Việc nắm vững những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và vận dụng của Đảng ta trong sự nghiệp đổi mới là rất quan trọng, khi hiểu và biết vận dụng sáng tạo tư tưởng đại đo
Trang 1MỤC LỤC
Nắm vững những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và vận dụng của Đảng ta trong sự nhiệp đổi mới, hiểu và nêu một số kỹ năng tổ chức, tập hợp đoàn kết Củng cố niềm tin vào nền tảng tư tưởng Đảng, rèn luyện ý thức học tập và hưởng ứng tích cực, hiệu quả cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạnh thời kỳ mới 3
B NỘI DUNG 3
C KẾT LUẬN 17
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài tiểu luận.
Đại đoàn kết là nội dung nổi bật, xuyên suốt trong tư tưởng cũng như trong thực tiễn của Hồ Chí Minh Việc nắm vững những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và vận dụng của Đảng ta trong sự nghiệp đổi mới là rất quan trọng, khi hiểu và biết vận dụng sáng tạo tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh sự nghiệp đổi mới đất nước và từ đó có kỹ năng tổ chức, tập hợp đoàn kết, củng cố niềm tin của bản thân, đồng chí, đồng nghiệp
và nhân dân vào nền tảng tư tưởng của Đảng, rèn luyện ý thức học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh Hưởng ứng tích cực hiệu quả các cuộc vận động, nhất là cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tuy nhiên, khối đại đoàn kết toàn dân tộc đang đứng trước những thách thức mới: Lòng tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ của một bộ phận nhân dân giảm sút, vì bất bình những bất công xã hội, tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí còn khá phổ biến và nghiêm trọng, kỷ cương phép nước nhiều lúc, có nơi không nghiêm, vấn đề đạo đức xã hội, trật tự an toàn xã hội còn phức tạp…, do nhiều nguyên nhân Qua tiếp thu chuyên đề tự chọn về vận dụng tư
Trang 2tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trong sự nghiệp đổi mới, tôi mạnh dạn
viết Tiểu luận với đề tài "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
ở Nghệ An trong sự nghiệp đổi mới” vận dụng khối kiến thức số 05 –
Chuyên đề tự chọn
2 Mục đích.
Đánh giá thực trạng chung, nêu được những kết quả, những tồn tại hạn chế của khối đại đoàn kết trong thời kỳ đổi mới của cách mạng Việt Nam và ở Nghệ An Làm rõ về kiến thức, kỹ năng, tư tưởng trong việc vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh hiện nay và trong sự nghiệp đổi mới Hiểu
và nắm được những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, đề xuất một số biện pháp thực hiện
3 Giới hạn
Nhận thức về tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh, vận dụng vào trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của Đảng ta và cụ thể ở tỉnh Nghệ An
4 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận, kết hợp sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trong sự nghiệp đổi mới của Đảng, liên hệ ở tỉnh Nghệ An, đề xuất một số biện giải pháp tổ chức thực hiện
5 Ý nghĩa thực tiễn
Trang 3Nắm vững những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
và vận dụng của Đảng ta trong sự nhiệp đổi mới, hiểu và nêu một số kỹ năng
tổ chức, tập hợp đoàn kết Củng cố niềm tin vào nền tảng tư tưởng Đảng, rèn luyện ý thức học tập và hưởng ứng tích cực, hiệu quả cuộc vận động “học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạnh thời kỳ mới
6 Cấu trúc tiểu luận: Có 4 phần chính, mở đầu, nội dung, kết luận, và
tài liệu tham khảo (chi tiết tại mục lục)
B NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận của nội dung nghiên cứu
1.1 Vị trí, vai trò của đại đoàn kết trong cách mạng Việt Nam
Đại đoàn kết là nội dung nổi bật, xuyên suốt trong tư tưởng cũng như trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh Theo số liệu thống kê cho thấy trong bộ Hồ Chí Minh Toàn tập (15 tập), các bài đề cập đến vấn đề đại đoàn kết chiếm tỷ lệ trên 40%, trong một số bài Bác nhiều lần nói đến đoàn kết, đại đoàn kết, như 19 lần trong “Diễn văn kỷ niệm Quốc khánh năm 1957”…
Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh là một tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh với kẻ thù của dân tộc, của giai cấp Dù hoàn cảnh, thời kỳ, từng giai đoạn của cách mạnh, trước yêu cầu nhiệm vụ khác nhau, phương pháp tập hợp lực lượng, đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạnh, là một chiến lược bất di, bất dịch Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, từ khi Đảng ra đời đến nay, Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn thi hành đường lối đại đoàn kết
