La hóa và thực trạng tại Việt Nam 1.Lý luận chung về đô la hóa

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay.doc (Trang 75 - 80)

6.1. Lý luận chung về đô la hóa

6.1.1. Khái niệm

Đô la hóa có thể hiểu một cách thông thường là trong một nền kinh tế khi ngoại tệ được sử dụng một cách rộng rãi thay thế cho đồng bản tệ trong toàn bộ nền hoặc một số chức năng tiền tệ,nền kinh tế đó bị coi là đô la hóa toàn bộ hoặc một phần.

Theo tiêu chí của IMF, một nền kinh tế coi là có tình trạng đô la hóa cao khi mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm trên 30% trong tổng khối tiền tệ mở rộng bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ.

6.1.2. Phân loại

 Căn cứ vào phạm vi đô la hóa được phân ra làm 3 loại như sau:

 Đô la hóa không chính thức là trường hợp đồng đô la được sử dụng rộng rãi

trong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa nhận. Ở những nước có nền kinh tế bị đô la hóa không chính thức, phần lớn người dân đã quen với việc sử dụng đồng đô la nhưng Chính phủ vẫn cấm niêm yết giá hàng hóa bằng đô la, cấm dùng đô la đối với hầu hết giao dịch trong nước.

Đô la hóa không chính thức có thể bao gồm các loại sau:

• Các loại trái phiếu ngoại tệ và các tài sản phi ngoại tệ ở nước ngoài.

• Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.

• Tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng trong nước.

• Trái phiếu hay các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ cất trong túi.

 Đô la hóa bán chính thức hay còn gọi là đô la hóa từng phần là tình trạng đồng đô la được sử dụng như một đơn vị kế toán, phương tiện trao đổi, dự trữ giá trị và phương tiện thanh toán trong khi đồng nội tệ vẫn tồn tại và lưu thông. Đồng đô la có chức năng như một đồng tiền hợp pháp thứ hai của nền kinh tế. Các nước ở tình trạng này vẫn duy trì một Ngân hàng Trung ương để thực hiện chính sách tiền tệ của họ.

 Đô la hóa chính thức hay còn gọi là đô la hóa hoàn toàn xảy ra khi đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành.Nghĩa là đồng ngoại tệ không chỉ được sẻ dụng hợp pháp trong các hợp đồng giữa các bên tư nhân mà còn hợp

pháp trong các khoản thanh toán của Chính phủ. Nếu đồng ngoại tệ còn tồn tại thì nó chỉ có vai trò thứ yếu và thường chỉ là đồng tiền xu hay các đồng tiền mệnh giá nhỏ. Thông thường, các nước chỉ áp dụng đô la hóa chính thức khi đã thất bại trong việc thực thi các chương trình ổn định kinh tế.

 Căn cứ vào hình thức: đô la hóa thể hiện dưới ba hình thức sau:

 Đô la hóa thay thế tài sản : thể hiện qua tỉ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán (FCD/M2)

 Đô la hóa phương tiện thanh toán : là mức độ sử dụng ngoại tệ trong thanh toán

 Đô la hóa định giá, niêm yết: là việc niêm yết, quảng cáo, định giá bằng ngoại tệ.

6.2. Đô la hóa ở Việt Nam

6.2.1. Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam

Trong nền kinh tế Việt Nam, đồng ngoại tệ được sử dụng nhiều nhất trong công việc thanh toán và giao dịch chính là đồng USD của Mỹ, nó chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong rổ tiền ngoại tệ của nước ta. Vì vậy, khi xét tới tình trạng đô la hóa ở Việt Nam thì ta xét tới việc sử dụng đồng USD tại nước ta.

6.2.1.1. Tình hình sử dụng USD ở Việt Nam

Pháp lệnh Ngoại hối đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 13/12/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/6/2006. Thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ VN chỉ sử dụng đồng VN - một mục tiêu khá quan trọng của Pháp lệnh, tác động tới nhiều mặt trong đời sống và hoạt động kinh tế xã hội của nước ta, Pháp lệnh đã dành riêng một chương để quy định việc quản lý ngoại hối trên lãnh thổ VN theo hướng từng bước hạn chế đô la hoá, cụ thể là :

"Nghiêm cấm triệt để các giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo bằng ngoại tệ

giữa các tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ VN (trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, ủy thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng cho phép). Hạn chế đến chấm dứt việc các tổ chức được bán hàng, cung cấp dịch vụ thu ngoại tệ tại VN... ".

Tuy nhiên, trên thị trường, niêm yết bằng đồng USD đã trở nên phổ biến đến mức, rất ít người tiêu dùng biết đến qui định niêm yết đơn vị tiền tệ này là sai. Từ những đồ giá trị nhỏ như chiếc USB, con chuột máy tính, loa… đến các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như hàng quần áo, giày dép, đồ ăn trong các nhà hàng cũng được nhiều nơi niêm yết bằng USD. Giám đốc một công ty máy tính ở TPHCM cũng cho biết những đầu mối cung cấp hàng chào giá USD song song với VNĐ nhưng thực tế chỉ chấp nhận thanh toán bằng USD. Ngay cả các chương trình quảng cáo, khuyến mại cũng đều công bố bằng tiền USD. Không đâu xa, gói kích cầu của Chính phủ... cũng được nhắc đến là “1 tỷ USD” chứ ít nói là 17.000 tỷ đồng.

Giá rao bán, cho thuê của nhiều dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài hay nội địa hiện vẫn được niêm yết bằng USD một cách công khai, dù Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản nghiêm cấm chính thức hôm 11/9 vừa qua.

Trên bảng niêm yết giá của các công ty bất động sản lớn như CBRE Việt Nam, Savills Việt Nam hay nhiều đại lý nhà đất khác, các dự án có giá rao bán bằng USD chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Chẳng hạn tại CBRE Việt Nam, dự án Hillstate Villa 1 trên đường Tô Hiệu, Hà Đông (Hà Nội) đang được niêm yết giá dao động từ 1.200 đến 1.500 USD một m2, dự án chung cư Canal Park Apartment ở Thạch Bàn, Long Biên (Hà Nội) có giá 1.200 - 1.450 USD một m2…

Điều này gây ra nhiều rủi ro cho người mua hàng, vấn đề là phía người bán lấy giá nào làm hệ quy chiếu. Nếu họ lấy giá USD làm quy chiếu và tính theo biến động giá trên thị trường tự do từng ngày, thì dù có báo giá và thanh toán bằng VND, khách hàng vẫn là người hứng chịu rủi ro nhiều nhất. Khi xảy ra biến động tỉ giá, thiệt hại đổ lên đầu người tiêu dùng. Chính vì thế dù biết là vi phạm pháp luật, nhưng nhiều DN vẫn cứ làm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ thực trạng trên cho thấy, USD được sử dụng khá phổ biến và dễ dàng ở Việt Nam.

Vậy tại sao phải niêm yết giá USD trong khi chúng ta xài VND?

“Cái gốc vấn đề này là ở chỗ, ở mọi nơi, từ cơ quan quản lý nhà nước đến người dân đều “dính” USD, trong các câu chuyện trao đổi, người ta cũng thường quy ra USD. Chúng ta đặt ra quy định nhưng lại quên là đã có quy định như vậy”, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả thị trường nhận xét. Đây còn là câu chuyện về tâm lý người tiêu dùng. Nhiều người Việt Nam vẫn có thói quen nhắc tới giá trị hàng hoá bằng USD như là một sự khẳng định về đẳng cấp của sản phẩm.

Theo lý giải của các doanh nghiệp ôtô, vì lý do các doanh nghiệp đều phải nhập khẩu linh kiện bằng ngoại tệ USD, chi phí đầu vào được tính bằng tiền USD nên nếu để đầu ra là tiền VND thì các doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại khi tỷ giá tăng.

Trên thị trường nhà đất, tình trạng niêm yết USD cũng khá phổ biến. Về phía người bán, việc thuê văn phòng thường ký hợp đồng từ 1 đến 5 năm nên phải niêm yết giá USD để tránh rủi ro do tiền đồng trượt giá. Hơn nữa, tỷ lệ khách thuê là các cá nhân và tổ chức nước ngoài cũng nhiều nên việc niêm yết giá theo USD hợp lý hơn.

