1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ

81 837 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Huyện Hương Thuỷ là một trong những trung tâm kinh tế của tỉnh Thừa ThiênHuế với tốc độ phát triển không ngừng được nâng cao Nhiều ngành nghề đã đượcđầu tư xây dựng, đổi mới và đạt được những kết quả cao Trong đó, phải kể đến là

sự đóng góp rất lớn của ngành nuôi trồng thủy sản vào tổng thu nhập của toànhuyện trong những năm qua Điều kiện tự nhiên đã tạo nhiều thuận lợi và cơ hộiphát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản, nâng cao đời sống cho nhiều hộ nông dânđang sinh sống trên địa bàn huyện

Nghề nuôi trồng thủy sản có vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng thu nhậpcho hộ dân đồng thời có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái trên địa bànhuyện Tuy nhiên, cách đây 5 năm sự bùng nổ của việc nuôi trồng thuỷ sản nói chung

và cá nước ngọt nói riêng không tuân theo những kĩ thuật nhất định đã ảnh hưởngnghiêm trọng đến môi trường Hơn nữa, tình hình nuôi trồng và tiêu thụ cá nước ngọt

ở huyện nhìn chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn và bất cập Chẳng hạn như : thiếuvốn đầu tư, việc chăm sóc cá không được quan tâm đúng mức, người dân phần lớnphụ thuộc vào đối tượng thu mua cá… Chính vì thế, đã rất nhiều hộ nông dân đã từ

bỏ ước mơ làm giàu từ cá, những hồ cá trước kia lại trở thành đất hoang

Một vấn đề nữa là trong huyện có nhiều hộ khác nhau tham gia nuôi cá, cụ thể

có 3 loại hộ: giàu, khá, TB Tuy nhiên, chi phí, doanh thu và giá trị gia tăng giữanhững hộ nuôi này có sự chênh lệch khá lớn

Để phân tích, tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân của những sự khác biệt đó, và cónhững giải pháp cụ thể hơn giúp cho việc nuôi trồng cá và tiêu thụ cá thuận lợi hơn, tôi đã

chọn đề tài: “Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện Hương Thuỷ”

Trang 2

2 Mục tiêu nghiên cứu

1 Mô tả chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện Hương Thuỷ

2 Phân tích, đánh giá những đối tác tham gia chuỗi giá trị cá nước ngọt HươngThuỷ

3 Phân tích doanh thu, chi phí và giá trị gia tăng được tạo ra trong cáctrung gian của chuỗi

4 Phân tích các cơ chế hoạt động của chuỗi

5 Đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện chuỗi giá trị , nhằm nângcao hiệu quả nuôi trồng và tiêu thụ cá nước ngọt

3 Câu hỏi nghiên cứu

1 Đối tác tham gia chuỗi giá trị gồm những ai?

2 Sự khác biệt về giá trị gia tăng của các đối tác trong chuỗi như thế nào?

3 Các trở ngại đối với các đối tác tham gia trong chuỗi là gì?

4 Các giải pháp gì để cải thiện chuỗi giá trị nhằm tăng cường hiệu quả hoạtđộng nuôi cá nước ngọt?

4 Phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp so sánh: Là việc sử dụng các kỹ thuật so sánh để đối chiếucác chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tínhchất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó

2 Phương pháp định tính: Phương pháp đánh giá có sự tham gia

3 Phương pháp tiếp cận chuỗi thị trường: Là phương pháp dùng để miêu tảmối liên kết giữa các tác nhân và những giao dịch tham gia vào chuỗi cá nước ngọt từnông dân đến người tiêu dùng

5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

1 Nội dung nghiên cứu: Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt huyện HươngThuỷ

Trang 3

2 Phạm vi không gian : các địa bàn nuôi cá nước ngọt Hương Thuỷ, cácchợ đầu mối trên địa bàn huyện Hương Thuỷ, thành phố Huế, huyện Phú Vang.

3 Phạm vi thời gian: từ 18/01/2010 đến 08/05/2010

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị

“Chuỗi giá trị nói đến cả loạt những hoạt động cần thiết để chế biến một sảnphẩm từ lúc còn khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phânphối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng ” (Kaplinsky 1999,trang 121; Kaplinsky và Morris 2001, trang 4)

Phân tích chuỗi giá trị đối với người nghèo nhằm mục đích tìm ra và cải thiệnnhững kết quả ảnh hưởng đến người nghèo Từ đó, nhằm mục đích thúc đẩy tăngtrưởng giảm nghèo; thay đổi cấu trúc và các đặc tính của thị trường nhằm tăng sự thamgia của người nghèo vào những lĩnh vực mang lại lợi ích cho họ

1.1.2 Tại sao phải phân tích chuỗi giá trị?

Trong vài năm gần đây, việc phân tích chuỗi giá trị của một sản phẩm, một ngành hàng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Có nhiều lý do để xem xét chuỗi giá trị nhưng có thể tóm lược một vài lý do sau:

 Phân tích chuỗi giá trị được xem như là công cụ đắc lực giúp cho nhữngnhà quản trị, người giữ vai trò quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp xác định đâu lànhững hoạt động chính của một công ty, một ngành hàng, và xác định xem mỗihoạt động đã góp phần vào chiến lược cạnh tranh cũng như sự phát triển của công

ty, của ngành hàng như thế nào

 Phương pháp phân tích chuỗi giá trị là một công cụ mô tả nhằm giúp chonhà quản trị kiểm soát được sự tương tác giữa những người tham gia khác nhautrong chuỗi Là một công cụ có tính mô tả nên nó có lợi thế ở chỗ buộc người phântích phải xem xét cả các khía cạnh vi mô và vĩ mô trong các hoạt động sản xuất và

Trang 4

trao đổi, nhằm chỉ ra được năng lực cạnh tranh của một công ty, một ngành hàng…

có thể bị ảnh hưởng do tính không hiệu quả ở một khâu nào đó trong chuỗi giá trị

 Giúp cho nhà quản trị đo lường được hiệu quả chung của sản phẩm, củangành hàng và xác định được mức đóng góp cụ thể của từng nhân tố nằm trong chuỗi

để có cơ sở đưa ra những quyết định phù hợp

● Phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định sự phân phối lợiích của những người tham gia trong chuỗi, từ đó khuyến khích sự hợp tác giữa các yếu

tố trong chuỗi để việc phân phối lợi ích vươn tới sự công bằng, tạo ra nhiều hơn giá trịtăng thêm và nâng cao lợi thế cạnh tranh

● Giúp cho các nhà tạo lập chính sách có nguồn thông tin cần thiết để có nhữnggiải pháp phù hợp và không ngừng hoàn thiện chính sách vĩ mô

1.1.3 Công cụ phân tích chuỗi giá trị

Phân tích chuỗi giá trị (theo cách tiếp cận của GTZ) gồm bốn bước chính:

Bước 1: Lập sơ đồ chuỗi giá trị

Mục tiêu cơ bản của việc lập sơ đồ chuỗi giá trị:

● Giúp hình dung được các mạng lưới để hiểu hơn về sự kết nối giữa các tácnhân và các qui trình vận hành trong một chuỗi giá trị

● Thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân và qui trình kết nối trongchuỗi giá trị

● Cung cấp cho các bên có liên quan những hiểu biết ngoài phạm vi tham gia củariêng họ trong chuỗi giá trị

Về mặt hình thức, lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là xây dựng một sơ đồ có thểquan sát bằng mắt thường về hệ thống chuỗi giá trị Sơ đồ này có nhiệm vụ định dạngcác hoạt động kinh doanh (hoặc chức năng), thứ tự các nhà vận hành chuỗi, những mốiliên kết của họ và các nhà hỗ trợ (nếu có) nằm trong chuỗi giá trị

Bước đầu tiên trong việc lập sơ đồ chuỗi là xác định thị trường mà sản phẩm sẽ phục

vụ, nó là nơi đến cuối cùng của sản phẩm và là điểm kết thúc của sơ đồ chuỗi giá trị Trọng tâm của sơ đồ chuỗi giá trị là mô tả qui trình sản xuất, chế biến và phânphối sản phẩm, hoặc mô tả các hoạt động kinh doanh (chức năng)

Trang 5

Mặt khác, sơ đồ cũng có thể mô tả chức năng của các nhóm doanh nghiệp, cácnhà vận hành chuỗi Trong đó, các nhà vận hành chuỗi được đặt chính xác dưới cácchức năng để chỉ rõ mối quan hệ tương thích giữa các giai đoạn của chuỗi và các nhómnhà vận hành chuỗi khác nhau Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng đúng với thực

tế, bởi đôi khi các nhà vận hành giống nhau nhưng lại chịu trách nhiệm trong cả hai,thậm chí trong nhiều hơn hai giai đoạn

Quá trình xây dựng một sơ đồ chuỗi giá trị tổng thể:

a) Đầu tiên là việc xác định sản phẩm cuối cùng nhằm chỉ ra đâu là sản phẩm haydòng sản phẩm mà chuỗi giá trị đang hướng tới

b) Xác định thị trường cuối cùng/nhóm khách hàng cuối cùng

c) Lập danh sách các hoạt động (chức năng) đang được thực hiện để đưa sảnphẩm cuối cùng ra thị trường Danh sách các hoạt động/chức năng cần tập hợp để xâydựng nên một chuỗi bao gồm từ 4 đến không nhiều hơn 7 hoặc 8 đường liên kết chuỗi(từ giai đoạn cung cấp các yếu tố đầu vào đến hoạt động bán hàng cuối cùng)

d) Sau khi xác lập chuỗi chức năng, chuỗi/kênh chính sẽ được xây dựng bằngcách chỉ rõ các nhà vận hành tham gia thực hiện những chức năng này Nó tạo nên mộttiến trình thực hiện được trình bày theo dạng tuyến tính từ giai đoạn này sang giaiđoạn khác (không có mũi tên rẽ trái hay rẽ phải) Các kênh thứ cấp (nếu có) sẽ đượcthiết kế sau đó và cũng phải được dựa trên kênh chính này

e) Cần lưu ý rằng sơ đồ chuỗi giá trị chỉ bao gồm các nhà vận hành sẽ trởthành chủ sở hữu của sản phầm Nếu họ chuyển giao hoặc ký hợp đồng thầu phụ đểcác công ty khác đảm nhiệm những chức năng này thì họ lại trở thành “các nhàcung cấp dịch vụ vận hành” Trong trường hợp này, họ có thể xuất hiện hoặc khôngxuất hiện trên sơ đồ

f) Nếu các nhà vận hành đảm nhiệm nhiều hơn một chức năng thì chuỗi giá trị sẽ

mô tả cả hai hoặc nhiều hơn hai giai đoạn chức năng mà họ đảm nhiệm

g) Trong trường hợp các sản phẩm xuất khẩu, đường biên giới được phân định rõràng giữa các nhà vận hành nội địa và các nhà vận hành ở nước ngoài (GTZ)

Những câu hỏi thường được áp dụng trong việc lựa chọn những vấn để đưa

Trang 6

- Có những qui trình khác nhau (căn bản) nào trong chuỗi giá trị?

- Ai tham gia vào những qui trình này và họ thực tế làm những gì?

- Có những dòng sản phẩm, thông tin tri thức nào trong chuỗi giá trị?

- Khối lượng của sản phẩm, số lượng người tham gia, số công việc tạo ra như thế nào?

- Sản phẩm (dịch vụ) có xuất xứ từ đâu và quá trình dịch chuyển trong chuỗi nhưthế nào?

- Giá trị có sự thay đổi như thế nào trong toàn chuỗi?

- Có những hình thức quan hệ và liên kết nào tồn tại?

- Những loại dịch vụ (kinh doanh) nào cung cấp cho chuỗi giá trị?

