5. Thị trường ngoại hố
5.7.1.1. Dự trữ ngoại hối giảm mạnh.
Chính sách quản lý DTNH hiện nay được thực hiện theo Nghị định số 86/1999/NĐ- CP, ngày 30/8/1999, về quản lý DTNH nhà nước và Quy chế tổ chức thực hiện những
nhiệm vụ quản lý ngoại hối nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 653/2001/QĐ- NHNN, ngày 17/5/2001, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).
Vào đầu năm 2010, phát biểu tại hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG), đại diện của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa một thông tin gây sốc: cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt 8,8 tỉ USD trong năm 2009 đã kéo dự trữ ngoại hối của Việt Nam xuống mức bảy tuần nhập khẩu.
Các luồng vốn đầu tư trực tiếp (FDI), gián tiếp (FII) và cho vay từ bên ngoài đang giảm. Vốn FII chuyển qua cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đã giảm từ mức 1,29 tỉ USD trong quý 1/2010 xuống 510 triệu USD trong quý 2/2010. Chủ tịch uỷ ban chứng khoán nhà nước Vũ Bằng quan điểm: dòng vốn FII đã giảm trong vài năm gần đây. Theo ông Bằng thì vào năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam có khoảng 11 – 12 tỉ USD vốn FII, nhưng nay chỉ còn khoảng 7 tỉ USD vào hồi tháng 7/2010.
Năm 2009, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm xuống còn 13,85 tỷ USD vào cuối tháng 3/2009, thấp hơn 42% so với con số của cuối năm 2008, hãng thông tấn Reuters tổng hợp các số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết và nói thêm rằng số liệu này cũng cho biết là dự trữ ngoại hối của Việt Nam tiếp tục sút giảm trong năm nay trong lúc tỉ giá của tiền đồng với đô la Mỹ tiếp tục bị áp lực mạnh. Số liệu thống kê tài chánh quốc tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế - được cập nhật cho tháng 9/2009 và đăng tải trên website của Quỹ, cho thấy dự trữ không tính vàng của Việt Nam vào cuối tháng 3 là 13,85 tỷ USD, giảm từ mức 15,49 tỉ của tháng hai và 15,74 tỉ của tháng giêng. Cuối năm 2009, dự trữ ngoại hối Việt Nam là 14,1 tỷ USD. Trong khi đó, theo thống kê dự trữ của nước ta vào cuối năm 2008 là 23,89 tỷ USD.
Dự trữ ngoại hối giảm dẫn tới việc chính sách tiền tệ khó khăn hơn để tìm được điểm cân bằng cho cả hai vấn đề: giảm lãi suất và ổn định tỷ giá. Cung tiền tăng, đồng nội tệ sẽ rẻ đi và lãi suất giảm xuống nhưng tỷ giá sẽ tăng. Và ngược lại, giảm Cung tiền thì lãi suất tăng, cho dù tỷ giá lúc đó sẽ hạ hơn.
Vì sao dự trữ ngoại hối giảm?
Áp lực vàng
Ngày 12/11/2009, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng cho 6 – 7 doanh nghiệp và ngân hàng với tổng mức nhập khoảng 10 tấn. ACB được phép nhập 2 tấn; Sacombank 1,5 tấn; PNJ (Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận), Eximbank, SJC mỗi đơn vị 1 tấn... Ở phía Bắc, đầu mối nhập vàng lớn nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các doanh nghiệp cho biết sẽ nhập hết hạn mức. Như thế nhập siêu của tháng 11 sẽ tăng thêm khoảng 360 triệu USD từ nhập khẩu vàng.
Khi hạn ngạch nhập vàng hết hạn, nếu nhu cầu trong nước vẫn cao, NHNN có cho nhập tiếp không và nguồn ngoại tệ nào cân đối việc nhập vàng? Đang có những ý kiến nên chăng cơ cấu dự trữ ngoại hối của Việt Nam cần thay đổi, chuyển một phần nhất định từ đô la Mỹ sang vàng như nhiều quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ đã làm. Nhà
giảm bớt dự trữ ngoại hối quốc gia. Với số vàng có trong tay, Nhà nước đủ khả năng can thiệp vào thị trường, dập tắt các tín hiệu đầu cơ là thủ phạm gây nên “cơn sốt” vừa qua.
Kiều hối giảm:
Theo nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước tính đến ngày 31/12/2009 kiều hối chuyển về đạt 6,283 tỉ USD, giảm 12,8% so với năm 2008 (kiều hối về nước trong năm 2008 đạt
7,2 tỉ USD).Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam từ
năm 2005 đến năm 2008 liên tục tăng (năm 2005 là 4 tỷ USD, năm 2006 là 4,2 tỷ USD, năm 2007 là 6 tỷ USD và năm 2008 là 7,2 tỷ USD). Như vậy, đây là lần đầu tiên, lượng kiều hối về Việt Nam sụt giảm sau 4 năm tăng liên tiếp. Trong 6 tháng đầu năm 2010, theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lượng kiều hối về Việt Nam đạt 3,6 - 3,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ 2009 và kỳ vọng lượng kiều hối sẽ tăng mạnh hơn trong những tháng cuối năm.
Nhập siêu:
Nhìn từ cân đối xuất nhập khẩu năm 2010, Chủ nhiệm Hà Văn Hiền - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vẫn tỏ rõ sự lo ngại khi nhập siêu đạt mục tiêu dưới 20% kim ngạch xuất khẩu nhưng số tuyệt đối dự kiến vẫn là 13,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2009. Nếu loại trừ đá quý, kim loại quý xuất khẩu thì nhập siêu vẫn trên 22%. Tổng cục Thống kê ước tính nhập siêu 10 tháng đầu năm 8,78 tỉ USD. Nhập siêu cả năm có thể vượt 10 tỉ đô la Mỹ.
Trong khi, cán cân thanh toán tổng thể năm 2009 đã thâm hụt 8,8 tỷ USD và năm 2010 khả năng thâm hụt vẫn khoảng 4 tỷ USD. Phải tới năm 2011, theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cán cân thanh toán tổng thể mới thặng dư khoảng 500 triệu USD.
Thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cho thấy, đây là yếu tố chính làm cho cán cân vãng lai thâm hụt khoảng 10% so với GDP. Trong khi theo tiêu chí của IMF thì tỷ lệ thâm hụt vãng lai 8% GDP sẽ ảnh hưởng đến cân đối vĩ mô của quốc gia.
Nhập siêu kéo dài trong nhiều năm (2009 là 12,85 tỷ USD) đã làm sụt giảm nguồn dự trữ ngoại hối, tăng công nợ quốc gia và gây phá giá đồng nội tệ. Thâm hụt cán cân vãng lai lớn cùng với thâm hụt ngân sách cao, nợ công có xu hướng tăng nhanh sẽ là những trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế trong những năm tới đây, cơ quan thẩm tra lo ngại.
Bảng 5.2. Tình hình nhập siêu của Việt Nam từ 2006 – 2009
Đơn vị tính: tỷ USD
2006 2007 2008 2009
2,8 12,4 18,029 12,85
Điều này đã làm cho dự trữ ngoại hối của Việt Nam biến chuyển: Bảng 5.3. Tình hình dự trữ ngoại hối của Việt Nam từ 2007 – 2009
Đơn vị tính: tỷ USD
21.6 23 15.2