1.1.2 Ý nghĩa kinh tế - xã hội của phát triển du lịch biển đảo Du lịch biển, đảo là loại hình du lịch đang được đầu tư nghiên cứu, khai thác vàphát triển mạnh ở nhiều quốc gia có lợi thế
Trang 1I Cơ sở lý luận về phát triển du lịch biển đảo.
1.1 Tổng quan về du lịch biển đảo
Theo Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch), Việt Nam có hơn3.200 km bờ biển, hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước biển, hơn 2.770 đảo ven bờ và cókhoảng 125 bãi biển, vịnh biển thuận lợi để phát triển du lịch Ngoài 28 trên tổng số 63tỉnh thành phố có địa lý giáp biển thì Việt Nam cũng có 12 huyện đảo gồm đảo Cô Tô,Vân Đồn (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ, Cát Bà (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Hoàng
Sa (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (KhánhHòa), Phú Quí (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Phú Quốc (Kiên Giang)
Đó chính là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển đảo,
du lịch thăm quan thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa, du lịch sinh thái, thể thao vàmạo hiểm…Du lịch biển đảo đang là loại hình du lịch được chú trọng đầu tư ở Việt Namnhờ những lợi thế về biển Sự đa dạng về các loại hình du lịch là một trong số nhữngnhân tố tiên quyết dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ này Đây cũng là cơ
sở để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau
1.1.2 Ý nghĩa kinh tế - xã hội của phát triển du lịch biển đảo
Du lịch biển, đảo là loại hình du lịch đang được đầu tư nghiên cứu, khai thác vàphát triển mạnh ở nhiều quốc gia có lợi thế về biển, đảo trên thế giới Việc phát triển kinh
Trang 2tế biển trở thành xu thế tất yếu trên con đường tìm kiếm và đảm bảo các nhu cầu vềnguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm cũng như không gian sinh tồn cho loài ngườitrong tương lai Trong đó, Việt Nam, với điều kiện khí hậu nhiệt đới ấm áp, từ lâu đã chútrọng tới phát triển các loại hình du lịch biển đảo Việc phát triển kinh tế biển ở một sốnơi, một số khu vực đã có những sự việc ảnh hưởng nhất định đến môi trường, kinh tế –
xã hội… các địa phương và vùng miền tại Việt Nam Ngành du lịch biển đảo đã tạo ranhiều việc làm mới, tăng thu nhập của dân cư, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngànhkinh tế, góp phần phát triển hậu phương vững chắc, xây dựng thế trận an ninh, quốcphòng biển, đảo Việt Nam
Thứ nhất, du lịch biển đảo thúc đẩy sự phát triển cho ngành du lịch và nền kinh tếcủa mỗi quốc gia Đây là loại hình du lịch có vai trò và tỷ trọng lớn cả về giá trị doanhthu, số lượng lao động, cơ sở hạ tầng- vật chất kỹ thuật… trong ngành ở các quốc gia cólợi thế về biển, đảo Du lịch biển, đảo được xem là loại hình du lịch mũi nhọn, giữ vai tròchủ đạo của các quốc gia này và là giải pháp cứu cánh để vực dậy nền kinh tế kém pháttriển cho các quốc gia ven biển hiện nay Tiến sỹ Đỗ Cẩm Thơ, Phó Vụ trưởng Vụ kếhoạch, Tài chính - Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết:Trong những năm qua, du lịch các tỉnh ven biển đóng góp khá quan trọng vào sự pháttriển kinh tế, chiếm hơn 60% tổng thu từ du lịch của cả nước Tốc độ tăng trưởng về thunhập từ du lịch trong vòng 15 năm trở lại đây giữ mức tăng trưởng hơn 24%/năm Lượngkhách du lịch quốc tế đến khu vực ven biển có xu hướng tăng liên tục và hiện nay chiếmgần 70-80% tổng lưu lượng khách trên cả nước Khách du lịch nội địa chiếm hơn 50%tổng lượng khách đi lại trên toàn quốc Du lịch ngày càng khẳng định sự đóng góp quantrọng trong nền kinh tế biển
Thứ hai, du lịch biển đảo là động lực thúc đẩy kinh tế biển của các địa phươngphát triển mạnh mẽ Du lịch biển đảo phát triển kích thích các hoạt động khai thác, nuôitrồng và chế biến tại chỗ của người dân địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu cho du khách
Nó không chỉ dừng lại ở sự phát triển về số lượng mà còn cả về chất lượng và hình thức
