1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Bảo tồn và phát huy làn điệu ví, dặm tại tỉnh nghệ an

45 297 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 670,47 KB

Nội dung

Quá trình phát triển làn điệu Ví, Dặm Như mọi loại hình nghệ thuật dân gian khác, Ví, Giặm Nghệ Tĩnh cũng cóquá trình biến đổi, phát triển vừa để hoàn thiện mình, vừa để thích ứng tốt vớ

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi thực hiện công trình nghiên cứu khoa học với tên đề tài: “ Bảo tồn và phát huy làn điệu ví, dặm tại tỉnh Nghệ An”.

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu Tôi thực hiện Các tư liệu, kếtquả nghiên cứu trong đề tài là trung thực Nếu sai Tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm

Người thưc hiên

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Bùi Thị Ánh Vân giảng viên họcphần phương pháp nghiên cứu khoa học - Người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn,động viên giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này

Em cũng chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Văn hóa Thôngtin đã trang bị cho em những kiến thức kinh nghiệm quý báu trong suốt khóahọc

Mặc dù trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã cố nhưng tôi khó tránhkhỏi những sai sót khi tìm hiểu, đánh giá cũng như trình bày về đề tài nghiêncứu này Tôi rất mong bạn đọc thông cảm và mong giành được sự quan tâmđóng góp ý kiến của cô giáo và các bạn để bài nghiên cứu để tôi tiếp tục bổsung, hoàn thiện đề tài hơn

Những ý kiến đóng góp của thầy cô và mọi người sẽ giúp tôi nhận ra hạnchế, qua đó tôi sẽ có thêm nguồn tư liệu mới trên con đường học tập và nghiêncứu sau này

Em xin trân trọng cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LÀN ĐIỆU VÍ, DẶM TỈNH NGHỆ AN 4

1.1 Lý luận chung về làn điệu ví, dặm 4

1.1.1 Một số khái niệm 4

1.1.2 Đặc điểm về làn điệu ví, dặm 5

1.2 Quá trình phát triển làn điệu Ví, Dặm 5

1.3 Một số nghệ nhân nổi tiếng 8

Tiểu kết 9

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY LÀN ĐIỆU VÍ, DẶM Ở TỈNH NGHỆ AN 10

2.1 Giá trị và vai trò của dân ca ví, dặm trong đời sống xã hội 10

2.1.1 Là một loại hình dân ca có lịch sử phát triển lâu đời 10

2.1.2 Là loại hình sinh hoạt văn hóa gắn bó mật thiết với đời sống người dân 11 2.1.3 Là di sản văn hóa phi vật thể có nội dung và giá trị nhân văn sâu sắc 12

2.1.4 Là loại hình diễn xướng dân gian có nhiều giá trị nghệ thuật độc đáo, phản ánh đậm nét bản sắc văn hóa của địa phương 13

2.2 Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy dân ca ví, dặm 14

2.2.1 Thành lập các câu lạc bộ hát ví, dặm 14

2.2.2 Tổ chức các cuộc thi, cuộc liên hoan về hát ví, dặm 16

2.2.3 Bảo tồn và phát huy bằng con đường sân khấu hóa 16

2.2.4 Đưa dân ca ví, dặm vào trong trường học 21

2.2.5 Thành lập trung tâm bảo tồn dân ca ví, dặm 29

Tiểu kết 30

Chương 3 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY LÀN ĐIỆU VÍ, DẶM TỈNH NGHỆ AN 31

3.1 Đánh giá công tác bảo tồn và phát huy làn điệu ví, dặm xứ Nghệ 31

3.1.1 Thành tựu 31

3.1.2 Những khó khăn, thách thức 31

Tiểu kết ……… 31

3.2 Một số biện pháp nhằm bảo vệ và phát huy dân ca Ví, Dặm 32

KẾT LUẬN 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xứ Nghệ từ lâu đã được biết đến và nổi tiếng là miền đất có điều kiện tựnhiên khắc nghiệt nhưng cũng là một mảnh đất giàu truyền thống, lịch sử, làmiền quê xinh đẹp với cảnh quan thiên nhiên nên thơ hùng vĩ và nguồn tàinguyên phong phú đặc sắc

Nghệ An có vị trí khá thuận lợi, nằm trên trục giao thông xuyên Việt, cócác tuyến đường bộ, đường sắt và hàng không quan trọng, cùng với nguồn tàinguyên thiên nhiên phong phú cho phép vùng mở rộng giao lưu và phát triểnnền kinh tế đa ngành nghề

Tại mảnh đất xứ Nghệ này, có một nền văn hóa dân gian vô cùng phongphú, đặc sắc và có giá trị hết sức to lớn Khi nhắc đến nền văn hóa dân gianNghệ Tĩnh (Nghệ Tĩnh là tên một tỉnh cũ từ năm 1976 đến năm 1991, từ năm

1991 tách riêng thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh), trước hết phải nói đến dân ca

ví, dặm, một di sản không thể thiếu của mảnh đất này Đã có rất nhiều sách báo,nhiều nhà sưu tầm, nhiều công trình khoa học sưu tầm nghiên cứu về dân ca ví,dặm Nghệ Tĩnh ở các mặt, các khía cạnh khác nhau, có khi ở góc độ văn hóatổng hợp, có khi ở bình diện nội dung, có khi lại về thi pháp nghệ thuật Các tácgiả tiêu biểu phải kể đến là Ninh Viết Giao, Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn ChungAnh, Nguyễn Chí Bền…

Tuy nhiên, hiện nay một vấn đề bức thiết đang xảy ra đối với dân ca vídặm xứ Nghệ cần phải được giải quyết đó là vấn để bảo tồn và phát huy dân ca

ví, dặm xứ Nghệ, bởi dân ca ví, dặm ngày càng có xu hướng bị lãng quên, khôngcòn được ưa chuộng và xem như là món ăn tinh thần chính của người dân nơiđây nữa Thế hệ trẻ không còn hứng thú và ham học hỏi về loại hình

dân ca này vì trào lưu nhạc trẻ, nhạc thị trường đang thịnh hành Một sốngười làm trong nghề cũng không còn háo hức, tâm huyết với nó nữa Do đó,dân ca ví, dặm đang ngày càng bị mai một dần, nếu không được bảo tồn mộtcách hiểu quả thì có thể mảnh đất xứ Nghệ sẽ mất đi loại hình dân ca đặc sắc và

có giá trị vô cùng to lớn này

Trang 6

Hơn nữa, ngày nay việc gắn dân ca với hoạt động du lịch đã bước đầuphát huy hiệu quả và cần được phát triển mạnh Du lịch được coi là một ngành

có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển các sản phẩm du lịch vănhóa trong đó có dân ca Việc gắn dân ca với phát triển du lịch sẽ góp phần thuhút khách du lịch đến với xứ Nghệ, từ đó góp phần quảng bá cho du kháchkhông chỉ trong nước mà cả nước ngoài biết đến loại hình dân ca độc đáo này

Trước tình hình như vậy, em mạnh dạn chọn đề tài “ Bảo tồn và phát huy làn điệu ví, dặm tại tỉnh Nghệ An” làm đề tài khoá luận với mong muốn góp

phần nhỏ vào việc giới thiệu, tìm hiểu các giải pháp để bảo tồn và phát huy lànđiệu ví dặm

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Bảo tồn và phát huy làn điệu ví, dặm tại tỉnh Nghệ An

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 7

- Không gian: Tỉnh Nghệ An

- Thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2017

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu;

Chương 1: Giới thiệu về làn điệu ví, dặm

Chương 2: Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy làn điệu ví, dặm tại Nghệ An.

Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy làn điệu ví, dặm tại Nghệ An.

Trang 8

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LÀN ĐIỆU VÍ, DẶM TỈNH NGHỆ AN 1.1 Lý luận chung về làn điệu ví, dặm

1.1.1 Một số khái niệm

Hát ví thường là hát tự do, không có tiết tấu từng khuôn nhịp, người hát

có thể co giãn một cách ngẫu hứng Âm điệu cao thấp ngắn dài có khi còn tuỳthuộc vào lời thơ (ca từ) bằng hay trắc, ít từ hay nhiều từ Ví thuộc thể ngâmvĩnh, bằng phương pháp phổ thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, lục bát biếnthể )

Tính biểu cảm của hát ví tuỳ vào môi trường hoàn cảnh, không gian thờigian và tâm tính của người hát Âm vực của ví thường không quá một quãng 8.Tình điệu ví nghe trang trải mênh mang sâu lắng, bâng khuâng xao xuyến, thathiết ân tình Tuy vậy, vẫn có loại ví ghẹo và ví mục đồng nghe dí dỏm hài hước,nghịch ngợm hồn nhiên tươi trẻ

“Hát ví hát giao duyên nam nữ được phổ biến vùng Nghệ Tĩnh, các thể kỷtrước dùng để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái Vào các đêm trăng sángthường đi ngắm trăng Hát theo lối tường thuật ngẫu hứng một câu chuyện nào

đó trong quá trình lao động và nông nhàn, trong lối sống thường nhật lâu dầnđược dân gian hóa”[2; Tr 5]

Thể hát ví: Ví có nhiều điệu như: ví đò đưa, ví phường vải, ví phường cấy,

ví phường võng, ví phường chè, ví đồng ruộng, ví trèo non, ví mục đồng, víchuỗi, ví ghẹo

Dặm là thể hát nói, bằng thơ ngụ ngôn thơ/ về 5 chữ, nói cách khác thìdặm là thơ ngụ ngôn/ về nhật trình được tuyền luật hoá Khác với ví, dặm là thểhát có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh phách nhẹ, có nhịp nội nhịp ngoại.Thôngthường một bài dặm có nhiều khổ, mỗi khổ có 5 câu (câu 5 thường điệp lại câu4), mỗi câu có 5 từ (không kể phụ âm đệm) Tuy vậy, cũng có những bài dặm/ vềkhông phân khổ rõ ràng, mà cứ hát một lèo, có khi đến hàng chục hàng trămcâu, và mỗi câu cũng không nhất nhất 5 chữ mà có thể 4 hoặc 6, 7 chữ (do lờithơ biến thể)

Trang 9

Dặm rất giàu tính tự sự, trữ tình, kể lể khuyên răn, phân trần bày giải.Cũng có loại dặm dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng và có cả dặm trữ tìnhgiao duyên.

Hát dặm là một thể loại hát nói bằng thơ ngụ ngôn (thơ) về âm nhạc đitheo thường là phách "Dặm" có nghĩa là ghép vào, xen kẽ với nhau, thường 2hay 3 hoặc một nhóm người hát đối diện nhau hát

Các làn điệu của hát dặm như: “Dặm xẩm, dặm nối, dặm vè, dặm điên,dặm của quyền, dặm kể Có các tiết tấu phách mạnh, phách nhẹ, những nhịptrong và ngoài Các thể loại này rất giàu tính tự sự, kể lể, khuyên răn, phân trần,giãi bày, thuộc dạng thể thơ năm chữ, cách gieo vần, ngắt nhịp, [1; Tr 2]

1.1.2 Đặc điểm về làn điệu ví, dặm

Dân ca ví dặm sử dụng nhiều từ ngữ địa phương, lờ hát mộc mạc,kỹ thuậtcao độ, cường độ

1.2 Quá trình phát triển làn điệu Ví, Dặm

Như mọi loại hình nghệ thuật dân gian khác, Ví, Giặm Nghệ Tĩnh cũng cóquá trình biến đổi, phát triển vừa để hoàn thiện mình, vừa để thích ứng tốt vớiđiều kiện lịch sử mới trong từng giai đoạn phát triển của đất nước Từ khi ra đờiđến nay, có lúc thăng, trầm do hoàn cảnh chiến tranh, song nhìn chung, lịch sửcủa Ví, Giặm là lịch sử liền mạch xuyên suốt quá trình ứng xử với tự nhiên, xãhội, ứng xử giữa con người với nhau của các thế hệ người dân Nghệ Tĩnh quanhiều trăm năm, luôn được trao truyền, gìn giữ và phát triển, cả bề rộng lẫn bềsâu mà chưa hề đứt quãng Phải sinh tồn trong cộng đồng người Nghệ qua hàngtrăm năm mới thấy được sự trưởng thành của dân ca Ví, Giặm Từ sơ khai vớinhững bài ca lao động, những bài ca giao gửi gắm nỗi niềm tâm sự qua cuộcsống của người Nghệ chúng được nâng cao, hoàn thiện dần, để rồi, đến nhữngnăm đầu thế kỷ XVII - XVIII trở đi, hát Ví, Giặm đã phát triển và trở thành hìnhthức trình diễn dân gian phổ biến của cộng đồng với sự tham gia của nhiều tầnglớp, từ người lao động bình dân, tiêu biểu như Ả Sạ, O Uy (nổi tiếng về hátphường vải Trường Lưu) đến các nhà khoa bảng, thầy đồ và tri thức đương thời,

