* Vài nét về chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, bất kì nước nào muốn tồn tại và phát triển đều phải liên hệ chặt chẽ với các nước trong khu vực và thế giới. Vấn đề là ở chỗ nước nào khéo vận dụng mối liên hệ đó để phục vụ tốt hơn cho sự phát triển của nước mình mà thôi.
Là một quốc gia lớn mạnh tốc độ phát triển kinh tế nhanh vào bậc nhất thế giới hiện nay, Trung Quốc đang chứng tỏ vai trò và vị trí to lớn của mình trong khu vực và trên toàn thế giới. Mọi chính sách và bước đi của “con rồng” châu Á này đều nhằm mục tiêu ổn định để phát triển nội lực và tăng cường phạm vi ảnh hưởng trên trường quốc tế. Vì thế, phương châm chính sách đối ngoại cũng không nằm ngoài mục tiêu này.
Chính sách ngoại giao của Trung Quốc qua các thời đại rất linh hoạt và thực dụng, liên tục thay đổi theo chiến lược bạn, thù rất rõ ràng, đặc biệt là sau khi giành độc lập đến nay. Những năm 50 của thế kỷ XX, Trung Quốc thực hiện chính sách đối ngoại “Nhất biên đảo” (ngả theo một bên - Liên Xô), đến những năm 60, điều chỉnh thành “Hai trận tuyến” (chống cả hai bên Mỹ và Liên Xô). Bước vào thập niên 70, Trung Quốc chuyển sang áp dụng chính sách “Một trận tuyến” (thân Mỹ). Suốt những năm 80, Trung Quốc thực hiện chính sách “Độc lập- tự chủ”. Từ những năm 90 đến nay, Trung Quốc chuyển sang chính sách “cận thân viễn giao”(Ngoại giao bạn bè) nhằm từng bước hoàn thiện chiến lược đối ngoại “hòa bình, độc lập, tự chủ”.
Từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, trước xu thế phát triển mới của thế giới, Trung Quốc đã và đang thực hiện chiến lược “Ngoại giao bạn bè”. Chiến lược “Ngoại giao bạn bè” được xây dựng trên cơ sở phương châm đối ngoại cơ bản là kiên trì độc lập tự chủ, chủ động hướng tới đa phương hoá các mối quan hệ với cộng đồng thế giới. Cơ sở của chiến lược này là
cùng có lợi, không đối kháng, không liên minh, không nhằm chống lại nước thứ ba. Bằng hình thức tiếp xúc, đối thoại, với mục đích là hiệp thương và hợp tác, nhằm phát triển quan hệ song phương với tất cả các nước. Đúng như lời nhận xét của chuyên viên Viện kinh tế và chính trị thế giới - Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Vương Dật Châu: “chúng ta vừa phải nghiên cứu sự phát triển của bản thân mình, vừa phải quan tâm đến trách nhiệm quốc tế và hình tượng đối ngoại của nước ta” [81, tr.7].
Về bản chất chiến lược “Ngoại giao bạn bè” của Trung Quốc nhằm duy trì và củng cố lợi ích quốc gia, thích ứng với tình hình quốc tế với một đối sách hoàn toàn mới theo hướng đa cực. Đồng thời nó cũng phù hợp với yêu cầu đặt ra trong quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và các nước sau Chiến tranh lạnh.
Mục tiêu chiến lược của “Ngoại giao bạn bè” là hướng tới việc bảo vệ và tăng cường lợi ích quốc gia, dân tộc của Trung Quốc trên trường quốc tế. Nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã từng nhấn mạnh: “Suy nghĩ đến mối quan hệ Nhà nước với Nhà nước, chủ yếu là phải xuất phát từ lợi ích chiến lược lâu dài, đồng thời cũng phải tính đến lợi ích của cả đối phương” [71, tr.36]. Có thể nói, đây chính là lời giải thích cụ thể cho mục tiêu “Ngoại giao bạn bè” của Trung Quốc.
Trong quá trình thực hiện chiến lược “Ngoại giao bạn bè” thì mỗi lãnh đạo Trung Quốc có cách vận dụng linh hoạt với các thủ thuật khác nhau. Nếu như dưới thời Đặng Tiểu Bình là “ẩn mình chờ thời” và Hồ Cẩm Đào có vẻ là người thực thi lời di chúc của bậc tiền bối một cách khôn khéo để phù hợp với hoàn cảnh mới mà vẫn đảm bảo lợi ích dân tộc thì Tập Cận Bình đã đưa ra chiến lược “ngoại giao nước lớn mang bản chất Trung Quốc”, “phong cách Trung Quốc”, “dáng vẻ Trung Quốc, thái độ Trung Quốc” liên tiếp tiến hành những chuyến công du sang châu Âu, châu Á, châu Phi đẩy mạnh hiện đại hóa
quân sự, tỏ thái độ hung hăng và quyết đoán trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Thậm chí ông còn đưa ra dự án “Con đường tơ lụa mới thế kỷ XXI”, “Tây Tiến”... tăng cường mậu dịch, thực hiện “giấc mơ Trung Hoa” mở rộng ảnh hưởng mọi mặt của Trung Quốc.
Tóm lại, từ 2012 trở về trước với chiến lược “Ngoại giao bạn bè”, Trung Quốc đã vừa tạo ra một môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, vừa tạo ra hình ảnh về một Trung Quốc giàu mạnh và văn minh trong con mắt bạn bè quốc tế. Từ 2012 trở về đây với chính sách ngoại giao nước lớn do Tập Cận Bình đưa ra đã tạo ra những thời cơ và thách thức không nhỏ cho Trung Quốc trong quá trình hội nhập và phát triển.
* Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc
Đối với Ấn Độ - người láng giềng khổng lồ, chính sách của Trung Quốc luôn thay đổi cho phù hợp với từng thời điểm cụ thể. Hơn 60 năm qua, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ Trung - Ấn luôn có những bước thăng trầm. Trong thập kỷ 50 của thế kỷ XX, quan hệ giữa hai nước phát triển tốt đẹp. Năm 1962, cuộc chiến tranh biên giới nổ ra, sau đó hai nước có mối quan hệ lạnh nhạt nếu không muốn nói là thù địch. Tình hình này kéo dài đến hết thập kỷ 70 của thế kỷ XX. Mãi đến đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, quan hệ hai nước mới dần được cải thiện cùng với sự điều chỉnh chính sách của cả hai bên. Đặc biệt từ sau Chiến tranh lạnh kết thúc mối quan hệ Trung - Ấn được thiết lập trở lại trên hầu hết các lĩnh vực. Thời gian gần đây, quan hệ Trung - Ấn có những bước phát triển mới, việc duy trì tình hữu nghị và mối quan hệ láng giềng tốt đẹp đã và đang là chính sách then chốt của cả hai bên. Nó không chỉ là nguyện vọng chung của nhân dân hai nước mà còn là quyền lợi cơ bản của hai Chính phủ, hai quốc gia trong việc giữ gìn hoà bình thế giới và thúc đẩy sự phát triển chung.
- Ấn được thể hiện bằng việc Trung Quốc liên tục cử và đón các đoàn ngoại giao sang thăm và làm việc tại Ấn Độ và ngược lại. Năm 1987, Trung Quốc đón Thủ tướng Ấn Độ R. Gandhi sang thăm hữu nghị. Đây được xem là chuyến thăm “phá băng” trong quan hệ hai nước. Năm 1991, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng thăm Ấn Độ. Đặc biệt vào tháng 11/1996, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân sang thăm Ấn Độ. Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên tới Ấn Độ của một Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc, nên có ý nghĩa rất quan trọng. Trung Quốc đã cùng với Ấn Độ ký kết Hiệp định về xây dựng biện pháp tin cậy trong lĩnh vực quân sự tại khu vực kiểm soát thực tế trên tuyến biên giới Trung - Ấn.
Trên cơ sở sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ này qua thời gian, tháng 6 năm 2003 Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đón Thủ tướng Ấn Độ Vajpayee cùng phái đoàn ngoại giao sang thăm Trung Quốc. Đây cũng được xem là chuyến thăm lịch sử, lần đầu tiên sau 10 năm, Trung Quốc lại mới đón một Thủ tướng Ấn Độ sang thăm và làm việc. Trung Quốc đã chủ động hội đàm với Ấn Độ về các vấn đề liên quan đến quan hệ song phương như những vấn đề khu vực và quốc tế, sự hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế, tiềm năng hợp tác giữa Niu Đêli và Bắc Kinh trong cuộc đấu tranh chống khủng bố quốc tế, trong vấn đề củng cố hoà bình và ổn định khu vực...
