1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý phát triển du lịch huyện Ba Vì, Hà Nội

120 91 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 569,38 KB

Nội dung

Những dữ liệu này được kếthừa từ các sách, giáo trình, công trình nghiên cứu khác đã đượccông bố, được trích từ website và được xin Phòng Văn hóa – Thôngtin huyện Ba Vì, Sở Du lịch Hà Nộ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Trang 2

HÀ NỘI, NĂM 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS TRẦN THỊ BÍCH HẰNG

Trang 3

HÀ NỘI, NĂM 2016

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ sinh tế “Quản lý phát triển du lịch huyện

Ba Vì, Hà Nội” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện

trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu tình hình thực tiễn, dưới sự hướng dẫnkhoa học của TS Trần Thị Bích Hằng

Các số liệu, mô hình và những dữ liệu sử dụng trong luận văn là trung thực;các giải pháp, đề xuất đưa ra xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu, chưa từng đượccông bố dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình bày, bảo vệ và công nhận bởi Hộiđồng đánh giá luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế

Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên

Cao học viên

Trần Đức Thịnh

Trang 5

Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo, nhân viên phòng ban của Sở Du lịch Hà Nội,UBND huyện Ba Vì đã cung cấp cho tôi những thông tin, tư liệu quý giá và nhữngđóng góp xác đáng, hết sức quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo Trường Đại họcThương mại, khoa Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian họctập và nghiên cứu để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý kinh tế

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiệngiúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập

Do những hạn chế về chủ quan và khách quan, đề tài nghiên cứu không tránhkhỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những nhận xét góp ý của quý thầy cô

và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn, sâu sắc hơn và có tính khả thi hơn nữa

Cuối cùng tôi xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, kính chúc quý Thầy, Côthành công trong sự nghiệp cao quý

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

ST

1 Hình 2.1 Cây đa làng Rùa, xã Vân Hòa, Ba Vì, một trong

những cây đa cổ, lớn và có dáng đẹp nhất nước ta 32

2 Hình 2.2 Cây gạo Hoàng Hậu, một trong những cây gạo cổ bên

sông Đà (gốc to 10 người ôm) xã Thuần Mỹ, Ba Vì 32

3 Hình 2.3

Tính bất đối xứng của sườn: sườn tây dốc, hoạt động

đổ lở mạnh; sườn đông thoải hơn - kết quả của hoạt động bóc mòn chọn lọc trên cấu trúc địa chất cổ

33

4 Bảng 2.1 Cơ cấu khách du lịch đến Ba Vì giai đoạn

5 Bảng 2.2 Hiện trạng cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện Ba Vì 36

6 Bảng 2.3 Kết quả hoạt động du lịch huyện Ba Vì giai đoạn

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

Trong xu hướng toàn cầu hóa hội nhập kinh tế quốc tế diễn

ra mạnh mẽ đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch pháttriển nhanh chóng và trở thành một trong những lĩnh vực kinh tếhàng đầu của thế giới Du lịch đã tạo nên những thay đổi to lớntrong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia, những khoản thu nhập vớilợi thế hơn hẳn các ngành trọng yếu khác, đặc biệt là khoản thungoại tệ Nhận thức sâu sắc vấn đề này, các quốc gia trên thế giới

đã đầu tư thích đáng cho sự phát triển của ngành du lịch

Đối với Việt Nam, ngành du lịch đã có nhiều khởi sắc, thayđổi diện mạo và từng bước khẳng định tầm vóc của ngành trongnền kinh tế quốc dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH),đóng góp tích cực hơn cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đạihóa (CNH-HĐH) của đất nước, thúc đẩy giao lưu văn hóa làm chonhân dân thế giới hiểu biết thêm về đất nước, con người Việt Nam.Chính vì vậy, những năm qua Đảng và Nhà nước ta có sự quan tâm

đặc biệt đến ngành "công nghiệp không khói" này Công tác QLNN

(QLNN) đối với phát triển ngành du lịch luôn được tăng cường, đổimới, từng bước hoàn thiện để phù hợp với điều kiện PTDL tronggiai đoạn hiện nay

Ba Vì nằm ở phía tây bắc của Hà Nội, có địa hình phân cấp rõrệt, từ núi đồi, trung du đến đồng bằng Nằm trong khúc quanhcủa sông Hồng và sông Đà Thiên nhiên nơi đây rất phong phú vớinhiều cảnh sắc ngoạn mục Dải non xanh nước biếc này còn hội đủnhững giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh độc đáo, từ lâu đời được coi

là vùng đất mang hồn thiêng sông núi nước Việt Vùng núi Ba Vìkhông những là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa về địa mạo, địachất, về hệ động thực vật phong phú và quý hiếm mà còn là mộtvùng văn hóa cổ đặc sắc của Việt Nam

Với những giá trị và lợi thế như vậy, Ba Vì đặc biệt chú ý khaithác tiềm năng về du lịch - dịch vụ Có lẽ hiếm ở nơi đâu, nhữngcảnh sắc sông nước, núi non, rừng già lại quyện hòa, gắn bó với

Trang 9

nhau như ở đây Đã từ lâu, Ba Vì được coi là huyện du lịch, như khuvực sườn Đông núi Ba Vì, có thác, có suối, có rừng nguyên sinh đẹp

và thơ mộng là tiềm năng lớn cho PTDL sinh thái Nơi đây còn cónhững di tích văn hóa, lịch sử như đền thờ Bác Hồ, đền Thượng,đền Trung rất thuận lợi cho việc PTDL Cùng với đó công tác quản

lý PTDL được Đảng bộ và chính quyền huyện Ba Vì luôn quan tâmcủng cố thường xuyên, từng bước hoàn thiện Do đó, du lịch Ba Vìthời gian qua đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển KT-

XH của huyện nói riêng và của thành phố nói chung

Tuy nhiên, công tác quản lý PTDL ở Ba Vì còn những hạn chếnhất định Các ban, ngành và các cấp trong Huyện chưa quan tâmđúng mức tới việc tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển,chưa khơi dậy được tiềm năng và chưa huy động được các thànhphần kinh tế tham gia PTDL Cơ chế, chính sách về thị trường dulịch có mặt chưa đồng bộ và nhất quán, do đó tốc độ tăng trưởng

và PTDL Ba Vì những năm qua còn chậm, chưa tương xứng vớitiềm năng và thế mạnh sẵn có Vì vậy, công tác quản lý PTDL Ba Vìcần được đổi mới một cách toàn diện, để đáp ứng yêu cầu pháttriển KT-XH của Huyện, góp phần tạo ra sự phát triển nhanh và bềnvững của du lịch Ba Vì trong thời gian tới

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý phát triển du lịch huyện Ba Vì, Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ

quản lý kinh tế góp phần giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề quản lý PTDL ở phạm vi cả nước nói chung và củatừng địa phương nói riêng là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiềunhà khoa học Cho đến thời điểm hiện nay, đã có một số công trìnhkhoa học tiêu biểu như sau:

- Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995), QLNN về du lịch trong giai

đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam, Luận văn thạc sĩ

khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Luậnvăn đã phân tích đặc điểm, vai trò của ngành du lịch trong giaiđoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam, đánh giá thựctrạng QLNN về du lịch nói chung và đề xuất những giải pháp nhằm

Trang 10

góp phần nâng cao hiệu lực QLNN về du lịch ở nước ta [8].

- Trịnh Đăng Thanh (2004), QLNN bằng pháp luật đối với

HĐDL ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính

trị Quốc gia Hồ Chí Minh Luận án đã đưa ra cơ sở lý luận về sự cầnthiết phải QLNN bằng pháp luật đối với hoạt du lịch; phân tích,đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiệnQLNN bằng pháp luật đối với HĐDL của nước ta trước yêu cầu mới[13]

- Nguyễn Minh Đức (2007), QLNN đối với hoạt động thương

mại, du lịch Tỉnh Sơn La trong quá trình CNH-HĐH, Luận án tiến sĩ

kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Đây là một côngtrình nghiên cứu QLNN đối với hoạt động thương mại, du lịch ở mộtđịa phương cụ thể Luận án đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễnnhằm làm rõ chức năng, nhiệm vụ, đề xuất quan điểm và giải phápnhằm góp phần đổi mới và nâng cao QLNN về thương mại, du lịch

ở Tỉnh Sơn La [7]

- Nguyễn Thị Thanh Nga (2012), Hoàn thiện công tác QLNN

về du lịch trên địa bàn Tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ kinh tế,

Đại học Đà Nẵng Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn

đê lý luận về QLNN đối với du lịch, cũng như phân tích thực trạngQLNN trên địa bàn Tỉnh Bình Định, trong đó nêu lên những kết quảđạt được, những hạn chế, nguyên nhân, từ đó đưa ra được nhữnggiải pháp chủ yếu để hoàn thiện QLNN đối với du lịch Tỉnh BìnhĐịnh [9]

- Nguyễn Thị Vân Anh (2014), QLNN đối với hoạt động KDDL

trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Thương Mại.

Luận văn đã đề cập đến một số vấn đề lý luận cơ bản về QLNN đốivới hoạt động KDDL của địa phương, đã phân tích thực trạng QLNNđối với hoạt động KDDL trên địa bàn Hà Nội để từ đó đưa ra cácgiải pháp và kiến nghị hoàn thiện QLNN đối với hoạt động KDDLtrên địa bàn Hà Nội [1]

Ngoài ra, còn một số bài viết liên quan đến vấn đề PTDL vàQLNN về du lịch tiêu biểu như:

- Nguyễn Minh Đức (2006), QLNN đối với hoạt động thương

Trang 11

mại, du lịch, Tạp chí QLNN, số 132 [6].

- Trần Xuân Ảnh (2007), Giải pháp tăng cường QLNN về thị

trường du lịch, Tạp chí tài chính, ngày 03/4/2014 [2]

- Võ Thị Thắng (2001), Tăng cường QLNN để du lịch Việt Nam

phát huy vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, Tạp chí QLNN, số 7[14].

Ba bài viết trên đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về

Quản lý PTDL cũng như đã đưa ra được những giải pháp, kiến nghịnhằm tăng cường công tác QLNN về du lịch, về PTDL ở nước ta

Tại Ba Vì, đề tài HĐDL gần đây cũng đã được nghiên cứutrong Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị của Chu Thanh Ngân

(2013), Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì – Hà Nội [10] Luận văn đã

nêu lên được thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì thời gianqua, cũng như những định hướng, giải pháp để phát triển kinh tế

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Đề tài hướng tới mục tiêu đề xuất được một số giải pháp vàkiến nghị hoàn thiện quản lý PTDL huyện Ba Vì, Hà Nội nhằm gópphần thúc đẩy PTDL huyện Ba Vì nói riêng và du lịch Hà Nội Nóichung

Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu nói trên, đề tài cầnphải thực hiện được 3 nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý PTDLtại điểm đến du lịch

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý PTDL huyện Ba Vì, Hà

Trang 12

Nội những năm qua; từ đó nhận định những thành công, hạn chếđồng thời xác định nguyên nhân của những thành công, hạn chếtrong quản lý PTDL huyện Ba Vì, Hà Nội.

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị thiết thực, có tínhkhả thi nhằm hoàn thiện quản lý PTDL huyện Ba Vì, Hà Nội

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý PTDL tại điểm đến

du lịch, cụ thể là huyện Ba Vì, Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Về nội dung: Quản lý phát triển du lịch là một nội dung khálớn và phức tạp Trong đề tài giới hạn nghiên cứu các vấn đề lýluận và thực tiễn liên quan đến nội dung quản lý PTDL tại điểmđến du lịch, không nghiên cứu phương pháp và công cụ quản lýPTDL tại điểm đến du lịch Các nội dung bao gồm: (1) Xây dựng và

tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách PTDL; (2) Xâydựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luậttrong HĐDL; (3) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vàthông tin về du lịch; (4) Tổ chức, quản lý đào tạo nguồn nhân lực

và nghiên cứu, ứng du lịch KHCN vào PTDL; phục vụ PTDL; (5) Tổchức điều tra và đánh giá TNDL; (6) Tổ chức hợp tác quốc tế vàxúc tiến du lịch trong và ngoài nước; (7) Tổ chức bộ máy QLNN về

du lịch và phối hợp giữa các cơ quan QLNN trong việc quản lý PTDL;(8) Quản lý cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về HĐDL; và (9)Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạmpháp luật về du lịch

- Về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu tại huyện Ba Vì,

Hà Nội

- Về thời gian: Đề tài giới hạn sử dụng dữ liệu thứ cấp nghiêncứu thực trạng trong 5 năm gần đây (2011-2015) và kết hợp sửdụng dữ liệu sơ cấp nghiên cứu thực trạng được khảo sát và phỏngvấn vào thời điểm đầu năm 2016 Đề tài định hướng đề xuất giảipháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý PTDL huyện Ba Vì, Hà Nộiđến năm 2020

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Trang 13

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Đề tài sử dụng cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp Trong đó:

- Dữ liệu thứ cấp được thu thập bao gồm những vấn đề lý luậnchung về quản lý PTDL tại điểm du lịch; đặc điểm HĐDL của huyện

Ba Vì, Hà Nội; các nội dung xây dựng quy hoạch, chính sách, văn bảnpháp luật về HĐDL; công tác đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác và xúctiến du lịch;… của huyện Ba Vì, Hà Nội Những dữ liệu này được kếthừa từ các sách, giáo trình, công trình nghiên cứu khác đã đượccông bố, được trích từ website và được xin Phòng Văn hóa – Thôngtin huyện Ba Vì, Sở Du lịch Hà Nội,…

- Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp khảo sát nhưsau: Tiến hành khảo sát cán bộ Sở Du lịch Hà Nội, cán bộ QLNN về

du lịch của Ba Vì, các lãnh đạo DNDL trên địa bàn thông qua việc xâydựng phiếu khảo sát dưới dạng câu hỏi đóng và mở đi sâu vào cácvấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu là công tác quản lý PTDL ởhuyện Ba Vì (Phụ lục 1); sau đó tiến hnh thu thập lại các phiếu khảosát đã phát ra, tổng hợp các câu trả lời, tính toán phần trăm các ýkiến trên tổng số lượng phiếu trả lời (Phụ lục 2); số liệu tổng hợpđược sẽ là cơ sở dữ liệu hữu ích giúp cho việc đánh giá thực trạngquản lý PTDL hiện nay của huyện Ba Vì Ngoài ra, quá trình nghiêncứu đề tài cũng đã tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia trong lĩnhvực du lịch; các cán bộ, lãnh đạo quản lý du lịch của Huyện trongviệc hoạch định, xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, kếhoạch PTDL du lịch, các văn bản quy phạm pháp luật trong HĐDLcũng như công tác xúc tiến du lịch của Huyện; lấy đó làm cơ sở phântích xem có phù hợp với thực trạng PTDL hiện nay của Huyện không

5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp thống kê: đề tài sử dụng phần mềm excel đểthống kê các kết quả khảo sát DNDL và khách du lịch

- Phương pháp tổng hợp: đề tài đã sử dụng phương pháp này

để tổng hợp các kết quả quan sát, phỏng vấn, tổng hợp các ý kiếnđánh giá trên phiếu khảo sát, các tài liệu thu thập được từ nhiềunguồn để đưa ra các kết luận, đánh giá phục vụ cho mục đích nghiêncứu của đề tài

Trang 14

- Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng nhằm

so sánh các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh, nguồn lực HĐDL,

… của huyện Ba Vì, Hà Nội

- Phương pháp phân tích: từ các kết quả thống kê, tổng hợp, sosánh, đề tài đã sử dụng phương pháp này để phân tích các nội dungquản lý PTDL huyện Ba Vì, Hà Nội

- Phương pháp đánh giá: phương pháp này được sử dụng nhằmđánh giá thực trạng quản lý PTDL huyện Ba Vì, Hà Nội Đề tài đãmạnh dạn đưa ra những nhận định về thành công, hạn chế của quản

lý PTDL huyện Ba Vì, Hà Nội; đồng thời đánh giá các nguyên nhândẫn đến những thành công và hạn chế nói trên

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Về khoa học: Đề tài đã góp phần hệ thống hóa và sáng tỏthêm một số vấn đề lý luận cơ bản về PTDL, nội dung quản lý PTDLtại điểm đến du lịch; các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý PTDL củađiểm đến du lịch

Về thực tiễn: Đề tài làm tài liệu giá trị cho công tác giảngdạy, học tập của các giáo viên, cao học viên và sinh viên cáctrường đại học, cao đẳng khối kinh tế và quản trị kinh doanh Kếtquả nghiên cứu của đề tài còn là tài liệu có ý nghĩa cho các cơquan QLNN về du lịch của Hà Nội nói chung và huyện Ba Vì nóiriêng Các cơ quan QLNN về du lịch có thể vận dụng hoạch định và

tổ chức thực hiện, góp phần PTDL trên địa bàn huyện Ba Vì, HàNội

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảngbiểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, phần mở đầu, kết luận, danh mụctài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn đượckết cấu làm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý phát triển

Trang 15

phát triển du lịch huyện Ba Vì, Hà Nội.

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN

1.1.1 Du lịch và hoạt động du lịch

1.1.1.1 Khái niệm du lịch

HĐDL đã có từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người.Những năm gần đây, du lịch phát triển nhanh ở nhiều nước trênthế giới Đối với nhiều quốc gia, du lịch trở thành ngành kinh tếquan trọng, nguồn thu ngoại tệ lớn

Tuy nhiên, khái niệm "Du lịch" được hiểu rất khác nhau bởinhiều lẽ như:

Xuất phát từ ngữ nghĩa của từ "Du lịch" được dùng ở mỗinước Trong ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga sửdụng các từ Tourism, Le Toursime, Typuzm Do đó "du lịch" cónghĩa là: khởi hành, đi lại, chinh phục không gian Ở Đức sử dụng

từ Derfremdenverkehrs có nghĩa là lạ, đi lại và mối quan hệ Do

đó, ở Đức nhìn nhận du lịch là mối quan hệ, vận động đi tới cácvùng, địa danh khác lạ của người đi du lịch

Xuất phát từ các đối tượng và nhiệm vụ khác nhau của cácđối tượng đó khi tham gia vào HĐDL Đối với người đi du lịch thì

đó là cuộc hành trình và lưu trú ở một địa danh ngoài nơi cư trúthường xuyên nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần củamình Đối với các chủ cở sở KDDL thì đó là quá trình tổ chức các

Trang 16

điều kiện sản xuất, dịch vụ phục vụ người đi du lịch nhằm đạt lợinhuận tối đa Đối với chính quyền địa phương có địa danh du lịch,thì đó là việc tổ chức các điều kiện về CSHT, cơ sở vật chất, kỹthuật để phục vụ du khách; tổ chức các hoạt động kinh doanh đadạng giúp đỡ việc lưu trú, việc hành trình của du khách; tổ chứctiêu thụ sản phẩm sản xuất tại địa phương, tăng nguồn thu chodân cư, cho ngân sách, nâng cao mức sống của dân cư; tổ chứccác hoạt động quản lý hành chính nhà nước bảo vệ môi trường tựnhiên, xã hội của vùng v.v

Xuất phát từ quan niệm và giác độ quan tâm của nhữngngười đưa ra định nghĩa: Quan tâm đến cung du lịch, GS.TSHunziker cho rằng: "Du lịch là tập hợp cácmối quan hệ, hiệntượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của nhữngngười ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trúthường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời" quanniệm này đã bao quát nội dung du lịch nhưng lại thiếu phân loại cụthể các mối quan hệ và chưa quan tâm đầy đủ đến các hoạt động

tổ chức du lịch và sản xuất hàng hoá và dịch vụ đáp ứng cầu của

du khách

Trong Luật du lịch do Quốc Hội nước Cộng Hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày14/6/2005 đưa ra định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liênquan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyêncủa mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉdưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [11, tr.6]

Theo định nghĩa trên, có thể rút ra những luận điểm cơ bản

Trang 17

mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc làm để nhận thu nhập nơiđến viếng thăm.