Chị Phước, nhân viên CBRE Việt Nam, cho hay: “Chúng tôi bán sản phẩm theo nhu cầu của chủ đầu tư nên chủ đầu tư niêm yết giá thế nào chúng tôi phải để nguyên giá như thế, dù là USD hay VND”.

Vì đặc thù của dự án bất động sản là quá trình giao dịch kéo dài từ khi góp vốn lần đầu đến khi hoàn thành, nên việc thanh toán bằng USD đảm bảo tính hiệu quả của dự án. Khi tỷ giá biến động, lạm phát, giá nguyên vật liệu tăng…, chủ đầu tư sẽ không bị ảnh hưởng nếu niêm yết giá theo USD. Việc chủ đầu tư đã quen với niêm yết giá và thanh toán bằng USD, giờ phải chuyển qua VND sẽ gặp không ít khó khăn. Việc niêm yết giá bằng

USD khiến giá cả sản phẩm, dự án ổn định trong một thời gian dài, nếu chuyển qua VND thì giá có thể biến động ngày một, gây khó cho việc rao bán, quảng cáo.

Thực tế cho thấy người mua - thuê nhà hay mua ô tô giá trị từ chục ngàn đến hàng trăm ngàn USD, thời gian thanh toán thường kéo dài. Nhiều người e ngại tỉ giá tăng, tích trữ USD, góp phần tăng cầu ngoại tệ. Khi đó, giới kinh doanh ngoại tệ sẽ tranh thủ tăng tỉ giá, kéo theo tâm lý tích trữ của nhiều người làm thị trường ngoại tệ thêm căng thẳng. Mặt khác, một số hàng hóa niêm yết bằng USD đều là hàng nhập khẩu. Các đầu mối cung cấp hàng chỉ giao dịch bằng ngoại tệ để tránh rủi ro khi tỉ giá biến động nhưng chứng từ thanh toán lại bằng VNĐ, cơ quan chức năng bó tay.

6.2.2. Nguyên nhân xảy ra tình trạng đô la hóa ở Việt Nam

Do nhu cầu phòng chống rủi ro các loại trong đó có rủi ro lạm phát và bản tệ bị mất giá so với ngoại tệ, rủi ro sụp đổ một thể chế tiền tệ , rủi ro gắn với sự yếu kém của các cơ quan chức năng của chính phủ.

Nguyên nhân mang tính lịch sử, đó là sự mất lòng tin vào đồng nội tệ của người dân

do những cuộc khủng hoảng tiền tệ sau năm 1985 và những năm 1997-1998. Thêm vào đó

là hiện tượng lạm phát phi mã trong những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 càng làm làm cho đồng nội tệ mất giá nhanh và tạo cho những người giữ tiền cảm thấy quá rủi ro khi giữ một khối lượng đồng nội tệ lớn. Hơn thế nữa, sau một thời gian ổn định, chỉ số giá đang ngày càng gia tăng khiến mọi người thêm ngần ngại hơn trong việc chuyển từ ngoại tệ sang VND. Người ta thích dùng USD không chỉ vì tính ổn định mà còn vì sự gọn nhẹ và tiện dụng của nó.

Trong cơ chế kinh tế thị trường mở cửa, quá trình quốc tế hóa giao lưu thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế ngày càng tác động trực tiếp vào nền kinh tế và tiền tệ của mỗi nước nên trong từng nước xuất hiện nhu cầu sử dụng đơn vị tiền tệ thế giới để thực hiện một số chức năng của tiền tệ

Một nguyên nhân khác đó là nguồn ngoại tệ tiền mặt ở nước ta không ngừng tăng nhanh, đặc biệt là USD bởi vì nước ta có rất nhiều kênh để huy động ngoại tệ:

Nguồn kiều hối ngày càng có xu hường tăng mạnh với mức tăng bình quân 10%/năm và tới năm 2010 dự tính sẽ lên tới 5 tỷ USD.

Lượng ngoại tệ chi tiêu ở Việt Nam của khách du lịch nước ngoài cũng tăng nhanh cùng với lượng du khách đến Việt Nam.

Tiền lương và thu nhập của người Việt Nam làm việc trong các dự án liên doanh, dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài, dự án quốc tế, cơ quan nước ngoài tại Việt Nam... được trả bằng ngoại tệ.

Số lượng người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, sinh sống, làm ăn, học tập v.v... ngày càng gia tăng, chi tiêu ngoại tệ tiền mặt rất lớn, nhất là tiền thuê nhà của các hộ gia đình người Việt Nam và chi trả các dịch vụ khác.

Tiền viện trợ không hoàn lại, tiền của các tổ chức tài chính vi mô, tổ chức từ thiện quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài v.v... Bên cạnh đó là nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, Chính phủ các nước.

Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm cả đầu tư trực tiêp và đầu tư

gián tiếp.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày một gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế.

Ngoại tệ từ các hoạt động buôn lậu và một số nguồn ngoại tệ qua các hoạt động kinh tế ngầm khác mà chính phủ Việt Nam chưa thể quản lý.

Với lượng tiền mặt ngoại tệ lớn như vậy đang ồ ạt đổ về, buộc Việt Nam phải đứng trước tình trạng đô la hóa nền kinh tế ngày càng trầm trọng.

Trước những nguyên nhân trên chúng ta cần nhận định rõ rằng: Đô la hóa là tình trạng khó tránh khỏi đối với những nước có xuất phát điểm thấp, đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và từng bước hội nhập như Việt Nam. Xóa bỏ đô la hóa không phải là xóa bỏ hoàn toàn và phủ định tất cả vì cũng giống như lạm phát, phải duy trì ở một mức độ phù hợp và ổn định để thúc đẩy phát triển kinh tế. Chúng ta phải chấp nhận sự hiện diện của đô la hóa trên cơ sở kiềm chế, khai thác mặt lợi, hạn chế mặt tiêu cực…

6.2.3. Giải pháp cho thực trạng đô la hóa6.2.3.1. Cần mạnh tay 6.2.3.1. Cần mạnh tay

Nhiều quốc gia khu vực châu Á không có tình trạng niêm yết hay thanh toán hàng hóa bằng USD. Giá trị cốt lõi của một thị trường tiền tệ là pháp luật rõ ràng, quản lý thị trường vừa rõ vừa nghiêm. Sự thành công của thị trường tiền tệ nằm ở sự cân đối những giá trị cốt lõi đó.

Mới đây, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý những đơn vị quảng cáo, niêm yết, mua - bán ngoại tệ. Thế nhưng, các cơ quan chức năng vào cuộc chưa quyết liệt, có chăng chỉ là thu hồi giấy phép một số đại lý thu đổi ngoại tệ, xử phạt một vài tiệm vàng mua – bán ngoại tệ trái phép. Đầu năm 2008, khi nhập siêu bắt đầu tăng, chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã có kiểm tra việc niêm yết bằng tiền USD nhưng báo cáo về Cục thì cho thấy, chưa phát hiện vi phạm?! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Pháp luật Việt Nam quy định rất rõ về việc niêm yết giá sản phẩm khi bán tại Việt Nam, vậy mà thực trạng này vẫn diễn ra bình thường và công khai. Ngân hàng Nhà nước ta luôn thay đổi tỷ giá VND/USD, mục đích là để tạo thuận lợi cho xuất khẩu. Thế nhưng, việc tăng tỉ giá cũng khiến cho các công ty bán ô tô, đồ điện tử niêm yết giá bán theo USD khiến cho người dân bị móc túi mà không hề biết. Để đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng, thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần vào cuộc và làm thật triệt để để bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng, nhất là trong thời điểm kinh tế khủng hoảng hiện nay.

Đây là việc đã được quy định rõ ràng trong pháp luật, phải được chấp hành nghiêm. Cơ quan chủ trì việc này là Ngân hàng Nhà nước phải xem xét, thắt chặt lại, xử lý nghiêm minh. Nhưng quan trọng hơn hết, về lâu dài, cần phải có sự tuyên truyền, thay đổi nhận thức về việc sử dụng ngoại tệ, nội tệ ngay từ cơ quan quản lý Trung ương.

Nếu ai đã từng đến ít nhất là một vài nước trong khu vực như Singapore, Malaysia thì biết bạn không thể sử dụng đồng USD trực tiếp mà bắt buộc phải đổi thành tiền nước sở tại. Rất nhiều lần người Việt Nam đến đó đã năn nỉ người bán vui lòng nhận hộ tiền USD

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay.doc (Trang 75 - 80)