V ì thế nhóm em chọn đề tài “TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠO CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC” để làm rõ một tưởng nhân đạo của Hồ Chí Minh Trong quá trình tìm hiểu và hoàn
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học cơ bản trong các trường Đại Học và CaoĐẳng Với những t ư tưởng khoa học gắn liền với hoạt động th ực loài người Chính vìvậy, các trường ĐH, CĐ đã áp dụng giảng dạy cho sinh viên thuộc tất cả các chuyênngành đào tạo
Bên cạnh đó, trong xu hướng hội nhập với thế giới, giáo dục Việt Nam đangtừng bước đẩy mạnh việc tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức về “Tư tưởng Hồ Chí Minh”,nhằm mở rộng tầm hiểu biết uyên sâu về những về những chân lý, cũng như biết rõđường lối Cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
V ì thế nhóm em chọn đề tài “TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠO CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC” để làm rõ một
tưởng nhân đạo của Hồ Chí Minh
Trong quá trình tìm hiểu và hoàn thành bài tiểu luận này không thể không tránhkhỏi những thiếu sót và hạn chế Nhóm FRIENDSHIP rất mong nhận được những ýkiến đóng góp của cô, cùng các bạn để lần làm sau được hoàn thiện hơn
Mọi góp ý xin gửi về email: phanvanquoc350_ngoc267@yahoo.com.com
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 3
PHẦN MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là thuật ngữ dùng để đề cập về những tư tưởng của HồChí Minh được Đảng Cộng sản Việt Nam đúc kết lại, sử dụng như là hệ thống tưtưởng chính trong nước hiện nay, bên cạnh chủ nghĩa Marx Lenin Theo đó, hệ thống
tư tưởng này bao gồm những quan điểm về những vấn đề cơ bản của cách mạng ViệtNam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; vậndụng và phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh chủ yếu được đưa ra trong thời kỳ đấu tranh giải phóngdân tộc chống thực dân Pháp, trước cách mạng tháng 8 và một số được đúc kết sau nàytrong suốt quá trình chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, xây dựng Đảng Cộng sản
và chính quyền cộng sản Theo nhận định, đây là sự kết hợp của các luồng tư tưởng vàvăn hóa của Việt Nam, cách mạng Pháp, tư tưởng tự do của Hoa Kỳ, lý tưởng cộngsảnMarxLenin, tư tưởng văn hóa phương Đông
Hiến pháp 1992 và Điều lệ của Đảng Cộng Sản Việt Nam đều lấy Tư tưởng HồChí Minh cùng với chủ nghĩa Marx-Lenin làm nền tảng định hướng cho sự phát triểncủa Việt Nam và Đảng
Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam cùng các quan điểm chính thống ở ViệtNam hiện nay đều thống nhất đánh giá Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cách vận dụngsáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, và trong thực tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng Cộng SảnViệt Nam và của dân tộc Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng rất nhiều trong cách Mạng, v à một trong
những số đó là TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠO CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC.
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 Hoàn cảnh lịch sử và con đường cứu nước của Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung (1), sinh ngày
19-5-1890, tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng LâmThịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnhNghệ An), trong một gia đình nhà Nho, nguồn gốc nông dân Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy), sinh năm 1862, mất năm
1929, quê ở làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen) cùng thuộc xã Chung Cự, nay là
xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Ông Nguyễn Sinh Sắc xuất thân từ giađình nông dân, mồ côi cha mẹ sớm, từ nhỏ đã chịu khó làm việc và ham học
1.Hoàn cảnh ra đời của Tư tưởng Hồ Chí Minh
Khi nước ta nằm dưới sự cai trị của triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp.Năm 1883, triều đình Huế ký kết Hiệp ước Harmand với đế quốc Pháp, thừa nhậnquyền bảo hộ của họ trên khắp An Nam.[4] Từ sau Hiệp ước Patenôtre năm 1884, Việt
Nam trở thành một nước phong kiến nửa thuộc địa.
Có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy chống thực dân Pháp
Trong xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn
+Mâu thuẫn giữa người dân lao động và triều đình phong kiến
+Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp
+Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp tư sản
Dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lậpcho mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những truyền thống tốtđẹp và cao quý
- Trước hết, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường trong đấu tranh dựngnước và giữ nước Chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch
sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất trong bảng giá trị văn hóa – tinh thần việt Nam.Mọi học thuyết đạo đức, tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam đều được tiếpnhận khúc xạ qua lăng kính của tư tưởng yêu nước đó
- Thứ hai, là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái.Truyền thống này cũng hình thành cùng với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh vànhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm Bước sang thế kỷ
Trang 5XX, mặc dù xã hội Việt Nam đã có sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu giai cấp – xã hội,nhưng truyền thống này vẫn bền vững Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy sức mạnhcủa truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân tương ái thể hiện tập trung trongbốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh).
- Thứ ba, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời.Tinh thầ lạc quan đó có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, tin vào sựtất thắng của chân lý, chính nghĩa Hồ Chí Minh là hiện thân của truyền thống lạc quanđó
- Thứ tư, dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo,ham học hỏi và mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại Người việt Nam
từ xưa đã rất xa lạ với đầu óc hẹp hòi, thủ cựu, thói bài ngoại cực đoan Trên cơ sở giữvững bản sắc của dân tộc, nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu, cải biến những cáihay, cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị riêng của mình Hồ Chí Minh làhình ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền thống đó
Tinh hoa văn hóa nhân loại
Hồ Chí Minh xuất thân trong gia đình khoa bảng, từ nhỏ Người đã được hấp thụmôt nền Quốc học và Hán học khá vững vàng Khi ra nước ngoài, Người có thể viếtvăn Anh, văn Pháp sắc sảo như một nhà báo phương Tây thực thụ, nhưng khi có nhucầu “tự bạch” thì Người làm thơ bằng chữ Hán Chính điều đó tạo điều kiện cho Ngườitiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại và làm nên nét đặc sắc ở Hồ Chí Minh, mộtcon người biểu tượng cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông – Tây
- Tư tưởng văn hóa phương Đông
+ Nho giáo Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, nhưng nho giáo cũng cónhiều yếu tố tích cực, nên có ảnh hưởng khá lâu dài trong lịch sử Đó là triết lý hànhđộng, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; lý tưởng về một xã hội bình trị; triết lýnhân sinh: tu thân dưỡng tính góp phần đề cao văn hóa, lễ giáo, đề cao tinh thần hiếuhọc
Hồ Chí Minh đã khai thác nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp đểphục vụ cho nhiệm vụ cách mạng Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cáchmạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước đểlại” (2)
Trang 6+ Hồ Chí Minh cũng nghiên cứu và thấu hiểu tư tưởng của các nhà tư tưởngphương Đông như Lão tử, Mặc tử, Quản tử Khi đã trở thành người mácxít, Hồ ChíMinh vẫn tìm hiểu thêm về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn Hồ Chí Minh đãbiết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và văn hóa phương Đông để phục vụcho sự nghiệp cách mạng của Người.
- Tư tưởng và văn hóa phương Tây
+ Ngay từ khi còn học ở Trường tiểu học Đông Ba rồi vào Trường Quốc họcHuế, Hồ Chí Minh đã làm quen với văn hóa Pháp Đặc biệt, Người rất ham mê mônlịch sử, và say sưa tìm hiểu cuộc Đại cách mạng Pháp 1789
+ Khi xuất dương, Người đã từng sang Mỹ, đến sống ở New York, làm thuê ởBruclin và thường đến thăm khu Haclem của người da đen Người thường suy nghĩ về
tự do, độc lập, quyền sống của con người được ghi trong Tuyên ngôn độc lập 1776của nước Mỹ
+ Đến Pháp, Hồ Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tưtưởng khai sáng như tinh thần pháp luật của Môngtétxkiơ, khế ước xã hội của Rútxô
Tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng của Người.+ Hồ Chí Minh hình thành phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống thựctiễn Người học được cách làm việc dân chủ trong cách sinh hoạt khoa học ở Câu lạc
bộ Phôbua (Faubourg), trong sinh hoạt chính trị của Đảng xã hội Pháp
Chủ nghĩa Mác – Lênin, cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của
tư tưởng Hồ Chí Minh
- Tác động của mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với dân tộc và thời đại đãđưa Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin, từ người yêu tước trở thành ngườicộng sản Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin HồChí Minh đã hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyềnthống dân tộc cũng như của tư tưởng – văn hóa nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởngcủa mình Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác – Lênin, những phạmtrù cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong những phạm trù cơ bản của lý luậnmác – Lênin
- Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh
- Trước hết, đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong nghiên cứu, tìm hiểu
Trang 7- Đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại,vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhânquốc tế.
- Đó là ý chí của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cáchmạng, một trái tim yêu nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổ sẵn sàngchịu đựng những hy sinh cao nhất vì độc lập của tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồngbào
Chính những phẩm chất cá nhân cao đẹp đó đã quyết định việc Hồ Chí Minh tiếpnhận, chọn lọc, chuyển hóa phát triển những tinh hoa của dân tộc và thời đại thành tưtưởng đặc sắc của mình
Trang 8Chương 2 Sự nhân đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh
1.Hồ Chí Minh qua quan niệm về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạođức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng,lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng chocán bộ, đảng viên và nhân dân Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần
50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn
đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cáchmạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải cóđạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻvang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Người viết: “Cũng như sông thì
có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốcthì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấycũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân
tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều
do cán bộ tốt hay kém” Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa
là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài Người cho rằng có tài mà không có đức làngười vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó Cho nên, đức
là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng
- Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạngViệt Nam gồm những điểm sau:
Một là: trung với nước hiếu với dân
Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác
Từ khái niệm cũ "trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức truyền thống của
xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, phảnánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân” Đó là một cuộccách mạng trong quan niệm đạo đức
“Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổquốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua,
kẻ thù nào cũng đánh thắng” Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa
Trang 9là định hướng chính trị-đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong cuộcđấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau
Hai là: yêu thương con người
Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện và độc đáo Hồ ChíMinh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đứccao đẹp nhất Người dành tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ Nhữngngười lao động bị áp bức bóc lột, Người viết: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, hammuốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự
do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành"
Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệt họ ởmiền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay gái không phân biệt một ai, khôngtrừ một ai, hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái củaNgười
Tình yêu thương của Người còn thể hiện đối với những người có sai lầm khuyếtđiểm Với tấm lòng bao dung của một người cha, Người căn dặn, chúng ta: "Mỗi conngười đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi conngười nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của ngườicách mạng Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc vànhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong conngười nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời"
Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng: Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau,nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người
Ba là: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư - Theo Hồ Chí Minh thì: Cần tức làlao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; laođộng với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc củachúng ta"
Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân,của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộnglại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trươnghình thức, không liên hoan, chè chén lu bù
Trang 10Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn
của công và của dân"; "không xâm phạm một
đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân
dân" Phải "trong sạch, không tham lam"
"Không tham địa vị Không tham tiền tài
Không tham sung sướng Không ham người
tâng bốc mình Vì vậy mà quang minh chính
đại, không bao giờ hủ hoá"
Chính, "nghĩa là không tà, thẳng thắn,
đứng đắn" Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn
tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình
Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữthái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc
Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà
Chí công vô tư, Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, vớiviệc" “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mìnhnên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"
Bốn là :tinh thần quốc tế trong sáng Đó là, tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà
Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề "Bốn phương vô sản đều là anh em"; là tinhthần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, mà Hồ ChíMinh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình vàbằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc
2.Con đường cứu nước của Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong lòng một dân tộc giàu truyềnthống nhân ái Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh lúc đầu thể hiện ở những yêu cầu nhânbản bao quát nhất Đó là tư tưởng đòi lại cho con người những gì mà con người vốn
có, trước hết là quyền được sống, theo nghĩa "người ta sinh ra ai cũng có quyền đượcsống, quyền mưu cầu hạnh phúc" Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được nâng lên tầmcao hơn khi ở Người hội tụ những tư tưởng tiến bộ toàn nhân loại, trong đó có các hệ
tư tưởng nhân văn Phục hưng, Khai sáng Đặc biệt, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
Trang 11chỉ thật sự trở thành lý luận khoa học, học thuyết vững chắc khi Người thấm nhuần tưtưởng cộng sản chủ nghĩa của các lãnh tụ thiên tài C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I Lênin.Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh xuất phát từ tình yêu thương củanhững người đồng cảnh ngộ, mất nước, bị nô lệ, cùng chung số phận bị áp bức bóc lột,
đi tìm lối thoát cho dân tộc Khi bôn ba nơi hải ngoại, chứng kiến cảnh bị áp bức bóclột của công nhân, của nhân dân lao động các nước tư bản chủ nghĩa, chứng kiến cảnh
bị áp bức của nhân dân các thuộc địa khác,tình yêu thương con người ở Người mởrộng sang yêu thương những người cùng cảnh ngộ, những người lao động nghèo đói,những người thuộc các dân tộc Việt Nam Xuất phát từ tình yêu thương ấy mà Người
đã đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc, giải phóng khỏi mọi áp bức, bất công.Mục tiêu của Hồ Chí Minh đã từng nói rõ trong lời ra mắt của báo Người cùng khổ (LeParia) năm 1921: "đi từ giải phóng những người nô lệ mất nước, những người lao độngcùng khổ đến giải phóng con người"
Tư tưởng hồ chí minh về bạo lực cách mạng khác hằn tư tường hiếu chiến cùacác thế lực đế quốc xâm lược.xuất phát từ lòng yêu thương con người, quý trọng sinhmạng con người.người lun tranh thù khà năng giành và giũ chính quyền ít đỗ máu.Trong cuộc cách mạng tháng tám 1945,với sự lãnh đạo sáng suốt của người, đảng ta đảnắm bắt được thời cơ tiến hành biểu tình giành chính quyền trên khắp cả nước.cuộccách mạng thắng lợi vẻ vang,hạn chế xương máu của đồng bào ta đây chính là cuộchồi sinh vĩ đại của một dân tộc đoàn kết: thực sự đoàn kết, biết đoàn kết và đoàn kếtđúng lúc, kịp thời
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Người đề ra nhữngnhiệm vụ cấp bách là diệt giặc đói và diệt giặc dốt cùng với việc chống giặc ngoạixâm Trước mắt phải xóa đói nghèo, làm cho kinh tế phát triển "làm cho người nghèothì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu và người khá giàu thì giàu thêm" Kinh tế có pháttriển, đời sống đồng bào có ấm no thì đất nước mới cường thịnh Người từng nói: Tôithấy các cháu bụng ỏng, mắt choẹt, tôi hết sức đau lòng" Người yêu cầu những ngườilãnh đạo chính quyền phải chăm lo đến đời sống nhân dân, phải chăm lo từ việc
"tương cà, mắm muối của dân", không được áp bức quần chúng nhân dân
Người chăm lo đến việc nâng cao dân trí, chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ, pháttriển giáo dục Người từng nói "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" Người yêu cầuđảng cầm quyền phải chăm lo đến nâng cao trình độ học vấn cho nhân dân, chăm lo
