x DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1 Bản đồ định hướng phát triển không gian đến năm 2025 – TP.Hồ Chí Minh- nguồn tranh thông tin TP.HCM Hình 2 Sơ đồ tổng quan kết cấu luận văn Hình 3 Sơ đồ minh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
NGUYỄN NGỌC ẨN
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ KHU VỰC QUẬN 12 –
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
Trang 2ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
NGUYỄN NGỌC ẨN
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ KHU VỰC QUẬN 12 –
Trang 3- Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học
Người hướng dẫn : PGS TS Nguyễn Trọng Tư
Đã được giao nhiệm vụ hướng dẫn luận văn cho học viên tại Quyết định số
10/QĐ-ĐHTL ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi
Họ và tên học viên : Nguyễn Ngọc Ẩn - Mã số HV: 1582850302146
Chuyên ngành : Quản lý Xây dựng - Lớp: 23QLXD21 - CS2
Tên đề tài: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập quy hoạch và
quản lý quy hoạch xây dựng đô thị khu vực Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh
Tôi xin xác nhận nội dung luận văn của học viên đã đát các yêu cầu theo quy
định của quy chế và Nhà trường Tôi đồng ý cho phép học viên được nộp và bảo vệ
trước Hội đồng chấm luận văn
Trân trọng cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20
Ý kiến người hướng dẫn
Trang 4
iv
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực hiện nghiên cứu, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập tài liệu, khảo sát, cũng như tìm hiểu đánh giá thực tế Nhưng với sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè cùng với sự nỗ lực của bản thân, luận văn đã hoàn thành đúng thời hạn
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Nguyễn Trọng Tư đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn Và tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Khoa Công trình, Cơ sở 2 – Đại học Thuỷ Lợi, các thầy cô phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Thủy Lợi, gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành khóa học và luận văn này Luận văn là công trình nghiên cứu mà tác giả đã dành rất nhiều tâm huyết và công sức Xin dành tặng thành quả này cho những người thân trong gia đình mà tác giả yêu quý nhất
TP HCM, ngày 20 tháng 01 năm 2019
Nguyễn Ngọc Ẩn
Trang 5v
BẢN CAM KẾT
Tôi tên là Nguyễn Ngọc Ẩn học lớp 23QLXD21-CS2 chuyên ngành Quản lý Xây dựng, niên hạn 2015 - 2018 trường Đại học Thủy Lợi, Cơ sở 2 – Tp Hồ Chí Minh
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “ Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị khu vực Quận 12 – thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu nghiên cứu
thu được từ thực nghiệm và không sao chép
TP HCM, ngày 20 tháng 01 năm 2019
Nguyễn Ngọc Ẩn
Trang 6vi
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH x
DANH MỤC BẢNG BIỂU xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ xii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài: 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 4
2.1 Mục tiêu nghiên cứu: 4
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4
4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 4
4.1 Nội dung nghiên cứu: 4
4.2 Phương pháp nghiên cứu: 5
5 Kết quả dự kiến đạt được: 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 7
1.1 Quy hoạch xây dựng đô thị: 7
1.1.1 Khái quát về công tác lập quy hoạch 7
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập quy hoạch 8
1.1.3 Khái quát về quản lý quy hoạch xây dựng đô thị 11
1.1.3.1 Khái quát về công tác quản lý nhà nước về chất lượng lập quy hoạch và quả n lý quy hoạch xây dựng đô thị ở Việt Nam 11
1.1.3.2 Nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị 13
1.1.3.3 Trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị 13
1.1.3.4 Thanh tra quy hoạch đô thị 14
1.1.3.5 Các hành vi bị cấm 14
1.1.3.6 Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị 14
1.2 Tình hình chung quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại TP Hồ Chí Minh 14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 20
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 21
2.1 Cơ sở pháp lý về công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị 21
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập quy hoạch xây dựng đô thị 25
Phân tích, đánh giá tác động: 26
2.2.1 Cơ sở pháp lý tác động đến công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị: 26
Trang 7vii
2.2.2 Cơ chế chính sách tác động đến công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch
xây dựng đô thị Việt Nam và TP.HCM 26
2.2.3 Khoa học công nghệ tác động đến chất lượng công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị 29
2.2.4 Nguồn nhân lực đáp ứng công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị 32
2.2.4.1 Năng lực của chủ đầu tư 32
2.2.4.2 Năng lực của đơn vị tư vấn 34
2.2.5 Tầm quan trọng của tự nhiên – văn hóa – kinh tế - xã hội – tác động đến công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị 35
2.2.5.1 Sự tác động của điều kiện tự nhiên 35
2.2.5.2 Sự tác động của văn hóa, xã hội 36
2.2.5.3 Sự tác động của kinh tế 38
2.2.6 Quản lý Nhà nước tác động đến chất lượng công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị 39
2.2.6.1 Quản lý nhà nước trong công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị 39
2.2.6.2 Thực trạng chất lượng công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị: 40
2.2.6.3 Nguyên nhân cơ bản của các hiện tượng trên xuất phát từ nhiều nguồn, trong đó đối với trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị có thể kể ra là: 43
2.3 Xây dựng cơ sở khoa học đánh giá công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị: 44
2.3.1 Cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí và phương pháp đánh giá hiệu quả công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị 45
2.3.1.1 Đối tượng, phạm vi và thời gian khảo sát: 45
2.3.1.2 Xây dựng tiêu chí và phương pháp đánh giá: 45
2.3.2 Xác định tầm quan trọng – trọng số từng tiêu chí và Kết quả khảo sát tầm quan trọng của từng nội dung tiêu chí 47
2.3.2.1 Xác định tầm quan trọng – trọng số từng tiêu chí: 47
2.3.3.1 Kết quả khảo sát 48
2.3.3 Thực hiện khảo sát đánh giá: 48
2.3.3.1 Kết quả khảo sát theo bảng tiêu chí đánh giá như sau: 51
2.3.3 Đề xuất phương pháp đánh giá chất lượng công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2: 56
