1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm luật đất đai

9 290 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 33,42 KB

Nội dung

Trong đó, Luật Đất đai năm 2013 đã kế thừa và củng cố nguyên tắc này đây một trong những điểm mới quan trọng nhất của Luật đất đai 2013 qua việc nâng thời hạn giao đất nông nghiệp trong

Trang 1

MỞ ĐẦU

Ở Việt Nam, đất nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của xã hội và an ninh lương thực… Tuy nhiên, hiện nay diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp Vì vậy mà Nhà nước đã đưa ra các nguyên tắc để bảo vệ đất đai trong đó có nguyên tắc ưu tiên bảo vệ đất nông nghiệp Để làm rõ hơn vấn đề này, Nhóm

4 đã phân tích và giải quyết đề bài số 4: “Phân tích nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp? Bằng các quy định của pháp luật đất đai hiện hành, hãy chứng minh rõ những biểu hiện cụ thể của nguyên tắc này? Bằng hiểu biết của mình và những quan sát thực tiễn thời gian qua, Anh (Chị) hãy đưa ra những nhận định, đánh giá về việc thực thi nguyên tắc này trên thực tế?”

NỘI DUNG

I NGUYÊN TẮC ĐẶC BIỆT ƯU TIÊN ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Đất nông nghiệp là một tài sản quý giá, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của xã hội và an ninh lương thực quốc gia Tuy nhiên, hiện nay, diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp, nguyên nhân là do kinh tế phát triển nhanh sẽ kéo theo nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang các loại đất phi nông nghiệp càng lớn; quá trình đô thị hóa, phát triển du lịch, giao thông, dân số tăng nhanh,… khiến quỹ đất nông nghiệp suy giảm Ngoài ra, việc xây dựng thủy điện tràn lan hay đào đãi vàng, khai thác khoáng sản trái phép ở các tỉnh miền núi vốn có ít diện tích canh tác cũng làm cho đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp hơn…

Đất nông nghiệp khi được chuyển đổi sang sử dụng vào mục đích khác thường đem lại lợi ích trước mắt cao nhưng lại tiềm chứa những hậu quả bất lợi mang tính hệ thống lâu dài Do vậy, ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp là một trong những nguyên tắc hàng đầu của Luật Đất đai Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chính, không thể thay thế được của quá trình sản xuất nông nghiệp Vì vậy đặt ra nguyên tắc này là nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tính

ưu tiên không chỉ dừng ở bảo đảm số lượng về mặt diện tích đất nông nghiệp mà còn ưu tiên nâng cao chất lượng đất để nâng dần hiệu quả sử dụng đất

Pháp luật đất đai của Việt Nam qua từng thời kỳ đều ghi nhận nguyên tắc này là một trong những nguyên tắc cơ bản Trong đó, Luật Đất đai năm 2013 đã kế thừa và củng cố nguyên tắc này (đây một trong những điểm mới quan trọng nhất của Luật đất đai 2013) qua việc nâng thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức cho hộ gia đình, cá nhân từ 20 năm lên 50 năm thống nhất cho các loại đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm, đất lâm nghiệp); cho phép hộ gia đình, cá nhân tích tụ đất đai với diện tích lớn hơn nhưng không vượt quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp, khuyến khích tích tụ đất đai thông qua cơ chế góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, nhận quyền thuê đất để thuận lợi cho ứng dụng khoa học và công nghệ, cơ giới hóa và phát triển sản xuất hàng

Trang 2

hóa… Những biểu hiện cụ thể của nguyên tắc này trong pháp luật đất đai hiện hành sẽ được trình bày ở phần II dưới đây

II BIỂU HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC ĐẶC BIỆT ƯU TIÊN ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI HIỆN HÀNH

Thứ nhất, Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người làm nông nghiệp, lâm

nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối có đất để sản xuất:

Xuất phát từ nhận thức, động lực phát triển của xã hội là lợi ích của người lao động, Nhà nước luôn hoàn thiện các quy định pháp luật đất đai theo hướng ngày càng có lợi hơn cho người sử dụng đất, trong đó, hộ gia đình, cá nhân đều được sử dụng đất nông nghiệp (Điều 131, Luật Đất đai 2013); quy định về sử dụng đất ổn định, lâu dài (Điều 125); quy định về đất sản xuất nông nghiệp cho người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối (Điều 134, 135, 136, 138, 139, 140, 141, 142)

