1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng người việt nam thời kỳ tiền sử, sơ sử qua di tích khảo cổ học

190 203 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 190
Dung lượng 11,73 MB

Nội dung

Hình thái ý thức loài người không thể tồn tại một cách đơn độc tách khỏi xã hội được mà phải là sự phản ánh đời sống thực của loài người trong xã hội, đồng thời bản thân những hình thái

Trang 1

Đ Ạ I H Ọ C QUỐC G IA H À N Ộ I

ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC c ơ BẢN

TÊN ĐỂ TÀi

T ư TƯỞNG NGƯỜI VIỆT NAM

THỜI KỲ TIỂN SỬ, Sơ SỬ QUA DI TÍCH KHẢO c ổ HỌC

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 5

3 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 5• ' • »

4 Phương pháp nghiên cứ u 5

NỘI DƯNG 9

Chương 1 9

ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI VIỆT NAM THỜI TIEN sử, sơ s ử 9

1.1 Đất nước 9

1.2 Con người 12

Chương II 21

TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI VIỆT Ở THỜI TIỀN sử, sơ s ử 21

2.1 Tư tưởng của người tiền sử ở Việt nam 21

2.1.1 Tưtưỏng kinh tế 21

2.1.2 Tư tưởng văn hóa - xã h ộ i 28

2.1.2.1 Tư tưởng tổ chức thị tộc, bộ lạc, công xã nguyên thủy 28

2.1.2.2 Tư duy nghệ th u ậ t 29

2.1.2.3 Tư duy trừu tượng toán học 32

2.2 Tư tưởng của cư dân Việt Nam buổi đầu dựng nước 37

2.2.1 Tư tưởng chính trị xã hội 38

2.2.2 Tư tưởng kinh tế 41

2.2.3 Tư tưởng quân s ự 45

2.2.4 Tư tưỏng văn hoá nghệ thuật 47

2.2.5 Tư duy về vũ trụ 53

Trang 3

KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHU L U C

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong mấy ngàn năm tồn tại và phát triển của dân tộc ta, nhân dân ta vẫn

có một cuộc sống tinh thần phong phú, độc lập, sáng tạo không kém bất cứ một nước nào có nền văn hiến lâu đời Cuộc sống tinh thần đó chưa được hệ thống hoá, tổng kết lại thành những nguyên lý, phạm trù, quy luật Đã có nhiều nhà nghiên cứu viết về lịch sử tư tưởng Việt Nam nhưng bản thân các tác giả cũng nhận thấy công trình của họ chưa hoàn chỉnh

Chúng tôi bắt tay vào công việc này là bắt đầu công việc ở một mức độ nào đó, trên một yêu cầu nhất định và thiết thực như là khởi đầu.Công việc thực sự có ý nghĩa này gặp phải rất nhiều khó khăn

Thứ nhất, tư tưởng xã hội thuộc thượng tầng kiến trúc, nó chịu sự quyết định của tồn tại xã hội Hình thái ý thức loài người không thể tồn tại một cách đơn độc tách khỏi xã hội được mà phải là sự phản ánh đời sống thực của loài người trong xã hội, đồng thời bản thân những hình thái ý thức, theo nguyên lý phải thay đổi để thích ứng với những thay đổi của tồn tại xã hội, cũng phát triển rất sinh động, có tính năng động, chứ không phải một cái gi cứng đờ, máy móc Có hiểu như vậy, mới thấy rõ mọi tư tưởng đều bắt nguồn từ bản thân cơ cấu của xã hội, đều quy định bởi sức mạnh của xã hội, bởi những quan

hệ kinh tế giữa người và người Ở Việt Nam , cơ sở xã hội cho việc hình thành

tư tưởng còn đang là vấn đề tranh cãi Sự phân kỳ xã hội Việt Nam còn theo nhiều quan điểm khác nhau Các tác giả của bộ sách “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” của Viện triết học thì kết hợp các mốc là hình thái kinh tế - xã hội với các mốc là sự kiện chính trị -x ã hội lớn trong lịch sử làm cơ sở để phân kỳ từ

đó nghiên cứu cơ sở kinh tế-xã hội của tư tưởng

GS Phan Huy Lê cho rằng từ thời Hùng Vương, An Dương Vương trờ đi, nước ta bước vào xã hội phân hóa giai cấp sơ kỳ với kết cấu kinh tế-xã hội đặc thù của Phương Đông (phương thức sản xuất châu á) Trên nền tảng của Phương thức sản xuất này, quan hệ sản xuất phong kiến dần dần nảy sinh và

Trang 5

dẫn đến việc xác lập chế độ phong kiến trung ương tập quyền chuyên chế theo

mô hình Trung Hoa ở thế kỷ XV Như vậy ở Việt Nam , không có hình thái kinh tế- xã hội chiếm hữu nô lộ

Theo GS Trần Quốc Vượng, từ thế kỷ XIX trở về trước, xã hội Việt Nam

là một xã hội tiểu nông truyền thống nằm trong khung cảnh của phương thức sản xuất châu á Do vậy ở Việt Nam hình thái kinh tế- xã hội phong kiến cũng không hoàn toàn

PGS.TS Nguyễn Hùng Hậu cho rằng xã hội Việt Nam là một xã hội phát triển không bình thường, nhà nước Văn Lang ra đời trong khi kết cấu cộng đồng nguyên thủy chưa bị thủ tiêu Sau đó, cộng đồng người Việt trải qua hàng chuc thế kỷ chống thiên tai, đặc biệt là địch họa nên cấu trúc của nền kinh tế- xã hội cũng phát triển không đầy đủ, không giống các xã hội phương Tây trung cổ

Theo chúng tôi, lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như lịch sử của các dân tộc có nền văn minh trên thế giới , cũng trải qua các thời kỳ tiền sử, sơ sử, cổ đại trung đại, cận đại và hiện đại Tuy nhiên do điều kiện địa tự nhiên- địa xã

hội nên chúng ta ở trong khu vực ảnh hưởng, chi phối của các nền văn minh

lớn của phương Đông, của phương thức sản xuất châu Á mà điểm nổi bật là sự tồn tại của chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất và sự tồn tại lâu dài của chế

độ quân chủ chuyên chế Nhà nước được hình thành không phải do sự biến đổi của lực lượng sản xuất, hạ tầng cơ sở mà là do chinh phục tự nhiên, chống ngoại xâm nên trong một giai đoạn lịch sử ta có thể thấy sự tồn tại đan xen tới mức khó phân biệt của các hình thái kinh tế cũ - mới, của các kết cấu giai cấp cũ- mới Do vậy, khi nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam ta có thể dựa theo

sự phân kỳ niên đại của các nhà sử học, từ đó tìm ra đặc điểm kinh tế-xã hội ở thời kỳ đó trong mối quan hệ với các thời kỳ trước và sau Từ cơ sở kinh tế-xã hội như vậy, ta tiếp tục tìm cấu trúc và đặc điểm hệ tư tưởng.Đề tài này, chúng tôi muốn đi vào nghiên cứu giai đoạn đầu tiên trong chặng đường dài của lịch

sử tư tưởng dân tộc

Trang 6

Thứ hai, tồn tại xã hội đó đã quy định những nét đặc thù của tư tưởng, làm cho nội dung, hình thức thể hiện của lịch sử tư tưởng Việt Nam có nhữngnét riêng biệt, khác với triết học Trung Quốc, triết học Ấn Độ cổ đại, là những nền triết học có ảnh hưởng nhiều tới triết học Việt Nam trong lịch sử Cũng như nhiều người đã thấy sự khác biệt giữa tư duy phương Tây và tư duy phương Đông, nhưng trong bản thân hai dân tộc phương Đông là Trung Quốc

và Ấn Độ cũng lại có tư duy - tư tưởng hoàn toàn khác biệt nhau Chẳng hạn,

“ta có thể thấy người Hán cổ không ưa đặt các vấn đề bản thể luận mà chú ý trước hết là các vấn đề nhân sinh quan Tất nhiên, một vài tư tưởng thô sơ về bản chất thế giới cũng có thể tìm thấy trong Chu Dịch, trong Hồng Phạm (Thượng thư) Nhưng người Hán cổ đại rõ ràng là ưa nói chuyện “người hơn nói chuyện trời”

Mãi về sau, các vấn đề bản thể luận mới được trình bày trong Tống Nho, đặc biệt là ở Chu Hi, với “lý” và “khí” và “Thái cực” Nhưng đối với Chu Hi thì ảnh hưởng của Phật giáo đã quá rõ ràng Cái hình ảnh “trăng rọi muôn sông” (nguyện ấn vạn xuyên) và Chu Hi thích dùng để ví với “thái cực” Đối với Chu Hi thì Thái cực, rốt cuộc cũng là thuộc tính của đạo đức Tinh hình đó khiến ta nghĩ rằng dường như mỗi khi người Hán bàn đến các vấn đề bản thể luận lúc đó, ít nhiều chịu ảnh hưởng của người Ấn Ngược với người Hán,người Ấn cổ đại say mê với chuyện trời, chuyện vũ trụ” Mỗi một dân tộc có những đặc điểm tư duy - tư tưởng riêng Đặc điểm tư duy - tư tưởng của một dân tộc là được quy định bởi lịch sử dân tộc đó Vì vậy, muốn tìm hiểu đặc điểm của tư tưởng Việt Nam, cần phải tìm hiểu đặc điểm của lịch sử Việt Nam Lịch sử Việt Nam luôn phản ánh cuộc chiến tranh chống ngoại xâm Những cuộc chiến tranh liên miên đã ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam Do những cuộc chiến tranh đó mà đời sống xãhội của Việt Nam trong lịch sử không giống với Trung Quốc và Ân Độ, cho nên các hình thức tư tưởng trong hệ ý thức Việt Nam không hoàn toàn giống

Trang 7

với Trung Quốc và Ân Độ, thậm chí lại càng không giống với phương Tây Do phải liên tục đấu tranh để bảo vệ và giành quyền độc lập dân tộc, đồng thời, lại phải chú ý đến vấn đề xây dựng triều đại và ổn định đời sống xã hội, ổn định cuộc sống con người, cho nên tư tưởng chính trị - xã hội phát triển hơn

cả, và trong tư tưởng chính trị - xã hội này thì tư tưởng yêu nước là nổi bật và

có giá trị hơn hết, sau đó là những tư tưởng khác có liên quan.Điều đó lý giải

vì sao trong cấu trúc hệ tư tưởng Việt Nam, các học giả ít khi kết cấu tư tưởng kinh t ế , tư tưởng khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật, tư duy về vũ trụ như một bộ phận độc lập cấu thành Chúng tôi cho rằng như thế cũng chưa hòan thiện khi nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam, cần phải được bổ sung tư liệu và các kiến giải phù hợp Do vậy, trong đề tài này, chúng tôi mạnh dạn đặt vấn đề nghiên cứu tư tưởng kinh tế, thời tiền sử, sơ sử như là bước khởi đầu

Thứ ba, chúng tôi nghiên cứu, viết lịch sử tư tưởng Việt Nam trong tình hình các tác phẩm của ông cha ta để lại với nội dung văn, sử, triết còn chưa có

sự tách biệt Những mặt ảnh hưởng như tu thân, tề gia, trị quốc, âm dương, ngũ hành không hoàn toàn gắn với vũ trụ quan, nhận thức luận như tư tưởng triết học phương Tây.Trong đề tài này, chúng tôi lại càng gặp khó khăn hơn khi đó lại là thời kỳ lịch sử dân tộc Việt Nam chưa thành văn Chúng tôi hoàn toàn dựa vào thành tựu của ngành khảo cổ học