Bước 2: Lượng hóa và mô tả chi tiết chuỗi giá trị

Lượng hóa và mô tả chi tiết chuỗi giá trị là xác định các con số kèm theo sơ đồchuỗi giá trị Đó là những con số cụ thể xác định về các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, lợinhuận, giá trị tăng thêm của từng phân đoạn trong chuỗi Tùy theo mục đích tiếp cận

mà việc phân tích chuỗi sẽ tập trung vào những vấn đề nào là chính

Theo lý thuyết, lượng hóa sơ đồ chuỗi giá trị là một tiến trình tương đối đơngiản, có nghĩa là thu thập số liệu và bổ sung các con số cần thiết vào các nhân tố của

sơ đồ chuỗi Tuy nhiên, trong thực tế việc lượng hóa sơ đồ chuỗi giá trị không đơngiản chút nào, nó phụ thuộc rất nhiều vào mức độ sẵn sàng và độ tin cậy của dữ liệuthứ cấp Do đó, để kết quả khảo sát sử dụng được dữ liệu cần được kiểm tra chéo từnhiều nguồn khác nhau trước khi đưa ra các quyết định

Khi lượng hóa được các chỉ tiêu cần thiết trong chuỗi giá trị thì việc mô tảchi tiết chuỗi giá trị sẽ đầy đủ và sinh động hơn Lúc này, đi kèm với sơ đồ liên kết

là những con số, những giá trị cụ thể nên giúp cho các nhà quản trị nhìn vào sơ đồchuỗi cũng có thể hình dung và kiểm soát được quá trình vận hành, phát triển củachuỗi như thế nào

Bước 3: Phân tích kinh tế chuỗi giá trị

Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị là phân tích các mối quan hệ giữa cáctác nhân tham gia trong chuỗi dưới góc độ kinh tế nhằm đánh giá năng lực, hiệusuất vận hành của chuỗi Nó bao gồm việc xác định sản lượng, chi phí, giá bán, lợinhuận và giá trị gia tăng của các nhà vận hành tại các giai đoạn trong chuỗi và đưa

Trang 7

ra nhận xét phù hợp Các thông tin phân tích kinh tế của chuỗi giá trị là một yếu tố

“đầu vào” quan trọng của tiến trình quyết định các mục tiêu phát triển và chiến lượcnâng cấp Trong đó, việc kiểm soát các chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng nhất đểkhẳng định năng lực cạnh tranh

Phân tích kinh tế chuỗi giá trị bao gồm:

- Phân tích tình hình chi phí, cấu trúc chi phí tại mỗi giai đoạn khác nhau trong chuỗi

- Phân tích giá trị đạt được của từng nhân tố tham gia vận hành trong chuỗi giá trị

- Phân tích toàn bộ giá trị tăng thêm được tạo ra trên toàn chuỗi giá trị và tỷ trọngcủa giá trị tăng thêm tại các giai đoạn khác nhau trong chuỗi

- Phân tích năng lực của các nhà vận hành chuỗi (về qui mô, năng lực sản xuất,lợi nhuận…)

Bước 4: Tính giá trị tăng thêm

Giá trị tăng thêm được hiểu theo nghĩa rộng là cách đo lường mức độ thịnhvượng đã được tạo ra trong nền kinh tế Theo định nghĩa được sử dụng trong hệthống kế toán quốc gia thì tổng giá trị gia tăng bằng với tổng giá trị thuần của tất

cả các dịch vụ và sản phẩm được sản xuất ra trong nền kinh tế phục vụ cho tiêudùng và đầu tư (tổng sản phẩm quốc nội GDP), sau lạm phát Để tính được giá trịtăng thêm trong một chuỗi giá trị cụ thể thì các khoản yếu tố chi phí đầu vào(nguyên vật liệu, các dịch vụ được cung cấp…) phải được khấu trừ qua giá bánhay doanh thu của từng tác nhân trong chuỗi

Trong thực tế, để việc tính toán giá trị tăng thêm có độ chính xác cao, đảmbảo được ý nghĩa của nó thật không đơn giản chút nào bởi tính minh bạch của sốliệu Đa phần các tác nhân tham gia vận hành chuỗi thường xem chi phí sản xuất

và lợi nhuận của sản phẩm, của doanh nghiệp là “bí mật công nghệ” rất khó để cácnhà nghiên cứu tiếp cận Trong khi đó, việc tính toán giá trị tăng thêm phải gắnliền với chi phí sản xuất và lợi nhuận

Thí dụ: Xét giá trị gia tăng/1 tấn lúa (qui đổi thành 625 kg gạo) của Công ty Atrên 02 tác nhân liền kề của chuỗi giá trị (thương lái => doanh nghiệp xuất khẩu)

- Giá trị đạt được của thương lái (giá bán cho DN xuất khẩu):

Trang 8

1.000 kg x 5.000đ/kg = 5.000.000 đ

- Giá trị đạt được của doanh nghiệp A (giá xuất khẩu):

01 tấn lúa sau khi xay xát, chế biến cho ra 625 kg gạo Thông thường hệ số lúaqui gạo là 1,6 (tức 1,6 kg lúa sẽ cho ra 01 kg gạo trắng)

600 USD/tấn x tỷ giá 16.700 đ/USD x 0,625 = 6.262.500 đ

- Giá trị tăng thêm/01 kg gạo sẽ là: (6.262.500 đ - 5.000.000 đ)/625 kg = 2.020 đ/

kg (số tuyệt đối)

- Tỉ lệ giá trị tăng thêm: 125,25% (số tương đối)

Trên thực tế, doanh nghiệp xuất khẩu còn phải bỏ ra một số khoản chi phí trongquá trình tiếp nhận lúa của thương lái cho đến khi xuất được gạo cho nhà nhập khẩutheo giá FOB qua mạn tàu (chi phí bốc vác, vận chuyển, hao hụt, vô bao, thuế, phí…)gọi là chi phí gia tăng Giá trị gia tăng sẽ không còn ý nghĩa nếu như kết quả kinhdoanh cuối cùng của doanh nghiệp A bị lỗ Hay nói khác hơn là chi phí gia tăng là giátrị gia tăng mà doanh nghiệp tạo ra, dẫn đến lợi nhuận (hay giá trị gia tăng thuần) bằng

0 hoặc một số âm

Những trường hợp như vậy thường rơi và những lý do sau:

- Doanh nghiệp không minh bạch về số liệu, che giấu lợi nhuận

- Doanh nghiệp thật sự không kiểm soát tốt chi phí giá trị gia tăng

- Năng lực vận hành hạn chế, khả năng chế biến hoặc phân phối kém, không đạtsản lượng cần thiết

- Có thể xác định giá bán chưa phù hợp

- Những vấn đề khác liên quan đến chính sách, kỹ thuật tính toán…

Do không có điều kiện nghiên cứu chiều sâu và không tiếp cận được nguồn dữliệu chính thức nên trong phạm vi đề tài này, tác giả phân tích và tính toán giá trị giatăng theo phương pháp đơn giản, dựa trên bộ số liệu thu thập được trong quá trình điềutra, khảo sát

Giá trị gia tăng = Đơn giá bán – Đơn giá mua = lợi nhuận biên

Trang 9

Giá trị gia tăng thuần = Giá trị gia tăng – chi phí gia tăng = Lợi nhuận ròng

1.1.4 Người nghèo và chuỗi giá trị

1.1.4.1 Thực trạng chuỗi giá trị trong nông nghiệp hiện nay

a) Sự tham gia của người nghèo trong chuỗi giá trị

Nghiên cứu nhấn mạnh rằng các định hướng chiến lược này đã đem lại lợi íchđáng kể cho người nghèo và có thể cải thiện việc tham gia của họ vào chuỗi giá trị.Tăng cường quan hệ hợp tác trong chuỗi giá trị giúp ích cho người nghèo nhiều cách.Thứ nhất, hoạt động liên kết giữa các nhà sản xuất nâng cao khả năng đàm phán củacác nhà sản xuất nghèo và họ có thể tiếp cận thị trường nhiều hơn, đặc biệt là thịtrường có giá trị cao Thứ hai, sự phát triển của khu vực tư nhân tạo ra các mối liên kếtquan trọng gắn kết người nghèo và khắc phục những trở ngại trong sản xuất

Đa dạng hoá thị trường và đa dạng hoá sản phẩm rõ ràng là đem lại lợi íchcho người nghèo vì ổn định thị trường và gia tăng thêm giá trị cho ngành Nhưnghiên cứu đã chỉ ra, việc chỉ tập trung vào một số ít thị trường tạo ra sự phụ thuộckhông cần thiết thậm chí gây hại cho người nghèo Việc đa dạng hoá thị trường sẽphân tán rủi ro về những biến động thất thường của thị trường đồng thời tăng thêmgiá trị cho ngành vì thế tăng lợi ích cho tất cả các tác nhân tham gia vào chuỗi giátrị, trong đó có người nghèo Tăng cường cơ hội sáng tạo ra các sản phẩm mới vàthúc đẩy việc sản xuất các sản phẩm mới, có giá trị cao hơn Người nghèo cũng cóthể được hưởng lợi từ hướng đi này, chỉ ra cho họ phương hướng sản xuất đáp ứngnhu cầu Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn như đã nói ở phầntrước đồng thời cũng đem lại nhiều lợi ích từ những can thiệp có chủ đích đặc biệt

là với những nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương

b) Bất lợi và giá trị gia tăng của người nghèo trong chuỗi giá trị

Trong những năm qua, tỉ lệ hộ đói nghèo của Việt Nam đã có xu hướnggiảm đáng kể, tăng trưởng kinh tế được nâng cao Tuy nhiên, khoảng cách chênhlệch giữa nông thôn và thành thị càng ngày càng lớn, điều này giải thích tại saongười nghèo lại hoàn nghèo Bởi vì năng lực sản xuất kém, chất lượng sản phẩm

Trang 10

được ưu tiên để nhận được những nguồn đầu vào tốt Đồng thời, việc tiếp nhậnthông tin và kiến thức, kĩ thuật còn kém, điều này hạn chế khả năng học hỏi củanhững người nghèo Do đó kết quả sản xuất của nhóm người nghèo chỉ ở mức TB.

1.1.5.2 Chuỗi giá trị toàn cầu

Trong chuỗi giá trị toàn cầu, có nhiều quốc gia tham gia để tạo ra sản phẩm cuốicùng Mỗi khâu sẽ có một quốc gia đảm nhiệm như khâu thiết kế sản phẩm, khâu cungcấp nguyên vật liệu chính,khâu cung cấp nguyên vật liệu phụ, khâu sản xuất sản phẩmcuối cùng, khâu thương mại Mỗi khâu chịu những khoản chi phí khác nhau và lợinhuận nhận được cũng khác nhau Thường khâu nhận được lợi nhuận lớn nhất là khâuthiết kế mẫu, cung cấp nguyên vật liệu phụ, thương mại hay khâu chế biến sản phẩmtinh chế…Những khâu như sản xuất sản phẩm cuối cùng, cung cấp nguyên vật liệuchính, nguyên liệu thô lại có lợi nhuận thấp

Thực tế, khi ngành dệt may Việt Nam tham gia vào một khâu trong chuỗi giá trịtoàn cầu, lợi nhuận mà nước ta nhận được thấp hơn nhiều so với những quốc gia khác.Mỗi quốc gia tham gia vào những khâu sản xuất khác nhau và đảm nhiệm nhữngnhiệm vụ khác nhau, do đó mà lợi nhuận họ nhận được cũng khác nhau

“Việt Nam chỉ tham gia vào khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng với lượng giá trịgia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị Theo ước tính, khoảng 90% doanh nghiệp maymặc của Việt Nam tham gia vào khâu này của chuỗi giá trị dưới hình thức gia công.Chính vì thế, tuy sản phẩm dệt may của Việt Nam được xuất đi nhiều nơi, Việt Nam cótên trong top 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới nhưng giá trị thu về rất thấp”

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tổng quan tình hình nuôi trồng cá nước ngọt ở Việt Nam