Luật Đất đai năm 2013 mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp Cụ thể, nâng thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân từ 20 năm lên 50 năm Luật cũng mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đáp ứng yêu cầu tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại phù hợp với đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn Cho phép hộ gia đình, cá nhân tích tụ với diện tích lớn hơn (không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp) Nhà nước đã có những chính sách tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư được sử dụng đất nông nghiệp ổn định lâu dài trong trường hợp cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất kết hợp với mục đích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác (khoản 2 Điều 125 LĐĐ 2013); cho tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối (Điều 133 LĐĐ 2013), giao đất (trong hạn mức), cho thuê đất (vượt hạn mức) đối với hộ gia đình, cá nhận trực tiếp sản xuất lâm nghiệp Cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng (Điều 135 LĐĐ); giao đất (trong hạn mức quy định), cho thuê đất (vượt hạn mức quy định) cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương để sản xuất muối; cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư sản xuất muối Khuyến khích việc sử dụng những vùng đất có khả năng làm muối để sản xuất muối phục vụ cho nhu cầu công nghiệp và đời sống (Điều 138 LĐĐ 2013)

Thứ hai, đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông

nghiệp trong hạn mức sử dụng đất thì không phải trả tiền sử dụng đất, nếu sử dụng vào mục đích khác phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và trả tiền sử dụng đất:

Luật Đất đai 2013 đã quy định về việc nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất tại Điều 54, trong đó ưu tiên đối với hộ gia đình và cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhà nước giao đất nông nghiệp sử dụng trong hạn mức thì không phải nộp tiền sử

Trang 3

dụng đất Nội dung này thể hiện được sự quan tâm của nhà nước trong việc khuyến khích người sử dụng đất sử dụng đất nông nghiêp vào sản xuất Ở nước ta đất nông nghiệp sử dụng với quy mô không giống nhau ở từng địa phương,có thể tập trung hoặc manh mún

Do đó việc quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp không phải nộp tiền sử dụng (Điều

129 Luật Đất đai năm 2013) có ý nghĩa rất cần thiết, tạo cho người sử dụng đất tâm lý tốt, khuyến khích được việc tăng gia sản xuất

Thứ ba, việc chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác

hoặc từ loại đất không thu tiền sang loại đất có thu tiền phải đúng quy hoạch và kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt:

Để bảo vệ quỹ đất nông nghiệp, pháp luật đất đai hiện hành đã quy định cụ thể về chuyển đổi mục đích sử dụng đất Theo đó, hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất phải

đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật tại Điều 52 Luật Đất đai năm 2013 (Căn cứ

để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất) và phải tuân thủ theo

Khoản 1, Khoản 2 Điều 57 (phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định), Ngoài ra, việc chuyển mục đích sử dụng đất phải thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT và Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP

Thứ tư, Nhà nước có quy định cụ thể về đất chuyên trồng lúa nước, nghiêm cấm

mọi hành vi chuyển đổi mục đích sử dụng loại đất này khi chưa có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, lúa gạo là nông sản chiếm vị trí vô cùng quan trọng, do đó Nhà nước đã quy định về đất chuyên trồng lúa nước tại Điều 134, Luật Đất đai 2013 và quy định chi tiết tại Nghị định 35/2015/NĐ-CP Điều đó cho thấy sự quan tâm của Nhà nước tới chính sách nông nghiệp, đặc biệt là đất nông nghiệp trồng lúa nước, bảo vệ đất trồng lúa và hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp Ngoài ra, nhà nước còn có những chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu

hạ tầng, áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất

Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi chuyển đổi mục đích sử dụng loại đất này khi chưa có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Trong trường hợp cần thiết phải chuyển thì phải tuân thủ theo quy định sau: Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp được quy định tại Điều 5 Nghị định 35/2015/NĐ-CP quản lý sử dụng đất trồng lúa, cụ thể:

- Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai

và phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa

- Tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất

Trang 4

- Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất lập bản kê khai số tiền phải nộp, tương ứng với diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao, cho thuê và nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định

Thứ năm, Nhà nước khuyến khích khai hoang, lấn biển, phủ xanh đất trống đồi trọc

sử dụng vào mục đích nông nghiệp:

Nội dung này được quy định tại Khoản 2 điều 9 Luật Đất đai năm 2013 Quyền lợi người đi khai hoang đã được quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành như theo Điều