- Du lịch là thiết lập các quan hệ giữa khách du lịch với nhàcung ứng các dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và dân cư ởđịa phương

Trên cơ sở nhu cầu trên thị trường, khả năng khai thác và cácđiều kiện PTDL, người ta thường kết hợp các yếu tố này với nhau

để xác định các loại hình du lịch Việc phân loại các loại hình dulịch căn cứ vào những tiêu thức cơ bản như sau:

Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: Du lịch được chia ra làm 3 loạihình là du lịch nội địa, du lịch quốc tế, du lịch quốc gia

Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch: Du lịch đượcchia làm 4 loại hình là du lịch miền biển, du lịch núi, du lịch đô thị,

du lịch thôn quê

Căn cứ vào mục đích của chuyến đi du lịch: Du lịch được chialàm 10 loại hình là du lịch thiên nhiên, du lịch văn hóa, du lịch xãhội, du lịch hoạt động, du lịch giải trí, du lịch thể thao, du lịchchuyên đề, du lịch tôn giáo, du lịch sức khỏe và du lịch dân tộchọc

Ngoài ra, có thể phân chia loại hình du lịch theo một số tiêuthức phân loại khác

1.1.1.2 Khái niệm hoạt động du lịch

Trong Luật du lịch do Quốc Hội nước Cộng Hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày14/6/2005 đưa ra định nghĩa: “HĐDL là hoạt động của khách dulịch, tổ chức, cá nhân KDDL, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổchức, cá nhân có liên quan đến du lịch.” [11, tr.6]

HĐDL có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tếphát triển, những lợi ích mà HĐDL đem lại rất to lớn, cụ thể nhưsau:

- Thông qua HĐDL, đông đảo quần chúng nhân dân có điềukiện tiếp xúc với những thành tựu văn hóa phong phú và lâu đờicủa các dân tộc Làm lành mạnh nền văn hóa địa phương, đổi mớitruyền thống cổ xưa, phục hồi ngành nghề truyền thống, bảo vệ

Trang 18

vùng sinh thái Từ đó hiểu biết thêm những yếu tố văn minh củanhân loại nhằm nâng cao dân trí, tăng thêm lòng yêu nước, tinhthần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất đạo đức tốtđẹp trong nhân dân… Điều này quyết định sự phát triển cân đối

về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội

- HĐDL làm tăng khả năng lao động, trở thành nhân tố quantrọng để đẩy mạnh sản xuất xã hội và nâng cao hiệu quả của nó

- HĐDL góp phần giải quyết vấn đề lao động và việc làm, cónghĩa là làm giảm tỷ lệ thất nghiệp

- Các HĐDL là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triển kinh

tế, là nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước

- HĐDL đóng vai trò như một nhân tố củng cố hòa bình, đẩymạnh giao lưu quốc tế, giúp cho nhân dân các nước hiểu biết thêm

về đất nước, con người, lịch sử truyền thống dân tộc, qua đó tranhthủ sự đoàn kết giúp đỡ của các nước

- Ngoài ra du lịch còn giúp cho việc khai thác, bảo tồn các disản văn hóa của dân tộc có hiệu quả, góp phần bảo vệ và pháttriển môi trường thiên nhiên xã hội

Như vậy, HĐDL ở đây được tiếp cận bao gồm các dịch vụtrực tiếp và gián tiếp cho du lịch Ở một chừng mực nhất định,HĐDL có thể được coi đồng nghĩa với khái niệm ngành du lịch

1.1.2 Điểm đến du lịch

1.1.2.1 Khái niệm điểm đến du lịch

Khi nói đến HĐDL tức là nói đến hoạt động rời khỏi nơi cư trúthường xuyên để đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu theonhững mục đích khác nhau Địa điểm mà khách du lịch lựa chọntrong chuyến đi có thể là một địa danh cụ thể, một khu vực, mộtvùng lãnh thổ, một quốc gia, thậm chí là châu lục Trong các tàiliệu khoa học về du lịch, các địa điểm này được gọi chung là điểmđến du lịch

Trên phương diện địa lý, điểm đến du lịch được xác định theophạm vi không gian lãnh thổ Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý

mà một du khách đang thực hiện hành trình đến đó nhằm thỏamãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi của người đó.Với quan niệm

Trang 19

này, điểm đến du lịch vẫn chưa định rõ còn mang tính chungchung, nó chỉ xác định vị trí địa lý phụ thuộc vào nhu cầu củakhách du lịch, chưa xác định được các yếu tố nào tạo nên điểmđến du lịch.

Xem xét trong mối quan hệ kinh tế du lịch, điểm đến du lịchđược hiểu là yếu tố cung du lịch Sở dĩ như vậy là do chức năngcủa điểm đến chính là th mãn nhu cầu mang tính tổng hợp củakhách du lịch Suy cho cùng, điểm đến du lịch là yếu tố hấp dẫn dukhách, thúc đẩy sự thăm viếng và từ đó làm tăng sức sống chotoàn bộ hệ thống du lịch Cho nên xét trên nhiều phương diện,điểm đến du lịch là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống du lịch

1.1.2.2 Phân loại điểm đến du lịch

Điểm đến du lịch có ý nghĩa khác nhau trong mỗi chuyếnhành trình của du khách Trong chuyến hành trình của mình, dukhách có thể dừng lại ở điểm đến này lâu hơn điểm đến kia Khixem xét vị trí của từng điểm đến trong chuyến đi của khách, người

ta chia điểm đến du lịch thành 2 loại:

- Điểm đến cuối cùng

Điểm đến cuối cùng thường là điểm xa nhất tính từ điểm xuấtphát gốc của du khách hoặc là địa điểm mà khách dự định sửdụng phần lớn thời gian

Trong chuyến hành trình của khách du lịch, điểm đến cuốicùng có thể được xem là điểm đến quan trọng và hấp dẫn nhất đốivới họ Thường những điểm đến này có sự kết hợp của các yếu tốmột cách hợp lý, đa dạng thỏa mãn tốt nhu cầu của khách Khách

du lịch dùng phần lớn thời gian ở đây có nghĩa là họ sẽ sử dụngdịch vụ nhiều hơn và chi tiêu nhiều hơn đem lại lợi ích đáng kể chođiểm đến du lịch

- Điểm đến trung gian

Điểm đến trung gian hoặc điểm ghé thăm là địa điểm kháchdành thời gian ngắn hơn để nghỉ ngơi qua đêm hoặc thăm viếngmột điểm hấp dẫn du lịch Các điểm đến trung gian này cũng cóvai trò trong việc giúp khách có chỗ dừng chân hợp lý trong nhữngchuyến hành trình dài Khách du lịch cũng có thể tham quan du lịch

Trang 20

tại các điểm đến này nhưng thường ít sử dụng dịch hơn.

1.1.3 Phát triển du lịch

1.1.3.1 Quan niệm về phát triển du lịch

PTDL là sự gia tăng sản lượng và doanh thu cùng mức độ đónggóp của ngành du lịch cho nền kinh tế, đồng thời có sự hoàn thiện

về mặt cơ cấu kinh doanh, thể chế và chất lượng kinh doanh củangành du lịch Phát triển du có thể được nhận thức đầy đủ khinghiên cứu 5 nội dung sau:

Thứ nhất, là sự tăng trưởng Những chỉ tiêu quan trọng nhất

thể hiện sự tăng trưởng là: Mức gia tăng lượng khách du lịch; Mứctăng thu nhập từ du lịch; Mức tăng quy mô CSVCKT; số lượng việclàm tăng thêm từ PTDL

Thứ hai, mức độ thay đổi phương thức tiến hành các HĐDL

theo hướng ngày càng hiện đại và hiệu quả đem lại từ các HĐDL

đó Cụ thể là những sản phẩm du lịch, những hướng phát triểnhiệu quả có tốc độ phát triển nhanh, những công nghệ, phươngthức phục vụ hiện đại có năng suất cao được chú trọng phát triển;CSHT cho PTDL được đầu tư có hiệu quả bảo đảm sự phát triển cótính bền vững cao

Thứ ba, mức độ và chất lượng tham gia của du khách, dân

cư và chính quyền địa phương cũng như các nhà KDDL và quátrình phát triển ngày càng tự giác, tích cực trên cơ sở tinh thầncộng đồng và sự hài hòa về lợi ích

Thứ tư, PTDL hiện tại không làm tổn hại đến khả năng

hưởng thụ du lịch của các thế hệ tương lai

Thứ năm, PTDL phải bảo đảm sự hài hoà giữa 3 mục tiêu:

kinh tế - xã hội và môi trường Về kinh tế phải bảo đảm duy trìnhịp tăng trưởng theo thời gian và sự tăng trưởng phải dựa trên cơ

sở tăng năng suất lao động và hiệu quả cao chứ không phải chỉdựa trên sự gia tăng của các yếu tố đầu vào Về mặt xã hội, ítnhất phải được hiểu trên cơ sở quan điểm toàn diện và bình đẳnggiữa những người, giữa các bên tham gia vào quá trình HĐDLkhông phải chỉ là thu nhập và trên tất cả các phương diện khác.Tiếp đến phải quan tâm đến sự bình đẳng giữa các thế hệ Mở

Trang 21

rộng cơ hội lựa chọn hưởng thụ các sản phẩm du lịch của thế hệhôm nay, nhưng không làm tổn hại đến cơ hội lựa chọn của thế hệmai sau Về mặt môi trường, chứa đựng tư tưởng cơ bản sau: cácquyết định khai thác TNDL đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên phảibảo tồn, tái sinh các hệ sinh thái, bảo đảm chất lượng môi trườngcho hiện tại và cho tương lai; bảo đảm sự phối hợp giữa các hoạtđộng KDDL với các hoạt động kinh tế, xã hội khác.

