Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, "vấn đề và giải pháp"

91 84 0
Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, "vấn đề và giải pháp"

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2013 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM: VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP Chủ nhiệm đề tài: ThS Ngô Minh Tuấn Các thành viên: TS Nguyễn Mạnh Hải TS Đặng Thị Thu Hoài TS Trần Toàn Thắng Hà Nội- tháng 12/2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 14 I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 14 Khái niệm nguồn nhân lực phát triển nguồn nhân lực 14 Khái niệm quản lý nhà nước phát triển nguồn nhân lực 17 2.1 Khái niệm quản lý nhà nước .17 2.2 Khái niệm quản lý nhà nước phát triển nguồn nhân lực 18 Các công cụ, phương thức thực vai trò chức quản lý Nhà nước kinh tế 19 3.1 Các công cụ quản lý nhà nước .19 3.2 Các chức quản lý nhà nước 21 II VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI .23 III VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .25 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 33 I TỔNG QUAN CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC .33 II THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THỜI GIAN VỪA QUA .38 III THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 43 Về vai trò định hướng điều tiết phát triển 43 Về vai trò tạo khn khổ pháp luật mơi trường cho việc phát triển nguồn nhân lực .44 Về vai trò can thiệp trực tiếp, điều tiết phát triển nguồn nhân lực 49 Vai trò kiểm tra giám sát thực thi sách phát triển nguồn nhân lực .54 III ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC .56 Những thành tựu đạt .56 Các hạn chế nguyên nhân 57 CHƯƠNG III: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 61 I BỐI CẢNH VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC .61 Bối cảnh thách thức phát triển nguồn nhân lực Việt Nam 61 Mục tiêu tổng quát đổi quản lý Nhà nước 62 Các mục tiêu cụ thể 62 II CÁC QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 63 III CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC .66 Nhóm giải pháp đổi vai trò quản lý nhà nước định hướng điều tiết phát triển nguồn nhân lực .66 Nhóm giải pháp hồn thiện khn khổ pháp luật môi trường pháp lý cho phát triển nguồn nhân lực 67 Nhóm giải pháp đổi can thiệp Nhà nước cung cấp dịch vụ công cho phát triển nguồn nhân lực 70 Nhóm giải pháp tăng cường kiểm tra, giám sát phát triển chất lượng dịch vụ công 72 Nhóm giải pháp hồn thiện cấu tổ chức máy 74 KẾT LUẬN 76 PHỤ LỤC DỰ THẢO QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG .78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 Danh mục chữ viết tắt BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế GDP Tổng sản phẩm quốc nội HDI Chỉ số phát triển người ILO Tổ chức lao động quốc tế LLLĐ Lực lượng lao động NSNN Ngân sách nhà nước UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp quốc WB Ngân hàng giới WHO Tổ chức y tế giới MỞ ĐẦU Sự cần thiết đề tài Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ đại, chuyển dần sang nên kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức xu tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, chất lượng nguồn nhân lực ngày thể vai trò định phát triển kinh tế- xã hội quốc gia yếu tố đầu vào sản xuất Những mơ hình tăng trưởng kinh tế đại gần nhấn mạnh đến vai trò loại vốn phi vật chất, có nguồn nhân lực1 Trong đó, động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế bền vững yếu tố người, tức người đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, lực sáng tạo để trở thành “ nguồn vốn- vốn người, vốn nhân lực” Muốn nâng cao suất lao động, tăng trưởng phát triển kinh tế mà có phương tiện cơng nghệ chưa đủ, mà cần phát triển cách tương xứng lực người sử dụng phương tiện Vậy người yếu tố tăng trưởng phát triển kinh tế bền vững Với ý nghĩa quan trọng vậy, bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế chức Nhà nước thông qua sách, kế hoạch, quy hoạch, xây dựng pháp luật có liên quan đến nguồn nhân lực nhằm tác động, tổ chức, điều chỉnh trình phát triển nguồn nhân lực hướng đến mục tiêu xác định Theo lý thuyết kinh tế học phát triển, nguồn nhân lực quốc gia, vùng lãnh thổ phận nguồn lực có khả huy động, quản lý để tham gia vào trình phát triển kinh tế - xã hội như: nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên Nguồn nhân lực hiểu theo nghĩa hẹp phần dân số, bao gồm người độ tuổi quy định, có khả lao động hoạt động lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội Khái niệm bao hàm mặt chất lượng mặt số lượng Số lượng nguồn nhân lực xác định quy mô, cấu tuổi, giới tính; chất lượng nguồn nhân lực khả tổng hợp thể lực, trí lực, kỹ năng, phong cách, đặc điểm lối sống, tinh thần đặc biệt khả nghiên cứu, sáng tạo, tiếp thu công nghệ phục vụ Manuelli Seshadri (2005); Szirmai (1997) kinh tế Do bảo đảm nguồn nhân lực đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng số lượng chất lượng Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực người cho phát triển Với khái niệm nguồn nhân lực trên, Nhà nước cần phải xác định rõ vai trò việc quản lý nguồn nhân lực để nguồn nhân lực thực lực lượng có vai trò định phát triển kinh tế-xã hội Muốn vậy, việc quản lý nguồn nhân lực quốc gia cần phải hướng đến nội dung chủ yếu sau: (i) phải đảm bảo có đội ngũ đơng đảo người lao động có kỹ thuật, có chun mơn, có sức khoẻ; (ii) cấu lao động phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế quốc gia; (iii) phải phân bổ dân số nguồn nhân lực hợp lý theo lãnh thổ với tính chất lực lượng lao động chủ yếu; (iv) kiểm tra, giám sát thực thi sách phát triển nguồn nhân lực Với nội dung quản lý nguồn nhân lực trên, vai trò nhà nước cần phải phát huy cách tối đa, chức nhà nước phải bảo đảm thực thực tiễn Tuy nhiên, thực tế, nguồn nhân lực biến đổi khơng ngừng Do đó, vai trò chức nhà nước khơng dừng lại việc quản lý đơn mà phải hướng đến quản lý phát triển nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực tổng thể hình thức, biện pháp tác động nhằm hoàn thiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trí tuệ, thể chất phẩm chất đạo đức, văn hoá xã hội nhằm đáp ứng đòi hỏi nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn Trong quản lý phát triển nguồn nhân lực, nhà nước có trách nhiệm xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đề biện pháp thực chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đó2 Trên thực tế, khơng quốc gia giới phát triển kinh tế bền vững mà không tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực Kinh nghiệm cho thấy nhờ có nguồn nhân lực có chất lượng cao nhiều nước Nhật Bản, Hàn Quốc, nước công nghiệp (NICs) có bước phát triển kinh tế thần kỳ Hiện nay, nước cơng nghiệp phát triển, đóng góp lao động trí óc Nguyễn Văn Mạnh (2011), Vai trò Nhà nước phát triển xã hội quản lý phát triển xã hội tiến trình đổi Việt Nam, Nhà xuất Chính trị Quốc gia ngày cao, yếu tố tri thức chiếm tới 65% giá thành sản xuất 35% giá thành sản phẩm3 Ở Việt Nam, nhận thức tầm quan trọng nguồn nhân lực, Đảng Nhà nước luôn trọng nhân tố người định hướng phát triển Để đẩy nhanh phát triển nguồn nhân lực, từ Đại hội VII xác định: “ giáo dục đào tạo quốc sách hàng đầu “, coi phát triển giáo dục, đào tạo động lực quan trọng, điều kiện tiên để phát triển người Kết là, sau 25 năm đổi với nhiều nỗ lực, nguồn nhân lực nước ta đạt số thành tựu đáng kể Trình độ học vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật, thể lực người Việt Nam bước nâng lên, thể qua số phát triển người (HDI), tuổi thọ bình quân ngày cao bảng xếp hạng giới Tuy nhiên, so với nhiều nước khu vực so với yêu cầu q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức chất lượng nguồn cung nhân lực nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu, thấp mức báo động đáng lo ngại, thể mặt sau đây: - Thứ nhất, lực lượng lao động chủ yếu chưa đào tạo trình độ chun mơn thấp, phần lớn lao động thủ công chưa đáp ứng khả chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng gia tăng đóng góp nguồn nhân lực tăng trưởng kinh tế Một nghiên cứu Ngân hàng giới (WB, 2008) cho thấy: lao động Việt Nam đạt 32/100 điểm Trong đó, kinh tế có chất lượng lao động 35 điểm có nguy sức cạnh tranh thị trường tồn cầu Các tiêu chí đánh giá chất lượng lao động WB đưa bao gồm kết chung hệ thống giáo dục đào tạo nhân lực; mức độ sẵn có lao động chất lượng cao; mức độ sẵn có nhân lực quản lý hành chất lượng cao; thành thạo tiếng Anh thành thạo kỹ thuật công nghệ tiên tiến - Thứ hai, cấu nguồn nhân lực Việt Nam phân bố khơng đồng chưa hợp lý Điều thể giai đoạn 2005-2010, số lượng sinh viên đại học tăng gấp ba lần số học viên dạy nghề; số lượng nhân lực lĩnh vực khoa học-cơng nghệ nhỏ bé quy mô Trong số này, đội ngũ nhân lực khoa học-công nghệ chất lượng cao (thạc sỹ, tiến sỹ, phó giáo sư, giáo sư) Tài liệu hội thảo: “ Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yếu cầu cơng nghiệp hóa, đại hóa hội nhập quốc tế” Tạp chí cộng sản Nhà xuất trị Quốc gia- thật tổ chức (2012) chiếm tỷ lệ thấp khoảng 20%, thấp so với số nước khu vực Đông Nam Á Indonesia (40%), Malaisia (48%)4… - Thứ ba, mặt thể lực người Việt Nam thấp so với nước khu vực Điều thể qua nhiều số HDI mức thấp Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao/tuổi) trẻ em tuổi mức cao (29,3% - 2010); đến năm 2010 28 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi cao mức trung bình nước, 12 tỉnh có tỷ lệ 35% Đây mức cao theo xếp loại Tổ chức Y tế Thế giới5 Nguyên nhân mặt tồn phần yếu bất hợp lý quản lý nhà nước phát triển nguồn nhân lực thời gian qua, điều thể mặt sau đây: - Thứ nhất, vai trò Nhà nước phát triển nguồn nhân lực chưa xác định cách