Trang 3để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách Du lịch là một ngành có lợi thế quantrọng trong việc tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ Hoạt động du lịch được coi là ngành xuấtkhẩu tại chỗ, không chỉ các dịch vụ lưu trú, vận chuyển, tham quan, vui chơi giải trí màcòn kích thích tiêu dùng và xuất khẩu tại chỗ các loại hàng hoá, thực phẩm cung cấp cho
du khách, hàng hóa tiêu dùng, sản vật và đồ lưu niệm trong nước tạo ra tính lan tỏa củahiệu ứng kinh tế
Thứ ba, kinh tế du lịch biển đảo đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sựphát triển của cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật vùng ven biển, làm thay đổi mạnh mẽ bộmặt kinh tế – xã hội vùng ven biển Để phát triển du lịch bắt buộc phải phát triển và hoànthiện cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật (giao thông, điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc,
cơ sở y tế, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, mua sắm…), ngoài mục đích phục vụ dulịch còn nhằm phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu của chính cư dân địa phương
Thứ tư, phát triển du lịch biển đảo giúp nâng cao đời sống, cải thiện thu nhập,phúc lợi và nâng cao môi trường văn hóa du lịch cho mỗi địa phương, cộng đồng cư dânven biển Ngoài đội ngũ lao động chuyên nghiệp việc phát triển du lịch biển, đảo còn gópphần to lớn trong việc giải quyết việc làm cho cư dân địa phương, họ có thể là nhữngngười lao động theo thời vụ, những người thợ trong các làng nghề thủ công, các đốitượng hỗ trợ cho các dịch vụ du lịch… Theo thống kê, đội ngũ lao động du lịch vùng venbiển hiện chiếm khoảng 75% tổng số lao động du lịch trực tiếp của cả nước1 Đây sẽ làđiều kiện để họ phát huy những năng lực và tiềm năng của mình để tạo thêm thu nhập, là
cơ hội để xóa đói giảm nghèo, cơ sở quan trọng trong xây dựng môi trường chính trị ổnđịnh, kích thích dân cư địa phương yên tâm bám biển, bám đảo
Thứ năm, phát triển kinh tế du lịch biển đảo giúp chúng ta mở rộng giao lưu quốc
tế, nâng cao vị thế của Việt Nam với thế giới, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữacác dân tộc và làm lành mạnh hóa các quan hệ quốc tế Trong bối cảnh hiện nay, pháttriển du lịch biển, đảo còn có tác dụng quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng
Trang 4và chủ quyền biên giới trên biển cho quốc gia Du lịch biển đảo phát triển góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng hiện đại, mang lại nguồn thu cho ngânsách, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung Đây là tiền đề quan trọng để đầu
tư xây dựng tiềm lực kinh tế quân sự, trang bị, xây dựng lực lượng bộ đội hải quân, biênphòng, cảnh sát biển, lực lượng vũ trang địa phương trên địa bàn ngày càng vững mạnhnhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ quốc phòng-an ninh, bảo vệ chủ quyền biển - đảo
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch biển đảo
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
Với chiều dài bờ biển 3.260km, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chỉ số caonhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ Theo đó, bình quân cứ 10km2 đất liền
có 1km bờ biển, cao gấp 6 lần chỉ số trung bình của thế giới Việt Nam có hơn 3.000 hònđảo và hơn 1 triệu km2 vùng biển kinh tế đặc quyền rộng gấp 3 lần diện tích đất liền,chứa đựng nhiều hệ sinh thái quan trọng và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đadạng
Với đường bờ biển dài và hơn 3.000 hòn đảo, Việt Nam được thiên nhiên ban phúcho nhiều bãi tắm đẹp, có giá trị nghỉ dưỡng cao Theo thống kê, dọc bờ biển Việt Nam
có khoảng 125 bãi biển đẹp, trong đó, một số bãi biển và vịnh được đánh giá là những bãibiển và vịnh đẹp nhất của thế giới như bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), Phú Quốc (KiênGiang), Eo gió (Bình Định), vịnh Nha Trang, vịnh Lăng Cô, đặc biệt, vịnh Hạ Long vớicảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiênthế giới Điều này tạo nhiều lợi thế cho Việt Nam phát triển du lịch biển
1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:
1.2.2.1 Dân cư
Trang 5Vùng ven biển Việt Nam hiện gồm 29 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vớidiện tích tự nhiên là 140.413 km2, dân số 41,5 triệu bằng 41,5% diện tích và 53,4% dân
số cả nước (theo số liệu điều tra năm 2000) Lãnh thổ du lịch biển là nơi hội tụ của nhiềuđiểm thuận lợi và nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng và phong phú cho phát triển kinh tế
- xã hội, đặc biệt là du lịch bởi trên vùng lãnh thổ này hiện tập trung toàn bộ 6 di sản thếgiới ở Việt Nam; phần lớn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên; nhiều di tíchlịch sử - văn hóa;…
1.2.2.2 Hệ thống đô thị ven biển:
Hệ thống đô thị Việt Nam tập trung chủ yếu ở ven biển với 43 đô thị từ cấp thị xãtrở lên, trong đó có 1 đô thị đặc biệt (Thành phố Hồ Chí Minh); 3 đô thị loại 1 (bao gồm
cả Thành phố Huế mới được công nhận năm 2004); 5 đô thị loại 2; 7 đô thị loại 3 và 27thị xã (đô thị loại 4)
Hệ thống đô thị có vị trí đặc biệt quan trọng trong tổ chức hoạt động du lịch theolãnh thổ, trong đó các đô thị đặc biệt và đô thị loại 1 đều là các trung tâm vùng du lịch
Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống vùng ven biển hiện nay sẽ là động lực quan trọngthúc đẩy sự phát triển của du lịch biển
1.2.2.3 Cơ sở hạ tầng du lịch biển:
Trên chiều dài 3.260 km bờ biển từ mũi Ngọc (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (KiênGiang), hiện có 73 cảng biển lớn nhỏ, phần lớn tập trung ở miền Trung và Đông Nam Bộ,trong đó có một số cảng biển đã đón tàu du lịch Columbus, Europa (Đức), Arion(Australia),… cập bến như Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, PhúQuốc
Hiện có nhiều tuyến đường biển trong nước và quốc tế đang hoạt động như tuyếnHải Phòng - Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng - Đà Nẵng; Thành phố Hồ Chí Minh -Rạch Giá…và các tuyến quốc gia như Thành phố Hồ Chí Minh - Vladivostoc, HồngKông, Singapore, Băng Cốc; Hải Phòng đi Hồng Kông, Manila, Tôkyô,…
Trang 6Cả nước hiện nay có khoảng 14/18 sân bay, trong đó có 2/3 sân bay quốc tế đangđược khai thác ở vùng ven biển, đó là: Cát Bi (Hải Phòng); Vinh (Nghệ An); Đà Nẵng;Phù Cát (Bình Định); Tuy Hòa (Phú Yên); Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hòa); VũngTàu, Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu); Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh); Cà Mau(Cà Mau); Rạch Giá, Phú Quốc (Kiên Giang) Trong số các sân bay trên có nhiều máybay mới được nâng cấp và mở rộng như sân bay Phú Bài, Côn Đảo, Phú Quốc,… gópphần quan trọng góp phần thúc đẩy du lịch biển phát triển
1.2.3 Tình hình chính trị và các điều kiện an toàn đối với du khách
Quá trình hội nhập quốc tế đang đặt ra cho ngành du lịch nước ta nhiều thách thức,trong đó có việc bảo đảm an ninh và an toàn cho du khách Phát triển du lịch phải gắnliền công tác bảo đảm an ninh và ngược lại, việc giữ vững an ninh, trật tự, an toàn cho dukhách cũng góp phần quan trọng để phát triển du lịch và kinh tế - xã hội của đất nước
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính chất liên ngành, liên vùng và xã hội hóacao Hoạt động du lịch có nhiều yếu tố liên quan công tác an ninh quốc gia, bảo đảm trật
tự an toàn xã hội Vì vậy, mối quan hệ giữa hai ngành công an và du lịch đã được quantâm đặc biệt Nhiều văn bản pháp lý đã tạo cơ sở cho công tác phối hợp giữa hai ngành
mà trọng tâm là bảo đảm an ninh cho các hoạt động du lịch và giữ gìn an ninh quốc giatrong quá trình phát triển
Tình hình chính trị và các điều kiện an toàn đối với du khách có tác động rất lớnđến lượng khách du và sự phát triển du lịch Khách du lịch sẽ không chọn đến những nơikhông an toàn, bất ổn về chính trị Nên vấn khi đề ra các đường lối chính sách để pháttriển kinh tế biển đảo, ta không thể bỏ qua vấn đề này
Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, lượng khách du lịch trong nước vàquốc tế không ngừng tăng, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nướcngoài, liên doanh du lịch cũng gia tăng Công tác bảo đảm an ninh du lịch nảy sinh nhiềuvấn đề khó khăn, phức tạp khi thủ tục kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh đang tiến tới đơn
Trang 7giản, thông thoáng Việc miễn thị thực song phương với hơn 50 nước và đơn phương chocông dân bảy nước vào Việt Nam; việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gianxét duyệt nhân sự từ năm ngày xuống ba ngày trong bối cảnh người nước ngoài xuấtcảnh, nhập cảnh vào Việt Nam ngày càng tăng, đặt ra yêu cầu công tác quản lý phải rấtkhoa học, cần sự đổi mới tư duy, cơ chế, biện pháp phù hợp, hiện đại và đòi hỏi phối hợpchặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, nhất là giữa hai ngành du lịch và công an Nhiều công
ty du lịch hiện chỉ đơn thuần làm dịch vụ thị thực, xem nhẹ việc đón và quản lý khách,trong khi các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch
ở Việt Nam cũng ngày càng nhiều Tiềm lực và tính chuyên nghiệp của họ nhìn chungcao hơn các doanh nghiệp trong nước Chính vì vậy, việc cạnh tranh, bảo đảm lợi íchquốc gia trong kinh doanh du lịch là vấn đề khó khăn
Một vấn đề cần lưu ý là các hoạt động du lịch, các tua, tuyến du lịch thường mangtính liên kết, ở nhiều địa phương khác nhau và nằm trên các địa bàn an ninh chiến lược:Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ hoặc những trung tâm kinh tế, chính trị và sẽ ngàycàng mở rộng về phạm vi Ðiều cần lưu ý là trong điều kiện thuận lợi của hội nhập quốc
tế, mở rộng phạm vi liên kết, các thế lực thù địch, các loại tội phạm sẽ triệt để lợi dụng đểthâm nhập, đưa người vào Việt Nam cũng như ra nước ngoài qua con đường du lịch đểtiến hành các hoạt động vi phạm an ninh quốc gia, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có
tổ chức Ðiều này đòi hỏi cần có sự chủ động, tự giác trong công tác phối hợp giữa côngtác an ninh với kinh doanh du lịch mới có thể bảo đảm, giữ vững an ninh, trật tự quốc gia Như vậy, Bộ Công an và ngành du lịch cần có những giải pháp để nâng cao hiệuquả phối hợp, nhằm bảo đảm trật tự an toàn xã hội và an ninh cho du khách Hai ngànhcần phối hợp hiệu quả trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, tráchnhiệm và tinh thần cảnh giác cho những người tham gia hoạt động du lịch trên các địabàn, tuyến điểm du lịch trọng điểm, đồng thời có biện pháp phòng ngừa, chống các thếlực xấu lợi dụng lôi kéo, xâm phạm an ninh quốc gia qua đường du lịch
Trang 8Mỗi địa bàn, tuyến, điểm du lịch đều có đặc thù riêng Do đó, công tác phối hợpgiữa hai ngành phải căn cứ vào tình hình thực tế để đề ra nội dung, biện pháp phối hợpcho phù hợp nội dung có thể được bổ sung, sửa đổi theo từng thời kỳ Việc tham mưu, đềxuất xây dựng nội dung quy chế và tổ chức triển khai thực hiện do cơ quan công an chủđộng và chủ trì, chú trọng công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn mối quan hệ phối hợpgiữa hai ngành trong bảo đảm an ninh trật tự trên các địa bàn, tuyến, điểm du lịch trọngđiểm Ngành du lịch cần tăng cường cùng các cơ quan chức năng tích cực kiểm tra, xử lýcác doanh nghiệp lợi dụng tư cách pháp nhân cho người nước ngoài núp bóng để hoạtđộng kinh doanh du lịch trái phép, trốn thuế, gây thất thu cho Nhà nước, ảnh hưởng xấuđến môi trường phát triển du lịch Ðồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lýnhà nước về du lịch của những nước có đông công dân sang Việt Nam du lịch để nắmtình hình và có biện pháp xử lý các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch vàhướng dẫn viên du lịch trái phép ở Việt Nam.
Hiện tại, nước ta đã ký với hơn 50 nước Hiệp định song phương miễn thị thực đốivới công dân mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ hoặc hộ chiếu phổ thông và đơn phươngmiễn thị thực cho công dân nhiều nước, do đó cần tính toán chưa nên tiếp tục mở rộngđơn phương miễn thị thực cho công dân các nước khác; việc mở rộng miễn thị thực nênthực hiện theo nguyên tắc song phương, áp dụng có đi có lại Bên cạnh đó, ngành cầnquan tâm đúng mức công tác quản lý, bảo vệ nội bộ đối với hoạt động đưa người ViệtNam đi du lịch nước ngoài, để tránh phát sinh những vấn đề phức tạp như trốn ở lại nướcngoài, có hành vi phát ngôn, tuyên truyền không đúng, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đấtnước
Mối quan hệ mật thiết giữa hai ngành công an và du lịch có vai trò quan trọng, bảođảm an ninh cho du khách và trật tự, an toàn xã hội trong thời kỳ mở rộng hội nhập quốc
tế Công tác phối hợp giữa hai ngành được phát huy mới tạo ra được sự đồng thuận và anninh du lịch sẽ được giữ vững, góp phần tích cực bảo đảm lợi ích quốc gia về kinh tế,chính trị, an ninh đối ngoại trong các hoạt động du lịch
Trang 93 Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây:
a) Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch;
b) Lập quy hoạch về du lịch;
c) Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương;
d) Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
4 Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
a) Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao;
b) Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch;
c) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch;
d) Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sựtham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinhthái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù khác;
đ) Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch;
e) Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực du lịch tại địa phương;g) Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn; hệ thống cửa hàngmiễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch
Trang 105 Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục xuất cảnh, nhậpcảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp khác chokhách du lịch.
II Tình hình phát triển du lịch biển đảo Việt Nam.
2.1 Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế biển
Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghịquyết số 36-NQ/TW năm 2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Namđến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Theo đó, đến năm 2030, Việt Nam trở thànhquốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hìnhthành văn hóa sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biểnxâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng Những thành tựu khoahọc mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh
tế biển Đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững,thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước,góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủnghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực
về biển và đại dương
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Quý Kiên cho biết: Trong những nămqua, kinh tế biển của Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể song vẫn ẩn chứa nhiềunguy cơ, thách thức Việc phát triển kinh tế biển ở một số nơi, một số khu vực đã gây ra ônhiễm môi trường khu vực biển ven bờ; ô nhiễm rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa đã trởthành vấn đề cấp bách; các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm; một sốtài nguyên biển bị khai thác quá mức; công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biểndâng, biển xâm thực còn nhiều hạn chế, bất cập; chưa phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa
Trang 11biển; chưa quan tâm đúng mức xây dựng thiết chế văn hóa các vùng biển và ven biển;chưa hình thành được văn hóa sinh thái biển với sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân.