Cách đây 35 năm (1985), ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam chỉ là ngành phụtrong nông nghiệp, chủ yếu là tự cung tự cấp, phục vụ cho nhu cầu trong nước Nhưngđến nay, Việt Nam trở thành một trong những nước có kim ngạch xuất khẩu thuỷ hảisản hơn 1 tỷUSD Hai loại cá nổi tiếng là cá tra và cá ba sa Đây là 2 mặt hàng xuấtkhẩu đi nhiều nước trên thế giới và rất được ưa chuộng Tuy nhiên, trong 2 năm trở lạiđây, đã có nhiều dấu hiệu bất ổn xuất hiện trong quá trình nuôi và tiêu thụ cá tra, màdấu hiệu rõ nét nhất là sự sụt giảm diện tích nuôi và tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu

Trang 11

Theo báo cáo của Cục nuôi trồng thuỷ sản, Bộ NN-PTNT, trong năm 2009, tổng diệntích nuôi cá tra tính từ Nam Trung Bộ trở vào chỉ đạt 6.788ha, đạt 97% so với kếhoạch, năng suất bình quân 230 tấn/ha, thấp hơn năng suất năm 2008 (260tấn/ha).Năm 2009, các doanh nghiệp xuất khẩu được 607 ngàn tấn cá tra, tổng kim ngạch xuấtkhẩu đạt trên 1.34 tỷ USD, giảm 5.2% về khối lượng và giảm 7,5 % về giá trị so vớinăm 2008 Như vậy, sau nhiều năm tăng trưởng liên tục thì năm 2009 là năm đầu tiênkim ngạch xuất khẩu cá tra giảm trong khoảng 20 năm tham gia thị trường xuất khẩu Bên cạnh sản phẩm chủ lực là cá tra và cá basa, đã có rất nhiều mô hình nuôi cánước ngọt như: cá rô phi, cá trắm…Hay là mô hình nuôi cá hồi ở các địa phương trung

du miền núi phía Bắc cũng đã rất thành công

Hướng đi sắp tới cho ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam là chú trọng nuôitrồng thuỷ sản sinh thái, đảm bảo thu nhập cho người dân, phát triển bền vững đi đôivới bảo vệ môi trường Nguyên tắc của mô hình nuôi này là không được ảnh hưởngđến môi trường vùng nuôi và lân cận Ưu việt nữa là hạn chế mật độ nuôi, không sửdụng hoá chất kháng sinh, sử dụng giống bản địa, tiết kiệm năng lượng (hệ thống sụckhí), sử dụng phân bón hữu cơ tác động môi trường tự nhiên trong ao, tạo nguồn thức

ăn cho thuỷ sản

1.2.2 Tình hình nuôi cá nước ngọt tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là tỉnh ven Trung Bộ, là nơi giao hoà của hai chiều khí hậu, haimiền Nam – Bắc nên chịu ảnh hưởng hai mùa nóng lạnh rõ rệt, với tổng diện tích nướcngọt hơn 4000 ha Ngoài ra tỉnh có hơn 22.000 ha đầm phá Tam Giang – Cầu Hai kéodài liên hoàn trên 70km cùng hệ động thực vật được đánh giá là phong phú bậc nhấtcủa khu vực Đông Nam Á và có khả năng nuôi trồng, đánh bắt nhiều loại hải sản cógiá trị, đặc biệt là rất phù hợp để nuôi cá nước ngọt Đây được xem là nhân tố có vaitrò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Với nhữngthuận lợi đó, nếu khai thác tốt, có những chủ trương, chính sách thích hợp thì ThừaThiên Huế có điều kiện phát triển nhanh ngành nuôi trồng thuỷ sản

Thừa Thiên huế có 6 con sông chính và nhiều ao hồ tự nhiên, khoảng 5000 ha,rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản Nhìn vào Bảng 1 ta thấy sản

Trang 12

1334,6 ha năm 2006, lên 1494,7 ha năm 2007 và 1590,9 ha vào năm 2008 Cùng với

sự gia tăng diện tích thì sản lượng cũng có những biến đổi rõ rệt, từ năm 2006 đến

2007, sản lượng cá tăng từ 3189 tấn đến 3808,8 tấn Năm 2006 nhờ sự ứng dụng kĩthuật vào sản xuất được chú trọng, đặc biệt là việc quản lí ao nuôi chặt chẽ nên sảnlượng đạt được khá cao, năm 2007 sản lượng tăng 619,8 tấn so với năm 2006 Tuynhiên, đến năm 2008 do lũ lớn và kéo dài nên sản lượng cá đã bị mất đáng kể, so vớinăm 2007 thì sản lượng cá giảm 227,3 tấn Do vậy, các cơ quan ban ngành liên quancần quan tâm hơn nữa, kịp thời thông báo cho bà con nông dân biết để che chắn, bảođảm việc nuôi trồng cá được bền vững

Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng cá nước ngọt tỉnh Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế)

Hiện tại,việc nuôi trồng cá nước ngọt đang thu hút sự chú ý của người dân vàchính quyền các cấp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỉnh đang cố gắng tạo điều kiệnphát triển và quy hoạch hợp lí để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, trong nướcđồng thời khuyến khích xây dựng các vùng nuôi tập trung phục vụ xuất khẩu, tăngcường sự tham gia của cộng đồng để đảm bảo nâng cao chất lượng, sản lượng

Trang 13

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN HƯƠNTHUỶ

VÀ TÌNH HÌNH NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT TRÊN ĐỊA BÀN 2.1 Giới thiệu chung

Hương Thuỷ là huyện nằm ở cửa ngõ phía Nam của thành phố Huế, diện tích tựnhiên 458,175 km2, dân số năm 2008 có 97,000 người Toàn huyện có 12 đơn vị hànhchính, trong đó có 11 xã và 1 thị trấn, bao gồm các xã Thuỷ Vân, Thuỷ Bằng, ThuỷThanh, Thuỷ Dương, Dương Hoà, Phú Sơn, Thuỷ Phương, Thuỷ Châu, Thuỷ Lương,Thuỷ Tân, Thuỷ Phù, Phú Bài là trung tâm huyện, cách thành phố Huế 12km về phíaNam

Sơ đồ 1: Bản đồ vị trí địa lý huyện Hương Thủy

Huyện Hương Thuỷ có vị trí địa lý kinh tế, điều kiện giao thông thuận lợi,đường sắt Bắc-Nam chạy qua huyện, có quốc lộ 49 nối huyện với đường mòn Hồ ChíMinh, đến cửa khẩu sang Lào về phía Tây và nối với vùng ven biển phía Đông, có sânbay Phú Bài và cách không xa cảng nước sâu Chân Mây cho phép huyện mở rộng giaolưu kinh tế với các huyện trong tỉnh, với các tỉnh trong cả nước và hợp tác với khuvực, quốc tế

Trang 14

Thời gian qua huyện Hương thuỷ đã đạt được những thành tựu đáng kể về pháttriển kinh tế xã hội Là một địa bàn trọng điểm của tỉnh với các sản phẩm mũi nhọn làlúa, thuỷ sản, chăn nuôi trâu, bò…Ngành công nghiệp của huyện đạt tốc độ tăngtrưởng nhanh Khu công nghiệp Phú Bài là trọng điểm kinh tế của tỉnh, tập trung nhiều

dự án công nghiệp, nhà máy lớn Phường Phú Bài là đô thị vệ tinh quan trọng củathành phố Huế Trên địa bàn huyện Hương Thuỷ còn nhiều điều kiện và tiềm năngphát triển nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, khai thác du lịch…Tuy nhiên, do cònnhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, tiềm lực vốn, chất lượng nguồn nhân lực nên tiềmnăng, thế mạnh của huyện vẫn chưa được khai thác triệt để và hiệu quả

2.2 Thông tin chung

2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Huyện Hương Thuỷ nằm ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, liền kề thành phốHuế Lãnh thổ huyện chạy dài từ 16030’ vĩ Bắc và từ 107030’ đến 107045’ kinh Đông.Ranh giới hành chính của huyện được xác định:

- Phía Đông giáp huyện Phú Lộc

- Phía Tây giáp thành phố Huế và huyện Hương Trà

- Phía Bắc giáp huyện Phú Vang

- Phía Nam giáp huyện Nam Đông

Hương Thuỷ có đất đai màu mỡ, tài nguyên nước dồi dào; hệ thống sông ngòiphân bố đều trên địa bàn huyện, hàng năm đem đến phù sa bồi đắp đất đai màu mỡ,rất thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp ven đô hiện đại, thâm canh theochiều sâu Vùng gò đồi còn diện tích khá lớn đất chưa sủ dụng , đây là tiềm năng lớn

có thể khai thác đưa vào phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp phát triển du lịch

Là địa bàn có nhiều di tích lịch sử, văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia, cấptỉnh, có các làng nghề tiểu thủ công mỹ nghệ truyền thống nổi tiếng Đây là tiềm năng,thế mạnh của huyện có thể khai thác để phát triển các ngành du lịch,dịch vụ trở thànhngành kinh tế chủ đạo, mũi nhọn

Trang 15

Đặc biệt trên địa bàn huyện có khu công nghiệp phú Bài là trọng điểm côngnghiệp của tỉnh, đang phát huy hiệu quả và trong thời gian mở rộng quy mô và hiệnđại hoá Đây là một động lực quan trọng, tác động mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế

xã hội của huyện

Những năm gần đây, huyện Hương Thuỷ đã và đang được tỉnh quan tâm đầu

tư hình thành một số cụm công nghiệp, làng nghề, khu du lịch, dịch vụ; Tiếp tụchoàn thiện hạ tầng đô thị Phú Bài cùng cơ sở hạ tầng nông thônv.v Đó là nhữngnền tảng cơ bản tạo điều kiện thuận lợi để huyện tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh

tế xã hội trong giai đoạn tới

Địa hình

Hầu hết phần đất phía Tây quốc lộ 1A là vùng đồi núi, chiếm đến 76% diện tíchtoàn huyện Đặc biệt vùng phía Tây sông Tả Trạch thuộc xã Dương Hoà có nhiều núicao ( có nơi cao đến 800m), có tiềm năng phát triển lâm nghiệp, trồng rừng kinh tế Từphía Đông sông Tả Trạch đến quốc lộ 1A là vùng đồi thấp, bán bình nguyên Địa hìnhnày thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và có nhiều thắng cảnh đẹp

có thể khai thác để phát triển du lịch

Phần đồng bằng của huyện là một dải đất hẹp từ phía Bắc quốc lộ 1A đến sôngNhư Ý, Đại Giang, được bồi tụ bởi phù sa sông Hương và các sông nhánh Vùng đồngbằng và gò đồi thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp như trồng các cây côngnghiệp, cây ăn quả, trồng rừng nguyên liệu, trồng cỏ chăn nuôi gia súc Khu vực gòđồi thấp ven quốc lộ 1A và đường tránh Huế có địa hình tương đối bằng phẳng, địachất ổn định thuận lợi cho bố trí các công trình công nghiệp, mở rộng khu công nghiệptập trung với quy mô lớn Tuy nhiên, địa hình có một số vùng đất trũng, không thuậnlợi cho phát triển nông nghiệp, thường bị ngập lụt trong mùa mưa lũ ảnh hưởng đếnkinh tế và đời sống dân cư

Trang 16

Tổng số giờ nắng hàng năm khoảng 2000 giờ, cao nhất vào tháng 7, 8

(250-280 giờ/tháng, thấp nhất vào tháng 12 (45giờ/tháng)

Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 2,844 mm, nhưng phân bố không đều,

từ tháng 9-11 lượng mưa chiếm 70-75% lượng mưa cả năm nên thường gây ra lũ lụt;mùa khô từ tháng 5-7 mưa ít nên thường gây ra hạn hán

Độ ẩm không khí bình quân 85-90%, tháng cao nhất ( tháng 12) là 90% vàtháng thấp nhất là 72% (tháng 7)

Lượng bốc hơi bình quân hằng năm khá lớn, khoảng 100-1100 mm/năm.Những tháng mùa đông lượng bay hơi nhỏ, mùa hè lượng bay hơi lớn hơn, chiếm 70-75% lượng bay hơi cả năm

Với đặc điểm khí hậu nêu trên, Hương Thuỷ có điều kiện tương đối thuận lợi chophát triển đa dạng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thâm canh lúa nước, trồng cây ăn quả,cây công nghiệp và trồng rừng kinh tế Tuy nhiên do lượng mưa phân bố không đều,thường xuất hiện bão từ tháng 8 đến tháng 10, gây ra lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán vàomùa khô, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân

Thuỷ văn

Trên lãnh thổ của huyện Hương thuỷ có các sông Hương, Lợi Nông, Như Ý,Đại Giang, Phú Bài, sông Vực Ngoài ra còn có một số hồ tự nhiên và nhân tạo như hồChâu Sơn, hồ Phú Bài, hồ Ba Cửa, hồ Thanh Dạ là những hồ lớn dùng để điều tiếtnước tưới, tiêu cho nông nghiệp Trong tương lai công trình hồ Tả Trạch với diện tíchkhoảng 2.700 ha được hoàn thành, có tác dụng ngăn lũ, hồ thuỷ lợi, tạo ra một nguồnnước khá phong phú, cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt, phục vụ chủ động tưới tiêu

và tạo cảnh quan đẹp có thể đưa vào khai thác phát triển du lịch Dịch vụ trên địa bànhuyện

b) Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Tài nguyên chia theo mục đích sử dụng

Theo số liệu thống kế huyện năm 2008, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là45.817,5 ha, được chia theo mục đích sử dụng gồm các loại đất sau:

Trang 17

 Đất nông nghiệp: Diện tích 29.711,4 ha, chiếm 64,85 % tổng diện tích tựnhiên, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất mặt nước nuôi trồngthuỷ sản.

Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 5.079,1 ha, chiếm 11.78% tổng diện tích tựnhiên, chủ yếu là đất canh tác với 4.715,7 ha, trồng các loại cây hàng năm như lúa,màu, rau đậut hực phẩm và cây công nghiệp hàng năm; đất trồng cây lâu năm có diệntích 363,4 ha, quy mô không lớn trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm

và một số cây lâu năm khác

Đất lâm nghiệp 24.315,9 ha, chiếm 53,07% diện tích tự nhiên ( trong đó rừng tự nhiên10.662,9 ha, chiếm 43,85 %; rừng trồng 13.653,0 ha, chiếm 56,156% đất lâm nghiệp)

Đất có mặt nước dùng vào nông nghiệp 314,5ha, chiếm 4,6% diện tích đấtnông nghiệp, bao gồm các ao, hồ, đầm nuôi cá, tôm, thuỷ sản nước ngọt

 Đất phi nông nghiệp: Diện tích 6.538,9 ha, chiếm 14,27 % diệntích tự nhiên, bao gồm các loại đất:

- Đất ở, diện tích 1.548,8 ha, chi9ếm 3,38

- Đất chuyên dùng, diện tích 4.990,0 ha, chiếm 10,89%, chủ yếu là đất đườnggiao thông, đất xây dựng, thuỷ lợi, dẫn truyền năng lượng v.v

- Các loại đất phi nông nghiệp khác, diện tích 1.858,0 ha , bao gồm các loại đấttôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, sông suối v.v

Đến năm 2008 diện tích còn 9.567,2 ha, chiếm 20,88% diện tích tự nhiên, trong

đó chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng; đất đồng bằng chưa sử dụng còn lại rất ít 382,6

ha, chiếm 4% diện tích đất chưa sử dụng

- Vùng đồng bằng đất thuộc hệ phù sa bồi tụ, chiếm toàn bộ khu vực phía Đông

Trang 18

của loại đất này là tầng đất dày ( trên 100 cm), thành phần cơ giới là sét pha hoặc thịtnhẹ, giàu chất dinh dưỡng, phù hợp với việc trồng lúa, hoa màu, lập vườn.

Rừng tự nhiên có các loại gỗ quý như lim, gõ, sến, kiền kiền v.v và các loạicây làm nguyên liệu như lá nón, mây, tre, nứa v.v phục vụ cho nghề mây tre đan manglại giá trị kinh tế cao, trồng tre lấy măng cũng đã và đang mở ra cho huyện một nghềkhai thác lâm sản mới nhiều triển vọng động vật hoang dã khá đa dạng, gồm các loạiheo rừng, beo, nai, khỉ và các loại chim muông, thú khác, Rừng trồng chủ yếu là thôngnhựa, keo, bạch đàn, phi lao, tre và trồng xen một số loại cây công nghiệp ngắn ngàytại vùng bán địa sơn địa

Tài nguyên nước

Nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện khá dồi dào, được cung cấp bởi hệ thốngcác sông: sông Hương, sông Lợi Nông, đại Giang, Như Ý, Phú Bài, sông Vực và cáchồ: Châu Sơn, Phú Bài, Ba Cửa cùng hệ thống các kênh mương nôi đồng, phục vụtưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản Hiện nay trên địa bàn huyện,công trình hồ Tả Trạch được xây dựng để ngăn lũ, chủ động tưới tiêu và tạo các cảnhquan, tạo tiềm năng để phát triển du lịch dịch vụ, nuôi trồng thuỷ sản

Nước ngầm: Nước ngầm là tài nguyên phong phú của huyện Hương Thuỷ Quađiều tra thăm dò ở độ sâu trên 20m thuộc vùng Phú Bài và rìa các triền núi, nguồnnước ngầm khá dồi dào với lượng nước khoảng 6.000-10.000m3 /ngày Chất lượngtương đối tốt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất

Trên địa bàn huyện có một số khoáng sản chủ yếu là sét, cát, cuội, sỏi Một sốkhoáng sản khác như vàng sa khoáng, sắt

Trang 19

Sét: Nguồn đất sét của huyện khá phong phú, đa dạng về nguồn gốc, bao gồm sét

phong hoá từ đá phiến sét, sét bội kết, sét trầm tích.Sét có chất lượng tốt với nhiều màusắc phục vụ tốt cho việc sản xuất gốm, sứ, vật liệu xây dựng Sét được tìm thấy ởnhiều nơi, cả vùng núi và đồng bằng Nhưng tập trung nhiều nhất ở các điểm sau:

- Điểm sét hồ Châu Sơn: Đây là điểm sét lớn, trải rộng trên diện tích 40.000m2 , với trữ lượng trên 63.000 tấn, chủ yếu là sét phong hoá, có màu sắc đa đạng,trắng, vàng, tím…

- Điểm sét Phú Bài: nằm ở phía Tây thị trấn Phú Bài, sét ở đây có cấu tạo theolớp, chất lượng tốt cho sản xuất sứ, gạch ngói và chất độn cho sản xuất xà phòng Cácđiểm sét này đều ở tầng không sâu, dễ khai thác

- Ngoài sét còn có các vật liệu khác như cát, cuội, sỏi có trữ lượng lớn phục vụcho sản xuất vật liệu xây dựng và cơ cở hạ tầng

Vàng sa khoáng: Đây là khoáng sản ngoại sinh có trong cát ở các bãi bồi, thườnggặp ở lưu vực sông tả Trạch( đoạn từ khe Vàng đến khe Trâu)

Quặng sắt: Đã tìm thấy ởt 3 vị trí: vùng đồi dọc bờ sông Tả Trạch và ở phía Tây

xã Thuỷ Phù Quặng sắt ở đây đã được khai thác từ trước cách mạng tháng Tám, cungcấp cho các làng nghề rèn, sản xuất nông cụ và các vũ khí.Tuy vậy, đến nay vẫn chưa

có điều tra cụ thể về hàm lượng và trữ lượng của mỏ

Trên địa bàn huyện Hương Thuỷ có 26 di tích lịch sử văn hoá ( trong đó 6 ditích đã được Nhà Nước xếp hạng), bao gồm hệt thống lăng tẩm của các vua triềuNguyễn; hệ thống các chùa chiền, cơ sở thờ tự của các dòng họ trên địa bàn huyện khánhiều , một số công trình có kiến trúc đẹp có giá trị; khu vui chơi giải trí v.v

Một số khu di tích lịch sử văn hoá có giá trị, có tiềm năng khai thác phát triển

du lịch và dịch vụ như:

- Hệ thống lăng tẩm của các vua triều Nguyễn như lăng Thiệu Trị, Khải Định;

hệ thống chùa chiền, đặc biệt là Thiên An, Hồ Thuỷ Tiên tạo thành các điểm du lịch có

sứ hấp dẫn du khách

- Đình làng Vân Thê ( Thuỷ Thanh), đình làng Hoà Phong là những công trình

Trang 20

1776, có kiến trúc nghệ thuật độc đáo, Chiến khu Dương hoà là di tích lịch sử chôngxâm lược v.v Các di tích cần được bảo tồn và đưa vào khai thác du lich.

- Suối nước nóng Thanh Hoằng( Dương Hoà) đã được biết đến từ hồi MinhMang, Thiệu Trị, điểm nước nóng Hưng Bình đã được khảo sát và lập dự án khai thác.Hình thành các điểm du lịch, nghĩ dưỡng

2.2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

a) Dân số

Theo số liệu thống kê, dân số trung bình toàn huyện năm 2008 là 96.525 ngườivới 22.185 hộ gia đình, bình quân có 4,5 người/hộ Mật độ dân số chung toàn huyện là

211 người/km2 Dân số thành thị có 14.174 người chiếm 63,8 % Thời gian qua, tốc

độ tăng dân số tự nhiên của huyện giảm dần, từ 1.16% năm 2007 xuống còn 1,07 %năm 2008

Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các xã sát thành phố Huế, ở thịtrấn Phú Bài và khu vực đô thị ven các trục đường giao thông Xã có mật độ dân sốcao nhất là Thuỷ Vân 211 người/ km2, xã có mật độ dân số thấp nhất là Dương Hoà,chỉ có 6 người/km2 Vì vậy, trong các năm tới cần có các phương án dãn dân và đầu tưthích đáng phát triển hạ tầng nhàm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút, phân bố lại dân

cư, lao động đến các vùng mới khai phá để sinh cư lập nghiệp, phát triển kinh tế v.v

Số người trong độ tuổi lao động toàn huyện năm 2008 có 52.209 người, chiếm54,09 %, bình quân mỗi năm nguồn lao động tăng thêm khoảng 1.000- 1.100 ngườibước vào tuổi lao động Đây là nguồn bổ sung lực lượng lao động trẻ khoẻ cho huyện

Do quá trình đô thị hoá tăng nhanh nên dân số và lao động phi nông nghiệpngày càng tăng Tuy dân số, lao động sống ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 85,3 %,nhưng phần lớn tham gia hoạt động phi nông nghiệp như sản xuất công nghiệp-TTCN, xây dựng, kinh doanh thương mại, dịch vụ, làm nghề truyền thống Tỉ lệ laođộng phi nông nghiệp năm 2008 chiếm 57.4%, lao động lâm nghiệp giảm còn 42.5%

Theo điều tra về dân tộc học, ngôn ngữ học thì trên địa bàn huyện hội tụ củanhiều dân tộc người xa xưa, qua quá trình đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm

Trang 21

đã tạo nên phong cách sống của người dân nơi đây mang phong thái của người dân cố

đô hiếu học, cần cù, ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh những kiến thức khoahọc lỹ thuật mới Hiện nay đã có những đội nghề nề, mộc, vận tải làm ăn khắp miềnđất nước với tay nghề cao

Nhìn chung, dân số và nguồn nhân lực trên địa bàn huyện dồi dào, có khả năngnắm bắt nhanh khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiếp cận nhanh với kinh tế thịtrường; trình độ dân trí và trình độ lao động không ngừng được nâng cao, lao động phinông nghiệp phát triển mạnh tạo điều kiện thuận lựoi cho phát triển kinh tế đô thị vàquá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế trên địa bàn huyện

d Tình hình tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2005-2008

Bảng 2:Kết quả phát triển kinh tế-xã hội huyện Hương Thuỷ giai đoạn 2005-2008

1.Tổng GDP (giá ss 1994) Tỉ đồng 530,3 652,8 742,1 868,2

4 GDP/ người (giá hiện hành) Triệu đồng 10,92 12,45 15,31 19,34

( Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hương Thuỷ 2008)

Trong giai đoạn qua 2001-2008, tăng trưởng kinh tế của huyện của hyện đạtmức tăng khá, thời kì sau cao hơn thời kì trước

Thời kì 2001-2005 tăng trưởng kinh tế chung tính theo GDP (tổng sản phẩm quốcnội-giá so sánh 1994) đạt bình quân 12,4%/ năm, trong đó nông lâm thuỷ sản tăng 3,49%,công nghiệp xây dựng tăng 18.65%, các ngành dịch vụ tăng 19.02% Quy mô GDP toànhuyện năm 2005 đạt 530 tỷ đồng Thu nhập GDP bình quân đầu người (giá hiện hành)năm 2005 đạt 10.92 triệu đồng Đây là thời kì tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, pháttriển mạnh công ngiệp, tạo các nền tảng mới cho thời kì phát triển tiếp theo

Trong 3 năm 2006-2008, tiếp tục khai thác và phát huy hiệu quả khu côngnghiệp Phú Bài và tập trung đầu tư phát triển khu vực dịch vụ, do đó nền kinh tế đạt

Trang 22

được những bước tăng trưởng nhanh, đạt 17.85%, cao hơn so với thời kì trước, trong

đó khu vực dịch vụ có bước tăng trưởng vượt bậc, đạt 25.65/năm (Nghị Quyết 17%/năm), đang vươn lên trở thành ngành kinh tế chủ đạo của nền kinh tế huyện; côngnghiệp xây dựng tăng 20.5%/năm; khu vực nông nghiệp cũng đạt mức tăng cao hơn sovới kì 2001-2005, đạt 5.2% /năm Thu nhập GDP/người (giá hiện hành) năm 2007 đạt15.31 triệu đồng /năm, năm 2008 đạt 19.3 triệu đồng, đời sống dân cư trên địa bànhuyện có bước cải thiện đáng kể

Riêng năm 2008, tăng trưởng GDP chung toàn huyện đạt 17% so với năm 2007.Tổng GDP toàn huyện đạt 868.2 tỷ đồng, trong đó kinh tế địa phương huyện đạt 295.5

tỷ đổng; thu nhập GDP bình quân đầu người ước đạt 19.3 triệu đồng, đạt 167% so mứcbình quân chung toàn tỉnh

e) Tình hình xuất nhập khẩu của huyện

Thời gian qua, XNK trên địa bàn huyện tăng lên đáng kể Tổng kim ngạch xuấtkhẩu năm 2008 đạt 51.7 triệu USD, chủ yếu là sản phẩm của các doanh nghiệp trongkhu công nghiệp Phú Bài, hàng hoá xuất khẩu địa phương không đáng kể, chủ yếu lànông, lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ, chưa tạo được các mặt hàng mới thị trườngchưa mở rộng, khả năng cạnh tranh yếu, chưa tạo được thương hiệu

2.2.1.3 Tình hình nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Hương Thuỷ

Ngành thủy sản của huyện Hương Thuỷ chủ yếu là nuôi cá nước ngọt, huyệnkhông có mặt nước mặn, lợ; khả năng khai thác thuỷ sản tự nhiên không đáng kể

a) Diện tích

Hình thức nuôi trồng thuỷ sản của huyện rất đa dạng, trong diện tích 488 ha thìdiện tích nuôi chuyên cá : 269,52ha, 1 vụ cá 1 vụ lúa : 68,9 ha, cá lúa xen canh: 109

ha, cá+ sen: 16,6 ha, cá giống: 24 ha

Trong thời gian gần đây nuôi trồng cá nước ngọt đã có những bước phát triểnmạnh, hiệu quả kinh tế và xã hội đem lại từ công việc nuôi cá rất lớn, mở rộng khảnăng phát triển sản xuất nông nghiệp, phá thế độc canh cây lúa, góp phần tăng giá trịkinh tế trên một đơn vị sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân.Tổng số kinh phí đầu tư nuôi trồng thuỷ sản cho giai đoạn 2004 đến nay trên địabàn huyện khoảng 18 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách huyện là 86 triệu đồng, vốn

Trang 23

kêu gọi từ các chương trình dự án là 693 triệu đồng, vốn tự có của nhân dân là 17.221triệu đồng Nội dung vốn hỗ trợ bao gồm giống thủy sản, thức ăn, tập huấn kỹ thuật,quản lý quá trình nuôi, do vậy diện tích thủy sản qua mỗi năm đã tăng rõ rêt, tăng vượtbậc nhất là từ năm 2006 đến 2007 đã tăng 26,1 ha, gồm cả diện tích nuôi tôm và cá.Đến nay, diện tích thuỷ sản của huyện đạt trên 488 ha.

422

447

473.1 483

380 400 420 440 460 480 500

Biểu đồ 1: Diện tích thủy sản nước ngọt Hương Thủy 2005-2008

Diện tích thuỷ sản tăng chủ yếu là do diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi.Trong 319 ha tăng lên thì có 210 ha từ chân ruộng thuộc vùng trũng trồng lúa kémhiệu quả ( chiếm tỷ lệ 65%), 68 ha đất trồng màu chuyển đổi (chiếm tỷ lệ 21%) còn lại

41 ha là đất ven khe suối, đất hoang hoá (chiếm tỷ lệ 14%)

c) Sản lượng

Trang 24

Sản lượng thuỷ sản Hương Thuỷ

Năm

Biểu đồ 2: Sản lượng thủy sản huyện Hương Thủy 2005-2008

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi từ năm 2001,đếnnay việc phát triển thủy sản đã có bước đột phá mạnh kể cả số lượng lẫn chất lượng,giá trị sản phẩm tăng nhanh; Người dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích nuôitrồng thủy sản Trong những năm qua, diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng làm cho sảnlượng cũng tăng theo.Năm 2005, sản lượng thuỷ sản đạt 790,2 tấn, năm 2006 diện tíchthủy sản tăng thêm 25 ha, sản lượng thuỷ sản năm này cũng đạt mức 1063,8, đây làkhoảng thời gian khá thành công trong nuôi trồng thuỷ sản

Đến nay, chăn nuôi kết hợp Lúa- Cá- Vịt với diện tích 11,5 ha, đã đem lại hiệuquả kinh tế cao hơn so với trồng lúa gấp 6,7 lần Hiệu quả đó đã có tác động tích cựcđến việc chuyển từ độc canh lúa hiệu quả kinh tế thấp sang mô hình kết hợp lúa -cá ,lúa- cá- vịt rất nhanh trong những năm sau

c) Giá trị sản xuất

Kết quả điều tra cuối năm 2007 cho thấy các mô hình thuỷ sản có doanh thucao: Mô hình 1 vụ cá 1 vụ lúa đạt 58 triệu/ha/năm, lợi nhuận đạt 19,4 tr/ha/năm; môhình cá xen lúa đạt 51,6 triệu/ha/năm, lợi nhuận đạt 16,8 tr/ha/năm; mô hình chuyên cáđạt 89 triệu/ha/năm, lợi nhuận đạt 27 tr/ha/năm; mô hình cá - sen đạt 42 triệu/ha/năm,

Trang 25

lợi nhuận đạt 18 tr/ha/năm Nhiều diện tích thuỷ sản đạt giá trị trên 70 triệuđồng/ha/năm.

- Tập huấn kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng nhằm nâng cao kiếnthức cho người nông dân, quyết định hiệu quả nuôi trồng thủy sản, vì vậy từ 2001-

2008 huyện đã tổ chức 90 lớp tập huấn với hơn 3.300 lượt nông dân tham gia

- Ngoài ra trong những năm qua được sự hỗ trợ của Sở Thủy sản, Trung TâmKhuyến Ngư tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật cũng như đầu tưcác mô hình thí điểm nuôi trồng thủy sản, như mô hình nuôi cá lóc lai, cá lóc bông, cáthát lát, ếch, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển các đối tượng nuôitrồng thủy sản mới trong thời gian đến

d) Tình hình tiêu thụ

Sản phẩm thuỷ sản nói chung và cá nước ngọt nói riêng mới chỉ là sản xuấtchủ yếu để phục vụ nhu cầu trong huyện, và đến nơi xa nhất cũng chỉ là Quảng Trịthông qua những người thu gom mang cá đến chợ đầu mối của tỉnh Mong muốn đưa

cá nước ngọt của huyện đến thị trường xa hơn vẫn còn là ước mơ của người dân nơiđây Lí do là cá nước ngọt nói riêng và thuỷ sản nói chung được nuôi ở huyện HươngThuỷ vẫn chưa có sự khác biệt so với những thuỷ sản nước ngọt ở các địa bàn khác.Hơn nữa, các cơ quan ban ngành có liên quan vẫn chưa đầu tư tìm kiếm thị trường đầu

ra cho sản phẩm thuỷ sản Do vậy mà thị trường tiêu thụ cá nước ngọt huyện HươngThủy đang còn rất hạn hẹp

2.2.1.4 Khó khăn tồn tại và nguyên nhân

a) Những khó khăn tồn tại

- Việc phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện trong thời gianqua nhanh nhưng chưa mạnh, chưa bền vững, năng suất chưa cao, chưa ổn định vàkhông đồng đều; Diện tích nuôi quảng canh còn nhiều, trên 100 ha

- Tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản còn lớn, tuy có kế hoạch nhưng chưathực hiện việc quy hoạch tổng thể;

- Công tác đầu tư chuyển đổi còn chậm;

Trang 26

- Thị trường tiêu thụ còn mang tính tự phát, chủ yếu cung cấp nội địa tronghuyện và một phần ở các huyện bạn trên địa bàn tỉnh Chưa có biện pháp chế biến tiêuthụ sản phẩm.

- Phần lớn diện tích chưa đảm bảo quy cách và chủ yếu sử dụng phương thứcnuôi quảng canh, bán thâm canh, thâm canh thấp cho nên hiệu quả sản xuất chưa cao

- Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân chậm, công tác thú y thuỷsản còn yếu

- Nguồn thức ăn cho cá chưa chủ động trên địa bàn huyện, tỉnh Nông dân chủyếu mua ở các đại lý lấy nguồn thức ăn từ các tỉnh phía Nam vì vậy giá thành cao, lợinhuận thu được thấp

- Nguồn giống cá nước ngọt chủ yếu dựa vào Trung tâm thuỷ sản tỉnh sản xuấtvới các loại cá truyền thống ( trắm, trôi, mè, chép), riêng các loại cá rô phi, trêlai cũng phải nhập từ các tỉnh phía Bắc, phía Nam về, vì vậy chưa chủ động được cácloại con giống

- Diện tích ươm nuôi cá giống trên địa bàn huyện chưa đủ cung cấp con giốngcho diện tích nuôi cá thương phẩm, đặc biệt là sau mùa mưa lũ, vì vậy năng suất cá thịtchưa đạt cao Diện tích cá giống chỉ mới có 24 ha/ tổng diện tích nuôi trồng là 488 ha,đạt 50% nhu cầu

- Chưa quan tâm đúng mức cho công tác đầu tư, quản lý đối với hoạt động thuỷsản; Sự phối hợp chỉ đạo, tổ chức thực hiện giữa các ban ngành, các cấp, các địaphương chưa đồng bộ, chưa gắn kết để hỗ trợ các điều kiện về con giống, thị trường,thức ăn, kỹ thuật… nhằm tạo nên động lực thúc đẩy sản xuất thuỷ sản phát triển;

- Điều kiện kinh tế của huyện còn khó khăn, vốn đầu tư cho việc quy hoạch vàphát triển ngành thuỷ sản còn chậm;

- Người dân còn nghèo cho nên việc đầu tư xây dựng ao hồ, nuôi trồng thuỷ sảnchưa đầy đủ, hiệu quả sản xuất chưa cao;

- Mạng lưới Khuyến Ngư cấp huyện mới hình thành, chưa hoạt động mạnh;không có cán bộ khuyến ngư cấp xã vì vậy công tác hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuậtcho nông dân còn khó khăn;

Trang 27

- Trình độ kỹ thuật của người dân còn yếu và thiếu;

- Các mô hình điểm trình diễn kỹ thuật để người dân học tập, nhân rộng chưa đầy đủ;