97 Nghị Định 181 /2004/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 và sau đó khi luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành thì quyền lợi của người đi khai hoang được kế thừa và quy định chặt chẽ hơn tại điều 22 Nghị Định 43/2014/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật Đất đai 2013 Thông qua những quy định này cho thấy nhà nước rất quan tâm, khuyến khích mở rộng diện tích đất nông nghiệp là giải pháp thiết thực, phù hợp tình hình hiện nay Những phần diên tích này nếu được đưa vào sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch

sẽ góp phần phát triển quỹ đất nông nghiệp lên về cả chất và lượng, mang lại những tín hiệu tích cực cho nền nông nghiệp nước ta Bởi vậy cho nên trong những năm qua nhà nước hỗ trợ tạo điều kiện khai hoang phục hóa, tạo ruộng bậc thang cho một số địa phương như Điện Biên, Hà Giang,…

Thứ sáu, nghiêm cấm mở rộng tùy tiện các khu dân cư từ đất nông nghiệp, hạn chế

việc lập vườn từ đất trồng lúa:

Thực tiễn cho thấy nước ta là một nước đang phát triển, đang trên đà công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, dân số lại tang nhanh, do đó việc lấn chiếm, sử dụng đất nông nghiệp cho các mục đích xây dựng khu dân cư, công trình đô thị là không thể tránh khỏi Do đó, Nhà nước đã có quy định về việc nghiêm cấm mở rộng tùy tiện các khu dân

cư từ đất nông nghiệp, hạn chế việc lập vườn từ đất trồng lúa, thể hiện tại Khoản 4, Điều

143 Luật đất đai 2013: “Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc

mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp”.

III THỰC THI NGUYÊN TẮC ĐẶC BIỆT ƯU TIÊN ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN THỰC TẾ

Qua những hiểu biết và những quan sát thực tiễn trong thời gian qua, nhóm có những nhận định, đánh giá về việc thực thi nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay như sau:

Mặt tích cực:

Thứ nhất, trong thực tế hiện nay Nhà nước đã có những chính sách tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư được sử dụng đất nông nghiệp ổn định lâu dài, tạo điều kiện cho người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối có đất để sản xuất, khuyến khích người nông dân yên tâm sản xuất Nhờ đổi mới các chính sách sử dụng đất nông

Trang 5

nghiệp nên đã quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp bảo đảm phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng

Thứ hai, Nhà nước đã tích cực thực hiện khai hoang, lấn biển, phủ xanh đất trống đồi trọc giúp tăng diện tích đất nông nghiệp…

Mặt hạn chế:

Thứ nhất, trong thực tế hiện nay Nhà nước có quy định về hạn mức sử dụng đất cho

tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp mà không phải trả tiền sử dụng đất (Điều 129 LĐĐ 2013), nhằm tạo điều kiện cho những đối tượng không

có nhiều điệu kiện về kinh tế được sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối Tuy nhiên hiện có nhiều tổ chức, hộ gia đình và cá nhân lại lấn chiếm sử dụng trái phép đất nông nghiệp, lấn chiếm vượt hạn mức đất mà không trả

tiền thuê đất (vụ việc thực tế trích tại phụ lục); còn có hiện tượng người dân sử dụng đất

nông nghiệp vào mục đích khác mà không xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và trả

tiền sử dụng đất (vụ việc thực tế trích tại phụ lục) Bên cạnh đó xuất hiện tình trạng một

số cán bộ có thẩm quyền chây ỳ, tắc trách trong hoàn thành thủ tục chuyển mục đích sử

dụng đất cho người dân (vụ việc thực tế trích tại phụ lục) Điều đó cho thấy ý thức của

người dân trong việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp chưa cao

Thứ hai, mặc dù nhà nước đã có những chính sách riêng với đất trồng lúa, hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng, tuy nhiên trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa vẫn có sự suy giảm đáng kể Đất trồng lúa bị chuyển thành đất phi nông nghiệp khá nhanh khi tỉnh nào cũng mở những khu công nghiệp, khu đô thị, và gần như các khu này đều từ đất lúa, hàng vạn héc-ta đất lúa gồm cả đất “bờ xôi, ruộng mật” sau hàng vài trăm năm canh tác mới có, được đất đá đổ xuống thành các khu công nghiệp, đô thị; cho thấy việc thực thi chính sách ưu tiên đối với đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa còn nhiều hạn chế trên thực tiễn

Thứ ba, việc tổ chức quản lý đối với đất nông nghiệp còn nhiều bất cập trên thực tế, còn nặng về thủ tục hành chính Bên cạnh đó, còn tồn tại không ít trường hợp lãnh đạo địa phương vì muốn có nhiều công trình, dự án cho địa phương, muốn chỉnh trang, mở rộng

đô thị cho xứng tầm, muốn để lại dấu ấn của nhiệm kỳ lãnh đạo đã chỉ đạo quy hoạch, cho xây dựng các công trình dự án làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp…

KẾT LUẬN

Khi đất nước ta đang có sự chuyển dịch cơ cấu về nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ nhưng vẫn phải đảm bảo về an ninh lương thực thì vấn đề sử dụng đất nông nghiệp đã và đang đặt ra nhiều thách thức Do đó, pháp luật cần giữ vững nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với đất nông nghiệp để bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp, đồng thời thực thi có hiệu quả hơn nữa nguyên tắc này trên thực tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Luật đất đai 2013.

Trang 6

2 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013.

3 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định

số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP.

4 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất.

5 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về Quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

6. Duanmasterianphu.com – Theo Nhân dân, Ngăn chặn tình trạng xây nhà

trái phép trên đất nông nghiệp, Blog - Latest News,

https://duanmasterianphu.com/ngan-chan-tinh-trang-xay-nha-trai-phep-tren-dat-nong-nghiep/

7. Theo tapchicongsan.org.vn, Nhìn lại chính sách đất nông nghiệp Việt Nam

trong gần 30 năm đổi mới, Tạp chí Tài chính,

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu trao-doi/trao-doi-binh-luan/nhin-lai-

chinh-sach-dat-nong-nghiep-viet-nam-trong-gan-30-nam-doi-moi-92660.html

8. Đỗ Văn, Thái Nguyên: Dân “biếu” “quan” xã đất để được chuyển đổi mục

đích sử dụng đất, Lao động, http://vieclam.laodong.com.vn/xa-hoi/thai- nguyen-dan-bieu-quan-xa-dat-de-duoc-chuyen-doi-muc-dich-su-dung-dat-240732.bld

9. Minh Đạo, Huyện Phú Lương, Thái Nguyên: Ông Nguyễn Hữu Hải có dấu

hiệu nhận hối lộ?, Pháp luật và xã hội, https://phapluatxahoi.vn/huyen- phuacute-luong-thaacutei-nguyecircn-ocircng-nguyen-huu-hai-coacute-dau-hieu-nhan-hoi-lo-40201.html

10. Phương Linh, Phú Lương Thái Nguyên: Bị mất nửa đất vì nhờ cán bộ xã

chuyển đổi mục đích sử dụng, VCCI, https://vnexim.com.vn/forum/bai- viet/44834-Phu-Luong-Thai-Nguyen-Bi-mat-nua-dat-vi-nho-can-bo-xa-chuyen-doi-muc-dich-su-dung

11. Thư ký luật, Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích

phi nông nghiệp, Thư viện pháp luật,

https://hoidap.thuvienphapluat.vn/hoi-dap/38157-hd-chuyen-dat-chuyen-trong-lua-nuoc-sang-su-dung-vao-muc-dich-phi-nong-nghiep.html

Trang 7

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Vấn đề người dân tự ý sử dụng trái phép đất nông nghiệp vào mục đích khác: Biến đất thổ canh thành thổ cư:

Dọc tỉnh lộ 386 thuộc xã Minh Tân (Phù Cừ, Hưng Yên) hàng chục ngôi nhà kiên cố đã mọc lên Đây là các căn nhà thi công trái phép trên đất nông nghiệp thuộc thôn Tần Tiến và thôn Nghĩa Vũ, xã Minh Tân Họ xây có nguyên do để phục vụ chuyển đổi sản xuất, nhưng thực chất là xây nhà để ở, kinh doanh.

Việc xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp ở xã Minh Tân diễn biến phức tạp, kéo dài nhiều năm Thậm chí, sau khi có Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày

16-3-2016 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc “tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh”, vẫn có hàng chục hộ xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp.

Theo xác minh của UBND xã Minh Tân, toàn xã có 190 hộ gia đình thi công nhà, nhà tạm trên đất nông nghiệp có tổng diện tích gần 7.000 m2 không đúng quy định Trong đây, 82 hộ thi công nhà, nhà tạm trên đất chuyển đổi chưa được phê duyệt nằm trong quy hoạch chuyển đổi; 62 hộ xây tổng diện tích nhà, nhà tạm vượt quy định cho phép; 46 hộ thi công nhà, nhà tạm trên đất nông nghiệp chuyển đổi không nằm trong quy hoạch Chủ tịch UBND xã Minh Tân Vũ Văn Viến cho biết: Các hộ nông dân xây nhà trên đất nông nghiệp để phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi Tuy nhiên, cũng có các hộ chuyển đổi xây nhà để ở, kinh doanh UBND xã đã phát hiện và lập biên bản vi phạm, nhưng nhiều hộ vẫn cố tình thi công; trong khi chính quyền thiếu kiên quyết, nể nang, thậm chí có cả cán bộ xã vi phạm, bởi thế chưa ngăn chặn hiệu quả được hiện trạng này.

Theo UBND tỉnh Hưng Yên, toàn tỉnh có gần 5.000 trường hợp thi công công trình, nhà ở trên đất nông nghiệp vi phạm pháp luật về đất đai; trong đây có hơn 3.400 trường hợp thi công công trình trái phép trên đất nông nghiệp, hơn 1.500 trường hợp thi công nhà trái phép trên đất nông nghiệp Những địa phương có nhiều nhà xây trái phép trên đất nông nghiệp là: huyện Phù Cừ có hơn 987 trường hợp, TP Hưng Yên 213 trường hợp, huyện Ân Thi hơn 125 trường hợp… Tình trạng này diễn biến phức tạp, có nguy cơ biến đất thổ canh thành đất thổ cư trên diện rộng; nhất là ở các khu vực ven các con phố giao thông, các nơi kinh tế phát triển, đất có giá trị cao và các vùng đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

Trang 8

PHỤ LỤC 2: Vụ việc tại xóm Mỹ khánh, xã Phấn Mễ huyện Phú Lương, Thái Nguyên : Bị mất nửa đất vì nhờ cán bộ xã chuyển đổi mục đích sử dụng:

Năm 2004, bà Vũ Thị Liêm, thôn Mỹ Khánh, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên có nhu cầu chuyển đổi hơn 400m2 đất vườn tạp (mặt QL 3 Bắc Kạn – Thái Nguyên) sang đất thổ cư Theo đơn của chị Nguyễn Thị Lê, con gái út của bà Liêm: “Biết nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất của gia đình, ông Nguyễn Hữu Hải, kế toán xã và cũng là người gần nhà nói sẽ giúp mẹ tôi làm thủ tục Ông Hải yêu cầu mẹ tôi phải nộp 20 triệu đồng để làm thủ tục, nộp tiền chuyển đổi… Sau đó ông Hải đến nhà tôi và đưa ra một số giấy tờ trắng và bảo mẹ tôi ký vào đó Vì ông Hải là cán bộ xã và cũng là chỗ quen biết nên mẹ tôi tin tưởng ký khống mà không hỏi ý kiến chồng, các con Khi nhận được 2 sổ đỏ, vì tin tưởng ông Hải nên mẹ tôi cất vào tủ Đến tận năm 2011 khi tiến hành làm nhà gia đình tôi mới phát hiện diện tích cả 2 sổ đỏ chỉ được 165m2 Khi chúng tôi ra xã hỏi thì được biết diện tích 240m2 đất còn lại đã được cấp cho 2 người, một cho bà Nguyễn Thị Toan, vợ ông đương kim Bí thư xã Nguyễn Ngọc Sơn (thời điểm đó là Chủ tịch xã), một cho con gái ông Hải Hai thửa đất “cấp trộm” cho người thân của hai cán

bộ xã này đều đã có sổ đỏ, mỗi thửa 120m2”.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Phấn Mễ thừa nhận, vợ ông đã được cấp sổ đỏ cho 120m2 đất có nguồn gốc từ đất của hộ bà Liêm Tuy nhiên, ông Sơn cho biết: “Chuyện bà Liêm cho ông Hải thế nào tôi không biết, còn 120m2 đất

đó anh Hải bán cho vợ chồng tôi” Tuy nhiên khi được hỏi vợ chồng ông mua với giá bao nhiêu? Thì ông Sơn cho biết: “Tôi chỉ phải nộp hơn 16 triệu một tí (thực chất là tiền đóng thuế chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định) cho Nhà nước, còn việc ông Hải bán cho tôi giá rẻ hay cho tôi là việc chỉ tôi với ông Hải biết”.