Tháng 11/2006, sau một thập kỷ tròn, Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào lại có chuyến công du sang thăm Ấn Độ. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã tìm cách thúc đẩy sự hợp tác giữa hai người khổng lồ châu Á ở thời điểm quan hệ song phương đang bùng nổ, vị thế của hai nước được tăng cường. Tuy nhiên, trong giai đoạn trung hạn, cỗ máy sản xuất của hai nước sẽ phải cạnh tranh nhau quyết liệt. Trung Quốc phát triển công nghiệp sảp xuất, còn
Ấn Độ chú trọng thúc đẩy các ngành dịch vụ và giá trị gia tăng.
Năm 2007, hai bên đã có nhiều động thái để tiếp tục cải thiện quan hệ theo hướng tích cực. Điểm đáng chú ý là tháng 12/ 2007, hai nước đã tiến hành cuộc tập trận chung để thể hiện thiện chí của mình. Với những kết quả đạt được, năm 2007 được đánh giá là “Năm Hữu nghị Trung - Ấn thông qua du lịch”.
Năm 2008, Thủ tướng Ấn Độ M. Singh đã tới thăm Trung Quốc. Trong chuyến thăm này, hai bên đã kí văn kiện chung về “Triển vọng chung Trung Quốc - Ấn Độ trong thế kỷ XXI”. Giới phân tích đánh giá văn kiện này đánh dấu mốc mới trong quan hệ Trung - Ấn và khẳng định Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục xây dựng quan hệ “đối tác chiến lược với thái độ tích cực”.
Năm 2009, Thứ trưởng phụ trách Ủy ban phát triển và cải cách nhà nước Trung Quốc, Giải Trấn Hoa, thăm Ấn Độ. Trong chuyến thăm, hai bên kí Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác trong việc đối phó với biến đổi khí hậu, đánh dấu một bước hợp tác trong quan hệ hai nước về lĩnh vực này.
Năm 2010, là năm kỷ niệm 60 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, hai bên đã thường xuyên tiến hành các cuộc viếng thăm và liên lạc với nhau: Tháng 12/2010: Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thăm chính thức Ấn Độ nhằm tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai bên.
Năm 2011, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với Ấn Độ như: khai trương tuyến bay thẳng từ Niu Đêli và Mumbai của Ấn Độ tới thành phố Quảng Châu. Tháng 4/2011, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ấn Độ M. Singh tiến hành cuộc hội đàm cấp cao nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác đối tác chiến lược Trung Quốc - Ấn Độ cũng như thúc đẩy sự phát triển của hai nước. Cũng tại cuộc hội đàm này, hai bên nhất trí lấy năm 2011
là: “Năm giao lưu Trung Quốc - Ấn Độ”, quan hệ song phương Trung - Ấn được nâng lên một tầm cao mới.
Năm 2012, tháng 3/2012 Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ấn Độ M.Singh có cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), tại thủ đô Niu Đêli. Ông Hồ Cẩm Đào đã đưa ra sáng kiến 5 điểm nhằm thúc đẩy quan hệ Trung - Ấn. Tháng 9/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt thăm Ấn Độ. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đến Ấn Độ trong 8 năm. Hai bên đã nhất trí nối lại hoạt động tập trận chung sau 4 năm gián đoạn, do những bất đồng liên quan đến vấn đề thị thực nhập cảnh.
Tháng 12/2012, Thủ tướng Ấn Độ và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo có cuộc gặp bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN tại Campuchia. Hai bên nhất trí thúc đẩy song phương về kinh tế, thương mại và đầu tư.
Từ ngày 22 đến 24/10/2013 Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh thăm Trung Quốc đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới. Đây là chuyến thăm cấp cao quan trọng thứ hai giữa hai nước sau chuyến thăm Ấn Độ hồi tháng 5 của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, và là lần đầu tiên kể từ năm 1954, thủ tướng hai nước thăm viếng nhau trong cùng một năm. Theo các nhà quan sát, chuyến thăm Trung Quốc lần này của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh không chỉ giúp cải thiện mà còn thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa Bắc Kinh và Niu Đêli, đồng thời tạo động lực mới cho nền kinh tế thế giới.