Trang 12phát triển mọi mặt của dân tộc ta Người thường nói chế độ thực dân đã dùng mọi thủđoạn ngu dân để đầu độc dân tộc ta, để hủ hóa nhân dân ta bằng những thói xấu nhưlười biếng, gian xảo, tham ô Cho nên phải làm sao để dân tộc Việt Nam trở thành mộtdân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Namđộc lập, "sánh vai với các cường quốc năm châu"
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh không chỉ giới hạn ở nhân dân ViệtNam mà ở tình bác ái bao la Người từng vạch rõ: "Trừ bọn Việt gian bán nước, trừbọn phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với tất cảnhững người khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ Phải thực hành chữ Bác-Ái" Người còn nói "Lòng yêu thương của tôi đối với nhân dân và nhân loại không baogiờ thay đổi" và trước lúc đi xa, Người viết "Đầu tiên là vấn đề con người" và "Cuốicùng tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội,cho các cháu thanh niên và nhi đồng Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí,các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế"
Nguòi luôn tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang tận dụng mọi khà nănggiải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, chủ động đàm phán thương lượng chấpnhận những nhượng bộ có nguyên tắc mà tiêu biểu là việc bác kí hiệp định sơ bộ6/3/1946 và tạm ước 14/9 với pháp nhằm duổi quân tưởng tránh cho nước ta phải dốiđầu với nhiều kẻ thù cùng lúc tránh làm tổn hại đến xương máu của đồng bào ta
Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắc buộc cuối cùng Chỉ khi khôngcòn khả năng hòa hoản khi kẻ thù ngoan cố bám giữ lập trường thực dân chỉ muốngiành thắng lơi bằng quân sự thì hồ chí minh mới kiên quyết phát động chiến tranh.cuối năm 1946, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủCộng hoà với Pháp, vào giữa năm 1946, để công nhận một nước Việt Nam độc lập,không thành công Pháp quyết gây chiến tranh, liên tiếp gây ra các cuộc thảm sát ở HảiPhòng và Hà Nội Sau đó Pháp đòi tước vũ khí của Việt Minh Chiến tranh xảy ra trêntoàn quốc đêm 19/12/1946 bởi trận đánh Hà Nội 1946 Ngày 3 tháng 12 năm 1946,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về làng Vạn Phúc, Hà Đông, sống trong nhà ông Nguyễn
Văn Dương Tại đây, vào ngày 19 tháng 12, trên căn gác xép nhỏ ông đã viết Lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến, dùng để phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối
năm, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vớiPháp, vào giữa năm 1946, để công nhận một nước Việt Nam độc lập, không thành
Trang 13công Câu nói Quyết tử để cho Tổ quốc quyết sinh trong một bức thư của Hồ Chí Minh
gửi những người lính của Việt Minh ở Hà Nội những ngày đầu toàn quốc kháng chiến
đã được nhắc đến như một biểu tượng cho sự hy sinh vì đất nước Việt Nam
Sự nhân đạo trong tthcm còn dược thể hiện ở việc đối xử nhân đạo với tù
binh,hàn binh chiến tranh theo dung công ước giơnevơ
Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng kiệt xuất của các anh hùng, hào kiệt của dân tộcnhư Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi về sức mạnh của nhân dân "Khoan thư sức dân đểlàm kế bền gốc, sâu rễ", "đẩy thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân" Ngườicòn kế thừa tư tưởng nhân văn "lấy dân làm gốc" và chủ nghĩa nhân đạo hiện thực củahọc thuyết Mác để hình thành tư tưởng nhân văn mới, tin tưởng mãnh liệt vào sứcmạnh, tính chủ động, sáng tạo của quần chúng nhân dân và lòng tôn trọng, kính trọngnhân dân lao động Người nói "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân Trongthế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân"
Trong điều kiện bị đế quốc thực dân thống trị, kẻ thù đàn áp dã man, cùng vớichính sách ngu dân của chúng, người dân các nước thuộc địa tưởng chừng không thểgượng dậy nổi, song Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tin tưởng ở nhân dân mình, dân tộcmình " đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương đang dấu một cái gì đangsôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến " và sự tànbạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: chủ nghĩa xã hội chỉ cần phải làm cáiviệc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi Trong quá trình đấu tranh,Người đã làm cho nhân dân thế giới nhận thức rõ vấn đề thuộc địa, đoàn kết giúp đỡphong trào giải phóng dân tộc là giúp đỡ cho chính mình
Người nhận thấy rõ vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng,
"người là gốc của làng nước", "nước lấy dân làm gốc", "gốc có vững cây mới bền",
"xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân" Người còn nói rằng: "Dân như nước, mình nhưcá", "lực lượng nhiều là ở dân hết" "Công việc đổi mới là trách nhiệm ở dân" Do đó,Người yêu cầu "Đem tài dân, sức dân, của dân, làm lợi cho dân"
Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện Con người không phải
là thần thánh, có cả cái tốt và cái xấu Bởi vậy, theo Người phải "làm cho phần tốttrong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi" Người yêucầu phải thức tỉnh, tái tạo lương tâm, đánh thức những gì tốt đẹp trong con người.Ngay cả đối với những người lầm đường lạc lối, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất khoan
Trang 14dung, độ lượng: "Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài Nhưng vắn dài đều họplại nơi bàn tay Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế nàyhay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng xây dựng "con người mới" vì đây làđộng lực quyết định hướng đi lên của xã hội Việt Nam tương lai Người đòi hỏi phải
có chiến lược trồng Người Con người mới vừa là nhân vừa là quả của quá trình đấutranh xây dựng xã hội mới Theo Người, con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Namphải có tinh thần làm chủ xã hội "đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan gánhvác, không ỷ lại, không ngồi chờ" Con người mới phải có tri thức văn hóa và khoahọc, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ Con người mới phải có phẩm chất đạo đứccách mạng "cần, kiệm, liêm, chính', "Chí công, vô tư" Phải nghiêm khắc chống chủnghĩa cá nhân Nhưng chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là phủ định lợi íchchính đáng của cá nhân Người nói: "Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trườngriêng, đời sống riêng của bản thân và gia đình Nếu lợi ích cá nhân đó không trái vớilợi ích tập thể thì không phải là xấu".Theo Người, con người mới Việt Nam là conngười phải mang đậm truyền thống dân tộc, đồng thời giàu chất quốc tế xã hội chủnghĩa
Một điểm rất nổi bật là tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh có tính vượt thời đại Đó
là sự tuyệt đối tin tưởng vào thắng lợi ngày mai, lo cho tương lai của đất nước Trongchiến tranh ác liệt, vận mệnh đất nước lâm nguy, nhưng với nhãn quan duy vật biệnchứng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy được thắng lợi tất yếu của cách mạng Việt Nam.Thật hiếm thấy ở một vị lãnh đạo quốc gia nào mà sự quan tâm đến con người, đếnnhân dân lại được đặt lên tầm lớn lao, sâu sắc nhưng hết sức cụ thể, thiết thực như ởChủ tịch Hồ Chí Minh Tính nhân văn cao cả trong tư tưởng Hồ Chí Minh là đặt hạnhphúc nhân dân lên trên hết ở Hồ Chí Minh, nhân dân không phải là một khái niệmchung chung, mơ hồ mà là cộng đồng Việt Nam, là đồng bào, là từng con người, từngcuộc đời, từng hoàn cảnh cụ thể Cho đến lúc đi xa, Người chỉ nghĩ đến sự đoàn kếttoàn dân, sự phát triển và tiến bộ của Đảng, của dân tộc; Người vẫn dành muôn vàntình thương yêu cho mọi người
Cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình mẫu của con người nhân văn của thời đại mới Trong con người Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa lòng yêu thương
Trang 15con người với lòng tin, sự tôn trọng và ý chí
cùng hành động triệt để giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội, giải phóng con người
2 Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng Việt
Nam
Bác Hồ kính yêu, Người đã cống hiến cả
đời mình cho dân tộc Việt Nam Trong cuộc
đời làm cách mạng, Người đã "quên mình cho
hết thẩy" để giải phóng, giữ gìn và phát huy sức mạnh Việt Nam Trong đó, thế hệthiếu niên, nhi đồng được Người đặc biệt quan tâm và dành cho tình thương yêu vôhạn
Bác xót xa khi phải chứng kiến cảnh cơ cực lầm than của trẻ em lúc vận nướcgian nan Bác đau đớn, thốt lên: "Vì ai nên nỗi thế này? Vì ai ta phải…" và Bác chỉ kẻthù là:
“Vì giặc Nhật giặc Tây bạo tàn
Khiến ta mất nước nhà tan
Trẻ em cũng bị cơ hàn xót xa”
Từ xót xa ấy, từ nguyên nhân ấy, Bác đã vận động, giáo dục, giác ngộ các cháuphải hành động:
"Vậy nên trẻ em nước ta
Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh
Người lớn cứu nước đã đành
Trẻ em cũng góp phần mình một tay"
rồi Bác kêu gọi các cháu hăng hái, tự nguyện tham gia Hội nhi đồng cứu quốc,một tổ chức của Mặt trận Việt Minh:
“Nhi đồng cứu quốc hội ta
Ấy là lực lượng, ấy là cứu tinh
Ấy là bộ phận Việt Minh
Dân mình khắc cứu dân mình mới xong"
Tình yêu thương của Bác không chỉ là xót xa mà đã trở nên cụ thể, mạnh mẽ vàđầy thuyết phục