Biết trước khó khăn nhưng chúng tôi vì tính cấp thiết của đề tài nên vẫn

cố gắng thực hiện Đề tài sẽ nhằm phục vụ học viên, sinh viên học tập tốt môn Lịch sử triết học, Lịch sử Triết học Phương Đông cụ thể là Lịch sử tư tưởng Việt Nam, đồng thời, giúp đông đảo các bạn yêu thích môn lịch sử triết học nâng cao sự hiểu biết về đất nước ta, tổ tiên ta, và nhận thức đúng đắn quy luật phát triển của sự vật, của lịch sử tiến tới làm chủ vũ trụ, làm chủ thiên nhiên, nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng, góp phần xây dựng thế giới quan khoa học , cách mạng

Trang 8

2 Tình hình nghiên cứu

Từ trước tới nay đã có nhiều tác giả viết các tác phẩm: sách nghiên cứu, giáo trình, tiểu luận, bài báo, bài đăng tạp chí về đề tài lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và tư tưởng Việt Nam thời tiền sử nói riêng

- Bộ Lịch sử tư tưởng Việt Nam 5 tập của Nguyễn Đăng Thục

- Bộ Lịch sử tư tưởng Việt Nam 2 tập của Viện Triết học ( Nguyễn Tài Thư chủ biên)

- Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam (Nguyễn Hùng hậu chủ biên)

- Lịch sử tư tưởng Việt Nam văn tuyển ( Viện triết học )

- Các bài đăng trên tạp chí triết học

Tuy nhiên chúng tôi chưa tìm thầy tác phẩm nghiên cứu nào nghiên cứu tổng thể về tư tưởng người Việt Nam thời tiền sử, sơ sử Do tính cấp thiết và ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nên chúng tôi dựa vào tư liệu khảo

cổ học và đùng phương pháp nghiên cứu của lịch sử triết học để triển khai đề

3 Mục đích, nhỉệm vụ của đề tài.

- Mục đích của đề t à i : tìm ra những biểu hiện đặc trưng của tư tưởng người Việt trong thời kỳ tiền sử, sơ sử

- Nhiệm vụ :

+ Tổng hợp tư liệu khảo cổ từ đó nêu những nét đặc trưng về đất nước

và con người Việt Nam thời tiền sử và sơ sử

+ Tìm ra một số đặc điểm có tính khái quát về tư tưởng của người Việt Nam thời kỳ tiền sử

+ Nêu những điểm nổi bật trong tư tưởng kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật của người Việt thời sơ sử ( thời kỳ Văn lang, Âu Lạc)

4 Phương pháp nghiên cứu

Lịch sử tư tưởng Việt Nam là lịch sử gồm có nhiều loại tư tưởng, cho nên vấn đề phương pháp nghiên cứu khá phức tạp

Trang 9

Giáo sư Trần Văn Giàu đã nói: Các nguyên lý của phương pháp luận ứng

dụng vào lịch sử tư tưởng Việt nam thì sao cho đúng, chắc chắn phải vào việc

một hồi lâu mới biết rõ được

Qua kinh nghiệm của những người đã biên soạn Lịch sử Việt Nam, Lịch

sử tư tưởng triết học Việt Nam cho biết: “Phương pháp nào chỉ miêu tả và sắp

xếp sự kiện, chi tiết dẫn dụ và bình giảng tư tưởng thì không nêu lên được thực

trạng tư tưởng và ý nghĩa của nó; phương pháp nào chú ý vận dụng phân tích

kết hợp với tổng hợp, lôgíc kết hợp với lịch sử, chú ý khái quát hoá và trừu

tượng hoá thì tư tưởng được trình bày dễ nổi bật Vì vậy, dù là lịch sử tư tưởng

cũng cần phải sử dụng đến mức tối đa phương pháp của lịch sử triết học”

Ở thời đại ngày nay, triết học Mác - Lê nin, là thế giới quan và phương

pháp luận khoa học nhất, cách mạng nhất, cho nên chúng ta cần nắm vững nó

và vận dụng nó vào việc phân tích lịch sử tư tưởng Nó là chìa khoá để mở

thông tất cả các cửa triết học của quá khứ Bất cứ là ở phương Tây hay phương

Đông nó là chỗ dựa vững chắc để khám phá ra tất cả các luồng tư tưởng, các

nhà tư tưởng trong lịch sử

Nhưng bên cạnh đó, cũng cần phải coi trọng thành quả tư duy khái quát

hàng ngàn năm của dân tộc Có hiểu lịch sử tư tưởng của dân tộc, con người

ngày nay mới có điều kiện làm phong phú tư duy lý luận của mình, mới hiểu

được điểm mạnh, điểm yếu của các bậc tiền bối để từ đó chúng ta biết cần

khắc phục điều gì, và cần khai thác, phát huy điều gì

Theo Nguyễn Hùng Hậu, trình bày, nghiên cứu triết học Việt Nam không

nên đi từ vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức,

mà có thể đi theo hai cách:

ìỷ ỉàm người, rồi đến thê giới quan: Cách này, gần giống với phương pháp quy

nạp và phản ánh đúng con đường phát triển của triết học Việt Nam là đi từ nhân sinh quan đến thế giới quan, ngược lại với con đường của triết học

phương Tây

Trang 10

b Đi từ thê giới quan đến nhân sinh quan rồi đến luân lý đạo đức, đạo lý làm người: Cách này gần với phương pháp diễn dịch Mặc dù đi ngược lại con

đường phát triển của triết học Việt Nam, nhưng trình bày theo cách này khiến

người ta nắm bắt và nhìn nhận vấn đề rõ hơn

Hai cách này không tách rời nhau, chúng bổ sung cho nhau ở toàn cục

chũng như ở trong mỗi phần nhỏ

Từ những kinh nghiệm trên cho ta thấy, nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt

Nam, lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam đều là phải linh hoạt, vận dụng kết

hợp nhiều phương pháp, chứ không phải là dựa theo nguyên tắc máy móc,

cứng đờ Bởi vì khi một dân tộc đã tổ chức cuộc sống của mình thành một

quốc gia, cho dù quy mô quốc gia đó còn nhỏ bé, thô sơ, mới là manh nha,

nhưng con người đã có ý thức về cuộc sống, đã có một khái niệm sơ đẳng về

vũ trụ Những di chỉ khảo cổ, những chuyện thần thoại, truyền thuyết của

ông cha ta đã chứng minh điều đó

Mặc dù có quan hộ chặt chẽ với lịch sử dân tộc, nhưng lịch sử tư tưởng Việt

Nam không thể giống như lịch sử dân tộc Bởi vì hộ tư tưởng là cái đó chi phối

đời sống xã hội trong một thời gian dài, trong khi xã hội còn ở trong khuôn

khổ của một phương thức sản xuất nhất định Như xã hội Việt Nam từ thế ký

thứ II sau công nguyên cho đến đầu thế kỷ 20, có sự tồn tại song song của

Tam giáo, du nhập từ Trung Quốc vào Tam giáo thay thế nhau giữ vai trò

hàng đầu, nhưng thực tế là kết hợp với nhau, thẩm thấu vào nhau, chia phạm vi

với nhau, chi phối đời sống tinh thần của nhân dân ta Bên cạnh tam giáo là sự tồn tại của cách suy nghĩ dân gian để lại dấu vết trong các loại truyện kể và kết tinh trong ca dao, tục ngữ ; đồng thời, cũng phải nói đến học thuyết âm dương, ngũ hành, cách phân tích thời, thế là những tư tưởng chịu ảnh hưởng của Trung Quốc Những tư tưởng đó ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, lối tư duy trong cuộc sống của người Việt Nam Sự kết hợp phức tạp giữa Nho, Phật, Đạo, giữa tam giáo với cách suy nghĩ dân gian, và giữa những thứ đó với ám

Trang 11

dương, ngũ hành để biểu hiện quan niệm thế giới, quan niệm cuộc sống của con người, quan niệm về sự vận động, sự thay đổi lịch sử

Trong đề tài này chúng tôi có tham khảo, sử dụng thành tựu của các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về lịch sử, lịch sử triết học, lịch sử tư tưởng Việt Nam

Trang 12

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI VIỆT NAM

THỜI TIỀN SỬ, S ơ SỬ 1.1 ĐẤT NƯỚC

Trong hàng triệu năm đầu của lịch sử trái đất, lãnh thổ Việt Nam và toàn vùng Đông Nam Á còn bị ngập trong nước biển

Theo tài liệu cổ địa chất - địa tầng cho biết, trong vòng từ 1.000.000 năm đến nay tương ứng thời gian của thế toàn tân (Holocène) của kỷ đệ tứ đã có những diễn biến:

Có nhiều đợt băng hà lớn lan tràn các lục địa, riêng khu vực Đông Nam

Á, trong đó có Việt Nam không có băng hà, nhưng chịu ảnh hưởng gián tiếp; mưa nhiều, nước biển nhiều lan tràn lên một số vùng (thời kỳ giản băng) Cách đây khoảng 20.000 năm, nước biển đã ngập hết các vùng thấp, làm chonhiều vùng cao trở thành những đảo hoặc quần đảo Ở Việt Nam có lúc nước biển vào tới sát các vùng núi hiện nay Đợt biển tiến này kéo dài, và rút lui vào khoảng giữa thế toàn tân cách ngày ngay 5.000 - 6.000 năm trước Nhiều lãnh thổ mới đã xuất hiện, địa chất học gọi đây là thời kỳ tạo đất Biển rút khỏinhững vùng rộng lớn, lục địa châu Á hình thành Chẳng những Đông Dương

mà cả vùng biển Trung Hoa, Nam Hải, vịnh Thái Lan đều là đất liền Toàn

bộ khu vực các quần đảo Indonexia, Phiỉippin cũng dính liền lục địa làm thànhmột bán đảo khổng lồ ở Đông Nam Á

Trong thời kỳ này, ở Đông Nam Á xảy ra những chuyển động địa chấn lớn, những lớp sóng lục địa khổng lồ, tạo ra những nếp gấp rất lớn trên mặt

Trang 13

đất Do đó, hình thành những dãy núi lớn trùng điệp, xen kẽ giữa các dãy núi

là những con sông lớn, những cao nguyên và bình nguyên Chính những lớp sóng lục địa này làm cho kết cấu địa chất, địa tầng có những thay đổi lớn, mặt đất (địa mạo) lồi lõm không đồng đều, địa hình trở nên phức tạp Lúc này, ở nước ta nổi lên vùng cao, không ngập nước, tương ứng với khu vực sườn núi cao chạy dọc từ Bắc và cực Nam Trung bộ, đó chính là mạch núi Trường Sơn, còn vùng thấp ngập nước đó là mạch đất đồng bằng Bắc Bộ, ven biển miền Trung và Nam Bộ, liền với vịnh Bắc Bộ mênh mông Sau đợt biển tiến này là

sự hình thành các đồng bằng ven biển nước ta

Khi chuyển sang thế toàn tân thì thế giới không còn băng hà nữa ở khuvực Đông Nam Á, vốn trước không có băng hà thì sang thời kỳ này động thực vật thay đổi không nhiều nhưng càng trở nên phong phú Những cư dân Việt đàu tiênv à trong suốt quá trình dài của lịch sử phát triển đã sinh sống tên một vùng đát hẹp nhưng địa hình phức tạp, núi non, sông ngòi, thung lũng, rừng, bình nguyên, đồng lầy, ao hồ xen kẽ nhau Địa hình không đồng đều và sự đa dạng về dịa lý nói chung đã tạo cho con người ngay từ đầu đã có sức đấu tranh mạnh mẽ, có khả năng sáng tạo phong phú về nhiều mặt, tạo cơ sở cho một nền vãn minh định hình Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên của đất nước như vậy cũng tạo nên sự phát triển không đồng đều về kinh tế và văn hóa giữa các vùng sau này

Kỷ đệ tứ là kỷ cuối cùng của nguyên đại Tân sinh Ở thế cánh tân, đấtđai Đông Nam Á rộng lớn hơn ngày nay nhiều Nó bao gồm mười nước trong khối ASEAN và cả miền Hoa Nam của Trung Quốc ngày nay Đó là một vùng địa lý cổ quan trọng Qua đó, chúng ta có thể hiểu vì sao nhiều dân tộc ở khu vực này lại có những sự giống nhau về nhiều mặt Giai đoạn này loài người đãxuất hiện Ở Việt Nam, những di chỉ khảo cổ đã phát hiện được ở vùng Việt Bắc, Tây Bắc, chạy dài theo sườn đông tây Trường Son, đã minh hoạ thêm và xác nhận địa hình lãnh thổ nước ta trong thời nguyên thuỷ, giai đoạn trước biển tiến

Trang 14

Các di chỉ khảo cổ học có trên 10.000 năm kể cả một số lượng khá nhiều các di chỉ thuộc văn hoá khảo cổ Hoà Bình, chủ yếu được tìm thấy ở vùng núi Như vậy, cư dân nguyên thuỷ thời đó đã chiếm lĩnh, khai thác lãnh thổ thuộc rừng núi và những vùng lân cận.

Các di chỉ văn hoá khảo cổ học có niên đại trên 3 ngàn đến 7000 - 8000 năm đã thấy thưa thớt ở miền núi, phân bố ngày càng nhiều với số lượng lớn hơn và rộng khắp hơn thuộc trung du và đổng bằng cao ở Bắc Bộ, đồng bằng ven biển miền Trung và vùng Đông Nam Bộ Tiêu biểu là các di chỉ thuộc nền văn hoá khảo cổ Phùng Nguyên, Hạ Long, Quỳnh Văn, Bàu Tró và hàng loạt các di chỉ khảo cổ được phát hiện sau này Như vậy, sau khi biển lùi vào giữa thế toàn tân, vùng đồng bằng hình thành, theo đó cư dân nguyên thuỷ tràn xuống chiếm cứ, khai phá, cư trú lâu dài trên vùng đất mới đó

Lịch sử địa lý nước ta, lãnh thổ đã có nhiều biến đổi, con người ở thời nguyên thuỷ hái lượm, săn bắt, đánh cá và cả sau này trồng trọt, chăn nuôi đã sống và lao động trên một địa bàn rộng lớn, trải qua nhiều biến đổi Chính họ, những con người chủ nhân của thiên nhiên, của lịch sử lúc bấy giờ, nối tiếp nhau lao động trên những địa vực khác nhau, nhưng đối tượng lao động là những cây cỏ, cầm thú, chim muông gần giống nhau, không khác nhau nhiều lắm

Xét trên bình diện văn hóa tư tưởng, lãnh thổ của tộc người Việt ở thời tiền sử mênh mông rộng lớn như trên đã trình bày sẽ có quan hệ đến tư tưởngcủa cả khu vực Nam Á - Bách Việt Cho nên có thể có những tư duy - tư tưởng, ngày nay chúng ta tưởng là của Trung Quốc, nhưng lúc đó là tư duy -

tư tưởng chung của cả miền Nam Á - Bách Việt Ví dụ như triết lý âm dương, Trung Quốc còn lưu lại ở các quẻ của Chu Dịch (Kinh Dịch) khi chưa có chữ viết Ở Việt Nam còn lưu lại trên các hoa văn trống đồng, (xem thêm ở phần sau)

Địa hình Việt Nam rất phức tạp, sắc thái địa lý rất đa dạng Núi non, sông ngòi, thung lũng, rừng cây, cao nguyên, đồng lầy, ao hồ, xen kẽ với

Trang 15

nhau Địa hình không đồng đều, sự đa dạng về địa lý có tác dụng kích thích con người sống trên đất nước ta ngay từ thời xa xưa đã phải đấu tranh với thiên nhiên, và có khả năng sáng tạo về nhiều mặt, trong chừng mực nào đó đã thúc đẩy Việt Nam sớm hình thành nền vãn minh tương đối hoàn chỉnh Sự không đồng đều về địa lý cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển không đều

về kinh tế và văn hoá giữa các vùng ở trong nước, nhất là ở thời tiền sử, khi con người còn bị phụ thuộc vào hoàn cảnh tự nhiên

Đất nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, cây cối phát triển nhưng lại không thuận lợi cho súc vật, nên ở thời nguyên thủy, nghề trồng trọt và hái lượm nhưng đất nước ta cũng chịu nhiều thiên tai nên cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế và vãn hóa Tuy nhiên cũng chính những yếu tố này cũng có tác dụng rèn luyện con người trên đất nước ta có sức chịu đnựg bền bỉ, có khả năng đấu tranh quật cường và sớm đoàn kết thành một khối vững chắc trong các cuộc đấu tranh

1.2 CON NGƯỜI

Loài người xuất hiện là một bước ngoặt vô cùng to lớn trong lịch sử trái đất Triết học gọi đó là bước nhảy vọt về chất Xét trong tiến trình lịch sử thì bước đột biến đó lại diễn ra một cách chậm chạp, trải qua thời kkỳ lâu dài hàng triệu năm

Khoa học lịch sử Mác xít đã chứng minh, loài người phát sinh từ một loài vượn cao cấp Giống vượn này sống trong rừng nhiệt đới vào nửa cuối kỷ đệ tam (cách đây vài chục triệu năm) Qua lao động sáng tạo, chúng càng ngày càng phát triển và dần dần biến đổi cả bản thân thành một giống hoàn toàn mới - giống người Ban đầu những con vượn đó chỉ biết dùng những hòn đá vànhững cây gậy có sẵn trong thiên nhiên để kiếm ăn và tự vệ ít nhiều con người này đã nhận thức được những công cụ mà chúng cầm trong tay Dần dần trí khôn của chúng ngày càng phát triển, trải qua hàng chục năm, hàng trăm vạn năm sử dụng đá và gậy một cách điêu luyện, chúng lại phát hiện

Trang 16

được nhiều tính năng của các công cụ đó Do kinh nghiệm sống, chúng đã biết dùng gậy nhọn để đâm thủng da thú, dùng hòn đá sắc để chặt xương thú

Kể từ khi những con vượn biết đập một hòn đá, có được những mảnh sắc, biết chặt cành cây để đẽo thành chiếc gậy nhọn, thì về cơ bản chúng đã trở thành người Tuy mới chỉ là con người hết sức nguyên thuỷ, nhưng những công cụ lao động đó trong tay, họ bước vào ngưỡng cửa của một thế giới mới

- bắt đầu cuộc sống mới - cuộc sống lao động sáng tạo Những con người lúc ban đầu, thân hình trần truồng đầy lông, trong tay chỉ có hòn đá và cây gậy,

đã cải tạo thiên nhiên, lao động, sáng tạo nên cuộc sống văn minh của con người

Từ khi con người xuất hiện, bộ mặt trái đất dần dần đổi thay Chính những bàn tay lao động của con người đã tạo nên những cảnh tươi đẹp của non sông đất nước Lịch sử của xã hội loài người bắt đầu cùng một lúc với sự xuất hiện của lao động, của nền sản xuất của xã hội.Trong tác phẩm nổi tiếng “Tác dụng của lao động trong sự chuyển biến từ vượn thành người” viết năm 1876,

Ph Ảng ghen đã giải quyết một cách chính xác vấn đề nguồn gốc và sự phát triển của loài người Ảng ghen đã vạch rõ chỗ khác nhau căn bản giữa người

và động vật là lao động Từ lao động, các thành viên liên hệ chật chẽ với nhau

và ngôn ngữ dần xuất hiện Lao độngv à ngôn ngữ đã kích thích sự phát triển của bộ óc và các giác quan Tính đúng đắn của luận điểm về vai trò của lao động trong quá trình biến chuyển từ vượn thành người biểu hiện sự vận dụng thành công học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Nếu Đác uyn giải phóng loài người khỏi bàn tay của Thượng đế , đặt vào giới động vật thì Ảng ghen đã tách loài người ra khỏi giới độngv ật, khiến cho con người thấy

rõ bản chất của mình là người lao động, là người cải tạo và chinh phục tự nhiên

Theo tài liệu nhân cổ học, trên địa bàn Đông Nam Á, cách đây khoảng một triệu năm trước, lớp người vượn đã xuất hiện Người ta đã tìm thấy trên

Trang 17

lãnh thổ này những xương của người vượn.Từ lâu người ta đã cho rằng Việt Nam có thể nằm trong miền lãnh thổ quê hương của loài người.

Trên lãnh thổ Việt Nam cũng đã tìm thấy dấu vết của những người vượn ở thời nguyên thuỷ tương ứng với thế cánh tân (Pleistocèn) của kỷ đệ tứ Vào khoảng năm 1935-1936, J Fromagel và E.Saurin đã tìm thấy di cốt vượn người ( răng, mảnh xương sọ, xương thái dương) tương tự như người vượn Bắc kinh cùng một số đồ đá cuội đẽo thô sơ trong các tầng lớp trầm tích có hóa thạch thuộc hậu kỳ cánh tân ở hang Tam hang, Tam paloi trên dãy Trường Sơn thuộc

Thượng Làovà ở gần Đồng Giao ( Ninh Bình).

Những năm 60 của thế kỷ XX (năm 1960,1963,1968) các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện ra địa điểm sơ kỳ đồ đá cũ ở Núi Đọ thuộc xã Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, thu lượm được hàng nghìn sản phẩm đá có bàn tay gia công của người nguyên thủy Hiện vật bao gồm các công cụ chặt, nạo, rìu thô sơ được ghè đẽo Núi Đọ là địa điểm cư trú của tập đoàn vượn người đồng thời là nơi chế tác công cụ Với phát hiện này , ta

có thể khẳng định laòi người nguyênt hủy đã sinh sống trên đất Việt Nam ngay từ buổi đầu thời đại đồ đá cũ

Đặc biệt hơn nữa, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện được rănghoá thạch người vượn ở Thẩm Hai, Thẩm Khuyên, Thẩm Ồm.Thẩm Hai, Thẩm Khuyên là hai hang động ở xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn Khoảng đầu những năm 70 của thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học mới phát hiện được ở hai hang này 10 chiếc răng hoá thạch người vượn

Ở Thẩm Hai có 1 chiếc răng sữa hàm trên, ở Thẩm Khuyên có 9 răng: hàm trên có 1 răng sữa, 3 răng hàm, 1 răng cửa; hàm dưới có 3 răng hàm, 1 răng nanh

Qua nghiên cứu, người ta đã xác định được 10 chiếc răng hoá thạch ở Thẩm Hai, Thẩm Khuyên vừa mang đặc trưng của loài người vượn Bắc Kinh, lại vừa mang đặc trưng của người Nê-an-đéc-tan (Homo Nean-derthalesis) Người vượn Thẩm Hai, Thẩm Khuyên thuộc vào các cá thế của Homo erectus

Trang 18

(người vượn) đang trên quá trình tiến hoá, và tồn tại cách ngày nay chừng300.000 năm, tương ứng với những nhóm cuối cùng của người vượn Bắc Kinh (Trung Quốc).

cụ mảnh tước cờ-lắc-tôn điển hình làm bằng đá thạch anh

Qua nghiên cứu, bước đầu người ta đã khảng định được rằng, rãng hoá

T , /?■

thạch ở Thấm Om có những đạc trưng của người hiện đại (Homo Sapiens), và vẫn giữ những đặc trưng vốn có của răng người vượn Điều này phản ánh, người Thẩm Ồm đang trên quá trình tiến hoá, từ người vượn chuyển hoá sang loại hình người hiện đại Đây là cá thể người hiện đại đầu tiên phát hiện được Đến nay, trên lãnh thổ Việt Nam, thời gian của người Thẩm Ôm sinh sống ở vào giai đoạn cuối của Trung kỷ cánh tân - đầu hậu kỷ cánh tân, cách ngày ngay khoảng 200.000 năm

Các bằng chứng hoá thạch từ Thẩm Hai, Thẩm Khuyên đến Thẩm Ôm lại càng cho chúng ta thấy những người vượn đã có mặt trên lãnh thổ Việt Nam,

và họ đang trên qua trình tiến hoá để hoàn thiện trở thành người hiện đại

Các nhà khảo cổ học còn phát hiện được răng hoá thạch người hiện đại ở Hang Hùm, hang Kéo Lèng

Hang Hùm nằm ở chân núi đá vôi, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, hiện nay nằm trong lòng hồ ngập nước Thác Bà Đầu những năm

60 của thế kỷ XX, khi điều tra di chỉ để xây dựng đập thuỷ điện Thác Bà đã phát hiện ở trong hang có 4 răng người hoá thạch: 2 răng hàm dưới và 2 răng hàm trên của cùng một cá thể Ngoài ra, còn tìm thấy hoá thạch của bầy động vật như: tê giác, voi, lợn lòi, hươu, vượn

Qua nghiên cứu những tiêu bản răng hoá thạch ở hang Hùm, người ta đã xác định được, người ở hang Hùm có đầy đủ đặc trưng của răng người hiện

Trang 19

đại Người ở hang Hùm xuất hiện vào khoảng từ 140.000 đến 80.000 năm trước, trùng khớp với thời gian băng Riss Wurm của băng kỳ Châu Âu Còn răng hoá thạch của người Kéo Lèng nằm trong núi đá vôi, thuộc xã Tô Hiệu,huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn (cách hang Thẩm Khuyên khoảng 3 cây số) Ở đây, năm 1965, người ta đã tìm thấy 2 răng người hoá thạch: 1 răng trước hàm trên và 1 răng hàm trên; một mảnh xương trán.

Các nhà nghiên cứu đã xác định, hoá thạch người Kéo Lèng có đặc điểm tương đồng với người Liễu Giang, người Tử Dương (Trung Quốc), có niên đại

từ 30.000 năm đến 20.000 năm trước

Các tài liệu cổ nhân học, vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, người ta tìm thấy trong hang Nậm Tun (thuộc thị trấn Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) 5 ngôi mộ, xác định được hài cốt của 8 cá thể người, mai táng trong đó Qua nghiên cứu, người ta đoán định đó là những chủ nhân của một loại hình văn hoá khảo cổ học, có phong cách tương tự như văn hoá khảo cổ học Sơn Vi, có khoảng thời gian từ 18.000 năm đến 11.000 năm trước

Trong vòng hơn 60 năm qua, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những hài cốt có trong 33 di chỉ trong số 119 di chỉ đã được khai quật, thuộc nền vãn hoá khảo cổ Hoà Bình Văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam phân bố khá rộng rãi từ Tây bắc đến dãy Trường Son, là khâu phát triển nằm trong truyền thống văn hóa

kỹ thuật đồ đá cuội nảy sinh ở Đông nam á từ sơ kỳ đồ đá cũ đến đồ đá mới Đây là thời kỳ tổn tại và phát triển của cộng đồng thị tộc, của tổ chức bộ lạc nguyên thủy

Các di tích khảo cổ thuộc văn hóa Bắc Sơn và văn hóa Quỳnh Văn là tiêu biểu cho giai đoạn sơ kỳ của thời đại đồ đá mới ở Việt Nam Các di tích thuộc văn hóa Bắc sơn được phát hiện đầu tiên trong các hang động vùng núi đá vôi Bắc sơn, thuộc các tỉnh Việt Bắc Các núi đá vôi ở đây có nhiều hang động tốt,thuận lợi cho sự cư trú của người nguyên thủy Ở giai đoạn này, người Việt Nam ngoài kỹ thuật chế tác đá, gỗ, xương phát triển hơn các thời đại trước còn

có kỹ thuật mới- chế tạo đồ gốm., kỹ thuật đan, đánh dấu một bước ngoặt

Trang 20

trong sự phát triển của đời sống người nguyên thủy Đặc biệt trong các di chỉ

ở Quỳnh Văn còn thấy đồ trang sức bằng vỏ trai, vỏ trùng trục có xuyên lỗ

Trong các nền vãn hoá khảo cổ học tiêu biểu giai đoạn này như: Bắc Sơn,

Hạ Long, Phùng Nguyên, Đa Bút, Hoa Lộc, Đồng Khối, Quỳnh Văn, Thạch Lạc, Bàu Tró-Cù Bai, An Sơn đều là trên địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân nguyên thủy phân bố ở khắp lãnh thổ nước ta

Qua đó, có thể chứng minh được rằng, Việt Nam là một trong những nơi

đã từng xảy ra quá trình hình thành phát triển từ những nhóm vượn người chuyển hoá thành những nhóm người vượn (Homo eretrú), và sau đó chuyển hoá hoàn chỉnh thành giống người hiện đại (Homo sapiens)

Thời đại đồ đồng là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển có tính chất quy luật của lịch sử loài người, tồn tại trong vài ngàn năm Trong thời đại đồ đồng, xã hội loài người không những có những bước phát triển mạnh hơn trước mà còn đạt được những thành tựu rực rỡ, muôn hình muôn vẻ Thời đại

đồ đồng đưa đến vai trò thống trị của những người làm ruộng tưới nước, là thời đại dựng nước, thời đại văn minh, thời đại của những nhà nước đầu tiên trong lịch sử loài người Thời đại đồ đồng bao gồm 2 giai đoạn: đồ đồng đỏ và đồ đồng thau

Thời phong kiến , các vua Việt Nam cũng đã có ý thức sưu tầm di vật đồ đồng, chủ yếu là đồng thau Thời thuộc Pháp, những hiện vật cổ bằng đồng thau của nước ta cũng lần lượt được sưu tầm, vơ vét, cướp đoạt Từ nãm 1958 trở lại đây, khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện được hàng loạt các di tích khảo

cổ thuộc thời đại đổ đồng thau ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, có niên đại khỏang cuối thiên niên kỷ thứ III đến cuối thiên niên kỷ thứ II, đầu thiên niên kỷ thử I trước công nguyên Sự phát triển có thể chia thành 3 giai đoạn cơ bản là Phùng nguyên, Đồng đậu, Gò mun

Địa bàn phân bố của văn hóa Phùng nguyên chủ yếu ờ vùng hợp lun của sông Hồng, sông Đà, sông Lô Các di chỉ thường ở chân núi, chân đồi, ven sông suối ở trung du hiện nay, trên những thềm sông và những gò cao rải rác

Trang 21

vùng đồng bằng và ven biển, diện tích hàng vạn, hàng chục vạn mét vuông một vùng thể hiện những khu tập trung dân đông Khai quật các ngôi mộ, các nhà khảo cổ học đã thấy người Việt Nam lúc này cao khoảng l,58m-l,65m Thơi kỳ này đã xuất hiện “công xưởng chế tác đá”, chuyên sản xuất công cụ lao động bằng đá, gốm ,đồng, xương và đồ trang sức với kiểu dáng phong phú, hoa văn theo phong cách sinh động.

Địa điểm khảo cổ thuộc giai đoạn Đồng Đậu phân bố trên địa bàn rộng ở tỉnh Vĩnh Phú, Hà Tây, Hà Bắc, Hà nội Người Việt Nam ở giai đoạn Đồng Đậu sống định cư lâu dài trên gò đồi cao ở trung du và đồng bằng Giai đoạn Đồng đậu khác biệt hẳn giai đoạn Phùng Nguyên ở kỹ thuật luyện kim đồng thau, từ đó phát triển các nghề thủ công khác

Giai đoạn Gò Mun có các địa điểm khảo cổ gần trùng với giai đoạn Đồng đậu và cả ở Bắc Trung bộ Cuộc sống định cư lâu dài của người dân đã để lại những tầng văn hóa tương đối dày, công cụ và vũ khí đồng thau đã chiếm tỷ lộ tới hơn 50% tổng số công cụ và vũ khí, ngoài ra còn có đò trang sức bằng đồng thau Ở Gò Mun còn phát thiển một số dấu vết của lúa và những lưỡi hái bằng đồng thau thể hiện sự phát triển hoàn thiện của nông nghiệp trồng lúa nước của cư dân Việt Nam thủơ ấy.Hơn nữa do yêu cầu của nông nghiệp , họ cũng đã chăn nuôi trâu, bò, chó lợn, gà

Sự phát triển của giai đoạn Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun thuộc thời đại đồ đồng thau không những có mối liên hệ với nhau mà còn có sự kếtục nên có thể tìm nguồn gốc ở các thời đại trước đó Ở thời kỳ này cư dân nông nghiệp vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ đã từng bước chế ngự được thiên nhiên, làm ruộng lúa, phát huy được tính ưu việt của nền kinh tế nông nghiệp, bước vào chế độ phụ hệ, làm chủ vùng tam giác sông Hồng

Thời đại đồ sắt ở Việt Nam vào khoảng thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên cho đến thế kỷ đầu công nguyên, là thời kỳ tồn tại của văn hóa Đông sơn Về mặt lịch sử tương ứng với cuối thời Hùng Vương, thời An Dương Vương, thời kỳ xâm lược của Triệu Đà, thời kỳ đầu nhà Hán đô hộ.Thời kỳ

Trang 22

này kỹ thuật đúc đồng thau ở nước ta đã đạt đến một đỉnh cao rực rỡ Sô lượng hiện vật nhiều với các loại hình như thạp, trống Ngoài ra các nghề thủ công khác cũng phát triển đặc biệt là nghề luyện sắt Cuộc sống của cư dân thay đổi lớn, trong xã hội có sự phân hóa, nhà nước ra đời, tồn tại, có chiến tranh, người Việt thể hiện sự cố kết cộng đồng, tự lập tự cường chinh phục tự nhiên

và chống ngoại xâm

Tài liệu khảo cổ đã cho phép chúng ta có thể khẳng định Việt Nam không chỉ là đất nước của 4.000 năm lịch sử, mà còn lâu dài hơn nữa Họ là những chủ nhân kế tiếp nhau của lịch sử nguyên thuỷ Việt Nam, có cội nguồn trên mảnh đất mà họ để lại cho thế hệ sau những sáng tạo vật chất và xuất hiện những tư duy tương ứng

Về chủng tộc, trong mấy chục vạn năm đầu, loài người trên thế giới chưa

có những sự khác nhau nhiều về chủng tộc Quá trình hình thành các chủng tộc lớn dường như xảy ra đồng thời với quá trình sapiens hoá, cũng có nghĩa là trong khoảng thời gian từ 10.000 năm đến 8.000 năm, 6.000 năm trước các đại chủng loài người hình thành Các nhà nghiên cứu về văn hoá Việt Nam cho

biết: Việt Nam ở thời tiền sử là một khu vực địa lý văn hoá nằm ở khu vực

Đông Nam Á Nếu liên hệ đến nguồn gốc dân tộc Việt Nam thì cái tên gọiĐông Nam Á mà ngày nay các nhà nghiên cứu đề nghị thay bằng Nam Á để chỉ khái niệm “Austroasiatique” là chủng người hình thành trong khu vực địa

lý phía Nam Trung Hoa và Bắc Đông Dương

Theo Trần Ngọc Thêm: “Chủng Nam Á chia tách thành các chủng tộc

mà trong các thư tịch cổ Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt Cư dân Bách Việt là một cộng đồng gồm nhiều người Việt, như Điền Việt, Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt, Lạc Việt sinh sống khắp khu vực phía nam sông Dương Tử cho tới Bắc Trung Bộ ngày nay” Nhất là xét về mặt ngônngữ, ở khu vực Đông Nam Á có những ngôn ngữ thuộc nhiều họ khác nhau (như họ Thái - Kadai, họ Hán Tạng, họ Nam Đảo ), nhưng đó đều là những ngôn ngữ mới di chuyển đến sau này ở khu vực này, họ Nam Á mới chính là