Trang 10

tiêu biểu như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huy Quýnh, nhà khoabảng Đinh Viết Thận, Tham gia hát Ví, Giặm họ thường làm "thầy bày", "thầygà" cho bên nam hoặc bên nữ, một số người cũng trực tiếp hát Đến giữa thế kỷXIX trở đi cho đến khoảng năm 1945 (tức đến giữa thế kỷ XX), dân ca Ví, Giặmđược lưu truyền rộng rãi, bên cạnh hình thức sinh hoạt tự túc, bình dân gắn vớilao động nghề nghiệp như quay tơ dệt vải, cày cấy, trèo non hay chèo thuyềntrên sông nước đã hình thành một số trung tâm gắn với sự tham gia tích cựccủa các nhà khoa bảng, các nhà nho yêu nước, tiêu biểu như Phan Bội Châu,Vương Thúc Quý, Trần Văn Lương Bởi vậy, bên cạnh những nội dung bài bảndân gian, Ví, Giặm còn có nội dung thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kếtdân tộc với cách diễn đạt sang trọng, bác học Từ 1945 đến nay, Ví, Giặm NghệTĩnh đã có những thay đổi về môi trường diễn xướng, về hình thức thể hiện, về

đề tài phù hợp với sự thay đổi của hình thái kinh tế - xã hội và nhu cầu của côngchúng Có thể tạm chia ra các giai đoạn nhỏ gắn với các mốc thay đổi của lịch

sử, của hình thái kinh tế - xã hội như sau: Từ 1945 - 1975, giai đoạn này đấtnước trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, cộng đồng không có không gian vănhóa để sinh hoạt, không khí chiến tranh không cho phép tụ tập đông người, nhânlực dốc vào nhiệm vụ phục vụ chiến tranh, mọi nhiệm vụ khác đều tạm gác lại,

cả nước đều có chung mục tiêu là kháng chiến chống giặc ngoại xâm và độc lậpdân tộc, tất cả phục vụ cho tiền tuyến Vì thế mà sinh hoạt Ví, Giặm ở các làng,

xã không được quan tâm và không được diễn ra thường xuyên và công khai nhưtrước Sinh hoạt dân ca dưới hình thức cộng đồng, tập thể bị lắng xuống Ngườidân không còn tụ họp hát phường, hát hội với tính chất giải trí hay trao gửi tâmtình như xưa nữa Thay vào đó, dân ca đã được sinh hoạt dưới một hình thứcmới, bên cạnh việc trực tiếp phục vụ lao động, sản xuất ở địa phương như trướcđây thì giai đoạn này, dân ca được đưa vào cổ vũ, động viên tinh thần cho bộ độitrong chiến trường Với một loạt các phong trào, tiêu biểu như phong trào "tiếnghát át tiếng bom", dân ca Ví, Giặm bắt đầu đã được sử dụng để sáng tác thànhnhững vở kịch hát ngắn gọn để sử dụng phục cụ kháng chiến trên chiến trường

Từ 1976 - 1995, thời kỳ này hòa bình được lập lại, đất nước hình thành nhiều tổ

Trang 11

chức làm ăn kinh tế mới làm cho xã hội có sự thay đổi, kéo theo đời sống vănhóa có nhiều thay đổi trong đó có dân ca Nghệ Tĩnh Để phù hợp với sự pháttriển của xã hội và nhu cầu cuộc sống hiện đại, dân ca cũng được chuyển hóa từhình thức diễn xướng dân gian lên hình thức diễn xướng chuyên nghiệp Để phùhợp với bước chuyển hóa đó thì Đoàn kịch hát dân ca được ra đời, rồi đến Nhàhát dân ca Nghệ An nay là Trung tâm Bảo tồn Phát huy Di sản Dân ca xứ Nghệvới hàng chục vở diễn đạt Huy chương vàng, Huy chương bạc trong các Hộidiễn sân khấu chuyên nghiệp như các vở diễn: Không phải tôi, Mai Thúc Loan,Chuyện tình ông vua trẻ, và sau này với các vở diễn như:Soi vào quá khứ, Mộtcây làm chẳng nên non, Người thi hành án tử, Đường đua trong bóng tối Có thểkhẳng định đây là giai đoạn thể nghiệm thành công sân khấu hóa dân ca NghệTĩnh Sự thể nghiệm này đã làm nên một sự nghiệp lớn "Sự nghiệp sân khấu hóadân ca Nghệ Tĩnh" đã được cả nước công nhận, đặc biệt giới nghệ thuật sânkhấu công nhận Như vậy, trong đại gia đình sân khấu kịch hát dân tộc ViệtNam có thêm một bộ môn kịch hát dân ca, trong đó có dân ca Nghệ Tĩnh, haycòn gọi kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh Từ 1995 đến nay, đất nước đã đi vào ổnđịnh, đời sống kinh tế được cải thiện, kéo theo nhu cầu hưởng thụ văn hóa củangười dân cũng nâng lên Ở các địa phương đã có sự quan tâm và đầu tư kinhphí của các cấp chính quyền và các cấp quản lý văn hóa Vì thế sinh hoạt dân cađang dần được phục hồi trở lại, nhưng không phải bằng hình thức hát phường,hát hội như xưa Giờ đây dân ca được sinh hoạt trong các đội văn nghệ, các lễmít tinh, hội họp đoàn thể, lễ hiếu, hỉ, mừng sinh nhật, mừng thọ, Tuy nhiên,trong giai đoạn kinh tế hội nhập và phát triển, kéo theo sự giao lưu của nhiềuluồng văn hóa thì dòng nhạc truyền thống trong đó có dân ca Nghệ Tĩnh đang bịlấn át và có nguy cơ mai một dần Trước tình hình đó để dân ca Nghệ Tĩnh vẫntồn tại, phát triển phù hợp và thích ứng với tình hình mới, Nghệ An và Hà Tĩnh

đã sớm thành lập Trung tâm bảo tồn dân ca và Nhà hát truyền thống, bước đầutạo ra phong cách chuyên nghiệp trong quá trình bảo tồn, truyền dạy cũng nhưgóp phần tạo sự lan tỏa, truyền bá di sản văn hóa địa phương qua thực tiễn cũngnhư các phương tiễn truyền thông Cụ thể: khẳng định và đẩy mạnh con đường

Trang 12

sân khấu hóa dân ca, tích cực thành lập câu lạc bộ dân ca ở các địa phương, đưadân ca vào trường học, dạy hát dân ca trên sóng phát thanh truyền hình, tổ chứccác kỳ thi liên hoan dân ca hàng năm,

Như vậy, mặc dù đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh, lịch sử xã hội

có nhiều thay đổi, có thể dân ca phải tồn tại dưới các hình thức khác nhau đểphù hợp và thích ứng với tình hình đất nước Nhưng có thể khẳng định rằng dân

ca Nghệ Tĩnh từ sơ khai đến ngày nay dù lúc thăng lúc trầm, đó là một sự pháttriển xuyên suốt và không hề đứt quãng Ngược lại nó đã cho ta thấy một sứcsống mạnh liệt, thấy được những giá trị đặc sắc của loại hình văn hóa nghệ thuậtđộc đáo này Nó trở thành món ăn tinh thần không chỉ của riêng 2 tỉnh Nghệ An

- Hà Tĩnh mà của cả người dân ở hầu khắp mọi vùng miền nước Việt

1.3 Một số nghệ nhân nổi tiếng

[5; tr1 -3]

NGHỆ NHÂN TRẦN ĐỨC THẮNG

Nghệ nhân Trần Đức Thắng sinh năm 1947 tại xóm 8, xã Nghĩa Đồng,huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, dân tộc Kinh Được phong tặng nghệ nhân ưu túlĩnh vực Nghệ thuật trình diễn dân gian Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

NGHỆ NHÂN ĐINH NHẬT TÂN

Nghệ nhân Đinh Nhật Tân sinh năm 1957 tại xă Diễn Thái, huyện DiễnChâu, tỉnh Nghệ An, dân tộc Kinh Được phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu túNghệ thuật trình diễn dân gian Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh

NGHỆ NHÂN HOÀNG THỊ NĂM

Nghệ nhân Hoàng Thị Năm sinh năm 1965 tại xóm 4, xã Diễn Lợi, huyệnDiễn Châu, tỉnh Nghệ An, dân tộc Kinh Được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân

ưu tú

NGHỆ NHÂN NGUYỄN MẠNH CƯỜNG

Nghệ nhân Nguyễn Mạnh Cường sinh năm 1970 tại xã Bồi Sơn, huyện

Đô Lương, tỉnh Nghệ An, dân tộc Kinh Được phong tặng danh hiệu nghệ nhân

ưu tú lĩnh vực Nghệ thuật trình diễn dân gian Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh

Trang 13

Tiểu kết

Chương 01 làm rõ một cách cụ thể rõ ràng về hát ví và hát dặm và giớithiệu một số các nghệ nhận trong lĩnh vực Dân ca Nghệ Tĩnh nói chung, Ví,Giặm nói riêng là món ăn tinh thần gắn bó mật thiết lâu đời không chỉ với ngườidân xứ Nghệ trong cuộc sống hàng ngày mà còn là mảnh đất màu mỡ để cácnhạc sĩ khai thác, sáng tác nên những ca khúc đậm chất dân gian, lay động baonhiêu thế hệ người Nghệ và nức lòng cả hàng triệu triệu người Việt trong vàngoài nước

Trang 14

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY LÀN ĐIỆU

VÍ, DẶM Ở TỈNH NGHỆ AN 2.1 Giá trị và vai trò của dân ca ví, dặm trong đời sống xã hội

2.1.1 Là một loại hình dân ca có lịch sử phát triển lâu đời

Hầu hết các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đều thống nhất rằng, dân ca

Ví, Giặm, cũng giống như nhiều loại hình dân ca khác của vùng đồng bằng Bắc

Bộ, có nguồn gốc từ cuộc sống lao động, sinh hoạt của các tầng lớp nhân dân, dovậy đều có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời Do việc tìm hiểuvề dân caViệt Nammới chỉ manh nha cách đâykhoảng hai thế kỷ, khi các nhà nho phongkiếnbắt đầu quan tâmtới việcbiên soạn kho tàng tục ngữ, ca dao, dân cadântộcvàothờicuốiLê đầu Nguyễn, và việc nghiên cứu chúng còn diễn ra muộn hơn,nên việc chỉ cho được một cách chính xác thời gian ra đời của dân ca Ví, Giặm

là rất khó Tuy nhiên, qua nhiều nguồn tư liệu khác nhau của các học giả, nhànghiên cứu, sưu tầm, nhạc sỹ… có thể thấy đến thế kỷ XVII – XVIII hát Ví,Giặm đã rất phát triển và trở thành hình thức trình diễn dân gian phổ biến trongcộng đồng cư dân Nghệ An và Hà Tĩnh, thu hút sự tham gia của nhiều tầng lớp

xã hội khác nhau Theo như nhà nghiên cứu Ninh Viết Giao, hát phường vải đã

có từ cách đây mấy trăm năm, có sự tham gia của cả những người lao động lẫncác nho sỹ, thầy đồ Từ thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, dân ca Ví, Giặm đượclưu truyền rộng rãi và hình thành một số trung tâm có sự tham gia tích cực củacác nhà nho, trí thức yêu nước như Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, BùiChính Lộ, Đặng văn Bá, Nguyễn Thức Canh, Lê Võ…

