Nội dungIV.Tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ.. V.Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu quả... - Lý tưởng vì dâ
Trang 1Môn học
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Trang 3Nội dung
IV.Tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ.
V.Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong sạch
vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.
Trang 4I.Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước.
1 Cơ sở lý luận
- Trong lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh đã
tiếp thu những truyền thống tốt đẹp của cha ông mà giá trị tiêu biểu là chủ nghĩa yêu nước.
Trang 5- Trong văn hóa nhân loại, Hồ Chí Minh
tiếp biến biện chứng những giá trị lý
luận của Nho giáo, của các nhà khai
sáng Pháp và các nhà lập Pháp phương tây.
- Đặc biệt là lý luận về nhà nước, về nhà
nước chuyên chính vô sản, nhà nước
xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Trang 62 Cơ sở thực tiễn
- Hoạt động thực tiễn phong phú của Hồ
Chí Minh.
- Nghiên cứu thực tiễn nhà nước thực
dân phong kiến ở Việt Nam, cũng như các nhà nước thực dân trên thế giới.
Trang 7Hồ Chí Minh cho rằng đó là một kiểu nhà nước phi nhân tính cần phải được phủ định hoàn toàn.
Trang 8- Hồ Chí Minh nghiên cứu nhà nước tư
bản trên đất Mỹ, Pháp, Anh… Người
khẳng định không chọn mô hình nhà nước dân chủ tư sản cho cách mạng
Việt Nam.
- Đến với nhà nước Xô viết – thành quả
của Cách mạng Tháng Mười Nga năm
1917, Hồ Chí Minh nhận rõ đây là sản phẩm của một cuộc cách mạng triệt để.
Trang 9- Thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng những năm 1930 – 1931.
Xô Viết Nghệ - Tĩnh
(1930 -1931)
Trang 10- Lý tưởng vì dân, vì nước và một đạo
đức suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân của Hồ Chí Minh.
Trang 11I.Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh về Nhà nước
1 Nhà nước của dân
- Quan điểm nhất quán của chủ tịch Hồ
Chí Minh là xác lập tất cả mọi quyền
lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân.
Trang 12“Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu
nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều 1 – Hiến pháp năm 1946)
- “Những việc quan hệ đến vận mệnh
quốc gia sẽ đưa ra toàn dân phúc
quyết” (Điều 32 – Hiến pháp năm
1946)
Trang 13- Nhân dân lao động làm chủ nhà nước
thì dẫn đến một hệ quả là nhân dân có
quyền kiểm soát Nhà nước.
- Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm dân
là chủ và dân làm chủ Dân là chủ có
nghĩa là xác định vị thế của dân, còn
dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền
và nghĩa vụ của dân.
Trang 142 Nhà nước do dân
- Nhà nước do dân là nhà nước do dân
lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình.
- Nhà nước do dân ủng hộ, giúp đỡ,
đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động.
- Nhà nước do dân phê bình, xây dựng,
giúp đỡ.
Trang 15Bầu cử
Trang 162 Nhà nước vì dân
- Là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng
của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều
vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không
có bất cứ một lợi ích nào khác.
- Một nhà nước vì dân, theo quan điểm
của Hồ Chí Minh, là từ Chủ tịch nước đến công chức bình thường đều phải làm công bộc, làm đầy tớ cho nhân
dân.
Trang 17“Việc gì lợi cho dân,
ta phải hết sức làm Việc gì hại đến dân, ta
phải hết sức tránh”
Trang 18III.Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công
nhân và tính dân tộc của Nhà
nước.
Trang 191 Về bản chất giai cấp công nhân
của Nhà nước
- Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo + Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà
nước giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân.
+ Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng
phương thức thích hợp.
Trang 20- Bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể
hiện ở tính định hướng xã hội chủ
nghĩa của sự phát triển đất nước.
- Bản chất giai cấp công nhân của Nhà
nước ta thể hiện ở nguyên tắc tổ chức
và hoạt động cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ.
Trang 212 Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước.
- Cơ sở: giai cấp công nhân không có lợi
ích nào khác ngoài lợi ích của dân tộc
và chỉ có giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai cấp công nhân một cách triệt để.
Trang 22- Biểu hiện:
+ Nhà nước ta ra đời là kết quả của cuộc
đấu tranh lâu dài, gian khổ của rất
nhiều thế hệ người Việt Nam.
+ Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân
dân, lấy lợi ích của dân tộc làm cơ bản.
Trang 23+ Trong thực tế, Nhà nước ta đã đứng ra
làm nhiệm vụ của cả dân tộc giao phó,
đã lãnh đạo nhân dân tiến hành các
cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc
lập, tự do của Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp
phần tích cực vào sự phát triển tiến bộ của thế giới.
Trang 24IV.Tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ.
Trang 25Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập
tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2-9-1945
Trang 26- Sau Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ
Chí Minh chỉ đạo tích cực tổ chức Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội và xây dựng Hiến pháp đầu tiên Cuối năm 1946,
Quốc hội lập ra Chính phủ liên hiệp
kháng chiến.
Trang 27Cử tri Hà Nội bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa 1 (6-1-1946)
Trang 28Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khoá I - Quốc hội đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946.
Trang 29Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa
Trang 302 Hoạt động quản lí nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống.
- Nhà nước dân chủ Việt Nam không thể
thiếu pháp luật.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan
tâm xây dựng một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa để đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân.
Trang 313 Xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức đủ đức và tài
Đội ngũ cán bộ, công chức phải là
những người vừa có đức vừa có tài,
trong đó đức là gốc; đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý, có hiệu quả Cụ
thể là:
- Tuyệt đối trung thành với cách mạng.
- Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi
chuyên môn, nghiệp vụ.
Trang 32- Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân
dân.
- Dám phụ trách, dám quyết đoán, dám
chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, “thắng không
kiêu, bại không nản”.
- Phải thường xuyên tự phê bình và phê
bình, luôn luôn có ý thức và hành
động vì sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước.
Trang 33V.Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong sạch
vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.
1 Đề phòng và khắc phục những
tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước.
Trang 34- Hồ Chí Minh chỉ rõ những tiêu cực và
nhắc nhở mọi người phải ra sức đề phòng và khắc phục là:
+ Đặc quyền, đặc lợi
+ Tham ô, lãng phí, quan liêu
+ “Tư túng”, “chia rẽ”, “kiêu ngạo“
- Người nhắc nhở cán bộ, công chức:
“phải ghi sâu những chữ “công bình, chính trực” vào lòng.
Trang 352 Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh
giáo dục đạo đức cách mạng.
- Xây dựng nhà nước phải nhấn mạnh
vai trò của pháp luật Nhưng không
thể đề cao một chiều của pháp luật mà
bỏ qua sự hỗ trợ của các yếu tố khác,
trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức
cách mạng.
Trang 36- Pháp luật và đạo đức có thể kết hợp
bổ sung cho nhau trong thực tế trị
nước.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn chú
trọng giáo dục đạo đức nhưng cũng
không ngừng nâng cao vai trò và sức mạnh của pháp luật Đi đôi với giáo
dục đạo đức, Người kịp thời ban hành pháp luật.
Trang 37Cám ơn thầy và các bạn đã
chú ý lắng nghe