Trang 23

họ ngôn ngữ bản địa, tồn tại lâu đời nhất Các ngôn ngữ mới đến khu vực này

có thể tuỳ theo từng thời kỳ, nhưng đều chịu ảnh hưởng của cơ tầng thuộc họNam Á Đến nay các nhà ngôn ngữ học hầu như đã nhất trí: “Tiếng Việt là một ngôn ngữ họ Nam á, thuộc ngành Môn - Khmer, tiểu chi Việt - Chứt Quan hệ với phía Thái - Kadai dầu khá xa xưa, quan hệ với tiếng Hán dầu khá sâu đậm, nhưng đó chỉ là quan hệ tiếp xúc, chứ không phải quan hệ họ hàng gần”

Tìm về cội nguồn lịch sử của dân tộc, của đất nước, các thế hệ trước đã thu được nhiều thành tựu nhưng tài liệu vẫn là quá ít Với những tài liệu cho đến hiện nay, thời kỳ tiền sử ở Việt Nam được xác định từ khoảng 250.000 năm trước đến thế kỷ 7 trước công nguyên, kế tiếp là thời kỳ sơ sử Văn Lang-

Âu lạc

Tìm hiểu đất nước và con người Việt ở thời tiền sử là tạo tiền đề để nghiên cứu tư duy - tư tưởng của tộc người Việt ở thời đó vì môi trường tự nhiên và hoàn cảnh sống có liên quan mật thiết tới việc nảy sinh tư duy - tư tưởng của con người

Trang 24

2.1 TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI T lỂN s ử Ở VIỆT NAM

2.1.1 Tư tưởng kinh tế

Con người ở thời nguyên thuỷ sử dụng những thứ có sẵn trong thiên nhiên như cành cây, hòn đá, mẫu xương , vừa làm nông cụ sản xuất để nuôi sống mình, vừa làm công cụ để tự vệ chống đỡ thiên tai và những dã thú hung

dữ đến uy hiếp mình Nhưng nói đến thời đại nguyên thuỷ, người ta đặc biệt quan tâm đến thời đại đồ đá

Thời đại đồ đá là thời kỳ kéo dài nhất trong lịch sử nhân loại Bản thân

kỹ thuật đồ đá cũng có nhiều giai đoạn phát triển Căn cứ vào kỹ thuật làm đồ

đá, khảo cổ học chia thời đại đồ đá ra ba thời kỳ: đồ đá cũ, đồ đá giữa, đồ đá mới

Thời kỳ đồ đá cũ kéo dài từ trên 1 triệu năm đến khoảng hơn 1 vạn năm trước công nguyên Thời kỳ này công cụ cũng như sản phẩm còn rất thồ kệch, đơn giản, tất nhiên, năm suất lao động còn thấp

Trang 25

Thời kỳ đồ đá giữa kéo dài từ hơn 1 vạn năm đến khoảng 7.000 năm trước công nguyên Đây là thời kỳ quá độ giữa thời kỳ đồ đá cũ và đồ đá mới

Do đó, nó không có nét đặc trưng rõ rệt, mà chỉ có tính chất trung gian

Thời đại đồ đá mới kéo dài từ khoảng trên 6.000 năm đến 2.000 trước công nguyên Đây là thời kỳ phát triển kỹ thuật đồ đá cao nhất

Trong cả ba thời kỳ đồ đá đều có những bước phát triển về kỹ thuật ghè đẽo đá, từ thô sơ đến phức tạp, phát triển theo quá trình từ thấp lên cao qua các công đoạn biến đổi, hoàn thiện đòi hỏi nhiều công sức và kỹ năng lao động sáng tạo Vì thế, lúc này xã hội loài người chẳng những có biến chuyển về kinh tế từ hái lượm, săn bắt sang trồng trọt, chăn nuôi, mà còn kéo theo cả sự chuyển biến trong hình thái ý thức

Trong những năm 60 của thế kỷ XX, trên lãnh thổ Việt Nam, người ta đã phát hiện các di chỉ sơ kỳ đồ đá cũ Đó là di chỉ núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá) Nhưng xung quanh địa điểm này, có một số nhà nghiên cứu còn chưa nhất trí tính xác thực của các di chỉ này thuộc sơ kỳ đồ đá cũ? Theo các nhà khảo cổ học, các di chỉ này tồn tại cách ngày nay khoảng vài chục vạn năm

Đồ đá ở đây có rất nhiều Trong đó, có hàng ngàn hiện vật đã được sun tầm, nghiên cứu Tất cả các hiện vật đều thuộc loại đá bazan ghè đẽo thô sơn, tạonên những mảnh tước, những công cụ chặt, nạo, rìu tay Ở các di tích này, người ta đã tìm thấy một số rìu tay cân xứng và được nhiều nhà nghiên cứu coi

ỉà của người vượn sơ kỳ đá cũ

Rìu tay ở núi Đọ hình trái xoài, dài nhất tới 14 phân, rộng nhất tới 10 phân, dày nhất tới 7 phân, nặng gần một cân Một đầu rìu dày, to làm chuôi cầm Đầu kia nhỏ, được đẽo ở cả hai mặt thành một lưỡi mỏng, sắc Đó cũng

là những đặc điểm chung của rìu tay sơ kỳ đồ đá cũ tại các nơi trên thế giới

Sở dĩ gọi là rìu tay, vì nó không có cán mà được ngay trong tay khi sử dụng

Rìu tay cân xứng thu thập được ở núi Đọ, tỉnh Thanh Hoá thể hiện con người tối cổ ở trên đất Việt Nam đã có ý niệm về sự cân xứng Những rìu tay

Trang 26

tuy chưa tìm được nhiều ở các địa điểm trên, nhưng cũng đã biểu hiện sự phát triển về kinh nghiệm sản xuất, tri thức duy lý, qua hoạt động chế tác công cụ.

Các công cụ được sản sinh từ kỹ thuật ghè đẽo, như rìu tay, mảnh tước dùng để cắt, chặt, bổ , làm tất cả những công việc liên quan đến cuộc sống của con người

Có thể chúng ta còn phân vân về các di tích sơ kỳ đồ đá cũ ở Việt Nam, thì chỉ riêng năm 1968, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được hơn sáu chục địa điểm đồ đá cuội ghè đẽo thô sơ ở vùng đất Vĩnh Phú Đây là di tích của nền văn hoá Sơn Vi, thuộc cuối thời đại đồ đá cũ hoặc đầu thời đại đồ đá giừa

So với đồ đá núi Đọ, thì kỹ thuật ghè đẽo cuội, làm hình thành những công cụ chặt, nạo có lưỡi sắc nằm về một phía hay chung quanh rìa đá cuội,

có loại lưỡi nằm ngang ở đầu hòn cuội, hoặc có công cụ lưỡi được gia công theo chiều dọc hòn cuội Qua các công cụ đá phát hiện được của người Sơn

Vi, chúng ta càng biết rõ về cuộc sống của con người lúc bấy giờ ở ngoài trời

và trong hang động Họ sống bằng săn bắt và hái lượm

Đặc trưng của kỹ thuật ghè đẽo cuội là, người nguyên thuỷ đã tìm chọn được những hòn đá, hòn cuội vừa tay cầm, có hình dáng dễ chế tác các công

cụ phục vụ cho đời sống Công cụ làm bằng đá cuội của người Sơn Vi được ghè đẽo ở rìa cạnh, còn hai bên bề mặt của hòn cuội vẫn giữ nguyên Cũng cókhi hai mặt cuội đều được ghè đẽo nhưng rất ít thấy Ở những bãi đá cuội bờ sông, bờ suối, nơi có dấu vết người Sơn Vi sinh sống, chúng ta thấy người Sơn

Vi chọn thử đá tốt, cứng và dẻo (như quắcdit, riôlit) để làm công cụ, còn thứ

đá xấu, dễ vỡ, thì không bao giờ được họ dùng Điều đó thể hiện, sự lựa chọn đánh dấu một bước phát triển của tư duy phân loại Tư duy phân loại còn được biểu hiện ở các loại hình công cụ đá của văn hoá Sơn Vi: công cụ rìa lưỡi ngang, công cụ rìa lưỡi dọc, công cụ một phần tư viên cuội, công cụ lưỡi xung quanh Sự đa dạng hoá loại hình công cụ phù hợp với chức năng của công cụ cắt, chặt, bổ, nạo Điều này chẳng những nói lên sự phát triển của kỹ thuật ghè đẽo đá cuội, mà còn nói lên sự phát triển tư duy của con người nguyên

Trang 27

thuỷ Vì trước khi họ chế tác công cụ, thì trong đầu họ đã có tư duy về hình ảnh, về kiểu dáng chế tác.

Thông thường, vào hậu kỳ đồ đá cũ, người khôn ngoan (Homo sapiens) xuất hiện đã có những biểu hiện về hình thái ý thức như nghệ thuật, tín ngưỡng Nếu đoán định theo các di cốt đã tìm được của cư dân Sơn Vi, thì cư dân Sơn Vi cũng là người Homo sapiens, nhưng chúng ta vẫn chưa tìm thấy những vết tích của họ về hoạt động nghệ thuật và tín ngưỡng

Có điều đáng lưu ý là, cư dân Sơn Vi đã chôn người chết trong nơi cư trú của họ Điều đó phản ánh người nguyên thuỷ bây giờ đã bắt đầu tin tưởng về một “thế giới bên kia” Họ quan niệm ở đó những người chết vẫn tiếp tục lao động Chính vì vậy mà họ đã chôn theo công cụ bên cạnh người chết

Trong thực tế, chúng ta còn chưa tìm được những vết tích của người Sơn

Vi hoạt động về tín ngưỡng và nghệ thuật Nhưng qua những dẫn liệu của Hà Văn Tấn đã nêu ở trên, chúng tôi cho rằng cư dân Sơn Vi đã có mầm mông tư duy về tín ngưỡng

Tiếp theo văn hoá Sơn Vi là văn hoá Hoà Bình Văn hoá Hoà Bình lúc đầu phát hiện được ở tỉnh Hoà Bình, sau đó, các nhà khảo cổ học lại phát hiện hàng loạt di chỉ, không những ở Hoà Bình mà còn ở các tỉnh khác Đã có đến

119 di tích văn hoá Hoà Bình được phát hiện từ Lai Châu đến Bình Trị Thiên, phân bố dày đặc nhất ở trong các tỉnh Hoà Bình và Thanh Hoá