hợp lý triển khai thực hiệu Nhà nước can thiệp sâu vào hoạt động tổ chức giáo dục-đào tạo, chưa giao quyền tự chủ hoạt động cho tổ chức giáo dục-đào tạo, lĩnh vực tài chính, máy, nhân sự6 - Thứ hai, việc xây dựng quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ngành/địa phương nặng mặt hình thức hành mà chưa dựa theo sở khoa học Nguyên phần chưa có quy định pháp lý cao Luật, Nghị định hướng dẫn thực xây dựng quy hoạch, kế hoạch số liệu xây dựng kế hoạch thiếu khoa học, thiếu tính xác thiếu tính khách quan - Thứ ba, cách thức tổ chức thực hiện, phân công nhiệm vụ phối hợp quan chưa hợp lý Ví dụ, lĩnh vực giáo dục- đào tạo, quản lý nhà nước giáo dục, đào tạo bị phân tán, chia cắt quản lý nhiều quan chủ quan khác (Bộ Lao động-Thương binh Xã hội, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ chuyên ngành địa phương) Theo số liệu Bộ Giáo dục Đào tạo, nước có 376 trường đại học, cao đẳng Bộ Giáo dục Đào tạo quản lý 54 trường (chiếm 14,4%), Bộ/ngành khác quản lý 116 trường (30,8%), Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố quản lý 125 trường (33,3%), lại 81 Tài liệu dẫn trang Bộ Y tế (2011), Báo cáo tổng quan ngành y năm 2011 Bộ Giáo dục Đào tạo (2011) Lê Xuân Bá (2005), Ngô Minh Tuấn (2008) trường dân lập, tư thục (21,5%)7 Việc chia cắt quản lý dẫn đến việc phân bổ nguồn tài cho giáo dục đại học bị phân tán gây khó khăn cho quan quản lý nhà nước giáo dục-đào tạo việc tra, kiểm tra, giám sát sở giáo dục đại học, địa phương bị bng lỏng8 Hơn nữa, theo văn pháp quy, Chính phủ thống quản lý nhà nước giáo dục, đồng thời có phân cơng Chính phủ Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ, quan ngang Bộ Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật việc phân cơng Chính phủ thực quản lý nhà nước giáo dục lúc rõ ràng, thống hiệu Chẳng hạn, thành phần hệ thống giáo dục quốc dân giáo dục nghề nghiệp lại hai quan thực chức quản lý: Bộ Giáo dục Đào tạo thực quản lý trung cấp chuyên nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh Xã hội thực quản lý dạy nghề Đây bất cập gây khó khăn thống quản lý giáo dục, thực chương trình giáo dục, cơng tác phân luồng liên thông; khả dự báo, quy hoạch quản lý sở giáo dục nghề nghiệp v v Nhận thức yếu tầm quan trọng nguồn nhân lực nay, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 thơng qua Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI xác định “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi toàn diện giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ” ba đột phá phát triển nhanh, bền vững đất nước đến năm 2020 Do vậy, đổi vai trò quản lý nhà nước nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đòi hỏi cấp bách q trình cơng nghiệp hóa- đại hóa Chính vậy, vừa qua Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 kèm theo Chương trình hành động để thực mục tiêu Chiến lược phát triển nhân lực, có nội dung xây dựng Đề án đổi quản lý nhà nước phát triển nguồn nhân lực Để có sở đề xuất chế, sách đổi quản lý nhà nước phát triển nguồn nhân lực thực nhiệm vụ Bộ Kế hoạch Đầu tư Chính phủ giao (cơng văn số 6722/VPCP-KGVX ngày Ngô Minh Tuấn (2010) KẾT LUẬN Về sở lý luận, vai trò Nhà nước thể hai phương diện công cụ bảo vệ giai cấp quản lý mặt kinh tế - xã hội cộng đồng Do đó, Nhà nước có hai chức chức quản lý chức phục vụ Trong xu phát triển ngày nay, với Nhà nước đại, hai chức có xu hướng thống hỗ trợ lẫn nhau, xét cho mục đích hoạt động Nhà nước bảo đảm trật tự, ổn định phát triển mặt đời sống xã hội Ngày nay, vai trò Nhà nước, tạo lập tảng pháp quyền, ổn định kinh tế - xã hội, bảo đảm cung ứng dịch vụ bản, thiết yếu chung cho người dân cộng đồng, thực công xã hội, giải có hiệu vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân,…qua nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho mai sau Ở nước ta, gắn với thực chức kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước không ngừng phát triển mở rộng việc thực chức xã hội Nhà nước ngày phát huy vai trò phạm vi tác động việc nâng cao chất lượng sống, cung cấp đầy đủ chất lượng dịch vụ giáo dục, y tế, giải việc làm vấn đề an sinh xã hội cho nhân dân…qua phần giúp cho xã hội phát triển ổn định, bền vững mặt khác xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước sau Về phương diện phát triển nguồn nhân lực, năm qua việc thực vai trò chức Nhà nước, bên cạnh thành tựu ưu điểm đạt khơng yếu kém, bất cập nhiều lĩnh vực dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực thấp Ngun nhân tình trạng này, lý khác quan, yếu tố chủ quan máy quản lý nhà nước phát triển nguồn nhân lực chưa theo kịp với thực tiễn nhu cầu phát triển kinh tế chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nhà nước chưa thực chức vai trò phát triển nguồn nhân lực, Nhà nước ơm đồm vụ, vừa buông lỏng chức quản lý; chế sử dụng đãi ngộ người lao động chưa hợp lý… Để xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước, Nhà nước cần phát huy vai trò điểm sau đây: 76 Thứ nhất, Nhà nước phải thực tốt chức định hướng phát triển điều tiết thị trường Cụ thể, chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực phải đặt chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nước, địa phương Tăng cường công tác dự báo kế hoạch hóa phát triển nguồn nhân lực Có sách điều tiết quy mơ cấu đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục tình trạng cân đối lãng phí đào tạo Xây dựng quan hệ chặt chẽ quan quản lý nhà nước giáo dục - đào tạo với quan quản lý nhân lực việc làm Thứ hai, Nhà nước thực chức tạo lập khung pháp lý kiểm tra, tra, giám sát việc thực thi pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh phát triển nguồn nhân lực Đối với sở đào tạo phát triển nguồn nguồn nhân lực, cần phải đổi tổ chức hoạt động, đề cao bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhà trường, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp dạy nghề Thứ ba, Nhà nước tạo lập kết cấu hạ tầng, an sinh xã hội thực thông qua xây dựng không ngừng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; bảo đảm cung ứng dịch vụ xã hội bản; trợ giúp thành viên yếu thế, đảm bảo công xã hội Thứ tư, Nhà nước cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ quan quản lý phát triển nguồn nhân lực theo hướng làm tốt chức quản lý nhà nước, xây dựng, hồn thiện sách, chế phát triển nguồn nhân lực, kiểm soát chặt chẽ việc thực mục tiêu, chương trình chất lượng theo tinh thần Nghị Hội nghị lần thứ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đổi bản, toàn diện giáo dục đào tạo Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhân dân, nhân dân, nhân dân, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hạn chế khắc phục có hiệu khiếm khuyết kinh tế thị trường; tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh tế- xã hội, có nghiệp phát triển nguồn nhân lực điều kiện, tiền đề cần thiết để Nhà nước thực vai trò phát triển đất nước nhằm bảo đảm tiến công xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao mức sống chất lượng sống cho thành viên xã hội theo tinh thần tất hành phúc người, vốn quý báu xã hội 77 PHỤ LỤC DỰ THẢO QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự - Hạnh phúc /QĐ-TTg Hà Nội, ngày tháng năm 2013 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Đề án đổi quản lý nhà nước phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2013-2020 Dự thảo THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng năm 2011 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020; Xét đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, QUYẾT ĐỊNH: Điều Phê duyệt Đề án tổng thể tái cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020 (sau gọi tắt Đề án) với nội dung chủ yếu sau: I MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Mục tiêu tổng quát Đến năm 2020, công tác quản lý nhà nước phát triển nguồn nhân lực đổi toàn diện theo hướng khắc phục hạn chế, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ quan quản lý nâng cao hiệu lực, hiệu hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công quan quản lý nhà nước phát triển nguồn nhân lực, qua góp phần thực mục tiêu Chiến lược phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020 Mục tiêu cụ thể 78 a) Tiếp tục xây dựng hoàn thiện khung pháp lý để nâng cao hiệu lực hiệu công tác quản lý nhà nước phát triển nguồn nhân lực kinh tế thị trường Đảm bảo đến năm 2016 khắc phục hoàn toàn chồng chéo chức quản lý nhà nước Bộ/ngành địa phương phát triển nguồn nhân lực đảm bảo có đủ máy lực chuyên môn tiến hành việc thanh, kiểm tra chất lượng hầu hết sở cung cấp dịch vụ công liên quan đến phát triển nguồn nhân lực b) Phấn đấu đến năm 2020, hình thành hệ thống quản lý nhà nước phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuẩn hóa, đại hóa, xã hội hóa hội nhập quốc tế c) Xây dựng chế sách quản lý phát triển nguồn nhân lực hợp lý, đảm bảo đến năm 2020, 100% đơn vị nghiệp cung cấp dịch vụ công hướng tới kết đầu ra, tới chất lượng mà thị trường xã hội yêu cầu Đồng thời, xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng (kiểm định đánh giá chất lượng) làm sở để đánh giá kết chất lượng dịch vụ mà đơn vị nghiệp cung cấp d) Đổi chế tài chính, huy động tối đa nguồn lực xã hội sử dụng nguồn lực hợp lý cung cấp dịch vụ công, đặc biệt lĩnh vực giáo dục-đào tạo y tế Đảm bảo đến năm 2020, Nhà nước tập trung tài trợ chương trình đối tượng thuộc diện sách xã hội, sách phát triển Quan điểm đổi quản lý nhà nước phát triển nguồn nhân lực a) Phát triển nguồn nhân lực nâng cao lực người mặt, người phải đặt vào trung tâm trình phát triển kinh tế - xã hội Mọi chủ trương, sách, pháp luật Nhà nước phải hướng đến mục tiêu người, phát triển người, bảo đảm thực hiện, bảo vệ quyền người b) Tách bạch vai trò nòng cốt Nhà nước người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý định hướng hoạt động phát triển nguồn nhân lực khỏi vai trò người cung cấp dịch vụ xã hội cho xã hội Nhà nước chủ yếu thực nhiệm vụ: ban hành chế sách, quản lý theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành, địa phương; quy định tiêu chuẩn định mức, chất lượng dịch vụ; cung cấp thông tin kết nối cung – cầu, tra, kiểm tra việc tổ chức thực hoạt động phát triển nguồn nhân lực 79 c) Huy động tối đa tham gia chủ thể xã hội khác Nhà nước phát triển nguồn nhân lực Đào tạo chuyên môn nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động trách nhiệm không Nhà nước, xã hội mà thân người lao động d) Đổi vai trò“nhà tài trợ” phương thức tài trợ Nhà nước cho dịch vụ xã hội Nhà nước tập trung nguồn lực tài vào số lĩnh vực trọng tâm giải pháp nhằm đảm bảo quyền người tiếp cận dịch vụ xã hội Nhà nước ưu tiên đầu tư vào dịch vụ xã hội an sinh xã hội, đồng thời đẩy mạnh tiến trình cải cách phân bổ tài cho dịch vụ xã hội theo phương hướng nghiên cứu áp dụng chế phân bổ sách dựa theo kết hoạt động cho sở cung cấp dịch vụ e) Đổi công tác tra, giám sát chất lượng dịch vụ công cần coi nhiệm vụ trọng tâm đổi quản lý nhà nước phát triển nguồn nhân lực f) Đổi quản lý Nhà nước phát triển nguồn nhân lực thời kỳ 20112020 phải đơi với cải cách hành chính, phải gắn với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trình hội nhập kinh tế quốc tế II CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Nhóm giải pháp đổi vai trò quản lý nhà nước định hướng điều tiết phát triển nguồn nhân lực - Rà soát, đối chiếu mục tiêu người, phát triển người với chủ trương, sách, pháp luật hành, Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch, Chương trình, Đề án phát triển kinh tế-xã hội; Thường xuyên tiến hành rà soát lại Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội Nâng cao chất lượng công tác xây dựng Chiến lược Quy hoạch, khắc phục tình trạng Chiến lược Quy hoạch mang tính chủ quan, thiếu tính thực tế tính khả thi - Kiên giải thể sở giáo dục-đào tạo không đủ điều kiện, không bảo đảm đáp ứng chất lượng dịch vụ Việc điều chỉnh Quy hoạch hệ thống sở giáo dục đào tạo, dạy nghề phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế phát triển kinh tế xã hội đất nước; Nghiên cứu hình thành thị trường đào tạo đại học; 80 - Nghiên cứu chế sách để doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, trường phổ thông mầm non phải có cán y tế phục vụ; trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp phải đầu tư trạm y tế sở 2) Nhóm giải pháp hồn thiện khn khổ pháp luật mơi trường pháp lý cho phát triển nguồn nhân lực - Nhà nước tạo mơi trường thuận lợi, bình đẳng cho thành phần xã hội tham gia cung ứng dịch vụ cơng Đơn giản hóa thủ tục hành nhằm huy động tối đa nguồn lực nhà nước phát triển nguồn nhân lực - Sửa đổi ban hành văn hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Giáo dục Đại học, Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Luật Khám, chữa bệnh đầy đủ; tạo dựng khung pháp lý cho loại hình đơn vị nghiêp khơng mục tiêu lợi nhuận mục tiêu lợi nhuận hoạt động; bảo đảm mơi trường hoạt động cạnh tranh, bình đẳng, khơng phân biệt hình thức sở hữu tổ chức - Đổi chế quản lý phân cấp quản lý tài đơn vị nghiệp cơng Trao quyền tự chủ hồn tồn cho đơn vị nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước có lộ trình bước xóa bỏ chế Bộ chủ quản đơn vị nghiệp công - Ban hành sách liên quan đến phân luồng học sinh sau tốt nghiệp phổ thông sở trung học phổ thơng; có sách kết nối giáo dục phổ thông với thị trường lao động; Quy định mối liên hệ chặt chẽ nhà trường doanh nghiệp để bảo đảm kỹ thuật công nghệ tiên tiến áp dụng sản xuất làm quen dần sở giáo dục- đào tạo - Ban hành sách khuyến khích nghiên cứu khoa học trường đại học có tham gia sinh viên với sở sản xuất kinh doanh thông qua ký kết hợp đồng nghiên cứu triển khai; thiết lập sở tư vấn, giới thiệu việc làm cung ứng lao động trường cao đẳng, đại học dành cho sinh viên; khuyến khích sinh viên tham gia giao dịch thị trường lao động - Khẩn trương xây dựng hệ thống thông tin người học, tập hợp từ thông tin tất trường hệ thống giáo dục Người sử dụng lao động truy cập để kiểm tra tính xác thực văn bằng, chứng chỉ, lực người lao động tuyển dụng - Hoàn thiện sở pháp lý cho hoạt động thị trường lao động, bao gồm ban hành sửa đổi pháp luật lao động, pháp luật dạy nghề, xuất lao động, tiền lương tối thiểu, đình cơng 81 - Quy hoạch phát triển rộng khắp sở giới thiệu việc làm; Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia nối mạng, trước hết thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung, vùng kinh tế trọng điểm - Xây dựng sách quản lý thị trường lao động khơng thức, bao gồm: sách di cư lao động, sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ nông thôn, hỗ trợ đào tạo, phố cập nghề cho lao động nơng thơn, sách an sinh xã hội cho người lao động - Xây dựng thực sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán quản lý, cán nghiên cứu khoa học công nghệ, chuyên gia giỏi, có nhiều đóng góp 3) Nhóm giải pháp đổi can thiệp Nhà nước cung cấp dịch vụ công cho phát triển nguồn nhân lực - Tiếp tục đổi chế quản lý tổ chức nghiêp theo tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức nghiêp Việc đổi chế quản lý cần đôi với đổi chế tài nhằm tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự kiểm soát cho tổ chức nghiêp - Nâng cao nhận thức cấp, ngành tồn xã hội sách, pháp luật Nhà nước phát triển nguồn nhân lực - Nghiên cứu áp dụng chế phân bổ ngân sách theo hướng dựa theo kết hoạt động tiêu đầu cho tổ chức nghiêp thay dựa theo định mức đầu vào Về kinh phí xây dựng bản, Nhà nước chủ yếu tập trung đầu tư cho xây dựng sở vật chất-kỹ thuật cho tuyến sở, tạo điều kiện nâng cao rõ rệt chất lượng dịch vụ xã hội giáo dục, khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế cho người tuyến ban đầu - Đổi chế tài theo hướng tồn chi phí cần thiết sở cung ứng dịch vụ cơng chuyển dần sang bù đắp phí dịch vụ mà người thụ hưởng dịch vụ trả Phí dịch vụ cần phải đổi theo hướng tính đúng, tính đủ chi phí; Nghiên cứu đẩy nhanh việc xây dựng chế tự chủ tự chịu trách nhiệm hoạt động sở cung ứng dịch vụ theo tinh thần Nghị 40/NQ-CP ngày tháng năm 2012 Chính phủ Ban hành Chương trình hành động Chính phủ thực Thơng báo kết luận của Bộ Chính trị Đề án “ Đổi chế hoạt động đơn vị nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa số loại hình dịch vụ nghiệp công” - Thực phân cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung Ương quyền cấp phép thành lập bệnh viện ngồi cơng lập từ hạng II 82 trở xuống Trước mắt thí điểm giao cho thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh Cần Thơ thực phân cấp d) Nhóm giải pháp tăng cường kiểm tra, giám sát phát triển chất lượng dịch vụ công - Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ quan quản lý phát triển nguồn nhân lực theo hướng làm tốt chức quản lý nhà nước, xây dựng, hoàn thiện chế, sách phát triển nguồn nhân lực, kiểm sốt chặt chẽ việc thực mục tiêu, chương trình chất lượng - Khẩn trương tổ chức lại xây dựng đội ngũ tra đủ mạnh quân số chuyên môn Tăng cường tra, kiểm tra, giám sát đánh giá chất lượng giáo dục đại học sở giáo dục đại học Để thực điều trước hết cần nghiên cứu, xây dựng ban hành tiêu chuẩn chuẩn hóa đầu bậc học lĩnh vực, chương trình đào tạo đại học để làm kiểm soát chất lượng giáo dục đại học sở đào tạo đồng thời phải có quy định chế tài cụ thể để sở đào tạo phải chịu trách nhiệm cấp sở nâng cao trách nhiệm xã hội trường - Thể chế hóa tăng cường thực thi việc kiểm tra giám sát hoạt động chất lượng dạy nghề: kiểm định chương trình, kiểm định sở dạy nghề, kiểm tra theo dõi việc cấp chứng Đổi công tác kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề theo hướng huy động thêm thành phần quan quản lý nhà nước dạy nghề hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp lớn ngành liên quan - Nghiên cứu cho phép tổ chức tư nhân tổ chức nước ngồi tham gia vào cơng nhận chất lượng với đơn vị nghiệp công Việt Nam e) Nhóm giải pháp hồn thiện cấu tổ chức máy - Tiếp tục củng cố, hoàn thiện nâng cao lực, hiệu hoạt động máy quản lý phát triển nhân lực; ngành/địa phương, tùy thuộc vào nhu cầu tăng cường quản lý nhà nước phát triển nguồn nhân lực mà bố trí giao cho đơn vị chuyên trách không chuyên trách thực công tác phát triển nhân lực thuộc lĩnh vực ngành, địa phương quản lý - Tiếp tục xếp lại mạng lưới trường đại học, cao đẳng viện nghiên cứu để gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sử dụng tối ưu nguồn lực có đội ngũ khoa học sở vật chất kỹ thuật Nâng cao lực đại học quốc gia đại học khu vực Tổ chức hoạt động Hội đồng Quốc 83 gia Giáo dục có hiệu tốt phân cấp quản lý hợp lý quản lý ngành, địa phương sở giáo dục - Triển khai thực tốt Luật Giáo dục đại học, nghiên cứu phương án thay chế tài trợ cho sở giáo dục nghề nghiệp công lập qua quan chủ quản chế tài trợ qua Quỹ, tiến tới xóa bỏ quan chủ quản sở (ngoại trừ số trường có đặc thù riêng cơng an qn đội); - Tăng cường đổi chế phối, kết hợp quan quản lý nhà nước phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt thống quản lý nhà nước giáo dục dạy nghề đầu mối (một Bộ) địa bàn nước - Hoàn thiện cấu tổ chức ngành y tế cấp sở theo hướng phân biệt rõ hệ thống y tế sở thành thị nơng thơn - Hồn thiện tổ chức máy thực công tác dự báo nhu cầu nhân lực Quốc gia (sớm triển khai thực Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 24/5/2012 Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án "Xây dựng hệ thống thông tin dự báo nhu cầu nhân lực Quốc gia"); III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Các Bộ trưởng, Thủ trưởng quan ngang Bộ, quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: a) Khẩn trương xây dựng cụ thể hóa nội dung Đề án thành chương trình, kế hoạch hàng năm dựa giải pháp đưa b) Quán triệt, tuân thủ thể đầy đủ, quán mục tiêu, quan điểm, nội dung giải pháp Đề án văn pháp luật, sách phân công soạn thảo đề án, chương trình cụ thể Bộ, quan, địa phương, đơn vị sở Chủ động đạo nghiên cứu, xây dựng, phê duyệt trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, văn pháp luật liên quan Bộ, quan, địa phương c) Triển khai thực Chương trình hành động thực Đề án kèm theo Quyết định Bộ Kế hoạch Đầu tư - Là quan thường trực tổ chức thực Đề án Trong trình thực Đề án, phát sinh vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung phối hợp với 84 bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố có liên quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ định - Chủ trì, phối hợp với Bộ/ngành địa phương (cấp tỉnh) cụ thể hóa nội dung Đề án thành hoạt động chương trình, kế hoạch hàng năm, có việc huy động cân đối nguồn lực đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực từ nguồn khác nhau: ngân sách nhà nước, đầu tư trực tiếp nước (FDI) từ nguồn hỗ trợ phát triển thức (ODA) - Kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết triển khai thực Đề án hàng năm phạm vi nước đưa khuyến cáo cho Bộ, ngành địa phương (nếu cần), định kỳ năm báo cáo Thủ tướng phủ tiến độ kết Đề án - Phối hợp với Bộ, ngành địa phương tổ chức thu thập, cập nhật công bố rộng rãi số liệu điều tra liên quan đến nhu cầu nguồn nhân lực kinh tế (bao gồm số liệu dự báo tiêu giám sát đánh giá phát triển nguồn nhân lực) khả đáp ứng nhu cầu nhân lực kinh tế, năm 2014 - Đánh giá việc xây dựng thực Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành, địa phương đưa khuyến nghị điều chỉnh cần thiết, năm 2014 Bộ Giáo dục Đào tạo - Hàng năm tổ chức đánh giá kết đạt ngành phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư, tổ chức thu thập, cập nhật công bố rộng rãi kết chất lượng đào tạo tình hình sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo trường Đại học, cao đẳng nước - Xây dựng đề án thống quản lý nhà nước giáo dục dạy nghề đầu mối (một Bộ) địa bàn nước - Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế quy định sở giáo dục-đào tạo phải có sở y tế chăm sóc ban đầu (như tiêu chí thành lập) Bộ Lao động, Thương binh Xã hội - Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành địa phương (cấp tỉnh) cụ thể hóa nội dung Đề án thành chương trình, kế hoạch hàng năm theo hướng thực chi tiết đổi quản lý nhà nước lĩnh vực đào tạo nghề 85 - Ban hành chế kiểm định chất lượng sở dạy nghề quy định tiêu chất lượng để kiểm định chương trình, kiểm định sở dạy nghề, kiểm tra theo dõi việc cấp chứng sở đào tạo nghề - Phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ/ngành khác, địa phương Hiệp hội ngành nghề rà soát xây dựng lại quy hoạch hệ thống trường dạy nghề nước theo định hướng thị trường gắn kết với doanh nghiệp - Hàng năm tổ chức đánh giá kết đạt ngành phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư, tổ chức thu thập, cập nhật công bố rộng rãi kết chất lượng đào tạo tình hình sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo sở dạy nghề nước - Kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng hợp kết thực Đề án hàng năm định kỳ năm phạm vi nước chương trình phát triển dạy nghề Bộ Y tế - Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành địa phương (cấp tỉnh) cụ thể hóa nội dung Đề án thành chương trình, kế hoạch hàng năm theo hướng thực chi tiết đổi quản lý nhà nước lĩnh vực y tế - Định kỳ hai năm tiến hành rà soát Quy hoạch phát triển mạng lưới sở y tế; - Xây dựng quy chế phân cấp thành lập bệnh viện ngồi cơng lập vào Q I năm 2014; - Xây dựng Đề án kiện toàn máy quan quản lý Nhà nước y tế cấp sở; - Kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết thực Đề án hàng năm định kỳ năm phạm vi nước chương trình liên quan đến đổi quản lý nhà nước phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực y tế - Xây dựng Thông tư đào tạo nhân lực y tế, bổ sung nội dung cung cấp dịch vụ y tế kỹ thuật cao ; cán y tế tham gia cập nhật kiến thức định kỳ, bổ sung mã ngành đào tạo “bác sỹ gia đình”; tăng cường đào tạo chuyên khoa sâu 86 - Xây dựng khung pháp lý hoạt động sở khám chữa bệnh (công ngồi cơng lập) để tiến tới tách bạch chức quản lý nhà nước hành sở khám chữa bệnh công lập vào Quý IV năm 2015 Bộ Tài - Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành địa phương hàng năm cân đối kinh phí thường xuyên thực nhiệm vụ Đề án theo quy định Luật NSNN văn hướng dẫn - Tổng kết việc thực Nghị 40/NQ-CP ngày 9/8/2012 nghiên cứu trình Chính phủ phương án đổi tồn diện chế tài trợ cho giáo dục đại học dạy nghề vào Quý I năm 2018 sau có tổng kết việc thực Luật Giáo dục Đại học theo hướng chuyển từ tài trợ qua quan chủ quản sang tài trợ theo Quỹ Giáo dục nghề nghiệp, theo tiêu chí kết đầu có tổ chức đánh giá độc lập hiệu tài trợ Bộ Nội vụ - Xây dựng Đề án đổi chế thu hút sử dụng nguồn nhân lực nhằm cải thiện hiệu hoạt động máy hành Nhà nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, trình Chính phủ vào Quý II năm 2014 - Nghiên cứu xây dựng lộ trình xóa bỏ chế chủ quản đơn vị nghiệp công từ năm 2018 Bộ Thông tin Truyền thông - Phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh xã hội, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Thông xã Việt Nam Bộ ngành, địa phương xây dựng Đề án Thông tin tuyên truyển định hướng nghề nghiệp nhằm gắn kết cung cầu nguồn nhân lực phục vụ nghiệp công nghiệp hố đại hố, trình Chính phủ vào Q II năm 2014 Ủy Ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Chỉ đạo cấp, ngành địa phương thực nội dung Đề án; - Phối hợp với bộ, ngành có liên quan để triển khai áp dụng sách, chương trình, dự án cách thống phù hợp với kế hoạch thực chung phạm vi nước 87 - Tăng cường công tác tra lao động địa bàn, phối hợp với loại hình tra khác đảm bảo việc tra thường xuyên lĩnh vực sử dụng lao động Điều Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành Điều Các Bộ trưởng, Thủ trưởng quan ngang Bộ, Thủ trưởng quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./ Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, quan ngang Bộ, quan thuộc CP; - VP BCĐ TW phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương Ban Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc Ủy ban Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương đoàn thể; - VPCP: BTCN, PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KGVX (5b) THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục Đào tạo (2009), Đề án Đổi chế tài cho giáo dục giai đoạn 2009 -2014 Bộ Y tế (2011), Báo cáo tổng quan ngành y năm 2011 Truy cập địa http://jahr.org.vn/ Bộ Y tế (2012), Báo cáo tổng quan ngành y năm 2012 Truy cập địa http://jahr.org.vn/ 88 Bùi Văn Tiến (2012), Nguồn nhân lực quan điểm Đảng phát triển nguồn lực qua Đại hội lần thứ XI Truy cập địa http://www.hcmuc.edu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc1/1067-phat-trien-nhanluc.html Chu Văn Thành (2007), Dịch vụ công: Đổi quản lý tổ chức cung ứng Việt Nam nay, Nhà xuất Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nhà xuất Sự thật, Hà Nội, 1987 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Đỗ Thị Hải Hà (2007), Quản lý Nhà nước cung ứng dịch vụ công, Nhà xuất khoa học kỹ thuật, Hà Nội 2007 Lê Thị Mỹ Linh (2009), Phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp vừa nhỏ Việt Nam trình hội nhập kinh tế, luận án tiến sỹ Lê Xuân Bá (2005), Cơ sở khoa học thực tiễn đổi chế tổ chức quản lý tổ chức nghiệp công Việt Nam, Đề tài cấp Bộ 2005 Manuelli Seshadri (2005), Human Capital and the Wealth of Nations, truy cập địa http://www.ssc.wisc.edu/~manuelli/research/humcapwealthnation5_05.pdf Ngô Minh Tuấn (2008), Cơ sở lý luận thực tiễn việc chuyển đổi số đơn vị nghiệp công sang mơ hình hoạt động khơng mục tiêu lợi nhuận lĩnh vực giáo dục- y tế Việt Nam, Đề tài cấp Bộ 2008 Nguyễn Văn Mạnh (2011), Vai trò Nhà nước phát triển xã hội quản lý phát triển xã hội tiến trình đổi Việt Nam, Nhà xuất Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2011 Szirmai (1997), Economic and Social Development, Prentice Hall Europe Tạ Ngọc Hải (2008), Một số nội dung nguồn nhân lực phương pháp đánh giá nguồn nhân lực, viết nghiên cứu 89 Tạp chí cộng sản Nhà xuất Chính trị Quốc gia-Sự thật tổ chức (2012), Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yếu cầu cơng nghiệp hóa, đại hóa hội nhập quốc tế, Kỷ yếu hội thảo khoa học Tổng cục Thống kê, Điều tra lao động việc làm hàng năm Truy cập địa http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=13791 Tổng cục Thống kê, Điều tra mức sống dân cư hàng năm Truy cập địa http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=12425 Trường Đại học kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình quản lý nhà nước kinh tế, Nhà xuất Lao động- Xã hội, Hà Nội 2005 Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2011), Báo cáo chuyên đề nguồn nhân lực 90 ... quản lý nhà nước phát triển nguồn nhân lực Việt Nam Đề tài thực nhằm mục tiêu cụ thể sau: Cơ sở lý luận quản lý Nhà nước phát triển nguồn nhân lực; Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước phát triển. .. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 63 III CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC .66 Nhóm giải pháp đổi vai trò quản lý nhà. .. ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC .33 II THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THỜI GIAN VỪA QUA .38 III THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN

Ngày đăng: 24/04/2020, 13:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan