Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 48 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
48
Dung lượng
580,5 KB
Nội dung
Tuần 23: Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2010 Tập đọc Phân xử tài tình I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu nội dung của bài:Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án. 2. Kỹ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án. 3. Thái độ: Khâm phục tài xử kiện của ông quan án II) Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ SGK. - Bảng phụ ghi nội dung. III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc - Gọi HS đọc bài. - Yêu cầu HS chia đoạn. - Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (đọc 2 lượt), chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. - Gọi HS đọc phần Chú giải - Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu, cách đọc như sau: Hoạt động của trò - 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi trong SGK. - Nhận xét. - 1 HS đọc, lớp theo dõi. - Bài chia 3 đoạn. - 3 HS đọc bài theo thứ tự: + HS 1: Xưa, có một …lấy trộm + HS 2: Đòi người làm chứng…cúi đầu nhận tội. + HS 3: Lần khác…đành nhận tội. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc nối tiếp theo cặp (đọc 2 vòng). - 2 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Theo dõi. - Đọc toàn bài với giọng hồi hộp, hào hứng thể hiện được lòng khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án. Chú ý giọng của từng nhân vật. + Người dẫn chuyện: giọng rõ ràng, rành mạch, biểu thị cảm xúc khâm phục. + Hai người đàn bà: giọng mếu máo, ấm ức. + Quan án: giọng ôn tồn, đĩnh đạc, trang nghiêm. * Tìm hiểu bài 1 - Yêu cầu HS giải thích các từ: công đường, khung cửi, niệm phật. + Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? + Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? + Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp? + Kể lại cách quan án tìm kẻ trộm tiền nhà chùa? + Vì sao quan án lại dùng cách trên? + Quan án phá được các vụ án nhờ đâu? + Nội dung của câu chuyện là gì? c. Đọc diễn cảm - Gọi 4 HS đọc truyện theo vai. Yêu cầu HS dựa vào nội dung bài để tìm giọng đọc phù hợp. - Treo bảng phụ có đoạn văn chọn - Giải thích theo ý hiểu: + Công đường: nơi làm việc của quan lại. + Khung cửi: công cụ dệt vải thô sơ, đóng bằng gỗ. + Niệm phật: đọc kinh lầm rầm để khấn phật. + Người nọ tố cáo người kia lấy cắp vải của mình và nhờ quan xét xử. + Quan đã dùng nhiều cách khác nhau: . Cho đòi người làm chứng nhưng không có . Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, thấy cũng có khung cửi, cũng đi chợ bán vải. . Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một nửa, thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại. + Vì quan hiểu phải tự tay mình làm ra tấm vải, mang bán tấm vải để lấy tiền mới thấy đau xót, tiếc khi công sức lao động của mình bị phá bỏ nên bật khóc khi tấm vải bị xé. + Quan án nói sư cụ biện lễ cúng Phật, cho gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó, vừa chạy đàn vừa niệm Phật. Đánh đòn tâm lí "Đức Phật rất thiêng, ai gian Phật sẽ làm cho nắm thóc trong tay người đó nảy mầm" rồi quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu hé bàn tay cầm thóc ra xem, lập tức cho bắt vì theo quan chỉ kẻ có tật mới hay giật mình. + Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt. + Quan án phá được các vụ án nhờ sự thông minh, quyết đoán. Ông nắm được đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội. * Nội dung: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án. - 4 HS đọc theo vai: người dẫn chuyện, hai người đàn bà bán vải, quan án. 2 hướng dẫn luyện đọc. + GV đọc mẫu. + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. + Nhận xét,cho điểm từng HS. - Luyện đọc theo cặp. - 3 đến 5 HS thi đọc. Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc và bảo: - Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn, vừa niệm Phật. Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho nắm thóc trong tay người đó nảy mầm. Như vậy, ngay gian sẽ rõ. Mới vài vòng chạy, đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình. Chú tiểu kia đành nhận tội. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau. Toán Tiết 111: Xăng - ti - mét khối. Đề - xi - mét khối I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối - Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối 2. Kỹ năng: Đọc và viết đúng các số đo; Giải các bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. 3. Thái độ: Tích cực học tập II) Chuẩn bị: - Bộ đồ dùng dạy học Toán 5. - Bảng phụ, bút dạ. III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: 3 Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ: + Thế nào là thể tích của một hình? - GV đưa ra một số hình hộp chữ nhật được ghép bởi các hình lập phương cạnh 1cm, yêu cầu HS so sánh thể tích của các hình đó. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b.Hình thành biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối: - Đưa ra 1 hình lập phương có cạnh 1dm và 1 hình lập phương có cạnh 1cm cho HS quan sát. - Giới thiệu về xăng-ti-mét khối và đề- xi-mét khối. - Đưa ra mô hình quan hệ giữa xăng-ti- mét khối và đề-xi-mét khối, yêu cầu HS quan sát. - Hướng dẫn HS nhận xét để tìm mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi- mét khối. + Xếp các hình lập phương có thể tích 1cm 3 vào "đầy kín" trong hình lập phương có thể tích 1dm 3 . Trên mô hình là lớp xếp đầu tiên. Hãy quan sát và cho biết lớp này xếp được bao nhiêu hình lập phương có thể tích 1cm 3 ? + Xếp được bao nhiêu lớp như thế thì sẽ "đầy kín" hình lập phương có thể tích 1dm 3 ? + Vậy hình lập phương có thể tích 1dm 3 gồm bao nhiêu hình lập phương thể tích 1cm 3 ? - Kết luận: Hình lập phương cạnh 1dm gồm 10 × 10 × 10 = 1000 hình lập phương Hoạt động của trò - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. - HS quan sát hình. - HS nghe và nhắc lại: + Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm. Xăng-ti-mét khối viết tắt là cm 3 + Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm. Đề-xi-mét khối viết tắt là dm 3 - Quan sát mô hình. - Theo dõi thao tác của GV. + Lớp xếp đầu tiên có 10 hàng, mỗi hàng có 10 hình, vậy có 10 × 10 = 100 (hình) + Xếp được 10 lớp như thế (vì 1dm = 10cm) + Hình lập phương thể tích 1dm 3 gồm 1000 hình lập phương thể tích 1cm 3 . - HS nối tiếp nhau nhắc lại kết luận của GV. 4 cạnh 1cm. Ta có: 1dm 3 = 1000 cm 3 c. Luyện tập, thực hành: - Mời 1 HS nêu yêu cầu của bài. - Gắn bảng phụ ghi nội dung BT1. - Yêu cầu HS đọc mẫu và tự làm bài vào SGK. - Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc và viết các số đo thể tích có đơn vị là xăng-ti- mét khối và đề-xi-mét khối theo yêu cầu của bài. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, ghi điểm. - Yêu cầu HS đổi chéo SGK kiểm tra lẫn nhau. - Mời 1 HS nêu yêu cầu của bài. - Viết lên bảng các trường hợp sau: 5,8dm 3 = … cm 3 154 000cm 3 = … dm 3 - Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp nêu cách làm của 2 trường hợp trên. - Gọi 2 HS đại diện cho 2 nhóm lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài ra nháp. - Yêu cầu 2 HS lần lượt nêu cách làm của mình. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng. - Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài vào vở. - Thu vở của một số bàn để chấm. - GV nhận xét, ghi điểm. - Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. Bài 1(116): Viết vào ô trống (theo mẫu) - 1 HS nêu. - 1HS làm bảng phụ, lớp làm vào SGK. Viết số Đọc số 76cm 3 bảy mươi sáu xăng-ti-mét khối 519dm 3 năm trăm mười chín đề-xi-mét khối 85,08dm 3 tám mươi lăm phẩy không tám đề-xi-mét khối 5 4 cm 3 bốn phần năm xăng-ti-mét khối 192cm 3 một trăm chín mươi hai xăng-ti-mét khối 2001dm 3 hai nghìn không trăm linh một đề- xi-mét khối 8 3 cm 3 ba phần tám xăng-ti-mét khối Bài 2(117): Viết số thích hợp vào chỗ chấm: - 1HS nêu. - HS theo dõi. - HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV. 5,8dm 3 = … cm 3 Ta có: 1dm 3 = 1000 cm 3 Mà 5,8 × 1000 = 5800 Nên 5,8dm 3 = 5800 cm 3 154 000cm 3 = … dm 3 Ta có: 1000cm 3 = 1dm 3 Mà 154 000 : 1000 = 154 Nên 154 000cm 3 = 154 dm 3 - HS làm theo yêu cầu của GV. a, 1dm 3 = 1000 cm 3 375dm 3 = 375000 cm 3 5,8dm 3 = 5800 cm 3 5 4 dm 3 = 800 cm 3 b, 2000cm 3 = 2 dm 3 154 000cm 3 = 154 dm 3 490 000cm 3 = 490 dm 3 5100cm 3 = 5,1 dm 3 3. Củng cố, dặn dò: - Tổ chức cho HS thi đọc và viết các số đo thể tích có đơn vị là xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học. 5 Chính tả (nhớ – viết) Cao Bằng I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố cách viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam. 2. Kỹ năng: Nhớ - viết và trình bày đúng chính tả 4 khổ thơ đầu của bài Cao Bằng - Làm đúng bài tập chính tả về viết hoa đúng tên người, tên địa lý Việt Nam. 3. Thái độ: Yêu quý và có ý thức bảo vệ, giữ gìn các cảnh đẹp trên đất nước Việt Nam. II) Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi sẵn BT 2, phần Luyện tập III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ + Hãy nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. - Nhận xét câu trả lời của HS. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn nghe - viết chính tả * Trao đổi về nội dung đoạn thơ - Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn thơ + Những từ ngữ, chi tiết nào nói lên địa thế của Cao Bằng? + Em có nhận xét gì về con người Cao Bằng? * Hướng dẫn HS viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. * Viết chính tả - Hướng dẫn HS cách trình bày. - Yêu cầu HS viết bài. * Soát lỗi, chấm bài. - Yêu cầu HS tự soát lỗi. - Thu và chấm 2 bàn. c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng Hoạt động của trò - 2HS nêu: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên. - 2 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu của bài trước lớp. + Những từ ngữ, chi tiết: sau khi qua đèo Gió, lại vượt đèo Giàng, lại vượt đèo Cao Bắc. + Con người Cao Bằng rất đôn hậu và mến khách. - Tìm và luyện viết: Đèo Giàng, dịu dàng, suối trong, núi cao, làm sao, sâu sắc, . - Lắng nghe. - Tự viết bài theo trí nhớ. - Đọc lại bài và soát lỗi. Bài 2(48): - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - 1 HS làm trên bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 6 - Nhận xét, kết luận lời giải đúng - Chữa bài (nếu sai) * Đáp án: a) Người nữ anh hùng trẻ tuổi hy sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu. b) Người lấy thân mình làm giá súng trong chiến dịch Điện Biên Phủ là anh Bế Văn Đàn c) Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đặt mìn trên cầu Công Lí mưu sát Mắc-Na-ma-ra là anh Nguyễn Văn Trỗi. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS làm bài theo cặp. - Gọi HS phát biểu ý kiến - Nhận xét, kết luận lời giải đúng + Tại sao lại phải viết hoa các tên đó? - Nhận xét câu trả lời của HS - Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ. Bài 3(48): - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi làm bài - Mỗi HS chỉ ra 1 địa danh viết sai và viết lại trên bảng cho đúng * Đáp án: Viết sai Viết đúng Hai ngàn Ngã ba Pù mo Pù xai Hai Ngàn Ngã Ba Pù Mo Pù Xai + Vì đó là tên địa lí Việt Nam, các chữ đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó đều phải viết hoa. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai. Đạo đức Em yêu Tổ quốc Việt Nam (Tiết 1) I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Tổ quốc của em là Việt Nam ; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế. - Học sinh có những hiểu biết ban đầu về văn hóa, kinh tế, truyền thống con người Việt Nam. - Học sinh biết tại sao phải yêu Tổ quốc Việt Nam. - Biết một số di sản (thiên nhiên) Thế giới của Việt Nam và một số công trình lớn của đất nước như: Vịnh Hạ Long; Phong Nha - Kẻ Bàng; Nhà máy thủy điện Sơn La . 2. Kỹ năng: Giới thiệu thông tin, trả lời câu hỏi 3. Thái độ: - Tích cực học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động BVMT để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. 7 - Quan tâm đến sự phát triển của đất nước; yêu quý và tự hào về truyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam. II) Chuẩn bị: - Tranh, ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác. III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao phải tôn trọng UBND xã (phường)? - Nêu một số việc thuộc quyền giải quyết của UBND xã (phường). 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: b) Nội dung: * Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (SGK- Tr.34) - Chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm nghiên cứu, giới thiệu một nội dung thông tin trong SGK - Gọi các nhóm trình bày. - Kết luận: Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau: + Em biết thêm gì về đất nước Việt Nam? + Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam? + Nước ta còn có những khó khăn gì? + Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước? - Kết luận: Tổ quốc chúng ta là Việt Nam. Là người Việt Nam chúng ta phải tự hào, yêu quý Tổ quốc mình; phải gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc - Yêu cầu HS đọc mục: ghi nhớ (SGK) Hoạt động 3: Làm bài tập 1 (SGK) Hoạt động của trò - 2 học sinh - 1 học sinh * Tìm hiểu thông tin: - Các nhóm chuẩn bị, thảo luận theo hướng dẫn của GV. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nghe. * Thảo luận nhóm 2: - Các nhóm làm việc. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc. - Thảo luận nhóm 4, cử đại diện trình bày 8 - Yêu cầu các nhóm HS giới thiệu 1 sự kiện, 1 bài hát, 1 bài thơ, tranh ảnh, … liên quan đến mốc thời gian hoặc 1 địa danh của Việt Nam đã nêu trong BT 1 - Nhận xét, kết luận về BT 1 Hoạt động tiếp nối: Yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh có trong BT 2, vẽ tranh về đất nước, con người Việt Nam. - Về sưu tầm Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2010 Toán Tiết 112: Mét khối I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh có biểu tượng về mét khối, nhận biết được mối quan hệ giữa mét khối với đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối 2. Kỹ năng: - Đọc đúng và viết đúng các số đo thể tích có đơn vị là mét khối - Đổi đúng các đơn vị đo giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối. - Giải đúng các bài tập có liên quan. 3. Thái độ: Tích cực học tập II) Chuẩn bị: - Học sinh: Bảng con - Giáo viên: Hình lập phương có cạnh là 1cm hoặc 1dm ở bộ ĐDDH toán 5; Bảng phụ, Các hình minh hoạ trong SGK. III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ: + Thế nào là xăng-ti-mét khối? + Thế nào là đề-xi-mét khối? + Nêu mối quan hệ giữa đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối? - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối với đề-xi- mét khối, với xăng-ti-mét khối: - Đưa ra mô hình minh hoạ mét khối và giới thiệu: + Để đo thể tích người ta còn dùng đơn Hoạt động của trò - 3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. - Quan sát hình, nghe GV giới thiệu. 9 vị là mét khối. + Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1m. + Mét khối viết tắt là m 3 . - Đưa ra mô hình quan hệ giữa mét khối và đề-xi-mét khối, HDHS hình thành mối quan hệ giữa hai đơn vị này: + Xếp các hình lập phương có thể tích 1dm 3 vào "đầy kín" trong hình lập phương có thể tích 1m 3 . Trên mô hình là lớp xếp đầu tiên. Hãy quan sát và cho biết lớp này xếp được bao nhiêu hình lập phương có thể tích 1dm 3 ? + Xếp được bao nhiêu lớp như thế thì sẽ "đầy kín" hình lập phương có thể tích 1m 3 ? + Vậy hình lập phương có thể tích 1m 3 gồm bao nhiêu hình lập phương thể tích 1dm 3 ? - Kết luận: Hình lập phương cạnh 1m gồm 10 × 10 × 10= 1000 hình lập phương cạnh 1dm. Ta có: 1m 3 = 1000 dm 3 + Nếu dùng các hình lập phương cạnh 1cm để xếp vào cho đầy kín hình lập phương cạnh 1m thì sẽ xếp được bao nhiêu hình? - Kết luận: Hình lập phương cạnh 1m gồm 100 × 100 × 100= 1000000 hình lập phương cạnh 1cm. Ta có: 1m 3 = 1000000 cm 3 - Yêu cầu HS nhắc lại kết luận trên. + 1m 3 gấp bao nhiêu lần 1dm 3 ? + 1dm 3 bằng một phần bao nhiêu của 1m 3 ? + 1dm 3 gấp bao nhiêu lần 1cm 3 ? + 1cm 3 bằng một phần bao nhiêu của 1dm 3 ? + Hãy cho biết mỗi đơn vị đo thể tích gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó? - Quan sát mô hình, trả lời các câu hỏi của GV để rút ra kết luận về mối quan hệ giữa mét khối với đề-xi-mét khối, với xăng-ti- mét khối. + Lớp xếp đầu tiên có 10 hàng, mỗi hàng có 10 hình, vậy có 10 × 10 = 100 (hình) + Xếp được 10 lớp như thế (vì 1m = 10dm) + Hình lập phương thể tích 1m 3 gồm 1000 hình lập phương thể tích 1dm 3 . - HS nối tiếp nhau nhắc lại kết luận của GV. + HS trao đổi và nêu: Xếp được 100 × 100 × 100= 1000000 (hình) - HS nối tiếp nhau nhắc lại kết luận. + 1m 3 gấp 1000 lần 1dm 3 + 1dm 3 bằng một phần nghìn của 1m 3 + 1dm 3 gấp 1000 lần 1cm 3 + 1cm 3 bằng một phần nghìn của 1dm 3 + Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó. 10