1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam

42 576 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 221,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦUTại sao Điều 16 của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp lại nhấn mạnh rằng: "Một xã hội trong đó không bảo đảm việc sử dụng các quyền và không thực hiện sự phân q

Trang 1

MỞ ĐẦU

Tại sao Điều 16 của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp lại nhấn mạnh rằng: "Một xã hội trong đó không bảo đảm việc sử dụng các quyền và không thực hiện sự phân quyền thì không có Hiến pháp"(1); hay tại sao

Điều 13 của Tuyên ngôn về chủ quyền quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga lại khẳng định: "Việc phân công các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga như là một nhà nước pháp quyền"(2) ?

Để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân - một nhiệm vụ đã được Đảng ta đề ra trongcác Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, và X, thì việc vậndụng những hạt nhân tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong tổ chức

và xây dựng bộ máy nhà nước Việt Nam theo hướng dân chủ, tiến bộ, khoa học

và nhân đạo là điều tất yếu Điều đó đã được thể hiện rõ trong Văn kiện đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân,

do dân, vì dân Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”

Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trang 2

NỘI DUNG

Về mặt khoa học, chủ nghĩa Mác coi phân quyền thực chất chỉ là sự phâncông lao động bình thường trong nội bộ bộ máy nhà nước, với một số nhân viênlàm công việc lập pháp, một số làm công việc hành pháp, và một số làm côngviệc tư pháp; sự chuyên trách ấy nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhànước, cũng giống như sự phân công lao động nhằm nâng cao năng suất trong cácnhà máy công nghiệp của chủ tư bản

Trong suốt một thời kỳ dài, các học giả của chủ nghĩa cộng sản đều gán tưtưởng phân quyền cũng như nguyên tắc phân quyền cho bộ máy nhà nước tưsản, mà phủ nhận việc áp dụng nó trong tổ chức bộ máy nhà nước xã hội chủnghĩa

Ở Việt Nam cũng đã có một thời kỳ như vậy Do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ

từ Hiến pháp Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết 1977, mà bản Hiến pháp năm

1980 của nước ta được xem là biểu hiện cao độ nhất của nguyên tắc tập quyền:chỉ có chức năng tư pháp là được tách ra tương đối độc lập, còn chức năng lậppháp và hành pháp thì gần như nhập lại làm một

Nhưng ngày nay quá trình hội nhập quốc tế, cũng như nhiệm vụ xây dựngNhà nước ta theo hướng nhà nước pháp quyền đã đặt ra đòi hỏi phải xem xétnhững giá trị tiến bộ, tích cực của tư tưởng phân chia quyền lực, phải áp dụngnhững hạt nhân hợp lý của nó vào tổ chức bộ máy nhà nước, nhằm nâng caohiệu quả hoạt động của Nhà nước

Bởi vậy, Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) ghi nhận: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp".

1 Sự vận dụng tư tưởng phân chia quyền lực vào việc tổ chức bộ máy Nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền

1.1 Khái niệm nhà nước pháp quyền

Trang 3

Những tư tưởng sơ khai đầu tiên về một nhà nước chịu sự ràng buộc bởiluật pháp do chính nó là người ban hành, một nhà nước vì nhân dân đã ra đời từ

rất sớm trong lịch sử, nhưng thuật ngữ "nhà nước pháp quyền" lần đầu tiên được

sử dụng là bởi hai nhà luật học người Đức là K.T Vancơ và R.F Môn vào năm

1813 Bản thân hai ông cho rằng nhà nước pháp quyền là nhà nước đảm bảo cácnguyên tắc: tính tối cao của pháp luật; chủ quyền nhân dân thông qua cơ quanđại diện; mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; mà mục tiêu quan trọng

hơn hết cả của Nhà nước pháp quyền là "làm thế nào để tổ chức được đời sống nhân dân sao cho mỗi thành viên trong đó nhận được sự giúp đỡ và khuyến khích sự phát triển tự do tối đa và hoàn thiện năng lực tổng hợp của mình"(1)

Nhà triết học cổ điển Đức Imanuel Kant (1724-1804) cho rằng: "ở nơi mà nhà nước hoạt động trên cơ sở quyền lập hiến và phù hợp với ý chí chung của nhân dân, ở đó nhà nước mang tính pháp quyền, ở đó không thể có sự hạn chế quyền của công dân trong lĩnh vực tự do cá nhân"(2) Từ đó có thể thấy mô hìnhnhà nước pháp quyền của Kant có những đặc điểm: tính tối cao của hiến pháp vàpháp luật; chủ quyền nhân dân và sự tôn trọng, bảo vệ các quyền công dân vàquyền con người

Theo ông, mối quan hệ giữa các cơ quan trong nhà nước pháp quyền với công dân được trực tiếp thể hiện thông qua sự phân quyền: với quyền lập pháp thuộc về nghị viện, quyền hành pháp thuộc về chính phủ và quyền tư pháp thuộc

về toà án Nhà nước pháp quyền, theo Kant, đó là một tổ chức pháp lý có sự phân quyền.

Nhận xét về tư tưởng nhà nước của Kant, Mác đã viết: "nó tuy không bao giờ thực hiện được nhưng việc thực hiện nó phải luôn luôn là mục tiêu của chúng ta

và là đối tượng suy tưởng của chúng ta".

Nếu như nhà nước theo quan điểm của Kant là nhà nước lý tưởng cần phảiđạt đến, thì nhà nước pháp quyền theo quan điểm của V.F Heghen (1770-1831)

Trang 4

đã được hiện thực hoá trong lý trí và thực tiễn cuộc sống hàng ngày của conngười.

Theo Heghen, nhà nước cũng là pháp luật, là pháp luật phong phú, sâu sắc

và phát triển nhất, là toàn bộ hệ thống pháp luật Nhà nước là một tổ chức hoànthiện nhất của đời sống xã hội - một xã hội mà tất cả mọi thứ trong nó đều đượcxây dựng trên nền tảng là pháp luật, qua pháp luật mà thể hiện sự thống trị của

tự do

Giá trị trong quan điểm của Heghen về nhà nước là ở chỗ nó hạn chế chứcnăng bạo lực, cưỡng chế mà đề cao tính định hướng, tính lý trí và lợi ích của nóđối với xã hội cũng như với mỗi công dân Có thể nói Heghen đã sử dụng tưtưởng về nhà nước của mình để chống lại chủ nghĩa cực quyền lẫn chủ nghĩa vôchính phủ

Từ sau Cách mạng tháng Mười, nước Nga Xôviết ra đời, những tư tưởng vềxây dựng nhà nước kiểu mới, nhà nước xã hội chủ nghĩa bắt đầu được hoànthiện Mà trong đó có một tư tưởng nổi bật, là tư tưởng về pháp chế xã hội chủnghĩa

Nền pháp chế xã hội chủ nghĩa và mô hình nhà nước pháp quyền có nhiềuđiểm tương đồng, cụ thể là: cả hai đều đòi hỏi tính tối cao của luật, mọi côngdân, tổ chức và cả nhà nước đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật; cả haiđều đòi hỏi sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, đều đòi hỏi phải kiên quyếtđấu tranh chống mọi hành vi vi phạm pháp luật và trên hết là cả hai đều đòihỏi phải có một nền dân chủ thực sự và rộng khắp

Trong công cuộc cải tổ nhà nước Liên Xô cũ đã hình thành nhiều tư tưởng,

quan điểm mới về mối liên hệ giữa nhà nước và pháp luật "khá hoàn hảo Đáng tiếc rằng, mô hình đó chưa kịp đưa vào cuộc sống thì chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô bị sụp đổ" Các nhà khoa học Xôviết đã đề cập đến cả hai khía cạnh cơ

bản của nhà nước pháp quyền, đó là:

Trang 5

- Về mặt hình thức, nhà nước pháp quyền là sự thống trị tối cao của phápluật, nhà nước, các cơ quan nhà nước, nhân viên của bộ máy nhà nước, mọi cánhân, tổ chức trong xã hội đều bị ràng buộc bởi pháp luật.

- Về mặt bản chất, pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành không phải mộtsản phẩm của sự tự do duy ý chí, không phải từ ý muốn của người làm luật, mà

nó phải phản ánh thực tại khách quan của xã hội, nhằm đáp ứng các yêu cầu củatiến bộ xã hội

Tựu chung lại, các tư tưởng về nhà nước pháp quyền có các đặc điểm nhưsau:

- Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước:

Nhà nước pháp quyền về mặt lý thuyết, phải là một nhà nước mà nhân dân

là chủ thể của quyền lực và nhà nước chỉ là tổ chức được ủy nhiệm quyền lực

mà thôi Khi nhà nước không thể đáp ứng được các nhu cầu của nhân dân thìnhân dân có quyền xóa bỏ nhà nước ấy đi mà thay bằng một nhà nước khác Còn pháp luật pháp quyền, đó phải là ý chí chung của nhân dân, nhằm bảo

vệ tự do và tài sản của mỗi cá nhân trong cộng đồng Mỗi thành viên tuân thủ ýchí chung của cộng đồng tức là tuân thủ ý chí của chính mình, nghĩa là vẫn hoàntoàn tự do

Từ nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nhà nướcpháp quyền đồng thời là sự phủ nhận đối với nhà nước chuyên chế, cực quyền,độc quyền và phát xít

- Tôn trọng và bảo vệ quyền công dân và quyền con người:

Cùng với sự ra đời của tư tưởng nhà nước pháp quyền và sự hình thànhthực sự của nhà nước pháp quyền tư sản, lần đầu tiên con người bước từ địa vị

nô lệ trong xã hội thần dân lên địa vị một người chủ trong xã hội công dân.Người công dân ấy trong mối quan hệ với nhà nước là một con người - một conngười mà những quyền lợi cơ bản và thiêng liêng của họ như quyền được sống,

Trang 6

quyền được tự do, quyền sở hữu tài sản, quyền mưu cầu hạnh phúc được nhànước và pháp luật bảo vệ.

Những quyền lợi cơ bản của công dân cũng được đảm bảo Nhà nước camkết bằng pháp luật bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp, danh dự và nhân phẩmcủa công dân Với nguyên tắc cơ bản là công dân có quyền làm tất cả những gì

mà pháp luật không cấm, người dân có cơ hội để phát triển và hoàn thiện bảnthân

Các quyền của con người và công dân càng được mở rộng bao nhiêu thìquyền hạn của nhà nước càng bị giới hạn và kiểm soát chặt chẽ bấy nhiêu

- Bảo đảm và phát huy dân chủ:

Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện của nhà nước pháp quyền Trongnhà nước pháp quyền, bởi quyền lực thuộc về nhân dân, nên với pháp luật là ýchí chung của mình, nhân dân tham gia quản lý nhà nước - đó là biểu hiện củadân chủ Và dân chủ cũng chỉ có thể đạt được đến đúng nghĩa của nó trong xãhội nhà nước pháp quyền

Có thể khẳng định"hạt nhân của lý luận Nhà nước pháp quyền là vấn đề dân chủ".

- Sự ngự trị của pháp luật trong đời sống Nhà nước và xã hội:

Các tư tưởng về nhà nước pháp quyền ra đời đã thay đổi căn bản mối liên

hệ giữa nhà nước và pháp luật, từ chỗ pháp luật là công cụ do nhà nước banhành để quản lý xã hội, quản lý các thần dân đến chỗ pháp luật còn thống trịngay cả bản thân nhà nước

"Nhà nước pháp quyền về mặt lý thuyết tự đặt mình dưới pháp luật mà không phải đứng ngoài hay đứng trên pháp luật Pháp luật không chỉ là công cụ

để duy trì và phát triển xã hội mà còn là công cụ để duy trì sự tồn tại của ngay chính bản thân nhà nước Chức năng, quyền hạn của nhà nước chỉ nằm trong khuôn khổ pháp luật".

Trang 7

- Tổ chức theo nguyên tắc phân định quyền lực, dùng quyền lực kiểm tra vàgiám sát quyền lực:

Thực tiễn lịch sử cho thấy rằng các cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền lựcnhà nước đều có xu hướng muốn lạm quyền, bởi vậy, một đặc trưng của nhànước pháp quyền là quyền lực phải được phân định thành lập pháp, hành pháp và

tư pháp, với mục đích chính là để bảo đảm quyền lực do nhân dân ủy nhiệmkhông bị lợi dụng

Đặc trưng này sẽ được phân tích làm rõ hơn trong phần sau

- Sự tương ứng giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế:

Pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế có mối liên hệ qua lại chặt chẽ vớinhau, làm bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau Bởi vậy, cần xác định được rõ ràng mốitương quan giữa hai hệ thống pháp luật này và đảm bảo rằng, khi có sự khác biệtgiữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong việc điều chỉnh cùng mộtquan hệ thì ưu tiên sử dụng các quy định của điều ước quốc tế mà quốc gia đó

đã tham gia hoặc ký kết

Nhà nước pháp quyền có thể được xem là ước mơ đẹp đẽ nhất của conngười, và các nguyên lý của nó có thể được xem là kết tinh cao nhất của trí tuệcon người trong lĩnh vực khoa học chính trị - pháp lý Việc xây dựng nhà nướcpháp quyền, ở tất cả các nước dân chủ, đều được xem là mục tiêu hàng đầu vàquan trọng nhất, để đảm bảo một xã hội công bằng, nhân đạo và nhân văn

Sự vận dụng tư tưởng phân chia quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay:

Nhìn vào lịch sử, có thể cho rằng sự phân quyền trong thời kỳ đầu củaCách mạng Tư sản đơn thuần chỉ là sự phân chia quyền lực nhà nước cho nhữnglực lượng chính trị - xã hội khác nhau: giai cấp tư sản mới hình thành nắmquyền soạn thảo và ban hành pháp luật, giai cấp quý tộc phong kiến, mà đại diệncao nhất là vua, nắm quyền thi hành và bảo vệ pháp luật; rồi khi tư sản ngày

Trang 8

cùng khi giai cấp phong kiến đã suy yếu hoàn toàn thì tư sản nắm trọn vẹnquyền lực, vua bị bãi bỏ hoặc chỉ còn tồn tại với danh nghĩa hình thức.

Nhưng bản chất của nó không hoàn toàn là như vậy

Ngay trong các nhà nước cổ đại Hy Lạp, Lamã đã tồn tại sự phân chiaquyền lực và giao chúng vào tay những cơ quan có chức năng chuyên biệt khácnhau, dù lúc ấy nhà nước chỉ thuộc về một giai cấp duy nhất là giai cấp chủ nô

mà thôi Việc thỏa hiệp giữa các lực lượng chính trị - xã hội không thể là câu trả

lời cho hiện tượng này, mà nó chỉ có thể bắt nguồn từ yêu cầu "nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước, đảm bảo cho Nhà nước và nền dân chủ cổ đại của chủ nô không bị tiêu diệt" Bởi vậy, "sự phân quyền với nghĩa phân công chức năng và kiểm soát quyền lực trở thành phương thức tồn tại của chính" nhà nước, "phân quyền càng trở nên rõ ràng thì kiểm soát quyền lực càng chặt chẽ" (1) Bởi vậy cóthể khẳng định phân quyền là hiện tượng phổ biến trong các xã hội khác nhau, có

ý nghĩa bảo đảm sự tồn tại của nhà nước và nền dân chủ

Ưu điểm của nguyên tắc phân chia quyền lực, kiểm tra và giám sát, kiềmchế và đối trọng giữa các nhánh quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền

là ở chỗ nó đảm bảo việc ngăn chặn nguy cơ tập trung quyền lực nhà nước trongtay một cá nhân, cơ quan hay một lực lượng chính trị - xã hội nào đó như lànguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự lạm quyền, chuyên quyền - những mô hình tráingược hoàn toàn với nhà nước pháp quyền Bên cạnh đó, nguyên tắc phân quyềncòn có khả năng bảo vệ nhân dân khỏi sự tùy tiện, độc đoán, mang tính quanliêu, phiền nhiễu của các cơ quan và công chức trong bộ máy nhà nước, đảm bảocác cơ quan và công chức này luôn luôn chỉ thực hiện tuân theo pháp luật

Những nguyên lý chủ đạo của mô hình nhà nước pháp quyền là do các nhàhọc giả tư sản sáng tạo và tổng hợp lên từ các tư tưởng từ thời cổ đại; và chỉ từnhà nước tư sản, người ta mới bắt đầu đặt ra yêu cầu xây dựng nhà nước phápquyền Vậy, đến bây giờ, đã có nhà nước tư sản nào xây dựng thành công nhànước pháp quyền chưa ? Điều này ta có thể trả lời dứt khoát là chưa; bởi vì nền

Trang 9

dân chủ tư sản chưa phải là một nền dân chủ thực sự, trong một xã hội nếu vẫncòn tồn tại những người có quyền lợi kinh tế khác nhau thì không bao giờ cóđược một nền dân chủ thực sự, cũng có nghĩa là không bao giờ có được một nhànước pháp quyền thực sự.

Bởi vậy, trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiệnnay, ta không thể bắt chước một cách máy móc theo cách thức của một nướcnào đó trước đây, mà cần phải tự tìm ra một con đường riêng, phù hợp với bảnchất xã hội chủ nghĩa, phù hợp với những đặc điểm vốn có của Việt Nam

Việc áp dụng nguyên tắc phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước tacũng cần có một cách đi riêng

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồi trong Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước đã chỉ ra rằng: việc áp dụng tư

tưởng phân quyền một cách cứng rắn và triệt để như ở nhà nước Hoa Kỳ cũngkhông thể ngăn chặn được tình trạng lạm quyền, như giai đoạn "Chính phủ củanhững ông Tòa" trong những năm 1800 - 1940 Từ đó có thể thấy việc tổ chứcnhà nước theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công vàphối hợp giữa các cơ quan như ở nước ta hiện nay là hoàn toàn hợp lý

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Chế định này hoàn toànhợp lý bởi Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan trựctiếp nhận được sự ủy quyền của nhân dân Điều thiết yếu là phải đảm bảo saocho trong các hoạt động thực tiễn của mình, Quốc hội thể hiện rõ ràng là cơquan quyền lực nhà nước cao nhất

Hệ các cơ quan hành pháp với chức năng chấp hành và hành chính, là các

cơ quan thường trực, tiếp xúc và tác động trực tiếp tới đời sống nhân dân Theokinh nghiệm của các nước cũng như thực tiễn đòi hỏi của Việt Nam, hệ các cơquan này cần được mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động, tăng cường thêm quyềnhạn, nhằm đảm bảo phục vụ nhân dân một cách tốt nhất

Trang 10

Các cơ quan tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật.Với trách nhiệm đó, cơ quan này có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựngnhà nước pháp quyền Đòi hỏi hiện nay là phải đảm bảo cho hoạt động của các

cơ quan này thực sự độc lập, không chịu sự chi phối, ràng buộc từ bất kỳ mộtthế lực nào, có như vậy mới giữ được sự nghiêm minh của pháp luật

Còn về mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phươnghiện nay, chúng ta đang thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ Nguyên tắcnày đảm bảo được cho sự thống nhất của đất nước, tránh khuynh hướng địaphương, cục bộ Nhưng một yêu cầu cấp thiết là cần phải tăng cường hơn nữa tínhlinh hoạt trong hoạt động của chính quyền địa phương; cần cho phép chính quyềnđịa phương được tự chủ về hoạt động hành chính công, ngân sách, tổ chức cán bộ Việc này vừa là thực hiện dân chủ ở cơ sở, vừa là giúp giảm tải áp lực công việclên chính quyền trung ương: Việc gì địa phương có thể làm được thì chuyển giaocho địa phương, trung ương sẽ chỉ đảm bảo khuôn khổ pháp lý và hoạch định chínhsách mà thôi

2 Về cách thức tổ chức, phân công và phối hợp hoạt động giữa các nhánh của quyền lực nhà nước trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 (năm 1986) đề ra con đường Đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 (năm 1991) thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sự sụp đổ của các nhà nước

xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu những sự kiện đó trở thành yêu cầu bức thiết đốivới Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới nhận thức, phải cải tổ bộ máy nhà nướctheo hướng khoa học, tiến bộ, hợp lý hơn

Hiến pháp năm 1992 ra đời là sự cụ thể hóa của quá trình đổi mới đó Bộmáy nhà nước tập quyền cao độ, cồng kềnh, hoạt động kém linh hoạt và hiệuquả, chế độ hành chính bao cấp tạo ra tệ quan liêu, lãng phí tất cả nhữngkhuyết điểm ấy trong Hiến pháp 1980 đã được sửa đổi sâu sắc và triệt để trong

Trang 11

bản hiến pháp mới này, nhất là sau khi được Quốc hội khóa X, kì họp thứ 11

thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ( ngày 25/12/2001).

2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy nhà nước hiện nay và những tồn tại cần khắc phục

Xét theo lĩnh vực và chức năng hoạt động để thực hiện quyền lực nhànước, theo Hiến pháp 1992, bộ máy nhà nước Việt Nam về cơ bản bao gồm 5 bộphận: các cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp;Chủ tịch nước; các cơ quan quản lý nhà nước là Chính phủ và hệ các cơ quanhành chính; các cơ quan tòa án; các cơ quan kiểm sát Giữa các bộ phận nàykhông tồn tại mối liên hệ đối trọng, kìm chế lẫn nhau như ở các nhà nước tư sản,

mà là sự phân công và phối hợp thực hiện các chức năng của nhà nước, với vaitrò trung tâm thuộc về cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyềnlực nhà nước cao nhất - Quốc hội

Điều 84 Hiến pháp năm 1992 (đã sửa đổi) có 14 khoản quy định về nhiệm

vụ và quyền hạn của Quốc hội, mà đáng chú ý nhất là: lập hiến và lập pháp,quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát tốicao đối với việc tuân thủ Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; quyết địnhcác vấn đề quan trọng của đất nước như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,chính sách tài chính tiền tệ, các vấn đề về ngân sách nhà nước, thuế, các chínhsách dân tộc, tôn giáo của Nhà nước; quy định tổ chức và hoạt động của bộ máynhà nước; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm một số quan chức cao cấp của Nhà nướctheo luật định; quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quyết định các chínhsách đối ngoại, phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế theo luật định

Từ đó, ta có thể nhận thấy tuy Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước caonhất, nhưng lại không phải là cơ quan đứng ra trực tiếp giải quyết tất cả mọicông việc nhà nước, mà chỉ tập trung thực hiện công việc trong một số các lĩnhvực cụ thể như sau:

Trang 12

- Lập pháp: Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền làm và sửa đổi Hiếnpháp, làm và sửa đổi luật Giống như bất cứ cơ quan Nghị viện nào ở các nướckhác, đây được xem là nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất của Quốc hội.Thông qua Hiến pháp và luật, Quốc hội ghi nhận ý chí và nguyện vọng của toànĐảng, toàn dân, nhằm quản lý và điều chỉnh các mối quan hệ phức tạp trong xãhội, vì lợi ích của đất nước, của nhân dân Nhưng hiện nay, công tác lập phápcủa Quốc hội vẫn còn tồn tại rất nhiều những hạn chế như: các luật, pháp lệnhđược ban hành thường đi sau thực tế đời sống, và càng không có khả năng đitrước định hướng cho xã hội; các luật, pháp lệnh được ban hành chủ yếu vẫn làluật khung, không có khả năng áp dụng ngay lập tức vào cuộc sống mà cần phải

có những văn bản hướng dẫn thi hành kèm theo, làm giảm khả năng tác độngcũng như giá trị pháp lý của văn bản luật: các quan hệ xã hội thực tế không đượcđiều chỉnh bởi luật mà bởi các văn bản hướng dẫn thi hành Ngoài ra còn rấtnhiều những tồn tại khác như năng lực của các đại biểu quốc hội chưa đáp ứngđược với công tác lập pháp; phần lớn dự án luật, các dự thảo nghị quyết củaQuốc hội được soạn thảo bởi Chính phủ, và sau khi được Quốc hội thông qua thìlại do Chính phủ hướng dẫn thi hành, thực tế này làm Quốc hội không phát huyđược hết hiệu quả của mình, đồng thời làm hoạt động của Chính phủ trở nên quátải

- Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: " Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân" (điều

1 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001) Đây là một hoạt động mà Quốc hội đã tiếnhành khá tốt, mà biểu hiện đã được thấy rõ thông qua tình hình đất nước trong

20 năm vừa qua: " Đất nước ta đã ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện Kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa đang đẩy mạnh Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt Hệ

Trang 13

thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường Chính trị - xã hội ổn định Quốc phòng và an ninh được giữ vững Vị thế nước

ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao Sức mạnh tổng hợp của quốc gia tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp".

- Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhànước: Thông qua các hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội như Uỷban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và các đạibiểu Quốc hội, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình Nhiệm vụnày của Quốc hội được tiến hành qua chất vấn các cán bộ cao cấp của Nhà nước,giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan khác,

giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo Theo luật định, Quốc hội có quyền "

bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn"(2) mà cụ thể là các chức danh: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước,Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Uỷ viên Uỷ ban thường vụQuốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viênkhác của Chính phủ, các thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh Hoạtđộng này của Quốc hội cũng còn rất nhiều tồn tại như: số lượng đại biểu kiêmnhiệm chiếm tỉ lệ lớn (tỉ lệ này trong Quốc hội khoá 11 là 75%, trong Quốc hộikhoá 12 vừa bầu cử xong giảm xuống còn khoảng 70% ), nên dẫn tới hai vấn đềtrong hoạt động giám sát của các đại biểu: do vừa thực hiện nhiệm vụ ở cơ quanhành pháp lẫn Quốc hội, nên các đại biểu thường quá tải trong hoạt động, vàthường không đủ thời gian thực hiện nhiệm vụ đại biểu; thứ hai, do các đại biểuQuốc hội lại đồng thời là cán bộ của các cơ quan hành pháp, nên trong công tácgiám sát, kiểm tra dễ dẫn tới hành vi tiêu cực, bao che lẫn nhau do nể nang,kiêng dè

Trang 14

Đối với cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, cơ quan đại diện caonhất của nhân dân như Quốc hội, việc khắc phục ngay những hạn chế này là mộtđòi hỏi cấp thiết.

Chủ tịch nước và Chính phủ, theo luật định, là cơ quan hành pháp của Nhànước

Xét về nội dung của quyền hành pháp ở nước ta hiện nay (chấp hành vàhành chính) thì quyền đó bao gồm các hoạt động chủ yếu sau đây:(1)

- Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;

- Soạn thảo chính sách và pháp luật;

- Ban hành các văn bản quy phạm dưới luật và quyết định hành chính trongtất cả các lĩnh vực;

- Đưa ra chủ trương để điều chỉnh các hoạt động kinh tế, xã hội, quốcphòng, an ninh, đối ngoại ở tầm vĩ mô;

- Quyết định các vấn đề về tổ chức và nhân sự trong bộ máy nhà nước (kể

cả công tác đào tạo cán bộ);

- Quyết định chủ trương về khoa học và công nghệ;

- Chỉ đạo thực hiện các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nướcbằng việc hướng dẫn, phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, uốn nắn, giúp đỡ;

- Quản lý ngân sách, quản lý dự trữ Quốc gia;

- Xử lý hành chính

Thiết chế Chủ tịch nước được Hiến pháp năm 1992 ghi nhận trong chươngVII (từ Điều 101 đến Điều 108)

Khác với Hiến pháp 1980, chế định Chủ tịch nước hiện tại là một cá nhân

"Sự phân tách Hội đồng Nhà nước thành Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước và là điểm quan trọng nhất trong sự phân công, phân nhiệm rạch ròi

Trang 15

giữa hai quyền lập pháp và hành pháp, vì nó đã xóa bỏ sự kiêm nhiệm trong việc thực hiện quyền lực nhà nước"(2)

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, vàthực hiện nhiều công việc do Quốc hội giao như công bố Hiến pháp, luật,pháp lệnh, căn cứ nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chứcPhó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ song vẫn cónhững quyền hạn nhất định, như có thể tự mình bổ nhiệm, miễn nhiệm, cáchchức Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng,Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao ; có thể tự mình quyết định việcphong hàm, cấp sỹ quan cấp cao trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấpngoại giao và những hàm, cấp Nhà nước khác Chủ tịch nước có quyền thamgia vào cả lĩnh vực lập pháp, trong việc có thể yêu cầu Uỷ ban Thường vụ Quốchội xem xét lại pháp lệnh, nếu Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vẫn biểu quyết tánthành thì có quyền trình Quốc hội xem xét, quyết định; cả lĩnh vực hành pháp,với việc tham gia tổ chức nhân sự trong các cơ quan chấp hành của nhà nước; vàlĩnh vực tư pháp tư pháp, trong việc có quyền căn cứ nghị quyết Quốc hội màtuyên bố đại xá, hoặc tự mình có quyền đặc xá Theo Hiến pháp 1992 thì Chủtịch nước giữ một vai trò quan trọng trong việc điều tiết, phối hợp hoạt độnggiữa các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp; nhưng quyền hạn của Chủtịch nước còn rất hạn chế Ngay những nước tư sản theo chế độ đại nghị, quyềnlực của Nguyên thủ rất bị hạn chế, nhưng ít nhất vẫn có khả năng ảnh hưởng tớiChính phủ hay có quyền giải tán Hạ viện So sánh với bản Hiến pháp đầu tiêncủa nước ta, Hiến pháp năm 1946, quyền hạn của Chủ tịch nước khi ấy cũng lớnhơn hiện nay rất nhiều: Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước đồng thờicũng là người lãnh đạo Chính phủ; có quyền chọn Thủ tướng trong Nghị viện đểNghị viện biểu quyết; ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng và các nhân viên kháccủa Chính phủ; tổng chỉ huy quân đội, có quyền chỉ định hoặc cách chức cáctướng soái trong lục quân, không quân, hải quân; chủ tọa Hội đồng Chính phủ.Bởi vậy, theo thông lệ quốc tế cũng như với tinh thần của bản Hiến pháp đầu

Trang 16

tiên của đất nước do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo soạn thảo, việc tăngcường quyền lực cho Chủ tịch nước là một yêu cầu đáng quan tâm.

"Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" Định nghĩa này nằm ở

Điều 109 của Hiến pháp ( dù có một số ý kiến cho rằng định nghĩa này là khôngđúng, do Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng lànhững cơ quan có trách nhiệm phải thực hiện những việc Quốc hội giao, nênkhông thể nói chỉ Chính phủ mới là cơ quan chấp hành của Quốc hội; ngoài racòn vì Chính phủ phải chấp hành cả lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, cũngnhư các bản án được ban hành của Tòa án nhân dân ) Chính định nghĩa này đãthể hiện sự độc lập của hành pháp đối với lập pháp, khi Chính phủ không phảimột cơ quan, một bộ phận của Quốc hội, mà là một cơ quan chấp hành theo ýchí của Quốc hội

Nếu như cá nhân Chủ tịch nước phải bắt buộc là thành viên Quốc hội, thìphần lớn thành viên của Chính phủ lại không cần là đại biểu Quốc hội ( trừ chức

vụ Thủ tướng ) Không có chung nhân viên - đó cũng là một yêu cầu của nguyêntắc phân quyền Nếu như so sánh vị trí, vai trò, quyền hạn của Chính phủ và Thủtướng Chính phủ hiện nay với Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Hội đồng Bộtrưởng theo Hiến pháp năm 1980, có thể nhận thấy đây là một bước tiến dài,Chính phủ hiện nay có một sự độc lập lớn hơn nhiều trước Quốc hội, điều đóđược thể hiện qua vài quy định mới: thành viên của Chính phủ không thể đồngthời là thành viên của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, thành viên Chính phủ chỉchịu trách nhiệm cá nhân trước Quốc hội

Thực tiễn hoạt động của Chính phủ hiện nay cho thấy đang tồn tại rất nhiềubất cập, như: hoạt động của các cơ quan hành chính vẫn còn mang tính quan

liêu, bao cấp, các thủ tục hành chính còn nhiêu khê, nặng nề, khiến "hành chính" trong mắt nhiều người dân trở thành "hành là chính"; chức năng, nhiệm vụ, thẩm

quyền của nhiều cơ quan còn chồng chéo, lẫn lộn, khiến việc giải quyết sự vụ

Trang 17

trong bộ máy hành chính còn tồn tại và ngày càng trở thành vấn nạn nghiêmtrọng, làm suy yếu bộ máy nhà nước, gây mất niềm tin trong nhân dân; tráchnhiệm của cơ quan với lĩnh vực mà mình quản lý, trách nhiệm của người thủtrưởng đối với đơn vị của mình còn chưa được xác định rõ, dẫn đến tình trạngkhen thưởng, lợi ích thì ai cũng nhận phần mình, nhưng trách nhiệm khi để xảy

ra sai phạm thì ai cũng tránh Công tác cải cách hành chính, khắc phục nhữngtồn tại này đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đẩy mạnh, nhưng thực tế chothấy công tác này vẫn cần được quan tâm nhiều hơn nữa

Hệ thống các cơ quan tư pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nambao gồm các cơ quan tòa án và các cơ quan kiểm sát

Hoạt động xét xử, theo luật định, thuộc về hệ thống tòa án, bao gồm Tòa án

nhân dân và Tòa án quân sự các cấp "Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật"(Điều 4 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm tòa án nhân dân) Quy định này cho thấy sự độc lập của hoạt động xét xử đối với lập

pháp và hành pháp So với Hiến pháp năm 1980 thì Hiến pháp năm 1992 thừanhận sự độc lập cao hơn của tòa án qua quy định mới về hoạt động tuyển chọnThẩm phán Từ chỗ Thẩm phán do Quốc hội và Hội đồng nhân dân cùng cấpbầu ra, phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Hội đồng nhân dân cùng cấp,thì nay Thẩm phán do Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán tuyển chọn, xem xétmiễn nhiệm, cách chức và do Chánh án Tòa án nhân dân ra quyết định bổnhiệm, miễn nhiệm hay cách chức

Sự phân công, phân nhiệm trong nội bộ ngành Tòa án cũng ngày càng đượclàm rõ hơn với việc thành lập các Tòa chuyên trách trong Tòa án nhân dân tốicao và Tòa án nhân dân các cấp (đó là: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hànhchính, Tòa kinh tế, Tòa lao động)

Hệ thống các cơ quan kiểm sát, theo Hiến pháp năm 1992 (đã sửa đổi) baogồm Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp, là cơ quan cóchức năng công tố nhà nước và kiểm sát hoạt động tư pháp So với các quy định

Trang 18

của Hiến pháp trước khi được sửa đổi, thì nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểmsát nhân dân đã bị thu hẹp lại, từ cơ quan có thẩm quyền kiểm sát chung, Việnkiểm sát nhân dân hiện nay chỉ còn có quyền kiểm sát các hoạt động trong lĩnhvực tư pháp, điều này làm tránh sự chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, giámsát Hiện nay, hoạt động này được giao cho ba cơ quan khác nhau, là Quốc hộivới chức năng giám sát tối cao mọi hoạt động của Nhà nước, đồng thời tự kiểmtra chính bản thân mình, Hội đồng nhân dân giám sát các cơ quan nhà nước khác

ở địa phương; Tổng thanh tra Chính phủ với chức năng kiểm sát hoạt động củacác cơ quan thi hành và hành chính; và Viện kiểm sát nhân dân với chức năngkiểm sát các hoạt động trong lĩnh vực tư pháp Điều này chứng tỏ sự phân công,phối hợp trong hoạt động kiểm sát ba lĩnh vực chủ yếu của quyền lực nhà nước:lập pháp, hành pháp và tư pháp; hơn thế, quy định mới này còn là sự phân côngtrong nội bộ hoạt động tư pháp: giữa cơ quan xét xử là Tòa án với Cơ quan giámsát là Viện kiểm sát

Theo luật định, các Viện kiểm sát nhân dân hoạt động theo chế độ thủtrưởng Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân các cấp do Viện trưởng Viện kiểmsát nhân dân tối cao trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Hội đồng nhândân địa phương có quyền giám sát, chất vấn, kiến nghị, có quyền được nghe báocáo hoạt động đối với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp

Quốc hội quản lý Viện kiểm sát nhân dân tối cao qua công tác tổ chức nhân

sự bầu chọn, miễn nhiệm, bãi nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tốicao, có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của Viện; các đại biểu có quyền đưacâu hỏi chất vấn Chủ tịch nước cũng có quyền tham gia vào hoạt động tổ chứcnhân sự của Viện

Hiện nay, hệ thống các cơ quan tư pháp gồm các cơ quan toà án và các cơquan kiểm sát đã hoạt động khá có hiệu quả, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiềutồn tại: chất lượng đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên chưa cao dẫn đến tìnhtrạng án oan sai còn lớn; sự độc lập của hoạt động xét xử còn cần phải nâng cao

Trang 19

2.2 Một vài giải pháp nhằm cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền:

Trước những tồn tại và hạn chế như vậy trong bộ máy nhà nước Việt Namhiện nay, để Điều 2 Hiến pháp được thực hiện nghiêm chỉnh về sự phân công,phân nhiệm giữa các cơ quan nhà nước, để vận dụng những hạt nhân hợp lý của

tư tưởng phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước Việt Nam, nhóm nghiêncứu chúng em xin đưa ra một số đề xuất như sau:

Đối với Quốc hội:

Để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩacủa dân, do dân, vì dân thì nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất là phải cải cáchlại hoạt động của Quốc hội, bởi muốn mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội (baogồm cả Nhà nước) thực sự tôn trọng pháp luật thì việc đầu tiên là phải có một hệthống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ và có chất lượng cao; bên cạnh đó, cầnphải có một cơ chế giám sát có hiệu quả, có khả năng hạn chế và ngăn chặn các

cơ quan nhà nước vượt quá quyền hạn của mình mà xâm phạm đến lợi ích củacác công dân và tổ chức khác trong xã hội Bên cạnh đó, với tư cách là cơ quanquyền lực cao nhất, cơ quan đại diện cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, Quốc hội phải được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc dânchủ hơn nữa, đảm bảo tất cả quyền lực thuộc về nhân dân Để thực hiện đượccác yêu cầu ấy cần phải khẳng định rõ ràng hơn nữa quyền lực cho cơ quan lậppháp này

Đầu tiên là yêu cầu phải thay đổi công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đảmbảo tính dân chủ, đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

- Thay đổi phương thức bầu cử:

Theo quy chế hiện nay, tỉ lệ đại biểu trúng cử trên số ứng cử viên thường làtrên 50% (thường là 2/3 hoặc 3/5) Tỉ lệ này là quá cao So với lần Tổng tuyển

cử Quốc hội đầu tiên ( 01/01/1946 ), ở Thủ đô Hà Nội có những đơn vị bầu cử

Trang 20

chọn, và sự lựa chọn nhiều khi cũng không phản ánh đúng ý chí của người dân.Nếu một đơn vị bầu cử có 5 ứng cử viên để chọn ra 3 đại biểu, mà cả 5 ứng cửviên đều có năng lực, phẩm chất khá đồng đều sẽ gây khó khăn cho việc lựachọn của cử tri, lại khiến tỉ lệ phiếu bầu trúng cử khó có thể đạt đa số tuyệt đối.

