Giai đoạn từ 1962 đến cuối thập niên 80

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan hệ giữa cộng hòa nhân dân Trung Hoa và cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 - 2014 (Trang 26)

Khủng hoảng biên giới năm 1962 đã đặt dấu chấm hết cho tình hữu nghị của hai người khổng lồ châu Á - Trung Quốc và Ấn Độ.

Tháng 7/1961, Đại sứ Ấn Độ rời nhiệm sở và Đại sứ Trung Quốc về nước (15 năm sau quan hệ hai nước chỉ còn là cấp Đại biện lâm thời). Tháng 12/1962, Ấn Độ rút Tổng lãnh sự ở Lasha và Thượng Hải, Trung Quốc cũng rút hai Tổng lãnh sự ở Ấn Độ (mãi đến tháng 12/1991 mỗi bên mới khôi phục được một Tổng lãnh sự ở Thượng Hải và Bombay). Tháng 8/1960, Tân Hoa Xã ở Niu Đêli rút về nước, chi nhánh ngân hàng Trung Quốc ở Ấn Độ cũng đình chỉ hoạt động. Bưu kiện qua biên giới bị kiểm soát gắt gao, quan điểm về vấn đề Đài Loan cũng không được nhất trí như trước.

Ngày 19/9/1963, tờ báo “Sự thật” của Liên Xô đã đăng bài phân tích cuộc xung đột biên giới Trung - Ấn và khẳng định rằng: “không có nguyên nhân để xảy ra cuộc xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ và hơn nữa không có nguyên nhân để đưa cuộc xung đột đó đến cuộc xung đột vũ trang’’ [21, tr.ll].

Với Trung Quốc, gây ra cuộc xung đột biên giới, nước này muốn hạ uy tín và làm suy yếu Ấn Độ để tăng ảnh hưởng ở Nam Á và phong trào giải phóng dân tộc. Chống Ấn Độ, Trung Quốc cũng muốn hạ thấp Liên Xô, cho rằng Liên Xô tiếp tay cho Ấn Độ chống lại Trung Quốc và Trung Quốc sẽ có cớ để tách khỏi Liên Xô. Ngoài ra, Trung Quốc cũng thực hiện được tham vọng lãnh thổ, sau chiến tranh 1962, Trung Quốc mở rộng đường biên giới ra hàng chục ngàn km2. Sau chiến tranh biên giới, ngày 8/11/1962, Quốc hội Ấn Độ thông qua một nghị quyết như một lời nguyền của nhân dân Ấn Độ:

“tống cổ bọn xâm lược ra khỏi lãnh thổ thiêng liêng của Ấn, dù cuộc chiến đấu có kéo dài và gian khổ như thế nào đi chăng nữa” [42, tr.4].

Trong suốt thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70, quan hệ hai nước tiến triển chậm chạp có nguyên nhân chủ quan của hai nước, đồng thời còn chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh quốc tế cũng như ở khu vực Nam Á tác động, như chiến tranh Ấn Độ- Pakittan, các sự kiện Xichkim, vấn đề Campuchia, Hiệp ước hợp tác hòa bình hữu nghị Ấn - Xô...

Từ 1976 trở đi, quan hệ Trung - Ấn bắt đầu đi vào giai đoạn bình thường hoá. Quá trình bình thường hoá có những bước chập chững, dè dặt, song nhìn chung là theo hướng đi lên, ngày càng được đẩy mạnh.

Sở dĩ đến giai đoạn này Trung Quốc lại cải thiện quan hệ với Ấn Độ và quan hệ Trung - Ấn có biến chuyển là vì: Sau thất bại nặng nề trong “Đại nhảy vọt” và “Đại cách mạng văn hoá vô sản”, Trung Quốc nhận thấy cần

phải tranh thủ dựa vào Mỹ để phát triển đất nước. Tuy nhiên, ngả sang phía Mỹ, Trung Quốc phải chịu những bất lợi về chính trị. Sự liên minh Mỹ - Trung, việc Trung Quốc bao vây, cô lập Ấn Độ và kiềm chế ảnh hưởng của Ấn Độ trong phong trào giải phóng dân tộc đã làm Ấn Độ càng tăng cường quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với Liên Xô, tăng cường quan hệ với Việt Nam, tạo ra sự so sánh lực lượng không có lợi cho liên minh nói trên, điều mà cả Mỹ và Trung Quốc đều không muốn.

Phong trào Không liên kết bước vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX đã vượt qua khủng hoảng, trở thành một lực lượng quan trọng trong đời sống chính trị quốc tế. Ấn Độ ngày càng có vai trò to lớn trong Phong trào này mà Trung Quốc không thể không tính đến. Vì vậy, cải thiện và tăng cường quan hệ với Ấn Độ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc trở lại với các nước đang phát triển. Bình thường hoá quan hệ với Ấn Độ, Trung Quốc cũng có ý đồ làm cho Ấn Độ giảm bớt quan hệ chặt chẽ với Liên Xô, đồng thời tranh thủ Ấn Độ trong một số vấn đề quốc tế. Ngoài ra, Trung Quốc có thể cứu vãn uy tín quốc tế đã bị giảm sút và tập hợp lực lượng thế giới thứ 3 vào tay mình.

Phía Ấn Độ, xuất phát từ mục tiêu chiến lược lâu dài, Ấn Độ rất coi trọng bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, đưa Trung Quốc trở lại chính sách láng giềng thân thiện. Trong quan hệ với Trung Quốc cũng như bất cứ nước nào, Ấn Độ đều cho rằng quan hệ thân thiện bao giờ cũng có lợi hơn là đối đầu. Bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ còn nhằm thoát khỏi sức ép Mỹ - Trung - Pakixtan và thực hiện chính sách đa dạng hoá trong quan hệ, cân bằng quan hệ với các nước lớn cho phù hợp với đường lối chung và lợi ích của quốc gia.

Vì những lý do trên và sau những bước thăm dò ngoại giao, năm 1976 Ấn Độ và Trung Quốc đã trao đổi đại sứ trở lại. Hai nước trở lại tăng cường

trao đổi các đoàn ngoại giao, qua đó tìm hiểu thiện chí và khả năng bình thường hoá quan hệ. Ngoài các đoàn thương mại, kinh tế, văn hoá, thể thao, còn có các chuyến thăm, gặp gỡ hữu nghị. Đáng chú ý nhất có chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Hội hữu nghị Trung Quốc Vương Bình Nam từ 7/5 đến 11/5/1978, cuộc gặp gỡ của Ngoại trưởng Trung Quốc Hoàng Hoa và Ngoại trưởng Ấn Độ Vajpayee ở Liên Hợp Quốc (27/9/1978).

Tuy vậy, quá trình bình thường hoá diễn ra một cách chậm chạp, dè dặt. Hai bên đều giữ lập trường nguyên tắc của mình về vấn đề biên giới và kịp thời lên tiếng mỗi khi đối phương có cử chỉ gì đụng chạm đến vấn đề tranh chấp. Quan điểm và thái độ của hai bên trên nhiều vấn đề khu vực và quốc tế còn khác nhau rất xa.

Năm 1977, liên minh các Đảng cách hữu (Liên minh Janata) lên cầm quyền ở Ấn Độ. Chính quyền Janata tuy là phe đối lập với Đảng Quốc đại, song cũng không thể đi ngược lại lợi ích dân tộc. Janata chủ trương thúc đẩy bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, song vẫn coi việc giải quyết vấn đề biên giới là không thể thiếu được để đi đến bình thường hoá quan hệ đầy đủ và hoàn toàn. Tháng 2/1979, lần đầu tiên sau 20 năm Ngoại trưởng Ấn Độ Vajpayee sang thăm Trung Quốc. Đúng vào thời điểm đó, Trung Quốc lại xảy ra việc đụng độ biên giới với Việt Nam vào 17/2/1979. Ngoại trưởng Vajpayee đã cắt ngắn chuyến thăm và coi sự kiện xảy ra là “sự thụt lùi”. Dư luận Ấn Độ coi sự kiện xảy ra này là sự lặp lại cuộc chiến tranh biên giới Ấn Độ năm 1962 và nhắc nhở ý thức cảnh giác của Ấn Độ đối với Trung Quốc.