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ KHU VỰC QUẬN 12 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 57
Trang 8viii
3.1 Giới thiệu về địa bàn khu vực quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh: 57
3.1.1 Giới thiệu về quá trình phát triển Quận 12 57
3.1.2 Giới thiệu đặc thù địa bàn Quận 12 59
3.1.2.1 Vị trí địa lý - Đặc điểm kinh tế - xã hội 59
3.1.2.2 Đặc điểm địa hình địa chất - khí tƣợng thủy văn: 61
3.2 Thực trạng về công tác lập quy hoạch xây dựng đô thị và tình hình quản lý đô thị địa bàn Quận 12: 63
3.2.1 Đánh giá hiện trạng đô thị, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật khu vực quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh 63
3.2.1.1 Hiện trạng sử dụng đất theo quy hoạch, tình hình xây dựng theo quy hoạch 63
3.2.1.2 Tình hình thực hiện sử dụng đất theo quy hoạch xây dựng: 66
3.2.1.3 Hiện trạng hạ tầng xã hội, hạ tầng cơ sở 67
3.2.1.4 Hiện trạng hạ tầng hạ tầng cơ sở: 67
3.2.1.5 Hiện trạng hạ tầng xã hội: 68
3.2.3 Tổng quan về công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị khu vực Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh 69
3.2.3.1 Tình hình lập quy hoạch, triển khai công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh 70
a Về quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000: 70
b Về tình hình thực hiện công tác quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn Quận 12: 70
c Đối với 11 đồ án đƣợc thực hiện từ 2005: 70
g Đối với 13 đồ án thực hiện từ năm 2008: 71
d Đối với đồ án thực hiện điều chỉnh quy hoạch từ năm 2009: 71
e Đối với các đồ án dự kiến lập mới: 71
3.3 Những kết quả đạt đƣợc trong phát triển xây dựng và quản lý đô thị theo quy hoạch tại địa bàn Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh 72
3.3.1 Đối với việc điều chỉnh tổng thể quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực phía Đông (tổng diện tích phạm vi 04 khu vực mở rộng khoảng 2.956,6ha): 73
3.3.2 Về công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch đƣợc duyệt: 74
3.3.2.1 Về tình hình tổ chức thực hiện và quản lý theo quy hoạch xây dựng đƣợc phê duyệt: 74
3.3.2.2 Về tiến độ thực hiện các đồ án quy hoạch đƣợc duyệt: 74
3.3.2.3 Về việc cấp giấy phép quy hoạch, chứng chỉ quy hoạch, cung cấp thông tin quy hoạch: 74
3.3.2.4 Về công tác cắm mốc giới quy hoạch: 74
3.4 Những tồn tại, nguyên nhân trong phát triển xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh 75
3.4.1 Về công tác quy hoạch: 75
Trang 9ix
3.4.2 Về công tác quản lý các dự án đầu tư: 76
3.5 Bài học kinh nghiệm, trọng tâm giải quyết và định hướng mục tiêu trong công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh 77
3.5.1 Về công tác lập, quản lý thực hiện quy hoạch: 77
3.5.2 Về hạ tầng kỹ thuật: 78
3.5.3 Hạ tầng xã hội: 78
3.6 Trọng tâm giải quyết và định hướng mục tiêu trong công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12: 78
3.7 Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị khu vực quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh 80
3.7.1 Áp dụng phương pháp đánh giá chất lượng công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị Quận 12: 82
3.7.1.1 Phân nhóm các tiêu chí tác động đến chất lượng công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị: 82
3.7.1.2 Xây dựng Tổ chuyên gia đánh giá chất lượng đáp ứng của từng tiêu chí thông qua bảng tiêu chí được xây dựng tại Chương 2: 83
3.7.2 Thực hiện điều tra khảo sát, đánh giá số liệu: 84
3.8 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị địa bàn Quận 12: 87
3.8.1 Giải pháp liên quan đến pháp lý trong công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị khu vực quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh: 87
3.8.1.1 Áp dụng trong công tác lập quy hoạch xây dựng đô thị: 87
3.8.1.2 Áp dụng trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị: 88
3.8.2 Giải pháp liên quan đến Khoa học công nghệ: Ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng vào công tác lập và quản lý xây dựng khu vực quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh 89
3.8.2.1 Áp dụng trong công tác lập quy hoạch xây dựng đô thị: 89
3.8.2.2 Áp dụng trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị: 90
3.8.3 Giải pháp liên quan đến nguồn nhân lực: 92
3.8.4 Giải pháp dựa trên điều kiện tự nhiên – văn hóa – kinh tế - xã hội – tập quán: Đặc điểm điều kiện tự nhiên; văn hóa xã hội, dân sinh; Đặc điểm kinh tế của địa phương khu vực quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh 92
3.8.5 Giải pháp liên quan đến công tác quản lý Nhà nước tại địa phương: 93
3.8.5.1 Áp dụng trong công tác lập quy hoạch xây dựng đô thị: 93
3.8.5.2 Áp dụng trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị: 94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: 94
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ: 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Trang 10x
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 Bản đồ định hướng phát triển không gian đến năm 2025 – TP.Hồ Chí Minh-
nguồn tranh thông tin TP.HCM
Hình 2 Sơ đồ tổng quan kết cấu luận văn
Hình 3 Sơ đồ minh hoạ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác lập Quy hoạch
và quản lý Quy hoạch xây dựng đô thị
Hình 4 Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
Hình 5 Hầm vượt Sông Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 6 Đại lộ Võ văn Kiệt – Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 7 Dự án “treo” Công viên Sài Gòn Safari tại huyện Củ Chi - TP.Hồ Chí Minh Hình 8 Hình ảnh sạt lỡ tại bán đảo Thanh Đa
Hình 9 Sơ đồ minh hoạ xây dựng cơ sở khoa học đánh giá công tác lập QH và
QLQH XD đô thị
Hình 10 Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập QH và QLQHXD ĐT
Hình 11 Hình minh họa công nghệ 3D thực tế tăng cường trong thiết kế quy hoạch Hình 12 Hình minh họa công nghệ 3D thực tế tăng cường trong hội thảo quy hoạch Hình 13 Hình minh họa ứng dụng công nghệ viễn thám và Gis – nguồn Đại học Bách
khoa Tp.HCM
Hình 14 Thành phố Đà Lạt–Tỉnh Lâm Đồng - nguồn trang thông tin Tỉnh Lâm Đồng Hình 15 Minh họa người dân xây nhà trên bè, nhà sàn trên sông ở miền Tây
Hình 16 Chùa của người Chăm ở Sóc Trăng
Hình 17 Cầu treo Khe Tây - Trích dẫn từ Báo Người Lao động tháng 24/6/2017 - Tác
giả Phạm Kông Chí
Hình 18 Hình minh họa xây dựng sai phép tại bán đảo Sơn Trà
Hình 19 Phá dỡ công trình xây dựng không phép tại Bình Chánh - tác giả Đình Sơn Hình 20 Sơ đồ minh hoạ các bước thực hiện xây dựng cơ sở khoa học đánh giá công
tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị
Hình 21 Sơ đồ Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập quy hoạch và quản lý quy
Trang 11xi
hoạch xây dựng đô thị khu vực Quận 12 – thành phố Hồ Chí Minh
Hình 22 Bản đồ xây dựng tổng thể chung Quận 12 – nguồn trang thông tin Quận 12 Hình 23 Trụ sở UBND Quận 12– nguồn trang thông tin Quận 12
Hình 24 Hình ảnh Google map các phường Quận 12 – nguồn trang thông tin Quận 12 Hình 25 Nút giao thông Quang Trung phường Đông Hưng Thuận Quận 12 – nguồn
trang thông tin Quận 12
Hình 26 Khu chung cư Đất Lành – phường Đông Hưng Thuận Quận 12 – nguồn
trang thông tin Quận 12
Hình 27 Trường học Lê Văn Thọ – nguồn trang thông tin Quận 12
Hình 28 Nút giao thông An Sương Q12– nguồn trang thông tin Q12
Hình 29 Sơ đồ phân nhóm các tiêu chí tác động đến chất lượng công tác lập quy
hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị
Hình 30 Phần mềm cung cấp thông tin QH Q12– nguồn trang thông tin Q 12
Hình 31 Tra cứu thông tin QH Q12 trực tuyến– nguồn trang thông tin Q12
Hình 32 Sử dụng phần mềm tra cứu QH Q12– nguồn trang thông tin Q12
Hình 33 Phần mềm Cấp chứng chỉ QH trực tuyến– nguồn trang thông tin Q 12
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 1 – Các bước thực hiện phương pháp đánh giá
Biểu 2 – Điểm đánh giá tầm quan trọng của từng nội dung tiêu chí
Biểu 3 – Kết quả khảo sát tầm quan trọng của từng nội dung tiêu chí
Biểu 4 – Điểm, xếp hạng chất lượng
Biểu 5 - Bảng đánh giá chất lượng hiện trạng công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị địa bàn Quận 12
Trang 131
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Quy hoạch xây dựng và quản lý quy hoạch xây dựng giữ vai trò quan trọng và cần thiết trong việc định hướng cũng như xây dựng phát triển kinh tế xã hội; Là cơ sở thực hiện việc triển khai đầu tư các dự án xây dựng góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; Để đảm bảo sự phát triển bền vững đúng định hướng và kế hoạch đã đề ra; Quy hoạch xây dựng mang tính quyết định trong việc thực hiện các chương trình quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh
đã và đang có đóng vai trò quan trọng trong phát triển đô thị và điểm dân cư nông thôn Hiện nay, các tỉnh đang triển khai rà soát, tổ chức nghiên cứu điều chỉnh theo quy định của Luật Xây dựng
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh trong thời gian qua được xây dựng và triển khai theo kiểu dàn hàng ngang, tăng về số lượng đô thị (gấp 1,5-2 lần so với hiện trạng) dẫn đến
sự phát triển thiếu kiểm soát không phù với quy hoạch định hướng phát triển hệ thống
đô thị quốc gia
Quy hoạch chung đô thị có ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình phát triển của từng đô thị nhưng còn thiếu hiệu quả, chưa phù hợp thực tế phát triển tại địa phương Có một khoảng cách lớn giữa quy hoạch mang tính tầm nhìn và thực tế triển khai quy hoạch được duyệt Thiếu cơ chế chính sách chuyển hoá quy hoạch thành các chương trình kế hoạch thực thi phù hợp với thực tế phát triển của địa phương dẫn đến nhiều quy hoạch vẫn “treo” sau khi được duyệt, gây nên bức xúc của dư luận cũng như nhân dân, kìm hãm sự phát triển kinh tế đất nước Để các quy hoạch có hiệu quả hơn, quy hoạch cần
có tính chiến lược, ít cứng nhắc hơn và điều quan trọng nhất cần dựa trên các nguồn lực thực tế của địa phương và phải tính tới các rủi ro, thách thức phải chống chịu để có tính khả thi cao hơn
Trang 142
Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu (thực hiện theo Luật Quy hoạch đô thị 2009), cần được triển khai để điều tiết sử dụng đất, kết nối hạ tầng cơ sở, nhưng thiếu hoặc chưa thể hiện vai trò hoặc không tách bạch được với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (thực hiện theo Luật Đất đai 2003 và 2013) dẫn đến những khó khăn trong quản lý đầu
tư, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất vào mục đích phát triển đô thị còn chồng chéo, thiếu đồng bộ
Quy hoạch chi tiết tại các quận, phường, các khu có chức năng đặc thù chưa có nội dung thiết kế đô thị, hoặc nếu có thì còn sơ sài, chưa đủ cơ sở để xây dựng quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị Bên cạnh đó, quy hoạch chi tiết 1/500 thường xuyên được điểu chỉnh tăng diện tích kinh doanh giảm diện tích công trình hạ tầng kỹ thuật – xã hội và cây xanh dẫn đến dự án sau được thực hiện không đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, thiếu trầm trọng diện tích cây xanh, mặt nước, công viên và các công trình phúc lợi công cộng
Thực tế hiện nay, địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận 12 nói riêng các
đồ án quy hoạch xây dựng và quy chế quản lý kiến trúc, xây dựng được lập và phê duyệt Trên cơ sở Đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt và quy chế quản lý, các dự
án được đầu tư xây dựng theo quy hoạch góp phần cho thành phố Hồ Chí Minh và quận 12 có định hướng, những môi trường đầu tư hấp dẫn Nhìn chung các dự án xây dựng hoàn thành đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chất lượng và đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao là do chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng mang tính khả thi Tuy nhiên, vẫn có một số đồ án tồn tại về công tác quản lý chất lượng, công tác lập đồ án quy hoạch, quản lý thực hiện sau quy hoạch còn kém hiệu quả, thiếu khả thi chưa theo sát với thực tiễn và nhu cầu của địa phương cư dân thụ hưởng, nguyên nhân từ công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch cũng như việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các dự án theo quy hoạch gặp nhiều khó khăn bất cập, thiếu đồng bộ, chưa sát với định hướng Khi triển khai thực hiện các đồ án quy hoạch này vào thực tế thì phát hiện bất hợp lý và phải điều chỉnh quy hoạch cục bộ mất nhiều thời gian làm chậm tiến
độ triển khai dự án đặc biệt là công tác quản lý của các cơ quan địa phương, ảnh hưởng đến quyền lợi nhà đầu tư, người dân địa phương
Trang 153
Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 12 nói riêng có lợi thế về điều kiện kinh
tế, địa hình,khí hậu, dân cư, giao thông phát triển, công tác thu hút kêu gọi đầu tư vào các dự án kinh tế hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chính sách, cải cách hành chính được quan tâm là cơ sở tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững, phát huy vai trò thế mạnh của một thành phố năng động phát triển nhất cả nước Công tác lập quy hoạch