Công cụ đá trong văn hoá Hoà Bình phong phú hơn về số lượng cũng như

về loại hình, tiến bộ về kỹ thuật chế tác cũng như về công dụng Kỹ thuật tiến

bộ là ở chỗ, trước khi thực hành ghè đẽo đá, người nguyên đã tìm chọn được những hòn đá, những hòn cuội vừa tâm tay cầm, có hình dáng dễ dàng ghè đẽo chế tác thành các công cụ sử dụng trong đời sống thường ngày Những hòn đá cuội dùng để làm công cụ, thường bằng đá quắc dít có rất nhiều, tạo thành các lớp, các vỉa đá cuội dọc theo sông suối hay trong các bậc thềm phù

sa cổ

Trang 28

Các công cụ làm bằng đá cuội Điển hình là các loại công cụ được gọi là

đá Sumatra (Sumatralithe), như rìu Sumatra Loại rìu này là những viên cuội hình tròn hay bầu dục, to vừa tay cầm, được ghè đẽo sơ sài ở cả hai mặt hoặc chỉ có một mặt Chúng thường nằm lẫn trong những đống vỏ trai, vỏ sò, và cả một số xương thú có vết đập, cậy, nạo Có thể đó là thứ công cụ mà người nguyên thuỷ dùng để cậy, đập các nhuyễn thể để ăn ruột Theo Đặng Phong cho biết, trong phòng thí nghiệm khảo cổ ở Xanh pê tec bua, X.A Xêmênôp

và G.E Kopkôba đã dùng phương pháp thực nghiệm để nghiên cứu chức năng của những chiếc rìu kiểu Sumatra tìm được ở Việt Nam đưa sang Xêmênôp cho biết rằng những công cụ này xưa là cái rìu tay, vừa là cái ném, vừa là cái búa và cái nạo Theo ông, chủ nhân văn hoá Hoà Bình dùng nó để đập vỏ ốc, cậy vỏ trai, nạo tuỷ xương và còn có thể dùng để chẻ tre nứa

Rìu Sumatra là loại hiện vật chủ yếu trong các di chỉ văn hoá Hoà Bình Ngoài ra, còn xuất hiện rìu ngắn, rìu dài Rìu ngắn là những viên cuội đập vỡ đôi, đầu viên cuội được ghè đẽo cho sắc, mặt vỡ là chỗ tay cầm hay ghép cán

Rìu dài làm bằng những mảnh đá hay hòn cuội dài, phần lưỡi được ghè đẽo Nó là công cụ được ghép vào cán gỗ, có tác dụng vừa như chiếc rìu, vừa như chiếc cuốc chim, dùng để chặt cây, đẽo gỗ, chẻ tre, đào đất

Văn hoá Hoà Bình xuất hiện trong thời kỳ đá giữa (giữa đá cũ và đá mới) Chủ nhân vãn hoá Hoà Bình đã có công lao to lớn, sáng tạo ra tiền nông nghiệp đầu tiên của loài người Gọi là tiền nông nghiệp, vì nông nghiệp mới manh nha Nguồn sống chính của người Hoà Bình vẫn là hái lượm săn bắt Nhưng những tài liệu khảo cổ học trong ba thập kỷ gần đây đã xác định trungtâm Đông Nam Á là trung tâm nông nghiệp có cách đây 12.000 - 16.000 năm vào thời văn hoá Hoà Bình (4, tr.8) Và người ta đã tìm thấy hạt và quả của nhiều loài cây trong các di chỉ Hoà Bình, trong số đó có một số loại thuộc họ Rau đậu và họ Bầu bí được coi là thuần dưỡng Tuy nông nghiệp còn ở trạng thái manh nha, nhưng cũng đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng

Trang 29

trong đời sống con người, từ kinh tế khai thác sang kinh tế sản xuất, đánh dấu bước mở đầu của thời kỳ đá mới.

Sự ra đời của nông nghiệp, đánh dấu một bước phát triển trong tư duy -

tư tưởng của con người

Cư dân văn hoá Hoà Bình đã bắt đầu có nhận thức về tự nhiên Đặc điểm đáng chú ý là, người nguyên thuỷ lúc này vẫn sống trong hang động, dưới các

mái đá, ở các vùng đá vôi Trong rất nhiều hang động của các dải núi đá vôi,

người Hoà Bình chỉ chọn những hang núi cao ráo, thoáng đãng, đón ánh sáng mặt trời làm nơi cư trú Các nhà khảo cổ học đã thống kê gần 50 % hang của các di chỉ văn hoá Hoà Bình là cửa hang quay vèe hướng chính nam hay đông nam, không một hang nào có cửa quay về hướng chính bắc Như vậy, người Hoà Bình tránh được hướng gió mùa đông bắc giá lạnh, tổn hại đến sức khoẻ, thích ứng với khí hậu của tự nhiên nơi mình sinh sống

Trong các di chỉ văn hoá Hoà Bình có những dấu vết chắc chắn của việc

sử dụng lửa: những bếp than tro, những đoạn xương thú có vết thú, những hòn

đá ám khói đen Điều này chứng tỏ người Hoà Bình không chỉ sử dụng lửacủa tự nhiên, mà đã biết tự tạo ra lửa Ở phần lớn các nơi trên thế giới, người

ta đã biết tạo ra lửa ngay từ hậu kỳ đồ đá cũ Đó là một thành tựu lớn trong lịch sử tiến hoá của loài người Như Ảnghen nói: “Điều chắc chắn là tác dụng giải phóng loài người của việc lấy lửa bằng cọ xát còn vượt xa máy hơi nước

Vì rằng lửa do cọ xát làm ra đã khiến cho con người đầu tiên chi phối được một lực lượng tự nhiên, và do đó đã tách hẳn con người ra khỏi giới động vật”

Có nhiều phương pháp tạo ra lửa khác nhau Nhưng nói chung, tất cả các phương pháp tạo ra lửa cổ sơ của mọi dân tộc đều dựa trên nguyên tắc ma sát

để sinh ra lửa sử dụng được lửa tự nhiên, tạo ra lửa, giữ được lửa cùgn với việc truyền lửa, đó là cả quá trình phát minh vĩ đại về lửa của người nguyên thuỷ Cư dân văn hoá Hoà Bình đã biế sử dụng lửa, ủ lửa, truyền lửa là họ đã

có một bước phát triển trong tư duy - tư tưởng

Trang 30

Con người đã biết dùng lửa để nấu cơm, nấu canh trong ống bương, ống nứa, đồng thời, biết dùng lửa để nướng chín thức ăn và trừ khử mùi tanh hôi của các vật phẩm Như vậy, con người có ý niệm nhân sinh, tư duy phân loại:

Sống - Chín

Nguội - Am

Tanh hôi (ươn) - Thơm tươi

Trong các di chỉ văn hoá Hoà Bình, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy các công cụ: chày và bàn nghiền Đây là những dụng cụ dùng để xát vỏ hoặc nghiền các hạt cây, chủ yếu là hạt lúa Qua đây, chúng ta thấy cư dân Hoà Bình đã có hiểu biết về tự nhiên, gắn bó với cây trồng, chẳng những đã biết xát các loại hạt có vỏ bằng những công cụ chày, bàn nghiền, mà còn tái hiện

tự nhiên bằng cảm hứng nghệ thuật của mình

Ở hậu kỳ đồ đá mới, con người đã chinh phục được những vùng đất mới Như vậy, thể hiện đời sống của con người đã có nhiều thay đổi lớn Điều này chứng tỏ dân số đã tăng Sự tăng dân số cùng với nhu cầu mới trong đời sống

đã thúc đẩy con người đi tìm thêm những chỗ ở mới, những nơi kiếm ăn mới Con người đã có những khả năng mới trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, chinh phục những môi trường mới

Con người từ rừng núi chuyển dần xuống tục cư ở nơi đồng bằng, họ đã

có khả năng khắc phục những khó khăn trong cuộc sống quá khứ Qua các di chỉ đã phát hiện, chúng ta thấy họ đã tụ tập thành những làng xóm khá trù mật

đã ỉàm nhà cửa, tỏng nhà có đầy đủ đồ dùng, đồ trang sức cũng rất phong phú Nguồn sống của con người khi sống ở đồng bằng có khác với nguồn sống ở miền núi Săn bắt không còn là nguồn kinh tế quan trọng

Trong một số di chỉ tìm thấy nhiều thóc, gạo hoặc vỏ trấu Tại hầu hết các di chỉ đều có xương gia súc: lợn, trâu, bò, gà Bước sang giai đoạn này, nông nghiệp đã trở thành ngành kinh tế chủ yếu của người Việt cổ Nông nghiệp phát triển, đất đai vùng đồng bằng được cải tạo, cho nên con người sống tập trugn sinh cơ lập nghiệp ở đây Trên cơ sở nông nghiệp, nhiều ngành

Trang 31

thủ công ra đời, như ngành gốm, ngành mộc, ngành dệt Nông nghiệp phát triển cũng đánh dấu một bước phát triển trong tư duy - tư tưởng của người Việt cổ.

Như vậy trong xã hội thời nguyên thủy, con người Việt Nam đã có kỹ thuật ghè đẽo, tiện, cưa, khoan đá, cuội, đồ xương, đồ sừng Tổ chức lao động theo hướng tự nhiên, tự phát chuyển dần sang tập trung để hình thành công xưởng đá Nền kinh tế thời tiền sử vẫn là nền kinh tế tự nhiên dựa chủ yếu vào hái lượm, săn, đánh bắt động vật, trồng trọt, chăn nuôi nguyên thủy, nghề làm gốm, đan lát Tài sản của con người chủ yếu là những vật phẩm trong tự nhiên

mà con người chiếm đoạt, một số ít là làm ra Quá trình sản xuất (khai thác) chuyển ngay sang quá trình tiêu dùng cho nên chưa tạo tiền đề cho tư hữu, chiếm hữu Đến giai đoạn cuối thời nguyên thủy mới xuất hiện phân công lao động và phân phối theo lao động, từ đó tạo ra tư tưởng chiếm đoạt, tư hữu, tạo

ra sự phân biệt trong quan hệ kinh tế và quan hệ xã hội Tư tưởng sản xuất hàng hóa và trao đổi sản phẩm cũng từ đó mà nảy sinh, tuy ở thời kỳ này chủ yếu người Việt trao đổi tự giác, vật đổi vật, không tính toán, chưa có dấu hiệu của tiền tệ Những đặc trưng trên đây của tư tưởng và họat động kinh tế của người Việt thời tiền sử đã cho chúng ta quyền khẳng định về một cộng đồng người Việt phát triển ra khỏi cuộcsống mông muội, dã man, tiến đến cuộc sống văn minh, là tiền đề , điều kiện cho sự phát triển của tư tưởng văn hóa, xã hội nói chung và triết lý nói riêng

2 1 2 Tư tưởng văn hóa - xã hội

2.1.2.1 Tư tưởng tổ chức thị tộc, bộ lạc, công xã nguyên thủy

Ớ thơi đại đồ đá cũ sơ kỳ, những nhóm người nguyên thủy ở nước ta chưa có ý nghĩ, ý thức tạo ra nơi cư trú lâu dài như nhà thô sơ cho một vài người Do vậy cũng chưa thể có tư tưởng tổ chức nhóm người

Các hài cốt ở Thẩm Hai, thẩm Khuyên, Thẩm Ồm, Hang Hùm, hang Kéo Lèng, mái đá Thung Lang, mái đá Ngườm, hang Con Moong và các hang

Trang 32

động thuộc văn hóa Hòa Bình- Bắc Sơn mới chỉ cho thấy vết tích của nơi cư trú , những “ngôi nhà’ của người nguyên thủy.

Tương ứng với các nền văn hóa khảo cổ Đa Bút, Quỳnh Văn, Hạ Long, Bàu tró là sự phát triển của ý thức người tiền sử Họ bắt đầu có ý thức về việc chọn nơi cư trú khác với các hang động và mái đá Cư dân đã tạo ra các điểm

cư trú ngoài trời ở hậu kỳ đồ đá m ớ i, ở các vùng khác nhau, không nhóm nào giống nhóm nào Hiện nay các di tích khảo cổ chưa cho chúng ta đầy đủ tư liệu về nhà ở của người nguyên thủy nhưng chúng ta đoán rằng nhà sàn là phổ biến vì họ đã di chuyển xuống sống cả ở vùng ven sông, ven hồ, ven biển ngập nước Chúng ta có thể suy luận rằng tư tưởng tổ chức thành thị tộc, có thể đầu tiên là thị tộc mẫu hệ, sau đó là bộ tộc, bộ lạc vẫn chỉ ở trong phạm trù của công xã nguyên thủy Từ đó, ý thức đạo đức cũng chưa xuất hiện vì trong tổ chức thị tộc, bộ lạc nguyên thủy đó được duy trì bởi quan hộ quần hôn, hôn nhân nội thị tộc, ngoại thị tộc Xã hội thời kỳ này mới chỉ là xã hội quá độ để người nguyên thủy ở Việt Nam tiến vào thời đại vãn minh

2.1.2.2 Tư duy nghệ thuật

Mọi người đều biết rằng, trong nghệ thuật chứa đựng quan hệ con người với tự nhiên, quan hệ con người với xã hội và sự phát triển của bản thân con người Đó là sự thể hiện toàn bộ sức mạnh, khả năng cải tạo thế giới, toàn bộ các hoạt động sáng tạo có mục đích, có dự kiến của con người Điều đó càng cho ta thấy, lao động đã đưa con người ra khỏi phạm trù động vật cổ sơ, dò dẫm, thơ ấu, đó là bước khai sinh, thuận chiều, hiển nhiên ở nhiều nền nghệ thuật thế giới, là tâm lý tiếp nhận và biểu thị giới tự nhiên của người nguyên thuỷ, nhất ỉà trong trường hợp cư dân nông nghiệp Tư duy nghệ thuật của người nguyên thuỷ là cụ thể, hình tượng học bám vào tự nhiên, phản ánh tự nhiên, từ những bước chập chững, vụng về để tới hoàn thiện Từ chỗ mô phỏng

tự nhiên để ỉàm ra những đồ dùng bằng đá, bằng gốm, bằng tre, gỗ , là đã tạo

ra những giá trị thẩm mỹ - nghệ thuật Chính đó là con người đã sáng tạo ra nghệ thuật Từ chỗ người nguyên thuỷ tìm chọn những hòn cuội, rồi ghè đẽo

Trang 33

qua loa tạo thành đò dùng sắc cạnh Để làm ra những công cụ chuyên dùng,

cư dân nguyên thuỷ lại tạo ra những công cụ có hình dáng khác nhau, như: rìu, dao, đục, mũi giáo, mũi lao Mỗi thứ công cụ đều có công dụng khác nhau, như rìu là dùng để chặt, bổ; dao dùng để cắt; mũi lao, mũi giáo dùng để ném, phóng xa Các hiện vật mà các nhà khảo cổ học phát hiện được đã thể hiện rõ điều đó: Một cái đục có vết khắc giống hình cây lúa

Theo Hà Văn Tấn, người ta đã phát hiện mũi dùi bằng xương mài phẳng, trên có khắc một nhánh cây nhỏ, với những lá có gân song song khá tinh tế Không những vẽ hình thực vật, người Hoà Bình còn ghi lại hình động vật Trên vách hang Đổng Nội, người Hoà Bình đã khắc mặt một con thú ăn cỏ Trong hang này, còn có ba hình mặt người với sừng ở trên đầu Người ta cho rằng những hình mặt người có sừng này có thể liên quan đến tín ngưỡng vật tổ phổ biến trong các thị tộc nguyên thuỷ

Thực ra, cư dân Hoà Bình lúc này đã có ý thức về TÍN NGƯỠNG Cư dân Hoà Bình đã biết dùng thổ hoàng để vẽ lên người Chính điều đó là tín ngưỡng Tín ngưỡng là niềm tin, là đức tin Có lẽ họ tin rằng dùng thổ hoàng

vẽ lên người có thể tránh được tà ma, yêu quái, giống như phong tục ở thời Hùng Vương, ai cũng xăm mình, là để chống lại dã thú hung dữ ở vùng sông nước, như thuồng luồng, giao long, cá sấu

Đến văn hoá Bắc Sơn, tức giai đoạn muộn của văn hoá Hoà Bình thì cư dân lại càng biểu hiện rõ vê tư duy nghệ thuật

Văn hoá Bắc Sơn được phát hiện đầu tiên từ năm 1906, từ lúc H.Mãngxuy khai quật động đá phố Bình Gia (Lạng Sơn) Văn hoá Bắc Sơnphân bố trên phạm vi rộng Ở trong nước ta gồm có các tỉnh: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Bắc, Bắc Thái, Hoà Bình, Nam Hà, Thanh Hoá, Quảng Bình và một

số tỉnh khác nữa Ở ngoài nước đã tìm thấy hiện vật thuộc văn hoá này ở Lào,

Thái Lan, Philippin, Inđônêxia, Nhật Bản

Trong các di chỉ văn hoá Bắc Sơn còn tìm thấy hàng trăm thỏi đá dài có những vết mòn kỳ lạ: hai vạch dài song song, cách nhau độ 1 phân, giữa hai

Trang 34

vạch là một đường gân nổi lên như con chạch Các nhà bác học Đức gọi đó là những hòn đá có rãnh (Furchenkiesel), các học giả Pháp và Liên Xô gọi là

“dấu Bắc Sơn” (margue BacSonienre), Colani đoán đây là vết mài một loại công cụ có hai mũi nhọn như ria hay chạc Măng Xuy đoán đây là vết mài mộtthứ đục móng Ý kiến này gần đây được Xêmenôp xác nhận bằng phương pháp thực nghiệm Với những khúc xương và tre chẻ đôi rồi mài trên những hòn đa này, ông đã có được những chiếc đục móng giống hệ đục móng Bắc Sơn

Đến đây, chúng ta càng thấy rõ, con người nguyên thuỷ đã có nhận thức

về nghệ thuật Con người dùng thứ đục móng này để đục lỗ trong các cán gỗ, cán tre để lắp những lưỡi rìu, lưỡi cuốc Ngoài ra, trong văn hoá Bắc Sơn đã xuất hiện nhiều khí vật có tính chất nghệ thuật Một vài hình ảnh nghệ thuật

có quan hệ với đời sống kinh tế, chẳng hạn, phiến đá có khắc hình một cái nhà

nhỏ ở Động Ki (Thái Nguyên) Chiếc rìu đá Bắc Sơn có khắc hình giống như

cái cày và những đường cày

Văn hoá Bắc Sơn là nền văn hoá có nhiều đồ gốm Đồ gốm còn rất nguyên thuỷ: dày, thô, một số mảnh còn in rõ nét nan tre ở mặt ngoài, chứng

tỏ nó được “đúc” trong khuôn nan

Ở các di chỉ khảo cổ học Hoà Bình và Bắc Sơn, người ta đã thu lượm được những mảnh gốm có hoa văn dấu thừng, dấu đan, hoa văn khắc vạch Ở

di chỉ khảo cổ học Phôi Phối (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã phát hiện được một cái bình gốm tô màu khá đẹp, đây là chiếc bình gốm màu đầu tiên và xưa nhất trong bộ sưu tập gốm nguyên thuỷ của nước ta

Qua đó, ta thấy nghệ thuật bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất của con người và gắn liền với phương thức sản xuất Các hình dáng công cụ mà cư dân nguyên thuỷ sáng tạo ra phù hợp với chức năng của công cụ không những là chỉ tiêu phát triển của kỹ thuật mà cũng thể hiện sự phát triển của tư duy con người Vì trước khi người nguyên thuỷ chê tác công cụ, thì trong đầu họ đã có hình ảnh của công cụ mà họ định chế tác

Trang 35

Người nguyên thủy không chỉ thể hiện tư duy nghệ thuật trong chế tác công cụ mà còn thể hiện trong việc trang trí các đồ dùng, vật dụng, trong việc tạo ra các tượng như trong di chỉ Văn Điển (Thanh Trì, Hà Nội ) thuộc văn hóa khảo cổ Phùng Nguyên tìm thấy tượng một người đàn ông làm bằng đá,

bộ phận sinh dục rõ hơn các bộ phận khác, tượng không có tay, với phong cách ước lộ Do đó, chúng ta có thể tin được rằng tư duy nghệ thuật tạo hình tượng đã xuất hiện ở người nguyên thuỷ

Bộ sưu tập đồ trang sức bằng ốc biển, bằng đá, băng xương, bằng đất nung được người tiền sử tạo ra bằng kỹ thuật đơn giản nhât như xâu chuỗi cho đên mài, cưa, khoan, tiện đã đạt đến trình độ hoàn mỹ Điều quan trọng nhất

có được từ bộ sưu tập này đó là con người đã thaót ra khỏi thừoi kỳ dã man để bước sang thời đại văn minh với tư duy nghệ thuật, thẩm mỹ

2.1.2.3 Tư duy trừu tượng toán học

Trong khoa học các chữ số đều có ý nghĩa rõ ràng, một là một, hai là hai.Nhưng trong tâm linh con người thì thế giới của những con số có nhiều nétđặc biệt và có nhiều ý nghĩa rất phong phú

Con số 3 thần bí, người Ai Cập cổ cho nó là đại biểu cha, mẹ, con Người

Hi Lạp cổ coi nó là con số hoàn mĩ, có tính chất thần thánh, tượng trưng cho

“bắt đầu, thời kỳ giữa và kết thúc” Văn hoá phương Tây cho rằng thế giới là

do 3 yếu tố hợp thành: đất, biển và trời; thiên nhiên do 3 yếu tố hợp thành: động vật, thực vật và khoáng vật; thân thể con người gồm ba bộ phận: xác thịt, tâm linh và tinh thần Cơ đốc giáo cho rằng 3 đạo đức tốt đẹp: trung thành, hy vọng và nhân ái

Nhưng đối với một số dân tộc con số 3 là con số kiêng kị Như ở một số dân tộc châu Phi coi số 3 và số 7 là con số của vu thuật cần phải kiêng kị Trong các con số, chưa có con số nào lại gắn bó với cuộc sống con người như con số 7 Và cũng không có con số nào lại thần bí, kỳ dị và được người ta sùng bái cũng như sợ hãi hơn con số 7 Con người có 7 khiếu: 2 mắt, 2 tai, 2 lỗ mũi và miệng Một tuần có 7 ngày; cầu vồng có 7 sắc; âm nhạc có 7 nốt

Trang 36

Con số 7 gắn liền với phong tục tập quán của nhiều dân tộc Người Ba Tư

cổ coi con số 7 là tốt lành Trong văn hoá Hi Lạp cổ có 7 vị hiền triết Trong kiến trúc của Ai Cập cổ thường xuất hiện con số 7, tượng trưng cho thiên thể Một số nước phương Tây sùng bái 7 đức: thận trọng, kiên nghị, kiềm chế, công bằng, tin tưởng, hi vọng và yêu thương Họ chống lại 7 tội lỗi: ngạo mạn, nóng nảy, đố kị, sắc dục, tham lam, ăn tục, lười biếng

ở Trung Quốc, quan niệm trên trời có “thất tinh” (7 sao), trong dân gian

có 7 người hiền thời nhà Chu “Trúc lâm thất hiền”; trong thơ có thất ngôn

Đạo Cơ Đốc cho rằng thượng đế trong 7 ngày sáng tạo ra muôn vật, do

đó, một tuần có 7 ngày, và ngày chủ nhật là ngày nghỉ Đạo Do Thái cho rằng

cứ 7 ngày có một ngày nghỉ, đó là ngày thứ 7 Đạo Islam cho rằng htiên đàng

có 7 tầng, tầng thứ 7 là nơi quang vinh nhất có thánh A - la ngự trị Kiến trúc của đạo Islam cũng hay dùng con số 7 Một quần thể tháp thường là 7 cái, thần giáo đường có 7 bậc Phật giáo có truyền thuyết nói Thích Ca mầu ni 7 ngày “đốn ngộ” tu hành chính quả Chùa Phật có 7 ngôi nhà Kinh Phật cho rằng muôn vật là do 7 vật thể cấu thành: địa, thuỷ, hoả, phong, không (gian), thức (tri thức), căn (gốc rễ), con người có 7 tai nạn Theo tập quán của nhà Phật con người sau khi chết phải cúng 7 X 7 = 49 ngày

