5. Thị trường ngoại hố
5.4. Các quy định chung về quản lý ngoại hố
Được ban hành vào ngày 13/12/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/6/2006, Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường Vụ Quốc Hội (“Pháp lệnh 28”) được ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm lợi ích hợp pháp của các cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối, trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam.
Ngày 28/12/2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định 160/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối.
Đối tượng áp dụng Nghị định này gồm tổ chức, cá nhân là người cư trú, người không cư trú có hoạt động ngoại hối tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân là người cư trú liên
Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước được thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ. Xử lý vi phạm về ngoại hối và hoạt động ngoại hối được thực hiện theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Nghị định có những quy định chi tiết về giao dịch vãng lai; Các giao dịch vốn; Sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam; Thị trường ngoại tệ, cơ chế tỷ giá hối đoái và quản lý xuất khẩu, nhập khẩu vàng ; Hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác; Quản lý Nhà nước về hoạt động ngoại hối...
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từng ngày đăng công báo và thay thế các văn bản: Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối; các Nghị định số 05/2001/NĐ-CP ngày 17/1/2001 và số 131/2005/NĐ- CP ngày 28/10/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 63/1998/NĐ-CP của Chính phủ. Bãi bỏ các quy định tại các Nghị định, Quyết định, Thông tư trái với nội dung Nghị định này.
Theo đó, giao dịch vãng lai là giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú (ngoại trừ việc chuyển vốn) và giao dịch vốn là các giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú với người không cư trú trong lĩnh vựa đầu tư trực tiếp, đầu tư vào các giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài và các hình thức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Mặc dù đã có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2006, cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn nào quy định riêng về việc quản lý ngoại hối của FIEs (doanh nghệp có vốn đầu tư nước ngoài) để thay thế Thông tư 04/2001/TT-NHNN ngày 18/5/2001 của NHNN (“Thông tư 04”). Nói cách khác, việc quản lý ngoại hối của FIEs hiện nay vẫn chịu sự điều chỉnh của Thông tư 04. Thông tư 04 điều chỉnh hoạt động ngoại hối của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hoạt động ngoại hối bao gồm mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng trong và ngoài nước; chuyển đổi ngoại tệ; chuyển vốn vào và ra khỏi Việt Nam; chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; tỷ giá và thông tin báo cáo.
Câu chuyện về ngoại hối, tỷ giá hối đoái đang là chủ đề nóng hiện nay, song nhìn lại hệ thống văn bản pháp lý quản lý ngoại hối thì dường như quá thiếu và quá chậm.
Mặc dù Nghị định 160/2006/NĐ-CP về giao dịch ngoại hối đã được ban hành từ tháng 12/2006 nhưng đến nay, mới chỉ có 1 trong số 13 thông tư hướng dẫn Nghị định được ban hành. Đại diện cho hơn 30 tập đoàn tài chính quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam vừa phải lên tiếng thúc giục NHNN nhanh chóng ban hành các thông tư còn lại.
Đồng thời, NHNN cũng vừa tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức tài chính nước ngoài về một loạt dự thảo văn bản pháp lý trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, cụ thể là dự thảo Thông tư hướng dẫn về giao dịch ngoại tệ trên thị trường Việt Nam theo quy định tại Nghị định 160, Thông tư hướng dẫn việc thanh toán, chuyển tiền đối với các giao dịch vãng lai và sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam...