1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đánh giá hiệu quả gây dính màng phổi bằng Povidone iod qua ống dẫn lưu nhỏ trong điều trị tràn dịch màng phổi do ung thư

8 236 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 327,73 KB

Nội dung

Tràn dịch màng phổi do ung thư chiếm khoảng 10 -15% trong bệnh lý ung thư, gây nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư. Điều trị giai đoạn này chủ yếu là điều trị giảm nhẹ triệu chứng.

Trang 1

1 Bệnh viên Quân y 175

Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Minh Thế (bsnt15the@gmail.com)

Ngày nhận bài: 12/5/2019, ngày phản biện: 28/5/2019

Ngày bài báo được đăng: 30/6/2019

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GÂY DÍNH MÀNG PHỔI BẰNG POVIDONE IOD QUA ỐNG DẪN LƯU NHỎ TRONG ĐIỀU TRỊ

TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI DO UNG THƯ

Nguyễn Minh Thế 1 , Hoàng Thanh Toàn 1

Phạm Thị Như Ý 1 , Nguyễn Hải Công 1

TÓM TẮT

Mục tiêu: Tràn dịch màng phổi do ung thư chiếm khoảng 10 -15% trong bệnh lý ung thư, gây nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư Điều trị giai đoạn này chủ yếu là điều trị giảm nhẹ triệu chứng Trong đó việc ngăn chặn sự tái lập dịch màng phổi là một biện pháp giúp giảm khó thở Gây dính màng phổi bằng Povidone iod qua ống dẫn lưu nhỏ là phương pháp xâm lấn tối thiểu, hiệu quả cao.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, nhằm đánh giá hiệu quả, tính an toàn của phương pháp gây dính màng phổi bằng Povidone iod qua ống dẫn lưu nhỏ trong điều trị tràn dịch màng phổi do ung thư 16 bệnh nhân điều trị tại khoa Lao và Bệnh phổi bệnh viện quân y 175, từ 1/2018 – 4/2019.

Kết quả: Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 58,94 ± 8,5 tuổi, nam chiếm 62,5%, nữ chiếm 37,5% Trong đó nhóm tràn dịch màng phổi do ung thư phổi chiếm tỷ lệ cao nhất 81,3% Hiệu quả gây dính màng phổi hoàn toàn là 81,3%, gây dính một phần là 18,7%, không có trường hợp nào thất bại Thời gian trung bình của đặt dẫn lưu gây dính là 7,125 ± 2,25 ngày Biến chứng hay gặp nhất là đau ngực chiếm 43,75%, tiếp theo là sốt chiếm 12,5%.

Kết luận: Nghiên cứu này bước đầu cho thấy kết quả khả quan và an toàn của phương pháp gây xơ hóa màng phổi bằng Povidone iod trong điều trị tràn dịch màng

Trang 2

phổi do ung thư.

RESEARCH THE RUSULT OF POVIDONE IOD PLEURODESIS VIA SMALL – BORE CATHETER IN THE TREATMENT OF MALIGNANT

PLEURAL EFFUSIONS SUMMARY

Objective: Malignant pleural effusion is responsible for 10-50% malignant diseases, causes many symptoms that affect the patients’ quality of life The main treatment at this moment is palliative treatment, in which the prevention of pleural effusion recurrence is very important One of the effective methods to stop the effusion from recurring is pleurodesis with Povidone iod via small – bore catheter.

Materials and Methods: We conducted a prospective, describing study to evaluate the safety and efficacy of povidone via small – bore catheter in the treatment of malignant pleural effusions There were 16 patients in Tuberculosis and Lungs diseases department of 175 Military hospital during 1/2018 – 4/2019

Results: The average age of the research group: 58,94 ± 8,5 years old, male accounted for 62,5%%, female accounted for 37,5%% In which the group of pleural effusion due to lung cancer is the highest 81,3%% Complete response in 81,3%%, partial response in 18,7%%, no patient was failure The total duration of drainage was 7,125

± 2,25 days The most common complication after povidone iodine pleurodesis is chest pain 43,75%, followed by fever accounting for 12,5%, no other serious complications.