Qua con số 3 và 7, chúng ta càng nhận rõ con số gắn bó với thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống của con người

Ở thời kỳ tiền sử, ý niệm của con người xưa về con số, có lẽ xuất phát từ

số đếm nhỏ nhất, đánh dấu những sự việc, sự vật gần nhất xung quanh mình bằng khắc vạch hoặc bằng cách thắt nút các sợi dây Cư dân Hoà Bình cổ xưa thể hiện con số chắc hẳn cũng bằng cách đếm, cách đánh dấu như thế Bước đầu, cư dân Hoà Bình đã nhận thức được thiên nhiên, cảm nhận được nhịp điệu Nhịp điệu là sự lặp đi lặp lại các yếu tố đồng nhất có trật tự Thiên nhiên vốn có những nhịp điệu đồng nhất, như ngày đêm, tuần trăng tròn khuyết, mùa nóng qua mùa lạnh tới, xuân qua hè tới Con người buổi đầu cảm nhận được nhịp điệu đó, sự phát triển nhận thức về nhịp điệu có một vai trò quan trọng

Trang 37

trong văn hoá tinh thần Con người đã biết ghi lại nhịp điệu bằng ký hiệu, nghĩa là nhịp điệu đã được trừu tượng hoá Cụ thể là trong một số hang Hoà Bình, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được các hòn đá, hòn cuội, trên mặt có những vạch ngắn song song ở rìa cạnh, phân bố theo từng nhóm Các hiện tượng này đã được Hà Vãn Tấn đề cập đến và phân tích:

Ở mái đá làng ú i, có một hòn cuội mà trên một mặt, con người đã khắc

18 nhóm vạch, mỗi nhóm đều có 3 vạch Ở Lam Gan (Hoà Bình), lại tìm được một hòn cuội hình tam giác cân, rìa cạnh cũng có 9 nhóm vạch, mỗi nhóm 3 vạch Căn cứ vào các nhóm vạch ở trên các hòn đá đã phản ánh người Hoà Bình đã biết đếm đến số 3 Nhưng chỉ căn cứ vào số nhóm vạch ở trên các hòn

đá của văn hoá Hoà Binh thì chưa đủ đại diện được hết thảy.Các nhà khảo cổ học lại tìm được ở hang Bản Tắc tỉnh Bắc Thái hai vật bằng đất sét màu vàng

có các vạch ở rìa cạnh, ở một vật, trên một mặt có 15 nhóm vạch, theo trật tự sau: 5, 6, 6, 9, 6, 6, 5, 8, 7, 7, 6, 5, 7, 6, 6 Mặt kia cũng có 15 nhóm vạch: 4,

cả các mặt đều có 15 nhóm vạch Phải chăng những vạch này biểu hiện những việc, những hiện tượng trong một ngày mà con người thời đó thấy cần ghi nhớ,

vì cả hai mặt, đúng 30 nhóm, có thể tương ứng với 30 ngày trong một tháng

Đó chỉ là giả thuyết, nhưng dù sao, những di vật tìm thấy trong văn hoá Hoà Binh và Bắc Sơn đã nói trên cũng cho ta biết về một bước phát triển tư duy của người nguyên thuỷ

Bước vào hậu kỳ đồ đá mới, cách ngày nay khoảng 4.000 đến 3.000 năm, khác với vãn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn, các di chỉ thuộc hậu kỳ đồ đá mới phán

Trang 38

bố trên hầu khắp lãnh thổ Việt Nam: ở vùng núi cũng như ở đồng bằng, trong đất liền cũng như ngoài hải đảo, ở miền Bắc cũng như ở miền Nam Có thể điều kiện định cư lâu dài và sự phát triển nông nghiệp lúa nước đã hình thành tính địa phương của văn hoá trong từng vùng Lúc này, trên đất Việt Nam tuy

có nhiều văn hoá có tính địa phương, nhưng đều có cùng một trình độ kinh tế

xã hội, các lực lượng sản xuất đã tiến bộ một bước khá dài Kỹ thuật chế tác

đồ đá đạt tới mức tuyệt diệu Kỹ thuật mài, cưa, khoan, tiện đá, xương, sừng,

đồ trang sức đạt đến trình độ hoàn mỹ Các loại hình công cụ đá hết sức phong phú, nhiều loại rìu, cuốc, đục, đục móng, dao cắt, bàn mài các loại, mũi tên và mũi khoan, v ề kích thước cũng có nhiều cỡ khác nhau; từ những chiếc rìu và mũi dao nhỏ vài ly đến những lưỡi cuốc dài đến 30 phân Nguyên liệu gồm có nhiều thứ: đá cuội, đá lửa, đá bazan, ngọc các màu

Điều đáng chú ý là, ở thời kỳ này có hai loại công cụ đá cơ bản: chiếc rìu

và chiếc cuốc đã trở thành loại công cụ phổ biến ở giai đoạn này Trên một số rìu và cuốc đã xuất hiện lỗ khoan ở chuôi Đó là những lỗ để đóng chốt ngang sau khi lắp cán gỗ hoặc cán tre Có một số cuốc được mài cho có hình hơi cong, một mặt hơi lõm vào, một mặt hơi lồi Trong việc xới đất, loại cuốc này

đồ đá mới của Việt Nam và cuả khu vực Đông Nam Á Như nhà bác học Pháp Vecnô gọi đó là một khí cụ rất đặc sắc H.Manxuy gọi đó là vật điển hình nhất của kỹ nghệ đồ đá mới ở Nam Viễn Đông Xêmênôp và P.L Bôrixcôpxky chođây là hình thức công cụ rất tiêu biểu của vùng Đông Nam Á

Ngoài những công cụ đá, còn phải kể đến những đồ trang sức bằng đá vô cùng phong phú và hoàn mỹ Hầu hết các di chỉ đều có nhiều đồ trang sức rất

Trang 39

đẹp, gồm đủ các loại: vòng lớn, vòng nhỏ, hoa tai, hạt chuỗi bằng những loại

đá đủ các màu Người ta đã biết áp dụng kỹ thuật khoan và tiện đá một cách tài tình Chẳng hạn, trong văn hoá khảo cổ học Phùng Nguyên, nhiều vòng trang sức to, nhỏ ra đời bằng kỹ thuật khoan tách lõi để cho vòng tương ứng Qua ba lần khai quật ở Phùng Nguyên, thu được tất cả 540 mảnh và vòng, chia thành 8 loại vòng đá Tại đây có cả chuỗi hạt đá hình viên trụ, có khoan lồ ở giữa lõi và nhiều đồ trang sức có hình rìu xéo, hình đuôi cá

Từ những hiện vật đã nêu trên, chúng ta càng thấy rõ người Việt cổ thời bấy giờ đã có ý niệm về đường tròn, về chuyển động quay, có ý thức về cân xứng Vì thế trước khi chế tác đồ đá, trong đầu họ đã nảy ra ý niệm, ý thức tư duy trừu tượng toán học từ đó dẫn tới kỹ thuật sản xuất công cụ đó Đồ trang sức và đồ gốm ở giai đoạn này không chỉ biểu hiện rõ mỹ cảm của họ về cái đẹp, mà còn về nhịp điệu và sự cân xứng

Các loại gốm khá phong phú với nhiều kiểu dáng khác nhau Kỹ nghệ đồ gốm cũng có những bước tiến vượt bậc Đồ gốm được nặn bằng bàn xoay và nung gốm trong lò nung Trên đồ gốm có những hoa văn, như văn thừng, văn chải, hoa văn khắc vạch Cư dân nguyên thuỷ còn khắc chìm hoa văn vào vỏ (vẽ lên đồ gốm khi đất sét còn ướt) trước khi đưa vào lò nung Trong các di chỉ thấy có nhiều đọi xe chỉ, suốt chỉ và bánh xe quay sợi bằng đất nung là sản phẩm của ngành gốm, đồng thời là công cụ của ngành d ệ t Đặc biệt, trong số các đồ gốm còn có bi gốm Những bi gốm này tìm thấy rất nhiều trong các di

chỉ ở vùng đồng bằng Đặc biệt là ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ có

những di chỉ rất nổi tiếng, như Phùng Nguyên, Đồng Đậu ở Vĩnh Phúc Ở di chỉ Đồng Đậu người ta tìm thấy khá nhiều hạt lúa, gạo, hạt na, hạt trám Lác đác thấy cả hình các loài động vật nặn bằng đất, như gà, rùa, bò, lợn, chó, ếch nhái

Ngoài tính chất trang trí, hoa văn trên gốm của con người thời kỳ này còn biểu đạt những tư duy của họ về thời gian, về vũ trụ Có những hoa vãn biểu thị mặt trời hình tròn

Trang 40

Tóm lại, thời tiền sử của người Việt kết thúc tương ứng với thời đại đồ

đá Trong điều kiện kinh tế tự nhiên của thời nguyên thủy, chủ yếu là hái lượm, săn bắt, giai đoạn cuối chuyển sang trồng trọt, chăn nuôi, công cụ sản xuất chủ yếu là đồ đá, trình độ sản xuất thấp kém , người tiền sử chưa hình thành rõ nét tư tưởng tư hữu , sở hữu vẫn là chung nhưng chưa có gì để sớ hữu Tuy nhiên, đến cuối thời kỳ đồ đá, cùng với việc tụ cư ở vùng thấp, phân công lao động theo ngành nghề thì cũng xuất hiện tư tưởng tư hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm Phân công lao động và sở hữu tư nhân đến lượt nó lại trở thành điều kiện tích cực cho sự ra đời và phát triển của ý thức cộng đồng, tư duy nghệ thuật, thẩm mỹ, tư duy trừu tượng toán học, nhận thức về vũ trụ, tư duy logic

Tư liệu khảo cổ chỉ có thể cho phép chúng tôi khái quát được những kết cấu và những đặc trưng như trên về tư tưởng của người tiền sử ở Việt Nam

2.2 TƯ TƯỞNG CỦA CƯ DÂN VIỆT NAM BUỔI ĐẦU DựNG NƯỚC

Tài liệu khảo cổ học, sử học, dân tộc học, ngôn ngữ học, nhân chủng học cho ta biết, với thời đại Hùng Vương đã xuất hiện trên đất nước ta một nền văn hoá khá cao, một nền văn minh nông nghiệp rực rỡ Nhà nước Văn Lang xuất hiện là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài hàng ngàn năm trước đó của nền văn minh sông Hồng

Từ buổi đầu thời đại đồng thau, cách đây bốn ngàn năm, nghĩa là vào khỏang từ hai ngàn năm trước công nguyên, những bộ lạc Việt đã định cư chắc chắn ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ Do nhu cầu trị thuỷ, do nhu cầu chống xâm lấn và do việc trao đổi kinh tế, văn hoá ngày càng được gia tăng, giữa các

bộ lạc sinh sống gần nhau đã có xu hướng tập hợp và thống nhất lại Trong số các bộ lạc Lạc Việt có bộ lạc Văn Lang là hùng mạnh hơn cả Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang là người đứng ra thống nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng nên nước Văn Lang, tự xưng là Hùng Vương

Ngày đăng: 10/05/2020, 17:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w