Trang 4nhất quán, đúng đắn, có hình thức tổ chức phù hợp, đã phát huy được truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc, tạo sức mạnh vô địch cho cách mạng
Để chiến thắng kẻ thù và xây dựng xã hội mới thành công, theo Hồ Chí Minh cần phải đoàn kết mọi lực lượng Người khẳng định: “Đoàn kết là lực lượng mạnh nhất”, “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”, “Đoàn kết là sức mạnh,
là then chốt của thành công” Đoàn kết càng rộng rãi, chặt chẽ thì thắng lợi càng lớn Hồ Chí Minh nhận định: “Nhờ đại đoàn kết mà nhân dân Việt Nam
đã đánh thắng chủ nghĩa thực dân, làm Cách mạng Tháng Tám thành công và
đã kháng chiến thắng lợi Nhờ đại đoàn kết toàn dân mà nước Việt Nam nhất định sẽ thống nhất”, và Người khẳng định:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”
Đoàn kết là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng cách mạng Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết không đơn thuần là phương pháp tập hợp, tổ chức lực lượng yêu nước, cách mạng, mà cao hơn là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng cách mạng
Để đạt mục đích, nhiệm vụ đầu tiên của Đảng cách mạng là tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, hình thành nên khối đại đoàn kết dân tộc to lớn, mạnh mẽ Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đoàn kết là điểm mẹ Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu điều tốt” Do vậy, đại đoàn kết phải là điểm xuất phát, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ đường lối, chủ trương của Đảng ta
1.2 Nội dung đại đoàn kết
- Lực lượng đại đoàn kết
+ Lực lượng đại đoàn kết dân tộc: Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là
công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác Dó là nền gốc
của đại đoàn kết Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây Nhưng đã có nền, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác” Theo Hồ Chí
Trang 5Minh lực lượng đoàn kết dân tộc, bao gồm các gia cấp, các tầng lớp trong xã hội, các ngành, các giới, các lứa tuổi, các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam, đồng bào các tôn giáo, đảng phái,… hợp thành khối đại đoàn kết rộng rãi Trong khối đại đoàn kết đó, Hồ Chí Minh nêu rõ: Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc là khối liên minh công – nông
+ Lực lượng đại đoàn kết quốc tế: Hồ Chí Minh xác định lực lượng đoàn kết quốc tế bao gồm: Phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế; Phong trào hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới
- Hình thức tổ chức đại đoàn kết
+ Đoàn kết toàn dân tộc: Hình thức tổ chức đoàn kết này theo Hồ Chí Minh là đoàn kết trong Mặt trận thống nhất Mặt trận là một liên minh chính trị nhằm đoàn kết rộng rãi các tổ chức yêu nước vào một khối thống nhất, đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Mặt trận là phương tiện thực hiện mục đích đại đoàn kết Hồ Chí Minh yêu cầu: Mặt trận phải lấy khối liên minh công-nông-trí làm nền tảng; Khối đoàn kết trong Mặt trận chỉ
có thể được củng cố và phát triển bền chặt khi nó được Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo Đảng lãnh đạo thông qua phương pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục, thông qua tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ đảng viên; Đảng thể hiện sự lãnh đạo đó theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ
+ Đoàn kết quốc tế: Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế, Hồ Chí Minh đã xây dựng các hình thức Mặt trận đoàn kết quốc tế phù hợp và đạt hiểu quả Đối với các nước láng giềng, chung kẻ thù và nguyện vọng độc lập dân tộc, Hồ Chí minh xây dựng Liên minh chiến đấu ba nước Đông Dương (Việt Nam-Lào-Cămpuchia), lập Mặt trận Thống nhất các dân tộc Việt-Miên-Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược Xây dựng Liên minh hữu nghị hợp tác và tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, tranh thủ giúp đỡ trong cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, vì hòa
Trang 6bình, chính nghĩa của nhân dân ta, trên tinh thần “Bốn phương vô sản đều là anh em” Đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới, Hồ Chí Minh xây dựng Mặt trận đoàn kết với phong trào hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới
1.3 Nguyên tắc đại đoàn kết
- Đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở thống nhất giữa lợi ích của quốc gia dân tộc với quyền lợi cơ bản của các tầng lớp cơ bản của các giai tầng trong xã hội Theo Hồ Chí Minh, thực hiện đại đoàn kết dân tộc phải trên
cơ sở nhận thức và giải quyết tốt mối quan hệ cốt lõi giữa dân tộc và giai cấp Dân tộc – giai cấp là thể thống nhất biện chứng, Dân tộc là cái tổng thể, giai cấp là cái bộ phận Hồ Chí Minh đã tìm ra mẫu số chung để đoàn kết toàn dân tộc, đó là Độc lập tự do Chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do” vừa là mục tiêu, động lực của Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam, là chìa khóa vạn năng, điểm hội tụ thắng lợi của chiến lược Đại đoàn kết Hồ Chí Minh
- Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của nhân dân Hồ Chí Minh đã kế thừa và nâng cao tư duy chính trị truyền thống dân tộc “Nước lấy dân làm gốc”, quán triệt nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” Dân là gốc rễ, là nền tảng của đại đoàn kết; Dân là chủ thể của đại đoàn kết; Dân là nguồn sức mạnh vô tận, vô địch của khối đại đoàn kết; Dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng Cộng sản và hệ thống chính trị
- Đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đoàn kết lâu dài chặt chẽ Hồ Chí Minh nhận thức rằng đoàn kết là tập hợp lâu dài, bền vững của các lực lượng xã hội có định hướng, có tổ chức, có lãnh đạo; Đoàn kết trên lập trường vô sản, theo ngọn cờ chủ nghĩa Mác-Lênin, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
- Đại đoàn kết phải chân thành, thẳng thắn, thân ái; đòa kết phải gắn với tự phê và phê bình Hồ Chí Minh xóa bỏ thành kiến, tập hợp mọi lực
Trang 7lượng, lôi kéo họ về với dân tộc, vừa thể hiện lòng nhân ái, khoan dung, vừa đấu tranh để củng cố đoàn kết Người nói: “Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”
1.4 Phương pháp đại đoàn kết
- Phương pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục, để thức tỉnh mọi người, họ tự nguyện, tự giác đoàn kết thành một khối Nội dung tuyên truyền vừa phải đáp ứng nguyện vọng, quyền lợi của quần chúng, vừa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng; Hồ Chí Minh yêu cầu ngắn gọn, dễ hiểu, vừa trí thức, và bình dân, vừa sâu sắc, vừa giản dị, dùng ngôn ngữ thông thường, gần với người dân Việt Nam; Người phải nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, là tấm gương, mẫu mực từ lời nói đến việc làm
- Phương pháp tổ chức cần khoa học Đó là phương pháp xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống chính trị, bào gồm: Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng Đảng là hạt nhân lãnh đạo khối đại đoàn kết, phải
đề ra đường lối đại đoàn kết đúng đắn, Đảng phải đoàn kết, thống nhất trong
cả tư tưởng và hành động; Nhà nước là người tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động của đời sống xã hội, mỗi chủ trương, chính sách, việc làm của Nhà nước đều tác động trực tiếp đến cuộc sống, lợi ích, tâm tư, tình cảm của nhân dân; Mặt trận và các đoàn thể quần chúng là cái vỏ vật chất của khối đại đoàn kết, là sợi dây gắn kết Đảng với dân
1.5 Phương pháp xử lý và giải quyết các mối quan hệ Phương pháp
đại đoàn kết Hồ Chí Minh là sự kết hợp đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, nhằm mở rộng đến mức cao nhất trận tuyến cách mạng và thu hẹp đến mức tối đa trận tuyến thù địch Xử lý khoa học mối tương quan các lực lượng ở ba tuyến: Cánh mạng – trung gian – phản cách mạng; Kết hợp giữa chiến lược và
Trang 8sách lược, cứng rắn về nguyên tắc và mềm dẻo trong biện pháp, thực hiện phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”
1.6 Đoàn kết dân tộc phải gắn với đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Hồ Chí Minh đã gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới Đoàn kết dân tộc
là cơ sở để thức hiện đoàn kết quốc tế Theo Hồ Chí Minh, cần: Xây dựng tình đoàn kết hữu nghị hợp tác với các dân tộc và gia cấp vô sản các nước Chính sách đoàn kết quốc tế là hòa bình, hữu nghị hợp tác với tất cả các nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Đề cao độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đồng thời tranh thủ đến mức cao nhất sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới
2 Thực trạng của khối đại đoàn kết trong thời kỳ đổi mới
2.1 Đánh giá tình hình chung