Conclusion: The study has shown the good result of the safety and efficacy of povidone iod via small-bore catheter in the treatment of malignant pleural effusions.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tràn dịch màng phổi ác tính

(TDMP) là một vấn đề thường gặp ở bệnh

nhân ung thư, đặc biệt giai đoạn tiến triển

của bệnh Tần suất mắc bệnh hàng năm

của Mỹ khoảng hơn 150.000 trường hợp

[10] Tại Việt Nam, theo số liệu của bệnh

viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh,

phân lớn ung thư phổi (75 – 85%) nhập

viện trong giai đoạn tiến triển vơi 30,4%

có tràn dịch màng phổi [4]

Tràn dịch màng phổi ác tính thường gây nhiều triệu chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư Thường gặp nhất

là khó thở, đau ngực, ho khan, ăn uống kém, sụt cân và suy nhược Thời gian sống còn ngắn Khoảng 54% bệnh nhân tử vong trong 1 tháng, 65% tử vong trong 3 tháng

và 80% tử vong trong 6 tháng kể từ khi

Trang 3

chẩn đoán[11] TDMP ác tính thường ở

giai đoạn tiến triển của bệnh Điều trị giai

đoạn này chủ yếu là điều trị triệu chứng

Trong đó việc ngăn chặn tái lập dịch màng

phổi là một vấn đề rất quan trọng Phương

pháp gây xơ hóa màng phổi qua ống dẫn

lưu được xem là phương pháp hiệu quả

nhất, ngăn sự tái lập dịch màng phổi so với

chọc hút hay đặt ống dẫn lưu đơn thuần

[11],[12]

Ống dẫn lưu lớn trong gây dính

màng phổi (d = 24 – 32 F), có ưu điểm

dẫn lưu dịch thông tốt, nhưng hạn chế hoạt

động sinh hoạt của bệnh nhân, có nhiều

biến chứng như: đau, nhiễm khuẩn, tràn

khí màng phổi, dò màng phổi ra da, mủ

màng phổi,… Gần đây có nhiều nghiên

cứu cho thấy hiệu quả ống dẫn lưu nhỏ (d

= 18-22G) cũng đạt hiệu quả điều trị tương

tự như ống dẫn lưu lớn, nhưng ít biến

chứng hơn ống dẫn lưu lớn [2],[12], [1]

Có nhiều tác nhân gây dính màng

phổi, trong đó, Povidone iod là tác nhân

gây dính màng phổi được sử dụng nhiều

năm trên thế giới có hiệu quả cao và an

toàn, giá thành rất rẽ, dễ kiếm so với những

tác nhân gây dính khác [9], [8], [7],[9]

Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài

“Phương pháp gây dính màng phổi bằng

Povidone iod qua ống dẫn lưu nhỏ trong

điều trị tràn dịch màng phổi do ung thư”

với mục tiêu nghiên cứu như sau: Đánh

giá bước đầu hiệu quả gây dính màng phổi

bằng Povidone iod qua ống dẫn lưu nhỏ

trong điều trị tràn dịch màng phổi do ung thư

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là 16 trường hợp tràn dịch màng phổi do ung thư, nhập điều trị tại khoa Lao và bệnh phổi, Trung tâm ung bướu bệnh viện quân y 175 từ 1/2018 – 4/2019

Tiêu chuẩn chọn bệnh

Tràn dịch màng phổi ác tính có chẩn đoán tế bào học hoặc mô bệnh học

Tiên lượng sống còn trên 1 tháng (

có chỉ số Karnofsky ≥ 60)

Bệnh nhân đồng ý điều trị Tiêu chuẩn loại trừ

U vùng trung thất, hoặc u trung tâm gây tắc nghẽn ( phổi không nở sau khi đặt ống dẫn lưu và hút áp lực âm)

Có những rối loạn chức năng nặng kèm theo như: suy tim nặng, suy hô hấp nặng, suy thận, rối loạn đông máu

Tràn dịch màng ngoài tim lượng vừa đến nhiều, tràn dịch ổ bụng lượng vừa đến nhiều

