1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận tư tưởng HCM vượt QUA THỬ THÁCH, KIÊN TRÌ GIỮ VỮNG lập TRƯỜNG CÁCH MẠNG

21 512 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 39,83 KB

Nội dung

Tổng hợp những tài liệu tịch thu được ở Sài Gòn, Singapore, Thượng Hải, mật thám Pháp đã phối hợp với mật thám Anh tìm ra được địa chỉ này của Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông... Ngày 12/6

Trang 1

THỜI KỲ 1930 – 1945: VƯỢT QUA THỬ THÁCH, KIÊN TRÌ GIỮ VỮNG LẬP

TRƯỜNG CÁCH MẠNG.

Là một trong 5 thời kỳ phát triển tư tưởng, giai đoạn 1930 - 1945 là thời kì Nguyễn Ái Quốcphải vượt qua nhiều thử thách để kiên trì giữ vững lập trường cách mạng Việt Nam, nêu cao

tư tưởng độc lập, tự do và quyền dân tộc cơ bản Đây cũng là thời kỳ thắng lợi của tư tưởng

Hồ Chí Minh cả về phương diện lý luận và phương diện thực tiễn, khẳng định quan điểm của

Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam là đúng đắn

Trong giai đoạn này có 3 nội dung mà chúng ta cần phân tích để làm rõ được những khó khănthử thách mà Nguyễn Ái Quốc đã trải qua

I Vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kong

1 Diễn biến vụ án

Tới nửa đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thành bước đầu một số công tác ở các nước(Xiêm, Malaysia, Indonesia, Singapore…) Sau khi thoát khỏi cuộc vây bắt ở Singapore, đầutháng 5/1930, Nguyễn Ái Quốc trở lại Hồng Kông Lúc này, Hồng Kông là một thành phố “bỏngỏ”, chính quyền nơi này không đòi hỏi những người đến đây phải làm những thủ tục nhậpcảnh phức tạp Ở đây các tổ chức dân chủ đều có thể tồn tại tương đối tự do, những ngườithuộc các dân tộc khác nhau có thể đến cư trú nếu họ bị chính quyền nước họ truy nã vì hoạtđộng chính trị

Trong thời gian ở Hồng Kông, giấy căn cước của Nguyễn Ái Quốc mang tên Trung Quốc

là Tống Văn Sơ và có địa chỉ thường trú tại số nhà 186 Tam Kung Nơi đây là cơ sở bí mật, cómật hiệu an toàn cho các đồng chí đến liên lạc cảnh giác để không bị bắt

Tổng hợp những tài liệu tịch thu được ở Sài Gòn, Singapore, Thượng Hải, mật thám Pháp

đã phối hợp với mật thám Anh tìm ra được địa chỉ này của Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông

Trang 2

Sáng sớm ngày 6/6/1931, khi Nguyễn Ái Quốc đang rửa mặt, một nữ đồng chí khác đang quétnhà, thì cửa lớn bị xô mạnh bật ra, một tốp cảnh sát ập vào xích tay cả hai người và lục soát.Không tìm được chứng cứ gì, cả hai bị dẫn ra xe, đưa về Sở Cảnh sát Hồng Kông Nguyễn ÁiQuốc bị giam ở đây suốt một tuần.

Khi bị bắt, qua thẩm vấn của Thư ký Trung Hoa vụ ở Hồng Kông, Nguyễn Ái Quốc khaitên là Tống Văn Sơ, sinh tại Trung Quốc Ngày 12/6, cảnh sát đưa Nguyễn Ái Quốc chuyển

về nhà tù Victoria và giam ở đây từ tháng 6/1931 đến tháng 1/1933.Sau khi Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Hồng Kông, các giới chức cấp cao của Pháp ở Đông Dương

và các Bộ trưởng ở Pháp tỏ thái độ chúc tụng mừng rỡ, đồng thời vạch kế hoạch vận độngchính quyền Hồng Kông giao Nguyễn Ái Quốc cho Pháp bằng cách dẫn độ về Việt Nam đểthi hành bản án tử hình vắng mặt mà Tòa án Vinh (Nghệ An) đã tuyên từ tháng 11/1929.Trường hợp không dẫn độ được thì giam giữ Nguyễn Ái Quốc ở một thuộc địa xa xôi nào đócủa Anh, không để Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoạt động và tuyệt đối tránh trả tự do cho