Để giải quyết vấn đề này nên tiến hành phân chia các đơn vị bầu cử theo sốlượng cử tri, mỗi đơn vị chỉ chọn ra một đại biểu duy nhất, nếu không có ứng cửviên nào giành đa số phiếu tuyệt đối thì tiến hành bầu cử vòng hai với hai ứngviên có số phiếu cao nhất ở vòng một Cách thức bầu cử này được tiến hành ởhầu khắp các nước trên thế giới Phương pháp này có những ưu điểm vượt trộilà: đại biểu trúng cử luôn luôn với đa số phiếu tuyệt đối; nhân dân được tự mìnhlựa chọn đại biểu từ các ứng viên mà không cần thông qua Hội nghị hiệpthương, tăng cường tính dân chủ; không cần tổ chức ba lần Hội nghị hiệpthương ở khắp các cấp hành chính, khắp các đơn vị bầu cử, tiết kiệm một khoảnchi cho ngân sách nhà nước; đại biểu được bầu ra là duy nhất trên một đơn vịbầu cử, giúp cử tri dễ dàng giám sát hoạt động của đại biểu, đảm bảo sự chịutrách nhiệm trước cử tri của đại biểu

- Bãi bỏ công tác cơ cấu đại biểu:

Công tác cơ cấu các đại biểu trong Quốc hội cần phải bị bãi bỏ, do khôngđảm bảo tính dân chủ, không đảm bảo năng lực của các đại biểu mà chỉ chạytheo tỉ lệ: bao nhiêu phần trăm đại biểu là nữ, bao nhiêu phần trăm là người dântộc thiểu số, bao nhiêu phần trăm là đại biểu trẻ Giải pháp là không nên cơ cấucác đại biểu mà chỉ nên quy định cơ cấu về ứng cử viên: trong một đơn vị bầu

cử phải có ít nhất bao nhiêu ứng cử viên nữ, hay có ít nhất bao nhiêu phần trăm

là ứng cử viên trẻ rồi để cử tri là người quyết định cuối cùng xem ứng cử viênnào xứng đáng làm đại biểu Quốc hội

Song song với việc cải cách bầu cử là phải tiến hành xây dựng Quốc hộiđiện tử áp dụng các thành tựu của ngành khoa học công nghệ thông tin trong bộmáy nhà nước là một đòi hỏi, yêu cầu bức thiết hiện nay Bên cạnh xây dựng

Trang 21

Xây dựng Quốc hội điện tử có những ưu điểm nổi bật, mà cụ thể là:

- Nếu tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội theo cách thức mỗi đơn vị bầu cửchỉ có một đại biểu như trên thì sẽ nảy sinh ra hai vấn đề: Vấn đề tiếp xúc cử tricủa các đại biểu do trung ương giới thiệu và vấn đề đi lại của các đại biểu sinhsống ở khu vực xa Hà Nội trước mỗi kỳ họp Quốc hội Quốc hội điện tử có thểgiải quyết được cả hai vấn đề này Thông qua diễn đàn Quốc hội điện tử, cử tri

có thể tiếp cận dễ dàng với đại biểu của khu vực mình, trình bày các kiến nghị,gửi các tố cáo, khiếu nại Thông qua diễn đàn Quốc hội điện tử, đại biểu có thểkhông cần tập trung ra Hà Nội mà vẫn có thể tham dự các phiên họp của Quốchội, vẫn có thể bỏ phiếu qua mạng Internet

- Diễn đàn Quốc hội điện tử giúp hoạt động lập pháp của Quốc hội đạt hiệuquả và chất lượng cao hơn Chỉ cần gửi cho đại biểu dự thảo luật cùng giới hạnthời gian gửi phản hồi, đại biểu có thể tiếp xúc lấy ý kiến cử tri hoặc tự nghiêncứu xem xét vấn đề trong thời gian cho phép, và bỏ phiếu thông qua diễn đàn.Cách làm như thế giúp các văn bản luật được ban hành một cách nhanh gọn, thểhiện đầy đủ ý chí nhân dân, thực sự là hiểu biết, là trí tuệ của các đại biểu

- Hơn thế, việc tổ chức các Phiên họp điện tử trên mạng Internet còn đảmbảo cho hoạt động của Quốc hội luôn thông suốt trong mọi tình huống bấtthường Và có thể trong tương lai không xa tiến tới việc cơ quan đại diện caonhất của nhân dân này, thông qua mạng Internet, sẽ luôn luôn thường trực, cóthể giải quyết mọi vấn đề đột xuất và cấp bách của đất nước

Về hoạt động xây dựng các dự án luật, cần nâng cao trình độ của các đạibiểu, để các đại biểu, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội có thể thamgia trực tiếp vào quá trình biên soạn dự án luật, từ trình sáng kiến lập pháp đến

tổ chức soạn thảo dự án Có như vậy mới làm sáng rõ chức năng lập pháp củaQuốc hội

Để thực hiện tốt hoạt động này, Quốc hội nên có một cơ quan cố vấn, là tậpthể các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế -

Ngày đăng: 23/03/2016, 08:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, TS Trần Hậu Thành, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
Nhà XB: NxbLý luận chính trị
2. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ( sửa đổi ), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992( sửa đổi )
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
3. Hiến pháp Việt Nam ( Năm 1946, 1959, 1980 và 1992 ), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp Việt Nam ( Năm 1946, 1959, 1980 và 1992 )
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia
4. Phân quyền và tản quyền trong tổ chức và quản lý hành chính ở Pháp, Trần Đại Thắng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân quyền và tản quyền trong tổ chức và quản lý hành chính ởPháp", Trần Đại Thắng, "Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
5. Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước, TS Nguyễn Thị Hồi, Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máynhà nước ở một số nước
Nhà XB: Nxb Tư pháp
6. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, quản lý xã hội bằng pháp luật, trích "Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng khoá VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4/1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị củaBCH Trung ương Đảng khoá VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII củaĐảng
7. Thuyết " Tam quyền phân lập " và bộ máy nhà nước tư sản hiện đại, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tam quyền phân lập
8. Việt Nam thực hiện cam kết, Báo cáo của Ngân hàng Thế giới - Ngân hàng phát triển Châu á tại Hội nghị nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam thực hiện cam kết
9. Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng, LS Nguyễn Văn Thảo, Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng
Nhà XB: Nxb Tư pháp
10. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, GS-TS Đào Trí úc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w