Có nhiễm trùng chưa kiểm soát Tiên lượng tử vong trong 01 tháng (có chỉ số Karnofsky < 60)

Bệnh nhân không đồng ý điều trị

Trang 4

2 Phương pháp nghiên cứu

2.1 Thiết kế nghiên cứu

Đây là nghiên cứu tiến cứu, mô tả

hàng loạt trường hợp

2.2 Xử lý thống kê

Số liệu được ghi nhận bằng phiếu

theo dõi, lưu giữ và xử lý bằng phần mềm

thống kê SPSS 16.0

3 Phương pháp gây dính màng

phổi bằng Povidone iod qua ống dẫn lưu

nhỏ

3.1 Kỹ thuật đặt ống dẫn lưu nhỏ

đường kính d = 18 – 22G.

Thủ thuật được làm tại phòng thủ

thuật được khử khuẩn hàng ngày

Chuẩn bị bệnh nhân: Giải thích

thủ thuật, ký cam kết thủ thuật Đo sinh

hiệu: mạch, huyết áp, nhịp thở và SpO2

Lập đường truyền tĩnh mạch

Chuẩn bị ống dẫn lưu nhỏ: ống

dẫn lưu màng phổi có nòng sắt d = 18G

Đặt ống dẫn lưu nhỏ tại liên sườn

6-7 đường nách giữa

Tất cả 16 trường hợp chúng tôi

dùng ống d = 18G

Nối ống dẫn lưu với hệ thống bình

dẫn lưu kín Đảm bào nguyên tắc: kín, một

chiều, vô trùng tuyệt đối và hút áp lực âm

liên tục từ 15 – 20 cmH2O

Chỉnh áp lực từ thấp tăng dần

khoảng -20cm H2O

3.2 Nguyên tắc và kỹ thuật bơm Povidone iod qua ống dẫn lưu nhỏ.

Thời điểm bơm thuốc: khi phổi nở trên xquang và dịch dẫn lưu < 150ml/24 giờ thì tiến hành bơm tác nhân gây dính

Trình tự bơm Povidone iod qua ống dẫn lưu: chuẩn bị chất gây dính bao gồm: 80ml NaCl 0,9% + 20ml Povidone iod 10% + 10ml Lidocain 2% Chất gây dính được trộn đều và bơm từ từ vào khoang màng phổi, theo dõi bệnh nhân trong và sau khi bơm chất gây dính

Ống dẫn lưu được kẹp trong 2 giờ, bệnh nhân được hướng dẫn xoay trở mỗi

15 phút Sau 2 giờ được mở kẹp và được hút liên tục với áp lực âm 20 cmH2O

Sau 24 – 72 giờ, khi lượng dịch dẫn lưu ≤ 150 ml/24 giờ, chụp lại xquang đánh giá kết quả Nếu dịch màng phổi còn

> 150ml/24 giờ, lập lại bơm tác nhân gây dính lần thứ 2

3.3 Tiêu chuẩn đánh giá bước đầu kết quả gây dính màng phổi:

Đáp ứng hoàn toàn: hết dịch hoặc dịch rất ít trên xquang và hoặc trên siêu âm

Đáp ứng một phần: dính một phần màng phổi, còn dịch ít hơn trước khi gây dính, triệu chứng ít, và không cần chọc dịch

Không đáp ứng: màng phổi không dính, dịch mức độ nhiều, bằng hoặc nhiều hơn trước khi gây dính, nhiều triệu chứng

Trang 5

và cần chọc hút dịch.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm

sàng nhóm bệnh nhân được chẩn đoán

tràn dịch màng phổi do ung thư

Tuổi trung bình của bệnh nhân là 58,94 ±8,5 tuổi

Tỷ lệ nam/nữ: 10/6

Bảng 1 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

Nguyên phát

Ngoài phổi

Triệu chứng

Nhận xét: Trong các căn nguyên tràn dịch màng phổi ác tính, hầu hết có nguồn

gốc từ ung thư phổi chiếm 81,3% Bệnh nhân tràn dịch màng phổi có rất nhiều triệu chứng lâm sàng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống Tỷ lệ tràn dịch huyết thanh máu chiếm 50%, trong số tràn dịch màng phổi ác tính thì tỉ lệ tế bào học hoặc mô bệnh học dương tính chiếm khoảng 37,5% Đa số bệnh nhân tràn dịch màng phổi vừa chiếm 75%

