1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục

18 223 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 67,7 KB

Nội dung

Đây là đề tài có giá trị thực tiễn dành cho các đồng chí hiện đang là cán bộ quản lý tại các trường phổ thông trong cả nước. đặc biệt đây cũng là đề tài tham khảo vô cùng hiệu quả cho các học viên đang theo học lớp CBQL giáo dục.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học cơ sở

KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG

GIÁO DỤC TẠI ĐƠN VỊ

Học viên: Nguyễn Văn Mạnh

Đơn vị công tác: Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh - Bình Phước

Trang 2

Bình phước, tháng 10/ 2017

MỤC LỤC

2 Tình hình thực tế về việc kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục

tại trường THCS&THPT Lương Thế Vinh

4

2.2 Thực trạng công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá chất lượng

Giáo dục tại trương THCS&THPT Lương Thế Vinh

5

2.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để nâng cao chất lượng

công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục tại trường

THCS&THPT Lương Thế Vinh

7

2.4 Kinh nghiệm thực tế quản lý việc kiểm tra đánh giá chất lượng học

3 Kế hoạch hành động nhằm thực hiện hiệu quả việc kiểm tra

đánh giá chất lượng giáo dục trong trường THCS&THPT Lương

Thế Vinh giai đoạn 2017-2020

10

Trang 3

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Lý do pháp lý

Định hường chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam giai đoạn 2011-2020 nhận định về xu hướng phát triển giáo dục Thế giới đó là: giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cao của mỗi nước Sự phát triển của khoa học hiện đại làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục trong các nhà trường, đồng thời đòi hỏi giáo dục phải cung cấp được nguồn nhân lực có trình độ cao Vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi mỗi quốc gia đều phải coi sự phát triển giáo dục là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đưa ra mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông đó là: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.”

Để thực hiện được mục tiêu và định hướng trên thì chương trình và phương pháp giáo dục phải tiếp tục được đổi mới, trong đó việc kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục là nhiệm vụ quan trọng cần được chú trọng làm tốt góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng với thực tiễn đặt ra

1.2 Lý do lý luận

Để thực hiện tốt được việc kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục tại đơn vị Trên cương vị là nhà quản lý, người Hiệu trưởng cần hiểu và vận dụng một cách hiệu quả khoa học quản lý vào công việc thực tiễn của mình

Quản lý được hiểu đó là quá trình thực hiện các công việc xây dựng kế hoạch, sắp xếp tổ chức, phân phối nguồn lực, chỉ đạo, điều hành và kiểm soát, đánh giá … nhằm vận hành tổ chức một cách hiệu quả nhất để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra

Kiểm tra- đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, giáo viên

và đặc biệt là đối với cán bộ quản lí Cung cấp cho cán bộ quản lí giáo dục những thông tin về thực trạng dạy và học trong Nhà trường để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục

Kiểm tra và đánh giá có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo Kết quả của kiểm tra và đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục Nếu kiểm tra đánh giá sai dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo gây tác hại to lơn trong việc sử dụng nguồn nhân lực Vậy đổi mới kiểm tra đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của ngành giáo dục và toàn xã hội ngày nay Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập

Những nội dung cần quản lý trong việc kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục

đó là việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, điều hành và kiểm soát nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong việc kiểm tra đánh giá

1.3 Lý do thực tiễn

Trang 4

Đất nước ta đang ngày một hội nhập sâu rộng với Quốc tế, giáo dục và đào tạo cũng không thể nằm ngoài xu thế tất yếu đó Thực tiễn buộc chúng ta phải thay đổi để hội nhập và phát triển theo xu thế chung của thời đại Hơn bao giờ hết các nhà quản

lý giáo dục phải nhận thức rõ vấn đề này để đề ra những mục tiêu cụ thể cho sự phát triển của cơ quan đơn vị mình quản lý

Hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục học sinh tại trường THCS và THPT Lương Thế Vinh hiện nay cơ bản thực hiện theo đúng quy định của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp Nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn thống nhất nội dung cấu trúc đề kiểm tra; thống nhất ma trận đề và kiểm tra theo ma trận Giáo viên giảng dạy là người trực tiếp ra đề để kiểm tra đồng thời phải lưu đề kiểm tra kèm theo ma trận đề trong giáo án giảng dạy của mình Đối với đề thi học kỳ thì được tổ chức thi chung toàn trường theo phòng thi, trong đó một số môn do Sở GD&ĐT ra

đê, một số môn còn lại là nhà trường phân công giáo viên ra Các bài kiểm tra của học sinh đều được lưu trong túi đựng bài kiểm tra của từng học sinh, riêng bài kiểm tra của học sinh khối lớp 9 và lớp 12 được nhà trường lưu lại 03 năm theo quy định

Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay chất lượng các bài kiểm tra do giáo viên tự

ra đề, tự kiểm tra học sinh của mình luôn có độ lệch khá cao so với các bài kiểm tra học kỳ theo đề chung của sở giáo dục hoặc đề chung của trường và được kiểm tra chung theo phòng thi Đặc biệt là học sinh lớp 12 khi tham gia thi THPT Quốc gia thì kết quả bộc lộ rõ độ lệch điểm rất nhiều so với các bài kiểm tra do giáo viên ra đề và kiểm tra đánh giá học sinh

Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu để quản lý thật tốt việc kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục học sinh về học lực hiện nay là việc làm cần thiết để thấy được thực trạng chất lượng, kịp thời điều chỉnh kế hoạch thực hiện phù hợp, đồng thời thúc đấy hoạt động dạy và học, nâng cao trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường

để đạt được mục tiêu đề ra Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài

“Hiệu trưởng với công tác kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục tại đơn vị trường THCS & THPT Lương Thế Vinh” Đề tài này tôi đi sâu nghiên cứu việc

quản lý công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục học sinh về học lực tại đơn vị mình công tác, phù hợp với đặc điểm tình hình tại đơn vị đồng thời việc quản lý hoạt động này nhằm đạt được mục tiêu đề ra phù hợp với đường lối phát triển Giáo dục và Đào tạo chung của cả nước

2 Tình hình thực tế việc kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục tại trường THCS & THPT Lương Thế Vinh

2.1 Khái quát về Nhà trường

Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh được thành lập từ tháng 08 năm 2003 Trường nằm trên địa bàn xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước Điều kiện kinh tế ở mức trung bình, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng cây công nghiệp như điều, cà phê và cao su Việc đi lại còn nhiều khó khăn về giao thông không thuận tiện, địa bàn sinh sống phân tán rộng với bán kính khoảng 10 km Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc đến trường cũng như học tập của học sinh

Hiện nay, Hội đồng sư phạm nhà trường có 112 CB-GV-NV

Trong đó: Hiệu Trưởng : 01

Phó Hiệu Trưởng : 03

Trang 5

Nhân viên : 09 Trường có 09 tổ chuyên môn và 01 tổ Văn phòng

Nhà trường có Chi bộ Đảng với 22 Đảng viên

Năm học 2017 – 2018 trường gồm 47 lớp với 1763 học sinh

Cấp THCS

Khối 6 có 7 lớp với 271 học sinh

Khối 7 có 7 lớp với 248 học sinh

Khối 8 có 6 lớp với 222 học sinh

Khối 9 có 5 lớp với 194 học sinh

Cấp THPT

Khối 10 có 8 lớp với 326 học sinh

Khối 11 có 8 lớp với 298 học sinh

Khối 12 có 6 lớp với 204 học sinh

Trường hiện có 26 phòng học và 04 phòng chức năng: phòng Vật Lý, phòng Hóa học, phòng Sinh học, phong Ngoại ngữ; 01 phòng Tin học, 01 phòng thư viện, các phòng thiết bị cơ bản đáp ứng được các dụng cụ dạy học và thực hành thí nghiệm của các bộ môn

Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục tiếp tục được duy trì ổn định

Tỉ lệ học sinh được xét tốt nghiệp lớp 9 hàng năm đạt từ 95% trở lên; Tỉ lệ học sinh lên lớp đạt 90%; hàng năm nhà trường đều có học sinh giỏi cấp tỉnh

Chi bộ nhà trường liên tục được công nhận là đơn vị “Trong sạch, Vững mạnh” Công Đoàn nhà trường nhiều năm liền đạt được danh hiệu “Vững mạnh, xuất sắc” Đội TNTPHCM của trường nhiều năm liền đạt danh hiệu: “Vững mạnh” Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như của ngành giáo dục và sự đồng thuận của phụ huynh học sinh tạo điều kiện thuận lợi giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh trên địa bàn

2.2 Thực trạng công tác quản lý việc kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục của trường THCS&THPT Lương Thế Vinh

2.2.1 Hiệu trưởng chỉ đạo việc lập kế hoạch kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục học sinh

Vào đầu năm học, Hiệu trưởng xây dựng dự thảo kế hoạch năm học và lấy ý kiến góp ý của các tổ chuyên môn và được thống nhất vào buổi Hội nghị cán bộ viên chức đầu năm học Phó hiệu trưởng chuyên môn là người xây dựng kế hoạch chuyên môn của nhà trường và triển khai đến các tổ chuyên môn Căn cứ vào kế hoạch chuyên môn của nhà trường các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chuyên môn cho

tổ của mình và được Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng chuyên môn phê duyệt Việc lập kế hoạch kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh được Nhà trường thực hiện vào cuối mỗi học kỳ của năm học do Hiệu trưởng xây dựng

2.2.2 Hiệu trưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục học sinh

Việc kiểm tra đánh giá học sinh thường xuyên được giáo viên thực hiện trên lớp học thông qua hình thức kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút, điểm kiểm tra này được tính hệ số 01 theo quy định Điểm kiểm tra định kỳ được giáo viên dạy thực

Trang 6

hiện bằng hình thức kiểm tra 01 tiết tại lớp theo quy định số lần tùy vào từng môn học Ngoài ra, một số môn học có bài kiểm tra thực hành Tất cả các bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra 01 tiết, kiểm tra thực hành đều do giáo viên dạy tự ra đề và thực hiện việc kiểm tra học sinh của mình Riêng đối với bài kiểm tra học kỳ được nhà trường

tổ chức kiểm tra theo đề chung Việc ra đề kiểm tra học kỳ giao các tổ chuyên môn phân công ra đề sau đó nộp cho tổ trưởng và tổ phó chuyên môn duyệt trước khi nộp

về Nhà trường Tổ trưởng chuyên môn phải chịu trách nhiệm với Hiệu trưởng nhà trường về tính bảo mật cũng như chất lượng của đề kiểm tra Học sinh được chia theo phòng thi với 24 em/01 phòng và có 02 thầy cô làm giám thị coi thi do Ban giám hiệu nhà trường phân công

Bài thi của học sinh được cắt phách và thực hiện chấm chung theo từng tổ chuyên môn Tổ trưởng chuyên môn là người nhận bài thi sau khi được cắt phách Tổ trưởng phân công các giám khảo chấm thi theo cặp Sau khi chấm xong, tổ trưởng nhận phách và giao về cho các giám khảo hồi phách Tiếp đến sẽ phân chia lại bài theo lớp học để các giáo viên dạy nhận bài và vào điểm cho học sinh

Hiện nay nhà trường sử dụng sổ điểm điện tử Việc vào điểm trên sổ điểm điện

tử được thực hiện theo đợt nhằm quản lý điểm chặt chẽ Nhà trường thành lập một Ban quản trị điểm do Hiệu trưởng làm trưởng ban và một Phó hiệu trưởng làm phó ban thường trực Mỗi học kỳ ban quản trị điểm mở sổ điểm điện tử 3 đợt, mỗi đợt 01 ngày và thông báo cho giáo viên vào điểm Ngoài thời gian này, giáo viên chỉ có thể xem điểm chứ không thể chỉnh sửa điểm nếu trường hợp có sai điểm, giáo viên phải đưa bài của học sinh để ban quản trị điểm chỉnh sửa Việc sử dụng sổ điểm điện tử giúp cho Hiệu trưởng nhà trường thấy được độ lệch điểm của các bài kiểm tra do giáo viên tự kiểm tra so với điểm kiểm tra học kỳ theo đề chung và tổ chức thi chung

* Kết quả thống kê chất lượng học lực học sinh toàn trường năm học 2016-2017

Xếp loại

Thời gian

Khối lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

Học kỳ I

7 19,05% 32,14% 36,90% 11,90% 0,00%

Học Kỳ II

6 17,32% 22,97% 37,36% 11,36% 1,10

Trang 7

9 8,29% 38,86% 52,33% 0,52% 0,00%

Cả năm

6 15,02% 31,50% 39,93% 12,82% 0,73%

2.2.4 Hiệu Trưởng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chuyên môn trong việc kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục học sinh

Hiệu trưởng cùng với phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trực tiếp kiểm tra

hồ sơ chuyên môn và các hoạt động của các tổ chuyên môn 2 lần/01 năm/01 tổ chuyên môn Đối với việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh, tập trung kiểm tra việc xây dựng ma trận đề kiểm tra, cấu trúc đề kiểm tra, việc lưu đề kiểm tra, duyệt

đề kiểm tra, việc sinh hoạt chuyên môn trong việc ra đề kiểm tra Kiểm tra việc triển khai thực hiện các văn bản của các cấp về việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh Năm học 2016-2017, 100% các tổ chuyên môn trong nhà trường thực hiện đúng các quy định trong việc kiểm tra đánh giá học sinh, không có giáo viên vi phạm trong việc kiểm tra đánh giá học sinh Không có trường hợp sai sót đáng tiếc nào xảy ra về kết quả kiểm tra đánh giá

2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để nâng cao công tác quản lý việc kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục tại trường THCS&THPT Lương Thế Vinh

2.3.1 Điểm mạnh

Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo kịp thời từ sở GD&ĐT Bình Phước, các cấp chính quyền địa phương cũng như các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp làm cơ sở để nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động ngắn hạn cũng như dài hạn cho sự phát triển của Nhà trường về chất lượng giáo dục

Tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường hiện nay, từ cán bộ quản lý đến các giáo viên nhìn chung đều ý thức được trách nhiệm của mình trong việc luôn phải đổi mới, sáng tạo nhằm đánh giá chất lượng học sinh theo định hướng của đường lối phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta trong bối cảnh Đất nước ta đang ngày một hội nhập sâu rộng với Quốc tế, việc đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh là một tất yếu phải thực hiện

Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường luôn đoàn kết, tận tụy, gương mẫu trong

Trang 8

công việc làm việc với tinh thần trách nhiệm và luôn cầu thị lắng nghe từ mọi phía để điều hành công việc phù hợp Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng có sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo và quản lý các hoạt động chuyên môn theo đúng Điều lệ trường Trung học

Tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường luôn đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao

Đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn

về đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ Tập thể giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, đa số giáo viên có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, nhiều giáo viên luôn chủ động tự học và sáng tạo

để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, đồng thời đóng góp sáng kiến cho việc kiểm tra đánh gia chất lượng giáo dục trong nhà trường

2.3.2 Điểm yếu:

Đa số giáo viên trong nhà trường còn rất hạn chế về kỹ năng, trình độ ngoại ngữ và tin học, việc này ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc dạy học nói chung và việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh nói riêng, nhất là trong thời đại kỷ nguyên công nghệ thông tin đang phát triển mạnh như hiện nay Điều này thể hiện rất rõ trong nhận định của Đảng và Nhà nước ta trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam

Trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy trong nhà trường còn thiếu nhiều, nhất là các thiết bị để ứng dụng công nghệ thông tin Nhà trường cũng chưa có cán bộ chuyên trách có chuyên môn về phụ trách thiết bị, đồ dùng dạy học, cũng như cán bộ phụ trách thư viện Những công việc này ở nhà trường hiện nay đều do giáo viên kiêm nhiệm

Trình độ dân trí của người dân sống trên địa bàn không đồng đều, người dân đều là người dân di cư đến từ khắp nơi trong cả nước Do đó, phong cách, lối sống, thói quen sinh hoạt, sự hưởng thụ văn hóa vùng miền,… đều rất khác nhau ít nhiều ảnh hưởng đến công tác giáo dục chung Vả lại, địa bàn sinh sống của người dân phân tán rộng, không tập trung, một số khu vực đi lại còn khó khăn đã tác động nhiều đến công tác giáo dục học sinh

2.3.3 Thời cơ

Các cấp chính quyền địa phương luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhà trường Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo kịp thời từ sở GD&ĐT Bình Phước, các cấp chính quyền địa phương cũng như các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp làm cơ

sở để nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động ngắn hạn cũng như dài hạn cho sự phát triển của nhà trường về chất lượng giáo dục

Sở giáo dục và đào tạo Bình Phước đã ban hành Quy định về việc quản lý hồ

sơ chuyên môn Trong đó, có nội dung về việc quản lý và lưu giữ bài kiểm tra, bài thi, đề thi, đề kiểm tra học sinh, sổ điểm cá nhân, … Đồng thời sở chỉ đạo các trường ứng dung công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý điểm

Sở giáo dục cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về công tác ra đề thi, xây dựng

ma trận đề thi, đề kiểm tra để giúp các giáo viên nâng cao năng lực ra đề thi, đề kiểm tra nhằm đánh giá sát trình độ năng lực của học sinh

Việc ứng dung công nghệ thông tin đã và đang từng ngày tạo ra những thay

Trang 9

đổi hữu ích cho công tác quản lý trên mọi lĩnh vực giáo dục Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có thể tương tác học hỏi kinh nghiệm của nhau vào áp dụng cho bản thân cũng như cho tập thể đơn vị

2.3.4 Thách thức

Mặc dù sở giáo dục và đào tạo cũng đã tổ chức tập huấn về công tác đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh Tuy nhiên, năng lực ra đề kiểm tra, đề thi của phần lớn giáo viên còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm Trong nhà trường vẫn còn tồn tại một số người có tâm lý tự thỏa mãn, ngại đổi mới, không muốn tạo ra sự đột phá, thay đổi, chưa thoát khỏi tư duy làm việc theo kiểu hành chính, dập khuôn và chỉ thích an phận thủ thường

Phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh hiện nay tại các nhà trường phổ thông nói chung và tại trường THCS&THPT Lương Thế Vinh nói riêng tuy là đã hình thành cách nhìn nhận mới nhưng nhìn chung vẫn còn lạc hậu, đánh giá chủ yếu là lỳ thuyết, chưa phản ánh được một cách rõ nét năng lực, kỹ năng của học sinh

Nhận thức của các tầng lớp trong xã hội từ phụ huynh học sinh, giáo viên, học sinh, … về việc kiểm tra, đánh giá chưa theo kịp với sự phát triển, chưa thật sự sẵn sàng cho quá trình hội nhập sâu rộng với Thế giới mà chúng ta đang hướng tới Điều này sẽ tạo ra những mâu thuẫn nhất định trong quá trình giáo dục, ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực của học sinh khi các em bước chân vào con đường lập nghiệp tương lai sau này

2.4 Kinh nghiệm thực tế quản lý việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh tại trường THCS&THPT Lương Thế Vinh

Trong những năm học qua, có thể nói Hiệu trưởng nhà trường đã thực hiện hiệu quả việc xây dựng kế hoạch, phân công, phân nhiệm cho các Phó hiệu trưởng phụ trách ở các lĩnh vực hoạt động của nhà trường phù hợp với năng lực và sở trường của từng người Việc kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục học sinh, Hiệu trưởng đã trao đổi cùng Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và thống nhất kế hoạch thực hiện Trong kế hoạch thể hiện khá cụ thể nội dung các công việc, mục tiêu cần đạt, người phụ trách và chịu trách nhiệm, thời gian thực hiện, tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả công việc để điều chỉnh công việc phù hợp

Nhà trường hiện nay đang ứng dụng phần mềm quản lý điểm của học sinh, chỉ

có Ban quản trị điểm do nhà trường thành lập và trực tiếp quản lý mới có quyền truy cập để điều chỉnh hoặc sửa chữa điểm khi có sai sót xảy ra Giáo viên chỉ có quyền nhập điểm vào khung thời gian do nhà trường quy định Ngoài thời gian này giáo viên không thể truy cập được vào hệ thống Các điểm sau khi được nhập đều được Ban quản trị điểm khóa lại Việc ứng dụng phần mềm quản lý điểm và cách quản lý điểm của nhà trường hiện nay giúp hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra trong việc sửa chữa điểm

Việc ra đề kiểm tra cho học sinh, hiệu trưởng chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn phải lưu lại đề kiểm tra của giáo viên kèm theo ma trận đề sau khi đã thực hiện kiểm tra học sinh xong Đồng thời giáo viên giảng dạy phải lưu trong hồ sơ giáo án của mình Nhà trường kiểm tra sắc xuất đề được lưu lại và bài kiểm tra của học sinh nếu không khớp thì xem như giáo viên đã vi phạm quy chế chuyên môn

Việc ra đề thi học kỳ, Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn phải thực

Trang 10

hiện duyệt đề thi đồng thời tổ trưởng chuyên môn phải chịu trách nhiệm về độ chính xác, tính bảo mật của đề thi trước khi nộp về cán bộ phụ trách sao in đề thi của Nhà trường đề thi được chỉ đạo ra mỗi môn 02 đề có mức độ tương đương nhau Một đề

là chính thức và một đề là dự bị Tất cả các bài thi học kỳ của học sinh sau khi đã chấm, trả cho học sinh, vào điểm xong đều được Nhà trường lưu lại trong tủ đựng bài thi để quản lý trong vòng 3 năm học liền kề

Có thể nói việc kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục của trường THCS&THPT Lương Thế Vinh hiện nay được quản lý khá chặt chẽ Hạn chế những

sự cố đáng tiếc có thể xảy ra như sai sót làm thay đổi kết quả học tập của học sinh đã từng xảy ra ở một số nơi Để làm tốt điều này, phải kể đến đó là việc lập kế hoạch chi tiết của hiệu trưởng Nhà trường Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng luôn có sự đồng thuận thống nhất kế hoạch và chịu trách nhiệm về phần việc được giao, đông thời các Phó hiệu trưởng luôn tham mưu kịp thời những phát sinh trong quá trình thực hiện Đây là nguyên nhân chính giúp cho công tác quản lý các hoạt động trong nhà trường được tốt

Tuy nhiên, đối viếc việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh hiện nay nhà trường cần chú trong nhiều hơn nữa để đề ra giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa về chất lượng của các đề kiểm tra, đề thi theo định hướng đổi mới thi và kiểm tra phù hợp với định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Chọn lọc những mặt mạnh, những lợi thế sẵn có ở đơn vị để chỉ đạo thực hiện và quản lý thật tốt để làm sao việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh luôn thúc đẩy hoạt động dạy và học trong nhà trường theo hướng đổi mới

3 Kế hoạch hành động nhằm thực hiện hiệu quả việc kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục trong trường THCS&THPT Lương Thế Vinh giai đoạn 2017-2020.

Từ những thực trang trên, tôi thấy cần có những biện pháp cụ thể sát với tình hình thực tế nhà trường để làm tốt công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục tại đơn vị nhằm đáp ứng được yêu cầu mục tiêu giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường để góp phần quan trọng vào việc đào tạo ra những học sinh luôn tự tin và sẵn sàng tâm thế bước vào cuộc sống của kỷ nguyên kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng hiện nay

Tên công

việc

Nội dung

1 Xây

dựng kế

hoạch

Mục tiêu/

kết quả cần đạt

- Kế hoạch kiểm tra đánh gía chất lượng đảm bảo đúng quy định hiện hành

- Xây dựng được một ngân hàng câu hỏi cho các đề kiểm tra ở các loại hình và đề thi học kỳ áp dụng trong nhà trường đảm bảo định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo chung của cả nước và được Nhà trường quản lý

Đối tượng thực hiện/

phối hợp thực hiện

- Hiệu trưởng trực tiếp xây dựng dự thảo kế hoạch, các Phó hiệu trưởng thực hiện vai trò tham mưu xây dựng kế hoạch

- Các tổ chuyên môn nhà trường phối hợp thực hiện

Điều kiện, - Các văn bản liên quan đến công tác kiểm tra đánh giá

Ngày đăng: 16/05/2020, 20:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Khác
2. Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam giai đoạn 2011-2020 Khác
3. Công văn số 4235/BGDĐT-GDTrH ngày 01/9/2016 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 Khác
4. Công văn số 1068/SGDĐT-GDTrH ngày 06/9/2016 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 Khác
5. Kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn trường THCS&THPT Lương Thế Vinh Khác
6. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông (2013), Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w