1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay.doc

84 1,4K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINHLỚP 24T04, KHOA TÍN DỤNG

TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Đề tài:

THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁVÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM HIỆN

Danh sách nhóm 5:

Nguyễn Thị Kim AnhNguyễn Thị Kim BìnhNguyễn Thị Bảo ChâuĐoàn Thành ĐôLê Thị Mỹ DungHoàng Thị Diệu HiềnNguyễn Thị Hồng NhungHuỳnh Thị Thu ThảoLê Văn Tòng

Nhữ Hoàng An TrangLê Thụy Viên

GVHD: TS Lê Phan Thị Diệu Thảo

Tp Hồ Chí Minh, tháng 10/2010

Trang 2

Lời mở đầu

Đất nước và con người Việt Nam sau một thời gian dài đi qua bao đau thương vànghèo đói, trải qua không biết bao nhiêu gót ngựa dày xéo của các đạo quân xâm lượcbành trướng thâm độc từ phương Bắc lẫn các đạo quân viễn chinh thực dân bóc lột từphương Tây, thì giờ đây đất nước con người Việt Nam đang choàng tỉnh dậy mở mắtnhìn quanh năm châu bốn bể, bắt tay với các cường quốc từ Á sang Âu để tiến bước cùngnhịp bước văn minh của nhân loại sau một đêm dài chìm trong bóng tối Nền kinh tế ViệtNam hiện nay tuy mới chỉ là một nền kinh tế thị trường “chớm nở” còn rất nhiều hạn chếvà tiêu cực nhưng nó đang phát triển nhanh như vũ bão và như một tựa đề một cuốn sách“Vietnam, transition tiger” nó cho chúng ta thấy đây là thời điểm nghìn năm có một cầncó những chính sách kinh tế thiết thực để thúc đẩy sự phát triển ấy sao cho đạt được mộtsự tối đa hoá lợi ích Thương mại ngày càng phát triển, thương mại đem lại lợi ích chomọi người và một đất nước thì không thể thiếu thương mại chính xác hơn là thương mạiquốc tế Với một đất nước mà tỷ trọng thương mại còn rất thấp so với thế giới như ViệtNam (đặc biệt là so với Trung Quốc), đồng tiền chưa được tự do chuyển đổi trong khinguyên tắc khi mua bán cứ phải là “tiền - hàng” - “hàng - tiền” thì liệu một chính sáchnào sẽ là phù hợp cho nền thương mại nước ta Chính sách tỷ giá hối đoái sẽ luôn pháttriển đi kèm với sự phát triển của thương mại, với những nền kinh tế mở như Việt Namnếu không khôn khéo có một chính sách điều hành tỷ giá hối đoái, quản lý ngoại hối cólợi nhất trong thời gian này thì e rằng chúng ta sẽ phải trả giá trong tương lai khi mọi sựđã an bài và khi đã nằm lọt thỏm trong lưới của kẻ khác.Với mong muốn có một cái nhìnsơ lược về vấn đề tỷ giá hối đoái nhóm 5 đã thực hiện tiểu luận này thông qua việc điểmlại một số vấn đề cơ bản về tỷ giá hối đoái để người đọc đi từ sơ khai nhất đến từng bướcsự hình thành tỷ giá thông qua quy luật cung - cầu thị trường, các công cụ tác động điềuchỉnh tỷ giá của chính phủ từ những công cụ mang tính “thị trường” cho đến những côngcụ mang tính “hành chính” và cuối cùng là điểm qua các giai đoạn điều hành tỷ giá ở ViệtNam cũng như nói sơ qua về tình hình quản lý ngoại hối ở Việt Nam hiện nay.Chắc chắntiểu luận này còn rất nhiều thiếu sót mong cô giáo và các bạn góp ý để nhóm có một cáinhìn sâu sắc hơn về vấn đề này.

Trang 3

1.Lý luận chung về tỷ giá

Trong điều kiện ngày nay, để có thể thực hiện mối quan hệ kinh tế tài chính quốctế, một yêu cầu tất yếu đặt ra, đó là phải chuyển đổi đồng tiền nước này sang đồng tiềnnước khác Quá trình chuyển đổi này được diễn ra trên một thị trường gọi là thị trườngngoại hối (hay còn gọi là thị trường hối đoái).

Các giao dịch mua bán trên thị trường ngoại hối, được tiến hành trên cơ sở, cácbên tham gia thỏa thuận giá cả, tức là thỏa thuận một mức tỷ giá hối đoái nhất định.

Vậy tỷ giá hối đoái là gì?

Trang 4

RUB RUSSIAN RUBLE - 581,95 714,19

SGD SINGAPORE DOLLAR 14.711,46 14.815,17 15.025,27

Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

1.2.Các phương pháp biểu hiện tỷ giá

- Yết giá trực tiếp (direct quotation): là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị

ngoại tệ thông qua một số lượng nội tệ nhất định

Ví dụ: 1 USD = 19.500 VND

- Yết giá gián tiếp (indirect quotation): là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn

vị nội tệ thông qua một số lượng ngoại tệ nhất định.

1.3.Chế độ tỷ giá và vai trò của NHTW

Tỷ giá là một phạm trù kinh tế khách quan và cũng là một công cụ của chính sáchkinh tế nhà nước Do là công cụ của chính sách kinh tế nên tỷ giá chứa đựng những yếutố chủ quan, chính vì vậy các quốc gia thường hình thành quy tắc xác định và cơ chế điềutiết tỷ giá của riêng mình Tập hợp các quy tắc xác định và cơ chế điều tiết tỷ giá của mộtquốc gia tạo thành chế độ tỷ giá của quốc gia đó Tùy theo mức độ can thiệp của chínhphủ mà ta có các chế độ tỷ giá khác nhau, có thể kể đến 4 chế độ tỷ giá đặc trưng:

1.3.1 Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn

Là chế độ mà trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cungcầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất kỳ sự can thiệp nào của NHTW Trong chếđộ này sự biến động của tỷ giá là không giới hạn và luôn phản ánh những thay đổi trongquan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.

NHTW không can thiệp nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá thông qua hoạt động mua vàohay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối Vai trò của NHTW hoàn toàn trung lập.NHTW để cho tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do bởi quy luật cung cầu trên thị trườngngoại hối

Trang 5

Nhưng trên thực tế, chính phủ cũng sẽ có ít nhiều can thiệp trước sự biến động bấtthường của tỷ giá, tuy nhiên sự can thiệp này là tùy ý và không đặt ra bất cứ mục tiêu bắtbuộc cụ thể nào phải đạt được.

1.3.2 Chế độ tỷ giá cố định

Là chế độ tỷ giá trong đó NHTW công bố và cam kết can thiệp để duy trì một mứctỷ giá cố định, gọi là tỷ giá trung tâm, trong một biên độ dao động hẹp đã được địnhtrước

Để duy trì tỷ giá trung tâm trong biên độ hẹp ấy, NHTW buộc phải can thiệp bằngcách mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối khi thị trường có sự biếnđộng, do đó đòi hỏi NHTW phải có nguồn dự trữ ngoại hối nhất định

Giống như các thị trường hàng hóa khác, cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoạihối thì luôn luôn biến động làm cho tỷ giá cũng biến động theo Khi chính phủ cố định tỷgiá sẽ dẫn đến tỷ giá trung tâm bị lệch khỏi tỷ giá cân bằng cung - cầu, đồng nội tệ sẽđược đánh giá quá cao hoặc quá thấp so với đồng ngoại tệ dẫn đến việc phá giá hay nânggiá nội tệ Để tránh áp lực đó NHTW buộc phải hấp thụ toàn bộ độ lệch giữa cung và cầungoại tệ bằng cách mua vào hay bán ra nội tệ trên thị trường ngoại hối.

1.3.3 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết

Ở chế độ tỷ giá này NHTW tiến hành can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hốinhằm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định nhưng NHTW không cam kếtduy trì một tỷ giá cố định hay một biên độ dao động hẹp xung quanh tỷ giá trung tâm.Đây được xem như chế độ tỷ giá hỗn hợp giữa chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thảnổi hoàn toàn.

Trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, một mặt tỷ giá được hình thành và biếnđộng theo các lực lượng của thị trường Mặt khác, NHTW tích cực can thiệp để giảm sựbiến động quá mức của tỷ giá, hoặc để tỷ giá biến động trong một biên độ nhất định.

1.3.4 Chế độ tỷ giá linh hoạt

Đây là chế độ có sự pha trộn giữa cố định (fixing), thả nổi (floating) và quản lý(managing) Nghĩa là tùy từng điều kiện cụ thể mà chủ động điều chỉnh tỷ giá một cáchlinh hoạt.

Chế độ thả nổi có quản lý và chế độ linh hoạt được nhiều nước áp dụng Ở ViệtNam hiện nay đang áp dụng chế độ quản lý tỷ giá linh hoạt.

1.4.Phân loại tỷ giá

1.4.1 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối

- Tỷ giá mua vào (Bid Rate): Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng sẵn sàng mua vào

đồng tiền yết giá.

- Tỷ giá bán ra (Ask (Offer) Rate): Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn

sàng bán ra đồng tiền yết giá.

- Tỷ giá giao ngay (Spot Rate): Là tỷ giá được thỏa thuận hôm nay, nhưng

việc thanh toán xảy ra trong hai ngày làm việc tiếp theo (nếu không có thỏa thuận khácthì thường là ngày làm việc thứ 2).

Trang 6

- Tỷ giá kỳ hạn (Forward Rate): Là tỷ giá được thỏa thuận hôm nay, nhưng

việc thanh toán xảy ra từ 3 ngày làm việc trở lên.

- Tỷ giá mở cửa (Opening Rate): Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch

đầu tiên trong ngày.

- Tỷ giá đóng cửa (Closing Rate): Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng cuối cùng

được giao dịch trong ngày Thông thường ngân hàng chỉ công bố tỷ giá đóng cửa Tỷ giáđóng cửa là một chỉ tiêu chủ yếu về tình hình biến động tỷ giá trong ngày Tỷ giá hômnay thường là cơ sở quan trọng giúp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xác định tỷ giá phiêngiao dịch đầu tiên ngày hôm sau.

- Tỷ giá chéo (Crossed Rate): Là tỷ giá giữa 2 đồng tiền được suy ra từ đồng

tiền thứ 3 (là đồng tiền trung gian).

- Tỷ giá chuyển khoản (Transfer Rate): Tỷ giá chuyển khoản áp dụng cho các

giao dịch mua bản ngoại tệ là các khoản tiền gửi ngân hàng

- Tỷ giá tiền mặt (Bank Note Rate): Tỷ giá tiền mặt áp dụng cho ngoại tệ tiền

kim loại, tiền giấy, séc và thẻ tín dụng Thông thường, tỷ giá tiền mặt thấp hơn và tỷ giábán tiền mặt cao hơn so với tỷ giá chuyển khoản.

- Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện Ngày nay, do ngoại

hối được chuyển chủ yếu bằng điện nên tỷ giá niêm yết tại ngân hàng là tỷ giá điện hối.- Tỷ giá thư hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.

1.4.2 Căn cứ vào cơ chế điều hành tỷ giá

- Tỷ giá chính thức (Official Rate) (Ở Việt Nam là tỷ giá giao dịch bình quân

trên thị trường liên ngân hàng): Là tỷ giá do NHTW công bố Tỷ giá chính thức được ápdụng để tính thuế xuất nhập khẩu và hoạt động khác liên quan tỷ giá chính thức Ngoàira, tỷ giá chính thức còn là cơ sở để NHTW xác định tỷ giá kinh doanh biến độ cho phép.- Tỷ giá chợ đen (Black Market Rate): Là tỷ giá hình thành bên ngoài hệ

thống ngân hàng, do quan hệ cung - cầu trên thị trường chợ đen quyết định.

- Tỷ giá cố định (Fixed Rate): Là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một

biên độ dao động hẹp Dưới áp lực cung - cầu của thị trường, để duy trì tỷ giá cố định,NHTW phải thường xuyên can thiệp, vì vậy dự trữ ngoại hối quốc gia luôn thay đổi.

- Tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Freely Floating Rate): Là tỷ giá được hình thành

theo quan hệ cung - cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp vào loại tỷ giá này.- Tỷ giá thả nổi có điều tiết (Managed Floating Rate): Là tỷ giá được thả nổi,

nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế.

1.4.3 Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng lên cán cân thương mại

- Tỷ giá danh nghĩa song phương: Là tỷ giá của một đồng tiền được biểu thị

thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa giữa chúng.Vì vậy khi tỷ giá danh nghĩa thay đổi không nhất thiết phải tác động đến hoạt động xuấtnhập khẩu hàng hóa.

- Tỷ giá thực song phương (Bilateral real exchange Rate): Là tỷ giá được xác

định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước và ởnước ngoài, do đó nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ.

Trang 7

- Tỷ giá danh nghĩa trung bình (Nominal effective exchange Rate – NEER):

NEER phản ánh sự thay đổi giá trị của một đồng tiền đối với tất cả các đồng tiền còn lạihay một số các đồng tiền.

- Tỷ giá thực trung bình (Real effective exchange rate – REER): REER cho

biết tương quan sức mua giữa nội tệ với các đồng tiền còn lại REER được xác định trêncơ sở tỷ giá danh nghĩa đa biên đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước và tấtcả các nước còn lại Vì vậy nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và tất cả cácđồng tiền còn lại.

1.5.Công bố tỷ giá hối đoái

NHNN sẽ xác định và công bố tỷ giá hối đoái.

Ví dụ: ở Việt Nam, chúng ta áp dụng phương pháp công bố trực tiếp (direct

quotation): lấy ngoại tệ làm đơn vị để so sánh với tiền trong nước, ngoại tệ được chọn làUSD Tỷ giá giữa VND với các ngoại tệ khác được xác định theo phương pháp tính chéo.NHNN công bố tỷ giá USD/VND dựa trên cơ sở quan hệ cung - cầu về ngoại tệtheo mục tiêu phù hợp với chính sách tiền tệ.

NHNN công bố tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và côngbố biên độ dao động để các Ngân hàng thương mại (NHTM), các tổ chức tín dụng đượcphép kinh doanh ngoại tệ xác định tỷ giá sức mua, tỷ giá sức bán ngoại tệ.

Tỷ giá mua (thấp nhất) = Tỷ giá bình quân * (1 - biên độ quy định)Tỷ giá bán (cao nhất) = Tỷ giá bình quân * (1 + biên độ quy định)Biên độ do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố từng thời kỳ.

Trang 8

Chế độ tỷ giá này giữ được ổn định là do các nước cho phép đổi tiền ra vàngkhông hạn chế vì tất cả ngoại thương đều dùng vàng để mua bán hơn là dùng đồng bảngAnh.

Một nhà xuất khẩu thời bấy giờ sẽ có 2 cách để trả nợ tiền hàng nhập từ nướcngoài Ông ta có thể :

 Đem nội tệ mua vàng, sau đó lấy vàng mua ngoại tệ. Đem nội tệ đổi thẳng ra vàng.

Nếu tỷ giá tăng lớn hơn điểm vàng cao nhất, đồng nội tệ mất giá, nhà nhập khẩu sẽthực hiện cách một, mua được nhiều vàng trong nước hơn, do đó sẽ đổi được nhiều ngoạitệ để trả nợ hơn Ngược lại, tỷ giá giảm thấp hơn diểm vàng thấp nhất, nhà xuất khẩu sẽhành động theo cách hai.

2.1.2 Chế độ tỷ giá trong Bretton Woods

Trong hệ thống tiền tệ Bretton Woods vẫn tiếp tục duy trì chế độ tỷ giá cố địnhnhưng có thể điều chỉnh chứ không quá cứng nhắc như chế độ bản vị vàng Mỗi đồng tiềnquốc gia được ấn định theo đồng USD và được phép dao động trong biên độ 1%, đồngUSD được Mĩ bảo đảm ở mức 35 USD/ounce vàng Bởi vì sau chiến tranh Thế giới thứnhất, Mĩ nắm giữ đến 70% trữ lượng vàng thế giới nên đồng tiền của nó được tin tưởngnhất và đã xóa ngôi đồng bảng Anh Nói cách khác, tỷ giá các đồng tiền neo vào đồngUSD Tuy nhiên, khi cán cân thanh toán bị mất cân đối thì các nước có thể phá giá nội tệtrong biên độ 10% cho phép Nếu sự thay đổi ở mức cao hơn thì phải có sự chấp thuậncủa IMF.

Nếu tỷ giá nội tệ của 1 nước thấp hơn tỷ giá chính thức -1%, nước này phải muaUSD vào cho tới khi tỷ giá được kéo lên ngang tỷ giá chính thức.

Ví dụ: Anh có tỷ giá cố định là 2,8 GBP/USD Khi Mỹ bị lạm phát USD, để cung

ứng đủ đôla giấy cho các nước nên đôla mất giá nhanh làm tỷ giá USD ngày càng xuốngnhư bảng sau:

Bảng 2.1 Tỷ giá GBP/USD qua các năm từ 1960 – 1970

Năm 1960 1961 1962 1963 1964 1965 1966 1967 1968 1969 1970Tỷ giá chính thức 2,8 2,81 2,8 2,8 2,79 2,8 2,79 2,4 2,38 2,4 2,39Tỷ giá thị trường 2,8 2,8 2,8 2,8 2,8 2,8 2,8 2,77 2,4 2,4 2,4

Nguồn: Thống kê Tài chính Quốc tế của IMFNhư năm 1967 tỷ giá chỉ còn 2,4 GBP/USD hay âm (-15%) vượt quá ngưỡng -1%.Nước Anh phải mua USD vào để nâng giá USD lên, phá giá đồng nội tệ Mỹ dựa vào chếđộ Bretton Woods để xuất khẩu lạm phát sang các nước tham gia chế độ tiền tệ BrettonWoods Hậu quả là các nước phải in thêm tiền giấy để mua USD và nhập khẩu lạm phátvào nước mình Sau đó nhiều nước đã phá bỏ chế độ tỷ giá bất công này bằng cách tungkhối USD mua bằng tiền lạm phát ra mua vàng để khỏi lệ thuộc vào cách bán vàng nhỏ

Trang 9

giọt của Mỹ và không theo cam kết là giá vàng theo đúng chế độ Bretton Woods phải là35 USD/ounce vàng Đến năm 1972, Nixon, tổng thống Mỹ, phải tuyên bố ngưng bánvàng theo giá quy định cho chính phủ các nước và chế độ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ,chấm dứt ảo tưởng về duy trì một chế độ bản vị vàng què quặt có thể đảm bảo bằng vàngcho tất cả các đồng tiền nếu bám vào USD Giá vàng nhanh chóng tăng vọt và lên tớiđỉnh cao 800 USD/ounce vàng.

Sự sụp đổ của hai hệ thống tỷ giá trên là bài học để người ta quyết định không duytrì tỷ giá theo hàm lượng vàng nữa mà để cho cung cầu tiền tệ thị trường định đoạt Đó làchế độ tỷ giá hiện nay.

2.2.Chế độ tỷ giá hiện nay 2.2.1 Cung ngoại tệ (SMF)

Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ muốn bán trên thị trường ngoại hối tương ứng vớimỗi mức tỷ giá nhất định.

Nguồn phát sinh cung ngoại tệ bao gồm:

- Lượng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu hay nói cách khác là cầu nhập khẩu củanước ngoài đối với hàng hóa một nước.

- Lượng vốn và các khoản chuyển nhượng vào trong nước.- Khách nước ngoài đến tham quan, du lịch trong nước.- Các khoản vốn vay nước ngoài…

Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối với cung ngoại tệ

- Tỷ giá tăng: cung ngoại tệ tăng Bởi vì, khi tỷ giá tăng, tức là đồng nội tệcủa nước đó bị đánh giá thấp hơn đồng ngoại tệ, hàng hóa của nước này rẻ hơn tương đốiso với hàng hóa của nước ngoài, làm nhu cầu xuất khẩu tăng lên Khi xuất khẩu tăng lên,nước đó bán hàng ra nước ngoài được nhiều hơn và thu ngoại tệ về nhiều hơn Điều nàyđã làm cho cung ngoại tệ tăng lên khi tỷ giá tăng.

- Tỷ giá giảm: cung ngoại tệ giảm Ngược lại với trường hợp tỷ giá tăng, khitỷ giá giảm chứng tỏ đồng nội tệ được nâng giá lên, hàng hóa của nước này sẽ mắc hơntương đối so với hàng hóa của nước ngoài Điều này làm cho nhu cầu xuất khẩu giảm vàlàm giảm nguồn cung ngoại tệ

Như vậy: cung ngoại tệ là một hàm đồng biến theo tỷ giá.

Ví dụ về ảnh hưởng tỷ giá của VND/USD đến nguồn cung USD trong nền kinh tế:Bảng 2.2 Cung USD bắt nguồn từ nhu cầu nhập khẩu hàng hóa Việt Nam

Trang 10

Giá hàng hóaXK của VN tínhbằng VND

Tỷ giáVND/USD

Giá hàng hóaXK củaVN tính bằng

Khối lượngXKcủa VN

Đồ thị 2.1 Đường cung ngoại tệ (USD)Tỷ giá VND/USD

0 8.574 10.000 13.500 Lượng USD

Đường cung ngoại tệ phụ thuộc vào cầu nhập khẩu của nước ngoài đối với hànghóa Việt Nam, tại mỗi mức tỷ giá nhất định, bất cứ nhân tố nào làm tăng cầu xuất khẩuhàng hóa của Việt Nam, đều làm cho cung ngoại tệ tăng lên và đường cung SMF dịchchuyển sang phải

Những nhân tố làm dịch chuyển đường cung ngoại tệ sang phải:

Trang 11

 Thu nhập của người nước ngoài tăng.

 Giá hàng hóa ở nước ngoài tăng tương đối so với trong nước  Người nước ngoài thích dùng hàng của nước này hơn….

(Làm tăng cầu xuất khẩu hàng hóa của nước đó, do đó làm tăng cầu nội tệ và tăngcung ngoại tệ, kết quả là đường cung dịch chuyển sang phải)

2.2.2 Cầu ngoại tệ (DMF)

Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà người ta muốn mua trên thị trường ngoại hốitương ứng với mỗi mức tỷ giá nhất định.

Nguồn phát sinh cầu ngoại tệ:

 Lượng hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu

 Lượng vốn và các khoản chuyển nhượng ra nước ngoài Du học.

 Người trong nước tham quan, du lịch ở nước ngoài Các khoản trả nợ và lãi vay nước ngoài…

Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối với cầu ngoại tệ:

- Tỷ giá tăng: cầu ngoại tệ giảm Bởi vì, khi tỷ giá tăng, tức là đồng nội tệcủa nước đó bị đánh giá thấp hơn đồng ngoại tệ, hàng hóa của nước này rẻ hơn tương đốiso với hàng hóa của nước ngoài, hạn chế nhập khẩu Khi nhập khẩu giảm, nước ngoài ítbán hàng cho nước đó hơn, nhu cầu ngoại tệ dành cho thanh toán cũng sẽ giảm theo Điềunày đã làm cho cầu ngoại tệ giảm khi tỷ giá tăng.

- Tỷ giá giảm: cầu ngoại tệ tăng Ngược lại với trường hợp tỷ giá tăng, khi tỷgiá giảm chứng tỏ đồng nội tệ được nâng giá lên và được đánh giá cao hơn ngoại tệ, hànghóa của nước này sẽ mắc hơn tương đối so với hàng hóa của nước ngoài Điều nàykhuyến khích nhập khẩu, người dân chuộng hàng nhập hơn Khi nhập khẩu tăng thì cầungoại tệ cũng tăng để đáp ứng nhu cầu thanh toán cho hàng nhập khẩu.

Như vậy: cầu ngoại tệ là một hàm nghịch biến theo tỷ giá.

Ví dụ về ảnh hưởng cảu tỷ giá đến cầu ngoại tệ ở Việt Nam:Bảng 2.3 Nhu cầu phái sinh về USD

Giá hàng hóaNK tính bằng USD

Tỷ giáVND/USD

Giá hàng hóaNKtính bằng VND

Khối lượngNKcủa VN

Cầu USD củaVN

Trang 12

Đồ thị 2.2 Đường cầu ngoại tệ (USD) Tỷ giá VND/USD

20.000 16.000 14.000

DMF

0 6.000 10.000 14.000 Lượng USDĐường cầu ngoại tệ phụ thuộc vào cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, tại mỗimức tỷ giá nhất định, bất kì nhân tố nào làm cho cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Namtăng lên thì đều làm cho cầu ngoại tệ ( USD) tăng lên và làm dịch chuyển đường cầu sangphải

Những nhân tố làm cho đường cầu ngoại tệ dịch chuyển sang phải:

 Thu nhập của dân chúng trong nước tăng lên.

 Giá hàng hóa trong nước tăng tương đối so với hàng hóa nước ngoài Người dân trong nước thích dùng hàng ngoại hơn…

Trang 13

(Làm tăng cầu nhập khẩu hàng hóa nước ngoài, do đó làm tăng cầu ngoại tệ, kếtquả là đường cầu ngoại tệ dịch chuyển sang phải)

2.2.3 Sự hình thành tỷ giá theo quan hệ cung – cầu

Tương quan cung và cầu ngoại tệ trên thị trường sẽ xác lập một tỷ giá thích hợp.Mức tỷ giá mà tại đó cung - cầu tiền tệ trên thị trường ngoại hối bằng nhau, gọi là tỷ giácân bằng Tỷ giá cân bằng được xác định là điểm giao nhau của đường cung ngoại tệ vàđường cầu ngoại tệ.

Ví dụ: sự hình thành tỷ giá cân bằng trên thị trường ngoại hối Việt Nam dựa vào

Bất kì yếu tố nào làm tăng cầu của một đồng tiền trên các thị trường ngoại hốihoặc làm giảm cung của nó đều có xu hướng làm cho giá trị quốc tế (tỷ giá hối đoái) củanó tăng lên.

Bất kì nhân tố nào làm giảm cầu về một đồng tiền hoặc làm tăng cung đồng tiền ấytrên thị trường ngoại hối sẽ hướng tới làm cho giá trị trao đổi của nó giảm xuống.

Trang 14

 Tỷ giá tăng: Cung ngoại tệ tăngCầu ngoại tệ giảm Tỷ giá giảm: Cung ngoại tệ giảm

Cầu ngoại tệ tăng

2.3 Tỷ giá và mối quan hệ với các yếu tố tác động đến tỷ giá

Khi xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá với một yếu tố thì luôn giả định rằng các yếutố khác không đổi.

2.3.1 Lạm phát

Lạm phát được hiểu là sự tăng lên của mức giá chung, mà mức giá cả được xácđịnh bởi thị trường hàng hóa Ngày nay hoạt động thương mại là cốt cán của nền kinh tếmột nước, và giao thương với nước ngoài là điều tất yếu hiện nay để phát triển Trong thịtrường hàng hóa có lạm phát, trong thị trường ngoại hối có tỷ giá mà hai thị trường nàygắn kết với nhau nên hai yếu tố này có mối quan hệ tác động lên nhau Chúng không tácđộng trực tiếp lên nhau được mà thông qua cung cầu ở mỗi thị trường, từ đó làm cho yếutố kia thay đổi.

Về mặt lý thuyết, khi đồng nội tệ chịu ảnh hưởng của lạm phát tăng sẽ làm giá cảchung hàng hóa trong nước cao hơn hàng hóa ở nước ngoài Khi đó, người ta có xuhướng nhập hàng ngoại nhiều hơn, cầu ngoại tệ tăng để đáp ứng nhu cầu đó và xuất khẩusụt giảm do giá mắc hơn nên cung ngoại tệ giảm Cung cầu ngoại tệ dịch chuyển và làmtỷ giá tăng, đồng nội tệ mất giá Nghĩa là lạm phát tăng cao ở một quốc gia khiến tỷ giácũng tăng Đây là dấu hiệu của sự mất giá đồng tiền ở cả hai yếu tố vĩ mô lạm phát và tỷgiá.

Nền kinh tế toàn cầu và đơn lẻ mỗi quốc gia luôn tồn tại những mức lạm phát khácnhau Sự khác nhau này do việc hoạt động đồng tiền của mỗi quốc gia do NHTW kiểmsoát Lạm phát, tỷ giá cũng như những yếu tố vĩ mô khác luôn có hai mặt và chính phủluôn muốn trung hòa tất cả các yếu tố ở mức tốt nhất có thể Khi lạm phát ở hai nước cósự chênh lệch tương đối rõ thì tỷ giá đồng ngoại tệ trên nội tệ của nước bị mất giá sẽ tănglên, dù cả hai đồng tiền cùng mất giá Nếu lạm phát ở cả hai quốc gia thì lạm phát ở nướcnào cao hơn, đồng tiền nước đó mất giá hơn, tỷ giá tăng Mức chênh lệch lạm phát củahai nước cũng ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá

Giả sử trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động của hai nướctương đương như nhau, cơ chế quản lý ngoại hối tự do, khi đó tỷ giá biến động phụ thuộcvào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền Nước nào có mức độ lạm phát lớn hơnthì đồng tiền của nước đó bị mất giá so với đồng tiền nước còn lại.Chênh lệch lạm phátdựa vào thuyết ngang giá sức mua của đồng tiền PPP Theo thuyết này, mức giá của mộtnước tăng lên tương đối so với mức tăng giá của nước khác trong dài hạn sẽ làm chođồng tiền của nước đó giảm giá và ngược lại Như vậy, yếu tố chênh lệch lạm phát chỉ cóảnh hưởng đến biến động của tỷ giá trong dài hạn Việc nghiên cứu yếu tố này để làm cơsở dự đoán biến động của tỷ giá trong ngắn hạn sẽ đem lại kết quả không đáng tin cậy.Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vàotỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồngnội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng.

Trang 15

Bảng 2.4 Một số kết quả diễn biến lạm phát, lãi suất, tỷ giá và tăng trưởng kinh tế ở ViệtNam từ năm 1990 – 2004

CPI sovới năm

Ls thấpnhất-cao

Hiệu số tỷgiáVND/USD

Tăngtrưởng ktế

Ngoài các nguyên nhân như lạm phát do cầu kéo, chi phí đẩy… thì phải xét đếnyếu tố kì vọng, khi đã kì vọng nó sẽ tiếp tục diễn ra Ví dụ như kì vọng lạm phát sẽ tiếptục gia tăng thì VND càng mất giá khiến nhà đầu tư thích nắm giữ USD hơn khiến chocầu ngoại tệ tăng và tỷ giá tăng lên là điều chắc chắn xảy ra sau đó Tóm lại tất cả các yếutố do lạm phát tác động lên cung cầu ngoại tệ đều làm tỷ giá thay đổi theo.

Ngược lại, tỷ giá cũng tác động lên lạm phát theo chiều ngược lại Tỷ giá phản ánhsức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ Khi tỷ giá này tăng nghĩa là sức mua củađồng nội tệ yếu hơn ngoại tệ và ngược lại Ta đã biết tỷ giá tăng có lợi cho xuất khẩu.Hàng hóa nội tệ rẻ hơn tương đối so với hàng ngoại ở thị trường nước ngoại tệ, vì thếđiều này thúc đẩy xuất khẩu để thu về được số giá trị xuất khẩu lớn hơn trước Thế nhưngđiều này lại làm giá trị nhập khẩu có xu hướng gia tăng đắt hơn Như thế việc nhập khẩunguyên nhiên liệu đã đẩy chi phí sản xuất của doanh nghiệp, dịch vụ lên cao hơn, mặtbằng giá cả tăng lên Đó là lí do khiến lạm phát thay đổi theo hướng tăng

Vì thế, theo tình hình cuối quý 3, chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang A nhận định:Một trong những nguyên do khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2010 vọt mức 3,1% sau 5tháng kiềm chế được lạm phát ở dưới mức 0,3% là sự điều chỉnh từ NHNN ngày17/8/2010 tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam với Đô la Mĩ, áp dụngcho ngày 18/8/2010 từ mức 18.544 VND lên mức 18.932 VND (tăng gần 2,1%) Trongkhi đó biên độ tỷ giá giữ nguyên ở mức 3% Đây là lần thứ hai kể từ đầu năm NHNNtrực tiếp tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng Trước đó, ngày 11/2/2010, nhà điều hànhchính sách tiền tệ cũng đã có quyết định tăng tỷ giá này thêm hơn 3%, lên mức 18.544VND và cố định từ đó cho đến nay, mức trần tỷ giá USD/VND mà các NHTM có thểgiao dịch trong ngày 18/8/2010 sẽ ở mức 19.500 VND (làm tròn số), thay cho mức tối đa

Trang 16

19.100 VND trước đó Động thái này nhằm kiềm chế nhập siêu nhưng kết quả lại ngượcvới mong muốn.

2.3.2 Lãi suất

Nói đến lãi suất là nói đến ảnh hưởng của nó lên quyết định nắm giữ đồng tiềnnào đó, quyết định đi vay đồng tiền nào có lợi hơn Nếu lãi suất nội tệ lớn hơn lãi suấtngoại tệ, nghĩa là đồng tiền nội tệ hấp dẫn hơn ngoại tệ, thu hút dòng vốn bên ngoài vàotrong nước Khi đó người ta sẽ quyết định đi vay ngoại tệ, bán ngoại tệ để gửi ngân hàngbằng đồng nội tệ hoặc mua nội tệ

 Cung ngoại tệ thị trường trong nước tăng, cầu ngoại tệ có thể không đổihoặc giảm do người có ngoại tệ không muốn nắm giữ bằng đồng nội tệ Do đó, tỷ giáthay đổi phụ thuộc vào mức độ thay đổi của cung cầu

Theo vneconomy, bốn tháng đầu năm 2010 lãi suất USD trên thị trường Việt Namlà 4 – 4,5%/năm trong khi lãi suất vay VND là khoảng 5%/năm khiến cho nhiều nhà nhậpkhẩu không vay VND đổi ra USD nữa mà vay thẳng USD Nhà xuất khẩu thì được Nhànước cho phép vay USD để bán lấy VND nên chính vì vậy làm giảm cầu USD, tăng cungUSD Kết quả tỷ giá ba tháng tiếp theo giảm, nghĩa là VND lên giá.

Lãi suất và tỷ giá chỉ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau một cách gián tiếp,chứ không phải là mối quan hệ trực tiếp và nhân quả Các yếu tố để hình thành lãi suất vàtỷ giá không giống nhau Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung - cầu vốn chovay Còn tỷ giá hối đoái thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định, mà quan hệ nàylại do tình hình của cán cân thanh toán dư thừa hay thâm hụt quyết định Như vậy là nhântố hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau, do đó biến động của lãi suất khôngnhất thiết đưa đến tỷ giá hối đoái biến động theo Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắnhạn của nước ngoài chạy vào, nhưng khi tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nướckhông ổn định, thì không nhất thiết thực hiện được Bởi vì với vốn nước ngoài, vấn đề lúcđó lại đặt ra trước tiên là sự đảm bảo an toàn cho số vốn chứ không phải là vấn đề đượclãi nhiều Cho nên khi VND bị mất giá cuối tháng 8/2010 thì dân chúng khoái nắm giữUSD hơn để sau đó đổi USD sang VND tiêu dùng, điều này có thể làm người gửi USDrút khỏi ngân hàng Do đó sau khi tỉ giá USD/VND liên ngân hàng tăng thêm 2,1%, tỉ giángoại tệ tại các ngân hàng tăng hết biên độ cho phép 3%, ở mức 19.500 VND/USD, lậptức lãi suất USD của một số ngân hàng bắt đầu tăng theo tỉ giá để giữ chân khách hàng

2.3.3 Cán cân thanh toán và tỷ giá

2.3.3.1.Tác động của cán cân thanh toán lên tỷ giá

Cán cân thanh toán của một nước phản ánh đầy đủ những xu hướng cung và cầungoại hối trong các giao dịch quốc tế vì thế nó tác động mạnh mẽ đến tỷ giá Nó được ghichép qua bảng cán cân thanh toán gọi là BOP (Balance of payments) như là sự ghi chéptoàn diện và tổng thể nhất hoạt động thương mại bên ngoài một quốc gia, phản ánh sựchu chuyển thay đổi các luồng vốn ra vào, từ đó khái quát nhất về cung và cầu ngoại tệcủa nền kinh tế Do đó hiển nhiên BOP có quan hệ mật thiết với yếu tố tỷ giá Tình hình

Trang 17

mất cân đối của cán cân thanh toán phản ánh sự thay đổi của cung - cầu ngoại hối trên thịtrường, nên sẽ tác động liền đến tỷ giá.

- Cán cân thặng dư nghĩa là nguồn thu lớn hơn nguồn chi, lượng cung ngoạitệ phát sinh lớn hơn lượng cầu ngoại tệ phát sinh, nên tỷ giá sẽ giảm xuống (1)

- Cán cân thanh toán thâm hụt nghĩa là lượng cung ngoại tệ phát sinh nhỏhơn lượng cầu ngoại tệ, nên tỷ giá sẽ đi tăng lên.(2)

- Cán cân thanh toán cân bằng nghĩa là lượng cung bằng lượng cầu ngoại tệphát sinh như thế tỷ giá ổn định nhưng thực tế cán cân một nước rất hiếm khi ở trạng tháinày, nếu có chỉ trong thời điểm hay thời gian ngắn hạn.

Tất cả những yếu tố làm thay đổi cán cân thanh toán sẽ làm thay đổi tỷ giá Sauđây là bảng xem xét thay đổi của tỷ giá khi các yếu tố tác động thay đổi.

Bảng 2.5 Các yếu tố làm thay đổi tỷ giá

Yếu tốcủa yếu tốThay đổixuất, nhậpThay đổikhẩu

Cung/Cầungoại tệ thay

Tỷ giá

Mức giá cảtương đối so với

ở nước ngoài

Thu nhập ngườicư trú so vớingười không cư

Thuế & hạnngạch trong

Thuế & hạnngạch nước

Trang 18

Lấy ví dụ về giá cả hàng hóa Việt Nam và Nhật Bản.

Khi giá cả hàng hóa Việt Nam tăng lên, thì nhu cầu hàng hóa của Việt Nam giảmxuống và VND có khuynh hướng giảm xuống Ngược lại, nếu như giá hàng hóa của Nhậtgia tăng trong sự giảm giá hàng hóa của Việt Nam, thì nhu cầu hàng hóa của Việt Namtăng lên và VND có khuynh hướng tăng giá.

Như vậy, trong dài hạn, một sự tăng lên mức giá của một quốc gia (so với mức giánước ngoài) dẫn đến đồng tiền của quốc gia đó giảm giá, và một sự giảm đi mức giá củaquốc gia đó dẫn đến đồng tiền của quốc gia đó lên giá.

Hàng rào thương mại:

Hàng rào thương mại như là thuế quan và hạn ngạch có thể tác động đến tỷ giá.Ví dụ khi Việt Nam gia tăng thuế quan hoặc giảm thấp hạn ngạch nhập khẩu đốivới sản phẩm thép của Nhật Bản Sự gia tăng hàng rào thương mại đối với sản phẩm thépcủa Nhật làm gia tăng nhu cầu thép sản xuất của Việt Nam trên thị trường quốc tế vàVND có khuynh hướng lên giá, vì sản phẩm thép của Việt Nam bán chạy thậm chí vớigiá trị VND cao hơn.

Như vậy, sự gia tăng hàng rào thương mại dẫn đến đồng tiền của quốc gia có

khuynh hướng lên giá trong dài hạn.

Sở thích hàng nội so với hàng ngoại:

Ví dụ khi người Việt Nam thích hàng nhập khẩu của Nhật, thì nhu cầu nhập khẩuhàng hóa Nhật trên thị trường Việt Nam tăng lên, dẫn đến Yên Nhật lên giá và đồng ViệtNam giảm giá

Khi người Nhật có nhu cầu về nhập khẩu hàng hóa nông sản của Việt Nam, thìdẫn đến giảm giá Yên Nhật và đồng Việt Nam lên giá

Như vậy, nhu cầu xuất khẩu của một quốc gia gia tăng dẫn đến đồng tiền của quốc

gia đó lên giá trong dài hạn, ngược lại, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia giatăng dẫn đến đồng nội tệ mất giá.

Năng suất lao động:

Khi năng suất lao động của một quốc gia cao hơn quốc gia khác, làm cho giá cảhàng hóa nội địa của quốc gia này thấp hơn hàng hóa nước ngoài, dẫn đến nhu cầu hànghóa nội địa tăng cao, đồng nội địa lên giá.

Như vậy, trong dài hạn, khi năng suất của một quốc gia cao hơn quốc gia khác, thì

đồng tiền của quốc gia đó lên giá. Đầu tư nước ngoài:

Đầu tư ra nước ngoài, cũng ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái, cư dân trong nước dùngtiền mua tài sản ở nước ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp (xây dựng nhà máy, thành lập cácdoang nghiệp ) hay đầu tư gián tiếp (mua cổ phiếu, trái phiếu ) Những nhà đầu tư nàymuốn thực hiện hoạt động kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ Họ mua ngoại tệ trên thị

Trang 19

trường, luồng vốn ngoại tệ chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái sẽ tăng Ngược lại mộtnước nhận đầu tư từ nước ngoài, luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước, làm cho cungngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái giảm.

Đầu tư ra nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy ra và luồng vốn chảyvào một nước Khi đầu tư ra nước ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong nước nhỏhơn dòng vốn chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái tăng Tỷ giá hối đoái sẽ giảm trongtrường hợp ngược lại, đầu tư ra nước ngoài ròng âm Theo quy luật tối ưu hoá, luồng vốnsẽ chảy đến nơi nào có lợi nhất, tức là hiệu suất sinh lời cao nhất Một nền kinh tế sẽ thuhút được các luồng vốn đến đầu tư nhiều hơn khi nó có môi trường đầu tư thuận lợi, nềnchính trị ổn định, các đầu vào sẵn có với giá rẻ, nguồn lao động dồi dào có tay nghề, thịtrường tiêu thụ rộng lớn, lãi suất cao và sự thông thoáng trong chính sách thu hút đầu tưnước ngoài của Chính phủ.

2.3.3.2.Tỷ giá ảnh hưởng lên cán cân thanh toán

Trong cán cân thanh toán, tỷ giá tác động trực tiếp đến cán cân thương mại và dịchvụ, không ảnh hưởng lên cán cân thu nhập và chuyển giao một chiều

Cán cân thương mại khá nhạy cảm với tỷ giá khi tỷ giá có sự thay đổi Ở (1) tỷ giágiảm xuống, chính điều đó làm kích thích tăng nhập khẩu khi mà giá hàng hóa ngoàinước rẻ hơn tương đối so với hàng trong nước, cán cân lại thăng bằng Ở (2), tỷ giá tănglên kích thích xuất khẩu vì hàng trong nước rẻ hơn tương đối so với hàng nước ngoài,làm giảm dần chênh lệch xuất nhập khẩu, cán cân có xu hướng cân bằng Có thể nói tỷgiá có tác động cân bằng lên cán cân tuy nhiên điều này chỉ có ý nghĩa khi xuất khẩu,nhập khẩu co giãn vì khi tỷ giá thay đổi nhu cầu hàng hóa thay đổi mà doanh nghiệp cầncó thời gian điều chỉnh việc sản xuất cho dù cầu hàng trong nước của nội địa hay ngoạiđịa tăng hay giảm Nói chung trong dài hạn sẽ có sự thay đổi lên cán cân từ sự thay đổi tỷgiá Một quốc gia muốn cán cân thặng dư, nâng cao khả năng cạnh tranh có thể phá giáđồng nội tệ, điển hình như Trung Quốc

Để cải thiện tình hình xuất khẩu, sau nhiều lần phá giá không thành công, năm1994 Trung Quốc quyết định phá giá mạnh đồng NDT với biên độ phá giá lên tới 50%, từ mức 5,75 NDT/USD năm 1993 lên 8,7 NDT/USD cùng với việc thành lập thịtrường ngoại hối liên ngân hàng Động thái này đã có kết quả tức thì khi cán cân thâm hụtchuyển sang thặng dư, giữ vững cho đến khi gia nhập WTO 2001 Biết rằng trước đó cáncân thương mại của nước này luôn liên tục thâm hụt trong 11 năm 1978 – 1993.

Đồ thị 2.4 Cán cân thương mại của Trung Quốc (1990-2000)

Trang 20

Nguồn: china statistical year bookĐồ thị 2.5 Vốn FDI ở Trung Quốc qua các năm từ 1987 – 1998

Nguồn: china statistical year bookCó thể nhận thấy một sự thay đổi thuận chiều giữa việc giảm giá đồng NDT với sựtăng trưởng mạnh của dòng vốn FDI chảy vào Trung Quốc Trung Quốc hấp dẫn FDI bởimột thị trường tiêu thụ khổng lồ có sức tăng trưởng cao Những năm 1980 và 1990 họ đổxô vào đây vì một thị trường bán hàng to lớn 1,3 tỷ dân, chi phí thấp và cạnh tranh cao,nghĩa là muốn bán được hàng phải sản xuất tại đây Và một nguyên nhân của thành tíchnày là bên cạnh những nỗ lực khác chính phủ nước này duy trì sự mất giá của đồng nộitệ, tỷ giá cao và Trung quốc trở thành nước thu hút nhiều FDI nhất trên thế giới khi bướcsang thế kỉ XXI.

Tỷ giá hầu như không ảnh hưởng lên cán cân vốn, nghĩa là khi tỷ giá thay đổi cáncân vốn hầu như không thay đổi, nó bị chi phối nhiều nhất là yếu tố lãi suất.

2.3.4 Các yếu tố khác:

 Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ:

Trang 21

Khi chính phủ thực hiện thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô và làm ảnh hưởngđến các chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, bội chi ngân sách… đều gây ảnhhưởng đến sự thay đổi tỷ giá hối đoái.

Chẳng hạn như khi cán cân một nước thâm hụt, để tránh đồng nội tệ lên giá làmmất đi yếu tố kích thích xuất khẩu, lúc này NHTW can thiệp vào thị trường ngoại hối đểduy trì hay điều chỉnh mức tỷ giá theo như ý muốn, đó là tăng cung ngoại tệ bằng cáchbán ngoại tệ ra Ngược lại, khi cán cân thặng dư, NHTW mua ngoại tệ để bình ổn tỷ giátrong biên độ cho phép.

Tóm lại NHTW thực hiện chính sách tỷ giá ổn định là để phục vụ cho mục đíchtăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp, bình ổn giá cả kiềm chế lạm phát nhưng đôi khicác chính sách khác có thể làm cho chính sách tỷ giá không như mong muốn.

 Yếu tố tâm lý:

Được thể hiện bằng sự phán đoán thị trường về các sự kiện kinh tế, chính trị… Từnhững sự kiện này, người ta dự đoán chiều hướng phát triển của thị trường và thực hiệnnhững hành động đầu tư về ngoại hối làm cho tỷ giá có thể đột biến tăng, giảm trên thịtrường Nếu công chúng mất niềm tin vào đồng nội tệ thì họ sẽ tìm mọi cách nắm giữđồng tiền khác có giá hơn, khiến cho cầu ngoại tệ càng tăng và đồng nội tệ lại càng mấtgiá.

3.Các cộng cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái ổn định là một trong những mục tiêu quản lý vĩ mô của nền kinhtế Vì vậy khi tỷ giá biến động thì cần có sự điều tiết để đảm bảo ổn định thị trường ngoạihối và các hoạt động liên quan đến nền kinh tế nước nhà Do vậy, việc sử dụng các côngcụ điều chỉnh phù hợp là hết sức cần thiết Trên thực tế việc tác động đến tỷ giá hối đoáiđược thực hiện phối hợp bởi nhiều công cụ và bằng nhiều cách thức khác nhau tùy vàotình hình biến động của nền kinh tế Sau đây là một vài công cụ được sử dụng phổ biếnhiện này

3.1.Lãi suất tái chiết khấu :

Phương pháp lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá hối đoái là phương phápđược sử dụng vừa mang tính cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài trong mục tiêu vĩmô của nền kinh tế.

Khái niệm: Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà NHTW đánh vào các khoản

tiền cho các NHTM vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của cácngân hàng này Lãi suất tái chiết khâu là một công cụ của chính sách tiền tệ để điều chỉnhlượng cung tiền và nó có tác động đến tỷ giá hối đoái.

Cơ chế tác động: Dựa trên cung và cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi NHTW tăng mức lãi suất táichiết khấu sẽ làm mặt bằng lãi suất trên thị trường sẽ tăng Cụ thể khi lãi suất cơ bản tăng

Trang 22

thì lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi tăng Lãi suất tăng sẽ thu hút nhiều luồng vốnngoại tệ chạy vào trong nước Chính điều này sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng, trong khicầu ngoại tệ không đổi làm cho đồng nội tệ lên giá tương đối so với đồng ngoại tệ Điềunày có nghĩa là tỷ giá hối đoái giảm.

Ngược lại, khi NHTW điều chỉnh giảm lãi suất tái chiết khấu sẽ làm cho mặt bằngchung về lãi suất trên thị trường nước này giảm Điều này làm cho các luồng vốn ngắnhạn nước ngoài đang đầu tư ở thị trường sinh lợi ít hơn so với thị trường ở nước ngoài.Dẫn đến tình trạng các luồng ngoại tệ rút ra khỏi nước này và đầu tư ở các nước khác,làm cho cung ngoại tệ giảm trong khi cầu không đổi và làm cho tỷ giá sẽ tăng lên

Lãi suất và tỷ giá là hai yếu tố hết sức nhạy cảm với sự biến động của thị trường.Chúng có tác động mạnh đến cán cân thanh toán, cán cân mậu dịch, cũng như hoạt độngthu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước… Lãi suất chỉ có tác động gián tiếp đến tỷ giá vìđóng vai trò là biến ngoại sinh; tuy nhiên nó lại tác động trực tiếp đến đầu tư và sản xuấtkinh doanh vì gắn liền với chi phí sử dụng vốn Do vậy, việc sử dụng công cụ này cầnnhiều sự cân nhắc, hết sức thận trọng.

Lãi suất và tỷ giá là các công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ Chúng có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động lên các hoạch định củanền kinh tế Sự khập khễnh giữa chính sách lãi suất và tỷ giá có thể gây ra những hậu quảbất lợi như: nội tệ bị mất giá gây nguy cơ lạm phát, “chảy máu” ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ,hạn chế nguồn vốn đầu tư nước ngoài… Vì vậy, trong quản lý vĩ mô chính sách lãi suấtvà tỷ giá phải được xử lý một cách đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tếtrong từng thời kỳ nhất định.

Tuy nhiên, cách dùng lãi suất để điều hành chính sách tỷ giá cũng có những hạnchế nhất định Bởi vì lãi suất và tỷ giá chỉ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau mộtcách gián tiếp, chứ không phải là mối quan hệ trực tiếp và nhân quả Các yếu tố để hìnhthành lãi suất và tỷ giá không giống nhau Lãi suất biến động do tác động của quan hệcung cầu của vốn cho vay Lãi suất có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bìnhquân và trong một tình hình đặc biệt, có thể vượt quá tỷ suất lợi nhận bình quân Còn tỷgiá hối đoái thì do quan hệ cung - cầu về ngoại hối quyết định, mà quan hệ này lại do tìnhhình của cán cân thanh toán dư thừa hay thiếu hụt quyết định Như vậy là nhân tố hìnhthành lãi suất và tỷ giá không giống nhau, do đó biến động của lãi suất (lên cao chẳnghạn) không nhất thiết đưa đến tỷ giá hối đoái biến động theo (hạ xuống chẳng hạn) Lãisuất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy vào, nhưng khi tình hìnhchính trị, kinh tế và tiền tệ trong nước không ổn định, thì không nhất thiết thực hiện được,bởi vì với vốn nước ngoài, vấn đề lúc đó lại đặt ra trước tiên là sự đảm bảo an toàn cho sốvốn chứ không phải là vấn đề thu hút được lãi nhiều Tuy nhiên, nếu tình hình kinh tế,chính trị, tiền tệ của các nước đều đại thể như nhau, thì phương hướng đầu tư ngắn hạnvẫn hướng vào những nước có lãi suất cao Và để can thiệp vào tỷ giá thì phải có một thịtrường vốn (nhất là thị trường vốn ngắn hạn) đủ mạnh, tự do và linh hoạt Phương án sửdụng công cụ lãi suất can thiệp tới tỷ giá vẫn là một trong những phương án được cácnước sử dụng nhiều nhất trong các công cụ gián tiếp và nó tỏ ra có hiệu quả nhất.

Trang 23

Điều hành và xử lý mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá là một kỹ thuật khó và phứctạp, đòi hỏi khả năng ứng biến rất cao Bởi vì hai biến số này bị tác động bởi nhiều yếu tốnhư tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, lạm phát, đầu tư nước ngoài, chính sách, kinh tế, tàichính của chính phủ, các yếu tố tâm lý… Mà các yếu tố lại thường đan xen vào nhau vàtùy thuộc vào từng thời điểm cụ thể, tình hình cụ thể, sẽ có yếu tố nổi bật là nguyên nhânlàm thay đổi lãi suất và tỷ giá, cũng có yếu tố trở thành hệ quả của sự thay đổi lãi suất vàtỷ giá Chính mối quan hệ biện chứng này làm cho việc điều hành và xử lý mối quan hệgiữa lãi suất và tỷ giá trở nên khó khăn, phức tạp Vai trò của lãi suất và tỷ giá như lànhững công cụ tích cực trong phát triển kinh tế, đồng thời là những công cụ kiềm hãm sựphát triển ấy, tùy thuộc vào sự khôn ngoan hay vụng về trong việc sử dụng chúng

3.2.Nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHTW mua vào hoặc bán ra những giấy tờcó giá của chính phủ trên thị trường Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá,NHTW tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điềutiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường.

Đây là công cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoái phổ biến nhất hiện nay Đối với nhữngquốc gia có tiềm lực kinh tế lớn, thì công cụ này mang tính tích cực trong việc ổn định tỷgiá hối đoái Tuy nhiên để thực hiện được công cụ này thì cần phải có sự tham gia tíchcực của chính phủ và NHTW.

Cơ chế tác động: cũng dựa trên quan hệ cung - cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại

3.2.1 Nghiệp vụ thị trường mở nội tệ

Đây là nghiệp vụ dễ dàng thực hiện và có tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái.Nghiệp vụ này tác động đến cung tiền trong nước, NHTW đóng vai trò là người mua bántiền tệ trực tiếp cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng tại một mức tỷ giá nào đó Đểcông cụ này có hiệu quả thì quốc gia phải có lượng dự trữ ngoại tệ lớn.

Trong lưu thông khi mà ngoại tệ bị thừa dẫn đến đồng nội tệ bị định giá cao làmảnh hưởng đến xuất khẩu thì NHTW tiến hành mua ngoại tệ vào và đẩy đồng nội tệ ranhằm làm tỷ giá ổn định.

Khi tính thanh khoản của các tài sản tài chính bị giảm xuống do thị trường thiếunội tệ thì NHTW cũng tiến hành hút ngoại tệ vào và bơm nội tệ ra lưu thông.

Khi nền kinh tế phát triển mạnh thu hút các luồng vốn ngoại tệ chảy vào cùng vớicác luồng kiều hối đổ về làm cho lượng ngoại tệ tăng lên; tuy nhiên, khi đầu tư vào mộtnền kinh tế thì phải quy đổi lượng vốn ngoại tệ này sang nội tệ nên NHTW sẽ mua lượngngoại tệ này và bơm nội tệ ra ngoài Tuy nhiên như vậy sẽ gia tăng áp lực lạm phát khi đóchính phủ sẽ phát hành các công cụ nợ để hút lượng nội tệ từ lưu thông về nhằm chi tiêucho các dự án quốc gia, nếu chính phủ không có khả năng hút nội tệ nữa thì khi đóNHTW sẽ ra tay phát hành các loại công cụ nợ như tín phiếu và hối phiếu để hút nội tệ vềnhư vậy áp lực lạm phát sẽ được giảm thiểu.

Trang 24

3.2.2 Nghiệp vụ thị trường mở thuần tuý

Nghiệp vụ này được sử dụng để thay đổi lượng cung tiền lưu thông từ đó làm thayđổi tỷ giá hoặc lãi suất thông qua việc mua bán các giấy tờ có giá Để công cụ này hoạtđộng có hiệu quả cần các điều kiện sau:

 Môi trường hoạt động của nghiệp vụ này là thị trường chứng khoán, do đóthị trường chứng khoán phải phát triển để phát huy được tác dụng Tuy nhiên nghiệp vụnày vẫn có thể được sử dụng trên thị trường tiền tệ hoặc thị trường vốn.

 Các loại chứng khoán được giao dịch bằng nghiệp vụ này phải có độ rủi rothấp, tính thanh khoản cao, ổn định và quen thuộc với tầng lớp dân cư.

 Nghiệp vụ này phải được tiến hành một cách khách quan, không tạo raxung đột lợi ích, vai trò của NHTW với các thành viên là ngang nhau.

 Có một cơ chế giám sát lượng cung cầu tiền và giá cả của các loại chứngkhoán được mua bán nhằm có thể thực hiện việc giao dịch một cách thường xuyên phùhợp với nhu cầu trong lưu thông

NHTW là người chủ động lựa chọn thành viên tham gia trên thị trường.Các đối tácnày phải thoả mãn: có tình hình tài chính lành mạnh và việc giao dịch với các đối tác đócó lợi cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW Mức độ thứ bậc sẽ phân chia nhưsau:

 NHTM và các tổ chức tín dụng: là trung gian tài chính cho nền kinh tế, khiNHTW tác động đến thì chính là tác động lan toả đến toàn bộ nền kinh tế.

 Các tổ chức tài chính phi ngân hàng: là nơi huy động được một lượng lớnvốn dư thừa của xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nên NHTW muốn tác động đến lưuthông tiền tệ thì cần tác động đến đội tượng này.

 Các khách hàng lớn

Nghiệp vụ này ngoài chức năng tác động đến lãi suất còn có chức năng duy trì mộttỷ giá hối đoái cố định với một số loại ngoại tệ nào đó Trong trường hợp bản vị vàng thìnghiệp vụ này được sử dụng để duy trì tỷ giá tương ứng với biến động giá vàng (nghĩa làgiá trị nội tệ cố định với giá vàng).

Tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của đối tác mà dẫn đến sự hiệu quả của nghiệp vụthị trường mở Nếu trong nền kinh tế mà hệ thống NHTM là nơi tích tụ nhiều vốn thì việctác động duy nhất đến hệ thống NHTM là có thể tác động lan toả đến toàn bộ nền kinh tếchứ không nhất thiết phải tác động đến toàn bộ các đối tác.

Nghiệp vụ thị trưởng mở có thể tác động một cách linh hoạt lên cung tiềntácđộng lên tỷ giá và giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà vì bản thân NHTW khi thựchiện nghiệp vụ thị trường mở được xem như là một chủ thể kinh doanh bình đẳng trên thịtrường nên có thể chủ động một cách nhanh chóng trong mua và bán giấy tờ có giá vàchính vì vai trò kinh doanh này của NHTW mà khi thực hiện chính sách tiền tệ thông qua

Trang 25

công cụ này cũng sẽ dễ dàng hơn ví dụ như có thể tăng lãi suất để hấp dẫn các thành viênmua giấy tờ có giá.

 Để có thể thực hiện có hiệu quả chính sách hối đoái thông qua nghiệp vụ thịtrường mở, một trong những điều không thể thiếu được là đòi hỏi NHTW phải có dự trữngoại tệ thật dồi dào và đủ lớn để có thể can thiệp vào thị trường khi cần thiết tức là phảixây dựng quỹ bình ổn ngoại hối Chính sách này chỉ có tác dụng tạm thời và hạn chế sựbiến động của tỷ giá chứ không thể thay đổi được tình hình tỷ giá trong nước Nếu tỷ giágiảm sút do cán cân thanh toán quốc tế hay bị lạm phát, NHTW áp dụng chính sách hốiđoái là tung ngoại tệ ra bán thì sẽ làm cho dự trữ ngoại tệ càng căng thẳng, tình hình haohụt ngày càng nghiêm trọng hơn do vậy tỷ giá hối đoái càng bị giảm sút

Do đó việc sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở cần phải có sự phối hợp điềuchỉnh của nhiều chính sách vĩ mô khác để điều hòa

3.3.Lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái

Chính phủ lập ra quỹ riêng nhằm chủ động can thiệp kịp thời vào thị trường tiền tệkhi tỷ giá biến động vượt xa so với mức mà NHTW cho phép

Quỹ dự trữ hối đoái là tập hợp những quỹ tiền bằng các đồng ngoại tệ khác nhauđược NHTW và các tổ chức tiền tệ nắm giữ Ngoại tệ ở đây có thể là USD, Euro, Yên vàchúng là tài sản của NHTW Chính phủ hoặc các thể chế tài chính dùng chúng để mua lạicác khoản nợ, như mua nội tệ và các khoản tiền gửi dự trữ của NHTM tại NHTW.

Trước đây, dự trữ ngoại hối chỉ ở dưới dạng vàng, ví dụ như quỹ dự trữ vàng quốcgia Nhưng dưới chế độ hệ thống tỷ giá Bretton Woods, Mỹ đã cố định giá trị của đồngUSD so với vàng và cho phép chuyển đổi từ USD ra vàng Do được đảm bảo bằng vàng,người ta bắt đầu dùng USD để dự trữ Nhưng sau đó Mĩ bỏ tiêu chuẩn vàng của USD, tuynhiên đồng USD vẫn được người ta thừa nhận và nó vẫn là một đồng tiền quan trọngdùng trong dự trữ quốc gia Ngày nay, không chỉ có USD mà các đồng tiền có thể tự dochuyển đổi đều được các NHTW sử dụng trong dự trữ ngoại hối của mình.

Ở hệ thống tỷ giá thả nổi, dự trữ hối đoái cho phép NHTW mua lại đồng nội tệ,thay đổi tài sản để trả nợ Như vậy dự trữ hối đoái là phương tiện để NHTW ổn địnhđồng nội tệ chống lại những thay đổi quá mức, bảo vệ hệ thống tiền tệ quốc gia chống lạicác cú shock tiền tệ Dự trữ càng lớn được xem là càng mạnh Nó giúp chính phủ dễ dàngmua lại nội tệ bất cứ lúc nào cần Dự trữ ít hoặc dữ trữ bị giảm đi là dấu hiệu cho thấyquốc gia đó sắp xảy ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ.

Đôi khi NHTW cho rằng nắm giữ một lượng dự trữ ngoại tệ lớn là một thước đoan toàn Điều này chỉ đúng khi NHTW dùng ngoại tệ làm chỗ dựa cho vị thế đồng nội tệ.Nhưng thường thì một lượng dự trữ ngoại tệ quá lớn không phải là một tấm chắn tốt đểchống lạm phát nhưng lại khá tốt trong trường hợp chính phủ sử dụng một chính sách đốinghịch: mua vào một lượng lớn ngoại tệ để giữ cho đồng tiền của mình yếu hơn so vớicác đồng tiền tương quan để phục vụ cho chính sách điều tiết vĩ mô như gia tăng xuấtkhẩu, một cách để trợ giá cho các mặt hàng xuất khấu, hoặc bảo vệ các mặt hàng nội địakhỏi sự cạnh tranh của các mặt hàng nhập khẩu …

Trang 26

Một quốc gia có một lượng dự trữ lớn sẽ có khả năng điều khiển thị trường tiền tệ.Như vậy, một mặt chính phủ có thể gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Mặt khác, việcnắm giữ lượng ngoại tệ lớn cũng phải đánh đổi một chi phí cơ hội lớn Các tổn thất ngânsách của việc nắm giữ quá nhiều dự trữ ngoại tệ xuất hiện khi tiền lời mà họ nhận được từcác khoản dự trữ thấp hơn chi phí trung bình họ phải trả cho các chứng khoán nợ đã pháthành Thêm nữa chính phủ quốc gia nhiều nước thường phải gánh chịu những tổn thất tolớn trong việc quản lý danh mục ngoại tệ dự trữ Khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra và tất cảdự trữ ngoại hối được tung ra hết Cuối cùng nó lại trở thành chi phí ngân sách Thậm chínếu không xảy ra khủng hoảng tiền tệ, thì quốc gia vẫn tốn chi phí ngân sách, giống nhưnó đã từng xảy ra ở Trung Quốc trong 2 năm 2005 và 2006, khi Trung Quốc nắm giữ mộtlượng rất lớn tài sản bằng USD nhưng đồng NDT lại không ngừng tăng giá.

Mặc dù vậy thì quỹ dự trữ bình ổn hối đoái đóng một vài trò hết sức quan trọngđối với việc giữ vững vị thế của đồng tiền quốc gia, vừa hạn chế sự mất giá của đồng tiềnvừa góp phần ổn định tỷ giá hối đoái.

3.4.Công cụ hành chính

Mỗi quốc gia cần xây dựng một hành làng pháp lý về chính sách tỷ giá và quản lýngoại hối vững chắc, phù hợp với thể chế chính trị của từng quốc gia để hỗ trợ trong việcđiều hành và quản lý tỷ giá.

Các biện pháp can thiệp hành chính của chính phủ trong việc điều hành chính tỷgiá như là:

Quy định các pháp nhân và thể nhân được phép kinh doanh, mua bán ngoại tệ trênthị trường ngoại hối

Tăng cường giám sát các giao dịch ngoại hối thông qua việc kiểm soát chặt hợpđồng thành toán ngoại tệ; đề ra mức phạt nặng đối với trường hợp kê khống giá của hợpđồng xuất nhập khẩu và đối với các hành vi gian lận khác.

Duy trì công tác thành tra, kiểm tra việc thực thi quy định về chế độ quản lý ngoạihối hiện hành; cương quyết trừng phạt nặng không phân biệt thành phần kinh tế nếu xuấthiện hành vi vi phạm.

Rà soát thường xuyên các văn bản pháp quy để cải tiến kịp thời.

Các quy định chế tài buộc các tổ chức này phải bán một tỷ lệ nhất định trong mộtthời gian nhất định Đặc biệt trong thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị trườngngoại hối Nhằm đảm bảo lượng ngoại tệ lưu thông trên thị trường, hạn chế việc đầu cơtích lũy ngoại tệ nhằm hưởng chênh lệch lãi suất.

Ngoài ra tùy vào đặc điểm văn hóa, kinh tế, chính trị của từng nước mà dùng cáccông cụ hành chính để điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp.

Tuy nhiên, với xu thế mở cửa nền kinh tế, tự do hóa thương mại và tự do hóa tàichính thì các biện pháp can thiệp quá mức của nhà nước ngày càng không phù hợp Cho

Trang 27

nên xu hướng hiện nay là hạn chế sự can thiệp hành chính của nhà nước và chuyển sangdùng các công cụ của thị trường.

3.5.Phá giá và nâng giá nội tệ

Đây là biện pháp cuối cùng khi NHTW cảm thấy không thể duy trì việc can thiệpbằng các biện pháp kể trên Là biện pháp hiện đại trong điều chỉnh tỷ giá

Phá giá tiền tệ là việc giảm thấp sức mua của đồng tiền quốc gia so với ngoại tệ.Kết quả của phá giá tiền tệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự gia tăng của tỷ giá hối đoái Phágiá tiền tệ được áp dụng trong điều kiện duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định Phá giátiền tệ là biện pháp mạnh, chỉ được sử dụng trong những trường hợp hết sức cần thiết

3.6.Chính sách vĩ mô của nhà nước

Bên cạnh việc sử dụng các công cụ trực tiếp điều chỉnh tỷ giá thì cần phối hợpđồng bộ với các biện pháp quản lý vĩ mô khác của Nhà nước để hài hòa các giải pháp vớinhau để can thiệp kịp thời đến biên độ dao động của tỷ giá, phục vụ cho các mục tiêukinh tế lớn ở từng thời kỳ.

Hàng rào thuế quan: thuế quan cao có tác dụng hạn chế nhập khẩu, nhập khẩugiảm làm cho cầu ngoại tệ giảm, làm giảm sức ép lên tỷ giá Do đó kéo tỷ giá đi xuốngdần dẫn đến thế cân bằng trên thị trường hối đoái Khi thuế quan thấp có tác dụng ngượclại.

Hạn ngạch: hạn ngạch có tác dụng hạn chế nhập khẩu, do đó có tác dụng lên tỷ giágiống thuế quan cao Gỡ bỏ hạn ngạch có tác dụng làm tăng nhập khẩu nên tác dụng lêntỷ giá như thuế quan thấp.

Giá cả: thông qua hệ thống giá cả chính phủ có thể trợ giá cho các mặt hàng xuấtkhẩu chiến lược hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất Trợ giá xuất khẩu làm cho cácmặt hàng xuất khẩu rẻ hơn các mặt hàng ở nước nhập khẩu, làm tăng cầu mặt hàng xuấtkhẩu, khối lượng sản xuất tăng, nguồn thu ngoại tệ tăng, làm cho cung ngoại tệ trên thịtrường nội địa tăng, làm cho tỷ giá giảm Ngoài ra chính phủ cũng có thể bù giá cho mộtsố mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, làm cho nhập khẩu tăng lên, dẫn đến tỷ giá lại tăng.

Ngoài ra trong từng thời kỳ còn sử dụng các biện pháp cá biệt khác:Điều chỉnh tỷ lệ giữ trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM.

Quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với các hình thức tiền gửi bằng ngoạitệ…

3.7.Vai trò của nhà nước trong việc điều hành tỷ giá

Việc thực hiện một chế độ tỷ giá linh hoạt, vừa phải có sự kiểm soát với một mứctỷ giá gọi là tỷ giá chính thức được công bố bởi NHNN, cùng với một biên độ quy địnhcho các mức tỷ giá giao dịch trên thị trường so với tỷ giá chính thức đòi hỏi chính phủnói chung và NHNN nói riêng cần phải có sự can thiệp điều phối thị trường để duy trìbiên độ quy định

Trang 28

NHNN luôn phải xác định mình là một thành phần chủ chốt, thường trực của cácgiao dịch trên thị trường liên ngân hàng

Trong công tác điều hành hệ thống tỷ giá hối đoái nói chung và thị trường ngoạihối nói riêng, NHNN cần có sự phân tích rõ ràng giữa hai chức năng: chức năng ngânhàng đại diện cho Nhà nước với chức năng can thiệp thị trường Trong đó chức năngngân hàng đại diện cho Nhà nước là để thực hện các chức năng giao dịch nhằm thanhtoán các khoản thu chi của Nhà nước và giao dịch nhằm tăng tích lũy ngoại tệ theo mụctiêu Còn chức năng can thiệp thị trường là nhằm điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thịtrường

NHNN phải không ngừng chú trọng việc xây dựng và tăng cường bộ máy của thịtrường ngoại tệ liên ngân hàng bằng việc tăng số lượng thành viên trên thị trường Từngbước cho các tổ chức tín dụng không phải là NHTM tham gia đầy đủ các nghiệp vụ nhưkỳ hạn hoán đổi, mặc dù có thể giới hạn các giao dịch này chỉ được thực hiện với cácNHTM và NHNN.

NHNN và các bộ ngành phải có kế hoạch dự tính trước các giao dịch của mìnhmột cách cụ thể và không để các thành phần kinh tế khác bật ra khỏi thị trường chínhthức bằng cách các giao dịch của Nhà nước không chỉ được thực hiện trên thị trườngngoại tệ liên ngân hàng mà còn phải mở rộng giao dịch trên khu vực tự do của thị trường.

Chú trọng hơn đến việc hoàn thiện và phát triển các công cụ của thị trường ngoạitệ mà trước mắt là các nghiệp vụ đang hiện tồn tại như các nghiệp vụ mua bán có kỳ hạnngoại tệ hoán đổi bằng các biện pháp cụ thể như: NHNN và các cơ quan có trách nhiệmthường xuyên tổ chức báo cáo bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu ứng dụngkhoa học công nghệ ngân hàng, nên gấp rút tổ chức các lớp bồi dưỡng về bản chất và kỹthuật các nghiệp vụ hối đoái nói riêng và nhiệm vụ nào đó nói chung khi mới được đưavào sử dụng để đảm bảo một sự nhận thức đúng về bản chất cũng như kỹ thuật nghiệp vụkhi thực hiện

Việc can thiệp của NHNN là nhằm vào điều phối các quan hệ cung cầu trên thịtrường chứ không nên có sự can thiệp sâu vào các nghiệp vụ mang tính kỹ thuật của thịtrường

Nâng cao năng lực cho các chủ thể tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàngthông qua một số biện pháp cụ thể như: đặt mạnh trọng tâm vào việc không ngừng đổimới hệ thống thanh toán của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng và quan trọng làNHNN cả về cơ chế thanh toán và trang thiết bị kỹ thuật để hạn chế về thanh toán quanhiều trung gian mà trước hết là hệ thống thanh toán nội bộ của chính các ngân hàng, cáctổ chức tín dụng.

Bổ sung vào cơ chế điều hành tỷ giá mới một nội dung hết sức quan trọng vào đầunăm, NHNN công bố tỷ giá hối đoái danh nghĩa hàng năm, hàng quý trên cơ sở điềuchỉnh mức tỷ giá giao dịch thực tế bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đượcxác lập theo cơ chế mới Dựa vào đó các cơ quan chức năng có đầy đủ căn cứ để xác lậpcân đối lớn, vĩ mô của nền kinh tế.

Mục đích can thiệp của NHTW không hoàn toàn giống nhau, điều này phụ thuộcvào tình hình, ý đồ chiến lược của mỗi nước, ngay ở một quốc gia thì mục đích can thiệpở mỗi thời kỳ cũng khác nhau.

Trang 29

4 Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam4.1.Giai đoạn 1986 – 1996

Năm 1986 là năm có tỉ lệ lạm phát tăng cao nhất (775%), nhưng lạm phát thực sựđã xuất hiện từ nhiều năm trước đó Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ 1981 – 1985 lần lượttăng là: 70%, 95%, 50%, 65% và 92% Chỉ có điều lúc đó không ai thừa nhận có lạm pháttrong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, không ai dám đưa vấn đề ra để phân tích, bàn luậncông khai Không có giải pháp tổng thể nào được đưa ra trong một thời gian dài cho đếnkhi xảy ra cuộc đổi tiền vào năm 1985 Nhưng sau đổi tiền, CPI năm 1985 tăng đến 92%,năm 1986 lên tới 775%, nền kinh tế bước vào thời kỳ lạm phát dữ dội với tỉ lệ tăng 3 chữsố kéo dài trong 2 năm tiếp theo

Phải đến cuối năm 1988 và qua năm 1989, nhiều biện pháp về tiền tệ nhằm kiểmsoát lạm phát mới được đưa ra Một trong những quyết định quan trọng ghi nhận đượclúc đó là việc lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước mạnh tay nới lỏng tỷ giá VND/USD vàocuối năm 1988 và tiếp tục cơ chế linh hoạt đến năm 1991, trước khi bước vào giai đoạnđóng băng tỷ giá từ năm 1992

Bảng 4.1 Tình hình tỷ giá và lạm phát qua các năm từ 1989 – 1992

Tỷ giá VND/USD

Lạm phát(%)Giá chính thức

của NHNN Giá thị trường tự do tăng/giảm (%)Tốc độ

 Kích thích tâm lý nắm giữ USD để đầu cơ ăn chênh lệch giá

 Tỷ giá thường xuyên thay đổi và tình trạng thiếu ngoại tệ đã gây mất ổnđịnh nền kinh tế

 Nhà nước không kiểm soát được việc lưu thông tiền tệ

Sau năm 1992, chính phủ đã có những điều chỉnh cải cách vể chính sách tỷ giá: Quy định biên độ dao động của tỷ giá so với tỷ giá chính thức được công bốhàng ngày bởi Ngân hàng nhà nước

Trang 30

 Buộc các đơn vị kinh tế (trước hết là các đơn vị kinh tế quốc doanh) cóngoại tệ phải bán cho ngân hàng theo tỷ giá ấn định

 Bãi bỏ hoàn toàn hình thức quy định tỷ giá nhóm hàng trong thanh toánngoại thương giữa ngân sách với các đơn vị kinh tế tham gia vào hoạt động ngoại thương Sự thay đổi tỉ giá đã có tác động rất mạnh đến cán cân thương mại Tỉ lệ nhập siêuso với xuất khẩu đã lập tức giảm mạnh từ 47,6% trong năm 1986 xuống gần như cânbằng vào năm 1989 và thậm chí đã có xuất siêu vào năm 1990.

Bảng 4.2 Tình hình nhập siêu qua các năm 1986 – 1991

Nhập siêu -47,6% -30% -0,8% +2,5% -3,2%

(Nguồn: vietnamnet.vn)Trong 2 năm 1992 – 1993 nạn đầu cơ ngoại tệ về cơ bản đã được giải tỏa, nhữngđồng ngoại tệ đã được hướng mạnh vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Tình hìnhcung – cầu ngoại tệ đã được cải thiện NHTW còn khuyến khích tích lũy giá trị dưới dạngnội tệ hơn là ngoại tệ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút được lượng ngoại tệ lớn laotừ kiều hối Nhìn chung tỷ lệ lạm phát đã duy trì ở mức độ chấp nhận được và ổn định giátrị đồng Việt Nam là những kết quả đáng mong đợi trong thời kì này

Bảng 4.3 Tình hình tỷ giá và lạm phát qua các năm từ 1993 – 1996

 Tất cả các công trình nghiên cứu cũng như nhận định chung của các nhàkinh tế thì đây là giai đoạn tăng giá mạnh của đồng Việt Nam.

 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa thường xuyên bị neo trong khoảng 10.835VND/USD đến 11.060 VNĐ/USD từ năm 1993 – 1996.

 Nước ta nằm trong tình trạng nhập siêu, làm thâm hụt trong ngoại thươngcủa Việt Nam tăng, nợ nước ngoài tăng, dự trữ ngoại tệ tăng chậm, nguy cơ đỗ vỡ cán

Trang 31

cân thanh toán quốc tế luôn rình rập, báo hiệu khủng hoảng nợ nước ngoài… dẫn đếnviệc không thể thực hiện được mục tiêu cân bằng ngoại tệ.

Tuy vậy, việc duy trì chính sách tỷ giá cố định trong 1 thời gian dài đã không kíchthích được xuất khẩu dẫn đến thương mại kém phát triển

Bảng 4.4 Tình hình xuất nhập khẩu từ 1993 – 1996

Đơn vị tính: Triệu USD

Vào năm 1994 khi thị trường ngoại tệ phát triển đến một mức độ nhất định, cùngvới số lượng ngân hàng tham gia giao dịch ngày càng tăng, phạm vi và cường độ hoạtđộng ngày càng phát triển và mở rộng Trước tình hình mới Ngân hàng Nhà nước đã chophép thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng ra đời Thị trường liên Ngân hàng có quy mô lớnhơn và mang tính thị trường khách quan, linh hoạt hơn, tỷ giá hối đoái và cơ chế điềuhành của Ngân hàng Nhà nước càng sát thực tế hơn Hoạt động của thị trường liên Ngânhàng làm cho Ngân hàng Nhà nước có thể nắm bắt được diễn biến của nền kinh tế và kịpthời điều tiết tỷ giá hối đoái Ngân hàng Nhà nước bắt đầu công bố tỷ giá chính thức giữangoại tệ với VND theo tỷ giá mua bán trên thị trường chỉ dao động trong biên độ chophép là ± 0,5% so với tỷ giá chính thức (Quyết định số 245/QĐ-NH7 ngày 03/10/1994).

Sự ra đời của thị trường liên Ngân hàng nâng cao thực lực trong việc Ngân hàngNhà nước can thiệp và điều hòa hướng tỷ giá thị trường theo mục tiêu của chính sách tỷgiá và chính sách tiền tệ Tỷ giá đã phản ánh tương đối khách quan về sức mua của đồngtiền Việt Nam và quan hệ cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế Ngân hàng Nhà nướckhuyến khích các ngân hàng tham gia tích cực hơn trên thị trường ngoại tệ liên ngânhàng, và cho phép các ngân hàng được điều chỉnh tỷ giá linh hoạt hơn Năm 1996 thìmức biên độ dao động được nâng lên ±1%.

Như vậy từ năm 1989 nước ta bước sang giai đoạn tỷ giá thả nổi cho đến cuối năm1991, từ năm 1992 nước ta chuyển sang chế độ tỷ giá cố định có điều chỉnh đã phát huynhiều mặt tích cực góp phần ổn định nền kinh tế và chính sách tiền tệ

4.2.Giai đoạn 1997 – 1998

Trang 32

Năm 1997, đặc biệt là vào nửa cuối năm, khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nướckhu vực Đông Nam Á bùng nổ và tăng nhanh, các nước trong khu vực hầu như đã phágiá mạnh đồng nội tệ của mình (đồng nội tệ của Indonexia đã mất giá hơn 95%) dẫn đếntình trạng khan hiếm ngoại tệ Đồng VND được đánh giá cao hơn các đồng nội tệ của cácnước trong khu vực nên gây khó khăn lên ngành xuất khẩu của Việt Nam, nhập khẩu tăngdẫn đến thâm hụt cán cân thương mại Đồng thời nhu cầu ngoại tệ để thanh toán L/C trảchậm và trả nợ vay nước ngoài của các ngân hàng càng làm thị trường ngoại tệ căngthẳng hơn trong khi cán cân vãng lai đã bội chi đến mức báo động.

Đứng trước tình hình này, để tạo sự cân bằng cung – cầu trên thị trường và giảmáp lực căng thẳng ngoại tệ, giảm tác động tiêu cực của khủng hoảng đến nền kinh tế ViệtNam, NHTW đã phải điều chỉnh chính sách tỷ giá và đã cho phá giá đồng VND, mở rộngbiên độ giao dịch, cụ thể:

- Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 45/QĐ-NH7 ngày27/2/1997 mở rộng biên độ giao dịch từ 1%lên 5%.

- Ngày 13/10/1997, tăng biên độ dao động lên 10%.

Nới rộng biên độ giao dịch đã làm cho tỷ giá thị trường tăng mạnh Mặc dù tỷ giátăng, nhưng giá cả trên thị trường không có những biến động đáng kể.

Ví dụ: vào quý IV năm 1997, tỷ giá hối đoái công bố của NHNN suốt hơn 1 năm

là 11.170 - 11.175 VND/USD, với biên độ được phép là 10% thì giá giao dịch thườngxuyên của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là từ 12.292 - 12.293 VNĐ/USD Chênhlệch thấp tới khoảng 7 – 8% so với tỷ giá thực tế thị trường (tỷ giá hối đoái thị trường đãvọt lên tới mức trên 13.000 VNĐ/USD từ tháng 11/1997)

Một tính toán vào đầu năm 1998 cho thấy: với mức lạm phát năm 1997 của VNDlà 3,7%, của USD là 2,5%; trong lúc USD lên giá khoảng 20% thì tỷ giá giao dịch ở thịtrường ngoại tệ liên ngân hàng lúc đó là 13.567 VNĐ/USD Tính toán cho thấy NHNNthông qua tỷ giá chính thức thấp (11.175 VNĐ/USD) và biên độ khống chế 10% đãbuộc các Ngân hàng Thương mại phải giao dịch tỷ giá ở mức tối đa (sát trần) mà vẫn thấphơn 10% (13.567/12.293) so với mức thực tế (vì chưa tính tương quan của đồng USD).

Sự bất hợp lý này chỉ giải quyết bằng cách điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa(mức 10% đã là quá cao) là hết sức nguy hiểm Nhận thấy từ kinh nghiệm của các nướctrong khu vực như Thái Lan và việc cần thiết phải phá giá đồng VND Ngày 14/2/1998theo quyết định 37/1998/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ đã chính thức điều chỉnh tăngtỷ giá hối đoái chính thức 5,6% từ 11.175 lên 11.800VND/USD Với quyết định này đãgiúp giảm bớt mức độ VND bị đánh giá cao trong thanh toán đối ngoại, tạo điều kiện rútngắn chênh lệch về tỷ giá của thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do (khoảng cáchchênh lệch giữa 2 thị trường trên chỉ còn khoảng 0,2% so với đầu năm 1998 là 7 – 8%),mức chênh lệch về lãi suất nội tệ và ngoại tệ được điều chỉnh hợp lý, rủi ro tỷ giá hối đoáinói chung đã vào mức thấp xa so với các năm trước Điều này tạo điều kiện tốt cho kinhdoanh ngân hàng, ổn định tâm lý gửi tiền, nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Trang 33

Vào đầu tháng 8/1998, so với USD thì VND lên giá tuyệt đối khoảng 16%, hoạtđộng kinh tế đối ngoại gặp nhiều khó khăn hơn, nhất là xuất khẩu do sự giảm giá hàngloạt của các đồng tiền, tình hình cung cầu ngoại tệ lại căng thẳng trở lại Vì thế, ngày7/8/1998, NHNN giảm biên độ giao dịch còn 7%, tỷ giá chính thức điều chỉnh từ11.815 lên 12.298 VND/USD, tức VND giảm giá 4,1% Mặc dù biên độ được điều chỉnhgiảm nhưng tỷ giá chính thức tăng nên thực chất VND bị phá giá Tỷ giá chính thức nàyđược ấn định trên cơ sở tỷ giá mua bán trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nên tỷ giánày sẽ phản ánh sát hơn tương quan cung cầu ngoại tệ trên thị trường Quyết định này đãgiúp cho thị trường ngoại tệ liên ngân hàng giao dịch sôi động hơn, nhiều doanh nghiệp,ngân hàng chủ động hơn, cân đối nhu cầu ngoại tệ, bước đầu giải tỏa tâm lý găm giữ, đầucơ ngoại tệ.

Bảng 4.5 Tỷ giá hối đoái VNĐ/USD trong 2 năm 1997 – 1998(Tỷ giá thị trường trung bình trong tháng)

Trang 34

Tỷ lệ mất giá tháng 12

Để triệt thoái tình trạng găm giữ, đầu cơ, đào hối ngoại tệ và tập trung lượng ngoạitệ vào sự quản lý của nhà nước, vào ngày 12/9/1998 Chính phủ ban hành Quyết định số173/QĐ-TTg về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức trên cơsở tỷ lệ kết hối bắt buộc 80% số ngoại tệ phải bán của khách hàng trong vòng 15 ngày cónguồn thu ngoại tệ trừ tài khoản vãng lai, quy định chặt chẽ hơn về mức và thời gian kếthối ngoại tệ tùy thuộc đối tượng khách hàng giao dịch Mặc dù chính sách quản lý mớinày mang đậm tính chất hành chính, nhưng cũng đem lại kết quả khả quan:

- Quý IV năm 1998 doanh số mua, bán ngoại tệ liên tục tăng từ mức thấp vàitriệu USD/ngày trước đó lên mức bình quân 35 triệu USD/ngày.

- Quan hệ cung - cầu ngoại tệ chính thức trên thị trường được cải thiện đángkể đã góp phần ổn định tốt hơn tỷ giá hối đoái

- Tỷ giá giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được duy trì trongbiên độ quy định, khoảng cách chênh lệch về tỷ giá giữa thị trường ngoại tệ liên ngânhàng và thị trường tự do được giảm thiểu khá thấp (dưới 1%).

Việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN trên đây đã làm tăng sức cạnh tranh thươngmại, tác động tích cực đối với xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu của Việt Nam, giảm nhậpsiêu trong các năm 1997 – 1998, cán cân tài khoản vãng lai và cán cân thanh toán cũnggiảm dần thâm hụt, mặc dù đầu tư nước ngoài suy giảm mạnh trong các năm này Đặcbiệt, trong năm 1999, lần đầu tiên cán cân thương mại thặng dư Nhưng điều chỉnh tỷ giánhư trên cũng có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, bởi vì khi VND giảm giá đãlàm tăng thêm gánh nặng nợ nước ngoài của cả chính phủ và các doanh nghiệp có vốnvay nước ngoài, giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Sơ đồ 4.1 Tỷ giá hối đoái năm 1997

Sơ đồ 4.2 Giá trị xuất, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1986 – 2008 Đơn vị: triệu USD

Trang 35

Nguồn: Tổng cục Thống kêThực tế, mỗi sự thay đổi của tỷ giá chính thức đều có những tác động nhất địnhtrong đời sống kinh tế và đôi khi NHNN cũng rơi vào tình trạng muốn điều chỉnh tỷ giáchính thức cho phù hợp với thực tế nhưng lại rất khó khăn vì không tính toán cân nhắc kỹsẽ dẫn đến những biến động bất thường trên thị trường Nếu điều chỉnh hàng ngày sẽ gâytâm lý bất ổn, còn nếu giữ “cứng” quá lâu khi điều chỉnh rất dễ gây biến động đột ngột.Cơ chế này rõ ràng là không phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường và thông lệquốc tế Bởi vậy, việc thay đổi cách xác định mức tỷ giá là cần thiết

4.3.Giai đoạn 1999 – 2006

Từ đầu 1999, Đông Nam Á đã bước ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, chínhsách tỷ giá của Việt Nam có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế giai đoạn saukhủng hoảng trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực.

Từ 26/2/1999 bỏ hình thức công bố tỷ giá trước đây Tỷ giá hàng ngày công bố làtỷ giá giao dịch bình quân liên Ngân hàng NHTM được phép giao dịch trong biên độ chophép của NHNN (đầu tiên là , sau đó là ) Tỷ giá này được NHNN lấybình quân giữa các Ngân hàng và cho công bố là tỷ giá chính thức của ngày hôm sau Tỷgiá này có căn cứ là được lấy ở khu vực giao dịch chiếm 90% lượng ngoại tệ Đây làbước cải cách có ý nghĩa rất lớn vì nó chuyển từ cơ chế tỷ giá xác định một cách chủquan theo ý chí của NHNN sang cơ chế tỷ giá xác định khách quan trên cơ sở cung - cầucủa thị trường Đây là việc chuyển từ cơ chế tỷ giá cố định sang cơ chế tỷ giá thả nổi cóđiều tiết.

Ưu điểm của chính sách này là :

Trang 36

- Tạo quyền chủ động cho các NHTM trong việc tự quy định tỷ giá của VNDso với các ngoại tệ khác (không phải là USD).

- Giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh mà vẫn đảm bảo sựkiểm soát của nhà nước.

- Khơi thông thị trường ngoại tệ.

- Tỷ giá sẽ xích gần lại với thị trường tự do nên khả năng chênh lệch lớn giữa2 thị trường khi có biến động là khó xảy ra.

- Giải quyết vấn đề khát USD cho doanh nghiệp.

- Giảm tâm lý hoang mang dao động khi điều chỉnh tỷ giá, lòng tin vào đồngtiền ít bị lung lay, giảm tình trạng găm giữ, đầu cơ ngoại tệ.

- Tỷ giá mềm dẻo, linh hoạt hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế giúp nướcta dễ hoà nhập với nền kinh tế quốc tế hơn Đặc biệt là chuẩn bị cho năm 2007 Việt Namgia nhập WTO.

Nhược điểm của chính sách này:

- Việc lấy tỷ giá của ngày hôm trước cho dao động trong biên độ cho phép đểlàm tỷ giá giao dịch của ngày hôm sau không mang ý nghĩa kinh tế Vì tỷ giá của ngàyhôm trước không có ý nghĩa trong ngày hôm nay.

- Tỷ giá được công bố có giá trị trong một ngày sẽ bất lực khi thị trường cóbiến động mạnh về cung cầu.

- Nền kinh tế còn yếu, tâm lý chờ phá giá VND luôn thường trực, khiến tỷgiá thực tế ở thị trường liên ngân hàng luôn ở xu hướng tăng thêm với mức được phép là0,1% Để tránh xu hướng này NHNN phải thường xuyên dùng ngoại tệ can thiệp vào thịtrường, mà dự trữ ngoại tệ thì rất hạn chế.

Thực tế thì từ cuối tháng 3/1999 tỷ giá mua và bán của ngân hàng luôn cao hơn tỷgiá chính thức Như vậy tình hình đã quay trở lại như trước khi thay đổi cách xác định tỷgiá chính thức vào ngày 26/2/1999, chỉ có khác là mức chênh lệch không cao bằng trướcđó vì biên độ đã bị thu hẹp Điều này cho thấy sự thật là việc thay đổi cách xác định tỷgiá hối đoái chính thức trên tuy là sự thay đổi về cơ chế quản lý, điều hành tỷ giá cho phùhợp nhưng vẫn chưa đủ để giải quyết những bất hợp lý của cơ chế điều hành tỷ giá đã cótừ trước.

Sơ đồ 4.3 Tỷ giá hối đoái giai đoạn từ 6/2006 - 3/2008

Trang 37

Chế độ tỷ giá hiện hành nếu xét về thực chất được coi là gần với tỷ giá cố địnhnhưng có thể điều chỉnh vì thực tế là các công cụ can thiệp còn yếu kém, thuần túy mangtính kinh tế nên cần phải được hỗ trợ thêm bằng các công cụ hành chính phi kinh tế khác.Nhưng khi đã sử dụng đến các công cụ hành chính phi kinh tế thì ít nhiều cũng sẽ viphạm các quy luật thị trường hay ít nhất cũng làm cản trở và hạn chế tác động tự điềuchỉnh của các lực lượng thị trường Do đó sự tồn tại của thị trường ngầm song song vớithị trường chính thức, nơi không bị kiểm soát bởi các công cụ hành chính là một điềukhông thể tránh khỏi.

Cụ thể, vào năm 1999, ở nước ta chính thức chịu sức ép cầu lớn hơn cung ngoại tệ,các NHTM không còn đủ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu nữa Vì vậy vào ngày30/12/1999 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 242/1999/QĐ-TTg quy định doanhnghiệp nhập khẩu hàng tiêu dùng phải tự cân đối nhu cầu ngoại tệ với mục đích giảm cầungoại tệ trên thị trường chính thức, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, phần ngoại tệ phụtrội sẽ do thị trường ngầm cung cấp Điều này đã làm cho thị trường ngầm có điều kiệnphát triển và Việt Nam đã thừa nhận thị trường ngoại tệ ngầm như một bộ phận của thịtrường ngoại hối Việt Nam.

Trong giai đoạn này, chúng ta đã áp dụng chế độ tỷ giá bán thả nổi ngày càngmềm dẻo, linh hoạt hơn để đối phó với những giai đoạn mất cân bằng kinh tế vĩ mô Việcđiều chỉnh tỷ giá hối đoái buộc NHNN phải dùng các công cụ để can thiệp vào thị trườngngoại tệ chứ không còn có thể đơn giản như trước 26/2/1999.

Ở nước ta, việc sử dụng công cụ thị trường mở để điều hành tỷ giá gặp nhiều khókhăn và chưa thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu để điều hành tỷ giá và giữ nó ổnđịnh Nghiệp vụ này để sử dụng đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi nguồn ngoại tệ phải đượcquản lý tập trung vào một mối duy nhất là NHNN để có thể chủ động can thiệp Nhưngtình hình dự trữ ngoại hối nước ta luôn ở mức thấp và thiếu.

Trang 38

Từ năm 2004, cơ chế điều hành tỷ giá cũng đã có những thay đổi đáng kể:

- Vào tháng 5/2004, NHNN đã bãi bỏ các trần cố định về tỷ giá kỳ hạn đểthay bằng chênh lệch lãi suất

- Tháng 7/2006, NHNN bỏ biên độ giao dịch USD tiền mặt, cho Eximbankthí điểm cơ chế mua bán ngoại tệ mặt theo tỷ giá thỏa thuận.

Tác động của tỷ giá đến xuất nhập khẩu và cán cân thương mại

Để đánh giá tác động này ta cần xem xét đến hai chỉ số đó là chỉ số tỷ giá thựcsong phương (RER) và chỉ số tỷ giá thực đa biên (REER).

- Chỉ số tỷ giá thực song phương (RER)

Sơ đồ 4.4 Diễn biến của tỉ giá thực song phương và xuất nhập khẩu từ năm 1992 đến2008

Nguồn: http://www.adb.org/Documents/Books/Key Indicator/2008/Pdf/vie:pdfTheo lý thuyết thì khi chỉ số tỷ giá thực eR>1thì nghĩa là tỷ giá thực tăng, VNDgiảm giá thực và sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam được cải thiện Ngượclại, khi chỉ số tỷ giá thực eR<1, nghĩa là tỷ giá thực giảm, VND lên giá thực và sức cạnhtranh thương mại quốc tế của Việt Nam bị xói mòn Nếu eR=1, tức là tỷ giá thực khôngđổi, không tác động làm thay đổi trạng thái cán cân vãng lai, sức cạnh tranh thương mạiquốc tế không thay đổi.

Quan sát đồ thị ta thấy:

Giai đoạn 1997-1999, mặc dù chỉ số tỷ giá thực eR vẫn nhỏ hơn 1 nhưng sức cạnhtranh thương mại quốc tế của Việt Nam bắt đầu đươc cải thiện, thể hiện ở chỉ số tỷ giáxuất khẩu lớn hơn chỉ số tỷ giá nhập khẩu và thâm hụt của cán cân thương mại giảm Đặcbiệt, trong năm 1999, lần đầu tiên cán cân thương mại thặng dư.

Trang 39

Từ năm 2000 – 2005, chỉ số tỷ giá thực eR>1 nghĩa là tỷ giá thực tăng Mặc dù tỷgiá thực tăng nhưng không cải thiện được sức cạnh tranh thương mại quốc tế của ViệtNam vì tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu lớn hơn tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu, nướcta lại rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân thương mại kéo dài, nhập siêu.

Năm 2006, tỷ giá thực giảm do eR<1 đã làm xói mòn sức cạnh tranh thương mạiquốc tế, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhậpkhẩu, thâm hụt cán cân thương mại và nhập siêu.

- Xét đến tỷ giá thực đa phương (REER)

Về mặt ý nghĩa của REER tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng tương tựnhư tỷ giá thực song phương, nhưng REER thể hiện tương quan sức mua của nội tệ vớitất cả đồng tiền trong rổ Nó phản ánh vị thế tổng hợp về sức cạnh tranh thương mại quốctế của một nước với tất cả các nước còn lại.

Ta có, REER được tính thông qua rổ tiền tệ gồm 11 đồng tiền các nước có quan hệthương mại với Việt Nam: Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Úc, Trung Quốc, Liên minhChâu Âu, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc và Indonexia.

Sơ đồ 4.5 Diễn biến của tỉ giá thực đa phương và xuất nhập khẩu từ năm 1999 đến 2008

Nguồn: Adb.org, wordbank.org, econstat.com, epp.eurostat.ec.europa.eu và thống kê tàichính quốc tế tháng 5/2008

Qua đồ thị ta thấy trong giai đoạn 1999 – 2003, REER có xu hướng tăng, đã làmcho cán cân thương mại trong giai đoạn này được cải thiện, thậm chí là thặng dư chút íttrong một số năm.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2004 – 2007, REER có xu hướng giảm Tỷ giá thựcgiảm làm cho sức mua đối ngoại của VND tăng, VND lên giá thực VND lên giá thựclàm xói mòn sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam, thể hiện ở cán cân thươngmại trong giai đoạn này thâm hụt rất lớn Vào năm 2004, ta thấy REER giảm, theo lýthuyết thì sẽ làm xói mòn sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam nhưng thựctế, tại năm này đường chỉ số xuất khẩu nằm cao hơn đường chỉ số nhập khẩu, nghĩa làsức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam được cải thiện Điều này có thể được

Trang 40

xem là do độ lệch về thời gian tác động của tỷ giá lên xuất nhập khẩu (giai đoạn trướcREER tăng).

Như vậy, khi tỷ giá REER giảm chứng tỏ giá hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn vàgiá hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn một cách tương đối, điều này sẽ góp phần làm giảmgiá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Nếu không điều chỉnh chính thức một cáchhợp lý sẽ không có lợi cho cán cân thưong mại của Việt Nam.

4.4.Giai đoạn 2007 – nay 4.4.1 Năm 2007

Từ cuối năm 2006, nền kinh tế Việt Nam nổi lên với nhiều sự kiện cũng như nhiềuthay đổi đầy hứa hẹn về một nền kinh tế thị trường bước đầu hội nhập Năm 2007 là nămđầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO và thực hiện cam kết PNTR(Permanent Normal Trade Relations - Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn) vớiHoa Kỳ Gia nhập WTO mang tới những cơ hội và thách thức mới cho Việt Nam khi hộinhập kinh tế quốc tế: thị trường xuất khẩu mở rộng, các rào cản thương mại Việt Nam vớicác nước thành viên WTO được dỡ bỏ hoặc hạn chế Đặc biệt trong năm 2007, lượng vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài tăng vọt, đạt 20,3 tỷ USD (năm 2006 là 12 tỷ USD), vốn đầutư gián tiếp khoảng 5,3 tỷ USD, vốn ODA cam kết tài trợ 5,4 tỷ USD, và kiều hối cũngxấp xỉ 8 tỷ USD Năm 2007 cũng là năm ảm đạm của nền kinh tế Mỹ khi đồng USDxuống giá nghiêm trọng, sự suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới này ảnh hưởng tớinhiều nền kinh tế khác, trong đó có Việt Nam Có thể nói thực trạng tỷ giá của Việt Namtừ sau khi gia nhập WTO đã có những diễn biến phức tạp hơn so với thời gian trước.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát khốilượng tiền và kiềm chế lạm phát, một lượng tăng cung USD trên thị trường sẽ gia tăng áplực nâng giá đồng nội tệ Đối mặt với sự thay đổi của nền kinh tế, cùng với sự linh hoạttrong các chính sách tiền tệ và tài khóa, NHTW đã có những biện pháp can thiệp vàochính sách tỷ giá.

Tính tới tháng 6/2007, NHNN đã tăng cung VND hơn 110% so với năm 2006, vàtăng tổng cộng 135% tính từ cuối năm 2005, nhằm mua lại lượng ngoại tệ, mục đích giữVND yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cả của hàng xuất khẩu.

Bên cạnh đó, thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt, nới rộng biên độ tỷ giá từ 0,25% lên 0,5% vào đầu năm, và tới 12/12/2007 tiếp tục nới rộng biên độ lên 0,75%.Tỷ giá tháng 1 là 1USD = 16.080VND và tới cuối năm tỷ giá ở mức 1USD =16.164VND.

Một trong những kết quả khả quan của các biện pháp trên là giữ cho tỷ giá danhnghĩa dao động nhẹ và có xu hướng giảm (tức VND chỉ lên giá nhẹ) trong bối cảnh lạmphát gia tăng đã góp phần tích cực trong ổn định lãi suất VND và ổn định thị trường tiềntệ Lãi suất thị trường liên ngân hàng mặc dù có biến động mạnh trong vài ngày giữatháng 11, song nhìn chung mặt bằng lãi suất trong năm ổn định: lãi suất huy động và cho

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Tỷ giá các ngoại tệ - Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay.doc
Bảng 1.1. Tỷ giá các ngoại tệ (Trang 3)
Theo thông lệ các đồng tiền thường được yết giá gián tiếp gồm có bảng Anh (GBP), Dollar Úc (AUD) và Dollar New Zealand (NZD). - Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay.doc
heo thông lệ các đồng tiền thường được yết giá gián tiếp gồm có bảng Anh (GBP), Dollar Úc (AUD) và Dollar New Zealand (NZD) (Trang 4)
Bảng 2.1. Tỷ giá GBP/USD qua các năm từ 1960 – 1970 - Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay.doc
Bảng 2.1. Tỷ giá GBP/USD qua các năm từ 1960 – 1970 (Trang 9)
Bảng 2.3. Nhu cầu phái sinh về USD - Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay.doc
Bảng 2.3. Nhu cầu phái sinh về USD (Trang 12)
2.2.3. Sự hình thành tỷ giá theo quan hệ cung – cầu - Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay.doc
2.2.3. Sự hình thành tỷ giá theo quan hệ cung – cầu (Trang 13)
Bảng 2.4. Một số kết quả diễn biến lạm phát, lãi suất, tỷ giá và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ năm 1990 – 2004 - Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay.doc
Bảng 2.4. Một số kết quả diễn biến lạm phát, lãi suất, tỷ giá và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ năm 1990 – 2004 (Trang 15)
Để cải thiện tình hình xuất khẩu, sau nhiều lần phá giá không thành công, năm 1994 - Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay.doc
c ải thiện tình hình xuất khẩu, sau nhiều lần phá giá không thành công, năm 1994 (Trang 20)
Bảng 4.1. Tình hình tỷ giá và lạm phát qua các năm từ 1989 – 1992 - Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay.doc
Bảng 4.1. Tình hình tỷ giá và lạm phát qua các năm từ 1989 – 1992 (Trang 30)
Bảng 4.3. Tình hình tỷ giá và lạm phát qua các năm từ 1993 – 1996 - Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay.doc
Bảng 4.3. Tình hình tỷ giá và lạm phát qua các năm từ 1993 – 1996 (Trang 31)
Bảng 4.2. Tình hình nhập siêu qua các năm 1986 – 1991 - Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay.doc
Bảng 4.2. Tình hình nhập siêu qua các năm 1986 – 1991 (Trang 31)
Bảng 4.5. Tỷ giá hối đoái VNĐ/USD trong 2 năm 1997 – 1998 (Tỷ giá thị trường trung bình trong tháng) - Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay.doc
Bảng 4.5. Tỷ giá hối đoái VNĐ/USD trong 2 năm 1997 – 1998 (Tỷ giá thị trường trung bình trong tháng) (Trang 34)
Sơ đồ 4.7. Tình hình 8 mặt hàng xuất khẩu trê n2 tỷ USD năm 2008 - Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay.doc
Sơ đồ 4.7. Tình hình 8 mặt hàng xuất khẩu trê n2 tỷ USD năm 2008 (Trang 46)
Nhìn vào Bảng 4.6. cho thấy: Cán cân thương mại liên tục âm, trong bối cảnh suy thoái kinh tế lượng kiều hối và FDI, FPI vào Việt Nam năm 2009 giảm mạnh - Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay.doc
h ìn vào Bảng 4.6. cho thấy: Cán cân thương mại liên tục âm, trong bối cảnh suy thoái kinh tế lượng kiều hối và FDI, FPI vào Việt Nam năm 2009 giảm mạnh (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w