh của cá nhân/tổ chức, có thể cản trở việc thực hiệncác mục đích kinh doanh của doanh nghiệp hoặc sẽ gây ra một kết kết cục khôngmong đợi, thậm chí đi ngược lại với mục đích kinh doanh của tổ chức hay cá nhântham gia hoạt động kinh doanh”

Trong bài khóa luận này, rủi ro trong kinh doanh được hiểu là những vận độngkhách quan bên ngoài chủ thể kinh doanh, gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trongquá trình thực hiện mục tiêu, tàn phá các thành quả đang có, bắt buộc chủ thể phải chiphí nhiều hơn về nhân lực, vật lực thời gian trong qua trình phát triển của mình

1.1.2 Khái niệm quản trị rủi ro

Theo PGS TS Nguyễn Quang Thu (2008), Quản trị rủi ro và Bảo hiểm trongdoanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê định nghĩa quản trị rủi ro “là sự nhận dạng, đolường và kiểm soát các loại rủi ro có thể đe dọa các loại tài sản và thu nhập từ các dịch

vụ chính hay từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của một ngành kinh doanhhay của một doanh nghiệp sản xuất”

Trang 12

Theo GS TS Đoàn Thị Hồng Vân làm chủ biên (2013), Quản trị rủi ro vàokhủng hoảng, Nhà xuất bản Lao động Xã hội đưa ra định nghĩa về quản trị rủi ro “làquá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, liên tục và có hệ thống nhằmnhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giểm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnhhưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thànhcông”.

Từ những quan điểm trên, trong bài khóa luận này thì khái niệm về quản trị rủi

ro tiếp cận theo PGS TS Trần Hùng (2017), Giáo trình quản trị rủi ro, Đại học

Thương Mại, Nhà xuất bản Hà Nội định nghĩa về quản trị rủi ro như sau: “Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích (bao gồm cả đo lường đánh giá) rủi ro, xây dụng và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phục các hậu quả của rủi ro”.

1.1.3 Vai trò quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Cùng với quản trị chiến lược và quản trị hoạt động, quản trị rủi ro ngày nay đượccoi là chức năng tất yếu của của quản trị tổ chức/doanh nghiệp, với các vai trò cơ bản:

Thứ nhất, nhận dạng và giảm thiểu, triệt tiêu những nguyên nhân gây ra rủi ro

trong hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp; tạo dựng môi trường bên trong và môitrường bên ngoài an toàn cho tổ chức/doanh nghiệp

Thứ hai, hạn chế, xử lý tốt nhất các tổn thất và những hậu quả không mong

muốn khi rủi ro xảy ra, giúp tổ chức/doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi, ổn định vàphát triển, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả kinh doanh

Thứ ba, tạo điều kiện cho tổ chức/doanh nghiệp thực hiện tốt nhất các mục tiêu

đề ra, tổ chức khai triển các chiến lược hoạt động của tổ chức, chiến lược và chínhsách kinh doanh của doanh nghiệp

Thứ tư, tận dụng các cơ hội kinh doanh, biến “cái rủi” thành “cái may” nhằm sử

dụng tối ưu các nguồn lực của tổ chức/doanh nghiệp trong các hoạt động trong kinhdoanh

1.2 Nội dung về công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

1.2.1 Phân loại rủi ro

Hiện nay theo từng quan điểm khác nhau và theo nhiều cách phân loại theo cáctiêu chí khác nhau nên sẽ chia thành các loại rủi ro khác nhau Dưới đây là một sốcách phân loại rủi ro theo:

Rủi ro theo nguyên nhân gây ra rủi ro

Trang 13

Rủi ro sự cố: Là những rủi ro gắn liền với sự cố ngẫu nhiên ngoài dự kiến kháchquan và khó tránh khỏi.

Rủi ro cơ hội: là những rủi ro gắn liền với việc ra quyết định, bao gồm rủi ro ởgiai đoạn trước quyết định, trong khi quyết định và sau khi quyết định

Rủi ro theo kết quả thu nhận được

Rủi ro thuần túy tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếmlời, hay nói cách khác rủi ro trên đó không có khả năng có lợi cho chủ thể

Rủi ro suy đoán tồn tại khi có một cơ hội kiếm lời cũng như một nguy cơ tổnthất, hay nói cách khác là rủi ro vừa có khả năng lợi, vừa có khả năng tổn thất

Rủi ro theo nguồn gốc của rủi ro

Các rủi ro có nguồn gốc từ môi trường vĩ mô, bao gồm: rủi ro chính trị, rủi ro

kinh tế, rủi ro pháp lý, rủi ro văn hóa, rủi ro xã hội, rủi ro công nghệ, rủi ro thiênnhiên

Các rủi rốc nguồn gốc từ môi trường vi mô, bao gồm: rủi ro từ khách hàng, rủi

ro từ nhà cung cấp, rủi ro từ đối thủ cạnh tranh, rủi ro từ các cơ quan quản lý công

Các rủi ro môi trường bên trong: Các yếu tố môi trường bên trong là nguồn gốc

của hàng loạt các rủi ro Các yếu tố nguồn lực bao gồm: nhân lực, vật lực, tài chínhvừa là đối tượng chịu rủi ro, vừa là nguyên nhân của rủi ro