Sáng ngày 6/6/1931, trong lúc bị dẫn giải về Sở Cảnh sát Hồng Kông, Tống Văn Sơ đãgặp Hồ Tùng Mậu từ trong tù được thả bước ra Nguyễn Ái Quốc đã kịp đưa mắt ra hiệu cho

Hồ Tùng Mậu Hồ Tùng Mậu hiểu ý và ngay sau đó đã đến gặp ông Francis Henry Loseby –một luật sư dân chủ tiến bộ người Anh, đang hành nghề ở Hồng Kông nhờ giúp đỡ

Ngày 8/6, Luật sư Loseby quyết đi tìm gặp Tống Văn Sơ ở trại giam Với lương tâmnghề nghiệp, Luật sư tự coi mình có nghĩa vụ bảo vệ thân chủ người Đông Dương này Đến

Sở Cảnh sát, người ta từ chối không tiếp ông Mấy hôm sau, ông lại đến, người ta nói làkhông bắt ai là Tống Văn Sơ cả

Trang 3

Đến ngày 25/6, do đòi hỏi kiên quyết, Luật sư Loseby mới được cho gặp Tống Văn

Sơ Hai người trao đổi với nhau bằng tiếng Anh khá lâu Luật sư biết được một số chi tiếtquan trọng: Tống Văn Sơ mướn nhà 186 Tam Kung Khi bị bắt, trong người và trong nhàkhông có tài liệu gì Lúc bắt người, cảnh sát không đọc lệnh, thực tế lúc này chưa có lệnh bắt

Qua tiếp xúc, Tống Văn Sơ cám ơn luật sư, nhưng thật thà bảo với luật sư rằng mình không có

tiền để nhờ luật sư cãi Luật sư Loseby nói: “Tôi cãi hộ ông là vì danh dự chứ không nhất thiết chỉ vì tiền Ông chỉ cần nói cho tôi nghe những điều gì mà tôi có thể dựa vào đấy để bênh vực cho ông Ông sẽ cùng với tôi bàn bạc những công việc sắp đến Tôi tin rằng ông sẽ giúp đỡ tôi nhiều…”

Dưới sức ép của dư luận, của những phương tiện thông tin báo chí, luật sư Loseby đã đưa vụ

án Tống Văn Sơ ra xử công khai trước Pháp viện tối cao Lần đầu tiên trong lịch sử thuộc địa,Toà án tối cao phải xét xử một bản án chính trị Tống Văn Sơ phải trải qua ba cuộc thẩm vấncủa Thư ký Trung Hoa vụ Hồng Kông và 9 phiên toà xét xử tại Hồng Kông (từ ngày31/7/1931 đến ngày 19/9/1931)

Trong phiên tòa thứ nhất mở ngày 31/7/1931, chính quyền Hương Cảng đã không đưa ông

Tống ra Tòa Sau vài thủ tục đơn giản, chánh án đã luận tội: Tống Văn Sơ là tay sai của Liên

Xô, phái viên của Đệ tam Quốc tế, đến HongKong định phá hoại chính quyền ở đây Vì lẽ đó,

sẽ bị trục xuất khỏi HongKong vào ngày 18 tháng 8 do chiếc tàu thủy Angiê của Pháp chở vềĐông Dương Luật sư Loseby chỉ thị cho luật sư Jenkin phản đối và đòi hỏi Tòa phải đưa TốngVăn Sơ ra trước Tòa

Đến buổi thứ hai, chính quyền buộc phải đưa ông Tống ra hiện diện tại Tòa nhưng hai tay lại

bị xích Luật sư Jenkin đưa ra yêu cầu: Nay chưa biết bị cáo có phạm tội hay không, tại sao

Trang 4

lại dùng đến nhục hình xích tay trong phòng xử án, đề nghị mở xích cho người bị kêu án.Lời yêu cầu này quá xác đáng nên buộc các quan tòa yêu cầu mở xích cho Tống Văn Sơ.Jenkin mạnh mẽ tố cáo chính quyền Hồng Kông đã vi phạm luật pháp trong việc bắt trái phépTống Văn Sơ ngày 6/6/1931 Chính quyền địa phương còn phạm luật trong việc khám xét nhàcủa Tống Văn Sơ vì vu cho Tống là tàng trữ sách phản loạn Tòa nhận làm như thế là sai vàbào chữa là đã ban hành lệnh trục xuất mới vào ngày 15/8/1931 giữa hai phiên tòa Jenkinphản đối: Lệnh bắt giam lần thứ 2 cũng sai sót Vì lệnh bắt là thi hành đối với người đang tự

do Nhưng lệnh bắt Tống Văn Sơ lại thi hành khi Tống Văn Sơ đang ngồi nhà tù Không ai lạibắt một người đang ở trong trạng thái mất tự do! Phiên tòa thứ hai, dường như cảm thấy quáđuối lý, quan tòa liền xoay chuyển tình hình bằng cách cho rằng việc bắt, giam Tống Văn Sơchỉ là sai sót về thủ tục pháp lý, còn bản thân Tống Văn Sơ trong lời cung khai đã tự nhậnmình là Nguyễn Ái Quốc, tức là lãnh tụ cộng sản An Nam Bằng chứng là bản cung khai domột người Anh lão luyện, đầy kinh nghiệm tố tụng là William Thomson, Phó Bí thư Hoa vụhỏi cung Tống Văn Sơ ngày 14/7/1931 Ngay lập tức, Jenkin lên tiếng đọc tờ khiếu nai củaTống Văn Sơ rồi vạch trần chi tiết những sai phạm trong việc hỏi cung và nghiêm trọng hơn,chính quyền đã làm giả bản hỏi cung

Tòa án đành nhận lỗi và lại rung chuông nghỉ

Phiên tòa ngày 20/8 diễn ra rất căng thẳng Vào phiên tòa, Chưởng lý tuyên bố là Thống đốc

Hồng Kông đã ban hành lệnh trục xuất Tống Văn Sơ lần thứ hai vào ngày 15/8 Ông Jenkintuyên bố: Việc ban hành lệnh trục xuất thứ hai là phi pháp Không thể có hai lệnh trong cùngmột thời gian với cùng một con người, về cùng một sự việc Và dù khi có lệnh thứ hai, thìtrước đó Tòa phải ra lệnh hủy lệnh thứ nhất Việc này Tòa đã không làm Ông Jenkin yêu cầuTòa án cho mời Thống đốc Hồng Kông và các thành viên trong Hội đồng hành chính ra trướcTòa đối chất với luật sư, đồng thời đem biên bản buổi họp Hội đồng ghi ý kiến của mỗi thành

Trang 5

viên về việc trục xuất Tống Văn Sơ Chánh án tuyên bố tòa tạm nghỉ Tòa mời luật sư đến đểthương lượng Khi Tòa họp lại, ông Jenkin tuyên bố không yêu cầu Thống đốc và các Ủy viên

ra tòa nữa Phiên tòa lại tiếp tục

Những phiên tòa tiếp sau, Jenkin lại đưa ra những hành vi trái phép của nhà chức trách

Hồng Kông và nói rõ không thể kết án Tống Văn Sơ vào bất cứ tội gì Thứ nhất: tuyệt đốikhông có gì chứng tỏ rằng Tống Văn Sơ là tay sai của Liên Xô Thứ hai: Không có chứng cớTống Văn Sơ muốn phá hoại Hồng Kông Thứ ba: Cộng sản hay quốc gia, điều đó không phải

là một tội lỗi trước luật pháp Anh Những âm mưu thâm độc của thực dân Pháp - Anh bướcđầu đã bị các luật sư vạch trần, song chính quyền Pháp và Hương Cảng vẫn giữ chặt hai lý do

để trục xuất Tống Văn Sơ

Trong phiên tòa tiếp theo ngày 25/8, luật sư Jenkin đã phát biểu dài về vấn đề "chính

trị phạm" có nghĩa là phạm nhân đã từng hoạt động trong một phong trào chung, vì mụcđích chung phải lánh nạn sang một nước khác Đó là trường hợp của Tống Văn Sơ Tống Văn

Sơ đã tham gia phong trào cách mạng vì cả dân tộc, do đó không "nằm trong diện bịtrục xuất đã nêu ra trong các điều luật Không thể trục xuất một ngoại kiều không vi phạmtrật tự an ninh, dù người ấy có trốn khỏi chính quốc của họ về một vụ án có tính chất chính trị

Trong phiên tòa thứ 8, ngày 12/9, Chánh án đã buộc phải thừa nhận 4 điểm:

1 Việc bắt Tống Văn Sơ là trái phép

2 Việc giam Tống Văn Sơ là trái phép

3 Việc hỏi cung Tống Văn Sơ không đúng thủ tục

4 Chính quyền Hồng Kông đã làm giả mạo tờ cung

Trang 6

Tuy nhiên, Tòa án tối cao nhượng địa Hồng Kông đã ra tuyên bố chấp nhận lệnh trục xuất thứhai của thống đốc Luật sư Jenkin phản đối cho rằng về bản chất đây là việc dẫn độ trá hìnhthân chủ của ông cho Pháp, tuyên bố chính thức chống án lên Cơ mật viện Hoàng gia Anh tạiLondon do nhà vua Anh chủ tọa, quyết định.

Theo luật sư Stafford Cripps, đại diện cho Bộ thuộc địa Anh, vụ án này là một biểu hiện rấtxấu cho chính quyền HongKong và Bộ Thuộc địa, nên đã tìm cách thoả thuận giữaluật sư đạidiện Bộ Thuộc địa Anh và luật sư của Tống Văn Sơ Kết quả của cuộc thoả thuận được trình

và Toà án Viện Cơ mật Hoàng Gia Anh đã đồng ý trả tự do cho Tống Văn Sơ, bằng cách choNgười được tự do lựa chọn nơi mình đến

Ngày 28/12/1932, Tống Văn Sơ được tự do, song khi đi đến Singapore, Tống Văn Sơ lại bị

buộc quay trở lại Hồng Kông và ngày 19/1/1933, Người lại bị bắt giam Ngay khi ấy, Người

đã kịp thời viết thư báo tin cho luật sư Loseby và nhờ ông giúp đỡ Luật sư đã đề nghị Thốngđốc HongKong can thiệp, và Thống đốc đã buộc phải ra lệnh thả Tống Văn Sơ và hạn trong

ba ngày Tống Văn Sơ phải rời khỏi Hồng Kông Một lần nữa gia đình luật sư Loseby lại bênhvực và cứu Tống Văn Sơ ra khỏi nhà tù Kế hoạch di chuyển và bí mật tổ chức cho Tống Văn

Sơ trốn đã được vạch ra Nguyễn Ái Quốc - Tống Văn Sơ đã cải trang thành một thương giaTrung Quốc giàu có, và với một viên thư ký tháp tùng đi xuồng ra khơi Trước khi xuống ca-

nô, vị khách dừng lại chào từ biệt ông bà Loseby Tống Văn Sơ lên tàu Anhui đi Hạ Môn

Bí mật rời Hồng Kông, tàu cập bến Hạ Môn vào ngày 25/1/1933, vừa đúng 30 Tết âm lịch.Sau gần 20 tháng bị giam giữ, lùng sục gắt gao, trải qua bao gian nan hiểm nguy, Tống Văn

Sơ đã thoát khỏi âm mưu nham hiểm của kẻ thù Nhờ bà Tống Khánh Linh giúp đỡ, Nguyễn

Ái Quốc bắt liên lạc được với Quốc tế Cộng sản và trở về Liên Xô an toàn sau đó

Trang 7

Sau khi Tống Văn Sơ thoát khỏi Hương Cảng, luật sư Loseby vẫn chưa cảm thấy yên tâm,ông liền nghĩ ra một “diệu kế” là tung tin Tống Văn Sơ tức lãnh tụ An Nam Nguyễn Ái Quốc

đã chết trong bệnh viện ở Hương Cảng

2 Nguyên nhân Nguyễn Ái Quốc vượt qua khó khăn

- Ý chí kiên cường và tư tưởng rõ ràng của Nguyễn Ái Quốc Trải qua gần 2 năm sống trongnhà tù Victory đầy khắc nghiệt của thực dân Anh, mặc dù sức khỏe đang gặp nhiều bất ổn,Nguyễn Ái Quốc vẫn kiên cường vượt qua Không những thế, Người còn luôn ủng hộ tinhthần các đồng chí cách mạng đang hoạt động ở bên ngoài

- Sự ủng hộ của bạn bè và dư luận quốc tế, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của vợ chồng luật

sư Loseby Nhân cách của Nguyễn Ái Quốc gây được mối thiện cảm sâu sắc với những ngườitrước đó còn xa lạ với Người Vì vậy Luật sư luôn tìm cách bào chữa và ngăn cản âm mưucủa chính quyền Hồng Kông giao nộp Nguyễn Ái Quốc cho chính quyền Pháp ở ĐôngDương

II Sự hiểu lầm của Quốc tế Cộng sản đối với Nguyễn Ái Quốc.

Sau khi bị bắt ở Hương Cảng, Trung Quốc năm 1931, được sự giúp đỡ của Luật sư Lodơbi vànhững người đồng chí, Nguyễn Ái Quốc đã được trả tự do Từ Hồng Công, Người tới HạMôn, Thượng Hải và đầu năm 1934, trên một chiếc tàu buôn Liên Xô, Người đã đênVladivostock Trở lại đất nước của Lê Nin, Người xúc động nói: “Ba năm lưu lạc linh đinh -Nay đã trở lại trong đại gia đình Công Nông” Nhưng niềm vui không được bao lâu, Nguyễn

Ái Quốc phải đối mặt với những hiểu lầm trong Quốc tế Cộng Sản

1 Quốc tế Cộng sản bị chi phối nặng bởi khuynh hướng tả Biểu hiện của khuynh hướng

tả trong Quốc Tế Cộng Sản.

Trang 8

- Vào cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỉ XX, Quốc tế Cộng sản bị chi phốinặng bởi khuynh hướng tả.

• Quốc tế Cộng sản tuyệt đối hóa đấu tranh giai cấp, cho rằng nhất thiết phải đánh đổgiai cấp phong kiến trước Quốc tế Cộng Sản nhận định nhiệm vụ của cách mạng giảiphóng dân tộc là chống phong kiến

• Đánh giá giáo điều về giai cấp tư sản dân tộc ở các nước thuộc địa.Họ cho rằng giaicấp tư sản là đối tượng cần phải đánh đổ Chỉ khi nào giai cấp tư sản bị gạt ra ngoàicương vị lãnh đạo phong trào thì cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mới có thể giànhthắng lợi Khẩu hiệu “Trí, phú, địa, hào, Đào tận gốc, trốc tận rễ là biểu hiện củakhuynh hướng này Trong khi đó, ở Việt Nam và Đông Dương, một thuộc địa lớn củaPháp, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, nên đặc điểm của sự ra đời và phânhóa trong giai cấp tư sản rất khác nhiều nước Vì vậy, việc thực hiện chủ trương này

đã dẫn tới những sai lầm, thiếu sót trong tập hợp lực lượng để đấu tranh

• Quốc tế Cộng sản đặt cách mạng giải phóng dân tộc phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợicủa cách mạng vô sản ở chính quốc Tư tưởng này đã làm giảm tính năng động cáchmạng của các phong trào ở thuộc địa, đã tạo ra tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thụ động củanhiều Đảng ở các nước thuộc địa

2 Tác động của khuynh hướng tả đến cách mạng Việt Nam

- Khuynh hướng này đã trực tiếp tác động vào phong trào Cách mạng Việt Nam Biểu hiện rõnhất là trong những quyết định được đưa ra trong Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành TrungƯơng lâm thời của Đảng họp từ ngày 14 đến 31/10/1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc theo

sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng Sản

• Quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.Điều này chứng tỏ rằng Quốc tế Cộng Sản chưa chú ý đến vấn đề dân tộc, chưa thấyhết đặc điểm lịch sử, chính trị của mỗi nước Lúc ấy, ở Lào và Campuchia chưa hình

Trang 9

thành 1 nhóm Cộng sản nào hoạt động độc lập như ở Việt Nam Vì vậy, không có cơ

sở nào để hợp nhất các nhóm Cộng sản ở Đông Dương như Quốc tế Cộng sản yêucầu…

• Thực hiện chủ trương “Trí, phú, địa, hào, Đào tận gốc, trốc tận rễ” gây ra sự hoangmang tiêu cực trong những Đảng viên xuất thân từ các giai cấp trên, làm cho phongtrào đã khó khăn khi bị đàn áp lại càng khó khăn hơn

3 Ảnh hưởng tác động đến Nguyễn Ái Quốc.

- Những quan điểm chi phối bởi khuynh hướng tả ấy đã dẫn đến những hiểu lầm của Quốc tếCộng sản đối với Nguyễn Ái Quốc Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đã phải đối mặt vớinhiều khó khăn, thử thách:

• Quốc tế Cộng sản chỉ trích và phê phán đường lối của Nguyễn Ái Quốc đưa ra trongChánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt đã “phạm những sai lầm chính trị rất nguyhiểm”, vì chỉ lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích giai cấp tranh đấu; “chỉ lo việchiệp các đoàn thể ấy lại làm một mà ít chú ý đến việc bài trừ những tư tưởng và hànhđộng biệt phái của các đảng phải trước kia”

• Trong Thư của Trung ương gửi cho các cấp đảng bộ ngày 9/12/1930, Thường vụTrung ương đã phê phán những điều sai lầm của Hội nghị hợp nhất như: “chủ trươngcác công việc rất sơ sài, mà có nhiều điều không đúng với chủ trương của Quốc tế”,

“không hợp nhất các phần tử Cộng Sản chân chính nhất mà lại hợp nhất các tổ chứcCộng Sản”, đặt tên Đảng Cộng Sản Việt Nam không phù hợp, chính sách của Đảngđối với địa chủ, tư sản không đúng: “Nói mập mờ về việc lợi dụng hoặc chủ trươngnhững việc làm cho bọn tư sản chưa phản cách mạng như trong Chánh cương sáchlược cũ là 1 điều sai lầm chánh trị rất lớn và rất nguy hiểm cho cách mạng”

• Những người Cộng sản Đông Dương học ở Quốc tế Cộng sản về và Quốc tế Cộng sảnphê phán Nguyễn Ái Quốc là người có chủ nghĩa dân tộc vị kỉ, tư tưởng tiểu tư sản,

Trang 10

quốc gia cải lương cùng sự nghi ngờ về việc hình như Người được thực dân Anh thả tự

do quá dễ dàng

• Ban chấp hành Trung Ương đã ra nghị quyết thủ tiêu Chánh cương, Sách lược củaĐảng và phải dựa vào các nghị quyết của Quốc tế Cộng sản để làm căn bổn chỉnh đốnnội bộ, làm cho Đảng Bonsevich hóa

- Nguyên nhân: Những sáng tạo lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dựa trên nền tảng là chủ nghĩa Lênin đã không được Quốc tế Cộng Sản coi là 1 đóng góp vào kho tàng lý luận Mác - Lênin,trái lại, bị coi là biểu hiện của sự xa rời chủ nghĩa Mác-Lênin, xa rời lý tưởng Cộng Sản

Mác-• Thứ nhất, Theo Quốc tế Cộng sản, Giai cấp tư sản dân tộc một mặt có liên hệ với bọnđại địa chủ, mặt khác lại liên hệ với tư bản nước ngoài nên giai cấp tư sản dân tộcthuộc về phe phản cách mạng Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Nguyễn

Ái Quốc lại cho rằng: “Tư bản bản xứ không có thế lực gì, ta không nên nói cho họ đi

về phe đế quốc được” hay “ Đảng tập hợp và lôi kéo phú nông, tư sản và tư sản bậctrung”

• Thứ hai, Giai cấp địa chủ, dù bất kỳ loại nào, nghĩa là từ đại địa chủ cho đến tiểu địachủ, đều phải đánh đổ vì điều này phục tùng quan điểm xoá bỏ các quan hệ tiền tư bảnthì trong Cương lĩnh, Nguyễn Ái Quốc lại khẳng định: “Chỉ có bọn đại địa chủ mới cóthế lực và đứng hẳn về phe đế quốc; còn đối với bọn phú, nông, trung, tiểu địa chủ và

tư bản An nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm chohọ trung lập”

• Thứ ba, nếu Quốc tế Cộng sản cho rằng không được liên minh với tiểu tư sản, trí thức

ở các nước thuộc địa thì theo Nguyễn Ái Quốc: “Phải ra sức liên lạc với tiểu tư sản, tríthức… để kéo họ đi theo phe giai cấp vô sản

• Cách thành lập Đảng của Nguyễn Ái Quốc không theo đúng tinh thần chỉ đạo củaQuốc tế Cộng Sản Khi Quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Đảng Cộng sản ĐôngDương thì Nguyễn Ái Quốc lại thành lập Đảng Cộng Sản việt Nam Người đã giữ

Ngày đăng: 05/05/2020, 16:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w