- Chưa xây dựng được diện tích và vùng nuôi cá giống đảm bảo chất lượng và sốlượng phục vụ cho người nuôi

2.2.2.5 Tiềm năng và mục tiêu cụ thể

a) Tiềm năng thuỷ sản của huyện

Diện tích đất trồng lúa toàn huyện là 3.492 ha, trong đó vùng ruộng sâu trũngtrên 1.500 ha, có khả năng sử dụng một phần diện tích kém hiệu quả để phát triển nuôitrồng thủy sản trong những năm đến trên 500 ha

Công tác "Dồn điền, đổi thửa" toàn huyện đã thực hiện trong năm 2004, vớikết quả là diện tích đất sản xuất lúa manh mún được dồn ghép lại thành diện tích lớn,quy hoạch được các vùng chuyên canh, trong đó có quy hoạch diện tích vùng chuyêncanh nuôi trồng thủy sản là 422,17 ha, ngoài ra chưa kể đến diện tích có khả năng pháttriển ở những vùng đồi, như Phú Sơn, Dương Hòa, Thủy Bằng, thị trấn Phú Bài

Vì vậy, Nghị quyết, chủ trương của Huyện uỷ, HĐND huyện phấn đấu đếnnăm 2010 phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện đạt 800-900 ha, trong đóđất nuôi cá kết hợp trồng lúa chiếm 50% tương đương 450 ha, nhằm ổn định lươngthực thực phẩm và bảo đảm cân bằng môi trường sinh thái

Đối với ngành thuỷ sản: Đến năm 2013 (theo giá cố định năm 1994) phấn đấuđạt 21,8 tỷ đồng (năm 2007 là 9,7 tỷ), chiếm tỷ trọng 12.9% cơ cấu ngành nông lâmngư nghiệp, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 26%/năm giai đoạn 2008 – 2013 (giai

Trang 29

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ NƯỚC NGỌT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG THUỶ 3.1 Hệ thống kênh phân phối sản phẩm cá nước ngọt huyện Hương Thủy

Sơ đồ 2 : Hệ thống kênh phân phối cá nước ngọt

3.1.1 Mô tả sơ lược hoạt động của hệ thống phân phối

3.1.1.2 Nông dân

Theo số liệu thống kê của huyện, hiện nay, ước tính có khoảng 930 lao động thamgia nuôi trồng cá nước ngọt, với tổng diện tích nuôi trồng toàn huyện khoảng 483 ha.Sản lượng cá trung bình hàng năm của toàn huyện đạt khoảng 1.175 tấn Do vậy màthị trường tiêu thụ cá nước ngọt không những chỉ ở địa bàn huyện mà còn lan sang cácvùng lân cận như thành phố Huế, huyện Phú Lộc, huyện Phú Vang, huyện A Lưới vàtỉnh Quảng Trị Cá được đưa từ người nông dân đến với người tiêu dùng thông qua 3kênh phân phối khác nhau Cụ thể là có các kênh như sau:

Kênh phân phối cấp 1: Nông dân => Bán lẻ

Kênh phân phối cấp 2: Nông dân => Bán buôn => Bán lẻ

Kênh phân phối cấp 3: Nông dân => Thu gom => Bán buôn => Bán lẻ

Trang 30

3.1.1.3 Mô tả sơ lược hoạt động của từng kênh phân phối

Qua quá trình điều tra thực tế tại địa bàn huyện, khối lượng cá người nông dân báncho mỗi đối tượng buôn bán là khác nhau Cụ thể là, 43 % khối lượng cá nông dân báncho người thu gom, 25 % khối lượng cá được bán cho người bán buôn và 32 % khốilượng cá được bán cho những người bán lẻ Khối lượng cá được mua bán hàng ngàygiữa các trung gian phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường và khả năng tài chính củamỗi người buôn cá Hoạt động của mỗi kênh sẽ được mô tả sơ lược sau đây

Kênh phân phối cấp 3

Trong hệ thống phân phối sản phẩm cá nước ngọt huyện Hương Thủy Người thugom đóng vai trò khá quan trọng Nhiệm vụ của họ là thu mua cá trực tiếp tại địa điểmnuôi trồng của hộ nông dân, sau đó vận chuyển cá đến chợ đầu mối của tỉnh để bán lạicho những người bán buôn và bán lẻ Mục đích nhằm giúp hộ nông dân tiêu thụ cá vàtìm kiếm lợi nhuận Tùy thuộc khả năng tài chính và khối lượng cá mua bán hàng ngàycủa mỗi người mà hình thức thanh toán có thể là trả ngay hoặc trả chậm sau một ngày Đối tượng mua cá của những người thu gom bao gồm cả những người trong tỉnh vàngoài tỉnh Trong đó, có đến 72,8 % khối lượng cá được bán cho những người bánbuôn, họ đến từ nhiều vùng khác nhau như huyện Phú Vang, huyện Phong Điền,huyện A Lưới, tỉnh Quảng Trị và thành phố Huế Và 27,2 % khối lượng cá thu gombán trực tiếp cho người bán lẻ

Người bán buôn đến mua cá của người thu gom và thanh toán trực tiếp ngay tại chợđầu mối Một số trường hợp người thu gom đồng ý nhận tiền chậm sau 1 – 2 ngày,thường là những “mối” làm ăn lâu năm và có uy tín

Người bán lẻ trong kênh này gồm có 2 nhóm, một nhóm mua cá từ thu gom và mộtnhóm mua cá từ những người bán buôn Với nhóm mua cá từ thu gom chủ yếu sốngtrong huyện, thành phố và các huyện lân cận như huyện Phú Vang Nhóm mua cá từngười bán buôn thường sống chủ yếu ở những vùng khá xa như huyện A Lưới, huyệnPhong Điền, tỉnh Quảng Trị Khối lượng mua bán của những đối tượng này khá nhỏ,trung bình mỗi ngày khoảng 15 kg cá các loại Vì vậy, hình thức thanh toán thường là

là trả ngay

Kênh phân phối cấp 2

Trang 31

Cá được vận chuyển từ hộ nông dân đến người tiêu dùng qua 2 trung gian là ngườibán buôn và người bán lẻ Mục đích của những người bán buôn trong kênh này là tìmkiếm lợi nhuận cao hơn so với những người bán buôn trong kênh phân phối cấp 3.Đồng thời, vì khoảng cách vận chuyển mà những người bán buôn chọn mua cá trựctiếp của hộ nông dân Ví dụ như những người buôn cá sinh sống tại huyện Phú Lộc, họtìm mua cá từ hộ nông dân và bán lại cho NTD hay những người bán lẻ trong huyệnmình Trong đó, có khoảng 94 % khối lượng cá hàng ngày người bán buôn bán chonhững người bán lẻ ở các chợ hay các địa điểm bán nhỏ lẻ ở nhiều vùng khác nhau, và

6 % bán trực tiếp cho người tiêu dùng

Cũng như kênh phân phối cấp 3, không có bất kì một hợp đồng buôn bán nào giữangười mua và người bán, thậm chí cả hợp đồng miệng Hình thức thanh toán giữa cáctrung gian trong kênh này là trả ngay và trả chậm sau một ngày

Kênh phân phối cấp 1

Đối với kênh phân phối này, người bán lẻ mua cá trực tiếp của hộ nông dân, sau đóbán lại cho người tiêu dùng Nhóm người này chủ yếu là những người bán cá lẻ ở cácchợ trong địa phương Họ tận dụng lợi thế của mình là sống gần địa điểm nuôi trồng,khoảng cách vận chuyển gần, và am hiểu thị trường đầu vào Điều đó làm cho côngviệc mua bán cá của họ gặp thuận lợi hơn, giá trị gia tăng nhận được sẽ cao hơn Hìnhthức thanh toán của người bán lẻ trong kênh này với hộ nông dân là trả ngay và cũngkhông có bất kì hợp đồng buôn bán cá nào

3.1.2 Cơ chế hoạt động của chuỗi

Qua khảo sát, đánh giá với sự tham gia của các trung gian trong chuỗi, tôi nhậnthấy rằng cơ chế chuỗi cá nước ngọt mang tính cạnh tranh Sự cạnh tranh bao gồmgiữa nông dân với nông dân, giữa những người buôn cá với nhau, đặc biệt là sự canhtranh giữa hộ nuôi cá với người buôn cá Mỗi loại cạnh tranh mang những đặc trưngriêng

Sự cạnh tranh giữa những người nuôi cá

Sự cạnh tranh giữa những người nuôi cá thể hiện ở những vấn đề khác nhau,trong đó có 2 vấn đề nổi bật nhất, đó là năng lực và sự tiếp cận thông tin, kiến thức của

Trang 32

- Năng lực: Sự khác nhau về năng lực sản xuất của các hộ nuôi thể hiện rõ nét ở 2khía cạnh bao gồm diện tích nuôi trồng, chủng loại cá nuôi và thức ăn cho cá

Đối với những hộ có năng lực cao thường có diện tích nuôi trồng lớn và chủngloại cá nuôi cũng có giá trị kinh tế cao Khối lượng thức ăn mỗi lần mua lớn nên giảmđược chi phí Đồng thời, loại thức ăn cho cá đảm bảo độ dinh dưỡng giúp cho cá tăngtrưởng nhanh, rút ngắn thời gian thu hoạch Tổng sản lượng mà những hộ này đạt đượctương đối lớn Điều đó làm cho số lượng khách hàng của họ khá nhiều, sức đàm pháncủa họ đối với các đầu mối là rất cao Thậm chí, các đầu mối còn tự tìm đến những hộnày để tạo quan mối quan hệ

Ngược lại, đối với những hộ năng lực nuôi trồng thấp, đó thường là những hộ TB

có diện tích nuôi nhỏ và chủng loại cá nuôi có sức tăng trưởng chậm Hơn nữa thức ăncho cá chủ yếu là thức ăn tự có, không đảm bảo dinh dưỡng Do vậy, thời gian thuhoạch cá bị kéo dài và sản lượng đạt được rất thấp

- Mức tiếp cận thông tin: Hầu hết người nuôi cá học hỏi kiến thức nuôi trồng vàthông tin về xu hướng cá nước ngọt hiện tại thông qua các chương trình tập huấn củađịa phương hay của các tổ chức có liên quan Nhưng những khi tổ chức các chươngtrình tập huấn, cơ quan ban ngành sẽ chọn lựa những hộ khá, hộ giàu nuôi cá với quy

mô lớn để tham gia Những hộ này sau khi đã tham gia chương trình tập huấn sẽ phổbiến lại cho những hộ khác Như vậy, có thể thấy rằng, kiến thức mà những hộ khá, hộgiàu tiếp nhận được là những kiến thức hay, đúng và chính xác Còn những hộ khókhăn, diện tích nuôi cá nhỏ lẻ, phải tiếp nhận kiến thức lại từ những hộ được tham giatập huấn Vì thế, không có gì chắc chắn là kiến thức, thông tin mà họ tiếp nhận được làchính xác và đầy đủ

Sự cạnh tranh giữa những người buôn cá

Sự cạnh tranh giữa những người buôn cá với nhau cũng khá phức tạp, nó diễn ra

ở nhiều phương diện khác nhau như: vị trí, khoảng cách vận chuyển, mối quan hệ

- Vị trí: Trong hệ thống kênh phân phối cá nước ngọt, những người có vị tríthuận lợi nhất chính là những người sống trên địa bàn huyện Họ thật sự rất am hiểu thịtrường đầu vào Do vậy, thông tin nhận được về thị trường này sẽ đầy đủ và thiết thựchơn Còn những thành viên trong hệ thống kênh phân phối như người bán buôn, người

Trang 33

bán lẻ thì thường xuyên giao dịch với nhiều người tiêu dùng khác nhau Điều đó nghĩa

là họ sẽ nắm bắt thông tin về thị trường tiêu thụ nhanh chóng, kịp thời tìm cách đápứng nhu cầu tiêu dùng một cách tối ưu nhất

- Khoảng cách vận chuyển:

Khoảng cách vận chuyển ảnh hưởng một phần đến tổng VA của mỗi người buôn

cá, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến giá bán Sự cạnh tranh về khoảng cách vậnchuyển thể hiện rõ nét nhất giữa các cấp trong các kênh phân phối khác nhau Ví dụ,đối với người bán lẻ ở kênh phân phối cấp 3, chi phí đầu vào của đối tượng này khácao Nếu đơn giá thấp thì VA nhận được sẽ ít, ngược lại nếu đơn giá bán cao thì sốlượng người tiêu dùng sẽ bị hạn chế, vì thế nên khối lượng cá mua bán hàng ngày sẽgiảm Hoàn toàn ngược lai, những người bán lẻ ở kênh phân phối cấp 2, họ mua cátrực tiếp từ hộ nuôi và bán cá trực tiếp cho người tiêu dùng Do đó, đơn giá cá bán chongười tiêu dùng rẻ hơn, khối lượng mua bán nhiều hơn, và tổng VA nhận được sẽ caohơn

- Mối quan hệ mua bán mà mỗi người buôn cá có được tùy thuộc vào thời gianlao động trong nghề Trong đó, những người buôn cá lâu năm đã tạo được mối quan hệrộng với người mua và người bán Do vậy, việc thỏa thuận với đối tác để mua cá vớigiá rẻ, bán cá với giá cao là khá thuận lợi Còn những người mới vào nghề, mối quan

hệ còn hạn hẹp khiến cho việc tìm kiếm nguồn đầu vào và nguồn đầu ra không mấythuận lợi, mà sức đàm phán để có được mức giá thích hợp cũng gặp không ít khó khăn

Sự cạnh tranh giữa hộ nuôi cá và người buôn cá

Qua thông tin phỏng vấn thực tế, kết quả cho thấy người buôn cá thường chèn épnông dân về giá và phẩm cấp sản phẩm Trong đó, nhóm hộ bị tổn thương nhiều nhất

là nhóm hộ TB, năng lực thấp Do quy mô nuôi nhỏ và vốn đầu tư ít, sản lượng cá thấpnên những hộ thuộc nhóm này hầu như không có khách hàng trung thành Khách hàngthu mua cá của họ thường là những người bán cá lẻ ở các chợ trong địa phương.Những người này mua bán cá với khối lượng nhỏ, muốn có lợi nhuận cao nên thường

ép giá hộ nông dân Ngoài ra, lí do của việc ép giá, ép phẩm cấp sản phẩm còn do cácnguyên nhân như thời gian thu hoạch hay địa điểm mua bán Trong trường hợp người

Trang 34

Hay là vì địa điểm khá xa, khối lượng nhỏ, người nông dân phải tự thu hoạch cá và tựmang cá đến chợ bán cho những người bán lẻ với giá bán rất thấp.

3.2 Chi phí của những người tham gia trong chuỗi giá trị

3.2.1 Hộ nông dân

3.2.1.1 Chi phí của những hộ nuôi cá theo những phương thức nuôi khác nhau

Các phương thức nuôi được phân loại dựa vào 2 tiêu chí: chủng loại cá nuôi trong

1 hồ và tỉ lệ % giữa các loại thức ăn: thức ăn CN, thức ăn tươi Trong đó:

Phương thức 1:

- Chỉ có một loại cá được nuôi trong một hồ

- Thức ăn cho cá bao gồm: 50% thức ăn CN, 50% thức ăn tươi

- Có từ 2-3 loại cá được chọn nuôi trong một hồ

- Thức ăn cho cá gồm từ 60 %- 80% thức ăn CN, 20 % - 40%thức ăn tươi

- Có trên 3 loại cá được nuôi trong một hồ

- Thức ăn cho cá bao gồm 0% -30% thức ăn CN, 70% - 100%thức ăn tươi

Lưu ý: Các điều kiện khác (kích thước cá giống, số lượng cá giống, chi phí khác) được

xem là tương đương nhau

Bảng 3: Chi phí nuôi cá theo các phương thức nuôi ĐVT: 1000đ/sào/vụ

Yếu tố Phương thức 1 Phương thức 2 Phương thức 3

Trang 35

Tổng CP 3113 4207 1859

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Nhìn vào Bảng 3, ta thấy có sự khác biệt rõ ràng về chi phí ở mỗi phương thứcnuôi trong một vụ nuôi Cụ thể là: phương thức 1 có CPTB/sào là 3,113 triệu đồng,phương thức 2 có CPTB/sào là 4,207 triệu đồng, phương thức 3 có CPTB/sào là 1,859triệu đồng Lí do của sự khác biệt đó là do chủng loại cá nuôi và loại thức ăn mà hộnông dân trong mỗi phương thức lựa chọn

Đối với phương thức 1: chỉ có một loại cá được nuôi riêng biệt (thường là cá basahoặc cá chim), nên việc chăm sóc cá thuận lợi hơn, đồng thời việc lựa chọn loại thức

ăn cũng được tính toán kĩ lưỡng Hai loại cá này đòi hỏi thức ăn có độ đạm cao, khốilượng thức ăn lớn, thường gấp đôi lượng thức ăn dành cho cá rô phi Ngoài 50% thức

ăn CN, 50% là thức ăn tươi được các hộ nông dân mua ở các lò mổ của các xã, hay ởtrại đông lạnh, nó bao gồm phân bao tử, mỡ rẻo, phần thừa của các loài thủy sản saukhi đã sơ chế để xuất khẩu Những loại thức ăn đó giàu chất béo và độ đạm cao nhưnggiá tương đối rẻ Đó cũng là lí do giải thích tại sao nuôi cá theo phương thức 1 tốn ítchi phí hơn mà thời gian thu hoạch là ngắn nhất, chỉ khoảng 4 tháng từ khi nuôi là cóthể thu hoạch cá

Đối với phương thức 2: Có 2-3 loại cá được nuôi cùng nhau, trong đó, thường có 2loại cá chính được nuôi với số lượng nhiều, loại còn lại thường thả ghép với số lượng

ít hơn, chỉ bằng khoảng 1/10 số lượng đầu cá 2 loại kia Loại cá chính mà hộ nông dânnuôi cá theo phương thức này thường lựa chọn đó là cá trê, cá chim, cá rô phi, các loạithả ghép là cá mè, cá trôi, cá trắm Các hộ nông dân cho biết, các loại đó nếu thả nhiều

sẽ chậm lớn, cá trắm cỏ nếu thả nhiều sẽ bị bệnh đốm đỏ Và các loại cá thả ghép nàyphải có trọng lượng lớn hơn nhiều so với các loại cá chính, khoảng 20-30 con/kg Thảghép sẽ tận dụng được các phần thức ăn thừa, đồng thời còn làm sạch hồ Thức ăn CNchiếm đến 80 %, 20% còn lại là những thức ăn tươi khác như rau, bèo, phân gia cầm.Giá thức ăn CN khá cao, do vậy mà CPTB/ sào ở phương thức này lên tới 4,207 triệuđồng, mặc dù thời gian có thể thu hoạch cũng khoảng 4,5 tháng

Đối với phương thức 3: Nhiều loại cá được nuôi trong một hồ, thậm chí có một số

Trang 36

thức ăn tự có, chủ yếu là bèo và phân gia cầm, vì thế mà chi phí thức ăn thấp, chỉ bằngkhoảng 1/5 chi phí so với phương thức 2, vì không được đầu tư đúng mức nên thờigian thu hoạch cá lên đến 7 tháng và trọng lượng trung bình mỗi loại cá rất thấp.

3.2.1.2 Chi phí nuôi cá của các loại hộ loại hộ

Bảng 4 : Chi phí nuôi cá của các loại hộ ĐVT: 1000 đ/sào/vụ

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Dựa vào Bảng 4, rõ ràng có sự khác biệt rất lớn về diện tích, cá giống, thức ăncho cá, và thời gian nuôi

Diện tích nuôi trồng: Với điều kiện kinh tế cũng như nguồn nhân lực, các hộgiàu hầu như đầu tư chuyên sâu vào nuôi cá, do vậy mà diện tích nuôi khá lớn, trungbình mỗi hộ nuôi cá trong diện tích khoảng 40 sào Do việc quản lý một hồ với diệntích lớn sẽ gặp khó khăn, đồng thời rủi ro cao, nên họ thường chia ra làm nhiều hồ,nuôi các loại cá khác nhau Đối với những hộ khá, thu nhập từ cá chỉ là nguồn thunhập phụ, vì vậy mà diện tích nuôi trồng thấp hơn hẳn những hộ giàu, chỉ khoảng từ 2-

10 sào, còn những hộ trung bình thiếu vốn đầu tư nên diện tích nuôi cá chỉ khoảng 1 -2sào, hay nuôi theo mô hình lúa-cá

Cá giống: Những hộ giàu hầu như mua cá giống có kích thước nhỏ ngay tạitrung tâm bán cá giống, ươm trong 3 tháng rồi chuyển sang hồ có diện tích lớn hơn đểnuôi lên cá thịt, do vậy mà chi phí giống của những hộ này thấp nhất trong các loại hộ.Còn hộ khá thì thường mua những loại cá giống tại trung tâm, còn những loại cá thảghép như cá trắm, cá trôi,cá mè, họ thường mua lại từ những hộ ND khác chuyên ươm

Trang 37

cá để bán lại Những hộ TB đa số mua cá từ những hộ chuyên ươm trồng, do vậy mànhững hộ loại này có chi phí giống cao nhất trong 3 loại hộ.

Thức ăn: Các hộ giàu thường mua thức ăn ở các đại lý phân phối, hay ngay tạicông ty Lái Thiêu, Bình Dương, vì quy mô nuôi lớn nên lượng thức ăn được mua mộtlần rất nhiều, và giá được tính rẻ hơn Ở mỗi vụ nuôi, chi phí thức ăn của một sào là3.704.100đ Điều đó làm giảm bớt rất nhiều tổng chi phí cho nuôi trồng Những hộ TBchỉ nuôi cá trong quy mô nhỏ, họ không chú trọng trong việc thúc đẩy trọng lượng cá,đồng thời, loại thức ăn họ thường lựa chọn để nuôi cá là bèo, rau, cỏ, phân gia cầm, vàmột phần nhỏ thức ăn CN, chiếm từ 0% đến 30% tổng thức ăn Do vậy, chi phí tiêutốn cho thức ăn mỗi vụ trong một sào chỉ có 2.138.900 đ, trong thời gian 7 tháng

Chủng loại cá mà các loại hộ lựa chọn để nuôi cũng có sự khác nhau rõ rệt.Tham khảo ở Bảng 5

Bảng 5: Tỉ lệ % chủng loại cá nuôi của từng loại hộ ĐVT: %

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Nhìn vào Bảng 5: Ta thấy rằng những hộ có điều kiện như hộ giàu thường chọnnuôi những loại cá có giá trị kinh tế cao Có đến 86,7% hộ đã chọn nuôi cá trê, cáchim, và 40,0% chọn nuôi cá basa, đây là những loại cá sinh trưởng nhanh nhưng đòihỏi thức ăn có chất dinh dưỡng cao và khối lượng thức ăn lớn Do đó, chỉ có 20,0% hộ

TB được phỏng vẫn chọn nuôi loại cá này, 20,0% này rơi vào những hộ nuôi cá theo

Trang 38

mô hình lúa – cá, hơn nữa DT nuôi trồng của những hộ TB nhỏ, mỗi hộ khoảng 3,5sào hay ít hơn Do vậy mà nếu như có lựa chọn loại cá đó thì cũng chỉ là số lượng nhỏ.Loại cá chủ yếu mà các hộ TB chọn nuôi là cá trắm cỏ, cá chép, cá rô phi,cá mè bởi vìlượng thức ăn chủ yếu là cỏ, hay chỉ ăn thức ăn thừa của các cá khác như cá chép, cá

mè, chi phí thức ăn thấp

3.2.1 Chi phí của các trung gian

3.2.1.1 Kênh phân phối cấp 3

Bảng 6 :Chi phí trung bình trong một ngày của các nhà buôn cá

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Bảng 6 miêu tả sự khác nhau về khối lượng buôn hàng ngày của từng mắc xíchtrong kênh phân phối cấp 3

Thu gom

Những người thu gom có khối lượng cá mua bán lớn nhất, trung bình mỗi ngàykhoảng 221,5 kg cá các loại Đơn giá bình quân các loại là 20.200 đ/kg Vì vậy màtổng chi phí kinh doanh của người mua gom là rất lớn, trung bình 4.474.357 đ/ngày.Thường một lần mỗi người buôn cá chỉ buôn tối đa là 4 loại cá khác nhau

Chi phí buôn cá gồm 2 phần chủ yếu:

- CP thu mua đầu vào = đơn giá * khối lượng

- CP vận chuyển và thuế chợ : nhiên liệu (dầu máy, xăng); điện nước

Có thể phân nhóm những người thu gom theo các tiêu chí sau:

- Nhóm 1: thu mua của hộ nông dân mỗi ngày từ 8 tạ -1,2 tấn

Trang 39

- Nhóm 2: thu mua của hộ nông dân từ 1-4 tạ, chủ yếu là 2 tạ mỗi ngày

- Nhóm 3: là những thu gom nhỏ, thu mua mỗi ngày từ 50 kg-60 kg mỗi ngày.Việc thu gom dựa vào điều kiện kinh tế của mình, và cả sự quen biết với hộnông dân để có thể mua hàng với số lượng khác nhau

Ước tính mỗi ngày thông qua người thu gom, có khoảng từ 2-2,5 tấn cá từ đượcđưa từ huyện Hương Thuỷ đến chợ Bãi Dâu, chợ đầu mối của tỉnh

Người thu gom mua cá khá đơn giản, vì trọng lượng cá một lứa của một hộ nôngdân thường đồng đều nhau, có vài ngoại lệ cá to hơn ,hoặc nhỏ hơn so với trọng lượngtrung bình chung, nhưng số lượng không nhiều Vì vậy, người thu gom thường “cápgiá cá” bằng mắt thường và mua với một giá, khi bán ra, những người thu gom vớikhối lượng lớn thường phân thành nhiều cỡ cá để bán lại cho bán buôn, bán lẻ

Công việc của người thu gom hầu hết là quanh năm, vì nuôi cá không có mùa vụ

rõ ràng, mà cá con được thả quanh năm Công việc thu gom cá và bán cá thường diễn

ra từ 1h- 9h sáng tại chợ Bãi Dâu Khối lượng mỗi ngày người thu gom vận chuyểnphụ thuộc vào sự biến động của thị trường, nếu “ chợ năng” (từ thường gọi của nhữngngười buôn cá để chỉ khối lượng cá tiêu thụ nhiều trong những ngày trước), thì khốilượng yêu cầu thu hoạch của người thu gom đối với nông dân sẽ tăng Nếu thấy “chợế”, thì khối lượng cá được thu hoạch sẽ giảm xuống

Trang 40

Ảnh 1: Một góc của cảnh mua bán cá tại chợ Bãi Dâu Bán buôn

Trung bình mỗi ngày, chi hí kinh doanh của một người bán buôn khoảng1.852.360 đồng, bao gồm:

- CP thu mua đầu vào = khối lượng (kg) * đơn giá TB (1000đ/kg), khối lượngtrung bình mỗi ngày là 81,6 kg cá các loại, đơn giá bình quân cho tất cả các loại là22,700đ

- CP vận chuyển và thuế chợ, trung bình mỗi ngày 40,000đ

Ở kênh này, người bán buôn đến mua cá trực tiếp từ người thu gom ngay tại chợBãi Dâu

Bán lẻ

Người bán lẻ bán cá trực tiếp cho người tiêu dùng ở nhiều địa điểm khác nhau,khối lượng buôn của họ là nhỏ nhất so với các mắc xích trong kênh Trung bình mỗingày, khối lượng cá họ giao dịch khoảng 13,9 kg, đơn giá TB là 24,800đ/kg Nhữngngười bán lẻ phải mua cá với giá cao nhất, vì nhu cầu của thị trường và đội ngũ bán lẻtrên thị trường khá đông, thế nên, khối lượng buôn của những người bán lẻ hầu như

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng cá nước ngọt tỉnh Thừa Thiên Huế (2006- (2006-2008) - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Bảng 1 Diện tích, năng suất, sản lượng cá nước ngọt tỉnh Thừa Thiên Huế (2006- (2006-2008) (Trang 12)
Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng cá nước ngọt tỉnh Thừa Thiên Huế (2006- (2006-2008) - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Bảng 1 Diện tích, năng suất, sản lượng cá nước ngọt tỉnh Thừa Thiên Huế (2006- (2006-2008) (Trang 12)
d. Tình hình tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2005-2008 - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
d. Tình hình tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2005-2008 (Trang 21)
Bảng 2:Kết quả phát triển kinh tế-xã hội huyện Hương Thuỷ giai đoạn 2005-2008 - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Bảng 2 Kết quả phát triển kinh tế-xã hội huyện Hương Thuỷ giai đoạn 2005-2008 (Trang 21)
Bảng 3: Chi phí nuôi cá theo các phương thức nuôi - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Bảng 3 Chi phí nuôi cá theo các phương thức nuôi (Trang 34)
Bảng 3: Chi phí nuôi cá theo các phương thức nuôi - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Bảng 3 Chi phí nuôi cá theo các phương thức nuôi (Trang 34)
Bảng 4: Chi phí nuôi cá của các loại hộ - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Bảng 4 Chi phí nuôi cá của các loại hộ (Trang 36)
Bảng 4 : Chi phí nuôi cá của các loại hộ - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Bảng 4 Chi phí nuôi cá của các loại hộ (Trang 36)
Bảng 5: Tỉ lệ % chủng loại cá nuôi của từng loại hộ                                                                                    ĐVT: % - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Bảng 5 Tỉ lệ % chủng loại cá nuôi của từng loại hộ ĐVT: % (Trang 37)
Bảng 5:  Tỉ lệ % chủng loại cá nuôi của từng loại hộ                                                                                    ĐVT: % - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Bảng 5 Tỉ lệ % chủng loại cá nuôi của từng loại hộ ĐVT: % (Trang 37)
Bảng 6 :Chi phí trung bình trong một ngày của các nhà buôn cá - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Bảng 6 Chi phí trung bình trong một ngày của các nhà buôn cá (Trang 38)
Bảng 6 miêu tả sự khác nhau về khối lượng buôn hàng ngày của từng mắc xích trong kênh phân phối cấp 3 - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Bảng 6 miêu tả sự khác nhau về khối lượng buôn hàng ngày của từng mắc xích trong kênh phân phối cấp 3 (Trang 38)
Bảng 6 :Chi phí trung bình trong một ngày của các nhà buôn cá - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Bảng 6 Chi phí trung bình trong một ngày của các nhà buôn cá (Trang 38)
Bảng 7 :Chi phí trung bình trong một ngày của các nhà buôn cá - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Bảng 7 Chi phí trung bình trong một ngày của các nhà buôn cá (Trang 41)
Bảng 7 :Chi phí trung bình trong một ngày của các nhà buôn cá - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Bảng 7 Chi phí trung bình trong một ngày của các nhà buôn cá (Trang 41)
Bảng 10: Doanh thu nuôi cá theo cá loại hộ - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Bảng 10 Doanh thu nuôi cá theo cá loại hộ (Trang 44)
Bảng  10: Doanh thu nuôi cá theo cá loại hộ - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
ng 10: Doanh thu nuôi cá theo cá loại hộ (Trang 44)
Bảng 11: Giá cá TB của mỗi loại hộ - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Bảng 11 Giá cá TB của mỗi loại hộ (Trang 46)
Bảng 11: Giá cá TB của mỗi loại hộ - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Bảng 11 Giá cá TB của mỗi loại hộ (Trang 46)
Nhìn vào bảng 15, ta thấy tổng VA của phương thức 1 là cao nhất, 7.092.800 đ, tiếp đến là phương thức 2,5.270.300 đ , thấp nhất là phương thức 3, 2.508.550 đ - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
h ìn vào bảng 15, ta thấy tổng VA của phương thức 1 là cao nhất, 7.092.800 đ, tiếp đến là phương thức 2,5.270.300 đ , thấp nhất là phương thức 3, 2.508.550 đ (Trang 50)
Bảng 16 : Chi phí, doanh thu, giá trị gia tăng phân theo các loại hộ - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Bảng 16 Chi phí, doanh thu, giá trị gia tăng phân theo các loại hộ (Trang 50)
Dựa vào bảng số liệu trên, có sự khác biệt lớn về tổng VA từ hoạt động nuôi cá giữa các loại hộ - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
a vào bảng số liệu trên, có sự khác biệt lớn về tổng VA từ hoạt động nuôi cá giữa các loại hộ (Trang 51)
Bảng 17: Chi phí, VA của từng đối tác tham gia trong chuỗi giá trị Người - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Bảng 17 Chi phí, VA của từng đối tác tham gia trong chuỗi giá trị Người (Trang 51)
Trong bảng 17: - Chi phí trên chính là chi phí gia tăng, hay chi phí trung gian                          - VA=Đơn giá bán – ( Đơn giá mua + CP trung gian) - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
rong bảng 17: - Chi phí trên chính là chi phí gia tăng, hay chi phí trung gian - VA=Đơn giá bán – ( Đơn giá mua + CP trung gian) (Trang 52)
Sơ đồ 3: Phân bổ chi phí, VA của các trung gian trong chuỗi - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Sơ đồ 3 Phân bổ chi phí, VA của các trung gian trong chuỗi (Trang 52)
Bảng 19 :Chi phí, VA của từng đối tác tham gia trong chuỗi giá trị Người  - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Bảng 19 Chi phí, VA của từng đối tác tham gia trong chuỗi giá trị Người (Trang 53)
Sơ đồ 4: Phân bổ chi phí, VA vào mỗi trung gian trong chuỗi ở kênh phân phối  cấp 2 - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Sơ đồ 4 Phân bổ chi phí, VA vào mỗi trung gian trong chuỗi ở kênh phân phối cấp 2 (Trang 53)
Bảng 19 : Chi phí, VA của từng đối tác tham gia trong chuỗi giá trị Người - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Bảng 19 Chi phí, VA của từng đối tác tham gia trong chuỗi giá trị Người (Trang 53)
Sơ đồ 5: Phân bổ chi phí, VA vào mỗi trung gian trong chuỗi ở kênh phân phối  cấp 1 - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Sơ đồ 5 Phân bổ chi phí, VA vào mỗi trung gian trong chuỗi ở kênh phân phối cấp 1 (Trang 54)
Bảng 21: Địa điểm thường mua cá nước ngọt - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Bảng 21 Địa điểm thường mua cá nước ngọt (Trang 57)
Bảng 21:  Địa điểm thường mua cá nước ngọt - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
Bảng 21 Địa điểm thường mua cá nước ngọt (Trang 57)
Dựa vào bảng trên, rõ ràng các hộ nuôi cá chỉ thường trao đổi giá cá với nhau vì tìm hiểu để tìm hiểu giá cá trước khi bán, thông tin ít trao đổi nhất chính là cách chăm  sóc, nuôi cá đây chính là sự “cạnh tranh ngầm”, họ không chia sẻ cách nuôi, đó như l - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
a vào bảng trên, rõ ràng các hộ nuôi cá chỉ thường trao đổi giá cá với nhau vì tìm hiểu để tìm hiểu giá cá trước khi bán, thông tin ít trao đổi nhất chính là cách chăm sóc, nuôi cá đây chính là sự “cạnh tranh ngầm”, họ không chia sẻ cách nuôi, đó như l (Trang 58)
CÁC BẢNG PHỎNG VẤN THU THẬP THÔNG TIN HỘ NUÔI CÁ VÀ NHÀ BUÔNVÀ NHÀ BUÔN - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
CÁC BẢNG PHỎNG VẤN THU THẬP THÔNG TIN HỘ NUÔI CÁ VÀ NHÀ BUÔNVÀ NHÀ BUÔN (Trang 65)
STT Tên Loại hình Bán lẻ(%) NTD(%) - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
n Loại hình Bán lẻ(%) NTD(%) (Trang 77)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w