Rủi ro theo đối tượng chịu rủi ro

Có các loại rủi ro: Rủi ro nhân lực, rủi ro tài sản, rủi ro trách nhiệm pháp lý

Rủi ro theo khả năng giảm tổn thất

Rủi ro có thể phân tán là rủi ro có thể giảm bới tổn thất thông qua những thỏahiệp đóng góp và chia sẻ rủi ro của công ty với các tổ chức tín dụng hay giữa cácthành viên trong liên minh

Rủi ro không thể phân tán là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng góp về tiền bạc haytài sản không có tác dụng gì đến việc giảm bớt tổn thất cho những người tham gia vàoquỹ đóng góp chung

Rủi ro theo các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

Giai đoạn khởi sự: khi công ty mới bắt đầu đi vào hoạt động, những rủi ro vềnhân sự, thủ tục,

Trang 14

Giai đoạn trưởng thành: khi công ty đã đi vào hoạt động và có những bước pháttriển ban đầu thì gặp phải rất nhiều rủi ro trong giai đoạn này như rủi ro về hợp đồng,thanh toán, công tác lãnh đạo,

Giai đoạn suy vong: là những rủi ro mà công ty có thể gặp phải khi mà hoạtđộng của công ty đi xuống có thể là phá sản, hoặc không thanh toán được lương chocông nhân viên,

1.2.2 Nội dung quá trình quản trị rủi ro

1.2.2.1 Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi

ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhận dạng rủi ro nhằm tìm kiếm các thông tin về: Tên, loại rủi ro, các mối hiểmhọa các mối nguy hiểm

Cơ sở nhận dạng rủi ro

Một là: Dựa trên các số liệu thống kê để phân tích, tìm kiếm các thông tin có thể

gây ra rủi ro cho doanh nghiệp

Hai là: Dựa trên các thông tin thu thập được từ môi trường.

Ba là: Dựa trên phân tích hoạt động của doanh nghiệp.

Bốn là: Dựa trên kinh nghiệm, trực giác của nhà quản trị.

Nhận dạng rủi ro cần tập trung vào hai vấn đề chính: Nguồn rủi ro và nhóm đối

tượng rủi ro

Nguồn rủi ro thường được tiếp cận là ở yếu tố của môi trường hoạt động củadoanh nghiệp bao gồm môi trường chung là môi trường chính trị, pháp luật, môitrường kinh tế, tự nhiên và môi trường đặc thù gồm khách hàng, nhà cung cấp, đối thủcạnh tranh, các cơ quan hữu quan và môi trường bên trong gồm nhận thức của conngười nói chung, của nhà quản trị nói riêng

Nhóm đối tượng rủi ro gồm nguy cơ rủi ro về tài sản, nguy cơ rủi ro về tráchnhiệm pháp lý, nguy cơ về rủi ro nguồn lực

Các phương pháp nhận dạng rủi ro

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Là phương pháp phân tích bản báo cáohoạt động kinh doanh, dự báo về tài chính và dự báo ngân sách, kết hợp với các tàiliệu hỗ trợ khác để xác định các nguy cơ rủi ro và các mối hiểm họa của các rủi ro

Trang 15

Phương pháp phân tích lưu đồ: Là phương pháp trên cơ sở xây dựng một haymột dãy các lưu đồ diễn tả các hoạt động trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể,phân tích những nguyên nhân và những tổn thất tiềm năng.

Phương pháp thanh tra hiện trường: Là phương pháp bằng cách quan sát trựctiếp hoặc các hoạt động diễn ra ở mỗi đơn vị, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong doanhnghiệp, từ đó giúp nhà quản trị tìm hiểu được các mối hiểm họa, nguyên nhân và cácrủi ro

Phương pháp làm việc với bộ phận khác của doanh nghiệp: Là phương pháp cóthể nhận dạng các rủi ro thông qua việc giao tiếp đối với các cá nhân và bộ phận kháctrong doanh nghiệp, hoặc thông qua hệ thống tổ chức không chính thức

Phương pháp làm việc với bộ phận khác bên ngoài: Là phương pháp thông qua

sự tiếp xúc, trao đổi, bàn luận với cá nhân và tổ chức bên ngoài doanh nghiệp, có mốiquan hệ với doanh nghiệp giúp bổ sung các rủi ro mà bản thân nhà quản trị có thể bỏsót, đồng thời có thể phát hiện các nguy cơ rủi ro từ chính các đối tượng này

Phương pháp phân tích hợp đồng: Là pương pháp cần phải nghiên cứu từng điềukhoản trong các hợp đồng, đồng thời có thể biết được các rủi ro tăng lên hay giảm đithông qua việc thực hiện các hợp đồng này

Phương pháp nghiên cứu sơ lượng tổn thất trong quá khứ bằng cách tham khảo

hồ sơ đã lưu trữ về các tổn thất trong quá khứ, có thể báo cáo các xu hướng có thể gây

ra tổn thất trong tương lai

1.2.2.2 Phân tích rủi ro

Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định những nguyênnhân gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất

Nội dung phân tích rủi ro

Phân tích hiểm họa là phân tích các điều kiện, các yếu tố tạo ra hoặc tăng cáckhả năng tổn thất, các yếu tố này là những yếu tố đã gây ra tổn thất hoặc có thể gây ratổn thất Để phân tích các hiểm họa, yếu tố tạo ra các rủi ro, có thể sử dụng phươngpháp điều tra bằng các mẫu điều tra khác nhau, tùy thuộc vào từng tình huống của cácđối tượng rủi ro hoặc thông qua quá trình kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểmsoát sau để phát hiện mối hiểm họa

Phân tích nguyên nhân rủi ro là việc phân tích được yếu tố trực tiếp gây nên rủi

ro, đây là công việc phức tạp vì không phải mỗi rủi ro chỉ là do một nguyên nhân gây

Trang 16

nên mà thường do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân trực tiếp nguyên nhângián tiếp, nguyên nhân gần, nguyên nhân xa theo lý thuyết DOMINO của H.W,Henrich để tìm ra biện pháp phòng ngừa hiệu quả thì cần phân tích rủi ro, tìm ra cácnguyên nhân, thay đổi chúng, từ đó sẽ phòng ngừa được rủi ro.

Phân tích tổn thất có hai trường hợp rủi ro và tổn thất đã xảy ra và rủi ro và tổnthất chưa xảy ra Mục đích của phân tích tổn thất là xác định được khả năng tổn thấtcủa rủi ro Trong đó, khả năng tổn thất là chỉ số biểu hiện số tổn thất trong một sốtrường hợp nhất định Thông thường chỉ số này có hai cách biểu hiện: nếu tính theogiá trị thì gọi là mức độ tổn thất còn nếu tính theo số lượng thì gọi là tần số tổn thất.Như vậy, phân tích rủi ro là công việc hết sức quan trọng cần phải được thựchiện một cách nghiêm túc, cẩn thận và chi tiết Đây sẽ là căn cứ để tránh việc lặp lạinhững rủi ro và tổn thất

1.2.2.3 Kiểm soát và tài trợ rủi ro

Kiểm soát rủi ro

Kiểm soát rủi ro là công việc hết sức quan trọng trong công tác quản trị rủi rotrong doanh nghiệp Công việc này giúp cho các nhà quản trị rủi ro hoàn toàn có thểchủ động đề phòng những rủi ro có thể xảy ra và hạn chế mức độ gây ra tổn thất đốivới doanh nghiệp

Kiểm soát rủi ro là hoạt động liên quan đến việc đưa ra và sử dụng các biệnpháp, kỹ thuật, công cụ, khác nhau nhằm phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro có thểxảy ra trong quá trình hoạt động của tổ chức

Thực chất của công tác kiểm soát rủi ro là phòng chống tổn thất rủi ro gây ratrong quá trình hoạt động kinh doanh, hoạt động mang tính chủ động tích cực nhằmcải thiện môi trường, giảm nhẹ chi phí cho doanh nghiệp khi phải khắc phục với cácrủi ro

Nội dung biện pháp nhận dạng rủi ro

Né tránh rủi ro là chủ động ngay từ đầu, loại bỏ những yếu tố là nguyên nhân

gây rủi ro, không thực hiện các hành động là tiềm ẩn của rủi ro và tránh các mối hiểmhọa và mối nguy hiểm

Chuyển giao rủi ro là việc doanh nghiệp chuyển giao rủi ro cho bên khác và

chấp nhận một phần thiệt hại nhất định Chuyển giao rủi ro là biện pháp kiểm soát rủi

ro bằng cách tạo nhiều thực thể khác nhau thay vì một thực thể duy nhất gánh chịu rủi

Trang 17

ro Có thể thực hiện bằng hai cách: Chuyển những tác nhân gây rủi ro cho chủ thểkhác và chuyển giao rủi ro bằng hợp đồng giao ước.

Giảm thiểu rủi ro là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu rủi ro bằng cách

giảm thiểu tần suất và mức độ rủi ro khi chúng xảy ra Đây là biện pháp được sử dụngsau khi tổn thất xảy ra

Chấp nhận rủi ro là doanh nghiệp có thể lựa chọn biện pháp kiểm soát rủi ro

bằng cách giữ lại rủi ro Nói cách khác, nếu ở giai đoạn nhận dạng và phân tích rủi ro,các nhà quản trị xác định được rủi ro cũng như mức độ nghiêm trọng của nó nhưngchấp nhận rủi ro đó

Phân tán và chia sẻ rủi ro: Rủi ro có thể phân tán được là những rủi ro có thể

giảm thiểu thông qua việc đóng góp nguồn lực và các bên cùng nhau chia sẻ rủi ro.Chia sẻ rủi ro là các bên khác nhau chia sẻ rủi ro với cùng một kế hoạch kinh doanh,

do đó phân chia các rủi ro với nhau

Tài trợ rủi ro

Tài trợ rủi ro là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những phươngtiện để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ dự phòng chonhững chương trình để giảm bớt bất trắc và rủi ro hay để gia tăng những kết quả tíchcực

Nội dung biện pháp tài trợ rủi ro

Tự tài trợ: Là phương pháp phổ biến để tài trợ rủi ro, mà theo đó doanh nghiệp

nếu bị tổn thất khi rủi ro xảy ra phải tự lo nguồn tài chính để bù đắp tổn thất Nguồntài chính đó có thể là nguồn tự có của doanh nghiệp, hoặc nguồn vay mượn mà doanhnghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả Tự tài trợ có thể chia thành tự tài trợ có kế hoạch

và tự tài trợ không có kế hoạch

Chuyển giao tài trợ rủi ro:

Chuyển giao tài trợ rủi ro bằng bảo hiểm: Bảo hiểm là một phần quan trọng

trong chương trình tài trợ rủi ro nói riêng và quản trị rủi ro nói chung Hiện nay, bảohiểm đã trở thành hình thức tài trợ rủi ro rất phổ biến trong đời sống và mọi hoạt độngcủa con người với tư cách là cá nhân hay trong khuôn khổ tổ chức trên phạm vi toànthế giới

Chuyển giao tài trợ phi bảo hiểm: Khác với bảo hiểm ở chỗ người chịu trách

nhiệm về nguồn kinh phí bù đắp tổn thất không phải là tổ chức bảo hiểm xét từ góc độ

Trang 18

pháp lý Chuyển giao tài trợ phi bảo hiểm được thực hiện bằng chủ yếu thông qua mộthợp đồng nhằm giải quyết các vấn đề khác, nhưng cũng có một số trường hợp hợpđồng được thiết lập với mục đích chuyển giao tài trợ đối với những rủi ro cụ thể.

Trung hòa rủi ro: Trung hòa là hành động nhờ đó một khả năng thắng được bù

trừ từ một khả năng thua Trung hòa rủi ro là việc đặt cược vào một kết quả ngược lạivới kết quả của rủi ro Trong kinh doanh, hình thức trung hòa rủi ro thường được sửdụng để ngăn chặn các rủi ro xuất hiện khi hàng hóa, nguyên vật liệu hay tỷ giá hốiđoái thay đổi

1.2.3 Nguyên tắc quản trị rủi ro

Nguyên tắc 1: Không chấp nhận các rủi ro không cần thiết, chấp nhận rủi ro khi lợi ích lớn hơn chi phí: Quan điểm hiện đại về rủi ro cho rằng, trong rủi ro có thể tiềm

ẩn các cơ hội, nếu rủi ro không xảy ra thì cơ hội thu lợi xuất hiện Chính vì vậy, nhiềunhà kinh doanh, đặc biệt những người có thái độ chấp nhận rủi ro có xu hướng chấpnhận một số rủi ro nhất định, đặc biệt là những rủi ro suy đoán Xét trên góc độ tácđộng của rủi ro đến nguồn lực thì việc chấp nhận rủi ro phải hợp pháp và phù hợp vớichuẩn mực đạo đức Vì vậy, không phải rủi ro nào cũng nên chấp nhận

Nguyên tắc 2: Ra quyết định quản trị rủi ro ở cấp thích hợp: Quản trị rủi ro là

công việc của tất cả các cấp quản trị, của tất cả các nhà quản trị Tuy nhiên, nhữngquyết định liên quan đến quản trị rủi ro cần đưa ra bởi những cấp quản trị thích hợp.Chẳng hạn, đối với cấp quản trị chiến lược thì quản trị rủi ro tập trung vào xác định vàphân tích các biến số bất định có thể xảy ra trong tương lai của doanh nghiệp, đặc biệt

là việc phân tích môi trường chiến lược Trong khi đó, hoạt động kiểm soát rủi ro vàmột số hoạt động liên quan đến tài trợ rủi ro là nhiệm vụ chủ yếu của các nhà quản trịcấp thấp hơn

Nguyên tắc 3: Kết hợp quản trị rủi ro vào hoạch định và vận hành ở các cấp:

Quản trị rủi ro không phải là một lĩnh vực độc lập với các lĩnh vực quản trị khác trongdoanh nghiệp Nhiều rủi ro có nguồn gốc từ môi trường bên ngoài, bao gồm các rủi ro

cơ hội và rủi ro sự cố Vì vậy, để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trước hết, các nhàquản trị phải làm tốt khâu hoạch định

Trang 19

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.3.1.1 Các yếu tố chung ( Môi trường vĩ mô)

Yếu tố kinh tế

Kinh tế là yếu tố hết sức phức tạp và tiềm ẩn rất nhiều các rủi ro nghiêm trọng.Các hoạt đông kinh tế của doanh nghiệp sẽ ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của khủnghoảng kinh tế, lạm phát, giá cả thất thường, tỷ lệ cung cầu không ổn định, chính sáchtiền tệ thay đổi, lãi suất ngân hàng không cố định, từ yếu tố kinh tế và có thể gặpphải những rủi ro nghiêm trọng Những rủi ro từ yếu tố kinh tế thông thường khá phứctạp và hầu như không thể lường trước vì thế gây ảnh hưởng trực tiếp tới công tác nhậndạng và kiểm soát rủi ro của các nhà quản trị trong doanh nghiệp Vì vậy, nếu các nhàquản trị không xác định được các rủi ro có thể xảy ra một cách đúng đắn và không xâydựng các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu ảu thì hậu quả vẫn sẽ rất nghiêm trọng cho

cả doanh nghiệp

Như vậy, yếu tố kinh tế trực tiếp ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị rủi ro trongdoanh nghiệp, gây khó khăn cho các nhà quản trị trong việc nhận dạng rủi ro và xâydựng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro xảy ra cũng như giảm thiểu tối đa mức

độ tổn thất của các rủi ro đó

Yếu tố chính trị, pháp luật

Khi thực hiện hoạt động kinh doanh trong một môi trường chính trị bất ổn thìdoanh nghiệp luôn gặp phải những rủi ro bất khả kháng không lường trước được, hậuquả của những loại rủi ro này sé rất nghiêm trọng bởi vì rủi ro chính trị thường lànguyên nhân gây ra nhiều rủi ro khác và tổn thất khác

