1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VIẾT TIỂU LUẬN các lớp bồi DƯỠNG cán bộ QUẢN lý GIÁO dục

30 179 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 278 KB

Nội dung

a Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiệnkế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường g Dự các lớp bồi dưỡng

Trang 1

a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện

kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường

g) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham giagiảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chínhsách ưu đãi theo quy định;

h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị

-xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;

i) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xãhội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộngđồng

Điều 18 Điều lệ Trường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số BGDĐT ngày 30/12/ 2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) Cụ thể như sau:

41/2010/TT Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bịgiáo dục Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7thành viên trở lên thì có một tổ phó

- Nhiệm vụ của tổ chuyên môn gồm:

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằmthực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;

+ Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng,hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong

tổ theo kế hoạch của nhà trường;

+ Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáoviên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó

Trang 2

+ Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi

có nhu cầu công việc

Về số lượng tổ chuyên môn, các trường sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của đơn

vị để sắp xếp, thành lập sao cho hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhàtrường

Mục đích cuối cùng vẫn là nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt là chất lượngdạy và học

1.2 Lý do lý luận

Luật giáo dục năm 2010 cũng chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phải phát huy tínhtích cực, tự giác chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học,lòng say mê học tập và ý chí vươn lên’’ Vì vậy đổi mới công tác quản lý giáo dụctrong giai đoạn hiện nay cần thường xuyên nghiên cứu tìm tòi, học hỏi nâng cao trình

độ nghiệp vụ quản lý, cải tiến công tác quản lý vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạovào điều kiện của đơn vị mình

Nói đến hoạt động quản lý của nhà trường thì quản lý hoạt động tổ chuyên môn

là vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu Hoạt động chuyên môn tác động trựctiếp tới chất lượng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, là hoạt động quan trọng,chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường Hoạt động quản lý chuyênmôn trực tiếp là hiệu trưởng là người có vai trò đặc biệt quan trọng, tác động đến độingũ giáo viên và học sinh của nhà trường Chính vì lẽ đó, hiệu trưởng phải là hạt nhânchủ yếu trong việc ứng dụng các khoa học quản lý để vận dụng linh hoạt, năng độngcác biện pháp quản lý nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra

Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành, là nơi thực thi nhiệm vụ dạy học vàgiáo dục học sinh Một nhà trường chỉ có thể thay đổi bằng chính nội lực của mình.Động lực quan trọng để giúp nhà trường phát triển chính là mối quan hệ, sự tương tác,giúp đỡ lẫn nhau trong khối đoàn kết và sự nỗ lực vươn lên của mỗi cá nhân

Trong tổ chuyên môn, người tổ trưởng là người trực tiếp điều hành các hoạtđộng của tổ chuyên môn, chịu sự quản lý chỉ đạo và chịu trách nhiệm về các hoạt độngcủa tổ trước hiệu trưởng

Vai trò quản lý của tổ trưởng chuyên môn góp phần không nhỏ vào việc nângcao chất lượng giáo dục Hoạt động tổ chuyên môn có chất lượng và hiệu quả là nhờvào đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

Để đội ngũ tổ trưởng chuyên môn thực sự là hạt nhân trong hoạt động chuyênmôn của trường Tiểu học, vai trò của hiệu trưởng trong việc quản lý và chỉ đạo đội ngũ

tổ trưởng chuyên môn là hết sức quan trọng Thông qua đội ngũ này, hiệu trưởng cóthể thu thập thông tin đầy đủ, chính xác các hoạt động có liên quan đến chuyên môncủa nhà trường Từ đó xây dựng biện pháp chỉ đạo phù hợp, góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục và đào tạo

1.3 Lý do thực tiễn

Trường tiểu học Vạn Hưng 2 nằm trên địa bàn xã Vạn Hưng huyện Vạn Ninhtỉnh Khánh Hòa, trong những năm gần đây đã có những đổi mới nhất định về công tácquản lý và từng bước khẳng định mình Đội ngũ giáo viên nhà trường ổn định, có sứckhỏe, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương, nhiệttình trong công việc và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoạt động chuyên môn

Trang 3

của nhà trường trong nhiều năm có nền nếp, chất lượng dạy và học được nâng lên quatừng năm học

Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn mà Ban giám hiệu nhàtrường đang áp dụng hầu hết là do kinh nghiệm của bản thân, chưa phát huy hết sứcmạnh nội lực của nhà trường cũng như năng lực của các tổ trưởng chuyên môn Ngoài

ra đội ngũ tổ trưởng chuyên môn cũng có một số chưa được đào tạo, bồi dưỡng kỹnăng quản lý tổ chuyên môn một cách có hệ thống, vì vậy trong những năm học trướcđây hoạt động của các tổ chuyên môn của trường chưa được đồng bộ, các nội dunghoạt động của các tổ chuyên môn chưa đi vào chiều sâu, còn hạn chế ở một số lĩnhvực Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò

bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡnhững khó khăn cho giáo viên trong tổ Trong các buổi sinh hoạt, không khí thườngtrầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bànbạc, thảo luận

Qua nhiều năm công tác ở trường tiểu học, từ một giáo viên trở thành mộtngười quản lý, bản thân tôi thấy rõ: Quản lý, chỉ đạo có hiệu quả các nội dung hoạtđộng của tổ chuyên môn là một trong những công tác trọng tâm và thường xuyên củahiệu trưởng để thực hiện nhiệm vụ quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diệntrong nhà trường

Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp quản lý,

chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Vạn Hưng 2, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2018 - 2020 ” nơi mà tôi

đang công tác để làm đề tài nghiên cứu nhằm xác định những nguyên nhân (cả chủquan và khách quan) của những bất cập, khó khăn từ đó tìm ra những biện pháp hữuhiệu nhằm thúc đẩy hoạt động TCM tại đơn vị

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Hiện nay, công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường TH đã đạtđược kết quả nhất định làm cho chất lượng dạy học được nâng cao Tuy nhiên trongquá trình thực hiện còn có những điều chưa phù hợp, bất cập Nếu đề xuất được một hệthống biện pháp quản lý hoạt động giáo của tổ chuyên môn một cách hợp lý, khả thithì sẽ tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động tổ chuyên môn, góp phần nâng cao chấtlượng giáo trong nhà trường

3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Đề xuất các biện pháp quản lý, nhằm nâng cao hoạt động quản lý tổ chuyênmôn ở trường tiểu học Vạn Hưng 2, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

4 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn Trường Tiểu học Vạn Hưng 2, huyện VạnNinh, tỉnh Khánh Hòa

5 Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn thời gian: Từ năm học 2018-2019 đến năm học 2019-2020

Đối tượng khảo sát: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáoviên

6 Phương pháp nghiên cứu

Trang 4

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu, hệ thống hóa quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoàinước, những văn kiện của Đảng và nhà nước, chỉ thị của thủ tướng chính phủ, thông

tư, quy chế của Bộ giáo dục và Đào tạo, có liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp quan sát:

Phương pháp quan sát các hình thức thể hiện công tác quản lý của Hiệu trưởng,Ban giám hiệu nhà trường về quản lý Quản lý Tổ chuyên môn ở các trường Tiểu họctrên địa bàn xã Vạn Hưng

6.2.1 Điều tra bảng hỏi

Sử dụng bảng hỏi để điều tra về nhận thức, thái độ và đánh giá của các cán bộquản lí, Giáo viên trong trường tiểu học Vạn Hưng 2, huyện Vạn Ninh, tỉnh KhánhHòa về việc Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường hiện nay, cũng nhưviệc đề xuất các biện pháp cho việc Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường tiểu họcVạn Hưng 2, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa và Quản lý hoạt động này trong thờigian tới Đề tài cũng khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và khách thể phụ trách côngtác này để thu thập dữ liệu đa chiều

Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng phiếu hỏi để khảo sát tính khả thi của các biệnpháp

6.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường đểlàm rõ thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn của nhà trường

6.4 Nhóm phương pháp xử lý thông tin

Sử dụng một số công thức toán học để xử lý số liệu thu được

1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường Tiểu học

Công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại vàphát triển của nhà trường Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành, nơi thực thinhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh Một nhà trường chỉ có thể thay đổi bằng chínhnội lực của mình Động lực quan trọng để giúp nhà trường phát triển chính là mối quan

hệ, sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau trong khối đoàn kết và sự nỗ lực vươn lên của mỗi

cá nhân Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

Trang 5

vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trìnhgiảng dạy và thực hiện nhiệm vụ

Hoạt động tổ chuyên môn là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụ giảng dạy vàgiáo dục HS, thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầumang tính thức tiễn được mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ và rút ranhững kết luận sư phạm, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đónâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV Hoạt động chuyên môn còn nhằmgóp phần bồi dưỡng GV theo Chuẩn nghề nghiệp GV Vậy thực chất của việc hoạtđộng chuyên môn là gì? Đó chính là những vấn đề xoay quanh câu hỏi “Làm thế nào

để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường?”

Để hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường đi đúng hướng, đạt được mụctiêu thì cần thiết phải quản lí, chỉ đạo nội dung này một cách khoa học, chặt chẽ và cónhững biện pháp quản lí khả thi nhất phù hợp điều kiện thực tế về đội ngũ GV, tìnhhình HS trong môi trường sư phạm của nhà trường

2 Các khái niêm có liên quan đến đề tài

2.1 Khái niệm về quản lý và vai trò của quản lý:

- Khái niệm về quản lý : Quản lý là tác động có ý thức, bằng quyền lực theo

một quy trình với những nguyên tắc, phương pháp, phong cách, nghệ thuật và cáccông cụ của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý để đạt được mục tiêu của tổ chứctrong điều kiện kinh tế – xã hội nhất định

- Vai trò của quản lý: Có nhiều cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về vai

trò của quản lý, cụ thể :

- A.Smith (Nhà kinh tế học Cổ điển Anh, thế kỉ XVIII) rất nhấn mạnh đến vaitrò của phân công lao động hợp lí trong sản xuất Nhờ có phân công lao động mà các

tổ chức có được năng suất lao động cao hơn

- Các Mác lại nhấn mạnh đến vai trò của ý ý chí điều khiển chung của người thủlĩnh, người đứng đầu, người chỉ huy trong các hoạt động tập thể

- V.I.Lênin đề cao vai trò của tổ chức, ông nói: Hãy cho chúng tôi một tổ chứcnhững người cộng sản, chúng tôi sẽ đảo lộn cả nước Nga

- Keney (Nhà kinh tế học Thuỷ Điển) chỉ ra vai trò của quản lí trong quá trìnhphát triển của xã hội Ông đã khẳng định thế kỉ XX là sự thống trị của đề quốc bàngiấy (quản lí) đối với vương quốc kĩ thuật

- Trường phái quản lý Nhật Bản coi quản lý là nhân tố thứ tư trong quá trìnhphát triển xã hội hiện đại, giữ vai trò kết nối ba nhân tố đã có trong xã hội truyền thốnglà: Vốn (tư bản), ruộng đất và lao động

Như vậy, có thể thấy quản lí đóng vai trò đặc biệt quan trọng và ngày càng tăngtheo sự phát triển của xã hội Vai trò đó thể hiện ra ở những khía cạnh sau :

+Vai trò định hướng

+Vai trò thiết kế

+ Vai trò phối hợp

+ Vai trò thúc đẩy

Trang 6

+ Vai trò điều chỉnh

2.2 Khái niệm về giáo dục, quản lý giáo dục

*Khái niệm về giáo dục:

Theo nghĩa Hán-Việt, giáo là dạy, dục là nuôi Giáo chỉ sự săn sóc về tinh thần,tức thuộc về đức dục và trí dục Dục chỉ sự săn sóc về thể chất, về sự nuôi dưỡng để cơthể phát triển tức là thể dục Vậy giáo dục là đào luyện để con người khá hơn, pháttriển ngày một tốt hơn về mọi mặt đức, trí, thể, mỹ Giáo dục còn có nghĩa là uốnnắn, rèn luyện con người, truyền thụ kiến thức cho người khác

Theo giáo sư Hà Thế Ngữ: “Giáo dục là quá trình đào tạo con người một cách

có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia laođộng sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịchsử-xã hội của loài người” Giáo dục là hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hìnhthành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong nhữnggiai đoạn lịch sử nhất định; thuật ngữ giáo dục thường được hiểu theo nghĩa rộng vànghĩa hẹp: - Theo nghĩa rộng, giáo dục bao gồm cả việc dạy lẫn việc học cùng với hệthống các tác động sư phạm khác diễn ra ở trong và ngoài lớp, trong và ngoài nhàtrường cũng như trong gia đình và ngoài xã hội Đó chính là một quá trình toàn vẹnhình thành nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch thông quacác hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằmchiếm lĩnh những kinh nghiệm của xã hội loài người

Theo nghĩa hẹp, giáo dục được hiểu như là quá trình tác động tới thế hệ trẻ vềmặt đạo đức, tư tưởng và hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái

độ và những hành vi thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội Như vậy, giáo dục trướchết là sự tác động của những nhân cách này đến những nhân cách khác, tác động củanhà giáo dục đến người được giáo dục, cũng như tác động của người được giáo dụcvới nhau Chính thông qua loại hình hoạt động của người học, được thực hiện trongmối quan hệ xã hội nhất định mà nhân cách của người học được hình thành và pháttriển

* Khái niệm về quản lý giáo dục

Trong quản lý giáo dục, chủ thể quản lý ở các cấp chính là bộ máy quản lý giáodục từ Trung ương đến Địa phương, còn đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực,

cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năng của giáo dục đào tạo.Hiểu một cách cụ thể là:

- Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có kế hoạch, có ý tưởng, có mục đíchcủa chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý

- Quản lý giáo dục là sự tác động lên tập thể giáo viên, học sinh và các lựclượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng phối hợp, tác độngtham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường để đạt mục đích đã định

- Trên cơ sở lý luận chung ta thấy rằng thực chất của nội dung quản lý hoạtđộng dạy học của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm đạt hiệu quả cao nhấttrong việc hình thành nhân cách của học sinh

Tóm lại, Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luậtcủa chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm

Trang 7

bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo cho sựphát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng.

2.3 Khái niệm về hiệu trưởng, giáo viên, học sinh

* Học sinh:

Học sinh là người đi học trong các nhà trường, trong các cơ sở giáo dục khác đểđược học tập và rèn luyện để trở thành những công dân có ích cho xã hội mai sau

2.4 Khái niệm về tổ chuyên môn và vai trò của tổ trưởng chuyên môn

2.4.1 Khái niệm về tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn là một bộ phận chuyên môn giúp ban giám hiệu nhà trườngđiều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và nghiệp vụ chuyên môn Tínhchất hoạt động chủ yếu của tổ là chuyên sâu về nghiệp vụ sư phạm, thể hiện sự tích tụcao về chuyên môn

Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên của nhà trường và là mộttrong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viênchủ động lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượnghọc sinh của lớp/trường mình

Để một buổi sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả, các chuyên đề phải thỏa mãntối thiểu các điều kiện sau:

+ Phải được bắt nguồn từ việc giải quyết các vấn đề khó, hoặc các vấn đề mớiphát sinh trong thực tế giảng dạy

+ Bám sát định hướng đổi mới phương pháp giáo dục và kiểm tra đánh giá hiệnnay

Trang 8

+ Mang tính phổ biến và khả thi

+ Đảm bảo nguồn lực và các điều kiện cơ sở vật chất Nâng cao sinh hoạtchuyên môn không chỉ giúp mỗi giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn cho bảnthân mà sinh hoạt chuyên môn còn là môi trường để tình đồng nghiệp nảy nở và pháttriển giữa tất cả giáo viên, giúp họ hỗ trợ lẫn nhau trong công tác; hình thành môitrường học tập tốt đẹp cũng như truyền thống, bản sắc văn hóa riêng của nhà trường.Sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao khả năng nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, ứngdụng tiến bộ khoa học giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong hoạtđộng quản lý và giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục

và thực hiện các mục tiêu đổi mới của Ngành

2.4.2 Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý dạy học ở trường

a/ Quản lý giảng dạy của giáo viên

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cả nămhọc nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kếhoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kếhoạch năm học của nhà trường;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồidưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng,

đủ theo các tiết trong phân phối chương trình;

- Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảngcủa tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡnghọc sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy họcđúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phốichương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó;viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạyhọc, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinhyếu kém );

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo viênmới tuyển dụng (đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy họctheo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụngCNTT trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra,đánh giá )

- Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định vềhoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồ sơ củatổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định);

- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (thực hiện

hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình,chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kếhoạch dự giờ của các thành viên trong tổ );

- Dự giờ giáo viên trong tổ theo quy định (4 tiết/giáo viên/năm học);

Trang 9

- Các hoạt động khác (đánh giá, xếp loại giáo viên; đề xuất khen thưởng, kỉ luậtgiáo viên Việc này đỏi hỏi tổ trưởng chuyên môn phải nắm thật rõ về tổ viên củamình về ưu điểm hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được phân công).

b/ Quản lý học tập của học sinh

- Nắm được kết quả học tập của học sinh thuộc bộ môn quản lý để có biện phápnâng cao chất lượng giáo dục;

- Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa để thựchiện mục tiêu giáo dục

- Các hoạt động khác (theo sự phân công của Hiệu trưởng)

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Tiểu học

2.5.1 Các yếu tố bên trong nhà trường

- Trình độ năng lực, phẩm chất của hiệu trưởng

- Trình độ năng lực, phẩm chất của tổ trưởng chuyên môn

- Trình độ năng lực, phẩm chất của giáo viên

- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của tổ chuyênmôn

2.5.2 Các yếu tố bên ngoài nhà trường

- Chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước và của địa phương

- Công tác chỉ đạo, quản lý của phòng giáo dục và đào tạo

- Điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội của địa phương

Kết luận: Công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định

sự tồn tại và phát triển của nhà trường Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành, nơithực thi nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh Để hoạt động tổ chuyên môn trongnhà trường đi đúng hướng, đạt được mục tiêu thì cần thiết phải quản lí, chỉ đạo nộidung này một cách khoa học, chặt chẽ và có những biện pháp quản lí khả thi nhất phùhợp điều kiện thực tế về đội ngũ GV, tình hình HS trong môi trường sư phạm của nhàtrường Quản lý hoạt động là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợpquy luật của chủ thể quản lý làm cho hệ vận hành theo đường lối của Đảng và Nhànước, thực hiện được tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa mà mục tiêu là quátrình tổ chức hoạt động giáo dục cho thế hệ trẻ, đưa thế hệ trẻ hướng tới mục tiêu pháttriển giáo dục theo dự kiến và tiến lên trạng thái mới về chất lượng

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học Vạn Hưng 2, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

1 Phân tích tình hình thực tế về hoạt động tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Vạn Hưng 2.

1.1 Giới thiệu khái quát về trường Tiểu học Vạn Hưng 2.

* Thuận lợi:

Trang 10

- Được sự quan tâm của Đảng ủy và chính quyền địa phương, ngành giáo dụccấp trên, các ban ngành đoàn thể, Hội cha mẹ học sinh đã giúp cho nhà trường có địnhhướng trong công tác chung của ngành.