Ông Nguyễn Hữu Hải, kế toán xã Phấn Mễ cho biết: “Cuối năm 2004 bà Liêm có nhờ tôi làm thủ tục chuyển đổi cho nhanh hơn 400m2 đất và tự nguyện biếu tôi một nửa mảnh đất đó Nếu các anh bảo là bà Liêm trả công cho tôi thì đấy coi như là trả công cũng được Sau đó tôi có nói với anh Sơn thế này, bà Liêm có cho một nửa mảnh đất anh có sử dụng không Nếu anh có nhu cầu em để lại một mảnh, em làm một nửa cho con nhỏ thôi Đấy thì hai anh em cùng làm với nhau mảnh đất bác Liêm cho”

Diễn biến của vụ việc cho thấy người dân chỉ biết ký vào giấy trắng và đưa tiền cho ông Nguyễn Hữu Hải cuối cùng nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích đất chuyển đổi, trừ đi diện tích đất đã phải chuyển nhượng cho ông Hải Việc này cho thấy người dân không trực tiếp làm thủ tục tại cơ quan có thẩm

Trang 9

quyền để chuyển đổi, chuyển nhượng đất theo quy định của pháp luật Đặc biệt là hợp đồng cho tặng đất không được lập và ký trước mặt người chứng thực, thể hiện đúng ý chí và nguyện vọng của bên cho tặng Có thể thấy rõ là người cho tặng bị ép buộc hoặc lừa dối, họ phải tặng cho quyền sử dụng đất để đổi lại được người khác làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất Ông Hải cho rằng ông được trả công

là không đúng, vì ông là cán bộ UBND xã không phải là người làm dịch vụ để được hưởng phí trên Có thể là ông Hải là người đứng ra nhận hối lộ của các hộ dân cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khoản hối lộ là quyền sử dụng đất mà ông Hải đã lấy của những người chuyển đổi đất Vụ việc đã có dấu hiệu của một vụ án nhận hối lộ, môi giới hối lộ.

Sau khi vụ việc trên xảy ra, một số bà con tại địa phương tiếp tục gửi đơn tố

về việc ông Nguyễn Ngọc Sơn hiện là bí thư xã lấn chiếm đất, gây khó khăn cho người dân trong việc cấp sổ đỏ

Một số người dân xóm Mỹ Khánh, xã Phấn Mễ huyện Phú Lương phản ánh:

“Trước đây xóm Mỹ Khánh có một dải đất giáp chợ Phấn Mễ, mặt đường QL 3 là đường thoát nước và đường ra khu ruộng của dân nhưng hiện nay dải đất này bỗng dưng thuộc sở hữu của anh Mạnh - con rể của ông Sơn Mảnh đất này anh Mạnh đang cho anh Nguyễn Tiến Cương thuê để trông xe Lô đất đối diện chợ Phấn Mễ không có trong danh sách đấu thầu nhưng bằng cách nào đó, lô đất này lại đang thuộc quyền sở hữu của ông Nguyễn Hữu Hải và đang được ông Hải cho một số người thuê để làm kiot kinh doanh…”.

Ông Nguyễn Văn Bày, trú tại thôn Mỹ Khánh, Phấn Mễ, Phú Lương, Thái Nguyên trình bày: “Gia đình tôi có 650m2 đất tại mặt đường QL 3, cách chợ Phấn

Mễ khoảng 100m, có giấy xác nhận của UBND xã từ những năm 1986 Khi có quy hoạch khu dân cư, gia đình tôi đã làm thủ tục xin được cấp sổ đỏ nhưng lãnh đạo xã không đồng ý Ông Sơn nhiều lần vận động gia đình tôi nhận tiền đền bù để giao thửa đất này cho xã (thực chất là nhượng giá rẻ cho một số cán bộ xã) rồi viết đơn xin cấp đất chỗ khác Nhận thấy việc làm đó là sai trái gia đình tôi đã không làm theo Vì thế các ông cán bộ xã đã cố tình gây khó khăn, không cấp sổ đỏ cho gia đình tôi…”.

Ngày đăng: 21/04/2020, 14:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w