Để khai thác hiệu quả các cơ hội mà biển đem lại, đồng thời giảm thiểu thách thức
và nguy cơ đối với tài nguyên và môi trường biển, Việt Nam cần chủ động xây dựng mộtnền kinh tế biển xanh Thứ trưởng Trần Quý Kiên cho rằng các nguồn tài nguyên của đạidương được khai thác và sử dụng bền vững nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, cải thiệnsinh kế đồng thời bảo tồn sức khoẻ của các hệ sinh thái biển, đại dương
Thứ trưởng Trần Quý Kiên khẳng định: “Nghị quyết số 36-NQ/TW đã đưa ra mộtchiến lược tổng thể, toàn diện, là nền tảng cho việc phát triển kinh tế biển, quản lý biển,hải đảo của nước ta trong các giai đoạn tiếp theo với những khâu đột phá hết sức quantrọng và các nhiệm vụ, giải pháp vừa mang tính chiến lược vừa mang tính cụ thể để đạtđược các mục tiêu đề ra”
Báo cáo tại Hội nghị, ông Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hảiđảo Việt Nam đã giới thiệu tóm tắt một số nội dung cơ bản và tình hình triển khai thựchiện Nghị quyết 36-NQ/TW Nghị quyết số 36-NQ/TW đã đề ra 05 chủ trương lớn; 03khâu đột phá và 07 nhóm giải pháp nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh” –Tổng cục trưởng Tạ Đình Thi nhấn mạnh
Nghị quyết số 36-NQ/TW: 05 chủ trương lớn; 03 khâu đột phá và 07 nhóm giải pháp.
05 chủ trương lớn: (1) Phát triển kinh tế biển và ven biển: sắp xếp theo thứ tự ưu
tiên các ngành kinh tế thuần biển; phát triển đồng bộ, từng bước hình thành các khu kinh
tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển; (2) Phát triển các vùng biển dựa trênlợi thế về điều kiện tự nhiên, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển: Dựa trên quy hoạchkhông gian biển; (3) Bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh họcbiển; chủ động ứng phó với BĐKH, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai; (4) Nâng
Trang 12cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hóa biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển; (5)Bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế.
03 khâu đột phá: Hoàn thiện thể chế phát triển bền vững kinh tế biển; Phát triển
khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực biển chất lượng cao; Phát triển kết cấu hạtầng đa mục tiêu, đồng bộ
07 nhóm giải pháp: Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững biển, tạo đồng thuận trong toàn
xã hội Hai là, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
về phát triển bền vững biển Ba là, phát triển khoa học, công nghệ và tăng cường điều tra
cơ bản biển Bốn là, đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển Năm
là, tăng cường năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên biển Sáu
là, chủ động tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển Bảy là,
huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển bền vữngbiển, xây dựng các tập đoàn kinh tế biển mạnh
2.2 Thực trạng phát triển kinh tế du lịch biển
Nghị quyết cũng nêu rõ ràng về các chủ trương của Đảng về phát triển các ngànhkinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: Du lịch và dịch vụ biển; Kinh tế hàng hải; Khai thác dầukhí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; Nuôi trồng và khai thác hải sản; Côngnghiệp ven biển; Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới Hướng các ngànhphát triển đồng bộ, từng bước hình thành khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinhthái ven biển Phát triển các vùng biển dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, hài hoà giữabảo tồn và phát triển Ngoài ra, phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo vệ môi trường,bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển; chủ động ứng phó với biến đổi khíhậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựngvăn hoá biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển Bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại
và hợp tác quốc tế
