1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN TỈNH GIA LAI

116 157 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Do đó, hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế là một trong những lĩnh vực có ýnghĩa quan trọng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh GiaLai nói riêng.. Nghĩa thứ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Phan Bùi Thảo Nhi

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Trang 3

Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT

1.1 Cơ sở lý luận về thu hút khách du lịch quốc tế 8

1.1.1 Khái niệm về du lịch 8

1.1.2 Khái niệm du lịch quốc tế 9

1.1.3 Khái niệm về khách du lịch quốc tế 10

1.1.4 Động cơ và nhu cầu của khách du lịch quốc tế 11

1.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế 13

1.2 Các thế mạnh để thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Gia Lai 16

1.2.1 Điều kiện tự nhiên, địa danh du lịch 16

1.2.2 Di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc 17

1.2.3 Văn hóa truyền thống, lễ hội 18

1.3 Sự cần thiết phải thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Gia Lai 19

1.3.1 Phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh 19

1.3.2 Khai thác tiềm năng và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nhằm bảo tồn hệ sinh thái để phát triển du lịch quôc tế 20

1.3.3 Góp phần tăng nguồn thu ngân sách, thay đổi cơ cấu kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội của Tỉnh 21

1.3.4 Góp phần quảng bá hình ảnh của Tỉnh 21

Trang 4

kinh nghiệm cho tỉnh Gia Lai 22

1.4.1 Kinh nghiệm thu hút khách du lịch quốc tế của Sapa 24

1.4.2 Kinh nghiệm thu hút khách du lịch quốc tế đến Mêxico 24

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Gia Lai 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2009-2014 28

2.1 Tình hình thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Gia Lai .28

2.1.1 Số lượt khách du lịch quốc tế 28

2.1.2 Cơ cấu khách du lịch quốc tế 31

2.1.3 Mục đích đến tỉnh Gia Lai của khách du lịch quốc tế 33

2.1.4 Mức chi tiêu bình quân 33

2.1.5 Cơ cấu doanh thu dịch vụ du lịch quốc tế 35

2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Gia Lai 37

2.2.1 Tình hình xây dựng, mở rộng và nâng cấp dịch vụ du lịch quốc tế của Gia Lai giai đoạn 2009-2014 37

2.2.1.1 Nguồn vốn đầu tư vào du lịch quốc tế tỉnh Gia Lai 37

2.2.1.2 Về việc xây dựng, mở rộng và nâng cấp hệ thống các cơ sở lưu trú 40

2.2.1.3 Về việc xây dựng, mở rộng và nâng cấp chất lượng cơ sở ăn uống và các tiện nghi phục vụ du lịch quốc tế 43

2.3 Điều tra cảm nhận của khách du lịch quốc tế 49

2.3.1 Đối tượng điều tra 49

2.3.2 Phương pháp thu thập mẫu nghiên cưu 49

2.3.3 Thiết kể bảng hỏi 50

2.3.4 Báo cáo kết quả nghiên cứu 50

Trang 5

Lai 52

2.4.1 Những thành quả và nguyên nhân 52

2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân 59

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN TỈNH GIA LAI ĐẾN NĂM 2020 57

3.1 Một số dự báo về xu hướng du lịch trên thế giới, trong khu vực Đông Nam Á và ở Việt Nam 57

3.1.1 Dự báo về xu hướng du lịch quốc tế trên thế giới 57

3.1.2 Dự báo về xu hướng du lịch quốc tế của các nước ASEAN 59

3.1.2 Dự báo về xu hướng du lịch quốc tế tại Việt Nam 59

3.2 Cơ hội và thách thức đối với tỉnh Gia Lai 61

3.2.1 Cơ hội đối với tỉnh Gia Lai 61

3.2.2 Thách thức đối với tỉnh Gia Lai 63

3.3 Quan điểm, mục tiêu phấn đấu, định hướng thu hút khách du lịch quốc tế của tỉnh Gia Lai 64

3.3.1 Quan điểm 64

3.3.2 Mục tiêu phấn đấu 65

3.3.3 Định hướng phát triển du lịch Tỉnh 65

3.3.3.1 Định hướng thị trường du lịch Tỉnh 65

3.3.3.2 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch 68

3.3.3.3 Định hướng công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch 69

3.3.3.4 Định hướng phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động du lịch 70

3.3.3.5 Định hướng hợp tác, liên kết trong nước, khu vực và quốc tế 71

3.3.3.6 Định hướng đầu tư, phát triển du lịch 72

Trang 6

tỉnh Gia Lai 76

3.4.1 Nhóm các giải pháp vĩ mô 76

3.4.1.1 Nhóm các giải pháp về thị trường 76

3.4.1.2 Giải pháp về đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch 79

3.4.1.3 Giải pháp về nguồn nhân lực chất lượng cao 83

3.4.1.4 Giải pháp về công tác xúc tiến đầu tư và triển khai dự án 84

3.4.2 Nhóm các giải pháp vi mô 86

3.4.2.1 Giải pháp quảng bá sản phẩm du lịch đặc thù – xây dựng thương hiệu điểm đến .86

3.4.2.1 Tăng cường bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững 87

3.5 Một số kiến nghị đối với chính phủ và các bên hữu quan 90

3.5.1 Đối với chính phủ 91

3.5.2 Đối với Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch 91

3.5.3 Đối với Ủy ban nhân dân, Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Gia Lai 91

3.5.4 Đối với các doanh nghiệp, kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn Tỉnh 92

KẾT LUẬN 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

1 ASEAN Association of Southeast Asian

4 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa

5 ITE International Tourist Expo Triễn lãm du lịch quốc tế

7 UNWTO World Tourism Organization Tổ chức du lịch thế giới

United Nations Educational, Scientific and cultural organization

Tổ chức giáo dục, khoa học,

vầ văn hóa của Liên HợpQuốc

9 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

10 MICE Meeting – Incentive –

Convention - Exhibition

Hội họp – Khen thưởng – Hộinghị - Triễn lãm

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Trang 8

3 HAGL Hoàng Anh Gia Lai

Trang 9

Bảng 2.3

Bảng 2.4 Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Gia Lai theo mục đích

Bảng 2.5 Mức chi tiêu bình quân một ngày khách du lịch quốc tế và

nội địa đến Gia Lai giai đoạn 2009 - 2014 44Bảng 2.6 Doanh thu của ngành du lịch Gia Lai giai đoạn 2009 - 2014 45Bảng 2.7 Các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch Gia Lai

Bảng 2.8 Vốn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch tỉnh Gia Lai

Bảng 2.9 Bình quân ngày lưu trú của khách du lịch đến Gia Lai trong

Bảng 2.10 Hiện trạng kinh doanh lưu trú tại Gia Lai 52

Bảng 2.12 Thực trạng nguồn nhân lực du lịch Gia Lai (Năm 2012) 58

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Lượng khách du lịch quốc tế đến Gia Lai so với lượng khách

Hình 2.2

Doanh thu từ khách du lịch quốc tế và số tiền chi tiêu bình quân của một lượt khách du lịch quốc tế trong giai đoạn 2009 đến 2014

Trang 10

đoạn 2009 đến 2014Hình 2.6 Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch Gia Lai trong giai đoạn 2009 –

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, du lịch đã trở thành nhu cầu gần như tấtyếu, góp phần không nhỏ trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước vàcải thiện đời sống của nhân dân Trong đó, thu hút khách du lịch quốc tế không chỉđem lại nguồn lợi hữu hình là nguồn thu ngoại tệ quan trọng trong hoạt động ngoạithương mà nó còn là chiếc cầu nối hợp tác quốc tế của các quốc gia và các dân tộc

Do đó, hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế là một trong những lĩnh vực có ýnghĩa quan trọng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh GiaLai nói riêng

Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành du lịch Việt Nam từng bướctrưởng thành và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội củađất nước Theo thống kê của Tổng cục du lịch, ngành du lịch Việt Nam trong nhữngnăm trở lại đây đã có nhiều bước tiến đáng kể Năm 2013, ngành du lịch đạt mứctăng trưởng mạnh mẽ với hơn 7.57 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 10.6% sovới cùng kì năm 2012 và đánh dấu sự thành công của hàng loạt các chương trình xúctiến, kích cầu du lịch Theo dự báo của Tổng cục du lịch Việt Nam, được thông quatrong “chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm2030”, dự kiến năm 2015 ngành du lịch Việt Nam sẽ thu hút 7-8 triệu lượt kháchquốc tế, 32-35 triệu khách du lịch nội địa Con số tương ứng năm 2020 là 11-12 triệukhách quốc tế, 45-48 triệu khách nội địa Doanh thu dự kiến sẽ đạt 18-19 tỷ USD vàđóng góp 6.5-7% GDP của cả nước năm 2020 Dự tính đến năm 2030, doanh thu từ

du lịch đạt gấp 2 lần năm 2020 Mặc dù tình hình thế giới vẫn còn nhiều bất ổn vềmặt kinh tế, lẫn chính trị, song Việt Nam vẫn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao làđiểm đến an toàn và thân thiện

Gia Lai là một địa phương có vị thế quan trọng trong chiến lược phát triển củakhu vực Tây Nguyên và có vị trí quốc tế quan trọng trong khu vực tam giác phát triểnViệt Nam-Lào-Campuchia Bên cạnh đó, Gia Lai còn đang sở hữu nguồn tài nguyên

du lịch phong phú, đa dạng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp hùng vĩ, nhiều di tíchvăn hóa lịch sử tiêu biểu, nhiều giá trị văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loạitrong hoạt động du lịch Thêm vào đó, Gia Lai cũng đang sở hữu các tài nguyên du

Trang 12

lịch nhân văn như kiến trúc nhà rông, nhà mồ, nghệ thuật điêu khắc gỗ, tạc tượng,trình diễn nhạc cụ, vũ điệu dân gian, dân ca, khan và các món ẩm thực độc đáo riêngbiệt Đây là những tài nguyên du lịch rất quý giá, có khả năng thu hút được khách dulịch trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu Đứng trước bối cảnh hội nhậpkinh tế thế giới ngày càng sâu rộng cũng như góp phần thực hiện mục tiêu chung củangành Du lịch Việt Nam, tỉnh Gia Lai đang từng bước phát triển ngành du lịch, đặcbiệt trong năm 2013 đã đón 199.453 lượt khách, tương đương với cùng kỳ năm 2012.Trong đó, khách quốc tế đạt 8.184 lượt, tăng 6.8% so với cùng kỳ năm trước, kháchnội địa ước đạt 191.269 lượt Tổng doanh thu du lịch đạt 186.828 tỷ đồng, tăng 4,5%

so với năm 2012 Năm 2013, hoạt động kinh doanh lưu trú và lữ hành có sự chuyểnbiến tích cực Toàn tỉnh có 64 cơ sở lưu trú, trong đó có 19 khách sạn đạt chuẩn từ 1đến 4 sao

Tuy nhiên, ngành du lịch tỉnh Gia Lai hiện nay vẫn chưa phát triển tương xứngvới tiềm năng và thế mạnh sẵn có của mình, còn bộc lộ nhiều yếu kém cần phải khắcphục Việc xây dựng và hoàn thiện ngành du lịch của tỉnh Gia Lai, thu hút ngày càngnhiều khách du lịch quốc tế hơn để góp phần phát triển kinh tế thời hội nhập là điềuhết sức cấp thiết Do đó, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “Thu hút khách du lịchquốc tế đến tỉnh Gia Lai” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ của mình

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Đến nay trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài du lịch, vàtrong đó việc nghiên cứu thu hút khách du lịch quốc tế đang được nhiều nước trên thếgiới đặc biệt quan tâm Sau đây, tác giả sẽ nêu một số công trình nghiên cứu có liênquan đến chủ đề của bài viết này như sau:

Một là, luận án tiến sĩ: “Tourist attractiveness of the Urban environment inMoldavia”, được tác giả Roxana Valentina Gârbea thực hiện năm 2014 Nội dungnghiên cứu của công trình này là thông qua việc tìm hiểu mức độ hấp dẫn, tiềm năng

du lịch của những trung tâm thành phố ở Moldavia để từ đó đưa ra những chính sách,chiến lược phù hợp với sự phát triển khác nhau của các thành phố ở Moldavia nhằmthỏa mãn nhu cầu khác nhau của các du khách khi đến với Moldavia

Trang 13

Hai là, nghiên cứu: “Analysis of tourism atrractiveness using probabilistictravel” (A study on Gangstok and its surroundings), do tác giả Suman Paul thực hiện.Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí European Journal of Geography, volume 4,

2013 Nội dung nghiên cứu của công trình này là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnviệc thu hút khách du lịch theo mô hình xác xuất, đồng thời nghiên cứu bản chất và

sở thích của khách du lịch trong và ngoài nước đến các điểm du lịch khác nhau quaviệc tiến hành khảo sát để thu thập dữ liệu phân tích Gangstok được nêu ra trongcông trình, là trung tâm thành phố thuộc Đông Sikkim, đây là nơi có nhiều tiềm năng

để thu hút khách du lịch Các nhân tố được đề cập trong công trình như cơ sở hạ tầngphục vụ cho du lịch, mùa du lịch cũng như phát triển mô hình xác xuất dựa trên nhậnthức của du khách có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần phát triển kinh tế củađất nước

Ba là, nghiên cứu: “Attracting Chinese Tourist to Denmark”, của tác giả JurgitaLahouati, thuộc trường Kinh doanh Copenhagen, Đan Mạch Nghiên cứu được thựchiện vào năm 2012 Nội dung của nghiên cứu này là thông qua phương pháp địnhtính, phỏng vấn chuyên gia để tìm hiểu nhận thức khách Trung Quốc về Đan Mạch

Từ đó đề xuất các giải pháp, chính sách và chiến lược phù hợp cho Đan Mạch nhằmthỏa mãn nhu cầu khác nhau của khách du lịch Trung Quốc khi đến với Đan Mạch.Bốn là, nghiên cứu: “Tourism in Developing Countries” (1997), được thực hiệnbởi Martin Oppermann và Kye-Sung Chon Nghiên cứu được xuất bản tại nhà xuấtbản International Thomson Business Press Nội dung của công trình là tập trung phântích những vấn đề liên quan đến sự phát triển về du lịch ở các nước đã và đang pháttriển Bên cạnh đó công trình còn đề cập đến mối liên hệ giữa chính phủ và du lịch,các mô hình phân tích phát triển du lịch, các phương pháp đo lường phát triển quốc

tế, sự phát triển điểm đến du lịch

Tình hình nghiên cứu trong nước

Đến nay, ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, đề án liên quanđến đề tài du lịch và thu hút khách du lịch quôc tế Sau đây người viết sẽ nêu một sốcông trình liên quan đến luận văn thạc sĩ này như sau:

Một là, luận án tiến sĩ kinh tế: “ Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”(2012) của Nguyễn Duy Mậu Nội dung

Trang 14

của luận án là đi sâu phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng về du lịch trên địabàn Tây Nguyên Từ đó đề xuất quan điểm, mục tiêu, giải pháp và các kiến nghị đểphát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020, nhằm góp phần đưa ngành du lịch trởthành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa của Tây Nguyên.

Hai là, đề án: “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Úc đến Việt Nam giai đoạn2012-2015” (2012) của Tổng cục du lịch Việt Nam Nội dung của đề án là nêu ra cácđịnh hướng và kế hoạch nhằm thu hút khách du lịch Úc đến Việt Nam giai đoạn2012-2015 theo hướng chuyên nghiệp, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làtrọng tâm, phù hợp với chiến lược phát triển du lịch trong điều kiện thực tế Bên cạnh

đó, đề án còn đề xuất cơ chế phối hợp giữa các Bộ ngành, cơ quan trung ương và địaphương liên quan, các tổ chức trong nước và quốc tế nhằm phát huy các nguồn lựcnhằm thúc đẩy lượng khách du lịch Úc đến Việt Nam Đồng thời, đề án cũng hỗ trợviệc thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đếnnăm 2030 trong lĩnh vực phát triển thương hiệu du lịch, marketing du lịch và pháttriển sản phẩm hướng đến thị trường Úc

Ba là, đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ: “ Khảo sát ý kiến khách du lịchnước ngoài về những điểm mạnh và điểm yếu của du lịch Đà Lạt-Lâm Đồng” (2012)của Trương Thị Ngọc Thuyên Nội dung của đề tài khoa học này là qua việc tìm hiểucác mối quan tâm của du khách về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam, hình ảnhViệt Nam trong tâm trí của khách quốc tế Từ đó giúp phát hiện được những yếu tốtiềm năng du lịch mà khách quốc tế quan tâm Đồng thời, đề tài cũng thông qua việctìm hiểu về sở thích, thói quen, mong muốn của du khách về sản phẩm du lịch và tìmhiểu những nhận định của khách du lịch về chất lượng sản phẩm du lịch nhằm làm rõnhững điểm mạnh và điểm yếu của du lịch Đà Lạt- Lâm Đồng dưới góc nhìn củakhách du lịch quốc tế

Bốn là, công trình: “Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch của điểm di tíchĐại Nội – Huế” của tác giả Lê Thị Ngọc Anh, Trần Thị Khuyên, được đăng trên Tạpchí nghiên cứu và phát triển, số 1, 2014 Nội dung của công trình là vận dụng môhình các thuộc tính của điểm đến Nghiên cứu này phân tích đánh giá khả năng thuhút khách du lịch của điểm di tích Đại Nội, từ việc xác định mức độ thu hút của các

Trang 15

thuộc tính làm cơ sở cho việc đưa ra các đề xuất cho việc quản lý và phát triển điểm

di tích nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách tham quan

Năm là, luận văn thạc sĩ: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình

du lịch cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của công ty lữ hành trên địa bàn HàNội” (2005) của Lê Thị Lan Hương – Đại học kinh tế quốc dân Kinh tế Luận án đãnêu những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng chương trình du lịch Tác giả đã phântích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình

du lịch

Sáu là, luận văn thạc sĩ :“Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai”( 2012) của Nguyễn ĐứcHoàng, trường Đại học Đà Nẵng Nội dung chủ yếu của luận văn này là tìm ra giảipháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh nhà, đưa ngành du lịch trở thành ngànhkinh tế quan trọng đóng góp đáng kế cho GDP của tỉnh trong những năm tới

3 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn hướng tới ba mục tiêu sau đây:

Thứ nhất, đưa ra cơ sở lý luận chung về du lịch quốc tế và sự cần thiết phải thuhút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Gia Lai

Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnhGia Lai, khảo sát ý kiến của khách du lịch quốc tế về mức độ thỏa mãn nhu cầu đốivới các tuyến điểm tham quan và dịch vụ du lịch của tỉnh Qua đó, đánh giá được kếtquả đạt được cũng như những mặt hạn chế và nguyên nhân

Thứ ba, đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút khách dulịch quốc tế đến tỉnh Gia Lai đến năm 2020

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh GiaLai

 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nghiên cứu theo không gian: tỉnh Gia Lai và mở rộng nghiên cứukinh nghiệm thu hút khách du lịch quốc tế trong và ngoài nước

- Phạm vi nghiên cứu theo thời gian:

+ Phân tích thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế của tỉnh Gia Lai trong giaiđoạn 2009-2014

Trang 16

+ Đề xuất giải pháp đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Gia Laicũng như đưa ra định hướng phát triển du lịch của tỉnh trong những năm tới và tầmnhìn đến năm 2020.

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết sử dụng phương pháp thu thập tàiliệu, phân tích và tổng hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo, kế thừa các cáccông trình nghiên cứu trước đó Các thông tin sử dụng được trích dẫn từ nhiều nguồnkhác nhau như phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, internet, các tạp chíchuyên ngành và từ các sở ban ngành có liên quan

Bên cạnh đó, người viết còn thực hiện điều tra khảo sát thực tế, dự kiến số mẫu

là 150, để thu thập ý kiến của khách du lịch quốc tế đến tỉnh Gia Lai về mức độ thỏamãn nhu cầu khách du lịch đối với những điểm đến hấp dẫn của tỉnh cũng như chấtlượng dịch vụ du lịch Phương pháp thực hiện khảo sát là phỏng vấn trực tiếp và sửdụng bảng câu hỏi

6 Kết cấu nội dung của đề tài:

Ngoài Lời mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục bảng biểu và tài liệutham khảo, đề tài được kết cấu gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và sự cần thiết phải thu hút khách du lịch quốc tế đếntỉnh Gia Lai

Chương 2: Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Gia Lai giai đoạn2009-2014

Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnhGia Lai đến năm 2020

Để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, người viết xin chân thành gửi lờicảm ơn sâu sắc đến cô PGS,TS Đỗ Hương Lan cùng toàn thể Quý Thầy Cô giáo củaTrường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tìnhgiảng dạy, cung cấp những kiến thức bổ ích làm nền tảng cho khóa luận Người viếtcũng xin cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch GiaLai, Cục Thống kê tỉnh Gia Lai đã giúp đỡ trong việc cung cấp tài liệu phục vụ choviệc nghiên cứu Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Phó Giáo sư Tiến sĩ ĐỗHương Lan đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt thời gian qua

Trang 17

Do những hạn chế nhất định về thời gian cũng như kiến thức, nên khóa luậnkhông thể tránh khỏi nhiều thiếu sót Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự đónggóp ý kiến của Quý Thầy Cô và những độc giả quan tâm đến đề tài này để những giảipháp mà người viết nêu ra mang tính khả thi và hoàn thiện hơn.