- Ngành giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ đạo kịp thời giúp nhà trường cậpnhật và thực hiện đúng kế hoạch, nhiệm vụ năm học, đồng thời đi sâu nghiên cứuchuyên môn để thực hiện tốt công tác giáo dục

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên từng bước ổn định về mọi mặt Giáo viên có trình

độ trên chuẩn cao

- Đội ngũ giáo viên đa số còn trẻ, hăng say nhiệt tình trong công việc đượcgiao Phần lớn đều được đào tạo qua trường lớp, có tay nghề tương đối vững vàng, đa

số giáo viên có ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động, có tinh thần trách nhiệm cao.Tập thể CB, GV, CNV đã xác định mục tiêu và hướng phấn đấu, luôn luôn đoàn kết,ham học hỏi để nâng cao tay nghề và nghiệp vụ chuyên môn

* Khó khăn:

- Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nên việc đầu tư cho học tập của họcsinh còn hạn chế

- Số học sinh thuộc diện hộ nghèo đông, trình độ dân trí còn chưa cao, một số

phụ huynh học sinh ít quan tâm đến việc học của con em nên việc chỉ bảo cho học sinh

ở nhà có phần hạn chế Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình chưa đạt được kếtquả cao

- Một số giáo viên lớn tuổi, tình trạng sức khỏe không ổn định nên ảnh hưởngđến quá trình công tác

* Quy mô phát triển giáo dục:

- Tổng số học sinh toàn trường: 300/151 nữ Trung bình mỗi lớp có 30 học sinh.

- Tỉ lệ học sinh bỏ học: Không có học sinh bỏ học

Để duy trì tốt sĩ số học sinh ban giám hiệu chỉ đạo kịp thời giáo viên chủ nhiệmlàm tốt công tác xây dựng đôi bạn học tập, phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh,các đoàn thể, tranh thủ chỉ đạo của chính quyền địa phương, hội chữ thập đỏ, hộingười cao tuổi, các đơn vị kinh tế vận động và hỗ trợ vật chất để các em đến trường

* Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường:

Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 26 người

Cán bộ giáo viên, nhân viên biên chế: 19 người

Trang 11

Số giáo viên đứng lớp: 13; 01 giáo viên- TPT.

Hợp đồng trong biên chế 02 giáo viên ( trong đó 01 giáo viên Tiểu học; 01 giáoviên dạy Mĩ thuật), đảm bảo 1,5 giáo viên/ lớp

Nhân viên văn phòng: 03; Kế toán: 01; Thư viện-thiết bị:01; Y tế: 01

Hợp đồng theo NĐ 68: 05 người

Tổ khối: gồm 05 tổ; trong đó có 4 tổ Chuyên môn và 1 tổ Hành chính

Trường tổ chức thực hiện dạy tiếng Anh từ khối lớp 1 đến khối lớp 5

Trường có 100% số giáo viên đạt chuẩn trở lên về trình độ đào tạo, trong đó15/15 - 100 % giáo viên có trình độ trên chuẩn; 100% giáo viên có phẩm chất, đạo đứctốt, có trách nhiệm với học sinh, nhiệt tình trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụđược phân công; không có giáo viên yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ Đa số giáoviên có sáng tạo, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học (PPDH), các hình thức

tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, tích cực sử dụng công nghệ thông tin (CNTT)trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ lên lớp

Giáo viên dạy giỏi cấp trường đạt: 12/15 giáo viên, tỷ lệ 80,0 %; Giáo viên dạy

giỏi cấp huyện 7/15 đạt 46,7 %.

* Tình hình xây dựng và phát triển Đảng viên trong nhà trường:

+ Số CB-GV-CNV đã được bồi dưỡng đối tượng Đảng: 1

+ Số CB-GV-CNV đã được kết nạp trong năm: 1

+ Chuyển Đảng chính thức trong năm: 0

+ Tổng số Đảng viên: 6/2 nữ, tỷ lệ so với tổng số: 24 %

* Cơ sở vật chất

Nhà trường có tổng diện tích khuôn viên là: 4.645,1m2 đạt tỷ lệ 15,58 m2/ HS,

có sân chơi, sân tập với diện tích 1.500 m2 đủ điều kiện cho học sinh tập luyện Khuônviên nhà trường được quy hoạch tổng thể và hợp lý có trồng cây bóng mát và hoa.Trường có 10 lớp với 300 học sinh, trung bình mỗi lớp có 30 học sinh, có 10 phònghọc/10 lớp học Diện tích phòng học: 42,5m2/ phòng; Đạt 1,42 m2/ HS Trong phònghọc có đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh, có trang bị hệ thống quạt Bàn, ghế, bảng,bục giảng, hệ thống chiếu sáng, trang trí phòng học đúng quy cách

Có đủ các phòng chức năng theo quy định như: Phòng Hiệu trưởng, phòng Phóhiệu trưởng, phòng Hoạt động Đội, phòng Y tế học đường, phòng Thiết bị giáo dục.Các phòng có đủ thiết bị, tủ đựng đồ dùng, giá để sách, có đủ hồ sơ, cập nhật số liệuthường xuyên, hoạt động theo đúng chức năng của từng phòng Các phòng chức năngcủa nhà trường được xây mới đảm bảo cơ bản phục vụ cho việc dạy và học

Trường có nguồn nước sạch, có khu vệ sinh riêng cho cán bộ giáo viên và họcsinh, riêng cho nam và nữ; có hệ thống cống rãnh thoát nước; có tường bao quanhtrường, không có hàng quán, nhà ở trong khu vực trường, môi trường xung quanh khuvực trường sạch, đẹp

Nhà trường có thư viện đạt chuẩn theo quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổthông theo Quyết định số 418/QĐ-SGD&ĐT, ngày 11/5/2017 của Sở giáo dục và Đàotạo Khánh Hòa

Trang 12

* Vài nét nổi bật của nhà trường:

Được sự đầu tư cho sự nghiệp giáo dục của các cấp, các ngành, công tác xã hộihoá giáo dục của địa phương ngày càng được chú trọng, cơ sở vật chất và các phươngtiện phục vụ cho công tác giảng dạy trong nhà trường Đội ngũ GV trẻ, nhiệt tình có ýthức trách nhiệm trong giảng dạy Sự quan tâm của các bậc cha mẹ HS ngày càng cao,

sự nghiệp giáo dục của xã đảo ngày càng được chú trọng, kết quả chất lượng giáo dụcngày càng tiến bộ một cách rõ rệt

Đại bộ phận HS ý thức được trách nhiệm của bản thân, gia đình, xã hội Họcsinh chịu khó vươn lên trong học tập Trong những năm qua, công tác ôn luyện HSgiỏi của nhà trường đạt được các thành quả đáng khích lệ Tỉ lệ hoàn thành chươngtrình tiểu học đạt 100% Ngoài ra, các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao đều hoạtđộng khá mạnh

1.2 Thực trạng công tác hoạt động tổ chuyên môn trường tiểu học Vạn Hưng 2, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

1.2.1 Các tổ chuyên môn ở Trường Tiểu học Vạn Hưng 2

Trường có 5 tổ trong đó có 4 tổ Chuyên môn và 1 tổ Hành chính

Tổ 1: Gồm 04 thành viên; 02 giáo viên dạy lớp một, 01 giáo viên dạy thể dục,

01 giáo viên dạy bộ môn Tổ trưởng cô Nguyễn Thị Hằng Tất cả giáo viên có trình độtrên chuẩn trong đó trình độ cao đẳng 01, đại học 03, giáo viên giỏi cấp huyện 03 Đa

số giáo viên có nhiều năm công tác và có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy

Tổ 2: Gồm 04 thành viên; 02 giáo viên dạy lớp hai, 02 giáo viên dạy lớp ba.

Tất cả giáo viên có trình độ trên chuẩn trong đó trình độ cao đẳng 01, đại học 03, giáoviên giỏi cấp huyện 03 Đa số giáo viên có nhiều năm công tác và có nhiều kinhnghiệm trong giảng dạy

Tổ 3: Gồm 04 thành viên; 02 giáo viên dạy lớp bốn, 01 giáo viên dạy chuyên

Anh Văn, 01 giáo viên dạy môn Mĩ Thuật Tất cả giáo viên có trình độ trên chuẩntrong đó trình độ cao đẳng 02, đại học 02, giáo viên giỏi cấp huyện 02 Đa số giáo viên

có nhiều năm công tác và có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy Giáo viên Anh Vănmới ra trường công tác được 2 năm

Tổ 4: Gồm 05 thành viên; 02 giáo viên dạy lớp năm, 01 giáo viên dạy chuyên

môn Âm Nhạc, 01 giáo viên dạy bộ môn, 01 giáo viên làm công tác thư viện, thiết bị.Tất cả giáo viên có trình độ trên chuẩn trong đó trình độ cao đẳng 03, đại học 02, giáoviên giỏi cấp huyện 03 Đa số giáo viên có nhiều năm công tác và có nhiều kinhnghiệm trong giảng dạy

Tổ 5 là tổ hành chính gồm 07 thành viên (trong đó Kế toán: 01; Thư viện-thiết

Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi cónhu cầu công việc Nội dung còn sơ sài nên không thu hút được giáo viên Vấn đề đưa

Trang 13

ra trao đổi chưa đi sâu vào trọng tâm, chưa phong phú, những vấn đề mới và khó ítđược đưa ra bàn bạc, thảo luận và tháo gỡ Vì vậy không khí buổi họp thường im lặngthiếu sôi nổi, sinh động Thời gian sinh hoạt tổ thường rất ngắn khoảng 40 - 60 phút,đôi lúc còn họp vào buổi trưa hoặc vào giờ ra chơi chủ yếu là đọc chép, nội dungthường là nhận xét đánh giá sơ lược công tác tháng qua, phổ biến công tác tháng tới.

Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn chưa tổ chức chogiáo viên thảo luận những vấn đề mới và khó trong chương trình Thống nhất nhữngvấn đề trọng tâm, chưa dự kiến được những vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình thựchiện chương trình và dự kiến biện pháp giải quyết khả thi theo khả năng của giáo viêntrong tổ chuyên môn Một số giáo viên chưa nắm chương trình toàn cấp chưa thấyđược vị trí và yêu cầu về trình độ kiến thức mà khối mình cần đạt Từ đó không xácđịnh những vấn đề cần tập trung rút kinh nghiệm cho bản thân hoặc cần thảo luận ở tổchuyên môn

Đầu năm học tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên trong tổ trao đổinhững vấn đề liên quan đến việc chuẩn bị cho giảng dạy có định hướng chung thốngnhất trong tổ và những việc phải làm của tổ trong cả năm nhưng còn chung chungchưa cụ thể, rõ ràng

Tổ chức thảo luận nội dung chương trình để phát hiện những vấn đề khó khidạy, phân tích các phương pháp có thể vận dụng nhưng chưa nêu rõ những chỗ mạnh,chỗ yếu của mỗi phương pháp Tổ chức làm đồ dùng dạy học nhưng phong trào chưamạnh, giáo viên chủ yếu chỉ làm lại những đồ dùng đã cũ, hư mang tính chất thay thếthiếu sự sáng tạo không sử dụng được cho nhiều môn học

Tổ trưởng chuyên môn kiểm tra việc soạn bài của giáo viên hai tuần một lầnnhưng chưa mạnh dạn nhận xét, góp ý một cách cụ thể để giúp giáo viên rút kinhnghiệm soạn bài tốt hơn

Tổ trưởng chuyên môn chưa xây dựng kế hoạch dự giờ của tổ trong cả nămhọc Tổ chức việc dự giờ và phân tích sư phạm giờ dạy của giáo viên trong phạm vi tổcòn hạn chế

Tổ chức thao giảng về đổi mới phương pháp và hình thức dạy học: có đánh giá,rút kinh nghiệm nhưng chưa thật tốt, chỉ nhận xét ưu khuyết điểm của tiết dạy chưalàm tốt công tác tư vấn, thúc đẩy

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Tổ trưởng chuyên môn căn cứ vào kế hoạchnăm học của tổ, phân công giáo viên phụ trách từng hoạt động Nhưng giáo viên chưatích cực tham gia do xem nhẹ các hoạt động này, chủ yếu giao phó cho tổng phụ tráchnên phong trào chưa mạnh, chất lượng chưa cao

Sau mỗi đợt kiểm tra tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu Giáo viên thực hiện chưa liên tục chỉ thực hiện khigần đến ngày kiểm tra định kì, do đó vẫn còn học sinh yếu và học sinh giỏi chưanhiều

Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đúng quy định

1.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn trong công tác quản

lý hoạt động TCM ở trường Tiểu học Vạn Hưng 2

1.3.1 Điểm mạnh

- Ban giám hiệu nhà trường có sự đoàn kết, nhất trí, hỗ trợ nhau cùng làm việc,phát huy được điểm mạnh của từng cá nhân, giúp đỡ nhau khắc phục những hạn chế

Trang 14

yếu kém Hiệu trưởng và Bí thư chi bộ nhà trường đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo vàquản lý của mình

- Công tác kiểm tra, giám sát được tiến hành thường xuyên; các quy định, quychế được xây dựng chặt chẽ, tạo được sự thống nhất cao trong tập thể

- Đội ngũ GV phần lớn là GV trẻ, năng động, sáng tạo, tâm huyết với nghề, có

ý thức trách nhiệm cao, tác phong chuẩn mực, trong đó một bộ phận không nhỏ là con

em lớn lên tại địa phương, có sự gắn bó với nhà trường và quê hương, có ý thức tráchnhiệm trong việc phát huy truyền thống và xây dựng nhà trường phát triển

- Các thành viên trong tổ nhóm biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau từ đóđộng viên, hỗ trợ cùng nhau thực hiện tốt

- Trong tổ nhóm thảo luận, GV có nhiều kinh nghiệm sẽ chia sẻ kinh nghiệmcủa mình cho GV mới ra trường

1.3.2 Điểm yếu

- Hiện nay các buổi sinh hoạt chuyên môn trong trường còn có tình trạng đơnđiệu cả về hình thức và nội dung, chưa đạt hiệu quả cao Chất lượng chuyên môn cũngnhư khả năng tự học, tự bồi dưỡng của một số giáo viên còn hạn chế dẫn đến hiệu quảcác buổi sinh hoạt chuyên môn chưa cao

- GV còn ái ngại đóng góp ý kiến vì sợ đụng chạm đến đồng nghiệp của mình

- Còn rụt rè, ái ngại phát biểu trước đám đông, sợ phát biểu sai và không lưuloát

- Ngoài ra, tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, chưa chỉ đạo, điềuhành tổ viên tương tác, trao đổi ý kiến một cách hiệu quả, chưa phân công nhiệm vụ cụthể cho từng thành viên để họ thấy trách nhiệm vị trí của mình trong nhóm Sinh hoạt

tổ chuyên môn còn đơn điệu, chủ yếu thể hiện dưới dạng trình bày, ít thể hiện tínhtương tác

- Về việc dự giờ trong một số lần sinh hoạt chuyên môn còn chưa có hiệu quả

do trong không gian lớp học còn chật hẹp, số lượng giáo viên dự giờ đông, học sinhtrong lớp nhiều Sau khi dự giờ xong, đến phần thảo luận đánh giá rút kinh nghiệm,một số giáo viên chưa mạnh dạn đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp hoặc có đóng gópcòn nể nang

- Một số giáo viên còn chưa mạnh dạn, chưa chịu khó suy nghĩ, chưa dám chịutrách nhiệm Chưa có tinh thần cầu thị, cầu tiến còn thụ động trông chờ ỷ lại sự điềuhành của Ban giám hiệu, của khối trưởng, khối phó và những người có tuổi nghề, tuổiđời cao hơn

1.3.3 Thuận lợi

Trang 15

- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyệnVạn Ninh đã triển khai kịp thời các văn bản, chỉ đạo sâu sát về chuyên môn đã tổ chức

mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên học tập, nghiên cứu Cáccấp Đảng, lãnh đạo địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên bồi dưỡng vềtrình độ chính trị, được sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể và ban đại diện cha mẹhọc sinh, các bậc phụ huynh học sinh, các mạnh thường quân,…

- Đời sống giáo viên được cải thiện Giáo viên có sự đầu tư trong công tác nhiềuhơn Công nghệ thông tin và truyền thông phát triển đã tạo ra cơ hội lớn cho giáo viêntrao đổi trực tiếp qua điện thoại hoặc qua mạng Internet Các chế độ phụ cấp ưu đãi,kiêm nhiệm, chế độ tiền lương dần dần được cải thiện tạo điều kiện cho giáo viên antâm công tác

1.3.4 Khó khăn

- Tổ chuyên môn chưa làm tốt chức năng là cánh tay nối dài của Ban Giám hiệu

về hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh

- Việc chuẩn bị (Kế hoạch) cho buổi sinh hoạt chuyên môn chưa khoa học, nội

dung sinh hoạt còn sơ sài Tổ trưởng đánh giá tình hình hoạt động tháng qua và đưa ra

kế hoạch hoạt động tháng tới

- Đa số thành viên trong tổ chưa mạnh dạn trao đổi về chuyên môn, nặng về hỏi

đáp ít tranh luận và ít đóng góp ý kiến của mình về hoạt động chuyên môn

- Xác định mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành một buổi sinh hoạt chuyên

môn chưa rõ ràng còn theo vụ việc, chưa sáng tạo, đổi mới phương pháp hoạt động của

tổ chuyên môn nên tạo sự nhàm chán cho các thành viên trong tổ

- Sự chuẩn bị về nội dung của các thành viên trước buổi họp còn hạn chế

- Minh chứng cho buổi họp chỉ được cô đọng bằng biên bản của tổ nên nhữnggiải pháp tốt, những ý kiến hay của các thành viên chưa được nhân rộng hoặc áp dụngthí điểm

- Trong buổi sinh hoạt ít tuyên truyền, phổ biến những vấn đề về chủ trương,đường lối về giáo dục, …

- Các tổ trưởng chưa được tập huấn, chưa được tiếp cận các tài liệu về lãnh đạo,

về quản lý

1.4 Kinh nghệm thực tế để quản lý tốt hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học

1.4.1 Chỉ đạo tổ trưởng xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn

Kế hoạch tổ chuyên môn được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch nămhọc, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường Khi xây dựng cần căn

cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, tình hình đội ngũ giáo viên, điều kiện về cơ

sở vật chất và thực tiễn học sinh trong tổ Trong kế hoạch tổ chuyên môn thì nội dungsinh hoạt tổ chuyên môn là một phần quan trọng Nội dung này phải thể hiện đượcnhững công việc cần làm cho cả năm học và bổ sung những vấn đề nhà trường chỉ đạohoặc nảy sinh như tăng cường biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinhyếu sau mỗi lần kiểm tra định kì; dạy học theo nhóm đối tượng học sinh, theo nhóm sởthích; những vấn đề giáo viên chưa nắm vững hoặc gặp khó khăn trong quá trình giảng

Ngày đăng: 24/04/2020, 18:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w