Bước sang thập niên 80, đứng trước những thay đổi của tình hình quốc tế và trong nước, hai nước Trung - Ấn nhận thấy việc cải thiện mối quan hệ sẽ rất có lợi cho cả đôi bên. Trung Quốc xuất hiện mâu thuẫn với Mĩ và chiến lược đi với Mĩ chống Liên Xô đã lỗi thời. Tình thế buộc Trung Quốc

vừa phải dựa vào Mĩ, vừa phải cải thiện quan hệ với Liên Xô và “thế giới thứ ba” để hiện đại hóa đất nước.

Tháng 3/1980, Indira Gandhi gặp Ngoại trưởng Hoàng Hoa ở Dimbabuê; tháng 5/1980, bà gặp Chủ tịch Hoa Quốc Phong tại Belgrade; tháng 6/1980, Ngoại trưởng Hoàng Hoa thăm Ấn Độ. Tháng 10/1981, hai nước ký Hiệp định trao đổi phóng viên, Hiệp định thiết lập quan hệ hàng không. Cuối tháng 9/1982, Trung Quốc đón hai đoàn đại biểu Công đoàn của Ấn Độ sang thăm. Cuối tháng 10/1982, đoàn Hội đồng khoa học xã hội Ấn Độ do cố vấn đối ngoại của bà Gandhi dẫn đầu đi thăm Trung Quốc. Đầu năm 1983, Trung Quốc đã cử nhiều đoàn đối ngoại sang Ẩn Độ như: Đoàn luật gia (tháng 3), Đoàn phụ nữ (tháng 3)... [21, tr.22].

Song song với các hoạt động trên, Trung Quốc và Ấn Độ đã tiến hành đàm phán giải quyết vấn đề biên giới bắt đầu từ tháng 12/1981. Tại các vòng đàm phán về vấn đề biên giới, hai bên đã thảo luận những vấn đề cụ thể liên quan đến các khu vực từng xảy ra tranh chấp giữa hai bên. Tại vòng đàm phán thứ 8, hai bên đã nhất trí cần tránh đối đầu và xung đột, duy trì hoà bình trên biên giới hai nước.

Trên cơ sở những kết quả đạt được trong các vòng đàm phán và các hoạt động hữu nghị, Thủ tướng Ấn Độ R. Gandhi đã sang thăm chính thức Trung Quốc sau 34 năm kể từ chuyến đi thăm Trung Quốc của cố Thủ tướng J. Nehru. Hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học - kỹ thuật, lập ra Uỷ ban hỗn hợp kinh tế và ký Hiệp định hợp tác quốc tế - khoa học kỹ thuật, Hiệp định hàng không dân dụng, Hiệp định thương mại... [21, tr.29]. Hai bên đã thỏa thuận được về thời gian, cấp bậc, phương thức đàm phán về Vấn đề biên giới. Hai bên cũng cam kết duy trì hoà bình, ổn định dọc biên giới.

giới Trung - Ẩn vẫn chưa được giải quyết, quan điểm của hai nước vẫn còn khác xa nhau về một số vấn đề quốc tế và khu vực như việc giải quyết vấn đề Campuchia, nhưng so với trước thì mối quan hệ hai nước đã được cải thiện một cách rõ rệt. Chuyến đi thăm của Thủ tướng R. Gandhi sang Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng, là bước mở đầu một giai đoạn mới trong quan hệ Trung - Ấn. Chấm dứt thòi kỳ đối đầu, căng thẳng, đi vào thời kỳ hoà hoãn, cùng tồn tại hoà bình và phát triển. Đó cũng là sự phản ánh xu thế chung của thế giới trong thời kỳ mới là hoà hoãn để tập trung cho phát triển kinh tế. Chuyến thăm này cũng thể hiện sự năng động, khéo léo của Thủ tướng R. Gandhi trong vai trò đối nội và đối ngoại.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan hệ giữa cộng hòa nhân dân Trung Hoa và cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 - 2014 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w