Rủi ro do yếu tố pháp luật được xuất phát từ hệ thống pháp luật không ổn định,

có nhiều sơ hở và thiếu sự thống nhất cũng như nhất quán Sự thay đổi theo hướng bấtlợi của các quy phạm pháp luật, văn bản pháp lý làm tăng thêm rủi ro trong doanhnghiệp Khí pháp luật thay đổi, các tổ chức cá nhân không nắm vững những thay đỏi,không theo kịp các chuẩn mực mới hoặc không phản ứng kịp thì chắc chắn sẽ gặpnhững rủi ro và tổn thất lớn

Như vậy, yếu tố chính trị - pháp luật không những gây ra những rủi ro nghiêmtrọng cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản trị rủi ro bởi

Trang 20

yếu tố chính trị - pháp luật không ổn định và còn nhiều thay đổi thì sẽ khiến các nhàquản trị khó khăn để thực hiện nhận diện các rủi ro, là bước tiền đề để thực hiện tốtcông tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.

Yếu tố kỹ thuật công nghệ

Kỹ thuật công nghệ ngày nay phát triển với tốc độ chóng mặt, nó ảnh hưởng lớn,trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của các lĩnh vực, ngành cũng như các doanhnghiệp Thành tựu của các khoa học kĩ thuật công nghệ đã làm thay đổi bộ mặt củanhiều lĩnh vực đồng thời làm xuất hiện nhiều lĩnh vực mới buộc các nhà quản trị phảitheo dõi thường xuyên, liên tục để có sự thay đôi thích ứng và giảm thiểu rủi ro trongcông tác quản trị rủi ro

Yếu tố văn hóa - xã hội

Văn hóa là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị rủi ro trong doanhnghiệp bởi nếu nhà quản trị trong doanh nghiệp không có sự hiểu biết đầy đủ vềphong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, lối sống, thói quen tiêu dùng, của các dântộc khác nhau, các khu vực cũng như vùng miền khác nhau thì từ đó sẽ dẫn đến việccác chiến lược, chính sách kinh doanh không phù hợp gây ra những tổn hại và tổn thấtcho doanh nghiệp Hơn nữa, khi thực hiện kinh doanh trong môi trường đa văn hóa,

đa sắc tộc thì cũng sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp do có thể gặp phải nhiều rủi rokhác nhau cho hoạt dộng kinh doanh Chính vì vậy, yếu tố văn hóa góp phần gây khókhăn ảnh hưởng tới việc thực hiện công tác quản trị rủi ro của các nhà quản trị rủi rotrong doanh nghiệp

Bên cạnh đó, yếu tố xã hội cũng mang lại không ít những khó khăn, trở ngại chocông tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp Rủi ro do yếu tố xã hội xuất phát từ sựthay dổi các chuẩn mực giá trị sống, các cấu trúc xã hội, dân số, dân cư, Nếu các nhàquản trị không có sự hiểu biết dầy đủ về yếu tố xã hội thì cũng gặp phải những yếu tốrủi ro trong doanh nghiệp hay chính là ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro trongdoanh nghiệp

Yếu tố tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là những yếu tố ảnh hưởng lớn hoạt dộng kinh doanh củadoanh nghiệp Điều kiện tự nhiên có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản trịrủi ro của những nhà quản trị Thông thường những rủi ro do điều kiện tự nhiên khixảy ra sẽ gây thiệt hại trên quy mô rộng lớn, gây tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp

Trang 21

Mà đây lại là những rủi ro khó nhận biết, xảy ra bất ngờ nên rất khó có thể kiểm soátnhằm ứng phó khi rủi ro này xảy ra Chính vì thế mà gây ảnh hưởng trực tiếp và gâykhó khăn trong công tác quản trị rủi ro cho các nhà quản trị.

1.3.1.2 Các yếu tố đặc thù (Môi trường vi mô)

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh vừa gây ra trở ngại cho việc kinh doanh của doanh nghiệpđồng thời cũng là yếu tố thúc đẩy giúp các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, thayđổi để thích ứng với môi trường kinh doanh ngày càng có tính cạnh tranh khốc liệt Vìvậy, các đối thủ cạnh tranh cũng góp phần mang lại cho doanh nghiệp không ít nhữngrủi ro như: rủi ro về giá cả, mất thị phần kinh doanh, mất khách hàng, làm giả haynhái sản phẩm của công ty, Do đó, đối thủ cạnh tranh là yếu tố gây ảnh hưởng đếncông tác kiểm soát rủi ro trong doanh nghiệp, gây trở ngại việc đề ra cá biện phápkiểm soát và tài trợ rủi ro

Nhà cung cấp

Nhà cung cấp là yếu tố quan trọng giúp hoạt động kinh doanh trở nên suôn sẻ vàđạt hiệu quả hơn Cá rủi ro có thể gặp phải từ phía nhà cung cấp như: rủi ro do nhàcung cấp không đủ khả năng, không đủ năng lực, không đủ đáp ứng nhu cầu về sốlượng, chất lượng hàng hóa yêu cầu khiến cho doanh nghiệp không đủ hàng để cungcấp cho khách hàng của mình; rủi ro do nhà cung cấp giao hàng không đúng hẹn, giaothiếu hàng, giao hàng kém chất lượng, Tất cả những rủi ro này không chỉ ảnh hưởngđến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến công tác kiểm

Trang 22

soát rủi ro khiến các nhà quản trị rủi ro trong doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc

đề ra các biện pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro

Các cơ quan hữu quan

Các cơ quan hữu quan bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phichính phủ, các hiệp hội, các tổ chức trung gian, Cách ứng cử của doanh nghiệp vàcác cơ quan hữu quan đó là cùng nhau định chế và thỏa thuận, trong những điều kiện

cụ thể, cũng có thể làm phát sinh các rủi ro ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, rủi ro của các cơ quan hữu quan sẽ ảnhhưởng đến công tác kiểm soát rủi ro khiến các nhà quản trị rủi ro trong doanh nghiệpgặp khó khăn trong việc đề ra các biện pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro

1.3.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp

Yếu tố nhân lực

Yếu tố nhân lực giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp nó tham giaquyết định trực tiếp vào sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp Nhà quản trịcần có sự quan tâm đúng mức tới nhân tố đặc biệt quan trọng này vì rủi ro thuộc vềnhân tố con người thường rất lớn và nghiêm trọng, có ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại

và phát triển của doanh nghiệp

Những rủi ro xuất phát trình độ yếu kém của nhân viên thường gặp trong hoạtđộng kinh doanh ví dụ như công tác mua hàng, bán hàng, đánh giá sai chất lượngnguồn hàng, sai sót trong hợp đồng, đàm phán kém, Điều này khiến cho doanhnghiệp gặp phải không ít những rủi ro nghiêm trọng và gây ra khó khăn cho các nhàquản trị rủi ro trong công tác quản trị rủi ro để nhận dạng, phân tích, kiểm soát, tài trợrủi ro

Yếu tố tài chính

Nguồn lự tài chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi rocủa doanh nghiệp Đây cũng là điều kiện để công ty trong việc thực hiện trong tươnglai Nguồn lực tài chính mạnh mẽ sẽ đảm bảo cho công ty trong việc thực hiện cácbiện pháp kiểm soát rủi ro tốt như phòng ngừa hay giảm bớt rủi ro trong quá trình sảnxuất và hoạt động kinh doanh

Yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật

Kỹ thuật là nền tảng cho mọi hoạt động kinh doanh Khoa học kỹ thuật phát triểngiúp cho hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn

Trang 23

Trong kinh doanh, đôi khi khoa học kỹ thuật mới được tạo ra, chưa qua nhiều thínghiệm, khi các doanh nghiệp áp dụng sẽ là nguy cơ rủi ro trong đầu tư cho nhiềudoanh nghiệp đang áp dụng kỹ thuật cũ Chính vì vậy các doanh nghiệp không cẩntrọng thì sẽ gặp phải rất nhiều rủi ro và gây khó khăn trong công tác nhận dạng, kiểmsoát và tài trợ rủi ro của các nhà quản trị rủi ro hay chính là ảnh hưởng đến công tácquản trị rủi ro trong doanh nghiệp.

Yếu tố văn hóa doanh nghiệp

Yếu tố văn hóa xuất phát từ một loạt các rủi ro đến ngay từ chính trong nội bộdoanh nghiệp như thái độ của doanh nghiệp đối với rủi ro, sai lầm trong chiến lượckinh doanh, quản lý doanh nghiệp, sự yếu kém của cán bộ quản lý và nhân viên, thiếuđạo đức và văn hóa kinh doanh, thiếu động cơ làm việc, thiếu đoàn kết nội bộ, Vìvậy, các nhà quản trị rủi ro trong doanh nghiệp phải quan tâm để có thể kiểm soát,giám soát tốt mọi rủi ro từ yếu tố văn hóa, nếu không cẩn trọng thì sẽ gặp phải rấtnhiều rủi ro và gây khó khăn trong công tác kiểm soát của các nhà quản trị rủi ro haychính là ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Tóm lại, việc nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro

trong doanh nghiệp ngày càng trở nên hết sức đa dạng và phức tạp, khó kiểm soát.Nhận thức đầy đủ những yếu tố ảnh hưởng là điều kiện thực sự cần thiết cho cácdoanh nghiệp, có biện pháp phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt bất lợiđối với hoạt động kinh doanh của mình Từ đó, doanh nghiệp có cơ sở hình thành cácbiện pháp nhằm giảm bớt mối hiểm họa, nguy cơ rủi ro và cải thiện môi trường kinhdoanh ngày càng tốt hơn Điều này góp phần giúp cho công tác quản trị rủi ro trongdoanh nghiệp ngày càng hiệu quả hơn

Trang 24

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN

TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH AN GIA 2.1 Khái quát về Công ty TNHH An Gia

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH An Gia

Tên Công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN AN GIA.Tổng giám đốc: Nguyễn Hồng Giang

ty được nhập khẩu qua đường biển quốc tế Được đánh giá rất cao trong ngành xuấtnhập khẩu, Công ty TNHH An Gia luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng mộtcách hiêu quả nhất

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

Chức năng: Cung cấp các sản phẩm bánh kẹo dảm bảo chất lượng tốt, giá cả

cạnh tranh cho các đại lý bán buôn, các doanh nghiệp phân phối Thực hiện kế hoạchkinh doanh bánh kẹo của Công ty nhằm phục vụ hiệu quả nhất nhu cầu thiết yếu củathị trường Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh theo quy chế hiện hành

Nhiệm vụ: Lập chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp cho công ty,

ký kết và tổ chức thực hiện các loại hợp đồng với khách hàng và đối tác Hoạt độngkinh doanh với các lĩnh vực đã đăng ký phù hợp với pháp luật Tuân thủ các chínhsách để độ pháp luật của nhà nước liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Công ty.Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với người lao động và nộp thuế, đóng góp vào Ngân sáchnhà nước và tuân thủ các nghĩa vụ khác một cách đầy đủ

2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Trang 25

Công ty tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến chức năng và có các phòng banchức năng.: Phòng XNK, phòng Kinh doanh, phòng Nhân sự, phòng Kế toán, phòngKho được tính giảm gọn nhẹ nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý Hiện tạicông ty đang hoạt động theo sơ đồ cơ cấu tổ chức như sau:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH An Gia

(Nguồn: Phòng nhân sự, công ty TNHH An Gia, 2019)

Giám đốc: Có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm chung về hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty

Phó giám đốc: Chịu tránh nhiệm về việc quản lý và hoạt động của các phòng ban

do giám đốc phân công và có nhiệm vụ hỗ trợ cho giám đốc trong công tác quản trịdoanh nghiệp

Phòng kinh doanh: Tìm kiếm, khai thác thị trường mới và các khách hàng, pháttriển thị trường, tổ chức các công tác phân phối và tiêu thụ sản phẩm

Phòng nhân sự: Quản lý nhân sự, quản lý tiền lương, Làm công tác tuyển dụng

và thực hiện đúng các chế độ cho người lao động

Phòng kế toán: Cập nhập mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày của công ty,phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty theo từng tháng, quý, năm

Như vậy, dựa theo Sơ đồ 1 sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện rõmột cách đơn giản, chuyên nghiệp và phân bố phòng ban một cách khoa học và hợp

lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên và phòng ban trong công ty

2.1.4 Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH An Gia.

Ngành nghề kinh doanh chính hiện nay của An Gia đó là:Bánh kẹo

Cho đến thời điểm hiện nay Công ty chủ yếu nhập khẩu với số lượng lớn các mặthàng sau:

Giám đốc

Phòng

XNK Phòng Kinh doanh Phòng Nhân sự Phòng Kế toán Phòng Kho

Phó giám đốc

Trang 26

Hàng Malayxia: Hiro, Khoai tây, Torrone, bánh quy tổng hợp,Chanh muối Hàng Thái Lan: Shanghai, Kakai, Time, Xốp gạo, Almon,

Hàng Hàn Quốc: Bánh kẹo các loại

Ngoài ra công ty còn nhập khẩu một số thị trường như Nhật Bản, Đài Loan, vàrất nhiều các sản phẩm khác

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH An Gia trong giai đoạn 2016 – 2018

Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH An Gia từ năm 2016 đến năm

2018 có khá nhiều biến động được thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh sau đây:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm từ 2016-2018

(Nguồn: Phòng XNK, Công ty TNHH An Gia, 2018)

Thông qua bảng số liệu 2.1, có thể thấy rằng kết quả kinh doanh của Công ty đã

có những thay đổi trong 3 năm qua

Doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, tổngdoanh thu Công ty năm 2016 là 78.288.270 nghìn đồng nhưng đến năm 2017 và 2018lần lượt tăng thành 100.315.261 nghìn đồng và 126.130.800 nghìn đồng Trong 3 nămvừa qua, tốc độ tăng trưởng năm 2017 là 4.46% và năm 2018 là 6.51% Nguyên nhândoanh thu công ty tăng lên do lượng tiêu thụ của khách hàng ngày càng có xu hướngtăng, giá bán sản phẩm tăng và đàm phán số lượng, chất lượng, giá cả với nhà cungcấp ngày càng được quan tâm để chi phí là tối thiểu

Tuy nhiên với tình hình kinh tế hiện nay nhiều nơi bất ổn, thị trường nhiều nướcchao đảo, giá cả nhiều sản phẩm sụt giảm nhưng Công ty vẫn chọn cho mình mộthướng đi đúng đắn đưa lợi nhuận tăng dần theo từng năm gần đây nhất Đứng trướcnhững khó khăn và thử thách của nền kinh tế nhưng Công ty vẫn đạt được thành côngnhất định trong việc nhập khẩu bánh kẹo làm tăng lợi nhuận thu được

2.2 Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH An Gia thời gian 2016 – 2018

2.2.1 Thực trạng các loại rủi ro đã xảy ra của Công ty TNHH An Gia

Trang 27

Đối với Công ty TNHH An Gia mọi hoạt kinh doanh của công ty thường ranhững vấn đề khó khăn, có nhiều rủi ro tồn tại cần giải quyết đặc biệt với ngành bánhkẹo bán buôn, phân phối hiện nay Ta có thể nhận thấy một số rủi ro mà công tythường gặp phải trong những năm qua từ 2016 đến 2018 như sau:

Bảng 2.2: Các loại rủi ro đã gặp trong kinh doanh của công ty

Công ty thiếu vốn kinh doanh do khôngvay được vốn từ ngân hàng Giá hànghóa tăng, xảy ra tình trạng khan hàngnên nhà cung cấp ép giá

2 Rủi ro từ đối

thủ cạnh tranh

Tháng11/2017

Công ty mất một hợp đồng lớn do khôngđưa ra được mức giá cạnh tranh như đốithủ

3 Rủi ro nhân

Nhân viên nghỉ việc hàng loạt làm giánđoạn hoạt động kinh doanh, chậm thờigiao hàng khiến công ty phải đền bù mộtkhoản tiền lớn

4 Rủi ro từ nhà

cung cấp Tháng 4/2018

Hàng hóa không đảm bảo tiêu chuẩnchất lượng như trong hợp đồng cam kếtnên khách hàng hủy hợp đồng và công tychịu thiệt hại 195,15 triệu đồng tiền phạt

Trang 28

nhuận của công ty giảm Tháng 10/2016 đến tháng 8/2017, công ty gặp tình trạngthiếu vốn kinh doanh để triển khai các hoạt động kinh doanh mới do ngân hàng thắtchặt chính sách tín dụng, hạn chế cho vay vốn và với tổn thất nghiêm trọng nhất năm

2017 là 212,45 triệu đồng

Công ty đã thiết lập quỹ dự phòng về biến động giá cả, có kế hoạch mua hàngtích trữ hàng hóa khi giá thị trường ổn định đồng thời tìm hiểu và mua hàng hóa từnhiều nguồn khác nhau để tránh bị ép giá Ban lãnh đạo đã lên phương án dựa vàotiềm lưc tài chính của công ty và các mối quan hệ để vay vốn ngân hàng

Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh

Tình hình kinh doanh của công ty luôn gặp khó khăn với việc cạnh tranh, một sốđối thủ trực tiếp ảnh hưởng như Công ty TNHH Thiên Linh, Thực phẩm Plaza, đềuhướng vào phân khúc khách hàng mục tiêu của công ty Tháng 11/2017, công ty cungcấp các sản phẩm bánh kẹo cho các đại lý gặp phải vấn đề mức giá cung ứng khôngcạnh tranh bằng các đối thủ khác, không những vậy các sản phẩm bánh kẹo được nhập

từ Trung Quốc có giá rẻ thu hút khách hàng hơn Bước đầu ước tính tổn thất lên đến215,56 triệu đồng

Rủi ro nhân lực

Ảnh hưởng từ nhân lực của công ty cũng là vấn đề khá nghiêm trọng mà công tycần giải quyết hiện nay Tháng 6/2017, do nhân viên nghỉ việc hàng loạt dẫn đến quátrình hoạt động kinh doanh bị gián đoạn, chậm thời gian giao hàng cho khách hàng,gây thiệt hại tiền phạt vi phạm hợp đồng và tốn chi phí cho việc tuyển lao động mới

Trang 29

đến tình trạng khách hàng hủy hợp đồng cả lô hàng, thiệt hại 195,15 triệu đồng dophạt chịu bồi thường vi phạm hợp đồng và chi phí vận chuyển lại hàng về kho để xử

lý, khiến doanh thu giảm sút, uy tín công ty cũng giảm theo

Giám đốc giao cho Phòng Kinh doanh kết hợp với Phòng Kế toán để tìm hiểuthêm các nhà cung cấp uy tín khác, đảm bảo có 1 nhà cung cấp chính và 2 nhà cungcấp phụ cho từng loại nhóm hàng, duy trì nguồn cung ổn định, đáp ứng được các đơnhàng lớn của công ty

Rủi ro về nguyên vật liệu, thiết bị

Việc vận chuyển hàng hóa có thể thực hiện bằng các phương tiện đường biển,đường hàng không, đường bộ, đường sắt hay kết hợp phương tiện vận chuyển trên.Đối với hoạt động kinh doanh tại công ty thì sử dụng phương thức vận chuyển đường

bộ là chủ yếu Tháng 8/2018, vận chuyển hàng hóa gặp các rủi ro bất ngờ và gây tổnthất do máy móc động cơ bị hỏng, bị cháy nổ, mưa bão, gặp tai nạn giao thông, Đây

là rủi ro mà công ty không thể tránh được, vận chuyển là một hoạt động không thểthiếu được trong kinh doanh thương mại

Vì vậy, Ban lãnh đạo công ty đã và đang nghiên cứu về nguyên nhân, bản chấtcủa rủi ro, tổn thất trong quá trình chuyên chở hàng hóa nhằm đưa ra các biện pháphạn chế rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh hàng hóa của mình

2.2.2 Thực trạng thực hiện công tác quản trị rủi ro đã xảy ra tại Công ty TNHH An Gia

2.2.2.1 Nhận dạng rủi ro

Sự biến động của giá cả thị trường ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bán hàngcủa công ty Nếu không có các biện pháp dự phòng và xử lý kịp thời khi có sự biếnđộng thì tác động của nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến Công ty

Công ty TNHH An Gia là doanh nghiệp kinh doanh có quy mô lớn với nhiều mặthàng và số lượng lớn Chỉ cần có một yếu tố tác động vào giá cả của nguồn hàng đầuthì hoạt động kinh doanh của công ty sẽ bị ảnh hưởng Công ty cần đội ngũ nguồnnhân lực, trình độ cao nên rủi ro với đội ngũ nhân lực xảy ra thì hậu quả không nhỏ.Hiện tại công ty tiến hành chia rủi ro của mình thành các dạng chính: rủi ro trướctrong và sau khi ký hợp đồng với nhà cung cấp, rủi ro trong quá trình triển khai dự án,rủi ro trong quá trình vận chuyển giao hàng (nguyên vật liệu xây dựng, trang thiết bị,máy móc, hàng hóa bổ sung,…)

Ngày đăng: 15/05/2020, 17:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w