luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài
Chuyên đề tốt nghiệp PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu hướng quốc tế và toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới cùng với sự phát triển của nhân công lao động quốc tế thì việc tham gia vào thương mại quốc tế sẽ mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi chúng ta phải có những chính sách mở cửa. Nền kinh tế Việt Nam đã khởi sắc trên nhiều lĩnh vực, nhu cầu mua sắm của người dân càng cao. Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) thì môi trường kinh doanh giữa các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng gây gắt. Để kinh doanh đạt hiệu quả cao, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải biết tiến hành phân tích tình hình tài chính của mình, đồng thời dự đoán được các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra chiến lược cho phù hợp. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về vốn, lao động vật tư . doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện hoạt dộng bên ngoài như khách hàng, đối thủ cạnh tranh . Trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa rủi ro đó. Hơn thế nữa, phân tích tình hình tài chính cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng khả năng, sức mạnh, cũng như những hạn chế của mình chính trên cơ sở này, các doanh nghiệp sẽ xác định mục tiêu cùng với những chiến lược kinh doanh có hiệu quả. HTX TM&DV Thuận Thành Huế là một tổ chức của những người có nhu cầu và lợi ích chung, tự nguyện góp vốn và sức để lập ra theo luật HTX và theo điều lệ mẫu của Nhà Nước để kinh doanh TM&DV. Khi lựa chọn bất kỳ nguồn hàng nào để mua thì HTX phải dựa vào nhu cầu khách hàng, đồng thời phải tính lãi, lỗ, giảm chi phí kinh doanh. Chỉ có thể doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng và phát triển kinh doanh, có thể đứng vững trên thị trường. Như vậy, trong hoạt động kinh doanh thì việc phân tích tình hình tài chính có tầm quan trọng to lớn. Từ nhận thức về tình hình thực tế kinh doanh của HTX TM&DV Thuận Thành, kết hợp với thời gian tìm hiểu tại HTX TM&DV Thuận Thành em đã chọn đề tài "Phân tích tình hình tài chính tại HTX TM&DV Thuận Thành" làm đề tài thực tập cho mình, với mong muốn củng cố cho mình kiến thức về kinh tế nói chung và quản trị kinh doanh nói riêng. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Nam_K40_QTKD 1 Chuyên đề tốt nghiệp 2. Mục đích nghiên cứu - Vận dụng cơ sở lý luận và các hiểu biết vững chắc cho vấn đề tài chính của HTX TM&DV Thuận Thành Huế. - Biết được tình hình tài chính cũng như khả năng quản lý tài chính tại HTX TM&DV Thuận Thành Huế. - Dựa vào số liệu nghiên cứu để rút ra các ưu, khuyết điểm trong công tác quản lý tài chính của HTX TM&DV Huế, đồng thời đưa ra những nhận xét ,y kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vào hoạt động tài chính của HTX TM&DV Thuận Thành Huế trong thời gian sắp tới. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp so sánh: là việc nghiên cứu mức độ biến động của các chỉ tiêu về số lượng và tỷ trọng qua các kỳ phân tích. Các chỉ tiêu, đại lượng đưa ra phải đáp ứng được những điều kiện so sánh để từ đó xác định được vị trí cũng như tốc độ tăng trong kỳ của đơn vị. Phương pháp phỏng vấn: đây là phương pháp rất hữu hiệu trong quá trình thực tập mà em đã sử dụng để tìm hiểu những thông tin cần thiết. Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin bằng văn bản hay lời nói thông qua việc thẩm vấn những người hiểu biết về những vấn đề mình quan tâm để qua đó có thể giải đáp được. Phương pháp thống kê: là phương pháp tổng hợp lại những thông tin, dữ liệu thu thập nhằm phục vụ cho công việc nghiên cứu. Sau khi có số liệu, sử dụng phương pháp này để lập các bảng phân tích. Ngoài ra, em còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp khác như phương pháp liên hệ, phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu, chi tiết theo thời gian và chi tiết theo không gian . Tất cả các phương pháp trên đều được sử dụng kết hợp với nhau trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài để có thể tái hiện lại công tác tiêu thụ sữa tại HTX TM&DV Thuận Thành một cách đầy đủ trong suốt quá trình thực tập của mình. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Phần tích tình hình tài chính tại HTX TM&DV Thuận Thành. Phạm vi thời gian: số liệu các năm 2008, 2009, 2010. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Nam_K40_QTKD 2 Chuyên đề tốt nghiệp 5. Đối tượng nghiên cứu. Tình hình tài chính của HTX TM&DV Thuận Thành Huế, các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính và sự biến động của HTX TM&DV Thuận Thành Huế. Thông qua hệ thống Báo cáo tài chính; gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kế kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cùng các thông tin có liên quan đến tái chính của doanh nghiệp. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Nam_K40_QTKD 3 Chuyên đề tốt nghiệp PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái quát về tài chính doanh nghiệp và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 1.1.1.1 Một số khái niệm về tài chính doanh nghiệp và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Khái niệm tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các quan hệ phân phối sản phẩm quân dân, dưới hình thức giá trị của cải vật chất thông qua việc tái lập và sử dụng tiền tệ của doanh nghiệp để sử dụng sản xuất kinh doanh, tăng cường kinh tế, và các yếu khác của xã hội và những quan hệ trong phân phối gắn liên với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính của doanh nghiệp, được phản ánh trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra. Trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu. 1.1.1.2. Bản chất của tài chính doanh nghiệp Báo cáo tài chính là một hệ thống thông tin được xử lý bởi hệ thống báo cáo tài chính, biểu hiện kết quả của công tác kế toán ở các đơn vị kế toán. Là nguồn thông tin cần thiết, quan trọng, nhằm cung cấp những thông tin tài chính có ích cho các đối tượng khác nhau như bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Mục đích sử dụng để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn cho hoạt động đầu tư. Bản chất của tài chính được thể hiện qua các mối quan hệ tài chính của doanh nghiệp như sau: - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà Nước. - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường. - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các tổ chức tài chính trung gian. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Nam_K40_QTKD 4 Chuyên đề tốt nghiệp - Quan hệ tài chính nội bộ trong doanh nghiệp 1.1.1.3. Mục tiêu, ý nghĩa của Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp * Mục tiêu: Mục đích cơ bản của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm cung cấp những thông tin cần thiết, giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về sức mạnh của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm của nhiều đối tượng sử dụng thông tin khác nhau, như : Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhà đầu tư, các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện tại và tương lai, các khách hàng, các nhà quản lý cấp trên, các nhà bảo hiểm, người lao động . Mỗi một đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp có những nhu cầu về các loại thông tin khác nhau. Bởi vậy, mỗi một đối tượng sử dụng thông tin có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng khác nhau của “bức tranh tài chính” của doanh nghiệp. Có hai mục tiêu trung gian chính trong phân tích bảo cáo tài chính: - Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để “hiểu được các con số”, hoặc để “nắm chắc các con số”, tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Như vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắc lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu. - Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tơng lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai. Trong nhiều trường hợp người ta nhận thấy rằng, phần lớn công việc phân tích báo cáo tài chính bao gồm việc xem xét cẩn thận, tỷ mỉ các báo cáo tài chính, Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Nam_K40_QTKD 5 Chuyên đề tốt nghiệp thậm chí cả việc đọc kỹ lưỡng hơn đối với các chú thích và việc sắp xếp lại hoặc trình bày lại các số liệu sẵn có để đáp ứng nhu cầu của người phân tích. Khi đó, người ta có thể đưa ra những nhận định về khả năng có thể chấp nhận hay không thể chấp nhận các báo cáo tài chính đã chuẩn bị theo các mệnh giá, và sẽ can thiệp đúng lúc vào tình hình tài chính của doanh nghiệp? Nhìn chung, đòi hỏi phải có sự phân tích nào đó với tư cách là bước đầu tiên đối với báo cáo tài chính đã được chuẩn bị nhằm chọn lọc các thông tin từ các số liệu trình bày trong báo cáo. Thứ hai, hầu hết các quyết định được thực hiện trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính là khá quan trọng, cho nên việc chấp nhận các số liệu tài chính đã trình bày lúc đầu thường là một cách làm không tốt. Về mặt tài chính, hầu hết các quyết định đều đòi hỏi phải sử dụng một kết cấu có khoa học. Trong đó, các đánh giá các kết luận có thể được phát triển một cách có hệ thống và có ý kiến đánh giá hợp lý. - Qua phân tích tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối sản phẩm và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của đơn vị mình. Trên cơ sở đó, đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp củng cố tốt hơn hoạt động tài chính của mình. - Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý của các cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét cho việc vay vốn. Qua phân tích tình hình tài chính chúng ta mới thấy rõ các nguyên nhân nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất. Do đó, phân tích tình hình tài chính không những là công cụ quan trọng để phát hiện khả năng tiềm tàn trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản ký trong kinh doanh. - Phân tích tình hình tài chính cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng sức mạnh cũng như những các hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Nam_K40_QTKD 6 Chuyên đề tốt nghiệp - Phân tích tình hình tài chính là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơ sở để đề ra các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý nhất là trong các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. - Phân tích tình hình tài chính là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra. - Phân tích tình hình tài chính không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn rất cần thiết đối với bên ngoài, khi họ có mối quan hệ kinh doanh, về lợi ích với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay . đối với doanh nghiệp nữa hay không. 1.1.2. Nội dung phân tích 1.1.2.1. Nguồn số liệu Bảng cân đối số liệu Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính, phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo hệ thống chỉ tiêu, được quy định thống nhất dưới góc độ kết cấu và nguồn hình thành, được biểu hiện bằng giá trị tại một thời điểm nhất định. Ý nghĩa: Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp thể hiện qua cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán có thể xem đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Kết cấu bảng cân đối kế toán: được chia làm hai phần là Phần tài sản và phần nguồn vốn TÀI SẢN NGUỒN VỐN A. Tài sản ngắn hạn A. Nợ phải trả B. Nợ phải trả B. Vốn chủ sở hữu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Khái niệm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi, lỗ, các hoạt động khác của doanh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Nam_K40_QTKD 7 Chuyên đề tốt nghiệp nghiệp trong một thời kỳ kể toán, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, tình hình thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn trả và được miễn giảm. Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động hoạt động kinh doanh: + Phần một: Lãi, lỗ phản ánh tình hình kinh của doanh nghiệp gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. + Phần hai: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, về thuế, phí, lệ phí và các phải nộp khác. + Phần ba: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng được hoàn lại, thuế giá trị gia tăng được giảm, thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa, phản ánh số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, còn được khấu trừ vào cuối kỳ thuế giá trị gia tăng đã giảm và còn được giảm cuối kỳ, thuế giá trị gia tăng hàng nội địa đã nộp vào Ngân sách Nhà nước và còn phải nộp cuối kỳ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Khái niệm: Lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp. Phản ánh việc hình thành số lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Ý nghĩa: Dựa vào báo cáo lưu chyển tiền tệ người sử dụng có thể đánh giá khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp và dự đoán được nguồn tiền tiếp theo. - Kết cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ: + Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh + Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư + Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Nam_K40_QTKD 8 Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.2.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán Phân tích tình hình tài sản Tình hình tài sản được phân tích theo hai hướng: phân tích xu hướng và phân tích cơ cấu Phân tích xu hướng Là việc so sánh chênh lệch tài sản cuối năm so với đầu năm, qua đó sẽ làm nổi rõ sự biến động về quy mô cũng như tốc độ biến động của các khoản mục theo thời gian. Từ đó đưa ra những đánh giá về sự sự tăng trưởng đó là tốt hay chưa tốt. Đối với tài sản ngắn hạn thì khi phân tích cần chú trọng đến: vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, đây là các khoản mục cần quan tâm. Phân tích cơ cấu : Xem xét cơ cấu tài sản có hợp lý hay không? Cơ cấu tài sản đó có tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh? Thông qua việc xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản đồng thời so sánh tỷ trọng từng loại giữa các năm để thấy được sự biến động của cơ cấu vốn. Điều này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi để ý đến tính chất và ngành nghề kinh doanh của DN, xem xét tác động của từng loại TS đến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ. Có như vậy mới đưa ra được quyết định hợp lý về việc phân bổ cho từng giai đoạn, từng loại tài sản của DN. Phân tích nguồn vốn Phân tích xu hướng: Phân tích để thấy được sự biến động của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Kết luận sự tăng lên hay giảm xuống của nợ ngắn hạn còn tùy thuộc vào nhu cầu sản xuất và hiệu quả kinh doanh. Đối với vốn chủ sở hữu thì sự tăng lên đồng nghĩa với tính độc lập về mặt tài chính của DN ngày càng cao. Phân tích cơ cấu: Xác định và so sánh giữa các năm về tỷ trọng trong từng lại nguồn vốn trong tổng số để xác định chênh lệch. Trong sự thay đổi kết cấu nguồn vốn nếu như tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cao thì DN có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính về mức độc lập của DN đối với chủ nợ là cao. Ngược lại nếu nợ phải Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Nam_K40_QTKD 9 Chuyên đề tốt nghiệp trả chiếm chủ yếu trong nguồn vốn của DN thì khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của DN thấp. 1.1.3. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả kinh doanh Thông qua các chỉ tiêu trên BCKQKD có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự đoán chi phí sản xuất, giá vốn doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của các hoạt động và kết quả kinh doanh sau một kỳ kinh doanh. Đồng thời, kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của DN đối với nhà nước, đánh giá xu hướng phát triển của DN qua các kỳ khác nhau. Để đánh giá ta xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên BCKQKD giữa kỳ này so với kỳ trước thông qua việc so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu. 1.1.4. Phương pháp và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.4.1. Phương pháp phân tích tài chính Phương pháp so sánh So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức biến động của chỉ tiêu phân tích. Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, trước hết phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian và không gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc là kỳ kế hoạch, hoặc là kỳ kinh doanh trước. Giá trị so sánh có thể là số tuyệt đối số tương đối hoặc là số bình quân. Để đảm bảo tính chất so sánh được của chỉ tiêu qua thời gian, cần đảm bảo thỏa mãn các điều kiện so sánh sau đây: - Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu - Phải đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu - Phải đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu ( kể cả hiện vật, giá trị lẫn thời gian) : Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Nam_K40_QTKD 10 . CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TÀI HTX TM&DV THUẬN THÀNH HUẾ 2.1. Giới thiệu khái quát về tình hình tài chính tại HTX TM&DV Thuận Thành Huế. đối kế toán Phân tích tình hình tài sản Tình hình tài sản được phân tích theo hai hướng: phân tích xu hướng và phân tích cơ cấu Phân tích xu hướng