và quản lý quy hoạch dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố và quận 12 luôn gắn với nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đây là định hướng của Thành ủy,
Ủy ban nhân dân Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận 12 trong chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2016-2020 định hướng 2030 Chính vì sự cần thiết đó, việc nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại địa bàn quận 12, thành phố hồ chí minh được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ quản lý xây dựng của tôi
Hình 1 – Bản đồ định hướng phát triển không gian đến năm 2025 – TP.Hồ Chí Minh
Trang 164
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu dựa trên thực tiễn và các cơ sở khoa học để lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
a) Đánh giá tổng quan thực trạng chung, những tồn tại về công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị địa bàn thành phố hồ chí Minh
Đánh giá những tồn tại về công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
c) Xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a) Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng, trình tự lập, các mô hình, cách thức
tổ chức, quản lý để nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị
b) Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch tại địa bàn Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh
4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
4.1 Nội dung nghiên cứu:
a) Tổng quan công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng ở Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 175
b) Hiện trạng công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
c) Những tồn tại và bất cập của công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng
đô thị tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 12 nói riêng
d) Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh vào thực tiễn
4.2 Phương pháp nghiên cứu:
a) Thu thập, đánh giá, phân tích những tài liệu qua khảo sát, tài liệu nghiên cứu khác, văn bản quy phạm pháp luật, Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố và Quuận 12 về mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội và các nhân tố khác tác động đến công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
b) Phương pháp phân tích, thống kê số liệu phát triển kinh tế, dân số, hạ tầng, địa hình, giao thông, tập quán dân cư và các báo cáo đánh giá tác động của các đồ án đã thực hiện trước đây
c) Phương pháp chuyên gia (tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong việc phân tích tính toán)
5 Kết quả dự kiến đạt được:
- Đánh giá tổng quan về công tác lập quy hoạch, quản lý chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng và quản lý công tác quy hoạch xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 12 nói riêng
- Định hướng, lựa chọn vận dụng các phương pháp cơ sở khoa học, cơ sở lý luận, các kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh, nhằm đảm
Trang 186
bảo quá trình triển khai đầu tư xây dựng đã được định hướng tại các đồ án quy hoạch sát với thực tiễn mang tính khả thi cao, đồng thời tạo sự đồng thuận của xã hội, của người dân góp phần xây dựng phát triển đô thị tại địa bàn Quận 12 – Tp Hồ Chí Minh
Hình 2 – Sơ đồ tổng quan kết cấu luận văn
Trang 197
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
1.1 Quy hoạch xây dựng đô thị:
1.1.1 Khái quát về công tác lập quy hoạch
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị 2009
a) Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn
b) Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây dựng từng bước đạt các tiêu chí của
đô thị theo quy định của pháp luật
c) Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở
d) Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị
e) Nhiệm vụ quy hoạch là các yêu cầu về nội dung nghiên cứu và tổ chức thực hiện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để lập đồ án quy hoạch đô thị
f) Đồ án quy hoạch đô thị là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị
g) Quy hoạch chung là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh
tế - xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững
h) Quy hoạch phân khu là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung
Trang 208
i) Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung
j) Thời hạn quy hoạch đô thị là khoảng thời gian được xác định để làm cơ sở dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cho việc lập đồ án quy hoạch đô thị
k) Thời hạn hiệu lực của quy hoạch đô thị là khoảng thời gian được tính từ khi đồ án quy hoạch đô thị được phê duyệt đến khi có quyết định điều chỉnh hoặc huỷ bỏ
l) Kiến trúc đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình kiến trúc,
kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị
m) Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị
n) Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị
o) Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị là chỉ tiêu để quản lý phát triển không gian, kiến trúc được xác định cụ thể cho một khu vực hay một lô đất bao gồm mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa, tối thiểu của công trình
p) Hạ tầng kỹ thuật khung là hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chính cấp đô thị, bao gồm các trục giao thông, tuyến truyền tải năng lượng, tuyến truyền dẫn cấp nước, tuyến cống thoát nước, tuyến thông tin viễn thông và các công trình đầu mối kỹ thuật
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập quy hoạch
Quy hoạch xây dựng đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân văn, là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu vực đô thị Nó là nghệ thuật sắp xếp, tổ chức, quản lý các không gian chức năng, khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai
Trang 21Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị là một môn khoa học, là một thành phần của bộ môn Quản lý đô thị; được xây dựng trên cơ sở của nhiều khoa học chuên ngành, bao gồm: hệ thống chính sách, cơ chế, biện pháp, phương thức được chính quyền các cấp
sử dụng để tạo điều kiện và kiểm soát quá trình phát triển của đô thị nhằm thực hiện một các có hiệu quả các mục tiêu được đặt ra theo định hướng phát triển kinh tế xã hội được thể hiện tại các đồ án quy hoạch tổng thê, quy hoạch ngành và cụ thể là quy hoạch xây dựng đô thị
