Trên lĩnh vực văn hoá giáo dục, khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan hệ giữa cộng hòa nhân dân Trung Hoa và cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 - 2014 (Trang 106)

Trung Quốc và Ấn Độ đều là những nước có lịch sử lâu đời và nền văn hoá huy hoàng sáng lạn. Trong lịch sử, hai nước đã từng cùng chung sống hữu nghị, thường xuyên giao lưu văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật và tư tưởng. Sau khi Ấn Độ đánh đuổi được thực dân Anh và nhà nước Trung Quốc độc lập ra đời, quan hệ Trung - Ấn tiếp tục được phát triển. Thập niên 50 của thế kỷ XX là thời kỳ tốt đẹp nhất của quan hệ Trung - Ấn, khẩu hiệu "nhân dân Trung Quốc và Ấn Độ là anh em" đã từng tồn tại trong suy nghĩ của mỗi người dân hai nước. Thời kỳ hai nhà nước độc lập còn non trẻ, Trung Quốc và Ấn Độ đã ủng hộ lẫn nhau và hợp tác chặt chẽ trên vũ đài chính trị quốc tế, cùng đưa ra 5 nguyên tắc cùng chung sống hoà bình. Ấn Độ còn là một trong những nước đầu tiên đưa ra ý kiến khôi phục vị trí của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc và đã có nhiều nỗ lực trong việc này. Các mối quan hệ trên các lĩnh vực văn hoá - giáo dục, khoa học - kỹ thuật tuy không phải là mối quan tâm thúc đẩy hàng đầu trong quan hệ song phương, nhưng do nhu cầu giao lưu học hỏi, chia sẻ của hai quốc gia láng giềng rộng lớn nên cũng đạt nhiều thành tựu khá lớn.

2.5.1. Hợp tác về văn hoá - giáo dục

Về văn hóa: Trung Quốc và Ấn Độ đều được xem như là cái nôi của nền văn minh nhân loại, hai nước đều có nền văn hoá phát triển và mang đậm bản sắc dân tộc. Trong lĩnh vực này, hai nước đã có mối liên hệ từ rất sớm, theo

một văn bản được ghi chép lại thì từ thế kỷ II TCN, cao tăng Trung Quốc Pháp Hiển và Huyền Trang từng sang Ấn Độ cầu kinh phật, cao tăng Ấn Độ Đatma từng đến Trung Quốc truyền giáo và sáng lập ra phái Thiền tông.

Với nền văn hoá phát triển rực rỡ, lại là hai nước láng giềng, Trung Quốc và Ấn Độ đã có sự trao đổi văn hoá thường xuyên trong lịch sử. Hiện nay, hai nước đã có Chương trình trao đổi văn hoá, theo đó việc giao lưu các đoàn văn hoá, nghệ thuật hai bên diễn ra thường xuyên trong khuôn khổ của chương trình.

Năm 2000, nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ Trung - Ấn, ngoài các hoạt động chúc mừng của các Nguyên thủ hai quốc gia thì tại Bắc Kinh và Niu Đêli cũng diễn ra các hoạt động văn hoá cổ vũ cho tình hữu nghị của nhân dân hai nước.

Trong trao đổi văn hoá, du lịch hai nước cũng có bước phát triển nhanh chóng. Tháng 3/2002, Trung Quốc quyết định cho công dân nước mình được đi du lịch tự phí Ân Độ. Quyết định này đã được nhân dân hai nước ủng hộ rất lớn và các hoạt động tham quan du lịch giữa hai nước liên tục phát triển.

Trên cơ sở đó, tháng 12/2002, ngành du lịch hai nước ký kết Bị Vong lục về phương án thực hiện cho công dân Trung Quốc tổ chức đoàn đi du lịch Ấn Độ. Do đó, ước tính năm 2004 đã có khoảng 300.000 người đi du lịch giữa Ấn Độ và Trung Quốc, trong đó có 250.000 người Ấn Độ tới Trung Quốc và khoảng 50.000 người Trung Quốc tới Ấn Độ [70, tr.3]. Con số này sẽ được phát triển nhiều hơn nữa khi việc cấp thị thực cho công dân nước ngoài vào Ân Độ được tiến hành nhanh gọn hơn.

Tháng 6/2003, khi Thủ Tướng Vajpayee thăm Trung Quốc, hai nước ký quyết định trao đổi trung tâm văn hoá.

Năm 2005, Trung Quốc tổ chức hoạt động "tháng Trung Quốc" tại Ấn Độ. Cũng năm này, số người qua lại giữa hai bên tăng ổn định với khoảng 39 vạn lượt người, trong đó người Ấn Độ là 35,6 vạn lượt người [84, tr.5].

Hợp tác văn hoá Trung - Ấn đang phát triển theo chiều hướng tích cực, nó góp phần tăng cường tình hữu nghị và hiểu biết của nhân dân hai nước. Điều này phù hợp với sự phát triển chung trong quan hệ song phương từ sau Chiến tranh lạnh đến nay.

Về giáo dục: Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều là những nước có hệ thống đào tạo khá phát triển và có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục - đào tạo, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hoá. Hai nước đều có hệ thống các trường đại học, học viện, các viện nghiên cứu được xếp vào thứ hạng cao ở châu Á. Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực đã được hai bên xác định là lĩnh vực hợp tác ưu tiên hiện nay và đang tạo ra hiệu quả khá lớn. Tuy chưa thật sự nhiều nhưng những năm gần đây, Chính phủ hai nước đều giành cho nhau những xuất học bổng có giá trị gồm học bổng ngắn hạn và dài hạn cho các sinh viên, kỹ thuật viên, nghiên cứu sinh sang thực tập và nghiên cứu. Chương trình trao đổi văn hoá và Chương trình học bổng văn hoá chung trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, sinh học, tôn giáo, triết học, ngoại thương, tiếng Anh... đang được xúc tiến mạnh mẽ.

Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang ưu tiên rất lớn cho phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt Ấn Độ với vốn tiếng Anh thông dụng đang có ngành công nghệ phần mềm được xếp thứ hạng cao trên thế giới. Đó là điều kiện tốt để hai bên có thể giao lưu học hỏi lẫn nhau. Nhiều du học sinh Trung Quốc đã đến Ấn Độ và ngược lại để học tập và nghiên cứu.

Trong số các loại hình học bổng do Chính phủ hai nước cấp cho nhau thì học bổng giành cho việc đào tạo nguồn nhân lực đang được phát huy có hiệu quả nhất. Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin và nhu cầu ngày một tăng của ngành công nghệ phần mềm mà nó lại đang là thế mạnh của Ấn Độ, do vậy hợp tác trao đổi trong lĩnh vực này giữa hai nước đang được xúc tiến mạnh mẽ. Nhiều kỹ sư, giảng viên của Ấn Độ có trình độ

chuyên môn cao đang giảng dạy tại các trường đại học của Trung Quốc và ngược lại. Hiện nay rất nhiều lĩnh vực Ấn Độ đang phải học hỏi Trung Quốc như công nghệ chế tạo, cách quản lý, nhưng riêng lĩnh vực công nghệ phần mềm thì Ấn Độ lại có thế mạnh đặc biệt và Trung Quốc đang muốn phía bạn hợp tác và giúp đỡ nhiều hơn nữa.

Hiện nay, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều được coi là thị trường đầy tiềm năng cả về kinh tế lẫn trí tuệ. Do vậy, sự thu hút đầu tư về giáo dục trong thời gian tới không chỉ đối với bản thân hai nước. Thế kỷ XXI được đánh giá là "thế kỷ châu Á", chúng ta cùng chờ mong "con rồng" và "con voi" của khu vực xoá bỏ những rào cản, bất đồng cùng dắt tay đưa nền giáo dục của hai nước phát triển ngang tầm với những nền giáo dục lớn trên thế giới và phục vụ tốt nhất cho nền kinh tế tri thức của nhân loại hiện nay.

2.5.2. Hợp tác về khoa học - kỹ thuật

Cho tới giữa thập niên 90 của thế kỷ XX, hợp tác khoa học kỹ thuật giữa

hai nước rất hạn chế, chỉ lồng trong quan hệ song phương và đóng vai trò rất nhỏ. Nguyên nhân chính là do lúc ấy trình độ khoa học kĩ thuật của hai nước còn thấp nên đối tượng hợp tác của họ lúc đó là những nước khác, tiên tiến hơn.

Một điểm đáng chú ý là cho đến cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, mọi hợp tác đều ở cấp nhà nước, và chỉ từ những năm 90 của thế kỷ XX, khi các công ty tư nhân Ấn Độ thâm nhập vào thị trường Trung Quốc thì sự hợp tác khoa học kỹ thuật mới thật sự nảy nở và tiếp tục phát triển như ngày nay. Năm 1988, Thủ tướng Rajiv Gandhi đến thăm Trung Quốc, mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Năm 1989, hiệp định khoa học kỹ thuật đầu tiên được ký kết, tiếp sau đó là một số các văn kiện, đặc biệt là thỏa thuận ký kết năm 1994 để hợp tác trong ngành dầu hỏa, qua đó Ấn Độ cung cấp cho Trung Quốc những kỹ thuật chế

biến dầu, ống dẫn dầu và giàn khoan ngoài khơi. Hiện có hơn 80 công ti lớn nhỏ của tư nhân Ấn Độ hoạt động ở Trung Quốc, với doanh số ngày càng tăng, đa số thuộc về lĩnh vực tin học và tập trung ở các thành phố lớn.

Công nghệ sinh học là một lĩnh vực khác trong đó Trung Quốc và Ấn Độ cũng có những lợi thế khác nhau. Chẳng hạn cho hai áp dụng của khoa học công nghệ sinh học, Trung Quốc mạnh về nông nghiệp còn Ấn Độ mạnh về y học. Năm 2002, Trung Quốc đã thành công trong việc phân tách gen gạo và các nghiên cứu khoa học của Trung Quốc về gạo đạt trình độ của các nước phát triển. Ngược lại, trong lĩnh vực y học Ấn Độ vượt xa Trung Quốc, các công ty dược phẩm Ấn đã bắt đầu vào thị trường Trung Quốc để cạnh tranh với các đại công ty của Tây phương: chi nhánh của Ranbaxy ở Quảng Đông có doanh số đạt 12,3 triệu USD (năm 2003) và Reddy’s là hoạt động ở Trung Quốc dưới cái tên Kushan Rotam Reddy Pharmaceutical [22, tr.19]

So sánh thế mạnh của hai bên trong 7 lĩnh vực khoa học kỹ thuật cho thấy Trung Quốc dẫn đầu trong 5 ngành (máy móc điện tử, nghiên cứu gen gạo, công nghệ nông nghiệp, kỹ thuật không gian và ký thuật năng lượng) trong khi Ấn Độ chỉ mạnh hơn trong hai ngành tin học phần mềm và dược phẩm. So sánh 15 chỉ báo về lợi thế cạnh tranh (sáng tạo, đầu tư, thiết kế sản phẩm, hợp tác với các đại học) thì hai bên ngang ngửa nhau, Trung Quốc dẫn đầu cho 8 chỉ báo còn Ấn Độ cho 7 chỉ báo [ 22, tr. 19]

Với sự phát triển nhanh chóng như vậy, khả năng hợp tác về khoa học - kỹ thuật của Trung Quốc và Ấn Độ là rất cao và có thể mang lại hiệu quả to lớn. Hiện nay, trên bình diện toàn cầu, Trung Quốc đang thống trị lĩnh vực sản xuất công nghiệp hàng loạt, còn Ấn Độ họ tự hào với ưu thế lớn về các lĩnh vực phần mềm và trở thành nước lớn về xuất khẩu trong lĩnh vực này, chỉ đứng sau Mỹ. Khoảng cách xa về phần cứng Trung Quốc tạo ra với Ấn Độ và

của phần mềm ở Ấn Độ với Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ thông tin đang được hai bên thu ngắn lại bởi những hợp tác trao đổi và cả sự nỗ lực từ hai phía. Hai nước đã ký hiệp định song phương về hợp tác khoa học - công nghệ, sau đó đưa thêm phần tiến hành nghiên cứu chung và trao đổi các nhà khoa học. Năm 2003, hai nước cũng đã thành lập Nhóm công tác chung về công nghệ thông tin và điện tử để hợp tác phát triển phần mềm tin học. Biên bản thỏa thuận về việc thành lập các Trung tâm đào tạo nhằm trao đổi thông tin, xúc tiến quan hệ thương mại trong lĩnh vực máy tính và điện tử, giúp đỡ nhau đào tạo các chuyên gia và hợp tác thiết kế máy tính đã được hai bên ký nhận.

Trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Ấn Độ Vajpayee năm 2003, hai nước đã thảo luận và quyết định nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc thành lập các dự án nhằm phát triển nguồn nhân lực phần mềm phục vụ cho sự phát triển của ngành công nghệ thông tin.

Về hợp tác kinh tế - kỹ thuật, hai nước cũng đã triển khai hợp tác trên các mặt như gang thép, xăng dầu, khoảng không, dược phẩm, và còn nhiều tiềm năng hợp tác các ngành khác nữa. Các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nghiên cứu đã bắt đầu đầu tư vào nhau để khai thác thế mạnh và lấp dần thế yếu trong quá trình hợp tác và trao đổi.

Về năng lượng, là những nước lớn, cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc đều “khát” năng lượng. Do vậy, hai bên đã có những nỗ lực trong việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới. Cuối năm 2004, hai nước đã đồng ý bỏ thầu và thắng thầu mua 37% cổ phiếu của Công ty Petro Canada tại mỏ dầu ở Syria [24, tr.46]. Theo thống kê của Chính phủ Trung Quốc năm 2005, Ấn Độ đã đầu tư 101 dự án với số vốn đầu tư thực tế là 79 triệu USD. Các công ty của Trung Quốc cũng triển khai các dự án tại Ấn Độ với số vốn khoảng 1 tỷ USD, bao gồm lĩnh vực nhiệt điện, giao thông... [17, tr.7]. Ngoài ra, hai nước Trung - Ấn đang phối hợp với nhau nhằm sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình, xây dựng các trung tâm đào tạo công nghệ hạt nhân. Với yêu cầu về

xây dựng các lò phản ứng hạt nhân với công xuất lớn.

Từ thực lực của hai nước trong xu thế hiện nay ta có thể khẳng định rằng, trong lĩnh vực văn hoá - giáo dục, khoa học - kỹ thuật sẽ có sự hợp tác phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nhiều nhà nghiên cứu dự đoán rằng, Trung Quốc sẽ trở thành "công xưởng của thế giới" còn Ấn Độ có khả năng trở thành "phòng thí nghiệm khoa học kỹ thuật cao" hay “văn phòng của thế giới” của thế giới trong tương lai gần.

Tiểu kết chương 2:

Hai quốc gia khổng lồ của châu Á, hai đại diện tiêu biểu cho các nước đang phát triển, với mục tiêu cao nhất và xuyên suốt là phát triển nội lực, tăng cường ảnh hưởng ra bên ngoài, Trung Quốc và Ấn Độ từ sau khi giành độc lập đến nay luôn phấn đấu hoàn thành mục tiêu chiến lược đó. Với vị thế khá cao trên trường quốc tế, lại có chung đường biên giới rộng lớn, trong quan hệ song phương Trung - Ấn không tránh khỏi sự cạnh tranh, xung đột, có lúc căng thẳng và mâu thuẫn. Nhưng trên hết vẫn là mối quan hệ hữu nghị, tốt đẹp trong xu hướng đổi mới.

Từ sau Chiến tranh lạnh, trong xu thế hội nhập của quốc tế, các nhà lãnh đạo hai nước luôn trăn trở, cố gắng tìm cách để phát triển mối quan hệ song phương ngày một bền chặt hơn. Thực tế thì họ đã có những bước tiến rất đáng kể trên tất cả các lĩnh vực. Quan hệ chính trị tốt đẹp đã thúc đẩy quan hệ kinh tế cũng như tất cả các lĩnh vực khác, làm cho quan hệ hai nước thêm phong phú hơn và gặt hái được nhiều thành quả đáng khâm phục.

Chương 3

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ MỐI QUAN HỆ TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ

3.1. Thành tựu và hạn chế của mối quan hệ Trung - Ấn từ sau Chiến tranh lạnh 1991 đến 2014

3.1.1. Thành tựu

Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ Trung - Ấn đã và đang gặt hái được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ.

* Trên khía cạnh chính trị

Hơn nửa thế kỷ qua, dù có lúc thăng, lúc trầm trong quá trình phát triển, song quan hệ hợp tác, hữu nghị và láng giềng tốt vẫn đóng vai trò chủ đạo trong quan hệ song phương. Đặc biệt từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, trong xu thế quốc tế mới, quan hệ Trung - Ấn trên lĩnh vực chính trị đã có những bước tiến lớn. Điều đó thể hiện:

Trong các công việc quốc tế, với tư cách là những quốc gia sáng lập ra 5 nguyên tắc cùng chung sống hoà bình, Trung Quốc và Ấn Độ đều chủ trương thiết lập trật tự chính trị quốc tế mới, chủ trương dân chủ hoá đời sống chính trị quốc tế. Trước kia, do bị chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc áp bức lâu dài, hai nước đều kiên quyết giữ vững nguyên tắc chủ quyền, phản đối một nước mượn cớ "nhân đạo" hoặc lý do khác để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Trong tình hình thực tế hiện nay, 5 nguyên tắc chung sống hoà bình vẫn có sức sống mạnh mẽ ở cả hai bên. Trung Quốc và Ấn Độ còn

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan hệ giữa cộng hòa nhân dân Trung Hoa và cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 - 2014 (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w