1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài fdi hàn quốc vào việt nam nghiên cứu có phạm vi không gian là việt nam, phạm vi thời gian là giai đoạn từ năm 2015 đến nay

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Tài FDI Hàn Quốc Vào Việt Nam Nghiên Cứu Có Phạm Vi Không Gian Là Việt Nam, Phạm Vi Thời Gian Là Giai Đoạn Từ Năm 2015 Đến Nay
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 40,54 KB

Nội dung

Việt Nam và Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1992, vàmột điểm nổi bật trong quan hệ của hai nước là dòng đầu tư trực tiếp nước ngoàiFDI của Hàn Quốc cho Việt Nam.. Hàn Quố

Trang 1

Mục lục

Chương 1 Cơ sở lý luận về FDI và quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc 4

1.2.2 Điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Hàn Quốc 10

Chương 2 Thực trạng FDI Hàn Quốc vào Việt Nam từ 2015 đến nay 11

Chương 3 Đánh giá về FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam từ 2015 đến nay 14

Trang 2

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đề tài “FDI Hàn Quốc vào Việt Nam trong giai đoạn 2015 - nay” là một đề tàirất thiết thực Việt Nam và Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1992, vàmột điểm nổi bật trong quan hệ của hai nước là dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) của Hàn Quốc cho Việt Nam Hàn Quốc đã luôn là một trong những quốc giadẫn đầu về FDI cho Việt Nam, với số vốn lên đến hàng tỷ USD và nhiều tập đoàn lớncủa Hàn Quốc đầu tư trên nhiều lĩnh vực và khu vực tại Việt Nam, đem lại nhiều lợiích kinh tế, văn hoá, xã hội quan trọng, cũng như củng cố quan hệ gắn bó bền chặtgiữa hai nước Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng làm giảm dòng FDI củaHàn Quốc vào Việt Nam trong năm 2020 Hiện nay, năm 2022 chính là năm Việt Nam

và Hàn Quốc kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Hàn, nhìn lại nhữngthành tựu tích cực trong hợp tác, đầu tư và phát triển mà hai nước đã đạt được cũngnhư hướng tới những kế hoạch, mục tiêu trong tương lai Không những vậy, đầu tháng12/2022, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện Trong bốicảnh này, tìm hiểu về FDI Hàn Quốc vào Việt Nam trong giai đoạn 2015 đến nay sẽgiúp hiểu rõ quan hệ đầu tư giữa hai nước, phấn đấu phát huy những điểm mạnh vàkhắc phục những hạn chế còn tồn tại, để phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam bềnvững hơn

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này là nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về FDI HànQuốc vào Việt Nam trong giai đoạn 2015 - nay

Để đạt được mục đích này, trước hết cần tìm hiểu khái niệm, thực trạng, lợi ích

và hạn chế của FDI, cũng như quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc Tiếp theo cần phân tíchthực trạng FDI Hàn Quốc vào Việt Nam, tập trung vào giai đoạn 2015 - nay và lý giải

xu hướng, từ đó phân tích những tác động tích cực, những hạn chế và thách thức FDIHàn Quốc mang lại để có thể đánh giá triển vọng trong tương lai cũng như đề xuấtmột số giải pháp từ phía Việt Nam

Trang 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là FDI Hàn Quốc vào Việt Nam

Nghiên cứu có phạm vi không gian là Việt Nam, phạm vi thời gian là giai đoạn

từ năm 2015 đến nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Bài viết có cơ sở lý luận là lý thuyết về khái niệm, phân loại, lợi ích và hạn chếcủa FDI

Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp phân tích - tổnghợp

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Về mặt lý luận, đề tài này giải quyết các lý thuyết tổng quan liên quan tới FDI

và quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc

Về mặt thực tiễn, đề tài này giúp nâng cao hiểu biết về FDI Hàn Quốc vào ViệtNam trong giai đoạn 2015 đến nay, về những lợi ích, thách thức cũng như các giảipháp để khắc phục hạn chế và phát huy các thành tựu đã đạt được

Chương 1 Cơ sở lý luận về FDI và quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc

Trang 4

1.1 Tổng quan về FDI

1.1.1 Khái niệm và phân loại

Trước hết cần làm quen với khái niệm FDI (Foreign Direct Investment) Theo

Tổ chức Thương mại Thế giới, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhàđầu tư ở một quốc gia (nước chủ đầu tư) mua tài sản ở một quốc gia khác (nước nhậnđầu tư) và có quyền quản lý tài sản đó Khía cạnh quản lý là yếu tố phân biệt giữa FDI

và đầu tư gián tiếp vào cổ phiếu, trái phiếu nước ngoài và các công cụ tài chính khác.Trong hầu hết các trường hợp, nhà đầu tư và tài sản mà nhà đầu tư quản lý ở nướcngoài là các công ty thương mại Trong trường hợp này, nhà đầu tư thường được gọi

là "công ty mẹ" và tài sản được gọi là "chi nhánh" hay "công ty con".1 Theo bài viết

“FDI là gì? Đặc điểm, điều kiện và cách phân loại vốn đầu tư FDI”, FDI là hình thứcđầu tư dài hạn vào nước khác của các tổ chức, cá nhân ở một nước bằng cách thànhlập các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, với mục tiêu là đạt được lợi ích lâu dài và nắmquyền kiểm soát tài sản

Cũng theo bài viết này, hiện nay, đầu tư nước ngoài FDI chủ yếu được chiathành ba loại: đầu tư theo chiều ngang, đầu tư theo chiều dọc và đầu tư tập trung

FDI theo chiều ngang là loại hình đầu tư phổ biến giúp công ty mẹ tăng trưởngquy mô và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn Thông qua hình thức này, nhà đầu tư sẽ sửdụng nguồn vốn sẵn có để đầu tư ra nước ngoài vào một công ty khác cùng ngành,nghề

Ngoài FDI theo chiều ngang, một số doanh nghiệp hiện nay đầu tư theo hìnhthức FDI theo chiều dọc Khác với FDI theo chiều ngang, FDI theo chiều dọc là hìnhthức đầu tư vào chuỗi cung ứng, có thể bao gồm một hoặc nhiều lĩnh vực và ngànhcông nghiệp khác nhau

Ngoài ra còn có FDI tập trung, hình thức đầu tư vào nhiều công ty khác nhauthuộc các ngành hoàn toàn khác nhau của cùng một doanh nghiệp Điều này tạo ramột “chùm” FDI, vốn FDI không liên quan trực tiếp đến nhà đầu tư kinh doanh

Cụ thể hơn, hoạt động đầu tư FDI có thể được phân loại theo hình thức đầuvào, định hướng nước tiếp nhận đầu tư, định hướng chủ sở hữu FDI và cơ sở pháp lý

1 Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (09/10/1996) “Trade and foreign direct investment” World Trade Organization Truy cập ngày 26/12/2022 WTO | News - “Trade and foreign direct investment”

Trang 5

Theo hình thức thâm nhập, có ba loại hoạt động: đầu tư mới (New Investment),mua lại (Acquisitions) và sáp nhập (Merge) Đầu tư mới là hình thức mà một công ty

sẽ đầu tư để thành lập một trung tâm sản xuất, quảng cáo hoặc hành chính hoàn toànmới để phục vụ cho mục đích của mình Mua lại là hình thức mà một công ty đầu tưvào hoặc mua một nhà máy sản xuất hoặc đơn vị kinh doanh để giảm chi phí Sápnhập là một hình thức đặc biệt của mua lại, trong đó, hai đơn vị sẽ cùng góp vốn đểthành lập một công ty mới mạnh mẽ hơn

Theo định hướng của nước nhận đầu tư, có 3 hình thức Thứ nhất là FDI thaythế nhập khẩu, tức là hoạt động FDI được thực hiện để sản xuất và cung ứng nhữngsản phẩm mà thị trường đầu tư trong nước cần phải nhập khẩu Các yếu tố có tác độnglớn đến hình thức FDI này bao gồm các rào cản thương mại của nước được đầu tư,dung lượng thị trường và chi phí đầu tư vận chuyển Thứ hai là FDI thúc đẩy xuấtkhẩu Hình thức FDI này không chỉ nhắm vào thị trường nước tiếp nhận đầu tư màbao gồm cả thị trường rộng lớn hơn, trong đó có thị trường nước chủ đầu tư Các yếu

tố ảnh hưởng đến hình thức này là khả năng cung cấp đầu vào, chẳng hạn như giá muanguyên vật liệu hoặc giá bán thành phẩm Thứ ba là FDI vào các lĩnh vực khác Chínhphủ nước được đầu tư có thể thông qua các biện pháp khuyến khích đầu tư để điều tiếtdòng vốn vào và đạt được các mục tiêu như giải quyết thâm hụt cán cân thanh toán

Có 4 loại FDI theo hình thức pháp lý Đầu tiên là hợp đồng hợp tác (văn bảnđược ký kết giữa hai hoặc nhiều nhà điều hành đầu tư quy định rõ trách nhiệm củamỗi bên và tỷ lệ lợi nhuận hoạt động, không cần thành lập pháp nhân mới) Thứ hai làdoanh nghiệp liên doanh (doanh nghiệp do hai hoặc nhiều đối tác ở nước được đầu tư,thành lập theo hợp đồng liên doanh) Thứ ba là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài(là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập tại nước nhận đầu tư), do nhàđầu tư nước ngoài quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh Thứ

tư là BOT (Build-Operate-Transfer), là hình thức đầu tư theo hợp đồng trong đó nhànước sử dụng tư nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng, sau đó vận hành một thời gian và cuốicùng chuyển giao Ngoài ra, tương tự BOT còn có 2 hình thức khác là BT và BTO.Tùy vào mục đích của từng dự án và quốc gia mà họ triển khai loại hình phù hợp

Trang 6

1.1.2 Thực trạng FDI

Theo báo cáo xu hướng đầu tư "Investment Trends Monitor" do Hội nghị Liênhợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố ngày 24/01/2021, FDItoàn cầu đã giảm mạnh trong năm 2020, giảm 42% từ mức 1,5 nghìn tỷ USD năm

2019 xuống khoảng 859 tỷ USD Lần cuối ghi nhận mức FDI thấp như vậy là vàonhững năm 1990, thấp hơn 30% so với mức đầu tư sau cuộc khủng hoảng tài chínhtoàn cầu 2008-2009 Sự sụt giảm FDI tập trung ở các nước phát triển, nơi dòng vốnvào giảm 69% xuống còn khoảng 229 tỷ USD

Theo Báo cáo xu hướng đầu tư ngày 19/01/2022, FDI phục hồi mạnh mẽ trongnăm 2021 FDI toàn cầu tăng 77%, từ 929 tỷ USD năm 2020 lên khoảng 1.650 tỷUSD năm 2021, vượt qua mức trước COVID-19 Đặc biệt, tăng trưởng vốn FDI tạicác nền kinh tế phát triển đang ở mức cao kỷ lục, ước tính đạt 777 tỷ USD vào năm

2021 Ở châu Âu, hơn 80% tăng trưởng FDI là do những thay đổi đáng kể trong cácnền kinh tế lớn của khu vực, đồng thời, dòng vốn FDI vào Hoa Kỳ tăng hơn gấp đôi

do sự gia tăng các vụ sáp nhập và mua lại xuyên biên giới Sự phục hồi tăng trưởng ởcác nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất (LeastDeveloped Countries), thì diễn ra khiêm tốn hơn Dòng vốn FDI đổ vào các nền kinh

tế đang phát triển tăng 30% lên gần 870 tỷ USD, trong đó Đông và Đông Nam Á tăng20%, Mỹ Latinh và Caribe đã trở lại gần mức trước đại dịch Dòng vốn đầu tư vàochâu Phi cũng tăng, nhưng hầu hết các nước nhận đầu tư ở châu lục này đều nhìn nhậnmức tăng FDI ở mức khiêm tốn

Dòng vốn FDI toàn cầu phục hồi lên 972 tỷ USD trong nửa đầu năm 2022 Tuynhiên, phần lớn tăng trưởng xảy ra trong quý đầu tiên, trong khi dòng vốn FDI toàncầu trong quý 2 năm 2022 giảm 22% so với quý trước Sự suy giảm này không có gìđáng ngạc nhiên, nguyên nhân do lạm phát và lãi suất gia tăng, giá năng lượng caohơn và cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine Hoa Kỳ là nước nhận đầu tư FDI lớn nhấtthế giới, tiếp theo là Trung Quốc và Brazil Hoa Kỳ cũng là nhà đầu tư hàng đầu thếgiới, tiếp theo là Hà Lan và Úc

Trang 7

1.1.3 Lợi ích và hạn chế của FDI

a Với nước nhận đầu tư

Trước hết, đầu tư FDI có thể bổ sung vốn phát triển kinh tế của nước tiếp nhậnđầu tư Ngoài ra, đối với nhiều nước đang phát triển, tiền thuế do doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng của quốc gia, chiếm mộtphần lớn trong tổng thu của tỉnh, ví dụ, riêng tại Hải Dương, nguồn thu thuế từ Công

ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50% nguồn thu nội địa của tỉnh trong năm 2006 (ThanhHằng, 2018) Ngoài ra, theo bài viết “Ưu - nhược điểm của hình thức đầu tư trực tiếpnước ngoài”, vì các nhà đầu tư nước ngoài tự bỏ vốn để kinh doanh, trực tiếp vận hànhsản xuất và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư, nên thực hiện hình thức liêndoanh với nước ngoài, doanh nghiệp trong nước có thể giảm thiểu rủi ro tài chính, nếu

có vấn đề thì đối tác nước ngoài sẽ chia sẻ rủi ro cùng doanh nghiệp địa phương Do

đó, FDI là một phương thức tương đối ít rủi ro với nước nhận đầu tư

Cũng theo bài viết này, các nước tiếp nhận FDI không chỉ nhận được vốn màcòn được hưởng công nghệ, kỹ thuật và phương pháp quản lý tiên tiến, có thể tạo rasản phẩm mới và mở ra thị trường mới Đây là một yếu tố hấp dẫn lớn của đầu tư trựctiếp nước ngoài FDI, bởi hầu hết các nước đang phát triển đều có trình độ khoa học vàcông nghệ thấp, trong khi hầu hết các công nghệ mới ở các nước công nghiệp pháttriển Để thu hẹp khoảng cách và đuổi kịp các nước công nghiệp phát triển, các nướcnày cần nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới, và FDI là con đường nhanh và trực tiếp.Trên thực tế, FDI là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng cho các nước đang pháttriển

Bên cạnh đó, FDI còn giúp giải quyết việc làm và đào tạo lao động ở nướcnhận đầu tư Theo tác giả Thanh Hằng (2018), các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài sẽ sử dụng một lượng lớn lao động địa phương để có được chi phí sản xuất thấp

Vì vậy, tỷ trọng thu nhập của người dân địa phương sẽ tăng lên, góp phần tích cực vàotăng trưởng kinh tế địa phương Hơn nữa, trong quá trình tuyển dụng, các công ty sẽcung cấp các chương trình đào tạo nghề mới và tiên tiến ở các nước thu hút FDI.Không chỉ lao động phổ thông, các chuyên gia trong nước cũng có cơ hội được đàotạo chuyên nghiệp khi làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Điều

Trang 8

này tạo ra lực lượng lao động lành nghề cho đất nước, góp phần tiếp tục thu hút FDI

Khi nhận đầu tư, các nước sẽ có điều kiện thuận lợi để gia nhập vào mạng lướisản xuất toàn cầu và thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, thích ứngnhanh hơn với những thay đổi của thị trường thế giới FDI có vai trò thúc đẩy hộinhập kinh tế quốc tế, góp phần đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới (Bàiviết “Ưu - nhược điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài”)

Tuy nhiên, theo bài viết trên, FDI cũng có thể có những hạn chế nhất định chonước tiếp nhận đầu tư, việc sử dụng quá nhiều vốn FDI có thể dẫn đến không tậptrung vào việc huy động vốn trong nước, khiến cơ cấu đầu tư mất cân đối và kinh tếphụ thuộc vào vốn nước ngoài Vì vậy, nếu tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàitrong tổng vốn đầu tư phát triển lớn có thể ảnh hưởng đến độc lập tự chủ, nền kinh tếphụ thuộc nhiều vào nước ngoài và không ổn định Nếu không đủ sức cạnh tranh vớidoanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước có thể bị phá sản

Bên cạnh đó, do các nhà đầu tư có quyền lựa chọn khu vực, lĩnh vực để đầu tư,điều này có thể dẫn đến sự mất cân bằng kinh tế giữa các khu vực Dựa vào tiềm lựctài chính vượt trội của mình, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể sẽ gây

ra nhiều tác động tiêu cực như gia tăng khoảng cách thu nhập và phát triển giữa cácvùng miền, gia tăng khoảng cách kinh tế giữa các nhóm dân cư

b Với nước chủ đầu tư

Theo bài viết “FDI là gì? Đặc điểm, điều kiện và cách phân loại vốn đầu tưFDI”, có một số ảnh hưởng tích cực và tiêu cực với quốc gia đầu tư như sau

Về mặt tích cực, nhà đầu tư được tận dụng thế mạnh của đối tác như thị trườngtiêu thụ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nhân công giá rẻ Ngoài ra, nước chủđầu tư sẽ tránh được các rào cản thương mại và chủ nghĩa bảo hộ phi thương mại củanước nhận đầu tư

Về tác động tiêu cực, nước đầu tư sẽ phải đối mặt với nhiều gánh nặng và tháchthức trong môi trường mới như chính trị, văn hóa, thiên tai, chiến tranh và xung đột vũtrang Ngoài ra, khi công ty đầu tư ra nước ngoài thì vốn đầu tư trong nước cũng sẽ bịthất thoát Điều này gây khó khăn trong việc tìm nguồn vốn cho phát triển, phục hồinền kinh tế, tạo việc làm,

Trang 9

1.2 Tổng quan quan hệ Việt Nam Hàn quốc.

1.2.1 Khái quát quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc

Trước đây, từ năm 1975 đến năm 1982, Việt Nam và Hàn Quốc đã thiết lậpquan hệ thương mại tư nhân thông qua trung gian, từ năm 1983 thiết lập quan hệthương mại trực tiếp và một số quan hệ phi chính phủ (Bộ Ngoại giao, 2015)

Ngày 20/4/1992, hai nước ký Hiệp định về việc cùng lập Văn phòng liên lạc vàngày 22/12/1992 ký Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ Cùngngày, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội khai trương Việt Nam mở đại sứ quán tạiSeoul vào tháng 3/1993 và Hàn Quốc mở tổng lãnh sự quán tại Thành phố Hồ ChíMinh khoảng 8 tháng sau đó Trong hơn 30 năm qua, quan hệ giữa hai nước đã pháttriển nhanh chóng, đã trải qua những lần nâng cấp lên Đối tác toàn cầu thế kỷ XXInăm 2002 và lên Đối tác hợp tác chiến lược năm 2009 Gần đây, vào ngày 5/12/2022,sau cuộc hội đàm tại Thủ đô Seoul, Hàn Quốc, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn XuânPhúc và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã thông báo về việc chuyển đổi quan

hệ hai nước thành Đối tác chiến lược toàn diện Đây là sự kiện quan trọng, mở ranhiều cơ hội cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong tương lai

Trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đã có những bướctiến tích cực trên các lĩnh vực chính trị, đầu tư, thương mại, du lịch và nhiều lĩnh vựckhác Việt Nam coi Hàn Quốc là đối tác quan trọng hàng đầu trên nhiều lĩnh vực,đồng thời Hàn Quốc cũng coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong Chính sách HướngNam của mình Việc thường xuyên trao đổi đoàn các cấp, nhất là của lãnh đạo cấpcao, cho thấy sự tin cậy chính trị lẫn nhau giữa hai bên ngày càng được củng cố (ÁnhHuyền, 2019)

Hợp tác kinh tế là một trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương toàn diệngiữa Việt Nam và Hàn Quốc (Ánh Huyền, 2019) Hàn Quốc là một trong những quốcgia đầu tư FDI chính tại Việt Nam, đứng thứ hai về vốn ODA và thứ ba về hợp tácthương mại và du lịch Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ tư của Hàn Quốc,với kim ngạch ước tính đạt 67 tỷ USD năm 2019, tương đương với 40% tổng kimngạch ASEAN-Hàn Quốc Hai nước có kế hoạch thúc đẩy thương mại song phươnglên 100 tỷ USD vào năm 2022 Bên cạnh đó, hợp tác về quốc phòng, an ninh, văn hóa,

Trang 10

giáo dục, thể thao, du lịch cũng tiến triển tích cực.

Cũng theo tác giả Ánh Huyền (2019), giao lưu nhân dân và văn hóa giữa hainước cũng là khía cạnh quan trọng của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc Hiện cókhoảng 200.000 công dân hai nước đang sinh sống, học tập và làm việc trên lãnh thổcủa nhau, trong đó có khoảng 65.000 gia đình đa văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc.Thành công của Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam dưới sự dẫn dắt của Huấnluyện viên trưởng Park Hang-seo đã góp phần củng cố tinh thần nhân dân hai nướccũng như mối quan hệ gắn bó giữa Việt Nam và Hàn Quốc Trong cuộc gặp cấp caomới đây giữa lãnh đạo hai nước, hai nước đều khẳng định quan hệ Việt Nam - HànQuốc đang ở mức rất tốt đẹp, có thể nói là "anh em trong một nhà".2

1.2.2 Điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Mặc dù có những khác biệt về địa lý và hệ thống chính trị, hai nước có nhiềuđiểm tương đồng về dân số, lịch sử và văn hóa

Trước hết, sự khác biệt rõ ràng nhất giữa Việt Nam và Hàn Quốc là về mặt tựnhiên Hàn Quốc nằm ở Đông Á, có khí hậu ôn hòa, bốn mùa rõ rệt Nằm trong khuvực Đông Nam Á, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, thời tiết ấm áp quanh năm, tuynhiên vẫn có những khác biệt nhất định giữa các vùng miền

Thể chế chính trị của hai nước cũng khác nhau Theo Hiến pháp Hàn Quốc banhành ngày 17/07/1948, Hàn Quốc theo chế độ Cộng hoà, tam quyền phân lập ViệtNam thì theo thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa, về mặt lịch sử và trình độ phát triểnthì Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Về điểm giống nhau trong văn hoá, có thể thấy cả hai nước đều chịu ảnh hưởngsâu sắc của Nho giáo và Phật giáo: đều coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, có những cơ sởtôn giáo thờ cúng Ngoài ra, Việt Nam và Hàn Quốc cũng cùng ăn mừng nhiều ngày lễtheo âm lịch như Tết Nguyên đán, Trung Thu,… Về con người, theo Ngoại trưởngHàn Quốc Park Jin, cả Việt Nam và Hàn Quốc đều rất coi trọng giáo dục, nhân dânhai nước đều có tinh thần hiếu học, cần cù, chịu khó (Duy Linh, 2022)

2 Ánh Huyền (25/11/2019) Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc và những bước phát triển thần kỳ VOV World Truy cập ngày 26/12/2022 Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc và những bước phát triển thần kỳ (vovworld.vn)

Trang 11

Chương 2 Thực trạng FDI Hàn Quốc vào Việt Nam từ 2015 đến nay

2.1 Khái quát các giai đoạn trước

Xét về vốn đầu tư, Hàn Quốc bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ những năm 1990

và dần trở thành nhà đầu tư quan trọng tại Việt Nam Năm 2008, có 2.114 công ty HànQuốc đang hoạt động tại Việt Nam với số vốn lũy kế là 18,952 tỷ USD (Đoàn Thị TràThu, 2022) Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đầu tư của HànQuốc vào Việt Nam tăng trưởng nhanh và ở mức lớn, cụ thể, đầu tư của Hàn Quốccho Việt Nam đạt 3,8 tỷ USD vào năm 2013 và đạt hơn 6,1 tỷ USD năm 2014 (ĐoànThị Trà Thu, 2022)

Xét về quy mô dự án đầu tư, hầu hết các dự án FDI của Hàn Quốc vào ViệtNam trước đây đều có quy mô nhỏ (Đoàn Thị Trà Thu, 2022) Sau đó đã có hàng loạt

dự án đầu tư quy mô lớn, nổi bật là các dự án của Tập đoàn Công nghệ Điện tửSamsung tại Bắc Ninh, Thái Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh và dự án của Tập đoàn

LG tại Hải Phòng (Đoàn Thị Trà Thu, 2022) Cụ thể, Samsung có 6 dự án lớn, là 6công ty được thành lập trong giai đoạn 2008-2014, với số vốn đầu tư lên tới hàng trămtriệu USD Sau khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, LG - hãng điện tửtiêu dùng nổi tiếng của Hàn Quốc đã tăng mạnh đầu tư vào Việt Nam với nhiều dự ánlớn

2.2 Trong giai đoạn 2015 đến nay

Trang 12

lớn nhất của Việt Nam (Đoàn Thị Trà Thu, 2022).

Một điểm nổi bật là, năm 2020 là năm có tỷ lệ vốn đầu tư thực tế đạt giá trị caonhất trong các năm trước Trong giai đoạn trước năm 2018, tỷ lệ vốn đầu tư thực tế sovới vốn đầu tư đăng ký không cao, chỉ dao động từ 24% đến 34%, nhưng kể từ năm

2018, con số này đã tăng lên đáng kể, lần lượt đạt hơn 46%, gần 58% và gần 70% vàocác năm 2018, 2019 và 2020 Thống kê nửa đầu năm 2021 cũng cho thấy tỷ lệ vốnFDI thực tế so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký cũng gần 60% (Bùi ThịHồng Ngọc, Đoàn Thị Thu Hương, 2021)

Theo tác giả Mạnh Hùng (2022), hiện nay Hàn Quốc đã đầu tư vào 19/21ngành kinh tế và 59/63 tỉnh, thành phố với 9.383 dự án đang triển khai xây dựng vàtổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 80 tỷ USD Cũng theo tác giả, tính trong 7 tháng đầunăm 2022, Hàn Quốc xếp thứ hai trong số 72 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vàoViệt Nam, với tổng vốn đầu tư gần 3,3 tỷ USD

Theo Thạc sĩ Bùi Thị Hồng Ngọc và Thạc sĩ Đoàn Thị Thu Hương (2021),trước 2017, công nghiệp chế tạo là ngành có tỷ trọng vốn FDI từ Hàn Quốc cao nhất,chiếm hơn 70% Tuy nhiên, tỷ trọng đầu tư vào ngành này đã giảm dần: năm 2018 cònkhoảng 62%, năm 2019 xuống còn 57% và năm 2020 còn 61% Theo các tác giả,trong những năm gần đây, ba lĩnh vực xây dựng và bất động sản, thương mại phânphối và bán lẻ, tài chính và bảo hiểm đang ngày càng thu hút nhiều vốn FDI từ HànQuốc Cụ thể, tỷ trọng đầu tư của các nhà đầu tư Hàn Quốc vào xây dựng và bất độngsản đã tăng lên trên 10% vào năm 2020 từ mức dưới 4% trong năm 2019, và tiếp tụctăng lên đạt khoảng 11% vào nửa đầu năm 2021 Tỷ trọng đầu tư vào ngành phân phối

và bán lẻ đã có bước nhảy vọt lên 24% tổng vốn FDI Hàn Quốc vào Việt Nam trongnửa đầu năm 2021, sau khi duy trì ở mức 7% trong giai đoạn 2017 - 2018, và mứcgiảm xuống 3% trong giai đoạn 2019 - 2020 Vốn đầu tư cho lĩnh vực tài chính - bảohiểm cũng đã tăng lên từ năm 2018, đạt hơn 27% vào năm 2019

Samsung, LG, Hyosung, Hanwha, Hyundai, CJ Group, Lotte và nhiều tập đoàn,công ty lớn khác của Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam, trong đó, Samsung Việt Nam

có tổng vốn đầu tư khoảng 20 tỷ đô la Mỹ, thu hút hơn 125.000 lao động, chiếm 0,8%tổng số lao động cả nước (Mạnh Hùng, 2022)

Trang 13

Thứ hai, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) được

ký kết ngày 5/5/2015 và có hiệu lực ngày 20/12/2015 cũng là nhân tố thúc đẩy đầu tưFDI Hàn Quốc vào Việt Nam Theo kết quả khảo sát do Hiệp hội Thương mại Quốc tếHàn Quốc (KITA) thực hiện trong giai đoạn này, hầu hết các công ty Hàn Quốc đều

có kế hoạch mở rộng kinh doanh sang các thị trường nước ngoài mới nổi trong năm

2015, với Việt Nam là điểm đến được các công ty này lựa chọn nhiều nhất nhờ những

cơ hội do các hiệp định tự do hóa thương mại mà Việt Nam tham gia mang lại Cácdoanh nghiệp Hàn Quốc trông đợi vào cam kết cắt giảm thuế, mở rộng thị trường và

cơ hội đầu tư của VKFTA Theo Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịchHiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, “Những nhà đầu tư HànQuốc đã có dự án nhưng chưa triển khai; hoặc các doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội

và đang phân vân cũng sẽ vì cú hích FTA Việt Nam - Hàn Quốc mà quyết định đầu tưtại Việt Nam”.3 Trên thực tế, sau 6 năm kể từ khi VKFTA được thực thi, thương mại

và đầu tư giữa hai nước đã có bước phát triển vượt bậc, Việt Nam và Hàn Quốc đangtận dụng triệt để các quy định của Hiệp định để góp phần đưa thương mại songphương của Việt Nam đóng góp tích cực vào quan hệ đầu tư (Thế Hải, 2021) Đáng

3 Nguyên Đức (19/05/2015) FDI Hàn Quốc ‘thế hệ thứ ba’ dồn dập vào Việt Nam Báo Đầu tư Truy cập ngày

Trang 14

chú ý nhất là thu hút vốn FDI từ Hàn Quốc đã tăng mạnh mẽ (Thế Hải, 2021)

Một nguyên nhân khác khiến FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam tăng, theo Thạc

sĩ Bùi Thị Hồng Ngọc và Thạc sĩ Đoàn Thị Thu Hương (2021), là ảnh hưởng của cuộcchiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong năm 2018-2019 Theo các tácgiả, tỷ lệ vốn FDI thực tế tăng trong giai đoạn này, thể hiện nhu cầu ngày càng tăngđối với Việt Nam từ các nhà đầu tư Hàn Quốc để thay thế thị trường Trung Quốc.Ngoài ra, do đầu tư “quá tải” (overcrowding) vào Trung Quốc, làm chi phí lao động

và chi phí thuê đất của Trung Quốc tiếp tục tăng, khiến thị trường Việt Nam ngàycàng phát triển trở thành thị trường đầu tư ưa thích của các công ty Hàn Quốc Cũngtheo các tác giả, thông qua mua bán và sáp nhập, các chủ đầu tư Hàn Quốc hy vọng sẽduy trì mạng lưới phân phối hiện có của công ty tại thị trường Việt Nam Đồng thời,các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng đang xem xét khả năng sáp nhập với các công ty ViệtNam để có thể đầu tư vào các ngành khó được cấp phép như tài chính hay năng lượng

Chương 3 Đánh giá về FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam từ 2015 đến nay

3.1 Những tác động tích cực với Việt Nam

Thứ nhất, dòng vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam ngày càng tăng, gópphần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam Các công ty HànQuốc ước tính đóng góp khoảng 25% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam (Bùi ThịHồng Ngọc, Đoàn Thị Thu Hương, 2021) Riêng Samsung thì chiếm khoảng 1/5 kimngạch xuất khẩu của Việt Nam, ở mức hàng chục tỷ USD/năm: Xuất khẩu củaSamsung đạt 39,9 tỷ USD trong 2016; 54,4 tỷ USD trong năm 2017, gần 59 tỷ USDvào năm 2019 và 65,5 tỷ USD trong năm 2020 (Đoàn Thị Trà Thu, 2022) Đầu tư FDIcủa Hàn Quốc cũng cung cấp thêm vào vốn đầu tư phát triển của Việt Nam , giúp ViệtNam giải quyết được vấn đề thiếu vốn đầu tư (Đoàn Thị Trà Thu, 2022)

Thứ hai, các công ty Hàn Quốc đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho người laođộng Việt Nam Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc tạiViệt Nam đều sử dụng số lượng lớn lao động địa phương để phục vụ cho quá trình sảnxuất Số lượng việc làm do các công ty Hàn Quốc tạo ra phụ thuộc vào từng giai đoạnnhưng nhìn chung có xu hướng tăng: đến tháng 11/2013, có khoảng 500.000 lao động

Ngày đăng: 17/03/2024, 17:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w