Gần đây nhất là tháng 9/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thực hiện chuyến công du tới Ấn Độ. Hai bên đã nhất trí hợp tác, xây dựng và cải tạo hệ thống đường sắt vốn lạc hậu của Ấn Độ, thúc đẩy quan hệ song phương trên phương diện an ninh năng lượng, thường xuyên tiến hành các hội nghị cấp cao song phương nhằm giải quyết các tranh chấp về biên giới, hợp tác hạt nhân dân sự.
Bên cạnh xu hướng hợp tác hữu nghị, giữa Trung Quốc và Ấn Độ còn có sự cạnh tranh nóng bỏng. Trung Quốc từ trước vẫn chỉ coi Ấn Độ là một cường quốc khu vực, trong phạm vi một tiểu lục địa. Thậm chí, giới cầm quyền Trung Quốc còn cho rằng: Ấn Độ với sự hỗn loạn trong nước, sẽ không bao giờ đi đến thống nhất về hành động. Tuy nhiên, hơn một thập kỉ đầu thế kỉ XXI, Ấn Độ đã khiến Trung Quốc phải ngạc nhiên theo nhiều cách. Trung Quốc hiểu rằng những chính sách kìm chế Ấn Độ trước kia đã không còn phù hợp, Trung Quốc đã cải thiện quan hệ với Ấn Độ.
Mối quan hệ vừa thúc đẩy vừa kiềm chế, vừa hợp tác vừa cạnh tranh nhau giữa “con rồng” và “con voi” châu Á sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp khó lường. Dù vậy, cần nhận thấy là những năm gần đây, đặc biệt là từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, hai bên đã cùng nhau cố gắng cải thiện và phát triển mối quan hệ song phương. Ấn Độ trong con mắt của người Trung Quốc được nhìn nhận đầy đủ và thỏa đáng hơn. Do vậy, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Ấn Độ cũng ngày càng mở rộng và hoà dịu hơn.
1.3.2. Trung Quốc trong “Chính sách hướng Đông” của Ấn Độ
* Sự ra đời của “Chính sách hướng Đông”
Sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã, Chiến tranh lạnh kết thúc, Ấn Độ
cũng điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình nhằm thích ứng với một thế giới đã thay đổi căn bản. Để phục vụ cho công cuộc cải cách kinh tế trong nước và để thích ứng với tình hình quốc tế mới, Ấn Độ đã thực hiện chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế, trong đó “Chính sách hướng Đông” ra đời vào đầu những năm 90 của Thủ tướng Narasimha Rao là chính sách quan trọng nhất, mang lại những lợi ích thiết thực cho Ấn Độ. Phạm vi áp dụng chính sách này gồm khu vực Đông Nam Á, ba nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc), Úc và Niudilân. Sự ra đời và theo đuổi “Chính sách hướng Đông” của Ấn Độ bắt nguồn từ nhiều nhân tố.
Về khách quan: Thứ nhất, Chiến tranh lạnh kết thúc và Liên Xô sup đổ đã khiến cho vị thế của Ấn Độ, một trong những nước lãnh đạo Phong trào Không liên kết (lực lượng chính trị giữa hai phe TBCN và XHCN) bị suy giảm trên trường quốc tế và làm cho đời sống kinh tế, chính trị trong nước của Ấn Độ bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì mất một chỗ dựa vững chắc là Liên Xô. Thứ hai, sự nổi lên một cách nhanh chóng và mạnh mẽ của Trung Quốc đang có phần đe doạ vị trí và quyền lợi của Ấn Độ về nhiều mặt không chỉ ở phía Đông mà còn ở ngay các nước láng giềng của Ấn Độ và ở vùng biển Ấn Độ Dương. Thực hiện “Chính sách hướng Đông” là tìm kiếm một khu vực giúp Ấn Độ đối trọng với các nước lớn như Trung Quốc, Nhật Bản... và để giúp Ấn Độ giải quyết một số vấn đề ở khu vực Nam Á vẫn còn nhiều bất ổn như: Pakixtan, Bangladet, Nepan... Thứ ba, do tác động của cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1990 -1991 đã làm cho nguồn cung cấp dầu lửa chính của Ấn Độ bị ảnh hưởng nặng nề, buộc Ấn Độ phải hướng tới phía Đông để tìm nguồn cung cấp năng lượng mới. Thứ tư, Ấn Độ hiện đang vận động mạnh mẽ để có được một ghế trong Hội đồng Bảo an Liên