“Do vậy, từ một hình thức văn nghệ dân gian của người dân lao động,cùng với sự đẽo gọt, tu chỉnh của nhiều thế hệ nghệ nhân theo dòng thời gian, sựtham gia trau chuốt của các nho gia, danh sỹ, khoa bảng” [4; Tr12].… loại hìnhdân ca này đã ngày càng được hoàn thiện, có bố cục chặt chẽ, câu từ tinh tế, vầnđiệu chắt lọc để trở thành một loại hình văn nghệ hấp dẫn có giá trị nghệ thuậtcao Tương truyền, đại thi hào Nguyễn Du từng nhiều lần tham gia các cuộc hátphường vải ở làng Trường Lưu cùng với các danh sỹ Nguyễn Huy Tự, Nguyễn

Trang 15

Huy Oánh, với dấu ấn còn ghi trong “Thác lời trai phường nón” Nguyễn CôngTrứ, Đinh Viết Thận, Đặng Thái Thân, Phan Bội Châu… cũng từng là những tayhát cừ khôi trong hát phường vải.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đến nay dân ca Ví, Giặm vẫnchứng tỏ sức sống lâu bền của mình, có sức hấp dẫn với con người trong xã hộihiện đại Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, dân ca Ví, Giặm đượccải biên thành những bài vè, đối ca, hoạt ca, trở thành công cụ hữu hiệu để cổ

vũ, động viên tinh thần của bộ đội, dân quân và nhân dân chiến đấu bảo vệ Tổquốc

Trong đời sống đương đại, dân ca Ví, Giặm vẫn được các cộng đồngngười dân Nghệ An và Hà Tĩnh nâng niu giữ gìn Đây là loại hình sinh hoạt vănnghệ không đòi hỏi cầu kỳ về không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn xướng,không cần đến nhạc cụ, đạo cụ, trang phục phức tạp, có thể thực hành một cách

cá nhân hoặc tập thể từ các nhóm nhỏ đến trình diễn trước đông đảo côngchúng…, do vậy dễ tiếp nhận và phổ biến, có sức lan tỏa và ảnh hưởng mạnhtrong cộng đồng những người Nghệ An và Hà Tĩnh ở mọi vùng đất nước

2.1.2 Là loại hình sinh hoạt văn hóa gắn bó mật thiết với đời sống người dân

“Dân ca Ví, Giặm tạo nên bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tìnhdân gian của tiểu vùng văn hóa xứ Nghệ Đó là bởi nó đượcbắt nguồn và hìnhthành từ chính cuộc sống lao động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của người dânđịa phương, gắn bó mật thiết với cuộc đời của họ” [3; Tr 16] Người dân xứNghệ hát Ví, hát Giặm ở mọi nơi, mọi lúc: khi ru con, đan lát, dệt vải, lúc làmruộng, chèo thuyền, xay lúa Các lối hát, vì vậy, được gọi tên theo của chínhhình thức lao động hoặc sinh hoạt như: Ví phường vải, Ví phường đan, Víphường nón, Ví phường củi, Ví phường cấy, Ví phường gặt, Ví xay lúa, Ví làmbánh, Ví phường vàng, Ví phường đan, Ví trèo non, Ví đò đưa, Giặm ru, Giặm

kể, Giặm khuyên… Ở bất cứ nơi đâu, bên khung cửi, trên đồng ruộng, miềnsông nước hay trên non cao, những người dân nơi đây đều có thể cất lên tiếnghát của cõi lòng mà không cần tới sự trợ giúp của các loại nhạc cụ hay điều kiện

Trang 16

trình diễn nào Vì thế, một cách tự nhiên nhất, hát Ví, Giặm trở thành phươngtiện nghệ thuật phổ biến để người dân giãi bày tâm tư, tình cảm; để trai gái thểhiện tình yêu đôi lứa; cộng đồng thể hiện sự gần gũi, gắn kết; con người thể hiệntình yêu đất nước, quê hương.

Người dân Nghệ Tĩnh sinh ra và lớn lên cùng với những điệu Ví, câuGiặm Từ thuở lọt lòng nằm trong nôi họ đã được nghe những điệu hát ru, lớnlên, những câu ca Ví, Giặm trở thành hành trang theo họ suốt cuộc đời, dù có lyhương đến các miền quê khác, hay thậm chí sống tha hương nơi đất khách quêngười

Dân ca Ví, Giặm có một đặc trưng nổi trội thể hiện tính địa phương cao

độ, đó là cho phép biểu hiện sự tự do tối đa trong việc biểu đạt tư tưởng, tìnhcảm của người hát bằng ngôn ngữ địa phương Có thể nói, chưa có loại dân canào ở Việt Nam lại mang đậm chất phương ngữ, thổ ngữ như dân ca Ví, Giặm

Các bài dân ca Ví, Giặm đều mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần giáohuấn con người trên mọi phương diện đạo đức, luân lý, lối sống: đề cao lònghiếu thảo, kính trọng cha mẹ, ca ngợi tình yêu chung thủy, cuộc sống nghĩa tình,tấm lòng trung thực, cao thượng, nhân ái… Do vậy, nó là một công cụ hữu hiệugóp phần giữ gìn, trao truyền những thuần phong mỹ tục, lối ứng xử tốt đẹp, cácgiá trị văn hóa truyền thống Với những giá trị nhân văn sâu sắc ấy, dân ca Ví,Giặm đã có những đóng góp không nhỏ trong việc hình thành nhân cách conngười Nghệ Tĩnh, trong việc tạo dựng những đặc trưng văn hóa của một vùng

Trang 17

đất nổi tiếng là hiếu học và khoa bảng.

2.1.4 Là loại hình diễn xướng dân gian có nhiều giá trị nghệ thuật độc đáo, phản ánh đậm nét bản sắc văn hóa của địa phương

Dân ca Ví, Giặmcó sức hấp dẫn mạnh mẽ bởi chúng là lối hát vừa mangtính ngẫu hứng, linh hoạt, uyển chuyển, vừa có tính lề lối, quy cách, bài bản, thểhiện rất rõ những đặc tính bản sắc địa phương

- Về thể thức trình diễn:

Theo các nhà nghiên cứu, Ví, Giặm được diễn xướng theo ba hình thức:hát lẻ, hát đối và hát cuộc Hát lẻlà hát một mình trong lúc lao động, sinh hoạt,khi người hát một mình cấy hái, gặt lúa, chèo thuyền, ru con Hát đối là hìnhthức hát đối đáp có nam và nữ, có thể diễn ra ở bất cứ không gian nào Hátcuộccũng là hát giao duyên nam nữ nhưng có trình tự, quy cách, thủ tục chặtchẽ, thường diễn ra ở các phường nghề, là cấp độ hoàn thiện cao của dân ca Ví,Giặm Mỗi cuộc hát lại có ba chặng:Chặng một có hát dạo, hát chào/hát mừng

và hát hỏi Chặng hai là hát đố hoặc hát đối, trong đó hai bên hát đố - giải và hátđối đáp Chặng ba gồm hát mời, hát xe kết và hát tiễn

Quy trình hát Giặm cũng có ba chặng như hát Ví, song các bước khôngchặt chẽ, nghiêm ngặt bằng Chặng một chủ yếu là hát dạo; chặng hai chủ yếu làhát đố hoặc hát đối; chặng ba chủ yếu là hát xe kết Nhìn chung, có thể thấy cácchặng hát của dân ca Ví, Giặm cũng có nhiều điểm tương đồng với quy trình hátcủa một số thể loại dân ca giao duyên khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ

- Về âm điệu, làn điệu, tiết tấu:

Hát Ví là thể hát tự do, ngâm vịnh dựa theo các thể thơ lục bát, song thấtlục bát, lục bát biến thể, đồng thời phụ thuộc vào bối cảnh, tâm tính của ngườihát Qua khảo sát thực tế, nhiều người dân cho rằng tên gọi ví ở đâylà ví von, sosánh hoặc ví làvới, bên nam hát với bên nữ Âm vực của Ví tương đối hẹp,thường không quá một quãng 8, âm nhạc không đặt nặng về tiết tấu Theo nhànghiên cứu Ninh Viết Giao, dù có nhiều tên gọi các loại Ví khác nhau, nhưng về

cơ bản chúng có chung một làn điệu Có khác chăng là khi buồn thì hát giọngtrầm; khi vui hát giọng cao, phấn khởi; khi giận hờn thì hát giọng gấp gáp, bực

Trang 18

tức… Do vậy, cùng một câu thơ lục bát nhưng âm điệu của ví đò đưa lại khácvới âm điệu của ví phường vải.

Giặm là thể hát nói có nhịp điệu, tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh, pháchnhẹ, có nhịp nội, nhịp ngoại, thường có nhịp là 3/4 và 6/8 Lời hát Giặm chủ yếudựa theo thể thơ 5 chữ (thơ ngũ ngôn hoặc vè) Một bài Giặm thường có nhiềukhổ, loại phổ biến là mỗi khổ có 5 câu, câu 5 điệp lại câu 4 được gọi là “giặm”,

do đó Giặmcũng có nghĩa là đan cài,thêm vào, điền vào chỗ còn thiếu Giặm cóhai làn điệu chính là hát ngâm và hát nói, có thể mang tính chất tự sự, khuyênrăn, giãi bày, cũng có thể hài hước, trào lộng, châm biếm Ngoài ra, hát Giặmnam nữ chủ yếu phản ánh tình yêu lứa đôi Do vậy, có thể có nhiều loại Giặmnhư: Giặm kể, Giặm nói, Giặm xẩm,Giặm vè, Giặm cửa quyền, Giặm ru, Giặmmời trầu, Giặm nam nữ… Hai lối hát Ví và Giặm luôn được hát xen kẽ cùngnhau.Mỗi người có thể hát Ví với âm điệu tự do, hoặc hát Giặm có phách mạnh,phách nhẹ, hoặc hát cả hai Mỗi điệu hát là một nỗi niềm, một cách thể hiệnriêng, nhưng tất cả đều toát lên cái hồn vía, cốt cách của con người xứ Nghệ

- Về mặt ca từ:

Dân ca Ví, Giặm thường lấy chất liệu từ các bài thơ lục bát, song thất lụcbát, lục bát biến thể, thơ ngũ ngôn, vè…, nên ca từ rất cô đọng, súc tích, dễthuộc, dễ nhớ, dễ hát.Nói cách khác, dân ca Ví, Giặm chính là những vần thơ côđọng, trữ tình được người dân xứ Nghệ hát lên Nhiều khi ca từ của một bài hát

Ví chính là một cuộc chơi đối đáp rất nho nhã về chữ nghĩa giữa hai bên thamgia cuộc hát

Có thể nói, sinh hoạt dân ca Ví, Giặm là một sân chơi phóng khoáng đểngười dân Nghệ Tĩnh thể hiện khả năng ngẫu hứng, ứng tác của mình, qua đó họ

có thể thỏa sức sáng tạo, đặt lời mới, góp phần làm giàu cho kho tàng dân ca địaphương ngày thêm phong phú, đa dạng

2.2 Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy dân ca ví, dặm

2.2.1 Thành lập các câu lạc bộ hát ví, dặm

Ban đầu là các đội văn nghệ quần chúng ở các địa phương như đội vănnghệ xã, phường, thôn, xóm, dần dần được xây dựng thành mô hình các câu lạc

Trang 19

bộ dân ca Đây cũng là một hình thức để đưa dân ca trở về với cộng đồng, vớinhân dân lao động Từ khi Trung tâm Bảo tồn Phát huy Di sản Dân ca xứ Nghệđược thành lập (năm 2010), đến nay tỉnh Nghệ An đã có hơn 60 Câu lạc bộ Dân

ca đi vào hoạt động với khoảng 1500 thành viên và gần 400 nghệ nhân hát dân

ca Hàng năm, các câu lạc bộ đều có chương trình hoạt động thường xuyên, cụthể, phát triển được cả bề rộng lẫn chiều sâu, tích cực tham gia nhiều hoạt động,nhiều phong trào văn hóa văn nghệ của tỉnh, tham gia Liên hoan Dân ca từ cấpphường, xã đến cấp tỉnh, cấp liên tỉnh và đạt nhiều giải thưởng của ngành Vănhóa, Thể thao và Du lịch Hát dân ca hiện nay trong Đội văn nghệ quần chúng vàCâu lạc bộ, ngoài những bài bản của ông cha để lại, thêm vào đó là các làn điệucải biên, ca khúc phát triển từ chất liệu dân ca xứ Nghệ của các nhạc sĩ, nghệ sĩ,không còn những bài bản mới sáng tác theo phương pháp ngẫu hứng như ôngcha đã làm, vì môi trường và hoàn cảnh xã hội đã thay đổi

Như CLB dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh “Làng Gia Hội” tổ dân phố 13 thịtrấn Cẩm Xuyên [Phụ lục; Ảnh 1] được thành lập với 26 thành viên tham gia.Các thành viên tham gia CLB là những người đam mê ca hát các làn điệu dân ca

ví dặm Nghệ Tĩnh mượt mà, sâu lắng Tại buổi lễ ra mắt các thành viên trongCLB đã thể hiện các ca từ mộc mạc, gần gủi gắn với nét đẹp văn hóa vùng miền

và đời sống tình cảm của người dân lao động Những làn điệu dân ca ví dặmđược thể hiện qua các tiết mục như: Tự hào khúc hát tổ 13; Tổ khúc dân camừng Đảng quang vinh, mừng quê hương đổi mới; Mời trầu thắm nghĩa quê tôi;Nhất tâm đợi bạn lời cổ; Cảm xúc từ câu hò điệu ví; Hát đối dân ca Nghệ Tĩnhtrai Vịnh Lại, gái Đan Du; Mẫu tử tình thâm…

Thị trấn Thiên Cầm đã ra mắt 2 CLB dân ca Thị trấn Thiên Cầm với 21thành viên và CLB dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh trường tiểu học có 27 giáo viên vàhọc sinh tham gia Các thành viên tham gia CLB là những người đam mê ca hátyêu thích các làn điệu dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh và là những người giàu lòngnhiệt huyết đam mê với phong trào hát dân ca Tại buổi lễ ra mắt với những ca

từ mộc mạc, những âm điệu thiết tha, nghĩa tình đã được các thành viên trongcác câu lạc bộ dàn dựng và thể hiện các làn điệu thật mượt mà, sâu lắng

Trang 20

Đến nay, huyện Cẩm Xuyên đã ra mắt được 5 câu lạc bộ dân ca ví dặmgồm CLB dân ca ví dặm xã Cẩm Mỹ, Cẩm Nhượng, Thị trấn Thiên Cầm vàTrường tiểu học Thị trấn Thiên Cầm; Trường mầm non Cẩm Thạch.

2.2.2 Tổ chức các cuộc thi, cuộc liên hoan về hát ví, dặm

Liên hoan được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy giá trị vốn có và giá trịtiêu biểu của các thể hát và trò diễn xướng [Phụ lục; Ảnh 2]; tạo cơ hội để cácCLB gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; tiếp tục đẩy mạnh phong trào hátdân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh trong các ngành, tổ chức đoàn thể, địa phương

Để tiến tới liên hoan, nhiều tháng qua, các địa phương đã đồng loạt tổchức liên hoan dân ca ví, giặm cấp cơ sở Từ liên hoan của các huyện, thị xã,thành phố, liên hoan toàn tỉnh đã lựa chọn được 26 CLB xuất sắc với 450 nghệnhân, diễn viên tham gia

Nhằm tạo ra không gian diễn xướng dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh ở nhiềunơi, kể cả dân ca nguyên gốc và dân ca phát triển gắn với lao động sản xuất vàxây dựng nông thôn mới, nuôi dưỡng các thế hệ nghệ nhân dân gian nòng cốttrong các CLB dân ca Nghệ Tĩnh, tại liên hoan năm nay, các tiết mục tham giaphải đảm bảo 60% yếu tố nguyên gốc ở các không gian và trình thức diễnxướng, kể cả trang phục, đạo cụ, bao gồm các thể loại hát chính…

Theo kế hoạch, Liên hoan các CLB dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2016

sẽ diễn ra đến ngày 21-8 Ban Tổ chức sẽ lựa chọn 9 CLB tiêu biểu, đại diện chotỉnh Hà Tĩnh tham gia Liên hoan dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh cấp liên tỉnh tổ chứctại Nghệ An vào tháng 10-2016

2.2.3 Bảo tồn và phát huy bằng con đường sân khấu hóa

Quá trình thể nghiệm sân khấu hóa dân ca Nghệ Tĩnh, trải qua thăng trầm,biến đổi của lịch sử, dân ca đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng,tình cảm cho nhân dân và làm phong phú kho tàng văn hóa truyền thống của dântộc Việc kế thừa và phát huy vốn cổ quý báu đó được đặt ra như một tất yếu lịch

sử và là bổn phận thiêng liêng của thế hệ hôm nay đối với di sản văn hóa Chính

vì vậy, hàng chục năm qua, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh không những được bảotồn bằng hình thức hát dân ca truyền thống mà còn phát triển mạnh mẽ theo

Trang 21

hướng sân khấu hóa Nhìn lại quá trình thể nghiệm sân khấu hóa dân ca NghệTĩnh [Phụ lục; Ảnh 3], chúng ta có thể thấy được những nét khái quát của kếtquả đạt được, quá trình đó có thể chia làm ba giai đoạn:

Dân ca Ví giặm là đặc sản của vùng đất xứ Nghệ

– Giai đoạn 1: Từ 1972- 1985: Giai đoạn này chủ yếu tập trung làm côngtác sưu tầm, nghiên cứu và thể nghiệm một số vở để rút kinh nghiệm, trong đó

có vở “Cô gái sông Lam” của tác giả Nguyễn Trung Phong, được chuyển thể từchèo sang Đỉnh cao của giai đoạn này là vở “Mai Thúc Loan” của tác giả PhanLương Hảo, được tặng Huy chương Vàng cho vở diễn, nhạc sĩ và hai diễn viênchính tại Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1985 Vở “Mai ThúcLoan” được thể nghiệm thành công toàn diện từ khấu kịch bản, đạo diễn, âmnhạc thiết kế mỹ thuật, phục trang…Sự thành công này là tổng hợp cả quá trìnhthể nghiệm trong giai đoạn 1 Đồng thời đề xuất được một số hướng phát triểnmới như: Tìm phong cách riêng cho sân khấu dân ca, hát nói, hát có tính kịchsâu sắc trong sân khấu dân ca… Giai đoạn 1 đã tổ chức được hai cuộc hội thảokhoa học quan trọng vào các năm 1976, 1984 Hội thảo khoa học đã khẳng địnhđược phương hướng phát triển cho bộ môn kịch hát dân ca, tạo điều kiện đểđoàn dân ca tiếp tục nghiên cứu, thể nghiệm trong giai đoạn tiếp theo

– Giai đoạn 2: Từ 1986 – 1991: Sau thắng lợi của vở “Mai Thúc Loan”,kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh đã được giới sân khấu cả nước công nhận, trở thànhmột bộ môn kịch hát mới “Kịch hát dân ca” Nhiều vở diễn có quy mô hoànhtráng lại được tiếp tục giàn dựng, thể nghiệm và công bố kết quả phục vụ nhândân trong tỉnh, một số tỉnh, thành phố khác và đưa lên hệ thống thông tin đại đểchúng phục vụ nhân dân trong cả nước Giai đoạn này, ngoài việc tiếp tục thểnghiệm đề tài dân gian, lịch sử, dã sử như “Bão táp cửa Kỳ Hoa” của tác giảPhạm Ngọc Côn, “Ông vua hóa hổ” của tác giả Lưu Quang Vũ, đoàn còn mạnhdạn thể nghiệm đề tài hiện đại như: “Hai ngàn ngày oan trái”, “Quyền được sốnghạnh phúc” của tác giả Lưu Quang Vũ…Giai đoạn này tổ chức được một cuộchội thảo khoa học vào năm 1987, hội thảo khoa học đã đánh giá được kết quảthể nghiệm của giai đoạn 1, đồng thời mở ra một số hướng quan trọng để tiếp

Trang 22

tục thể nghiệm trong giai đoạn tiếp nối.

– Giai đoạn 3: Từ 1992 đến nay (Giai đoạn này tính từ sau khi chia táchtỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh): Giai đoạn này đã mạnh dạnthể nghiệm nhiều vở đề tài hiện đại và một số vở đề tài dân gian Trong đó cómột số vở diễn thể nghiệm thành công như “Chuyện tình ông vua trẻ” của tácgiả Phùng Dũng, được tặng Huy chương Bạc tại Hội diễn Sân khấu chuyênnghiệp toàn quốc năm 1995 Vở sử thi nghệ thuật “Danh nhân lớn lên từ điệu hò,câu ví” của tác giả Vũ Hải, được tặng giải Xuất sắc tại Liên hoan Sân khấu Dân

ca chuyên nghiệp toàn quốc năm 1999 Vở diễn này được thể nghiệm theophong cách mới, từ khâu kịch bản, giàn dựng đến âm nhạc Vở “Vết chân tròntrong bão tố” của tác giả Vũ Hải được tặng Huy chương Vàng tại Hội diễn Sânkhấu chuyên nghiệp miền duyên hải năm 1996, đề tài hiện đại, thể nghiệm theophong cách mới Giai đoạn này, Đoàn Dân ca Nghệ An cũng được nâng lênthành Nhà hát Dân ca, rồi Trung tâm Bảo tồn và Phát huy Dân ca xứ Nghệ Từkhi được nâng lên thành Trung tâm Bảo tồn và Phát huy Dân ca xứ Nghệ đếnnay, ngoài nhiệm vụ tiếp tục thể nghiệm sân khấu hóa dân ca Nghệ Tĩnh ở bướccao hơn, còn có trách nhiệm phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhân dân(được khoán chỉ tiêu hàng năm như các đoàn nghệ thuật khác) Ngoài ra, Trungtâm còn có nhiệm vụ quan trọng là tham mưu cho tỉnh và sở về việc bảo tồn vàphát huy dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh Nhất là quá trình lập hồ sơ khoa học trìnhUNESCO công nhận Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là Di sản phi vật thể đại diệncủa nhân loại, Trung tâm đã tham mưu cho tỉnh và sở tổ chức nhiều cuộc hộithảo khoa học quan trọng tại Nghệ An về Ví, Giặm Nghệ Tĩnh Trung tâm đãcùng với các đơn vị chuyên môn của bộ và hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, tổchức cho đoàn đại diện UNESCO về kiểm tra Ví, Giặm, tổng kiêm kê phổ thông

và kiểm kê khoa học về Ví, Giặm nguyên gốc, đây là căn cứ quan trọng để đưavào hồ sơ khoa học, giúp các nhà khoa học nghiên cứu, đánh giá thật đầy đủ cácgiá trị nổi bật, riêng có của dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh để đưa vào hồ sơ khoahọc trình UNESCO Đặc biệt, đã phối hợp với chính quyền các địa phương tronghai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, xây dựng và phát triển hệ thống câu lạc bộ hát dân

Ngày đăng: 01/05/2020, 09:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Nhã Bản (2001), Bản sắc văn hóa của người Nghệ Tĩnh, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc văn hóa của người Nghệ Tĩnh
Tác giả: Nguyễn Nhã Bản
Nhà XB: NxbNghệ An
Năm: 2001
2. Phan Mậu Cảnh (2006), Suy nghĩ về mấy lời hát ví, Ngôn ngữ và đời sống Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về mấy lời hát ví
Tác giả: Phan Mậu Cảnh
Năm: 2006
3. Ninh Viết Giao(1999), Kho tàng vè xứ Nghệ, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng vè xứ Nghệ
Tác giả: Ninh Viết Giao
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 1999
4. Thanh Lưu, Lê Hàm, Vi Phong (1994), Âm nhạc dân gian xứ Nghệ, Nxb Âm nhạc Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Âm nhạc dân gian xứ Nghệ
Tác giả: Thanh Lưu, Lê Hàm, Vi Phong
Nhà XB: Nxb Âm nhạc
Năm: 1994
5. Trang thông tin điện tử Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản Dân ca Xứ Nghệ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w