Trang 13Để thực hiện các chủ trương đó, chúng ta đã đề ra những giải pháp như: “Tăngcường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức vềphát triển bền vững biển, tạo đồng thuận trong toàn xã hội; Hoàn thiện thể chế, chínhsách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển bền vững kinh tế biển; Phát triển khoahọc, công nghệ và tăng cường điều tra cơ bản biển; Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực biển; Tăng cường năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thipháp luật trên biển; Chủ động tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế
về biển; Huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triểnbền vững biển, xây dựng các tập đoàn kinh tế biển mạnh”
Những chủ trương, biện pháp nêu trên từng bước được cụ thể hóa trong các lĩnhvực kinh tế biển Nhờ đó, các lĩnh vực kinh tế biển nước ta đã có bước chuyển biến đáng
kể và đạt được những kết quả quan trọng
Tháng 8-2013, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án “Phát triển dulịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020” Mục tiêu của đề án là phấnđấu đến năm 2020, tổng thu từ du lịch biển đạt trên 200 ngàn tỷ đồng, tương đương 10 tỷUSD; tạo ra 600 ngàn việc làm trực tiếp và 1,1 triệu việc làm gián tiếp Với mục tiêu đó,
đề án hướng đến mục đích đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển và làm giàu từbiển; góp phần quan trọng ở cả hai lĩnh vực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trênbiển và thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Sau 5 năm thực hiện đề án, nhất là những năm gần đây, du lịch Việt Nam đã đạtđược những thành tựu đáng kể Lượng khách nước ngoài đến Việt Nam tăng cao, năm
2017 đạt 12,9 triệu lượt, tăng 29,1% so với năm 2016 Trong đó, khách đến bằng đườnghàng không đạt 10,9 triệu lượt, khách đến bằng đường bộ đạt 1,8 triệu lượt, và khách đếnbằng đường biển đạt 258,8 ngàn lượt 5 tháng đầu năm 2018, lượng khách quốc tế đếnViệt Nam đạt 6.708.428 lượt người, tăng 27,6% so cùng kỳ năm 2017 Theo phân tích vàđánh giá của ngành chức năng, khách du lịch đến các vùng biển, đảo tăng nhiều hơn sovới các địa phương không có biển Điều đó khẳng định, du lịch biển, đảo Việt Nam có
Trang 14sức thu hút đặc biệt đối với du khách quốc tế Du lịch biển không chỉ thúc đẩy sự pháttriển của nhiều ngành kinh tế, khai thác hết tiềm năng, thế mạnh, tạo nhiều việc làm cho
xã hội mà còn góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Các nhànghiên cứu trong và ngoài nước khi đánh giá về du lịch biển, đảo đều khẳng định, ViệtNam là quốc gia biển giàu tiềm năng, nhiều điểm đến hấp dẫn vào bậc nhất trong khu vực
và trên thế giới
Từ năm 2000 đến nay, ngành du lịch Việt Nam đã tăng trưởng khá trong cả doanhthu và số lượt khách du lịch Đóng góp một vị thế quan trọng vào sự phát triển này là dulịch biển Theo thống kê, trung bình trên 75% khách quốc tế chọn du lịch biển đảo và 28tỉnh, thành phố có địa lý giáp biển, đóng góp tới 71,5% tổng doanh thu du lịch lữ hànhcủa cả nước Top 20% các địa phương dẫn đầu chiếm tỷ trọng 75,8% tổng doanh thu dulịch lữ hành và trong tốp này tỷ lệ các địa phương giáp biển đã chiếm đến gần 82%
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, trong giai đoạn 2000
-2010, tỷ trọng khách quốc tế đến Việt Nam du lịch tại các địa phương giáp biển là 75,3%,hay tính trung bình trên 75% khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chọn du lịch biển đảo.Đối với khách du lịch trong nước, tỷ trọng này khiêm tốn hơn tuy nhiên cũng chiếm54,5% tổng lượng khách du lịch trong nước
Về doanh thu du lịch, tính bình quân trong giai đoạn 2000 – 2015, chỉ riêng 28tỉnh, thành phố có địa lý giáp biển đã chiếm tỷ trọng 71,5% doanh thu du lịch lữ hành của
cả nước Điều này cho thấy ưu thế mạnh của du lịch biển trong ngành du lịch của cảnước Xét theo bình quân địa phương trong giai đoạn này, tính trung bình doanh thu dulịch lữ hành của một địa phương giáp biển cao gấp 3,2 lần so với một địa phương khônggiáp biển.Các địa phương dẫn đầu trong doanh thu du lịch chiếm tới trên 90% tổng doanhthu và đặc biệt đều có tỷ lệ địa phương giáp biển rất cao, với tốp cao nhất có tỷ lệ địaphương giáp biển chiếm gần 82% Điều này phản ánh ưu thế của những địa phương cóđịa lý giáp biển trong phát triển du lịch Những địa phương có địa lý giáp biển thuộc 2tốp dẫn đầu này bao gồm Đà Nẵng, Quảng Ninh, Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh