Những nét chính về ngành sữa tươi tại Việt Nam 1.2.1 Lịch sử phát triển của ngành sữa tươi tại Việt Nam Sữa tươi đã xuất hiện, tồn tại và phát triển ở Việt Nam từ những năm 20 của thế
Trang 1Phần 1: Quan điểm của Đảng về sự phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam
1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Đại hội IX của Đảng (4-2001) xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, “một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu
sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH”.Trong nền kinh
tế đó, các thế mạnh của “thị trường” được sử dụng để “phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân” Còn tính “định hướng XHCN” được thể hiện trên cả ba mặt của quan hệ sản xuất: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối, nhằm mục đích cuối cùng là “dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội do nhân dân làm chủ, nhân ái có văn hóa, có kỷ cương, xóa bỏ áp bức và bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc”
1.1.2 Quy luật cạnh tranh
Cạnh tranh là sự tác động lẫn nhau, ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình Cạnh tranh có thể xảy ra giữa người mua và người bán, giữa người mua với nhau hay giữa những người bán với nhau
Dễ thấy, cạnh tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa bởi thực chất nó xuất phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hóa Trong sản xuất hàng hóa, sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao
Trang 2động xã hội tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh để giành được những điều kiện thuận lợi hơn Khi còn sản xuất hàng hóa, còn phân công lao động thì còn có cạnh tranh
1.2 Những nét chính về ngành sữa tươi tại Việt Nam
1.2.1 Lịch sử phát triển của ngành sữa tươi tại Việt Nam
Sữa tươi đã xuất hiện, tồn tại và phát triển ở Việt Nam từ những năm 20 của thế kỷ 20 khi người Pháp vào xâm chiếm nước Trong giai đoạn 1920-1942, Người pháp đã đưa các giống bò chịu nóng vào Tân Sơn Nhất, Sài gòn, Hà Nội để nuôi thử và lấy sữa phục vụ người Pháp ở Việt Nam Ở miền Nam đã hình thành một số trại chăn nuôi bò sữa ở Sài Gòn - Chợ Lớn Bò lai hướng sữa và bò sữa nhiệt đới được nuôi tại những trại bò sữa do tư nhân quản lý, sản xuất sữa tươi cung cấp cho các nhà hàng và người tiêu dùng
Tiếp đến giai đoạn 1954-1960, ở miền Bắc, nhà nước bắt đầu quan tâm đến phát triển chăn nuôi bò sữa Các nông trường quốc doanh được xây dựng như
Ba Vì, Mộc Châu, Hữu Nghị (Quảng Ninh)… cùng với các trạm nghiên cứu
về giống và kỹ thuật chăn nuôi bò sữa
Giai đoạn 1970-1986 chứng kiến phong trào lai tạo và chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tp Hồ Chí Minh Việt Nam nhập thêm một loại bò sữa từ Ấn Độ, Pakistan để lai tạo giống tăng năng suất sản xuất sữa cho người tiêu dùng nhưng không thành công do điều kiện khí hậu và không hợp thị hiếu của người nuôi
Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu phong trào Đổi mới, kinh tế phát triển tạo
ra nhu cầu dùng sữa ngày càng tăng Đàn bò sữa ở Tp HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, ngoại thành Hà Nội…tăng nhanh về số lượng Phong trào nuôi bò sữa tư nhân đã hình thành và có hiệu quả
Trang 3Từ Đại hội Đảng năm 2001, Chính phủ chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành sữa của Việt Nam về chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa trong giai đoạn 2001 Từ năm 2008 đến nay, có nhiều dự án đầu tư vào xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung với quy mô lớn áp dụng khoa học công nghệ từ nước ngoài Số lượng đàn bò sữa tăng nhanh Các thương hiệu sữa nội ngày càng khẳng định chỗ đứng trên thị trường, cạnh tranh trực tiếp với các hãng sữa tươi nước ngoài như Nestle, Dutch Lady và được nhiều người biết đến như Vinamilk, TH true milk, HanoiMilk, Ba Vì…
1.2.2 Đặc điểm chính của ngành sữa tươi tại Việt Nam
1.2.2.1 Đặc điểm khách hàng và cầu về sữa tươi trong những năm qua
Trong những năm gần đây, khách hàng trên thị trường sữa tươi tại Việt Nam chia thành 2 nhóm khách hàng chính Nhóm khách hàng tổ chức là những nhà phân phối, đại lý bán buôn, bán lẻ, cửa hàng, siêu thị….mong muốn và sẵn sàng phân phối sản phẩm của công ty Nhóm khách hàng cá nhân là người tiêu dùng, có nhu cầu mua và sẵn sàng chi trả để mua sản phẩm đặc biệt các ông
bố, bà mẹ có con nhỏ từ 0 – 6 tuổi, thanh niên, và người già
Trẻ em chiếm đến 25% tổng dân số cả nước và là đối tượng khách hàng chính sử dụng sữa nước, trẻ em thích đồ ngọt với nhiều mùi vị khác nhau đặc biệt là socola, dâu tây Người lớn (15-59 tuổi) chiếm 66% dân số cả nước là một tỷ lệ khá cao Đây là đối tượng lao động có thu nhập và nắm giữ chi tiêu nên khi quyết định mua thường quan tâm đến chất lượng và thương hiệu sản phẩm Ở nhóm tuổi này họ sẽ có xu hướng sử dụng những loại nước uống dinh dưỡng đa dạng, có lợi cho sức khoẻ, có thiết kế độc đáo, tiện dụng khi di chuyển, thân thiện với môi trường Người già chiếm 9% dân số một tỷ lệ khá nhỏ và người già hay sử dụng sữa bột ít dùng sữa nước
Trang 4Việt Nam không phải là nước có truyền thống uống sữa lâu đời, hiện mức tiêu thụ sữa vẫn còn khiêm tốn số với tiêu chuẩn chung của thế giới Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ sữa ở Việt Nam đang gia tăng rất nhanh và là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp tham gia thị trường sữa, đặc biệt với cơ cấu dân số vàng như hiện tại Theo Tổng Cục Thống kê, năm 2015 ngành sữa Việt Nam đã ghi nhận mức sản lượng sản xuất sữa các loại cao nhất từ trước đến nay (1103.8 triệu lít) Năm 2016, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm sữa tiếp tục khởi sắc Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Nghiên cứu Ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC) năm 2016, doanh thu tiêu thụ sữa Việt Nam mức tăng trưởng kép hàng năm là 11.7% Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2017, doanh
số tiêu thụ sữa đạt khoảng 18.7 nghìn tỷ đồng, tăng 13.9% so với cùng kỳ năm
2016 Thị trường sữa tươi Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 22.4% trong giai đoạn 2010 – 2017 Tính đến 9 tháng đầu năm 2018, doanh thu tiêu thụ sữa tươi đạt 36.8 nghìn tỷ đồng, tăng 21.01% so với cùng kỳ năm
2017 Theo dự báo của Euromonitor International, công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu, thì trong những năm tới ngành sữa Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng 9% / năm và đạt mức 27 – 28 lít sữa/người/năm vào năm 2020, tăng gần gấp rưỡi so với hiện tại
1.2.2.2 Các đối thủ lớn trong ngành sữa và lượng cung về sữa tươi tại thị
trường Việt Nam
Hiện nay, thị trường sữa Việt Nam đã có gần 50 hãng nội địa và rất nhiều doanh nghiệp phân phối sữa, phần lớn là các công ty vừa và nhỏ Thị trường sữa Việt Nam khá tập trung với 90% thị phần nằm trong tay tám công ty dẫn đầu gồm Vinamilk, Nestle Việt Nam, Nutifood Bình Dương, Frieslandcampina, Đường Quảng Ngãi, TH Milk, Sữa Mộc Châu và IDP Theo báo cáo của StoxPlus Vinamilk, với ưu thế truyền thống lâu đời và kênh
Trang 5phân phối hàng trăm nghìn điểm (240.000 điểm bán lẻ trên cả nước và gần
400 cửa hàng Vinamilk), hiện đang nắm giữ hơn 58% thị phần sữa tươi, bỏ xa đối thủ đứng thứ hai là FrieslandCampina (Sữa Cô gái Hà Lan – nắm giữ khoảng 25,7% thị phần) Hiện nay, tổng đàn bò của Vinamilk khoảng 120 ngàn con với sản lượng sữa tươi nguyên liệu 800 tấn/ngày
Dutch Lady là một nhãn hiệu thuộc tập đoàn FrieslandCampina, đây là sự kết hợp giữa hai nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Hà Lan là Royal FrieslandFood
và Campina Dutch Lady Việt Nam đã trở thành một doanh nghiệp nước ngoài thành công và đứng hàng đầu tại Việt Nam Sự phát triển của Dutch Lady được minh chứng thông qua gần 200 các đầu mối và hơn 100,000 điểm bán lẻ trên toàn quốc Trong suốt hơn 20 năm qua thì Dutch Lady luôn là một đối thủ cạnh tranh khốc liệt trên thị trường sữa với Vinamilk
TH Milk, một doanh nghiệp sữa sở hữu đàn bò sữa lớn nhất Việt Nam với quy mô đàn lên tới 45.000 con, trên diện tích trang trại rộng 8.100ha tập trung
ở Nghĩa Đàn (Nghệ An) TH Milk cũng đang đa dạng hóa sản phẩm như sản phẩm thức uống thảo dược hay dòng sữa tươi sạch kết hợp với các loại hạt giàu dinh dưỡng như mắc ca, óc chó, hạch nhân, gấc tạo nên bộ sản phẩm sữa hạt cao cấp TH true NUT Hiện tại, những sản phẩm sữa tươi sạch của tập đoàn TH mang thương hiệu TH true milk (sữa tươi, sữa học đường TH school MILK, kem, bơ, phomai…) đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng
Theo Tổng Cục Thống kê, năm 2015 ngành sữa Việt Nam đã ghi nhận mức sản lượng sản xuất sữa các loại cao nhất từ trước đến nay Theo đó, sữa tươi lần đầu đạt sản lượng trên 1 tỷ lít (1103.8 triệu lít) Tháng 6/2016, sản lượng sữa tươi đạt 99.1 triệu lít; tăng 1.3% so với tháng 5 trước đó Tính chung 6 tháng đầu năm 2016, sản lượng sữa tươi đạt 553.1 triệu lít; tăng 4% so với cùng kỳ năm 2015 Trong 9 tháng đầu năm 2018, sản lượng sữa tươi nguyên
Trang 6liệu sản xuất trong nước ước tính đạt 713.3 nghìn tấn, tăng 8.4% so với cùng
kỳ năm 2017
Phần 2: Tính cạnh tranh của thị trường sữa tươi tại Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN từ 2015 đến nay.
2.1 Cạnh tranh trong thị trường sữa tươi tại Việt Nam từ 2015 đến nay
2.1.1 Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Hiện nay, có hơn 50 doanh nghiệp sữa tươi hoạt động trên thị trường Việt Nam Doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn nhất Việt Nam là Vinamilk Thị phần mà Vinamilk chiếm giữ hiện nay là 58% thị phần cả nước Ngoài ra còn
có nhiều doanh nghiệp trong nước đã tạo dựng được uy tín trên thị trường như
TH True Milk, Mộc Châu, HanoiMilk phải cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất sữa ngoài nước như Ensure, Snow… Sản xuất sữa của các ngành sữa Việt Nam đã đạt tới trình độ hiện đại của thế giới về công nghệ lẫn trang thiết
bị Các doanh nghiệp trong nước không chỉ chịu khó đầu tư mở rộng thị trường, xây dựng vùng nguyên liệu mà còn rất chú tâm đưa ra sản phẩm mới, cải tiến bao bì sản phẩm và có chính sách giá cạnh tranh phù hợp với nhiều đối tượng tiêu dùng Người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn sản phẩm mới phù hợp từ hàng nội mà giá lại rẻ hơn rất nhiều so với hàng ngoại
Ví dụ: Sữa tươi tiệt trùng của công ty sữa Mộc Châu, sản phẩm có hương vị thơm ngon mà giá lại rẻ bằng một nửa so với tên tuổi sữa tươi khác đến từ Thuỵ Sỹ Những sản phẩm của Nutifood tuy mới xuất hiện trên thị trường nhưng đã chiếm được thị phần đáng kể so với các sản phẩm sữa từ các hãng sữa nước ngoài, sữa của các doanh nghiệp trong nước có giá bản rẻ hơn từ 30% - 40% Sữa tươi tiệt trùng của Vinamilk có giá bán là 2500đ/200ml thì sản phẩm của các công ty nước ngoài có giá từ 2500đ -3500đ/200ml Đến các
Trang 7cửa hàng đồ hộp hay các siêu thị, điều dễ nhận thấy là những thương hiệu sữa nội đã tự tin cạnh tranh với các sản phẩm ngoại Ngành sản xuất sữa tươi của nước ta không chỉ đáp ứng được nhu cầu ở trong nước mà còn xuất khẩu với khối lượng lớn ra nước ngoài như: Trung Quốc, Cuba, Iraq
2.1.2 Cạnh tranh với các sản phẩm thay thế
- Sữa đặc: Là sữa bò đã hút hết nước, quá trình nung nóng đã ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật Khi đóng hộp có thể bảo quản nhiều năm mà không cần bảo quản lạnh nếu chưa mở nắp
- Sữa bột: Có thời hạn sử dụng lâu hơn nhiều so với sữa tươi, giảm khối lượng lớn trong vận chuyển, được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển, đặc biệt tốt cho người già, trẻ em; dùng trong làm bánh kẹo và nấu ăn
- Sữa chua: Sản phẩm lên men từ sữa bò tươi, được thanh trùng vi khuẩn gây bệnh, chứa rất nhiều khoáng chất, có lợi cho đường ruột, giúp giảm cân, ngăn người cao huyết áp, bổ sung canxi, làm đẹp da
- Sữa đậu nành: Chế biến đơn giản, có thể làm tại nhà Có thành phần dinh dưỡng gần giống như sữa bò nhưng có ưu điểm là không có lactose, ít chất béo bão hòa hơn, có lợi cho tim mạch hơn Nó còn có thể thay thế cho sữa bò trong hầu hết các công thức nấu ăn, thích hợp cho người ăn chay
2.1.3 Cạnh tranh với đối thủ mới
Đặc điểm ngành sữa là tăng trưởng ổn định, lợi nhuận cao, thị phần đã tương đối ổn định, để gia nhập ngành đòi hỏi các công ty mới phải có tiềm lực vốn lớn để vượt qua các hàng rào gia nhập
Có thể kết luận, áp lực từ các đối thủ mới là không đáng kể, mà cạnh tranh chủ yếu sẽ diễn ra trong nội bộ ngành hiện tại
Trang 82.2 Mô hình SWOT về ngành sữa tươi tại Việt Nam hiện nay
2.2.1 Những điểm tích cực
- Năng suất sữa của các hộ chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam tương đương với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á Theo Baomoi.com ngày 10/03/2017 thì Việt Nam đã có giống bò sữa cho sản lượng 12000 lít/ chu kỳ/ năm
- Tỷ suất sinh lợi trong khâu sản xuất chế biến sữa cao: Ngược lại với người chăn nuôi, tỷ suất sinh lợi của các công ty chế biến sữa khá cao Điều này là
do các công ty sữa có khả năng đưa ra mức giá bán cao mà người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận
- Chính phủ đang có chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi bò sữa và ngành sữa phát triển: Ở thành phố HCM, chính phủ tập trung hỗ trợ trang thiết bị theo hướng đồng bộ cho những hộ chăn nuôi bò sữa có quy mô đàn từ 20 con trở lên Chính sách hỗ trợ được áp dụng rộng rãi cho những hộ chăn nuôi bò sữa đáp ứng yêu cầu là 50% giá trị của máy móc, thiết bị
- Mức thuế nhập khẩu nguyên liệu sữa tạm thời cao hơn cam kết với WTO Tuy nhiên, sau khi Việt Nam gia nhập TPP thì ngành chăn nuôi trong nước đã phải đối đầu trực diện với các nước khác, thế nhưng thuế nhập khẩu sữa vẫn không bị bãi bỏ
- Các doanh nghiệp sản xuất sữa tươi tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường bằng cách thường xuyên tung ra nhiều loại sản phẩm mới để phù hợp nhu cầu của người dùng
- Rào cản về bảo quản, hệ thống phân phối khiến sữa tươi ngoại khó cạnh tranh
2.2.2 Những mặt hạn chế
- Ngành chăn nuôi bò sữa còn khá mới, người nông dân ít kinh nghiệm nên chất lượng sữa chưa cao Quy mô còn nhỏ lẻ nên khó áp dụng khoa học công
Trang 9nghệ vào việc chăn nuôi bò sữa “Các hộ nuôi bò nước ta phải tăng số lượng
bò nuôi lên mới có thể giảm được giá thành và có lợi nhuận cao hơn Mỗi hộ phải có 15-20 con bò thì giá thành còn khoảng 8.500 đồng/lít sữa, còn quy
mô 50-100 con bò thì giá thành giảm xuống còn 6.500 đồng/lít sữa”
- Hơn 80% nguồn thức ăn chăn nuôi bò sữa phải nhập khẩu nên chi phí chăn nuôi cao Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với sữa nguyên liệu nhập khẩu từ nhiều nước, hiện các công ty chế biến sữa áp dụng nghiêm ngặt các chỉ tiêu kỹ thuật, do đó khâu kiểm tra chất lượng phụ thuộc vào các trạm thu gom, nhưng khi có phát sinh, hộ chăn nuôi phải tự xử lý, thêm tốn kém
- Tỷ suất sinh lợi của khâu chăn nuôi bò sữa thấp nên người chăn nuôi không
có khả năng mở rộng quy mô sản xuất Điều này sẽ khiến tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu sữa tiếp tục diễn ra
- Điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam không thích hợp lắm với việc chăn nuôi bò sữa Bò sữa cần nhiệt độ không khí từ 10 -20 độ C và độ ẩm tương đối từ 55 – 65% trong khi ở Việt Nam thường thì nhiệt độ không khí vượt mức 25 độ C và độ ẩm vượt mức 80% Chỉ rất ít vùng có khí hậu ôn hòa thích hợp cho việc chăn nuôi bò sữa
2.2.3 Những cơ hội
– Nguồn nguyên liệu cung cấp đang nhận được sự trợ giúp của chính phủ, nguyên liệu nhập khẩu có thuế suất giảm:
+ Quyết định số 10/2008/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ đặt ra chỉ tiêu phát triển ngành sữa với mục tiêu tới năm 2010 ngành sữa Việt Nam đạt sản lượng 380 ngàn tấn, 2015 đạt 700 ngàn tấn và 2020 là 1 triệu tấn Với chính sách trên, vấn đề nguyên liệu cho công ty không còn là gánh nặng quá lớn, giúp công ty kiểm soát được chi phí và nguồn nguyên liệu đầu vào
Trang 10+ Thuế nhập khẩu nguyên liệu sữa đang thấp hơn theo cam kết với WTO, đây là cơ hội giảm chi phí sản xuất khi nguồn nguyên liệu bột sữa nhập khẩu chiếm 75%
– Lực lượng khách hàng tiềm năng cao và nhu cầu lớn:
+ Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa tại Việt Nam tăng trưởng ổn định Cùng với sự phát triển của kinh tế, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và sử dụng nhiều hơn các sản phẩm sữa Mức tiêu thụ bình quân của Việt Nam hiện nay là 14l/người/năm
+ Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ (trẻ em chiếm 36% dân số) và mức tăng dân
số là trên 1%/năm, đây là thị trường rất hấp dẫn, có tiềm năng phát triển trong tương lai
+ Thu nhập bình quân đầu người tăng trên 6%/năm
– Đối thủ cạnh tranh đang bị suy yếu do các vấn đề liên quan đến chất lượng và quan điểm người Việt dùng hàng Việt đang được hưởng ứng:
+ Sau hàng loạt phát hiện về sản phẩm sữa nhiễm melamine tại Trung Quốc, các nước lân cận và việc một số sản phẩm sữa bột thành phẩm có hàm lượng đạm thấp hơn nhiều so với hàm lượng công bố trên bao bì vào năm 2009 đã góp phần thúc đẩy xu hướng người tiêu dùng chuyển sang sử dụng sản phẩm của những thương hiệu có uy tín Đây là cơ hội lớn cho ngành sữa tươi khẳng định chất lượng sản phẩm của mình
+ Cùng với cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” (8/2009)
mà mặt hàng sữa được vận động đầu tiên đã làm tăng thêm sức cạnh tranh của các công ty sữa trong nước
2.2.4 Những thách thức