Do đó việc quản lý chất lượng công tác lập quy hoạch xây dựng đô thị và công tác quản lý thực hiện là việc cần được chú trọng
+ Những hoạt động cụ thể liên quan đến ngành quy hoạch đô thị là:
a) Chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho mỗi vùng, mỗi khu vực
b) Văn hóa, lối sống cộng đồng
c) Chính sách quản lý và phát triển bất động sản và nhà ở
d) Đầu tư và phát triển bất động sản: việc đầu tư và phát triển bất động sản phải tuân theo quy luật phát triển chung của xã hội-kinh tế riêng từng khu vực cụ thể
e) Đầu tư hạ tầng kỹ thuật – hạ tầng xã hội
f) Phát triển và bảo tồn các di sản kiến trúc, tác động môi trường và thiên nhiên
g) Phát triển bền vững của nhân loại
+ Những yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả công tác lập quy hoạch và quản
lý quy hoạch xây dựng đô thị là:
Trang 2210
Hình 3 – Sơ đồ minh hoạ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác lập Quy hoạch
và quản lý Quy hoạch xây dựng đô thị
a) Cơ sở pháp lý liên quan trong công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị: Hệ thống văn bản pháp lý liên quan trong công tác lập quy hoạch và quản
lý quy hoạch xây dựng đô thị;
b) Cơ chế chính sách: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho mỗi vùng, mỗi khu vực; Chính sách quản lý và phát triển bất động sản và nhà ở; Đầu tư hạ tầng kỹ thuật – hạ tầng xã hội; Phát triển và bảo tồn các di sản kiến trúc và thiên nhiên; Phát triển bền vững của nhân loại
Trang 23f) Quản lý Nhà nước: Năng lực của cơ quan thẩm định phê quyệt quy hoạch; quản lý nhà nước tại địa phương; Quản lý nhà nước trong công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị; Chính sách quản lý và phát triển bất động sản và nhà ở
1.1.3 Khái quát về quản lý quy hoạch xây dựng đô thị
1.1.3.1 Khái quát về công tác quản lý nhà nước về chất lượng lập quy hoạch và quản
lý quy hoạch xây dựng đô thị ở Việt Nam
Sơ lược các khái niệm, quy định về công tác quản lý chất lượng của công tác lập quy hoạch xây dựng và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị ở Việt Nam:
Định nghĩa được nêu ra trong bộ ISO 8402: 1994 như sau: Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như: Lập kế hoạch chất lượng, điều khiển chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất lượng
Như vậy thực chất quản lý chất lượng là:
a) Chất lượng của hoạt động quản lý chứ không đơn thuần chỉ làm chất lượng của hoạt động kỹ thuật
b) Đối tượng quản lý chất lượng là các quá trình, các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ c) Mục tiêu của quản lý chất lượng chính là nâng cao mức thảo mãn trên cơ sở chi phí tối ưu
d) Phạm vi quản lý chất lượng: Mọi khâu từ nghiên cứu thiết kế triển khai sản phẩm đến tổ chức cung ứng nguyên vật liệu đền sản xuất, phân phối và tiêu dùng
Trang 24a) Chất lượng là mức độ đáp ứng yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có
b) Quản lý chất lượng được hiểu là các hoạt động nhằm điều chỉnh và kiểm soát một
cơ quan tổ chức về vấn đề chất lượng
c) Đánh giá chất lượng là một quá trình kiểm tra, đánh giá một hệ thống chất lượng để tìm ra các điểm phù hợp hay không phù hợp của một hệ thống chất lượng trong một tổ chức Kết quả đánh giá là các thông tin, đầu vào quan trọng cho việc cải tiến chất lượng Việc đánh giá chất lượng có thể tiến hành bởi một đoàn đánh giá nội bộ hoặc một đoàn đánh giá độc lập Đây là một phần quan trọng của một hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức và là yếu tố then chốt trong tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO
Theo định nghĩa này có thể thấy phạm vi quản lý là rất rộng Do đó, ở đề tài này ta nghiên cứu phạm vi quốc gia về quản lý chất lượng được thực hiện chủ yếu ở cấp độ chính là vai trò của quản lý Nhà nước về chất lượng Đối tượng của quản lý chất lượng chính là các sản phẩm của tổ chức, cá nhân Trong đó bao gồm hàng hóa, dịch vụ hoặc quá trình sản xuất phải tuân thủ các Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn liên quan đến từng lĩnh vực do Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền quy định
Việc quản lý chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng được hiện từ công tác khảo sát thiết kế, quản lý việc thực hiện việc đầu tư xây dựng các dự án theo các đồ án quy hoạch xây dựng các công việc này được áp dụng với chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn thiết kế lập quy hoạch trong nước, ngoài nước; các cơ quan quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng, các cơ quan tổ chức cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý Tại Luận văn này chúng ta sẽ xem xét vai trò quản lý Nhà nước về chất lượng các đồ
Trang 2513
án quy hoạch xây dựng và thực hiện việc đầu tư xây dựng theo các đồ án quy hoạch ở nước ta hiện nay
1.1.3.2 Nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị [2]
a) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện định hướng, chiến lược phát triển đô thị
b) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động quy hoạch đô thị
c) Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị
d) Quản lý hoạt động quy hoạch đô thị
e) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về quy hoạch đô thị
f) Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động quy hoạch đô thị
g) Hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch đô thị
h) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động quy hoạch đô thị
1.1.3.3 Trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị
a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trong phạm vi cả nước b) Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị; chủ trì phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị
c) Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị
d) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch
đô thị tại địa phương theo phân cấp của Chính phủ
Trang 2614
1.1.3.4 Thanh tra quy hoạch đô thị
a) Thanh tra xây dựng thực hiện chức năng thanh tra quy hoạch đô thị
b) Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra quy hoạch đô thị được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra
1.1.3.5 Các hành vi bị cấm
a) Không thực hiện trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị
b) Chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị không đủ điều kiện năng lực
c) Lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch đô thị không đúng quy định của Luật QHĐT 2009
d) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động quy hoạch đô thị
e) Cấp giấy phép quy hoạch trái với quy định của Luật QH Đô thị 2009
f) Cấp chứng chỉ quy hoạch tại các khu vực chưa có quy hoạch đô thị được phê duyệt g) Từ chối cung cấp thông tin, trừ trường hợp thông tin thuộc bí mật nhà nước; cung cấp sai thông tin về quy hoạch đô thị
h) Cố ý vi phạm quy hoạch đô thị đã được phê duyệt
i) Phá hoại không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
j) Cắm mốc giới sai lệch; phá hoại, làm sai lệch mốc giới quy hoạch đô thị
k) Cản trở, gây khó khăn cho việc lập và thực hiện quy hoạch đô thị
1.1.3.6 Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị
a) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập quy hoạch chung đô thị mới có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới hành chính của hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, quy hoạch chung
đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương với đô thị loại III trở lên và quy hoạch khác do Thủ tướng Chính phủ giao
Trang 2715
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch chung đô thị mới, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch phân khu
và quy hoạch chi tiết các khu vực có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính của hai quận, huyện trở lên, khu vực trong đô thị mới và khu vực có ý nghĩa quan trọng, trừ quy hoạch đô thị quy định tại khoản a và khoản g
c) Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã tổ chức lập quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã; quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ quy hoạch đô thị quy định tại các khoản a, b và g d) Ủy ban nhân dân quận tổ chức lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ quy hoạch đô thị quy định tại các khoản a, b và g
e) Ủy ban nhân dân huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết thị trấn, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ quy hoạch đô thị quy định tại các khoản a, b và g
f) Ủy ban nhân dân huyện thuộc tỉnh tổ chức lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết thị trấn, trừ quy hoạch đô thị quy định tại các khoản a, b và g
g) Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư
Việc quản lý chất lượng công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại Việt Nam được căn cứ Luật, Nghị định, Thông tư, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn trong
đó quy định cụ thể phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các nguyên tắc và yêu cầu, thẩm quyền và trách nhiệm thực hiện, trình tự thực hiện và các nội dung cấm thực hiện, giá trị pháp lý và thời hiệu pháp lý Do đó trong quá trình nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng
đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và địa bàn Quận 12, căn cứ vào các quy
Trang 28Hình 4 - Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
Khu đô thị Phú Mỹ Hưng là một khu đô thị thuộc Quận 7, toạ lạc ở phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh Đây là nơi tập trung sinh sống của những người có thu nhập cao, do Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng (tên cũ: Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng) quản lý Dự định của các nhà đầu tư nước ngoài là biến khu đầm lầy thành một khu đô thị đa chức năng kiểu mẫu, là một trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, khoa học, văn hóa, giáo dục, cư trú, giải trí tạo động lực cho sự phát triển phía Nam và Đông Nam thành phố Khác với Quận 1 là trung tâm gắn liền với lịch sử, khu đô thị Phú Mỹ Hưng được xây dựng gắn liền với khái niệm hiện đại
Trang 2917
Ngày 26/6/2008, Bộ Xây dựng và Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh công nhận đô thị Phú Mỹ Hưng là "Khu đô thị kiểu mẫu" của Việt Nam Ðây là kết quả của chất lượng công tác lập quy hoạch tốt và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tốt
Hình 5 - Hầm vượt Sông Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 6 - Đại lộ Võ văn Kiệt – Thành phố Hồ Chí Minh
Thực tiễn, bất cập trong công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch:
Thuộc địa bàn 2 xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng thuộc huyện Củ Chi (TPHCM), công viên Sài Gòn Safari có chức năng bảo tồn, trình bày, nhân giống các loài thú quý hiếm trên thế giới Ngày 11/6/2004, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định thu
Trang 3018
hồi 485,35 ha, tạm giao cho Thảo Cầm Viên Sài Gòn để bồi thường, giải phóng mặt bằng chuẩn bị đầu tư xây dựng Ðến năm 2009, Thảo Cầm Viên Sài Gòn mới tổ chức thi tuyển phương án quy hoạch chi tiết 1/2000 và mặc dù đã tìm được công ty tư vấn nhưng đến nay vẫn chưa ký được hợp đồng thuê tư vấn xây dựng dự án Nãm 2011, UBND TPHCM lập Tổ công tác liên ngành để triển khai dự án Do dự án đã bị “treo”
12 nãm, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân trên địa bàn dự án, mới đây, Thành
ủy TPHCM đã chỉ đạo lãnh đạo UBND thành phố phải tập trung xử lý quyết liệt các
dự án còn treo, trong đó có dự án công viên Sài Gòn Safari Theo đó, UBND thành phố chấp thuận cho Công ty CP VINPEARL (thuộc tập đoàn Vingroup) thuê đơn vị tư vấn nước ngoài có đủ năng lực và kinh nghiệm, có chuyên môn sâu trong lĩnh vực vườn thú, công viên giải trí, để nghiên cứu điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch và lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 công viên Sài Gòn Safari, tại huyện Củ Chi bằng nguồn kinh phí mà công ty này chi trả Ngoài ra, UBND TPHCM giao Sở Quy hoạch
và Kiến trúc tổ chức thẩm định điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 theo đúng quy định, trình UBND thành phố phố xem xét, phê duyệt Với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với UBND huyện Củ Chi công bố công khai ngay cho nhân dân được biết kế hoạch sử dụng đất và thực hiện các thủ tục đăng ký bổ sung kế hoạch sử dụng đất hàng nãm
Hình 7 - Dự án “treo” Công viên Sài Gòn Safari tại huyện Củ Chi - TP.Hồ Chí Minh
Trích nội dung: kỳ họp thứ 6 HĐND TP.HCM khóa IX Chiều 5-12, các đại biểu (ĐB)
đã thảo luận về tình hình thực hiện Nghị quyết 16 ngày 5-10-2012 của HĐND TP khóa
Trang 3119
VIII về quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn TP hai năm 2016-2017 Tại buổi thảo luận, nhiều ĐB quan tâm đến vấn đề giải quyết quyền lợi của người dân trong các dự án treo kéo dài nhiều năm:
ĐB Trần Hải Yến nêu thực tế quy hoạch là để phát triển và người dân khu vực ngoại thành rất phấn khởi trước chủ trương của TP là xây dựng một số khu đô thị tạo động lực phát triển các huyện ngoại thành, trong đó có khu đô thị cảng Hiệp Phước Theo
đó, từ năm 2007 xã Hiệp Phước được quy hoạch khu đô thị cảng với 3.800 ha và được chia thành ba khu chức năng: Thứ nhất là khu công nghiệp đã đưa vào hoạt động Thứ hai là khu cảng đang trong giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng Khó khăn, bức xúc nhất hiện nay là quy hoạch dân cư đô thị cảng với 1.354 ha Dù quy hoạch hơn 15 năm rồi nhưng chưa biết đến bao giờ triển khai thực hiện quy hoạch và tại đây các quyền lợi của người dân bị hạn chế như không được tách thửa, không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng đặt câu hỏi nhiều dự án treo đã hơn
20 năm nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được Đơn cử là dự án treo bán đảo Thanh
Đa “Xin hỏi bây giờ Thanh Đa như thế nào? Ở nhiệm kỳ trước, khi đến dự họp ở đây, người dân nói đã một vòng đời người rồi, có nghĩa là từ khi mới sinh đến giờ đã 25 tuổi, lấy chồng, lấy vợ, có con rồi mà vẫn còn quy hoạch Đường giao thông xuống cấp không sửa, không làm Hay ở khu đô thị Tây Bắc Củ Chi Đời sống người dân bị ảnh hưởng như thế phải giải quyết như thế nào?” - bà Tâm hỏi và đề nghị UBND TP
trả lời vấn đề này
Trang 3220
Hình 8 - Hình ảnh sạt lỡ tại bán đảo Thanh Đa
Từ thực tế cho thấy, việc lập quy hoạch thiếu tính khả thi và công tác lập dự án đầu tư hiện thực hóa từ quy hoạch đến thực tế còn nhiều bất cập về chiến lược, thiếu phát triển đồng bộ như hạ tầng phục vụ, quản lý xây dựng lõng lẽo
Việc quản lý chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng được hiện từ công tác khảo sát thiết kế, quản lý việc thực hiện việc đầu tư xây dựng các dự án theo các đồ án quy hoạch xây dựng các công việc này được áp dụng với chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn thiết kế lập quy hoạch trong nước, ngoài nước; các cơ quan quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng, các cơ quan tổ chức cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý Tại Luận văn này chúng ta sẽ xem xét vai trò quản lý Nhà nước về chất lượng các đồ
án quy hoạch xây dựng và thực hiện việc đầu tư xây dựng theo các đồ án quy hoạch ở nước ta hiện nay
Trang 33Hệ thống văn bản pháp luật và quy phạm pháp luật ở Việt Nam về xây dựng nói chung
và Quy hoạch xây dựng nói riêng như: Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị do Quốc hội ban hành và các Nghị định, Thông tư, Quyết định hướng dẫn thi hành do các cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền ban hành cơ bản đủ đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội, điều kiện cần thiết trong hoạt động thuộc lĩnh vực xây dựng và quản lý xây dựng
Về các văn bản pháp luật, hơn 20 năm ngành xây dựng hoàn thiện các quy định, văn bản pháp luật để phục vụ công tác quy hoạch xây dựng Chúng ta có hai bộ luật là Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị Các nghị định rất nhiều như Nghị định 44, Nghị định 72 (bây giờ thay bằng Nghị quyết của Thường vụ Quốc hội), Nghị định 37, Nghị
Trang 3422
định 38 và hàng loạt các thông tư, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn… Đây là cơ sở pháp
lý rất quan trọng để lập nên đồ án quy hoạch và quản lý đồ án quy hoạch
Ngoài ra, trong suốt quá trình lịch sử đó, thế giới cũng biến động và phương pháp luận của quy hoạch cũng biến động, chúng ta cũng phải tiếp tục cập nhật tình hình thế giới
để hoàn thiện Đến ngày hôm nay, Bộ Xây dựng cùng tất cả các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực QHXD, quy hoạch đô thị cũng đều thấy ngay trong QHXD, chúng ta vẫn phải tiếp tục đổi mới Do vậy, khi chúng ta có nền tảng tốt về văn bản pháp luật,
về kinh nghiệm thực tiễn, về con người, về rất nhiều yếu tố hỗ trợ thì chúng ta nên đẩy mạnh những cái đã có làm nền tảng Không thể nói rằng, thời gian qua không làm được gì Xây dựng từ một nền tảng thì hẳn sẽ tốt hơn là xây dựng từ đầu
Cụ thể đối với công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng bị điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý sau:
3 Luật Quy hoạch đô thị 2015 ( hợp nhất theo văn bản
6 Nghị định 38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian,
kiến trúc, cảnh quan đô thị
Chính phủ
7 Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số
nội dung về quy hoạch xây dựng
Chính phủ
8 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư Chính phủ
Trang 3510 Thông tư 06/2013/TT-BXD của Bộ xây dựng về
hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị
Bộ xây dựng
11 Thông tư 31/2009/TT-BXD của Bộ xây dựng về ban
hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn
Bộ xây dựng
12 Thông tư 09/2010/TT-BXD của Bộ xây dựng Quy
định về việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản
lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới
Bộ xây dựng
13 Thông tư 10/2008/TT-BXD của Bộ xây dựng quy
định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị
Bộ xây dựng
14 Thông tư 19/2008/TT-BXD của Bộ xây dựng hướng
dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị
Bộ xây dựng
15 Thông tư 17/2013/TT-BXD của Bộ xây dựng hướng
dẫn về nội dung thiết kế đô thị
Bộ xây dựng
16 Thông tư 01/2013/TT-BXD của Bộ xây dựng hướng
dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng
và quy hoạch đô thị
Bộ xây dựng
17 Thông tư 15/2010/TT-BXD quy định về cắm mốc
giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị
Bộ xây dựng
18 Thông tư số 17/2016/TT-BXD Hướng dẫn về năng
lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây
dựng
Bộ xây dựng
Trang 3624
19 Thông tư số 24/2016/TT-BXD sửa đổi, bổ sung một
số điều của các thông tư liên quan đến quản lý dự án
đầu tư xây dựng
Bộ xây dựng
20 Thông tư số 13/2016/TT-BXD quy định chi tiết về
thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc
công trình xây dựng
Bộ xây dựng
21 Thông tư 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của
nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy
hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng
đặc thù
Bộ xây dựng
22 Thông tư 02/2017/TT-BXD hướng dẫn về quy hoạch
xây dựngnông thôn do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban
24 Quy chuẩn Việt Nam 14:2009/BXD Quy chuẩn về
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Bộ xây dựng
25 Quyết định 135/2007/QĐ-UBND quy định về kiến
trúc nhà liên kế trong khu đô thị hiện hữu trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh
UBND TP Hồ Chí
Minh
26 Quyết định 45/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định
135/2007/QĐ-UBND về kiến trúc nhà liên kế trong
khu đô thị hiện hữu trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh
UBND TP Hồ Chí
Minh
27 Quyết định 33/2014/QĐ-UBND về diện tích tối thiểu
tách thửa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
UBND TP Hồ Chí
Minh
Trang 3725
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập quy hoạch xây dựng đô thị
Từ thực tiễn và qua đúc kết, tác giã phân loại những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị:
Hình 10 – Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập QH và QLQHXD ĐT
a) Cơ sở pháp lý liên quan trong công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị: Hệ thống văn bản pháp lý liên quan trong công tác lập quy hoạch và quản
lý quy hoạch xây dựng đô thị;
b) Cơ chế chính sách: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho mỗi vùng, mỗi khu vực; Chính sách quản lý và phát triển bất động sản và nhà ở; Đầu tư hạ tầng kỹ thuật – hạ tầng xã hội; Phát triển và bảo tồn các di sản kiến trúc và thiên nhiên; Phát triển bền vững của nhân loại;
c) Khoa học công nghệ: ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng vào công tác lập và quản lý xây dựng;
d) Nguồn nhân lực đáp ứng: Năng lực của chủ đầu tư; Năng lực của đơn vị tư vấn; e) Tự nhiên – văn hóa – kinh tế - xã hội – tập quán: Đặc điểm điều kiện tự nhiên; văn hóa xã hội, dân sinh; Đặc điểm kinh tế của địa phương;
Trang 3826
f) Quản lý Nhà nước: Năng lực của cơ quan thẩm định phê quyệt quy hoạch; quản lý nhà nước tại địa phương; Quản lý nhà nước trong công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị; Chính sách quản lý và phát triển bất động sản và nhà ở;
từ quy hoạch đến thực tế còn nhiều bất cập về chiến lược, thiếu phát triển đồng bộ nhý
hạ tầng phục vụ, quản lý xây dựng lõng lẽo trách nhiệm quản lý Nhà nước còn chồng chéo, kiểm soát chất lượng chưa cao trong việc lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng
2.2.2 Cơ chế chính sách tác động đến công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam và TP.HCM
Thời gian qua chúng ta đã quá tập trung và kỳ vọng vào công việc lập các đồ án Quy hoạch, có phần chưa chú trọng thích đáng đến các công cụ để quản lý phát triển đô thị Thực tế cho thấy đồ án Quy hoạch mới chỉ đưa ra được mục tiêu, nội dung, kế hoạch mong muốn, dự kiến thực hiện, còn có thực hiện được hay không lại do Chiến lược phát triển đô thị như các chính sách phát triển đô thị, giải pháp huy động nguồn lực
Trang 3927
quyết định Đồng thời Chiến lược phát triển đô thị cũng định hướng cho các giải pháp Quy hoạch trong các đồ án ở mọi cấp độ Nhiều đồ án quy hoạch không khả thi bởi đi lệch hoặc không có các định hướng phát triển rõ rệt
Trên góc nhìn từ hệ thống quản lý phát triển đô thị cũng cho thấy, khu vực, loại hình phát triển nào ít có các chính sách phát triển được ban hành thì ở khu vực đó công tác quy hoạch cũng rất được chậm triển khai hoặc có lập nhưng không được thực hiện Sự phát triển nóng của thị trường bất động sản thời điểm 2006-2008, 2016-2017 ở TP.HCM cũng cho thấy rõ sự phát triển thiếu đồng bộ, không sát với nhu cầu thực tế; các văn bản pháp luật cũng không theo kịp với phát triển; cần có sự điều tiết, định hướng của Nhà nước
Chúng ta đang chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các đô thị, cũng như xu hướng quốc tế hóa hình ảnh các đô thị toàn cầu, vấn đề bản sắc văn hóa đô thị đang trở thành chủ đề được quan tâm đặc biệt và Việt Nam cũng không thể nằm ngoài sự phát triển tất yếu đó Qua thời gian, đô thị được hình thành – phát triển, mang dấu ấn của lịch sử, văn hóa, kinh tế, – chính trị Trong kho tàng di sản văn hóa của một dân tộc, di sản quy hoạch đô thị, hình thái kiến trúc – đô thị là tài sản có giá trị phản ánh trung thực nhất, bởi lẽ kiến trúc là biểu hiện đậm nét của văn hóa một dân tộc Trong quá
Trang 4028
trình phát triển Sài Gòn xưa – Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, đã để lại những dấu
ấn thông qua công tác quy hoạch đô thị của người Pháp, các công trình kiến trúc Pháp,
Mỹ có giá trị còn hiện hữu ngày nay Những dấu ấn đó gắn liền với các thời kỳ tiêu biểu: Thời kỳ thành lập Thành Gia Định; Sài Gòn thời Pháp thuộc, thời kỳ chia cắt đất nước 1954-1975 và giai đoạn phát triển dưới sự quản lý của Nhà nước CHXHCN Việt Nam (từ 1975 đến nay)… Sự phát triển của kinh tế và xã hội – văn hóa không tránh khỏi sự ảnh hưởng đến di tích, dấu ấn của thời gian Do đó trong công tác lập quy hoạch xây dựng đô thị và quản lý thực hiện quy hoạch cũng cần lưu ý về công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy di sản sản kiến trúc đô thị là nhiệm vụ lâu dài, khó khăn và tốn nhiều công sức, tâm trí, tiền bạc, đòi hỏi sự nỗ lực của Thành phố Hồ Chí Minh, sự tham dự tự nguyện của cộng đồng
Việc lập quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng đô thị thiếu chất lượng và thiếu cơ chế quản lý của Nhà nước cũng đã để xảy ra tình trạng xây dựng phát triển làm lấn chiếm rừng, hành lan sông, rạch, các công trình bảo tồn xâm hại nhà máy, xí nghiệp phát triển không theo quy hoạch, đánh giá tác động môi trường còn chưa được quan tâm, thiếu quy hoạch khu xử lý chất thải, khu cách ly phát triển thiếu bền vững
Từ những bước tiến bộ đạt được cũng như còn tồn tại nhiều bất cập nêu trên, cho ta thấy được chính sách tác động quan trọng đến công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị Do đó, tại các kì đại hội Đảng toàn quốc, Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh và Đại hội Đảng bộ Quận 12, công tác định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội gắn liền với phát triển theo quy hoạch vùng, quy hoạch nghành nói chung và quy hoạch xây dựng đô thị nói riêng đều được thảo luận và rất được chú trọng trong định hướng phát triển kinh tế
Trích văn kiện Đại hội Đảng bộ Quận 12 lần thứ V, nhiệm kỳ 2015-2020: [3]
“ Về phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp 5 năm 2015-2020
Nhiệm vụ cụ thể:
1.2.2.1 Thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh
và hoạt động tư pháp