1.1.3.2 Nội dung phát triển du lịch tại điểm đến du lịch

Để PTDL của địa phương cần phải phát triển nhu cầu du lịch,khả năng cung du lịch và tạo lập môi trường cho PTDL

Phát triển nhu cầu du lịch bao gồm nội dung nâng cao nhận

thức của du khách đối với loại hình du lịch và thúc đẩy du kháchlựa chọn các chương trình du lịch, các điểm tham quan du lịch tạiđiểm đến du trong chuyến đi của mình

Để phát triển nhu cầu du lịch, các địa phương cần thiết phảităng cường tuyên truyền, thông tin, quảng bá nhằm nâng caonhận thức của du khách về du lịch, về TNDL đặc sắc của địaphương, từ đó để khơi gợi nhu cầu của du khách, đa dạng hoá thịtrường khách du lịch

Thị trường khách du lịch là các nhóm khách hàng đang cómong muốn và sức mua sản phẩm du lịch nhưng chưa được đápứng Nếu xét dưới góc độ một quốc gia, thị trường khách du lịchbao gồm thị trường khách nội địa và thị trường khách quốc tế.Ngày nay, cùng với tốc độ phát triển nhanh của lĩnh vực du lịch, xuhướng tâm lý khách hàng cũng có những thay đổi rõ rệt, tác độngđáng kể tới nhu cầu cụ thể cho chuyến đi du lịch của mình Họkhông chỉ thực hiện chuyến tham quan, trải nghiệm điểm đến dulịch thụ động mà còn chủ động đóng vai trò là chủ thể sáng tạotrong các HĐDL Nắm bắt được xu hướng trên, để PTDL, các địaphương cần tận dụng tốt yếu tố sáng tạo, xác định nhu cầu cácphân khúc khách hàng, định vụ phân khúc thị trường để mở rộng

và đa dạng thị trường khách du lịch

Phát triển khả năng cung du lịch bao gồm nội dung phát triển

TNDL và phát triển hệ thống các DNDL, cơ sở kinh doanh cung cấp

Trang 22

chương trình du lịch và các dịch vụ kèm theo.

Trước hết, để phát triển khả năng cung du lịch, cần thiết phảiphát triển các TNDL có sự độc đáo, hấp dẫn có khả năng thu hútkhách hàng Bên cạnh đó, cũng cần phải phát triển các doanhnghiệp lữ hành khai thác TNDL nhân văn địa phương nhằm đadạng các loại hình du lịch, với các sản phẩm dịch vụ du lịch hấpdẫn Điểu này, đồng nghĩa với việc phải đa dạng hoá và nâng caochất lượng chương trình du lịch, sản phẩm dịch vụ du lịch

Chương trình du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết đượcđịnh trước cho chuyến đi từ nơi xuất phát đến điểm kết thúcchuyến đi để thoả mãn nhu cầu của khách trong chuyến đi du lịch

Ở bất cứ quốc gia nào, tuỳ thuộc vào đặc điểm xã hội, dân cư, địa

lý, bề dày văn hoá lịch sử, các sản phẩm du lịch đều chứa đựngnhững bản sắc độc đáo, được gắn kết chặt chẽ với nhau trong mộttiến trình lịch sử thống nhất của một dân tộc Chúng được hìnhthành và phân bổ rộng rãi ở nhiều địa danh, tồn tại dưới nhiều hìnhthức khác nhau, cả vật thể và phi vật thể Tuy nhiên, khi xây dựngchương trình du lịch, cần thu thập đầy đủ những thông tin cơ bản

về cung – cầu du lịch, am hiểu về nhu cầu, thị hiếu sở thích củatừng nhóm thị trường khách, bên cạnh đó có khả năng phát hiện ranhững liên kết mới để tạo ra những sản phẩm, chương trình du lịchđộc đáo trên cơ sở hiểu biết về TNDL và các cơ sở KDDL Việc đadạng các sản phẩm, chương trình du lịch sẽ giúp cho khách hàng

có nhiều sự lựa chọn hơn, từ đó thúc đẩy PTDL

Để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, cn phải nâng caochất lượng nhân lực và cơ sở vật chất Nhân lực du lịch là đội ngũhướng dẫn viên các chương trình du lịch, thuyết minh viên tại cácđiểm du lịch, nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ du lịchkhác Đội ngũ nhân lực này cần được đào tạo vững vàng về mặtchuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp giỏi, khả năng giao tiếp tốt,thông thạo ngoại ngữ, am hiểu về kiến thức văn hoá, lịch sử Hệthống cơ sở vật chất bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất vàphương tiện kỹ thuật tham gia cung cấp dịch vụ du lịch Hệ thống

cơ sở vật chất này cần được thường xuyên đầu tư, nâng cấp, cải

Trang 23

tạo phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Tạo lập môi trường cho PTDL bao gồm các nội dung tạo dựng

và hoàn thiện chính sách quản lý đối với du lịch Cụ thể, Nhà nước,địa phương cần có chính sách quản lý, gìn giữ TNDL nhân văn,đồng thời có chính sách quản lý khai thác đi đôi với bảo vệ, tôn tạoTNDL nhân văn Bên cạnh đó, Nhà nước, địa phương cũng cần cóchinh sách hỗ trợ cơ sở kinh doanh về nguồn lực để tham gia PTDL,tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trong PTDL

1.1.4 Quản lý phát triển du lịch tại điểm đến du lịch

1.1.4.1 Quan niệm về quản lý phát triển du lịch tại điểm đến

du lịch

Quản lý PTDL tại điểm đến du lịch là tạo môi trường thôngthoáng, ổn định, hỗ trợ, thúc đẩy các HĐDL phát triển sôi độngnhưng có trật tự, nhằm giải quyết hài hòa các lợi ích

Trên cơ sở hệ thống các quan điểm của các tác giả về Quản

lý PTDL tại điểm đến du lịch trong phần lịch sử nghiên cứu, chúng

ta có thể thấy: Quản lý PTDL tại điểm đến du lịch là phương thức

mà bằng công cụ quản lý pháp luật và bộ máy quản lý, nhà nước tác động vào đối tượng quản lý để định hướng cho HĐDL vận động, phát triển đến mục tiêu nhất định.

Quan điểm trên được tác giả lựa chọn làm cơ sở lý luận thốngnhất cho toàn bộ luận văn Khái niệm này bao hàm những nộidung cơ bản như nhà nước (các cơ quan lập pháp, hành pháp, tưpháp) là chủ thể quản lý; các cơ quan xã hội vận động và pháttriển trong lĩnh vực du lịch là đối tượng quản lý và pháp luật là cơ

sở và là công cụ để nhà nước thực hiện sự quản lý Chủ thể QLNN

là tập hợp các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội đượcnhà nước ủy quyền Trong các cơ quan, tổ chức đó cán bộ, côngchức nhà nước có quyền và nghĩa vụ được xác định cụ thể, rõ ràng.Với tư cách là chủ thể quản lý, nhà nước phải thực hiện hàng loạtcác nhiệm vụ: từ việc xây dựng, ban hành pháp luật đến việc tổchức, thực hiện pháp luật; đồng thời nhà nước còn thực hiện sựkiểm tra, kiểm soát và tiến hành xử lý những vi phạm pháp luậtđối với HĐDL Với vai trò đó, nhiệm vụ của nhà nước là định hướng

Trang 24

cho HĐDL hình thành, vận động và phát triển theo một trật tự nhấtđịnh Với tư cách là đối tượng quản lý, HĐDL phải được tổ chức vàvận động trên cơ sở các quy định của pháp luật và chịu sự kiểmtra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Với tưcách là cơ sở và là công cụ để nhà nước thực hiện sự quản lý,pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự chính xác,đầy đủ, thống nhất, là những chuẩn mực để đối tượng quản lý dựavào đó vận động, phát triển và để chủ thể quản lý thực hiện sựkiểm tra, giám sát đối tượng quản lý.

1.1.4.2 Đặc điểm quản lý phát triển du lịch tại điểm đến

du lịch

Quản lý PTDL tại điểm đến du lịch nổi lên một số đặc điểm cơbản như sau:

Một là, Nhà nước tổ chức và quản lý PTDL diễn ra trong nền

kinh tế thị trường Xuất phát từ đặc trưng của nền kinh tế thịtrường là tính phức tạp, năng động và nhạy cảm Vì vậy, quản lýPTDL đòi hỏi phải có một chủ thể có tiềm lực về mọi mặt để đứng

ra tổ chức và điều hành, chủ thể ấy không ai khác chính là Nhànước - vừa là người quản lý, vừa là người tổ chức HĐDL Để hoànthành sứ mệnh của mình, Nhà nước phải ban hành pháp luật, đề racác chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch PTDL và dùngcác công cụ này tác động vào lĩnh vực du lịch

Hai là, hệ thống công cụ như pháp luật, chính sách, chiến

lược, quy hoạch, kế hoạch PTDL là cơ sở, là những công cụ đểNhà nước tổ chức và quản lý PTDL tại điểm đến du lịch Trong nềnkinh tế thị trường, HĐDL diễn ra hết sức phức đến tạp với sự đadạng về chủ thể, về hình thức tổ chức và quy mô hoạt động Dùphức tạp thế nào đi chăng nữa, sự quản lý của Nhà nước cũngphải bảo đảm cho hoạt động PTDL có tính tổ chức cao, ổn định,công bằng và có tính định hướng rõ rệt

Ba là, QLNN đối với PTDL tại điểm du lịch đòi hỏi phải có một

bộ máy Nhà nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũcán bộ QLNN có trình độ, năng lực thật sự QLNN đối với pháttriển thị trường du lịch phải tạo được những cân đối chung, điều

Trang 25

tiết được thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạomôi trường pháp lý thuận lợi cho mọi HĐDL phát triển Và để thựchiện tốt điều này thì tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ QLNNkhông thể khác hơn là phải được tổ chức thống nhất, đồng bộ, cóhiệu quả từ trung ương đến địa phương.

Bốn là, quản lý PTDL tại điểm đến du lịch còn xuất phát từ

chính nhu cầu khách quan của sự gia tăng vai trò của chínlịchhsách, pháp luật trong nền kinh tế thị trường với tư cách là công

cụ quản lý

1.1.4.3 Chức năng và vai trò quản lý phát triển du lịch tại

điểm đến du lịch

a Chức năng quản lý PTDL tại điểm du lịch

Thứ nhất, ban hành các văn bản pháp luật về du lịch, xây

dựng và thực hiện hàng loạt các chính sách kinh tế để PTDL và xâydựng một cơ chế có hiệu lực để đưa chính sách và thể chế quản lývào hoạt động KDDL

Thứ hai, tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thực

hiện các văn bản pháp luật, các quy chế, các chế độ, tiêu chuẩnđịnh mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy phạm trong HĐDL

Thứ ba, tổ chức tuyên truyền, quảng cáo du lịch, nghiên cứu

ứng dụng khoa học; đào tạo bồi dưỡng cán bộ; hợp tác quốc tế;bảo vệ môi trường du lịch

Thứ tư, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý các vi phạm luật

trong quản lý PTDL; thúc đẩy du lịch nước ta phát triển theo địnhhướng chung của đất nước; hạn chế, đi đến xóa bỏ hiện tượngkhông lành mạnh, mặt trái của PTDL đem lại mà nhiều nước đitrước đã mắc phải trong hoạt động PTDL (mại dâm, văn hóa đồitrụy, nghiện hút )

b Vai trò quản lý PTDL tại điểm du lịch

Vai trò định hướng Vai trò định hướng của Nhà nước đối với

PTDL tại điểm đến du lịch được thể hiện thông qua các chiến lược,

kế hoạch phát triển thị trường du lịch, phân tích và xây dựng cácchính sách về thị trường du lịch, quy hoạch và định hướng chiếnlược phát triển thị trường Đồng thời xây dựng hệ thống luật pháp

Trang 26

có liên quan tới du lịch và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạmpháp luật về du lịch, tạo ra môi trường pháp lý cho HĐDL.

Vai trò tổ chức và phối hợp Nhà nước bằng việc tạo lập các

cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý về phát du lịch, sử dụng bộmáy này để hoạch định các chiến lược, quy hoạch, chính sách pháttriển, các văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời sử dụng sứcmạnh của bộ máy tổ chức để thực hiện những vấn đề thuộc vềQLNN, nhằm đưa chính sách phù hợp về PTDL vào thực tiễn, biếnquy hoạch, kế hoạch thành hiện thực, tạo điều kiện cho du lịchphát triển Đồng thời, hình thành cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa cơquan quản lý PTDL với các cấp trong hệ thống tổ chức quản lýPTDL của Trung ương, Tỉnh (thành phố), và quận (huyện, Thị xã)

Vai trò điều tiết Nhà nước là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp

của các chủ thể kinh doanh nói chung và KDDL nói riêng, khuyếnkhích và đảm bảo bằng pháp luật cạnh tranh bình đẳng, chống độcquyền Để thực hiện chức năng này, một mặt, Nhà nước hướngdẫn, kích thích các DNDL hoạt động theo định hướng đã vạch ra,mặt khác, Nhà nước phải can thiệp, điều tiết thị trường khi cầnthiết để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô Những phương phápkhuyến khích hay hạn chế thường được sử dụng là thuế quan vàcác biện pháp phi thuế Để điều tiết thị trường du lịch, trong nhiềutrường hợp Nhà nước phải sử dụng thực lực kinh tế Nhà nước đểđiều hoà cung cầu, ổn định giá cả thị trường

Vai trò kiểm tra, giám sát Nhà nước giám sát hoạt động của

mọi chủ thể KDDL cũng như chế độ quản lý của các chủ thể đó (vềcác mặt đăng ký kinh doanh, phương án sản phẩm, chất lượng vàtiêu chuẩn sản phẩm, môi trường ô nhiễm, cơ chế quản lý kinhdoanh, nghĩa vụ nộp thuế ), cấp và thu hồi giấy phép, giấy hoạtđộng trong HĐDL Nhà nước có vai trò phát hiện những lệch lạc,nguy cơ chệch hướng hoặc vi phạm pháp luật và các quy định củaNhà nước, từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh thích hợp nhằmtăng cường hiệu quả của QLNN về HĐDL

1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐIỂM ĐẾN DULỊCH

Trang 27

Căn cứ vào điều 10, nội dung QLNN về du lịch củaLuật Dulịch (2005), có thể thấy quản lý PTDL tại điểm đến du lịch bao gồmcác nội dung sau:

1.2.1 Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch

và chính sách phát triển du lịch

Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chínhsách PTDL là một trong những nội dung quan trọng có tính quyếtđịnh đối với sự PTDL trên địa bàn của chính quyền địa phương

Đối với vấn đề xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chínhsách PTDL trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, cần thay đổi từ tưduy đến hành động, trong đó, cần thực hiện quan điểm thịtrường, hướng tới thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách, lấy

sự hài lòng của khách làm mục tiêu phát triển Sau đó, xác địnhvòng đời sản phẩm với tầm nhìn dài hạn trong quy hoạch; luônluôn khởi đầu bằng sản phẩm có chất lượng, chuyên biệt dànhcho thị trường phân biệt ở quy mô hẹp và từng bước mở rộng;

ưu tiên phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có thươnghiệu mạnh Tổ chức không gian du lịch đảm bảo sự hài hòa giữacon người, văn hóa với thiên nhiên; tôn trọng giá trị văn hóa bảnđịa và giá trị tự nhiên để tạo điểm nhấn và hình ảnh đặc trưngcho điểm đến; khai thác được những giá trị văn hóa vật thể vàphi vật thể để làm tăng giá trị cho điểm đến; quy hoạch điểmđến có hạt nhân trung tâm và những vệ tinh được kết nối giaothoa với hoạt động của cộng đồng địa phương Bời vì, nếu khôngđược định hướng phát triển đúng sẽ gây ra lãng phí, kém hiệu quả

do không phù hợp với nhu cầu thị trường và thực tế phát triển củađịa phương, nhất là các hoạt động đầu tư xây dựng phát triển kếtcấu hạ tầng các khu, điểm đến du lịch, … hoặc đầu tư xây dựng cơ

sở vật chất - kỹ thuật như các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ

Quy hoạch du lịch tại điểm đến cần phải được phân cấp rõràng, cần được xây dựng từ quy hoạch tổng thể cho đến quy hoạchchi tiết cho các khu, điểm du lịch,

Bên cạnh đó, để quản lý PTDL tại điểm đến du lịch, cơ quanQLNN về du lịch cũng cần phải quan tâm xây dựng kế hoạch PTDL

Trang 28

của điểm đến với lộ trình dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho phùhợp.

Ngoài ra, điểm đến du lịch cũng cần có các chính sách pháttriển phù hợp về sản phẩm du lịch, xúc tiến du lịch, về năng lựcđầu tư, về thuế của doanh nghiệp,

Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch chính sách đã được xây dựng,chính quyền địa phương phải hết sức quan tâm đến việc công khaikịp thời các quy hoạch, kế hoạch, chính sách PTDL của địaphương Các mục tiêu, chỉ tiêu trong quy hoạch, kế hoạch, chínhsách PTDL phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, chính sách pháttriển chung của cả nước Đáp ứng những yêu cầu của quá trình hộinhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới gắn với tiếntrình đẩy mạnh thực hiện CNH-HĐH đất nước

1.2.2 Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động du lịch

Công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các vănbản quy phạm pháp luật là nội dung quan trọng của công tác quản

lý PTDL tại điểm đến du lịch

Khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, nhất là văn bảnluật cần tiến hành đánh giá tác động của nó thật khoa học vàchính xác; vì nó có vai trò, tác dụng vô cùng quan trọng trong đờisống xã hội, thường được ban hành và sử dụng trong một thời giankhá dài Xây dựng văn bản pháp luật đã khó, nhưng cái khó hơn làlàm thế nào để nó đi vào đời sống thực tế Bản thân văn bản phápluật đối với nền kinh tế của một đất nước nói chung và trong lĩnhvực du lịch nói riêng mới chỉ là những quy định của nhà nước, là ýchí của nhà nước bắt mọi chủ thể khác (trong đó có chính bản thânnhà nước) phải thực hiện

Vì vậy, để văn bản pháp luật đi vào cuộc sống thì các cơquan nhà nước nói chung, cơ quan quản lý PTDL địa phương phảiban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức hướng dẫn thực hiệncác văn bản pháp luật của nhà nước Việc ban hành các văn bản

và hướng dẫn thực hiện các văn bản phải cụ thể, rõ ràng để cácDNDL dễ dàng nắm bắt và triển khai thực hiện Văn bản triển khai

Trang 29

phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và quy định của

cơ quan quản lý PTDL cấp trên vừa phải thông thoáng trên cơ sở sửdụng nguồn lực của địa phương để khuyến khích phát triển, đồngthời cũng phải đảm bảo tính ổn định và bình đẳng, tính nghiêmminh trong quá trình thực thi

1.2.3 Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch

Hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là việc

sử dụng những hình thức khác nhau tác động một cách có hệthống và thường xuyên đến ý thức của con người nhằm trang bịnhững kiến thức pháp lý nhất định để từ đó họ có những nhận thứcđúng đắn về pháp luật, tôn trọng pháp luật và tự giác xử sự theoyêu cầu của pháp luật

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịchgóp phần nâng cao hiệu lực của pháp luật, hiệu quả quản lý PTDL,từng bước góp phần xây dựng công cuộc cải cách hành chính, cảicách tư pháp Đặc biệt, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dụcpháp luật có nhiệm vụ quan trọng nhằm đem đến cho nhân dânnói chung và các doanh nghiệp nói riêng sự hiểu biết về chủtrương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước Thông quacông tác tuyên truyền nhằm tạo ra sự đột phá trong nhận thức vàhành động, làm chuyển biến cách nghĩ cách làm trong quần chúngnhân dân, nhất là trong lĩnh vực PTDL

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về

du lịch là một nhiệm vụ quan trọng của hoạt động quản lý PTDL tạiđiểm đến du lịch, vì vậy cần được triển khai thường xuyên, có kếhoạch, đa dạng các kênh tuyên truyền để nâng cao hiệu quả tuyêntruyền, chẳng hạn như văn bản trực tiếp, sách thông tin du lịchhoặc thông tin trực tuyến thông qua website,

1.2.4 Tổ chức, quản lý đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển du lịch.

Du lịch là một ngành kinh tế đang phát triển mạnh mẽ với sựcạnh tranh ngày càng cao ở cấp địa phương, quốc gia cũng nhưtoàn thế giới Thực tế đó đòi hỏi mỗi quốc gia, địa phương và các

Trang 30

DNDL, khách sạn ngày càng phải quan tâm hơn, tìm cách thức đểđáp ứng tốt hơn nhu cầu, mong muốn của khách hàng và tạo ragiá trị cao hơn cho họ Để thực hiện được mục đích này, có rấtnhiều yếu tố liên quan nhưng yếu tố quyết định đó chính là tổchức, quản lý đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụngKHCN vào PTDL

Nhằm xây dựng được nguồn nhân lực du lịch đủ về số lượng,

cơ cấu hợp lý và đạt tiêu chuẩn về chất lượng, đáp ứng được yêucầu, mục tiêu PTDL tại điểm đến du lịch cần phải thực hiện các vấn

đề sau:

Một là, cơ quan QLNN cần tăng cường đào tạo, nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực quản lý nhà Xây dựng và hoàn thiện chínhsách, cơ chế và cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật về pháthiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân lực du lịch ở địa phươngtheo hướng tạo môi trường thuận lợi đẩy mạnh xã hội hoá pháttriển nhân lực và thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước để phát triển nhân lực Xây dựng và phát triển hệ thốngthông tin thị trường lao động du lịch phục vụ nắm bắt nhu cầu, dựbáo và gắn kết cung-cầu về nhân lực du lịch Cải cách hành chínhtrong quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch với sự phân công,phân cấp cụ thể, rõ ràng, xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi củacác thành phần tham gia vào phát triển nhân lực du lịch

Hai là, Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục hướng

nghiệp, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức vànhân dân về phát triển nhân lực ngành Du lịch Tuyền truyền, giáodục hướng nghiệp trong hệ thống giáo dục phổ thông để địnhhướng cho học sinh phổ thông lựa chọn nghề, lựa chọn trường.Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đoànthể về phát triển nhân lực ngành Du lịch, thay đổi nhận thức vàhành vi của các tổ chức đào tạo, dạy nghề du lịch và sử dụng nhânlực du lịch theo hướng tăng cường độc lập, tư chủ và hoạt độngthích nghi với thị trường lao động, đẩy mạnh liên kết Giáo dụccộng đồng dân cư về phát triển nhân lực du lịch trong điều kiệnphát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế Mỗi

Trang 31

địa phương nên xây dựng đề án tạo việc làm, trong đó chú trọngtạo việc làm thông qua du lịch, tại các đô thị, khu công nghiệp vàphân bố lại lao động giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp, giữathành thị và nông thôn; hỗ trợ đào tạo và hướng dẫn tự tạo việclàm thông qua phát triển kinh tế hộ gia đình làm du lịch, phát triểncác doanh nghiệp vừa và nhỏ; đào tạo tay nghề để khôi phục, pháttriển nghề cổ truyền tạo điểm tham quan du lịch và sản xuất hànglưu niệm bán cho khách ; tranh thủ trợ giúp quốc tế và trongnước cho mục đích nhân đạo, gắn với việc làm, xoá đói giảmnghèo, nâng cao dân trí và giáo dục du lịch

Ngoài ra, công tác PTDL tại điểm đến du lịch sẽ dễ dàng thựchiện hơn, nếu được sự hỗ trợ từ các nhà khoa học trong việcnghiên cứu các công trình khoa học có khả năng ứng dụng trongthực tế đối với công tác PTDL tại điểm đến du lịch

1.2.5 Tổ chức điều tra và đánh giá tài nguyên du lịch

Trong thực tế, hoạt động kinh tế của con người ngày càng mởrộng và càng đa dạng Để đạt được thành công trong hoạt độngphát triển, buộc con người phải nghiên cứu, quy hoạch lãnh thổcho những hoạt động đó Mà cơ sở để đưa ra những phương án quyhoạch lãnh thổ tối ưu lại chính là kết quả đánh giá lãnh thổ Do đó,hoạt động kinh tế càng mở rộng và cang đa dạng thì các côngtrình đánh giá cũng ngày càng mở rộng và đa dạng hơn, làm xuấthiện nhiều hướng đánh giá mới Đánh giá cho mục đích du lịch làmột trong những hướng mới đó

Đánh giá TNDL là một loại kỹ thuật mà nhiệm vụ của nó làphân loại các loại TNDL theo mức độ thuận lợi của chúng cho cácHĐDL nghỉ dưỡng của con người, liên quan tới tất cả các loại hình

du lịch, đồng thời cũng có thể chỉ cho một loại hình du lịch cụ thể.TNDL là các tổng thể tự nhiên và nhân văn có thể dùng để tạo rasản phẩm du lịch thỏa mãn nhu cầu về chữa bệnh, thể thao, nghỉngơi giải trí hay tham quan du lịch Vì vậy đánh giá TNDL cũngchính là đánh giá tổng thể tự nhiên và nhân văn có khả năng khaithác cho du lịch

TNDL có thể đánh giá theo hai phương pháp chính Đó là

Trang 32

đánh giá theo từng phần và đánh giá tổng hợp Mỗi một dạngTNDL như: địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật đều được đánhgiá theo một tiêu chuẩn nhất định phục vụ du lịch nên có thể xácđịnh được những định mức cụ thể cho từng loại

Việc đánh giá tổng thể các loại tài nguyên thường bao gồmcác nội dung như: độ hấp dẫn, sức chứa du khách, thời gian khaithác, độ bền vững, vị trí khả năng tiếp cận, CSHT, CSVCKT du lịch,

sự phù hợp giữa TNDL với các phân hệ khác của hệ thống lãnh thổ

du lịch cần quy hoạch, hiệu quả khai thác tài nguyên về kinh tế

-xã hội và môi trường, khả năng phát triển các loại hình du lịch và

tổ chức không gian lãnh thổ du lịch.Trong việc đánh giá TNDL củamỗi vùng, mỗi địa phương cần xem xét, tính toán việc kết hợp bảo

vệ khai thác tổng hợp các loại tài nguyên trong từng hệ thống lãnhthổ và với các hệ thống lãnh thổ khác trong mối quan hệ biệnchứng

1.2.6 Tổ chức hợp tác quốc tế và xúc tiến du lịch trong và ngoài nước.

Nâng cao tính liên kết là một điều kiện tất yếu để PTDL tạiđiểm đến du lịch trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, baogồm tính liên ngành, liên vùng, liên quốc gia Để đạt được điềunày, một mặt, các cơ quan QLNN về du lịch ở trung ương và địaphương phải thống nhất và luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ, liên hệmật thiết với nhau trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về dulịch; thực hiện nguyên tắc và các cơ chế, chính sách PTDL củaquốc gia nói chung và ở địa phương nói riêng nhằm đảm bảo đạthiệu lực, hiệu quả Mặt khác, trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc

tế, để tạo điều kiện tốt hơn cho PTDL ở địa phương, chính quyềnđịa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức vềbảo vệ môi trường du lịch, ứng xử văn minh, lịch sự để xây dựnghình ảnh tốt đẹp về điểm đến, con người với du khách

Chính quyền địa phương cần phải trở thành trung tâm gắnkết giữa các DNDL trên địa bàn với thị trường liên vùng, khu vực

và trên thế giới, nhất là với các trung tâm kinh tế lớn Một mặt,chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ tham gia hợp tác

Trang 33

quốc tế về du lịch theo quy định của pháp luật, góp phần đẩymạnh liên kết và hội nhập dịch vụ du lịch với các nước trong khuvực và quốc tế Mặt khác, cần chủ động làm cầu nối thông quaviệc tổ chức và thiết lập các điểm thông tin, lựa chọn và công

bố các địa chỉ giao dịch của các cơ quan, tổ chức và doanhnghiệp có uy tín đang hoạt động tại các trung tâm kinh tế lớntrong khu vực và trên thế giới nhằm giúp các doanh nghiệp cónhững thông tin cần thiết để có thể lựa chọn đối tác liên doanh,liên kết

Đồng thời, cũng cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến quảng

bá theo hướng chuyên nghiệp nhằm vào thị trường mục tiêu, lấysản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá dulịch găn với quảng bá hình ảnh địa phương; xây dựng và tổ chứcthực hiện các chiến dịch quảng bá, xúc tiến với hình thức linh hoạttheo từng thời kỳ, phù hợp với các mục tiêu đã đặt ra, gắn xúc tiến

du lịch với xúc tiến thương mại, đầu tư và ngoại giao, văn hóa Chútrọng phát triển thương hiệu du lịch địa phương dựa trên cơ sởthương hiệu du lịch của từng vùng miền, thương hiệu DNDL và sảnphẩm du lịch

1.2.7 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý phát triển du lịch

Quản lý PTDL tại điểm đến du lịch đòi hỏi phải có một bộ máynhà nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ QLNN

có trình độ năng lực thực sự Quản lý PTDL tại điểm đến du lịchphải tạo được những cân đối chung, điều tiết được thị trường, ngănngừa và xử lý những đột biến ấy, tạo môi trường pháp lý thuận lợicho mọi HĐDL phát triển Và để thực hiện tốt điều này thì tổ chức

bộ máy và đội ngũ cán bộ QLNN không thể khác hơn là phải được

tổ chức thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả từ trung ương đến địaphương

Đối với công tác quản lý PTDL tại điểm đến du lịch việc tổchức bộ máy QLNN, phân công, phân cấp nhiệm vụ của từngphòng, ban chuyên môn liên quan là yếu tố quan trọng Theo

Trang 34

Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 14/9/2015

về hướng dẫn chức năng nhiệm vu, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa Sở Văn hóa và Thể thao, Du lịch thuộc UBND tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương; phòng văn hóa và thông tin thuộc UBND

huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quy định: “Phòng Văn

hoá và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện;

có Trưởng phòng và không quá 03 Phó Trưởng phòng; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện QLNN về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật.”

Để nâng cao sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý PTDL, mộtmặt các cơ quan quản lý phát triển về du lịch ở trong ương và địaphương phải thống nhất và luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ, liên hệmật thiết với nhau trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về dulịch; thực hiện nguyên tắc và các cơ chế chính sách PTDL của quốcgia nói chung và ở địa phương nói riêng nhằm đảm bảo hiệu quả.Ngoài ra, du lịch là lĩnh vực kinh tế tổng hợp, cho nên để PTDL tạiđiểm đến du lịch cần tạo lập mối quan hệ chặt chẽ giữa du lịch vớingành văn hóa, công an, ngoại giao, y tế, môi trường, để nhằmtạo cơ chế, chính sách cho phát triển cung, cầu du lịch và điềukiện môi trường PTDL

1.2.8 Quản lý cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch

Để PTDL tại điểm đến du lịch, vai trò của các cơ sở KDDL là rấtquan trọng nhằm khai thác TNDL, cung cấp dịch vụ du lịch nhằmđáp ứng nhu cầu của khách hàng Vì vậy việc quản lý cấp, thu hồigiấy phép, giấy chứng nhận kinh doanh cho các cơ sở KDDL là rất cầnthiết để đảm bảo các doanh nghiệp có đủ điều kiện hoạt động kinhdoanh đúng pháp luật, đảm bảo cung cấp dịch vụ về khai thác TNDLđúng qui định, cũng như bảo vệ quyền lợi khách hàng, từ đó góp phần

PTDL bền vững cho các điểm đến du lịch:

Về việc cấp giấy phép, giấy chứng nhận kinh doanh cho doanh ngiệp du lịch:

Trang 35

Ngày 15 tháng 04 năm 2010, Chính phủ ra Nghị định số43/2010/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh [16] Nghị định số43/2010/NĐ-CP quy định rõ cơ quan đăng ký kinh doanh ở cấp tỉnh

là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (phòngđăng ký kinh doanh cấp tỉnh), ở cấp huyện là phòng đăng ký kinhdoanh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có sốlượng hộ kinh doanh và hợp tác xã đăng ký thành lập mới hàngnăm trung bình từ 500 trở lên trong hai năm gần nhất Trường hợpkhông thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện thì UBNDcấp huyện giao Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụđăng ký hộ kinh doanh Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh vàPhòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện có tài khoản và con dấuriêng

Luật Du lịch Việt Nam (2005) đã quy định rõ những điều kiện

cụ thể để được cấp giấy chứng nhận kinh doanh đối với từng loạihình doanh nghiệp Ngày 01 tháng 06 năm 2007, Chính phủ raNghị định số 92/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điềucủa Luật Du lịch [15] Nghị định 92/2007/NĐ-CP đã quy định cụ thể

về hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận kinh doanh và cơ quan

có thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận kinhdoanh cho các DNDL Ngày 13/10/2010, Tổng cục Du lịch có côngvăn số 1115/TCDL-LH về việc đổi giấy phép kinh doanh lữ hànhquốc tế của các doanh nghiệp lữ hành Ngày 30 tháng 12 năm

2008, Bộ VHTTDL ra Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL quy định chitiết thi hành một số điều của luật Du lịch về kinh doanh lữ hành,chi nhánh, văn phòng đại diện của DNDL nước ngoài tại Việt Nam,hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL đã quy định cụ thể về hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại giấyphép kinh doanh, có kèm theo cả mẫu đơn, mẫu giấy phép kinhdoanh Ngày 31 tháng 12 năm 2008, Bộ VHTTDL ra thông tư số88/2008/TT-BVHTTDL quy định chi tiết thi hành một số điều củaLuật Du lịch về lưu trú du lịch Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL chỉ

rõ những yêu cầu về hồ sơ đăng ký hạng CSLT du lịch, thủ tục xếphạng CSLT, tổ chức thẩm định, thời hạn xếp hạng

Trang 36

Về việc thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận kinh doanh của các DNDL

Cơ quan QLNN ở địa phương thực hiện thu hồi giấy phépkinh doanh của các DNDL trên địa bàn nếu doanh nghiệp không đủđiều kiện hoạt động hoặc vi phạm các quy định sẽ bị xử lý theopháp luật

1.2.9 Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và

xử lý vi phạm pháp luật về du lịch

Sự phát triển nhanh về số lượng các cơ sở KDDL trên địa bàn

có thể làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực như khai thác quá mứccác công trình, khu, điểm du lịch, làm ô nhiễm môi trường sinhthái, các CSLT, các doanh nghiệp không thông báo thời điểm hoạtđộng và đăng ký xếp hạng theo quy định, chưa chấp hành tốt việckhai báo khách lưu trú và sử dụng lao động chưa qua đào tạo;quảng cáo không đúng với cấp hạng và chất lượng dịch vụ;được cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa nhưng lại tổ chức chokhách du lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài… Do vậy, công tácthanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo có vai trò quantrọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, nâng caohình ảnh du lịch của điểm đến Nhà nước tổ chức kiểm tra, thanhtra định kỳ, đột xuất các hoạt động của DNDL trong việc chấphành các chính sách pháp luật của nhà nước nhằm tránh các hoạtđộng kinh doanh trái phép, gian lận và những biểu hiện tiêu cựctrong kinh doanh của các DNDL

Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phải có những quyđịnh rõ về bộ phận nhận đơn khiếu nại, tố cáo, thời gian tiếp dân,thời gian trả lời đơn thư khiếu nại, tố cáo Tổ chức thường kỳ kiểmtra, rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Du lịch và vệ sinh môitrường tại các CSLT, các doanh nghiệp vận chuyển khách và cácdoanh nghiệp kinh doanh lữ hành Kiểm tra tính hợp pháp của sựtồn tại DNDL Mỗi doanh nghiệp ra đời đều phải có giấy phép kinhdoanh Giấy phép chỉ cấp cho những doanh nghiệp đủ điều kiện.Việc kiểm tra này nhằm loại trừ những doanh nghiệp ra đời khôngđăng ký hoặc không đủ điều kiện Kiểm tra khả năng tiếp tục tồn

Trang 37

tại của doanh nghiệp Kiểm tra định kỳ theo chế độ nhằm bảo đảmcác DNDL thường xuyên chấp hành pháp luật Thanh tra, kiểm trakhi DNDL có dấu hiệu vi phạm pháp luật như trốn thuế, thanh trakiểm tra khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Như vậy, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo làmột nội dung quan trọng của công tác quản lý PTDL tại điểm đến

du lịch cần phải quan tâm đẩy mạnh

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCHTẠI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

1.3.1 Các yếu tố khách quan

1.3.1.1 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Trình độ phát triển KT-XH của địa phương là nhân tố ảnhhưởng trực tiếp đến việc quản lý PTDL của điểm đến Kinh tế địaphương phát triển, điều kiện kinh tế của con người địa phương nơi

đó được nâng cao và vấn đề an sinh cơ bản trở thành thứ yếu Nhucầu được nghỉ ngơi, giải trí xuất hiện tạo điều kiện cho hoạt độngKDDL thỏa mãn các nhu cầu trên phát triển theo với điều kiện hoạtđộng mang lại chất lượng tốt nhất cho khách du lịch Sự phát triểncủa nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuấthiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiệnthực Để giải quyết nhu cầu ăn, ở, đi lại nghỉ ngơi du lịch của conngười, những cái thiết yếu nhất đối với khách du lịch như mạnglưới đường giao thông, phương tiện giao thông, khách sạn, nhàhàng phải được đảm bảo Do đó, trình độ phát triển KT-XH củađịa phương sẽ ảnh hướng đến các chiến lược, chính sách về du lịchcủa địa phương đó Nếu địa phương có trình độ phát triển KT-XHcàng cao sẽ là nhân tố tác động tích cực đến quản lý PTDL của cácđiểm đến

1.3.1.2 Môi trường văn hóa – xã hội

Môi trường văn hóa - xã hội ảnh hưởng gián tiếp đến hoạtđộng quản lý PTDL tại điểm đến du lịch Trình độ văn hoá - xã hộicao sẽ tạo điều kiện cho việc PTDL Phần lớn những người tham giavào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ văn hoánhất định, nhất là những người đi du lịch nước ngoài Bởi vì họ có

Trang 38

sở thích đối với việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch

sử, bản sắc văn hoá dân tộc Trong các nước mà nhân dân có trình

độ văn hoá cao thì số người đi du lịch ra ngoài tăng lên khôngngừng với cường độ cao Bên cạnh đó, trình độ của người dân nước

sở tại, nơi đón khách cũng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý du lịchtại địa phương đó, nếu trình độ văn hóa - xã hội ở nơi đó thấp ảnhhưởng đến PTDL như: Ăn xin, cướp giật, ép khách mua hàng Vìvậy, môi trường văn hóa - xã hội phát triển thì sẽ tăng hiệu quảPTDL do đó sẽ có tác động tích cực đến việc quản lý PTDL tại điểmđến, và ngược lại

1.3.1.3 Khách hàng và nhu cầu của khách hàng

Khách hàng là một tập hợp những cá nhân, nhóm người,doanh nghiệp… có nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty vàmong muốn được thỏa mãn nhu cầu đó Peters Drucker, cha đẻcủa ngành quản trị cho rằng mục tiêu của công ty là “tạo ra kháchhàng” Các doanh nghiệp cũng cần lập bảng phân loại khách hànghiện tại và tương lai Các thông tin có được từ bảng phân loại là cơ

sở định hướng quan trọng cho việc hoạch định chiến lược

Nhu cầu của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến việc đưa racác chính sách để kích cầu du lịch, nếu nhu cầu của khách hàng về

du lịch giảm, thì địa phương cần tăng cường các chính sách để kíchcầu du lịch Chính vì vậy, muốn quản lý PTDL tại điểm đến du lịch

có hiệu quả thì trước tiên phải quan tâm và thỏa mãn nhu cầukhách hàng Các cơ quan quản lý trong lĩnh vực du lịch cần hiểuđược mong muốn của khách hàng để điều chỉnh các chính sách, kếhoạch phục vụ mong muốn đó, đồng thời phù hợp với thực tiễnTNDL của điểm đến có như vậy khách hàng mới yên tâm tham quan

du lịch và mong muốn quay trở lại

1.3.1.4 Cạnh tranh

Sự hiểu biết về mức độ cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh cómột ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý PTDL tại điểm đến dulịch Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương tác giữa các yếu

tố như số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, mức độ tăngtrưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hóa

Trang 39

sản phẩm Chính vì vậy, sự cạnh tranh gay gắt và thường xuyênthay đổi không ổn định.

Để cạnh tranh PTDL, cơ quan quản lý PTDL của địa phươngcần xác định được thị trường mục tiêu và phát huy lợi thế cạnhtranh TNDL để áp dụng đúng các chiến lược cho phù hợp Đối vớiquản lý PTDL tại điểm đến du lịch ở địa phương cần phải tập trungphân tích đối thủ cạnh tranh ở các nội dung như: quy hoạch, chínhsách PTDL; tiềm năng của địa phương – tiềm năng của đối thủcạnh tranh trong PTDL; các lợi thế so sánh về TNDL văn hóa của

họ để có định hướng đúng đắn trong quản lý PTDL tại điểm đến dulịch ở địa phương

1.3.1.5 Đặc điểm tài nguyên du lịch

TNDL là cơ sơ quan trọng để phát triển các loại hình du lịch.Trong quá trình PTDL, để không ngừng đáp ứng các yêu cầu vàthỏa mãn các mục đích của du khách, các loại hình du lịch mớicũng không ngừng xuất hiện và phát triển TNDL ảnh hưởng trựctiếp đến công tác quản lý PTDL tại điểm đến du lịch Muốn côngtác quản lý PTDL tại điểm đến du lịch ở địa phương có hiệu quả thìviệc quản lý phải tốt, bảo vệ TNDL đó Địa phương có nhiều TNDLthì trách nhiệm đứng ra tổ chức các công tác bảo vệ, đề ra chínhsách, kế hoạch PTDL cho địa phương đó phải hiệu quả hơn Nhànước, các đơn vị quản lý phối hợp cùng các cá nhân, tổ chức KDDL,đưa địa phương trở thành một địa điểm du lịch ưa thích của khách

du lịch

1.3.2 Các yếu tố môi trường chủ quan

1.3.2.1 Mô hình tổ chức quản lý phát triển du lịch tại điểm đến du lịch

Cơ quan QLNN Trung ương đối với quản lý PTDL tại điểm đến

du lịch gồm Bộ VHTTDL cùng với các Bộ chức năng, các Bộ, ngànhquản lý các lĩnh vực kinh tế xã hội như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, BộXây dưng, Bộ Tài chính ,

Ở địa phương trong mô hình tổ chức bộ máy quản lý PTDL cócác cơ quan tương tự như ở cấp Trung ương, nhưng chỉ có chứcnăng quản lý trong phạm vi địa bàn và chịu sự chỉ đạo của các cơ

Trang 40

quan ngành dọc trong cơ cấu của bộ máy Nhà nước Trung ương.Cũng theo khoản 4 Điều 11 của Luật Du lịch thì trách nhiệm quản

lý PTDL như sau: UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệmthực hiện QLNN về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược,quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách PTDL phù hợp với thực tếtại địa phương và có biện pháp bảo đảm ANTT, an toàn xã hội, vệsinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị

du lịch Còn đối với UBND cấp huyện thực hiện QLNN về du lịchtheo phân cấp của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về du lịch tại địaphương ; có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàncho khách du lịch, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lamthắng cảnh ở địa phương

Công tác quản lý PTDL tại điểm đến du lịch ở địa phương sẽhiệu quả hơn nếu như nếu địa phương có mô hình quản lý rõ ràng,minh bạch phù hợp với từng điều kiện của địa phương Lúc đó,trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý được xác định, mỗi bộ phận chịutrách nhiệm trước lĩnh vực mình quản lý, không vi phạm quyềnquản lý của bộ phận khác, khi cần thiết có thể cùng hợp tác vớinhau tạo ra các phối hợp liên ngành cùng giải quyết các vấn đề cóliên quan

1.3.2.2 Đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước về du lịch

Trong quản lý PTDL tại điểm đến du lịch, đội ngũ cán bộ quản

lý có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả quản lý Hiệu quả, chất lượng

và uy tín của bộ máy QLNN phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộthực hiện chức năng quản lý

Thực tiễn cho thấy, nếu một quốc gia, một vùng, một địaphương nào đó xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý có chuyênmôn nghiệp vụ về du lịch, có trình độ ngoại ngữ tốt, am hiểu luậtpháp quốc tế về du lịch, sử dụng thành thạo các thiết bị thông tin,điện tử cộng với tổ chức bộ máy QLNN đối với HĐDL thống nhất,đồng bộ thì sẽ thúc đẩy du lịch phát triển nhanh Ngược lại, sẽ làmcho du lịch chậm phát triển, thậm chí không phát triển và sử dụng

Ngày đăng: 23/04/2020, 22:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
22. UBND thành phố Hà Nội (2015), Quyết định số 5532/QĐ-UBND, về việc phê duyệt Đề án: “Xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đồng bào dân tộc Dao tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo”.Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 5532/QĐ-UBND,về việc phê duyệt Đề án: “Xây dựng mô hình phát triển kinh tế -xã hội bền vững của đồng bào dân tộc Dao tại xã Ba Vì, huyệnBa Vì thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếptheo”
Tác giả: UBND thành phố Hà Nội
Năm: 2015
14. Thủ tướng Chính phủ (2007), Nghị định số 92/2007/NĐ-CP về quy định chi tiết thực hành một số điều của Luật Du lịch Khác
15. Thủ tướng Chính phủ (2010), Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp Khác
16. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2473/QĐ - TTg về phê duyệt Chiến lược PTDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác
17. UBND huyện Ba Vì (2014), Báo cáo số 304/BC-UBND về kết quả công tác PTDL giai đoạn 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ những năm tiếp theo Khác
18. UBND huyện Ba Vì (2014), Báo cáo số 40/BC-UBND về kết quả 05 năm thực hiện Nghị quyết số 09/NQ/HU của Ban chấp hành đảng bộ huyện Ba Vì về PTDL giai đoạn 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ những năm tiếp theo Khác
19. UBND huyện Ba Vì (2010), Đề án PTDL cộng đồng khu vực Ba Vì Khác
20. UBND huyện Ba Vì (2014), Đề cương quy hoạch tổng thể PTDL sườn tây núi Ba Vì, huyện Ba Vì đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020 Khác
21. UBND thành phố Hà Nội (2014), Quyết định số 7077/QĐ-UBND, về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Vì đến năm 2030, tỷ lệ 1/10000 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w