2 Hiệu quả gây dính màng phổi bằng Povidone iod qua ống dẫn lưu nhỏ

Bảng 2 Thời gian dẫn lưu

Nhận xét: Thời gian gây dính màng phổi ngắn, trung bình 7,125 ± 2,25 ngày

Trang 6

Bảng 3 Đánh giá kết quả ban đầu

Nhận xét: Hiệu quả gây dính màng phổi tốt, đáp ứng hoàn toàn 81,3%, một phân

18,7%, không có trường hợp nào thất bại

Bảng 4 Tai biến và biến chứng

Nhận xét: Biến chứng hay gặp

nhất là đau ngực trong quá trình đặt dẫn

lưu cũng như gây dính chiêm 43,75%,

không gặp biến chứng nặng khác

BÀN LUẬN

Gây dính màng phổi bằng hóa

chất là một biện pháp hiệu quả điều trị tràn

dịch màng phổi ác tính, nhầm cải thiện

chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân Có

rất nhiều chất đã được áp dụng trong lâm

sàng để gây dính như: bột talc, tetracylin,

bleomycin…Trong đó, povidine iod được

coi như là một chất gây dính hiệu quả Theo

như kết quả nghiên cứu của chúng tôi, hiệu

quả gây dính hoàn toàn là 81,3 %, gây dính

một phần là 18,7%, không có trường hợp

nào thất bại Tương tự như nghiên cứu của

Ayush Makkar và cs, nghiên cứu hiệu quả

và tính an toàn của gây dính màng phổi bằng povidone iod ở 104 bệnh nhân tràn dịch màng phổi ác tính và theo dõi dọc thì hiệu quả gây dính hoàn toàn là 79% [9] Một đánh giá hệ thống và phân tích gộp của Agarval R và cs, tổng hợp 13 nghiên cứu, gồm 499 bệnh nhân được gây dính màng phổi bằng povidone iod, thì tỷ lệ gây dính thành công khoảng 88,7%, tỷ lệ thành công này không liên quan đến phương pháp gây dính, gây dính qua nội soi màng phổi cũng như qua đặt dẫn lưu tối thiểu [5] Hiệu quả gây dính của povidone iod cũng tương đương với gây dính màng phổi bằng bleomycin ( 88%) [2], hay bột talc (88,9%) [1]

Qua nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy được hiệu quả của gây dính màng

Trang 7

phổi qua ống dẫn lưu nhỏ, thủ thuật đặt ống

dẫn lưu nhỏ thì đơn giản hơn, ít tác dụng

phụ và biến chứng hơn so với ống dẫn lưu

lớn như trước đây từng áp dụng So sánh

với tác giả Lê Hoàng Minh qua 69 trường

hợp gây dính màng phổi từ 2001 – 2003 tại

Trung tâm Ung Bướu, ghi nhận tác dụng

phụ của ống dẫn lưu lớn khá cao, gồm 7

trường hợp (10%) dò thành ngực, 6 trường

hợp (8,7%) tràn khí màng phổi, 1 trường

hợp (1,4%) chảy máu [3] Tương tự như

kết quả nghiên cứu của Benan Caglayan

và cs, cho thấy hiệu quả gây dính màng

phổi bằng povidone iod ở 41 bệnh nhân

tràn dịch màng phổi ác tính là 88,4%, tỷ lệ

này không phụ thuộc vào kích thước của

ống dẫn lưu [6]

Tác dụng phụ và biến chứng chủ

yếu của gây dính màng phổi bằng povidone

iod qua ống dẫn lưu nhỏ là đau (87,5%),

sốt (37,5%), không có trường hợp nào biến

chứng nặng khác Kết quả này cũng tương

tự như kết quả nghiên cứu của Gholamali

Godazandeh và cs, nghiên cứu 36 bệnh

nhân được gây dính màng phổi bằng

povidone iod thì biến chứng hay gặp là

đau (35,9%), sốt (7,7%) [7] Tuy nhiên, có

sự khác biệt với nghiên cứu của Đặng Thị

Bích Ngân, gây dính màng phổi bằng bột

talc thì tỉ lệ đau ngực cao hơn (91,7%) [2],

nghiên cứu của tác giả Lâm Quốc Dũng,

gây dính màng phổi bằng Bleomycin, tỷ

lệ sốt cao hơn (72,5%) [1] Điều này có

thể giải thích là do tác nhân gây dính khác

nhau nên tỷ lệ các tác dụng phụ cũng như biến chứng cũng khác nhau

KẾT LUẬN

Nghiên cứu này bước đầu cho thấy, phương pháp gây dính màng phổi bằng povidone iod qua ống dẫn lưu nhỏ

là phương pháp hiệu quả cao, an toàn và dung nạp tốt, có thể áp dụng trong điều trị tràn dịch màng phổi ác tính, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đặng Thị Bích Ngân, Nguyễn Xuân Bích Huyên, Nguyễn Thị Tố

màng phổi bằng bột talc qua ống dẫn lưu nhỏ trong điều trị tràn dịch màng phổi ác tính”, J Fran Viet Pneu 02(02),

pp 77-82.

Vũ Thông, Trần Văn Ngọc (2010),

“Nghiên cứu kết quả gây dính màng phổi bằng Bleomycin qua ống dẫn lưu nhỏ trong điều trị tràn dịch màng phổi

do ung thư”, Nghiên cứu y học, 14(2),

pp 521-525.

“Điều trị tràn dịch màng phổi ác tính bằng xơ hóa màng phổi”, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II Chuyên ngành Ung thư Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 8

4 Vũ Văn Vũ, Phó Đức Mẫn,

Nguyễn Chấn Hùng (1999), “Chẩn

đoán và điều trị ung thư phổi nguyên

phát tại Trung Tâm Ung Bướu TPHCM

1995-1997.”, Thông tin Y dược, chuyên

đề Ung thư 11/1999, trang 104-11.

Aggarwal A N., et al (2012), “Efficacy

& safety of iodopovidone pleurodesis:

a systematic review & meta-analysis”,

Indian J Med Res, 135, 297-304.

Turan D., et al (2008), “Efficacy

of iodopovidone pleurodesis and

comparison of small-bore catheter

versus large-bore chest tube”, Ann Surg

Oncol, 15(9), 2594-9.

N H., Saghafi M., et al (2013),

“Pleurodesis with povidone-iodine, as

an effective procedure in management

of patients with malignant pleural

effusion”, J Thorac Dis, 5(2), 141-4.

M., Asgari M R., et al (2017),

“Efficacy and Safety of

Povidone-iodine Pleurodesis in Malignant Pleural Effusions”, Indian J Palliat Care, 23(1), 53-56.

A K., et al (2017), “An observational study on safety and efficacy of povidone-iodine for pleurodesis in cancer patients”, South Asian J Cancer, 6(2), 79-80.

«Management of malignant pleural effusions.», Eur Respir J Suppl, 18(2),

pp 402-19.

et al (2003), “BTS guidelines for the management of malignant pleural effusions”, Thorax, 58, pp 29-38.

Jr., et al (1999), “Malignant pleural effusions: treatment with small-bore-catheter thoracostomy and talc pleurodesis”, Radiology, 210(1), pp 277-81.

Ngày đăng: 11/05/2020, 04:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng - Đánh giá hiệu quả gây dính màng phổi bằng Povidone iod qua ống dẫn lưu nhỏ trong điều trị tràn dịch màng phổi do ung thư
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng (Trang 5)
Bảng 3. Đánh giá kết quả ban đầu - Đánh giá hiệu quả gây dính màng phổi bằng Povidone iod qua ống dẫn lưu nhỏ trong điều trị tràn dịch màng phổi do ung thư
Bảng 3. Đánh giá kết quả ban đầu (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w