1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÒNG KINH tế và hạ TẦNG HUYỆN lục NAM, TỈNH bắc GIANG

15 121 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 182 KB

Nội dung

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI, THỊ TRƯỜNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG CHÍNH SÁCH KINH TẾ, THƯƠNG MẠI...7 4.1 Đánh giá chung về thực trạng thương mại, thị trường trên địa bàn huyện Lụ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Đơn vị thực tập:

PHÒNG KINH TẾ VÀ HẠ TẦNG HUYỆN LỤC NAM, TỈNH

BẮC GIANG

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ THƯƠNG MẠI

- Họ và tên: Th.S Vũ Thị Hồng Phượng - Họ và tên: Lê Thị Mai

- Bộ môn: Quản lý kinh tế - Lớp: K50F3

Hà Nội, 2018

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC VIẾT TẮT ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU iii

1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÒNG KINH TẾ VÀ HẠ TẦNG 1

1.1 Vị trí, chức năng 1

1.2 Nhiệm vụ 1

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy 1

1.4 Cơ sở vật chất 2

2 CÁC CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ, THƯƠNG MẠI 3

3.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA HUYỆN LỤC NAM 5 3.1 Thực trạng hoạt động thương mại hàng hóa 5

3.2 Thực trạng hoạt động thương mại dịch vụ 6

3.3 Thực trạng thị trường ở huyện Lục Nam 6

4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI, THỊ TRƯỜNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG CHÍNH SÁCH KINH TẾ, THƯƠNG MẠI 7

4.1 Đánh giá chung về thực trạng thương mại, thị trường trên địa bàn huyện Lục Nam 7

4.2 Tác động của các chính sách kinh tế tới hoạt động thương mại 8

5 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT 9

6 ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

DANH MỤC VIẾT TẮT

UBND: Ủy ban nhân dân

XTTM: Xúc tiến thương mại

TTTM: Trung tâm thương mại

Sở NN&PTNT: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Tình hình phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Lục Nam

Bảng 2 Tình hình phát triển thương mại dịch vụ huyện Lục Nam giai đoạn 2013-2017

Trang 5

1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÒNG KINH TẾ VÀ HẠ TẦNG

1.1 Vị trí, chức năng

a) Vị trí

Phòng Kinh tế và Hạ tầng (sau đây gọi tắt là Phòng Kinh tế) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Phòng Kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản theo quy định của Pháp luật, chịu sự chỉ đạo quản lý và điều hành của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Công thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng,

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang

b) Chức năng

Phòng Kinh tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Lục Nam thực hiện chức năng tham mưu giúp UBND huyện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu kinh tế, nhà ở, khoa học công nghệ

1.2 Nhiệm vụ

a) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực công thương thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện

b) Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về lĩnh vực công thương

c) Tổ chức, hướng dẫn và thực hiện chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp, mở rộng sản xuất – kinh doanh;

tổ chức các hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất – kinh doanh thuộc lĩnh vực công thương

d) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn huyện; tham gia xây dựng quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện, xây dựng, lập hồ sơ thành lập, mở rộng, bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn huyện; lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng và tổ chức triển khai đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Hiện nay Phòng Kinh tế huyện Lục Nam gồm có 01 Trưởng Phòng, 02 Phó Trưởng phòng, và các công chức chuyên môn (6 chuyên viên)

Sơ đồ tổ chức bộ máy Phòng Kinh tế

Trang 6

Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND

huyện, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng

Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác và

chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được Trưởng phòng phân công

Chuyên viên là người giúp lãnh đạo phòng theo dõi Tổ chức bộ máy, Thống kê,

tổng hợp, báo cáo hoạt động của cơ quan hàng tháng, quý, 6 tháng và cả năm đối với UBND huyện, Phòng Kinh tế

1.4 Cơ sở vật chất

Hiện nay, trong Phòng Kinh tế có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật như:

Với diện tích Phòng khoảng 25m2 ,có thể nói trang thiết bị tại Phòng Kinh tế tương đối đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của nhân viên trong quá trình làm việc Các cán bộ trong đơn vị đều có trình độ cử nhân đại học loại khá trở lên, có tinh thần làm việc hết mình, có trách nhiệm với công việc chung và nhiệm vụ được giao, thái độ làm việc nghiêm túc và khẩn trương

Trưởng phòng

Phó trưởng phòng

Chuyên viên

Trang 7

2 CÁC CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ, THƯƠNG MẠI

Hệ thống các chính sách là loại công cụ linh hoạt và hiệu quả, rất phù hợp với loại hình kinh tế năng động và đòi hỏi sự hỗ trợ lớn của Nhà nước Có thể kể ra một số chính sách được Nhà nước ta sử dụng như: Chính sách thương mại hàng hóa, dịch vụ; chính sách xuất nhập khẩu; chính sách đầu tư phát triển hạ tầng thương mại; chính sách thương nhân; chính sách thị trường,…

Các chính sách thương mại đối với huyện Lục Nam do UBND tỉnh Bắc Giang ban hành cụ thể như sau:

Thứ nhất, Chính sách ưu đãi về tài chính và tín dụng

Phát triển kinh tế hạ tầng thương mại, đầu tư sản xuất kinh doanh được vay vốn tín dụng thương mại của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việc vay vốn được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về “Một số chính sách tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn”, việc vay vốn được ưu đãi sẽ giúp doanh nghiệp, thương nhân giải quyết tốt hơn nhu cầu về vốn kinh doanh

Thứ hai, Chính sách thương nhân

Nhằm tạo môi trường để thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được tham gia hoạt động thương mại, huyện đã có những chính sách hỗ trợ đào tạo, phát triển thương nhân, khuyến khích ý chí làm giàu và tôn vinh

Thứ ba, Chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại

Trên cơ sở Quyết định 518/QĐ-BTM ngày 02/4/2007 của Bộ Thương Mại về kế hoạch triển khai thực hiện quyết định 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 và căn cứ Quyết định số 1629/QĐ-UBND ngày 06/11/2012 của tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Lục Nam đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành chức năng tổ chức triển khai thực hiện, tuyên truyền các quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt Tình hình quy hoạch trên địa bàn huyện được thực hiện với một số lĩnh vực sau:

Quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại nông thôn

Trong thời gian qua, huyện Lục Nam đã xây dựng quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại nông thôn đến năm 2020, dự kiến huy động nguồn vốn trên 4300

tỷ đồng và dành tổng diện tích đất khoảng trên 802 ha để phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn Bên cạnh đó, huyện xây dựng danh mục đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư, có chính sách ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng, thuế để khuyến khích, kêu gọi đầu tư cho phát triển hạ tầng thương mại nông thôn

Trang 8

Quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại và siêu thị

Thiết lập một mạng lưới chợ, trung tâm thương mại (TTTM) và siêu thị phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cấp toàn bộ các chợ ở khu vực nông thôn, miền núi có cơ sở vật chất không đảm bảo, xây dựng một số chợ mới ở các cụm dân cư, cụm công nghiệp, khu công nghiệp Đẩy mạnh xã hội hóa các hình thức đầu tư chợ, TTTM và siêu thị, huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư trong xã hội vào phát triển chợ Đa dạng hóa hình thức quản lý kinh doanh, khai thác chợ, TTTM và siêu thị, quy định thống nhất phương thức quản lý kinh doanh, khai thác theo đúng quy định của nhà nước, mục đính là thuận lợi và hiệu quả

Quy hoạch đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu

Trong giai đoạn 2011-2018, sẽ xây dựng mới khoảng 125 cửa hàng Với khoảng

508 cột bơm, nhu cầu tiêu dùng xăng dầu trên địa bàn huyện vào khoảng 450.000

m3/năm, trong đó khối lượng bán lẻ chiếm khoảng 40-50%

Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ

Trong những năm tới, huyện Lục Nam sẽ phát triển mạnh thương mại điện tử, trước hết là thực hiện mạng liên kết doanh nghiệp với người tiêu dùng (hình thức bán lẻ) Xây dựng và hình thành mạng lưới bán buôn, được bố trí ở các thị trấn, khu vực trung tâm có vị trí quan trọng, thuận lợi giao thông nhằm là đầu mối liên kết, cung ứng hàng hóa cho thị trường Đối với hệ thống bán lẻ, quy hoạch phải phù hợp với địa bàn dân cư, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định Quy hoạch phải đảm bảo tính khoa học nhằm phát huy hiệu quả hoạt động, phát hiện kịp thời để sửa đổi bổ sung cho phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương

Thứ tư, Chính sách thị trường

Sở NN&PTNT của tỉnh, UBND các huyện tổ chức tốt việc cung cấp thông tin thị trường, khuyến cáo khoa học kỹ thuật, giúp doanh nghiệp định hướng sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước

Nhà nước đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp Nhà nước với hợp tác

xã, hộ nông dân

Thứ năm, Chính sách xúc tiến thương mại

Với lợi thế về đất đai, giao thông đi lại thuận tiện, những năm qua trên địa bàn huyện Lục Nam đã tích cực đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó phát triển cây ăn quả thành cây chủ lực trong ngành nông nghiệp đã có thực tiễn đúng về lựa chọn hướng phát triển đa dạng, bền vững, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, cải thiện thu nhập cho người lao động Do đó, huyện cần tận dụng về lợi thế và có những chính sách như: khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng

Trang 9

hóa, quảng bá sản phẩm, hội chợ triển lãm để thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết với các thị trường trong và ngoài nước Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua hệ thống xúc tiến thương mại ở địa phương

NAM

3.1 Thực trạng hoạt động thương mại hàng hóa

Trong những năm qua, nhờ khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế, huyện đã hình thành các vùng cây ăn quả cho thu nhập cao được trồng chủ yếu như: vải, cam, dứa ở xã Bảo Sơn, na Huyền Sơn, nhãn Đan Hội,… Các loại cây ăn quả ngắn ngày như dưa hấu, dưa lê, dưa bao tử xuất khẩu,… tập trung ở xã Tam Dị, củ đậu ở xã Phương Sơn phát triển mạnh, được thị trường ưa chuộng

Từ năm 2013 đến nay, diện tích trồng cây ăn quả tăng rất nhanh Hiện nay, huyện đang tích cực chuyển đổi cây trồng mở rộng diện tích từ cây vải sang các loại cây có múi như cam canh, cam Vinh, bưởi da xanh, bưởi Diễn, nhờ đó, việc phát triển cây có múi trên địa bàn huyện tăng nhanh, từ 40 ha năm 2013 lên 462 ha tính đến cuối năm

2017 Đặc biệt, đã hình thành liên kết sản xuất theo nhóm hộ, hợp tác xã, tập trung duy trì và tăng diện trồng cây dứa tại xã Bảo Sơn được sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP Với loại cây trồng này có đặc điểm dễ trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm thu về từ hai đến ba tỷ đồng từ cho người trồng từ việc bán trong nội địa và xuất khẩu

ra thị trường nước ngoài như Trung Quốc

Bảng 1 Tình hình phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Lục Nam

Đơn vị: ha

Loại cây trồng

khác

2014 1.213 233 67 198 187 55 473

2015 2.115 200 135 312 385 89 994

2016 3.685 192 230 486 423 115 2.239

2017 4.760 183 462 668 764 178 2.505

Nguồn: Chi cục thống kê Lục Nam 2017

Có thể nói rằng trong giai đoạn 2013-2017, huyện Lục Nam đã nỗ lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế và đạt kết quả đáng mừng Giá trị sản xuất nông nghiệp duy trì được sự phát triển ổn định, diện tích đất trồng ngày càng tăng lên, sản lượng sản phẩm năm sau tăng hơn so với năm trước nhờ áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất Năng suất các loại cây trồng chính đều tăng so với năm trước

3.2 Thực trạng hoạt động thương mại dịch vụ

Lục Nam là huyện miền núi, rừng nhiệt đới có độ che phủ rất lớn, đây là điều

Trang 10

kiện tốt cho du lịch sinh thái với khu du lịch Suối Mỡ ở xã Nghĩa Phương, Hồ Suối Nứa ở xã Đông Hưng Trong đó khu du lịch Suối Mỡ được được tỉnh Bắc Giang xây dựng dự án khu du lịch Nhờ vậy, hoạt động thương mại, dịch vụ và kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt được kết quả tích cực Đây cũng là một lĩnh vực để phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu năm sau tăng nhiều hơn so với năm trước góp phần cải thiện mức sống của người dân

Bảng 2 Tình hình phát triển thương mại dịch vụ huyện Lục Nam giai đoạn

2013-2017

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ (tỷ đồng) 1,33 1,52 1,63 1,94 2,21 Doanh thu (tỷ đồng) 0,45 0,53 0,68 0,74 0,8 Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 1,65 2,11 2,85 3,63 1.220 Kim ngạch nhập khẩu (triệu USD) 1,7 2,02 2,97 3,59 1.200

Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu Chi cục thống kê Lục Nam 2017

3.3 Thực trạng thị trường ở huyện Lục Nam

Huyện Lục Nam đã đẩy mạnh việc triển khai các hoạt động XTTM để mở rộng thị trường nội địa, kích cầu tiêu dùng trong địa bàn huyện, đồng thời tạo các điều kiện về cơ

sở hạ tầng vật chất cần thiết cho hệ thống phân phối giúp các DN chiếm lĩnh và đứng vững trên thị trường nội địa; chỉ đạo chặt chẽ và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực

hiện chương trình “hoạt động xúc tiến thương mại ” và lấy nội dung này làm trọng tâm tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Đặc biệt, để các thị trường và thương nhân biết đến nhiều hơn, ngày 23/9/2017, huyện Lục Nam đã tổ chức khai mạc Ngày hội mỗi làng một sản phẩm huyện Lục Nam lần thứ nhất (diễn ra trong ba ngày), ngày hội đã đạt được mục đích, ý nghĩa, nội dung theo kế hoạch đề ra; đã quảng bá, giới thiệu các loại hàng nông, lâm, thủy sản và các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, thế mạnh của huyện đến bạn bè và du khách trong và ngoài huyện Trong ba ngày đã tiêu thụ vài chục tấn nông sản, thực phẩm các loại Thông qua Ngày hội còn tạo dựng nền tảng cho việc khuyến khích và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với xây dựng

và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng cho tiềm năng, thế mạnh của huyện trong thời gian tới Các thị trường tiêu thụ chủ yếu đó là Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, và một số thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Mỹ (xuất khẩu vải thiều)

4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI, THỊ TRƯỜNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG CHÍNH SÁCH KINH TẾ, THƯƠNG MẠI

Trang 11

4.1 Đánh giá chung về thực trạng thương mại, thị trường trên địa bàn huyện Lục Nam

a) Những kết quả đạt được

Sau khi UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt chính sách quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 tại quyết định số 1629/QĐ-UBND ngày 06/11/2012, UBND huyện Lục Nam đã chỉ đạo các cơ quan ban ngành chức năng tổ chức triển khai thực hiện, tuyên truyền các quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt đến nhân dân trong huyện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các hội nghị, cung cấp hồ sơ quy hoạch được duyệt cho các xã, thị trấn

để triển khai thực hiện Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch đã được UBND huyện chú trọng, quan tâm trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế phù hợp với các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện

Các hoạt động thương mại được khuyến khích phát triển tự do hơn trên cơ sở thực thi cơ chế quản lý phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường Một vấn đề rất đáng quan tâm là đã làm chuyển biến sự nhận thức của cả hệ thống chính trị, cán bộ, công chức và nhân dân về vị trí, vai trò quan trọng của ngành thương mại, về định hướng phát triển sản xuất và định hướng tiêu dùng trong nền kinh tế, qua đó có những chủ trương chính sách phù hợp

Có mạng lưới hệ thống phân phối tương đối phát triển, đồng bộ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế Sự phát triển của lực lượng thương nghiệp tư nhân đã làm tăng thêm năng lực cung ứng hàng hóa cho tiêu dùng của dân cư trong tỉnh và đã góp phần kích thích mở rộng tiêu dùng kể cả trong đời sống và sản xuất

Hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng được nhu cầu thị hiếu tiêu dùng tại chỗ Tình trạng mua bán lòng vòng không còn tồn tại như trước đây, chất lượng hàng hóa được đảm bảo hơn

Phương thức mua bán ngày càng đổi mới, nhất là lĩnh vực bán lẻ, mô hình văn minh thương mại mới xuất hiện làm cho thương mại của huyện khởi sắc

b) Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những mặt thành công, vẫn còn tồn tại một số những hạn chế nhất định như:

- Vẫn xảy ra tình trạng hàng kém chất lượng tuồn ra bên ngoài thị trường Do hàng hóa nông sản ở nước ta có tính mùa vụ khi mua bán, trao đổi nên hiện tượng

“được mùa mất giá, được giá mất mùa” vẫn xảy ra qua các mùa vụ làm cho các hộ

luôn bị thương nhân ép giá nhất là thời điểm chính vụ Chất lượng sản phẩm vẫn chưa đồng đều giữa các khu sản xuât

- Năng lực cạnh tranh còn thấp, mặt hàng nông sản chưa có có sức cạnh tranh nhiều so với hàng hóa nước ngoài, do vậy công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, tìm

Ngày đăng: 27/04/2020, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w