- Tình hình thế giới thay đổi nhanh, phức tạp, khó lường Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng tranh chấp, xung đột, chiến tranh, khủng bố vẫn diễn ra gay gắt, nhiều nơi, an ninh nhiều vấn đề (tài chính, năng lượng, biến đổi khí hậu,…) diễn biến phức tạp, cần có sự hợp tác mới giải quyết được Toàn cầu hóa và cách mạng khoa học-công nghệ phát triển mạnh, thúc đẩy hình thành xã hội thông tin, kinh tế tri thức; kinh tế thế giới còn khó khăn, bất ổn, cạnh tranh, giành giật tài nguyên, thị trường, công nghệ, nguồn lực, vốn gay gắt Cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc tiếp tục có những diễn biến phức tạp, còn nhiều bất ổn trong khu vực, tồn tại nhiều nhân tố gây mất
ổn định, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo diễn ra phức tạp
- Tình hình trong nước, và ở tỉnh Nghệ An:
+ Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tình hình và bối cảnh nêu trên sẽ tạo ra cả những thời
Trang 9cơ và thách thức đan xen trong sự nghiệp đổi mới đất nước, của tỉnh Tư tưởng đoàn kết Hồ Chí Minh đã được Đảng ta quán triệt, vận dụng thể hiện trong các Văn kiện Đại hội của Đảng, đặc biệt từ Đại hội VI đến Đại hội XI,
kể cả trong Văn kiện (dự thảo) chuẩn bị trình Đại hội XII và một số Nghị quyết chuyên đề về xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc; Đảng bộ Nghệ An đã kế thừa tinh thần của Đảng, cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng ta vào các Văn kiện các kỳ Đại hội, nhất là Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015-2020 vừa tổ chức thành công, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, tạo được những chuyển biến tích cực về nhận thức
và hành động cũng như những hạn chế và khiếm khuyết cần phải khắc phục, nhưng cũng cần tập trung giải quyết và rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc
để tiếp tục củng cố, xây dựng đoàn kết thực sự trong Đảng
+ Thành tựu và kinh nghiệm sau hơn 30 năm đổi mới đã tạo thế và lực, sức mạnh tổng hợp to lớn trên mọi lĩnh vực, tình hình kinh tế-xã hội ổn định, nền kinh tế phát triển nhanh, có đà tăng trưởng; Những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị dần được khắc phục; Nhân dân phát huy tốt truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa Tuy nhiên nước ta nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng vẫn đứng trước nhiều thách thức, thời cơ lớn đan xen, tác động, diễn biến phức tạp: Nguy cơ tụt hậu, tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân; Biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” diễn biến phức tạp Các thế lực thù địch thực hiện nhiều âm mưu, bằng những thủ đoạn hòng làm thay đổi chế độ chính trị nước ta; Ở địa phương Nghệ An là nôi các phong trào cách mạng, có vị trí chiến lược quan trọng nên tình hình lợi dụng, kích
Trang 10động tôn giáo, dân tộc nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, các tệ nạn xã hội, nơi diễn ra nhiều vụ việc, vụ án lớn, lại là vùng đặc thù, có biên giới tiếp giáp với Lào, vùng Tây Nghệ An vấn đề quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn
xã hội tiền ẩn phức tạp
2.2 Những mặt đạt được
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết, quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia quản lý các lĩnh vực (nhà nước, kinh tế, xã hội,…) từng bước được phát huy, đã tích cực động viên nhân dân phấn khởi đẩy mạnh sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh Việc tập hợp nhân dân hiệu quả, bằng nhiều hình thức, đa dạng, có bước phát triển mới Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức thành viên được mở rộng, vai trò, vị trí trong xã hội được nâng cao, nội dung hoạt động phong phú, thiết thực hơn, đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia các cuộc vận động, các phòng trào thi đua yêu nước Khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh công-nông-trí được tiếp tục mở rộng, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định chính trị xã hội của đất nước Thực hiện tốt chính sách đối nội, đối ngoại có hiệu quả
2.3.Những hạn chế
Khối đại đoàn kết toàn dân tộc đang đứng trước những thách thức mới: Lòng tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ của một bộ phận nhân dân giảm sút,
vì bất bình những bất công xã hội, tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí còn khá phổ biến và nghiêm trọng, kỷ cương phép nước nhiều lúc, có nơi không nghiêm, vấn đề đạo đức xã hội, trật tự an toàn xã hội còn phức tạp Các
vụ khiếu kiện đông người, vượt cấp, việc giải quyết mối quan hệ dân tộc, tôn giáo vẫn là vấn đề tiềm ẩn phức tạp, như Tây Nghệ An, các vụ việc liên quan