Học viên thực hiệnPhan Bùi Thảo Nhi

Trang 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN TỈNH GIA LAI

1.1 Cơ sở lý luận về thu hút khách du lịch quốc tế

1.1.1 Khái niệm về du lịch

Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biếnkhông chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có ViệtNam Mặc dù hoạt động du lịch có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát triển vớitốc độ rất nhanh, song cho đến nay khái niệm “du lịch” được hiểu rất khác nhau dướinhiều góc độ khác nhau

Các học giả biên soạn Từ Điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1996) đã táchhai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt Nghĩa thứ nhất, đứng trêngóc độ mục đích của chuyến đi, du lịch là một dạng nghĩ dưỡng, tham quan tích cựccủa con người ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắngcảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật… Nghĩa thứ hai, đứng trên gốc

độ kinh tế, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặtnhư nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đógóp phần tăng them tình yêu đất nước; thắt chặt tình hữu nghị giữa những ngườinước ngoài với dân tộc mình và là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, cóthể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ

Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới (WTO), một tổ chức thuộc LiênHợp Quốc, khái niệm du lịch được định nghĩa như sau: “Du lịch là hành động rờikhỏi nơi thường trú để đi đến một nơi khác, một môi trường khác trong một thời gianngắn nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng Du lịch baogồm mọi hoạt động của những người du hành, tam trú, trong mục đích tham quan,khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn,cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tụcnhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ cáccuộc du hành mà có mục đích là thu lợi nhuận Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơinăng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư

Nhận thức được tầm quan trọng của ngành du lịch đối với Việt Nam, Luật Dulịch có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan

Trang 19

đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứngnhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhấtđịnh”.

Du lịch được phân loại dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau như phạm vi lãnh thổcủa chuyến đi, nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch, đôi tượng khách du lịch,phương tiện đi lại, … Trong đó nếu dựa vào tiêu thức phạm vi lãnh thổ của chuyến đi

du lịch, du lịch được phân chia thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa

Du lịch có đặc điểm là hoạt động bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, mang tính đangành, đa thành phần tham gia, có tính thời vụ đặc trưng, tính liên kết vùng và tínhchi phí tổng hợp cao

Có thể thấy rằng du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thànhphần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp Hoạt động du lịch vừa có đặcđiểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội

1.1.2 Khái niệm về du lịch quốc tế

Du lịch quốc tế được hiểu là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểmđến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau Ở hình thức du lịch này,khách phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch (Trần Văn Đính, TrầnThị Minh Hòa, 2008, trang 5 – 20, 27 – 29, 64 – 65, 74 – 75)

Một cách hiểu khác về du lịch quốc tế: “Du lịch quốc tế là sự dịch chuyển vàlưu trú tạm thời của con người trong thời gian nhàn rỗi ở một quốc gia khác bênngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích tham quan, giải trí, nghỉngơi, chữa bệnh Qua đó, con người có điều kiện phát triển thể chất và tinh thần,nâng cao nhận thức văn hóa, kèm theo việc tiêu thụ các giá trị tự nhiên, kinh tế vàvăn hóa qua các sản phẩm du lịch (Trần Văn Thông, 2002, trang 72)

Do là một loại hình của du lịch nói chung, do đó mà du lịch quốc tế mang tất cảcác đặc điểm của du lịch nói chung cộng thêm yếu tố quốc tế Du lịch quốc tế đượcchia ra làm hai loại: Du lịch quốc tế chủ động và du lịch quốc tế bị động

Du lịch quốc tế chủ động: là hình thức du lịch của những người từ nước ngoàiđến một quốc gia nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó

Trang 20

Du lịch quốc tế thụ động: là hình thức du lịch của công dân một quốc gia nào

đó và của những người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ của quốc gia đó đi ranước khác du lịch và trong chuyến đi họ đã tiêu tiền kiếm ra tại đất nước đang cư trú

1.1.3.Khái niệm về khách du lịch quốc tế

Theo định nghĩa UNWTO đưa ra thì: khách du lịch quốc tế là bất kì một ngườinào đó đi ra khỏi nước người đó cư trú thường xuyên và ngoài môi trường sốngthường xuyên của họ với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng với mục đích của chuyến

đi là không phải đến đó để được nhận thù lao (hay nói cách khác là không phải đểkiếm sống), không bao gồm các trường hợp sau (Viện khoa học thống kê, 2012):

Những người đến và sống ở nước này như một người cư trú thường xuyên ởnước đó kể cả những người đi theo sống dựa vào họ

Những người công dân cư trú ở gần biên giới nước này nhưng lại làm việc ởmột nước khác ở gần biên giới nước đó

Những nhà ngoại giao, tư vấn và các thành viên lực lượng vũ trang ở nướckhác đến theo sự phân công bao gồm cả những người ở và những người đi theo sốngdựa vào họ

Những người đi theo dạng tị nạn hoặc du mục

Những người quá cảnh mà không vào nước đó (chỉ chờ chuyến máy bay ở sânbay) thông qua kiểm tra hộ chiếu như những hành khách ở lại trong thời gian rất

Trang 21

ngắn ở ga sân bay, hoặc là những hành khách trên thuyền ở cảng mà không đượcphép lên bờ.

Năm 1993 Hội đồng Thống kê Liên hiệp quốc (United Nations StatiscalCommission) đã công nhận thuật ngữ: “Khách du lịch quốc tế” để thống nhất việcsoạn thảo thống kê du lịch bao gồm:

Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): gồm những người từ nước ngoàiđến du lịch một quốc gia

Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): Gồm những ngườiđang sống trong một quốc gia di du lịch nước ngoài

Theo Luật Du Lịch Việt Nam 2005 (khoản 3, điều 34, chương 1) quy định:

“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam đinh cư ở nướcngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tạiViệt Nam ra nước ngoài du lịch.”

1.1.4 Động cơ và nhu cầu của khách du lịch quốc tế

1.1.4.1 Động cơ du lịch

Động cơ là nhân tố chủ quan khuyến khích con người ta hành động: “động cơ

du lịch chỉ nguyên nhân tâm lý khuyến khích người ta thực hiện du lịch, di du lịch tớinơi nào, và thực hiện loại du lịch nào” Động cơ du lịch thường được biểu hiện ra bênngoài bằng các hình thức nguyện vọng, hứng thú, yêu thích săn lùng điều mới lạ, từ

đó thúc đẩy nảy sinh hành động đi du lịch (Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình, 2000,trang 12 – 30 – 31 – 55)

Bất kì một động cơ du lịch cụ thể nào cũng sẽ bắt nguồn từ 3 nhu cầu: nhu cầuchủ quan của chủ thể du lịch (khách du lịch) đối với hoạt động du lịch, khách thể dulịch (tài nguyên du lịch) phù hợp với nhu cầu chủ thể du lịch và cuối cùng là tâm lýtìm tòi khám phá của chủ thể đối với khách thể du lịch Vì vậy, để có thể gây tácđộng, kích thích một cách hiệu quả lên động cơ du lịch của khách du lịch, phải nắm

rõ những thế mạnh và đặc trưng của tài nguyên du lịch và tiến hành tuyên truyền dulịch một cách hợp lý, đánh trúng vào nhu cầu của du khách (Đổng Ngọc Minh,Vương Lôi Đình, 2000, trang 12 – 30 – 31 – 55)

Trang 22

Phân loại động cơ du lịch

Căn cứ vào mục đích chính của chuyến đi, Tổ chức Du lịch Thế giới(UNWTO) đã phân loại thành 3 nhóm động cơ du lịch gắn liền với các mục đích cụthể như sau:

Bảng 1.1: Nhóm động cơ đi du lịch của con người

Nhóm 1: Động cơ nghỉ ngơi Giải trí, phục hồi tâm sinh lý, tiếp cận

gần gũi với thiên nhiên, thay đổi môitrường sống

Thể ThaoVăn hóa, giáo dụcNhóm 2: Động cơ nghề nghiệp Tìm hiểu cơ hội kinh doanh, kết hợp

với giải tríThăm viếng ngoại giaoCông tác

Nhóm 3: Động cơ khác Thăm viếng người thân

Nghỉ tuần trăng mậtChữa bệnh

Bắt chước, coi du lịch là mốtChơi trội để tập trung sự chú ý củanhững người xung quanh

(Nguồn: Giáo trình kinh tế du lịch)

Trong các loại động cơ đi du lịch trên đây thì ngày nay loại đi du lịch với mụcđích nghỉ ngơi phát triển mạnh và phổ biến nhất Thời đại hiện đại hóa, công nghiệphóa và điều kiện kinh tế khiến con người phải chịu một áp lực công việc lớn, dễ dẫnđến căng thẳng tâm lý Nghỉ ngơi tích cực để phục hồi tâm sinh lý thư giãn, và cũngđây chính là lý do mang con người đến gần hơn với du lịch

1.1.4.2 Nhu cầu của khách du lịch quốc tế

Từ những động cơ vừa nêu trên, nhu cầu cơ bản phát sinh của khách du lịch

có thể chia thành 3 loại (Tề Đằng Dũng, 2005):

Loại 1: nhu cầu cơ bản thiết yếu gồm: ăn uống, nghỉ ngơi, đi lại, cư trú…

Trang 23

Loại 2: nhu cầu đặc trưng như: tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu, thưởngthức cái đẹp, tận hưởng, giao tiếp…

Loại 3: nhu cầu bổ sung: thẩm mỹ, thông tin… phát sinh tùy thuộc vào thóiquen tiêu dung, mục đích chuyến đi của du lịch

Nhu cầu du lịch là loại nhu cầu mang tính đồng bộ và muốn thu hút khách dulịch thì phải thỏa mãn đồng bộ tất cả các nhu cầu du lịch nói trên Nhà kinh doanh dulịch không được phép coi nhẹ bất kì loại nhu cầu nào

1.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế

Thứ nhất là các dịch vụ du lịch quốc tế

Chất lượng vật chất - kỹ thuật của dịch vụ du lịch quốc tế là một trong nhữngnhân tố quan trọng đối với quá trình sản xuất cũng như kinh doanh dịch vụ du lịch(Trần Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2008, trang 19) Hệ thống cơ sở vật chất cấuthành nên nền móng cho sự phát triển của dịch vụ du lịch Để có những bước pháttriển vữngchắc thì chất lượng kỹ thuật của dịch vụ du lịch phải cao Tương tự như cơ

sở hạ tầng trong hoạt động sản xuất, đây là một bộ phận không thể thiếu nếu dịch vụ

du lịch muốn đạt được kết quả tốt nhất Tuy nhiên, để có thể phát triển cơ sở vật chất

kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển dịch vụ du lịch thì nguồn vốn đầu tư là một yếu

tố cực kỳ quan trọng, cả vốn đầu tư trong nước cũng như vốn đầu tư nước ngoài Vìvậy mà việc thu hút nguồn vốn đầu tư cũng trở thành một nhiệm vụ quan trọng.Chất lượng hoạt động của dịch vụ du lịch quốc tế Một khi đã có được một cơ

sở kỹ thuật vững chắc, bộ phận giúp dịch vụ du lịch trở nên khó phai đó là chất lượnghoạt động của dịch vụ du lịch Với vai trò là một thành phần cấu thành nên sản phẩm

du lịch, dịch vụ du lịch bao gồm: dịch vụ vận chuyển - tạo thuận tiện cho du kháchtrong việc đi lại từ nơi lưu trú đến các điểm tham quan du lịch, dịch vụ lưu trú - đảmbảo cho khách du lịch nơi ăn, chốn ở trong quá trình thực hiện chuyến du lịch của họ,dịch vụ ăn uống - đảm bảo nhu cầu ăn uống và ẩm thực của du khách, dịch vụ vuichơi giải trí, dịch vụ mua sắm

Du lịch là một ngành kinh doanh dịch vụ có liên quan đến nhiều lĩnh vực khácnhau, trong đó hệ thống cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện cần thiết, có quan

hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh du lịch Trình độ cơ sở hạ tầng phục vụ dulịch hiện đại hay lạc hậu có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển của du

Trang 24

lịch Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần vào phát triển

du lịch Nhân tố này cũng được thể hiện trong nghiên cứu của Khadaroo và Seetanah(2007) Đai diện tiêu biểu của cơ sở hạ tầng du lịch của một địa phương là sự hiệndiện của các cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch Cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật dulịch càng tốt càng đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của du khách Ý thức được điều

đó, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện chính sách ưu tiên, đầu tư vốn cho việc xâydựng sân bay, bến cảng, điện, nước cùng với kết cấu hạ tầng khác theo hướng ngàymột hiện đại, phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho hoạt động du lịch, nhờ đó tăngnhanh doanh thu và thu nhập ngoại tệ từ du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịchphát triển và ngày càng thu hút nhiều du khách

Thứ hai là nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch quốc tế

Du lịch là hoạt động có sự tương tác giữa khách du lịch quốc tế và người dânđịa phương mà trong đó nguồn nhân lực địa phương làm việc trong ngành du lịchchính là đại diện quan trọng Lực lượng lao động du lịch được đào tạo bài bản, làmviệc chuyên nghiệp và đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch sẽ đem lại cho dukhách sự hài lòng và hoạt động thu hút khách du lịch sẽ ngày càng hiệu quả Và trongnghiên cứu của Yang, Ye và Yan (2011) nhân tố này cũng là một trong những nhân tốảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của địa phương Nhân tố này thể hiện qua chấtlượng phục vụ du lịch, đặc biệt là chất lượng của đội ngũ nhân viên từ kỹ năng nghềnghiệp đến thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên có ý nghĩa rất quan trọng, quyếtđịnh hiệu quả kinh doanh Bên cạnh đó nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch phải chú

ý đến yếu tố văn minh phục vụ và yếu tố này không thể thiếu, thái độ cư xử vănminh, thân thiện sẽ rút ngắn khoảng cách đối với du khách và du khách sẽ cảm thấyhài lòng, có ấn tượng tốt đẹp đối với địa phương mà họ đến du lịch

Nếu chất lượng kỹ thuật đơn giản chỉ là một vật vô tri vô giác thì chính chấtlượng hoạt động tạo nên sinh khí và những cung bậc cảm xúc cho vật đó Đó có thể

là thái độ, văn hóa du lịch, hành vi, tinh thần phục vụ của nhân viên, chiến lược kinhdoanh của doanh nghiệp Ta không thể thu hút khách du lịch nếu chỉ có khách sạnđẹp mà không có những nhân viên ân cần chu đáo, hay nếu chỉ có những điểm vuichơi, danh lam thắng cảnh mà không có những hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm,nhiệt tình Để tạo ra chất lượng hoạt động của dịch vụ du lịch đòi hỏi công tác đào

Trang 25

tạo những kỹ năng và nghiệp vụ cần thiết cho đội ngũ lao động, có thể mới thu hútđược khách du lịch quốc tế Hơn nữa, đó chính là vấn đề xây dựng văn hóa du lịch.Một nền văn hóa du lịch tốt và lành mạnh sẽ góp phần rất nhiều tạo nên hình ảnh dulịch

Muốn tạo được chất lượng dịch vụ tốt, ta phải tạo sự giao thoa giữa chất lượng

kỹ thuật và chất lượng hoạt động Sự giao thoa giữa hai chất lượng này đòi hỏi ngườicung cấp dịch vụ du lịch phải biết phối hợp đồng bộ và có nghiệp vụ chuyên môn đểqua dịch vụ, tạo nên hình ảnh và dấu ấn trong lòng du khách

Thứ ba là tuyên truyền quảng bá

Công tác quảng bá du lịch được xác định là một trong những nhân tố vô cùngquan trọng, có sức ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Tỉnh.Quảng bá du lịch nhằm mục đích đưa hình ảnh du lịch địa phương đến với khách dulịch quốc tế hiện tại và tiềm năng, tạo sự lôi cuốn khi họ trải nghiệm du lịch đến địaphương, kích thích chi tiêu của khách du lịch, kéo dài ngày lưu trú của du khách, mởrộng thị trường DLQT và thúc đẩy hoạt động DLQT của địa phương ngày càng pháttriển Doanh thu từ hoạt động DLQT của địa phương mang về nguồn thu ngoại tệ khálớn cho quốc gia Ngoài ra, hoạt động DLQT từ việc thu hút nhiều khách DLQT sẽtạo ra công ăn, việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp, góp phần phân phối lại thu nhập.Hơn thế nữa, xây dựng và quảng bá hình ảnh du lịch địa phương còn là bệ phónggiúp hình ảnh địa phương nói riêng và quốc gia nói chung được vươn ra biển lớn,thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao giữa quốc gia với các nước bạn

Để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thì giải pháp chủ yếu là tăngcường công tác quảng bá, xúc tiến Hoạt động du lịch chỉ thật sự thành công khi đikèm với đó là công tác quảng bá du lịch được tiến hành rộng rãi và liên tục Mộtđiểm đến du lịch hấp dẫn cần phải được giới thiệu đến đông đảo bạn bè quốc tế thôngqua các phương tiện truyền thông đại chúng: báo đài, internet, các triển lãm du lịch

và các hoạt động văn hóa xã hội diễn ra ở khắp nơi trên thế giới Thông qua đó, hìnhảnh con người, hình ảnh của vùng đất đó sẽ được mọi người nhắc đến và biết đến, và

họ sẽ có thêm một lựa chọn nữa trước khi chuẩn bị cho một chuyến đi xa

Công tác quảng bá du lịch cũng cần phải được tiến hành một cách bài bản vàchuyên nghiệp Giữa các địa phương và trung ương cần phối hợp chặt chẽ với nhau

Trang 26

trong công tác quảng bá, tránh tình trạng “dẫm chân nhau” vừa gây lãng phí vừakhông gây được ấn tượng mạnh với du khách Bên cạnh đó, hình ảnh và thông điệptruyền đi khắp thế giới phải gắn liền với những đặc điểm tiêu biểu nhất về văn hóa vàlịch sử của vùng đất đó Chỉ có như vậy thì mới đủ sức hấp dẫn du khách trước sựcạnh tranh quyết liệt của những điểm đến du lịch khác cũng có nền văn hóa, lịch sửphong phú không kém.

Công tác quảng bá du lịch cũng cần phải có sự kết hợp với người dân để mỗingười dân trở thành “sứ giả du lịch” Chẳng hạn, các chương trình quảng bá du lịchnên lồng ghép vào đó là những hình ảnh cuộc sống thường nhật của người dân; huyđộng mọi người ủng hộ giúp sức cho các sự kiện văn hóa, chính trị mang tầm vócquốc tế được tổ chức ở địa phương Bên cạnh đó, giáo dục cho người dân ý thức bảo

vệ môi trường, nếp sống văn hóa nhằm tạo ấn tượng tốt đối với khách du lịch quốc tếkhi đến địa phương

1.2 Các thế mạnh để thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Gia Lai

1.2.1 Điều kiện tự nhiên, địa danh du lịch

Gia Lai là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Bắc khu vực Tây Nguyênvới diện tích tự nhiên 15.536,92 km2, có tọa độ địa lý từ 12o58’40” đến 14o37’00” độ

vĩ Bắc và từ 107o28’04” đến 108o54’40” độ kinh Đông Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum,phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Đông giáp các tỉnh Gia Lai, Bình Định và PhúYên, phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri của nước Campuchia với 90 km đường biên giớiquốc gia Với vị trí như vậy, Gia Lai nằm trong vùng tam giác phát triển của khu vựcĐông Dương là Việt Nam – Lào – Campuchia, có vị trí rất quan trọng trong chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng của vùng TâyNguyên Quyết định 194/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệtchiến lược phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã tập trung vào lợithế về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của khu vực này (Sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch Gia Lai, 2007)

Gia Lai có vị trí khá thuận lợi về giao thông, nhất là giao thông đường bộ Vớiquốc lộ 19 nối Gia Lai với cảng Quy Nhơn (tỉnh Bình Định); quốc lộ 14, quốc lộ 25nối Gia Lai với các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải miền Trung; quốc lộ 14nối Gia Lai với thành phố Đà Nẵng và các tỉnh khu vực miền Trung và nối Gia Laivới thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, các tỉnh khu vực Tây

Trang 27

Nguyên; đường Trường Sơn Đông nối Gia Lai với khu du lịch Măng Đen (tỉnh KonTum) và các di sản văn hóa thế giới Hội An, Mỹ Sơn (tỉnh Quảng Nam) Gia Lai cósân bay Pleiku với các chuyến bay thẳng từ Pleiku đi Hà Nội - Thành phố Hồ ChíMinh - Đà Nẵng và ngược lại; có cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh thông thương vớiCampuchia và có thể kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Đông BắcThái Lan Bên cạnh những thuận lợi về giao thông, Gia Lai có nguồn tài nguyên dulịch phong phú, đa dạng với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều thắng cảnhđẹp gồm hệ thống sông, suối, ao hồ và thác nước như Thác Phú Cường, Thác ChínTầng, Sông Sê San, Suối Đôi, Biển Hồ, Hồ Ayun Hạ, Hồ IaLy, Vườn quốc gia Kon

Ka Kinh, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, quần thể di tích Tây Sơn ThượngĐạo Gia Lai có khí hậu mát mẻ, trong lành; có nền văn hóa bản địa đặc sắc với

“Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” đã được UNESCO công nhận là Disản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Đây là những điều kiện thuận lợi đểphát triển các loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hóa Phần lớn những điểm dulịch hấp dẫn của Gia Lai phân bố khá tập trung và nằm trong các khu vực có điềukiện phát triển cơ sở hạ tầng nên dễ đầu tư khai thác

1.2.2 Di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc

Di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc là tài sản quý giá của mỗi địa phương, mỗidân tộc, đất nước và cả nhân loại Và di tích là bằng chứng trung thành, xác thực, cụthể về đặc điểm văn hóa mỗi nước Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyềnthống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của mỗiquốc gia

Theo kết quả tổng điều tra di tích trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 13 di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia, 4 di tích cấp tỉnh Các khu di tích lịch sử thường được dukhách đến tham quan có thể kể đến Di tích núi Hàm Rồng, nằm ngay cửa ngõ thànhphố Pleiku trên quốc lộ 14, cách trung tâm thành phố 11km về hướng Nam Núi HàmRồng được hình thành từ sự phun trào của núi lửa cách đây hơn một triệu năm Núi

có dạng hình nón cụt, khá cân đối, cao 1028 mét so với mặt nước biển Trước đây,núi Hàm rồng là căn cứ quân sự của Mỹ Ngày nay, khu vực này là một rừng thôngxanh ngát Từ trên đỉnh Hàm Rồng du khách có thể phóng tầm mắt ngắm toàn cảnh

Trang 28

thành phố Pleiku sầm uất và những nông trường cà phê, cao su, chè, hồ tiêu bạtngàn ở những vùng lân cận

Khi đến với vùng đất đỏ Gia Lai, nhiều du khách rất tò mò và muốn tìm hiểu

di tích Plei Ơi, là di tích về về hiện tượng lịch sử - văn hóa Pơtao Apui tại xã AyunHạ- huyện Phú Thiện, cách thành phố Pleiku khoảng 60 km về hướng Đông Nam Ditích này đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa theoQuyết định số 281 QĐ/BT ngày 24/3/1993 Pơtao Apui (thường được dịch là VuaLửa) đã tồn tại lâu đời trong lịch sử tộc người Jrai Đây là hiện tượng văn hóa - tínngưỡng phức tạp nên thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu PơtaoApui có chức năng chính là dựa vào sức mạnh của gươm thần truyền từ đời này sangđời khác để cầu mưa khi bước vào mùa vụ trồng tỉa hoặc đang giữa chu kỳ canh tácnương rẫy mà gặp hạn hán Di tích Plei Ơi có thể trở thành điểm dừng chân hấp dẫn

du khách vì lợi thế nằm gần khu vực hồ Ayun Hạ - một cảnh quan sinh thái đẹp

Hay di tích lịch sử Tượng Đài Chiến Thắng Đak Pơ cũng là nơi thu hút dukhách trong hành trình khám phá vùng đất đỏ Gia Lai, Tượng đài này đã được BộVăn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia theo Quyết định số53/2001/QĐ- BVHTT ngày 28/12/2001 Khu di tích Nhà lao Pleiku cũng một trongnhững tham quan nhiếu nhất của khách du lịch khi đến với Pleiku Qua hai cuộc đấutranh chống đế quốc Mỹ và Pháp, nhà lao này giam gữ tù thường phạm, tù chính trịvới nhiều hình thức tra tấn hiện đại và dã man Năm 1994, nhà lao Pleiku được BộVăn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia (Sở kế hoạch vàđầu tư tỉnh Gia Lai, 2012)

1.2.3 Văn hóa truyền thống, lễ hội

Đặc trưng văn hóa của miền đất Gia Lai là nơi hội tụ nhiều dòng chảy vănhóa của các anh em dân tộc thiểu số thuộc làng bản Chính sự quy tụ này đã tạo nênnét văn hóa truyền thống của người dân Gia Lai Theo thống kê gần đây, Gia Lai cótất cả 12 làng bản, mỗi làng tiêu biểu cho một dân tộc thiểu số khác nhau Tất cả tạonên sự phong phú về văn hóa của mỗi dân tộc

Đến với làng đồng bào dân tộc ít người du khách có thể tìm đến văn hóatruyền thống, lễ hội của làng Phung, làng Kép, làng Blôm, làng Chiêng, làng Ốp…Mỗi làng có nét văn hóa đặc trưng, ví dụ làng Kép có nét văn hóa truyền thống của

Trang 29

dân tộc Jrai như nhà rông, nhà sàn, nhà mồ hay đến với làng Chiêng du khách có thểtìm hiểu nghề truyền thống dệt thổ cẩm, đan lát, chế biến rượu cần Và khi đến vớiGia Lai, du khách không thể không nhắc đến văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, cồngchiên không tồn tại như một loại nhạc cụ hay một phương tiện giải trí đơn thuần mà

có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của con người Không gian vănhóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩuphi vật thể, đại diện của nhân loại vào ngày 25/11/2005, đây là tài sản vô cùng quíbáu của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên và có tác động rất lớn đến quá trình pháttriển kinh tế - xã hội nói chung cũng như du lịch nói riêng của khu vực các tỉnh Tâynguyên trong đó có Tỉnh Gia Lai Du khách có thể tìm đến làng H’Way là làng truyềnthống của đồng bào dân tộc Bahnar thuộc xã Hà Tam huyện Đak Pơ Làng H’Waycòn lưu giữ nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Bahnar, đặc biệt nơi đây làmột trong những làng còn lưu giữ nhiều bộ cồng chiêng đặc sắc nhất của tỉnh GiaLai

Đến với làng nghề truyền thống du khách có thể tìm đến sự phong phú đadạng của nghề truyền thống của tỉnh Gia Lai, các làng nghề truyền thống này cũng làmột chứng nhân văn hóa, phản ánh nét độc đáo của tỉnh Cho đến nay, Tỉnh Gia Laivẫn còn lưu giữ được nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu đời như: làng dệtthổ cẩm Dôr xã Glar, làng Ngơm Thung, làng Fung, làng Choét… Đặc biệt khi đếnvới làng Choét du khách sẽ được tham quan khu sản xuất nhạc cụ dân tộc như đànT’rưng, Klong puk, chim gió, ting ning… Và các sản phẩm nhạc cụ làng Choétthường xuất hiện trong các chương trình giao lưu văn hóa dân tộc của các tỉnh TâyNguyên (Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Gia Lai, 2012)

1.3 Sự cần thiết phải thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Gia Lai

1.3.1 Phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh

Phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh Gia Lai gắn liền với quy hoạch tổngthể phát triển kinh tế - xã hội khu vực kinh tế trọng điểm của các tỉnh thuộc TâyNguyên và cả nước “Đại ngàn Tây Nguyên” là chủ đề của Năm Du lịch quốc gia

2014, là sự kiện văn hóa – kinh tế - xã hội tiêu biểu, có quy mô quốc gia và quốc tếđược tổ chức tại tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên ( Đắc Lắc,Đắc Nông, Gia Lai, Kom Tum) Trong 8 tháng đầu năm 2014, tỉnh Gia Lai đã tích

Trang 30

cực tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đặc sắc nhằm hưởng ứngNăm Du lịch Quốc gia 2014 Theo nghị quyết số 80/2013/NQ-HĐND ngày11/12/2013 của HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ Sáu - khoá X, tỉnh Gia Lai đã định hướngphát triển ngành du lịch nhanh và bền vững để đến năm 2015 trở thành ngành kinh tế

có đóng góp quan trọng trong GDP của ngành dịch vụ, phấn đấu sau năm 2020 ngành

du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phùhợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giải quyết việc làm cho người lao động

Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh Gia Lai sẽ phát huy tổng lực các nguồn lực của các

cơ quan chính phủ và đồng thời kêu gọi, huy động các nguồn lực chưa được tận dụng

từ phía doanh nghiệp và người dân Hiện tại tỉnh Gia Lai đang xây dựng và hoànthiện nhiều kế hoạch hành động cụ thể cho thời gian tới Ngoài ra các ban ngành cóliên quan đang tích cực nghiên cứu và tích cực xúc tiến công tác tuyên truyền quảng

bá kết hợp với chấn chỉnh công tác quản lý, đào tạo và quy hoạch phát triển tiềmnăng du lịch mạnh mẽ của Tỉnh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2010)

1.3.2 Khai thác tiềm năng và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nhằm bảo tồn

hệ sinh thái để phát triển du lịch quốc tế

Tỉnh Gia Lai là một trong những tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, vốn có tiềmnăng dồi dào để phát triển du lịch Đặc biệt, với các tài nguyên sinh thái và nhiềucảnh quan thiên nhiên còn đậm chất hoang sơ rất hấp dẫn đối với nhu cầu du lịchsinh thái và nghỉ dưỡng Các tỉnh Tây Nguyên gồm Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai,Kom Tum đã kí kết với đại diện chính phủ nước CHDCND Lào và Thái Lan một vănbản về xây dựng tuyến đường du lịch nối liền Tây Nguyên với hai nước bạn Tuyếnđường bắt đường từ thành phố Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng theo quốc lộ 27 sangthành phố Buôn Mê Thuột của Tỉnh Đắc Lắc rồi nhập vào quốc lộ 14 đến thành phốPleiku của Tỉnh Gia Lai, sau đó qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y sang Lào và Thái Lan.Tuyến đường du lịch này sẽ thu hút một lượng lớn khách của Lào và Thái Lan sang

du lịch ở Việt Nam và ngược lại, sẽ thúc đẩy ngành du lịch các tỉnh Tây Nguyên,trong đó có tỉnh Gia Lai phát triển nhanh với tốc độ cao hơn Đại hội đại biểu Đảng

bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2010 – 2015) đã đưa ra nhiệm vụ và giải pháp

để phát triển du lịch Gia Lai: “Tích cực kêu gọi đầu tư, huy động và sử dụng có hiệuquả các nguồn vốn đầu tư phát triển các loại hình du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du

Trang 31

lịch văn hóa, lịch sử phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Nâng cao chất lượnghoạt động của các loại hình du lich hiện có và phát triển mạnh các loại hình du lịchmới Mở rộng hợp tác liên kết du lịch giữa Gia Lai với các tỉnh, thành trong nước vàcác nước trong khu vực” Thông qua chỉ đạo này, tỉnh Gia Lai sẽ có thêm nhữngnguồn lực mới để đầu tư khai thác tiềm năng du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Dulịch Gia Lai , 2011).

1.3.3 Góp phần tăng nguồn thu ngân sách, thay đổi cơ cấu kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội của Tỉnh

Với định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh,nhưng tính đến thời điểm hiện tại, đóng góp của du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnhvẫn còn ở mức rất khiêm tốn, chỉ chiếm có 1.5% tổng thu nhập GDP của toàn tỉnh Vì

du lịch quốc tế có thể được xem là hoạt động xuất khẩu tại chỗ nên nếu ngành du lịchtỉnh nâng cao được khả năng thu hút khách du lịch quốc tế thì trong thời gian tới sẽhứa hẹn mang lại thêm nguồn thu ngoại tệ cho tỉnh, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăngnguồn thu cho ngân sách và giúp từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thànhphố theo hướng nâng dần tỷ trọng thương mai - dịch vụ trong tổng GDP của thànhphố, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự tăng trưởng của du lịch cả nước

Giải quyết các vấn đề xã hội trong đó bao gồm như các vấn đề công ăn việclàm, xóa đói giảm nghèo, tăng cường thu nhập cho người dân, góp phần nâng caodân trí,cải thiện đời sống tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống và giá trị sống chocộng đồng trên địa bàn là một trong những chức năng của một ngành kinh tế nhưngành du lịch Bên cạnh đó, du lịch còn là chiếc cầu nối giao lưu văn hóa giữa cácquốc gia trên thế giới, mỗi người ngoại quốc đi du lịch đến thành phố sẽ mang theonền văn hóa của họ đến thành phố, tạo ra sự cọ xát giữa cư dân địa phương và cộngđồng quốc tế Nếu biết tiếp thu có chọn lọc thì chính sự giao lưu đó sẽ là nhân tốnâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện giá trị tinh thần cho người dân Ngoài ra

nó còn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh tạo nguồn thu nhập cho người dân, dần xóa dicác tệ nạn xã hội, ổn định cuộc sống và tiến tới xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo cũngnhư khoảng cách về trình độ văn hóa của cư dân Tỉnh Gia Lai

1.3.4 Góp phần quảng bá hình ảnh của Tỉnh

Hiện nay công tác xúc tiến và quảng bá du lịch của Tỉnh ngày càng được chútrọng Trong những năm qua, tỉnh Gia Lai đã tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ, ngànhTrung Ương và các tỉnh, thành phố trong nước để tổ chức và tham gia nhiều hoạt

Trang 32

động xúc tiến, quảng bá du lịch Đã phối hợp tổ chức Hội Thảo phát triển Du lịchkhu vực Tam giác năm 2008, tham gia Hội chợ du lịch ITE HCMC 2008 tại thànhphố Hồ Chí Minh, Hội trợ - Triển lãm ngành văn hóa, thể thao và du lịch (Hà Nội –2009) , Hội thảo phát triển du lịch khu vực Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung

Bộ (Gia Lai – năm 2010), gặp gỡ các doanh nghiệp lữ hành theo chương trình khảosát của Tổng cục Du lịch (2009) Đặc biệt là sự kiện “ Festival Cồng chiêng quốc tếnăm 2009” tổ chức thành công tại Gia Lai đã tạo tiếng vang và dấu ấn quan trọngtrong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch của tỉnh, đồng thời tạo điều kiện để thuhút đầu tư và mở rộng quan hệ hợp tác phát triển du lịch với các vùng, địa phươngtrong và ngoài nước

Để phát triển thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Gia Lai thì công tác tuyêntuyền quảng bá về du lịch của Tỉnh rất quan trọng, chính vì vậy hoạt động này mang

ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch tỉnh Gia Lai Trong giai đoạn hội nhậpkinh tế quốc tế, công tác quảng bá hình ảnh của tỉnh sẽ giúp nhiều du khách, nhà đầu

tư trong và ngoài nước biết đến tiềm năng thế mạnh du lịch của tỉnh Tuy nhiên, côngtác tuyên truyền quảng bá về du lịch của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưatạo dựng được hình ảnh du lịch Gia Lai rõ nét trên bản đồ du lịch Việt Nam cũng nhưtrong khu vực Chính vì lẽ đó, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh nên được

mở rộng hơn, đồng bộ và mang tính chuyên nghiệp để mang lại hiệu quả kinh tế caohơn

1.4 Kinh nghiệm thu hút khách du lịch quốc tế trong và ngoài nước và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Gia Lai

1.4.1 Kinh nghiệm thu hút khách du lịch quốc tế trong và ngoài nước

1.4.1.1 Kinh nghiệm thu hút khách du lịch quốc tế của Sapa

Sapa thuộc huyện Sapa, tỉnh Lào Cai là một thị trấn nghỉ mát đẹp và thơ mộngnằm ở độ cao trung bình 1.500 – 1.800m so với mực nước biển, cách Hà Nội khoảng

400 km phía Tây Bắc và cách biên giới Việt – Trung 40 km Sapa là nơi dồi dào tiềmnăng để phát triển du lịch đặc biệt là mô hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Vàcùng với khai thác giá trị cảnh quan thiên nhiên, Sapa cũng đang hướng đến việc pháttriển du lịch cộng đồng, nhằm phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Vớicảnh quan thiên nhiên mang nhiều sắc thái đa dạng, nổi tiếng với suối Hùng Hồ, đỉnhnúi Phanxipang – độ cao 3.143m, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn và được mệnh danh

là nóc nhà của Đông Phương Sapa còn dồi dào tiềm năng về sinh vật trong đó có 37

Trang 33

loài thú được ghi trong sách Đỏ của Việt Nam Và với tiềm năng đa dạng như thế thìSapa đóng góp một phần doanh thu không nhỏ trong tổng doanh thu của tỉnh LàoCai

Sa Pa là nơi có nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn khách du lịch với những cánhrừng Sa mu xanh ngát xen những biệt thự, nhà thờ cổ kính mang nhiều dáng dấp củacác thành phố Châu Âu, các thác nước, hang động, làng bản dân tộc… Đây là nơisinh sống lâu đời của 6 dân tộc: Kinh, H’Mông, Dao, Tày, Dáy và Xá Phó với nhiều

di tích, lễ hội, phong tục tập quán, kiến thức bản địa, và các hoạt động văn hoá nghệthuật dân gian đặc sắc, tiêu biểu là Chợ Văn hoá – Giao duyên Sa Pa (chợ Tình) Bêncạnh đó, ở Sa Pa còn có Bãi đá cổ nằm trong thung lũng Mường Hoa rộng 3 km2 vớikhoảng trên 200 hòn đá kích thước khác nhau được chạm khắc nhiều hình vẽ tả thực,hoa văn, dấu hiệu của chữ viết cho đến nay vẫn chưa được giải mã Di tích này đangthu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và được đề nghị UNESCO công nhận là

sản, 2014)

Năm 2013, Sa Pa đón 721.991 lượt khách du lịch, đạt 100,3% kế hoạch đượcgiao Đây là con số rất ấn tượng trong điều kiện kinh tế đất nước, thế giới vẫn đangtrong giai đoạn khó khăn, phục hồi suy thoái toàn cầu Các đơn vị quản lý du lịch đãcấp, phát thẻ đi thăm quan các tuyến du lịch làng bản cho 13.188 đoàn khách, vớitrên 67 nghìn lượt người Với Sa Pa, năm 2014 có ý nghĩa hết sức quan trọng đối vớiviệc hoàn thành toàn diện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXI và

6 chương trình, 18 đề án trọng tâm giai đoạn 2011 - 2015 cùng kế hoạch phát triển

hút lượng khách du lịch đạt 820 nghìn lượt người, tổng doanh thu từ hoạt động dịch

vụ - du lịch ước đạt 633 tỷ đồng Và với những nỗ lực như thế, Sapa đã được lọt vàotop 9 điểm đến trong năm 2015 theo bình chọn của Roughguides - chuyên trang dulịch nổi tiếng của nước Anh

Thời gian qua, đồng thời với việc đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, Sa Pa đãthực hiện nhiều biện pháp xây dựng môi trường văn hóa du lịch Sa Pa văn minh hơn,góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước Các cấp, các ngành đã tích cựcngăn chặn tình trạng đeo bám khách du lịch, bán hàng rong bằng những việc làm cụthể như: Tuyên truyền tại các xã có nhiều phụ nữ và trẻ em bán hàng rong, đồng thời

Trang 34

đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ hướng dẫn người dân phát triển các mô hìnhsinh kế hiệu quả thông qua các câu lạc bộ thêu, may thổ cẩm, hình thành các điểmbán hàng tập trung tại địa phương Sa Pa cũng đang rất quan tâm tăng cường công tácquản lý trật tự đô thị, hệ thống chiếu sáng đô thị, công tác vệ sinh môi trường, chămsóc cây xanh, thảm hoa, thảm cỏ Sa Pa hiện đã có xã Nậm Cang hoàn thành 19/19tiêu chí xây dựng nông thôn mới Thực hiện phong trào giữ gìn vệ sinh môi trườngnông thôn với phương châm “ba sạch một tốt”, trong năm 2013 công tác vệ sinh môitrường nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực

Bên cạnh đó, để bảo tồn văn hóa các dân tộc và giới thiệu tới khách du lịchnhững sản phẩm riêng có, tinh hoa văn hóa của đồng bào dân tộc, Sa Pa cũng đã quantâm tới việc xây dựng các điểm bán hàng tập trung tại các xã và một số khu vựcthuộc thị trấn, tiêu biểu là điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm thổ cẩm của ngườiDao đỏ tại Nhà Bảo tàng trung tâm thị trấn Sa Pa; điểm sản xuất và bán tại chỗ cácsản phẩm thổ cẩm của dân tộc thiểu số tại chợ Sa Pa… Đến nay, một bộ phận ngườidân đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động; cơ bản giảm hiệntượng phụ nữ, người già, trẻ em người dân tộc đeo bám khách du lịch

Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch Sa Pa là cơ hội tốt để Sa Pa tiếp tục pháthuy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát triển du lịchtương xứng với tiềm năng, thế mạnh, phục vụ cho sự nghiệp phát triển của Sa Pa

1.4.1.2 Kinh nghiệm thu hút khách du lịch quốc tế đến Mexico

Mexico, đất nước ở Trung Mỹ có hơn 100 triệu dân được biết đến như một địadanh du lịch hấp dẫn du khách đến từ mọi miền thế giới Đất nước này nổi tiếng bởicác khu nghỉ mát với thiên nhiên kỳ thú, những công trình kiến trúc cổ, di tích lịch sử

in đậm dấu ấn thời gian, truyền thống văn hóa và lòng mến khách, đặc biệt là dịch vụ

du lịch được thế giới công nhận (Vietbao.vn, 2004)

Trong những năm gần đây, cùng với việc phát triển các hình thức du lịchtruyền thống, Mexico rất chú trọng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Mexicođược thiên nhiên ban tặng hệ sinh thái đa dạng, phong phú, Mexico đặt mục tiêu bảotồn hệ sinh thái gắn với du lịch Nét mới trong xây dựng du lịch sinh thái ở Mexico lànhà nước khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng các dự án du lịch sinh thái Cơ quan

du lịch cử cán bộ tư vấn đến các địa phương có rừng, danh lam thắng cảnh để giảithích cho nhân dân địa phương về lợi ích của việc bảo tồn sinh thái gắn vơi du lịch.Thành phố Cacun được nổi tiếng là thành phố du lịch nghỉ dưỡng ở Mexico Nơi đây

Trang 35

có nhiều đầm phá, đảo Các khu nghỉ dưỡng ở Cacun luôn tổ chức tour du lịch giải trídưới nước dành cho du khách yêu thiên nhiên và thích phiêu lưu mạo hiểm.

Giao thông của Mexico rất hiện đại, có đủ các phương tiện di chuyển như xebus, taxi, tàu điện Đặc biệt nơi đây có các đường cao tốc được mở rộng và cùng vớiviệc phát triển như vậy, Mexico rất coi trọng việc khuyến khích người dân nước này

đi du lịch trong nước Với việc đưa ra khẩu hiệu: “Toàn bộ đất nước Mexico là củabạn”, chính quyền Mexico khuyến khích người dân nghỉ ngơi, khám phá cảnh đẹpcủa đất nước hơn là đi du lịch nước ngoài Công tác tuyên truyền về du lịch nội địađem lại những kết quả đáng kể đặt 65% tổng số du khách đến nước này năm 2011

Thông qua báo chí ngày 13/2 của Bộ Du lịch Mexico cho biết trong năm 2011,quốc gia này đã đón 190 triệu khách du lịch nội địa và quốc tế, tăng 3.7% so với nămtrước đó Đây là con số cao kỷ lục trong lịch sử ngành du lịch Mexico bất chấpnhững tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới Để có được lượng khách kỉlục như trong năm qua, Bộ du lịch Mexico đã áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ du lịchtrong đó có việc đơn giản hóa thủ tục xin cấp thị thực nhập cảnh, tiến hành nhiềuchiến dịch quảng bá trong và ngoài nước, đa dạng hóa thị trường Với những nỗ lựctrên, năm 2011 được xem là năm du lịch Mexico (VietNamPlus, 2014)

1.4.1.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Gia Lai

Sapa và Mexico có nhiều nét tương đồng với Gia Lai về tiềm năng du lịch sinhthái nghỉ dưỡng, cũng như da dạng về văn hóa, có thể làm yếu tố kết hợp để khiếnsản phẩm du lịch của Tỉnh đa dạng và phong phú hơn Đều là những địa phươngthuộc vùng núi, cao nguyên Tỉnh Gia Lai có thể học hỏi một số kinh nghiệm củaSapa và Mexico cho việc thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Gia Lai Tinh Gia Lai

có thể học tập một số kinh nghiệm ở Sapa như:

- Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch trong đó có giao thông, điệnnước, bưu chính viễn thông nhằm phục vụ du khách một cách tốt nhất, đặc biệt là chútrọng đến các phương tiện vận chuyển khách

- Tổ chức các hội nghị về đầu tư, thu hút các nhà đầu tư đến tham quan, khảosát, nghiên cứu nhằm đầu tư phát triển du lịch tỉnh nhà

- Thành lập các công ty, chi nhánh du lịch để quản lý tốt hơn hoạt động du lịchcủa Tỉnh

- Nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân lực hoạt động du lịch

- Cải thiện những hoạt động hỗ trợ du lịch liên quan như hệ thống cơ sở lưutrú, các hoạt động xúc tiến quảng bá

Trang 36

- Bên cạnh những tiềm năng để phát triển du lịch tỉnh cần kết hợp những yếu

tố khác như văn hóa và tổ chức nhiều hoạt động văn hóa thể thao và du lịch mangđậm bản sắc riêng của Tỉnh để tạo được cơ hội thu hút khách quốc tế

Từ những kinh nghiệm của Mexico, có những điểm mới trong cách làm dulịch sinh thái, nghỉ dưỡng tỉnh cần học hỏi như:

- Tỉnh Gia Lai nên có chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng pháttriển để thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Gia Lai

- Các hoạt động nghỉ dưỡng cần đa dạng phong phú kết hợp các hoạt động vuichơi giải trí vui nhộn

- Quảng bá nên tập trung vào các thị trường tiềm năng, khai thác thị trườngmới nhưng đồng thời tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông của Tỉnh nên được chú trọng để tạo điều kiện tốt nhấtcho du khách đi tham quan du lịch Bên cạnh đó cần đặc biệt quan tâm đến sự an toàncủa du khách và giải quyết các vấn đề liên quan khác nhằm tạo điều kiện cho dukhách khi đến tỉnh Gia Lai du lịch

Nếu Tỉnh Gia Lai có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũngnhư những địa phương làm du lịch giỏi ngay trong nước như trong 2 ví dụ trên đâythì trong tương lai không xa, tỉnh Gia Lai sẽ thu hút được nhiều khách du lịch quốc tếhơn nữa

Tiểu kết Chương 1

Chương 1 đã khái quát về lý luận chung, những vấn đề cơ bản nhất về động cơ cũngnhư nhu cầu của khách du lịch quốc tế và những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thuhút khách du lịch quốc tế Cũng trong chương này, người viết cũng có giới thiệunhững tiềm năng phát triển du lịch quốc tế của tỉnh Gia Lai trong điều kiện kinh tế xãhội đặc thù của mình và sự cần thiết phải phát triển du lịch tỉnh để xứng đáng vớitiềm năng du lịch của Tỉnh Phần cuối cùng nêu lên một số kinh nghiệm thu hútkhách du lịch quốc tế thành công của những địa phương có những yếu tố tương đồngvới tỉnh Gia Lai như Sapa và Mexico để qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệmcho du lịch tỉnh Những lý luận tổng quát trong chương 1 chính là cơ sở cho các phântích cho chương 2 và từ đó đề xuất giải pháp cho chương 3

Trang 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2009-2014

2.1 Tình hình thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Gia Lai

Trong phần này người viết sẽ tập hợp và phân tích các số liệu do cơ quan hữuquan cung cấp để làm rõ được thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh GiaLai trong giai đoạn 2009-2014

2.1.1 Số lượt khách du lịch quốc tế

Số lượt khách du lịch quốc tế đến tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 2009-2014 cónhiều chuyển biến Lượng khách du lịch quốc tế tuyệt đối tăng qua các năm, cụ thểnăm 2009 từ 7.491 lượt lên đến 11.986 lượt năm 2014, chiếm tỷ trọng 5,42% Năm

2009, với nhiều biến động bất lợi đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động du lịch:Trên thế giới, đại đa số người dân phải đối mặt với tình hình bất ổn về an ninh và áplực của cuộc khủng hoảng kinh tế Trong nước, dịch cúm A/H1N1 hoành hành Vìthế, năm 2009, tốc độ tăng của tổng lượng khách du lịch có phần chậm lại, chỉ đạt tỷtrọng 4,69%, Năm 2010, lượng khách du lịch đạt mức 160.111 lượt cao hơn so vớinăm 2009, trong đó lượng khách du lịch quốc tế đạt mức 9.800 lượt chiếm 6.12%tổng lượt khách đến Tỉnh Gia Lai

Theo thống kê của Tổng cục du lịch và Sở Văn hóa, thể thao và du lịch GiaLai có thể dễ dàng nhận thấy xu hướng chung là ngày càng có nhiều khách du lịchquốc tế đến tỉnh Gia Lai Và tốc độ tăng trưởng của tổng khách đến Gia Lai đạt6.88% /năm và tốc độ tăng trưởng bình quân của khách quốc tế đạt 13,92%/ năm, đây

là mức tăng trưởng khá, tuy nhiên do xu hướng phát triển của du lịch Gia Lai quáthấp nên lượng khách quốc tế đến Gia Lai so với vùng Tây Nguyên còn rất nhỏ, chỉchiếm tỷ trọng không quá 5% So với mức tăng trưởng của lượng khách toàn vùngTây Nguyên tốc độ tăng trưởng khách tỉnh Gia Lai vẫn ở mức thấp và chỉ chiếm 4,63

% tổng lượng khách so với toàn vùng Thực tế này đã đặt ra yêu cầu là tỉnh Gia Lai

Trang 38

cần nổ lực trong việc thu hút khách quốc tế đến tỉnh Gia Lai hơn nữa thông qua việc

tăng cường mở rộng liên kết với các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nước, nhất

là các doanh nghiệp của khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Bảng 2.1.Số lượt khách du lịch quốc tế đến tỉnh Gia Lai trong giai đoạn

2009-2014

Năm

Khách đến Gia Lai

tế (Lượt)

Tỷ trọng khách quốc

tế so với tổng khách(%)

Tổngkhách (Lượt)

Kháchquốctế(Lượt)

Tổng khách Gia Lai so với Tây Nguyên (%)

Khách quốc

tế Gia Lai so với Tây Nguyên(%)

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai)

Nếu xét tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân trong mối quan hệ so sánh

giữa lượng khách du lịch nội địa và lượng khách quốc tế đến Gia Lai, ta thấy chúng

có những mối quan hệ tỷ lệ Dựa vào biểu đồ 2.2 dưới đây ta thấy, trong giai đoạn

2009 đến 2014, lượng khách nội địa và quốc tế đến Gia Lai đều có xu hướng thay đổi

một cách đều đặn

Tuy nhiên, trong một số năm, chúng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch Tiêu biểu,

giai đoạn năm 2010 Gia Lai chứng kiến một sự sụt giảm về lượng khách du lịch nội

địa là 2.079 lượt nhưng đã đón lượng khách quốc tế tăng vọt 2.309 lượt Nhưng cột

mốc năm 2011 và 2012 đánh dấu sự bức phá của lượng khách du lịch nội địa và

bước lùi đáng kể của lượng khách du lịch quốc tế dẫn đến tốc độ tăng trưởng trong

hai năm này âm lần lượt là 10,66 và 12,51%

Trang 39

Biểu đồ 2.1: Lượng khách du lịch quốc tế đến Gia Lai so với lượng khách nội địa trong giai đoạn 2009 – 2014

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai)

Tuy là tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm lượng khách du lịch quốc tếđến Gia Lai là 9,85% Nhưng xét về mặt tỷ trọng, lượng du khách quốc tế đến GiaLai chiếm khoảng 5% trong tổng số lượng khách du lịch đến Gia Lai trong vòng 5năm Những con số trên cho thấy du lịch quốc tế của Gia Lai chưa thật sự có đượcmột sự phát triển đáng kể Đồng thời, những con số trên cũng cho thấy sự bất ổn củangành du lịch Gia Lai, không những chịu ảnh hưởng bởi nhân tố bên ngoài, mà còncho thấy yếu tố bên trong không bền vững Cụ thể, tình hình cho thấy một tồn tại rấtnghiêm trọng trong ngành du lịch Gia Lai, đó là việc chưa tạo ra được các khu dulịch thật sự hấp dẫn để thu hút khách du lịch cộng với dịch vụ du lịch còn kém

Trang 40

Bảng 2.2: Lượt khách du lịch đến tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 2009 - 2014

Số lượt (Lượt)

Tốc độ tăng (%)

Số lượt (Lượt)

Tốc độ tăng (%)

Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai)

2.1.2 Cơ cấu khách du lịch quốc tế

Theo bảng thống kê của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Gia Lai, trong giaiđoạn 2009-2014 thị trường khách du lịch quốc tế chính của tỉnh Gia Lai là Pháp,Campuchia, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Úc, Hà Lan, Anh, Đức Nhìn vào bảng sốliệu cho thấy rằng tỷ trọng của khách Campuchia đến tỉnh Gia Lai cao so với kháchđến từ các nước khác, chiếm 16,95% và đạt được tỷ trọng này cũng là nhờ quan hệthương mại giữa Việt Nam và Campuchia phát triển tốt nên khách Campuchia đếnGia Lai cũng tăng lên đáng kể Tiếp đến là khách đến từ Châu Âu cũng chiếm tỷtrọng cao đứng thứ 2 là Pháp chiếm 15,23%, kế đến là Trung Quốc và Mỹ chiếm tỷtrọng ổn định lần lượt là 12,12% và 7,37% Những nước thuộc Châu Đại Dương như

Úc chiếm 4,16%, cũng là một con số khiêm tốn hay thị trường khách Nhật, Anh vàĐức cũng cần được đầu tư quan tâm bởi những nước này chiếm tỷ trọng thấp và cụthể là khách Nhật chỉ chiếm 2,91%, Anh chiếm 1,43%, và Đức là 2,27% Khách quốc

tế thuộc khối Asean cũng khá ổn định, không có nhiều chuyển biến Nhìn chungtrong giai đoan 2009-2014 lượng khách của các nước Asean cũng có sự giảm nhẹ, đạtmức bình quân là 4,68%, như vậy cần phải tập trung đầu tư thu hút khách của cácnước này đến tỉnh Gia Lai nhiều hơn nữa để đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn vìAsean luôn được xem là 1 trong 3 thị trường gửi khách lớn nhất của Việt Nam Năm

Ngày đăng: 25/04/2020, 10:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
18. Ths. Nguyễn Duy Mậu, 2011, Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, trang 73-81- 89 - 99 -101 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đápứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
19. Ths. Vũ Nam, Ths. Phạm Hồng Long, 2011, Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường du lịch vùng dân tộc và miền núi, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 6/ 2011, trang 50 - 51 - 58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao nhận thức bảo vệ môitrường du lịch vùng dân tộc và miền núi
22. Ths. Lê Thị Ngọc Anh, Trần Thị Khuyên, 2014, Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch của điểm di tích Đại Nội – Huế, Tạp chí nghiên cứu và phát triển, số 1, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá khả năng thu hútkhách du lịch của điểm di tích Đại Nội – Huế
23. Lê Thị Lan Hương, 2005, Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội, Đại học kinh tế quốc dân Kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trìnhdu lịch cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của công ty lữ hành trên địa bàn HàNội
26. Trang thông tin tuyên truyền bảo vệ môi trường du lịch và di sản, 2014, Phát triển du lịch Sapa gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa và bảo vệ môi trường, truy cập ngày 14/12/2014, đường link đến bài viết:http://www.disanxanh.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=62570&sitepageid=29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháttriển du lịch Sapa gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa và bảo vệ môi trường
27. Trang thông tin tuyên truyền bảo vệ môi trường du lịch và di sản, 2014, Đánh thức tiềm năng du lịch Gia Lai, truy cập ngày 14/12/2014, đường link đến bài viết Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánhthức tiềm năng du lịch Gia Lai
29. Vietbao.vn, 2004, Du lịch Mexico – Những bài học không bao giờ cũ, truy cập ngày 7/1/2014, đường link đến bài viết:http://vietbao.vn/Du-lich/Du-lich-Mexico-Nhung-bai-hoc-khong-bao-gio-cu/45143076/254/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch Mexico – Những bài học không bao giờ cũ
30. Cục xúc tiến thương mại, 2012, Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế tỉnh Gia Lai đến năm 2020 (phần 2), truy cập ngày 20/1/2014, đường link đến bài viết:http://www.vietrade.gov.vn/vung-kinh-te-tay-nguyen/3299-mc-tieu-nhim-v-va-gii-phap-phat-trin-kinh-t-tnh-gia-lai-n-nm-2020-phn-2.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinhtế tỉnh Gia Lai đến năm 2020 (phần 2)
31. Nhân dân điện tử, 2011, Để du lịch Sapa tương xứng tiềm năng, truy cập ngày 14/12/2014, đường link đến bài viết:http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/dong-chay/item/13566302-.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để du lịch Sapa tương xứng tiềm năng
32. Báo Gia Lai, 2014, Hấp dẫn Tour nội tỉnh, truy cập ngày 6/2/2014, đường link đến bài viết:http://www.baogialai.com.vn/channel/8210/201411/hap-dan-tour-du-lich-noi-tinh-2353435/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hấp dẫn Tour nội tỉnh
33. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Gia Lai, 2012, Du lịch Gia Lai cơ hội cho phát triển, truy cập ngày 12/1/2014, đường link đến bài viết:http://skhdt.gialai.gov.vn/kkk/Gioi-thieu/Gioi-thieu-ve-Gia-Lai/Du-lich-Gia-Lai-co-hoi-cho-phat-trien.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch Gia Lai cơ hội cho phát triển
34. Báo tin tức, 2014, Tìm giải pháp thu hút du khách, truy cập ngày 15/2/2014, đường link đến bài viết Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm giải pháp thu hút du khách
35. David Weaver, 2008, Sustainable tourism: Theory and Practice, NXB Elsevier Butterworth - Heinemann, trang 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sustainable tourism: Theory and Practice
Nhà XB: NXB ElsevierButterworth - Heinemann
36. United Nations World Tourism Organisation – UNWTO, Toursism 2020 vision, ngày truy cập 02/12/2014, đường link đến bài viết:http://www.unwto.org/facts/eng/vision.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toursism 2020 vision
37. Roxana Valentina Gârbea, 2014, Tourist attractiveness of the Urban environment in Moldavia, trang 40 - 42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tourist attractiveness of the Urbanenvironment in Moldavia
38. Suman Paul, 2013, Analysis of tourism atrractiveness using probabilistic travel, Tạp chí European Journal of Geography, số 4, 2013, trang 20 - 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Analysis of tourism atrractiveness using probabilistic travel
39. Jurgita Lahouati,2012, Attracting Chinese Tourist to Denmark, Trường Đại học Copenhagen, Đan Mạch, trang 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2012, Attracting Chinese Tourist to Denmark
40. Martin Oppermann và Kye-Sung Chon, 1997, Tourism in Developing Countries, NXB International Thomson Business Press, trang 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tourism in Developing Countries
Nhà XB: NXB International Thomson Business Press
41. Simona Cuciureanu and Roxana Garbea, 2012, The main tourist attractions in Botosani country, Đại học Alexandru Ioan Cuza, trang 67-68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The main tourist attractions inBotosani country
42. Phuong Giang Quach, 2013, Examining international tourists’ satisfaction with HaNoi tourism, Đại học Lapland, trang 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Examining international tourists’ satisfaction withHaNoi tourism

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w