1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại – Thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH Huy Hải

47 139 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 102,94 KB

Nội dung

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hợp đồng thương mại nóichung cũng như các công trình nghiên cứu về chế tài bồi thường thi

Trang 1

TÓM LƯỢC

Hiện nay nền kinh tế của nước ta đang ngày càng phát triển, đặc biệt là sự hộinhập với thế giới làm cho hoạt động thương mại phát triển không ngừng, các hợp đồngthương mại ký kết ngày càng nhiều Song song với sự phát triển số lượng các hợpđồng thì nội dung của hợp đồng ngày càng được quan tâm nhiều hơn, nội dung ngàycàng chi tiết hơn, đặc biệt là sự quan tâm thỏa thuận các điều khoản về chế tài thươngmại nói chung và chế tài bồi thường thiệt hại nói riêng Tuy nhiên quy định của phápluật còn nhiều thiếu sót và bất cập dẫn tới việc khó khăn khi áp dụng quy định về phạt

vi phạm trong hợp đồng thương mại, khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp

Từ thực tế đó,chương 1 khóa luận nghiên cứu một số vấn đề về chế tài bồithường thiệt hại trong hợp đồng thương mại theo quy định của Luật thương mại 2005

và Bộ luật Dân sự 2015 như: các khái niệm liên quan đến hợp đồng thương mại, chếtài thương mại và chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

Chương 2 khóa luận tập trung chỉ ra thực trạng các quy phạm pháp luật điềuchỉnh chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại, thực trạng thực hiện quyđịnh pháp luật về chế tài phạt vi phạm hợp đồng thương mại và thực tiễn tại Công tyTNHH Huy Hải

Dựa trên những phân tích, những bất cập đã được chỉ ra, chương 3 khóa luận đưa

ra một số quan điểm và kiến nghị giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về chếtài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đãnhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè Vớilòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Khoa Kinh tế - Luật –Trường Đại học Thương mại đã cùng tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốnkiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường Và đặc biệt,trong thời gian này, khi chúng em thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp, các thầy cô đãdành rất nhiều thời gian để chỉ bảo và hướng dẫn cho chúng em

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo - Ths Tạ Thị Thuỳ Trang đã tận tâm hướngdẫn em và giúp em hoàn thành khóa luận này

Bài khóa luận tốt nghiệp được thực hiện trong khoảng thời gian gần 2 tháng.Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu để hoàn thành bài khóa luận này em đã rất cốgắng, nhưng do kiến thức, kinh nghiệm của em còn hạn chế vì vậy chắc chắn khôngthể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quýbáu của quý thầy cô và em sẽ tiếp thu, sửa đổi để kiến thức của em được hoàn thiệnhơn

Sau cùng, em xin kính chúc thầy cô Khoa Kinh tế - Luật và cô Tạ Thị ThuỳTrang thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình

là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2018

Sinh viênNguyễn Ngọc Nhi

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 5

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 Tổng quan về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại 6

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm hợp đồng thương mại 6

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại 9

1.1.3 Ý nghĩa, vai trò của chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại 13 1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật về chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại 14

1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật về chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại 14

1.2.2 Nội dung pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại 15

1.3 Các nguyên tắc pháp luật điều chỉnh chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY TNHH HUY HẢI 22

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại 22

2.1.1 Tổng quan tình hình về pháp luật bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại 22

Trang 4

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật phạt bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại 23 2.2 Thực trạng các qui phạm pháp luật điều chỉnh bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại 25 2.2.1 Quy định về mức bồi thường thiệt hại 25 2.2.2 Về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thiệt hại trong hợp đồng thương mại 28 2.3 Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại tại Công ty TNHH Huy Hải 29 2.3.1 Khái quát về Công ty TNHH Huy Hải 29 2.3.2 Thực tiễn thực hiện các quy phạm pháp luật về bồi thường thiệt hại tại Công ty TNHH Huy Hải 30 2.4 Các kết luận 35 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 36 3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại 36 3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại 37 3.2.1 Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại 37 3.2.2 Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại 38 3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu về pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại 39 KẾT LUẬN 40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

ta tham gia ký kết ngày càng nhiều Những hợp đồng trong và ngoài nước ngày càngđược ký kết một cách đa dạng hơn Các quan hệ hợp đồng trong thương mại cũng vì lẽ

đó mà trở nên đa dạng và phức tạp hơn Mặt trái của nó là các vi phạm hợp đồng cũngdiễn ra nhiều và ngày càng phổ biến hơn Để đảm bảo cam kết giữa các bên được thựchiện, bù đắp những thiệt hại xảy ra cho bên bị vi phạm, pháp luật về chế tài trongthương mại đã ra đời và ngày càng hoàn thiện hơn Với việc ban hành Luật thương mạinăm 2005, việc quy định các hình thức chế tài trong thương mại có ý nghĩa quan trọngnhằm đảm bảo ổn định các quan hệ hợp đồng, trật tự pháp luật, khôi phục lợi ích củabên bị vi phạm, giáo dục ý thức pháp luật về hợp đồng Tiếp nhận sự đổi mới của hệthống pháp luật về hợp đồng trong những năm gần đây, nhu cầu tìm hiểu về vấn đề chếtài trong thương mại ngày càng trở nên bức thiết nhằm ổn định các quan hệ hợp đồng,nhất là khi Việt Nam đã tham ra vào sân chơi quốc tế về các vấn đề thương mại

Trong hệ thống pháp luật về chế tài thương mại được quy định trong Luật thươngmại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 thì chế tài bồi thường thiệt hại là một trong nhữngchế tài được áp dụng một cách phổ biến và thường xuyên nhất Khi một bên khôngthực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng gây thiệt hạicho bên đối tác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Các quy định của phápluật về chế tài bồi thường thiệt hại đã góp phần đảm bảo cho hợp đồng thương mạiđược thực hiện một cách nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bêntrước hành vi vi phạm Bồi thường thiệt hại là một chế tài pháp luật phổ biến đã có từrất lâu trong hệ thống pháp luật của nước ta cũng như của các nước trên thế giới Tuynhiên không vì lí do đó mà việc nghiên cứu đề tài này giảm đi tính thời sự của nó.Nguyên nhân chính là do các quy định về bồi thương thiệt hại trong hợp đồng thương

Trang 7

mại còn nhiều điểm gây bàn cãi, thực tiễn áp dụng chế tài trên vẫn còn những hạnchế, vướng mắc nhất định, như cách xác định giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp, cácbiện pháp hạn chế tổn thất trong chế tài bồi thường thiệt hại cũng chưa được quyđịnh cụ thể.

Chính vì những lý do trên, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về chế tàithương mại nói chung cũng như chế tài bồi thường thiệt hại nói riêng là hết sức cầnthiết Qua đó góp phần bảo vệ các thương nhân, tổ chức và cá nhân Việt Nam khi họtham gia các hoạt động thương mại Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề

tài: “Pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại – Thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH Huy Hải” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hợp đồng thương mại nóichung cũng như các công trình nghiên cứu về chế tài bồi thường thiệt hại trong thươngmại nói riêng, có thể kể đến như :

Luận văn thạc sĩ “Chế tài pháp luật - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” năm

2009 của Th.S Phạm Thị Minh Phương Luận văn nghiên cứu chung về chế tài phápluật, đồng thời đưa ra một số vấn đề cả về lý luận và thực tiễn còn tồn đọng Từ đó,nhận xét thực trạng và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật ViệtNam về vấn đề này

Đỗ Văn Đại (2010), Cuốn sách “ Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam”, nxb Chính trị Quốc gia, tác giả đã mở ra nhiều

hướng nghiên cứu mới về vấn đề xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng

Bài viết “ Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng kinh doanh thương mại của doanh nghiệp” của công ty luật Minh Khê – đoàn luật sư thành phố Hà Nội Bài viết đã chỉ ra

được cơ sở lý luận về hợp đồng kinh doanh, thương mại và quy định của pháp luật vềphạt vi phạm và bồi thường thiệt hại Ngoài ra bài viết còn đưa ra các vấn đề về thựctiễn đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng Qua đó đưa ra các ý kiến trao đổi, tậptrung vào các chế tài thường được thoả thuận trong hợp đồng gắn với việc liên hệ đếncác quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam với thực tiễn và thông lệ phổ biến trênthế giới

Bài viết “Chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng” của công

ty Luật PLF được đăng trên website của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt NamVCCI Bài viết đã phân biệt rõ những khác biệt chính của hai chế tài thương mạithường được sử dụng đó là phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, trong đó nổi bật làvấn đề áp dụng các chế tài trong hợp đồng thương mại

Trang 8

Những bài viết trên đã nêu ra được một cách khái quát quy định của pháp luậtViệt Nam về chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại cũng như một vàivấn đề liên quan mật thiết với chế tài này Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề cần thảoluận chưa được đề cập đến một cách sâu sắc và chi tiết Vì vậy, việc lựa chọn nghiên

cứu đề tài “Pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại – Thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH Huy Hải có ý nghĩa thiết thực đối với các doanh

nghiệp nói riêng, nền kinh tế Việt Nam nói chung và của hệ thống pháp luật Việt Nam

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Quan hệ hợp đồng ngày càng phát triển để đáp ứng sự phát triển của hoạt độngthương mại của nền kinh tế mở cửa và hội nhập Sự phát triển của hoạt động thươngmại khiến nhận thức của chủ thể đối với nội dung hợp đồng, đối với các chế tài thươngmại nói chung và chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại nói riêngngày càng được nâng cao Tuy nhiên quy định của pháp luật vẫn còn những điểm bấtcập, chưa cụ thể gây khó khăn khi áp dụng, giải quyết tranh chấp Từ thực tế trên khóaluận nghiên cứu một số vấn đề sau: Khóa luận làm rõ một số vấn đề lý luận về hợpđồng thương mại, chế tài thương mại và chế tài chế tài bồi thường thiệt hại để cungcấp kiến thức lý luận về vấn đề nghiên cứu Khóa luận chỉ ra một số điểm chưa hợp lýtrong quy định pháp luật điều chỉnh chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thươngmại, phân tích thực trạng áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thươngmại Từ những phân tích, bất cập đã chỉ ra, khóa luận kiến nghị một số giải pháp hoànthiện quy định pháp luật về chế tài thương mại nói chung cũng như chế tài bồi thườngthiệt hại trong hợp đồng thương mại nói riêng

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định và những tình huống thực tếcủa pháp luật Việt Nam trong Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 về chếtài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại Bên cạnh đó, khóa luận đề xuấthướng giải quyết, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của pháp luật về chế tài bồi thườngthiệt hại trong hợp đồng thương mại

- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Tiếp cận vấn đề nghiên cứu về chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồngthương mại cả góc độ lý luận và thực tiễn Từ những nghiên cứu, phân tích làm rõđược các bất cập trong quy định pháp luật về chế tài bồi thường thiệt hại trong hợpđồng thương mại, những khó khăn khi áp dụng quy định pháp luật Dựa trên những bấtcập đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật, giảm những khó

Trang 9

khăn khi áp dụng chế tài chế tài bồi thường thiệt hại Những mục tiêu cụ thể của khóaluận như sau:

Thứ nhất, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng thương mại, chếtài thương mại và chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

Thứ hai, phân tích thực trạng quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại tronghợp đồng thương mại và thực tiễn tại Công ty TNHH Huy Hải để chỉ ra những bất cập

và khó khăn khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại.Thứ ba, trên cơ sở thực trạng đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng caohiệu quả áp dụng quy định pháp luật về chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồngthương mại

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Do sự hạn chế thời gian cũng như khả năng nghiên cứu mà em chỉ tập trungnghiên cứu những vấn đề cơ bản về chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồngthương mại:

Về thời gian: Tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật kể từ khi LuậtThương Mại 2005 được ban hành cho đến nay Các quy định pháp luật được nghiêncứu là các quy định về chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại theoquy định của pháp luật Việt Nam

Về không gian: Khóa luận tập trung làm rõ quyền và nghĩa vụ của các bên chủ

thể của hợp đồng trong trường hợp có sự vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mạitại Việt Nam, nghiên cứu điển hình tại công ty TNHH Huy Hải

Về nguồn tư liệu: Khóa luận giới hạn phạm vi nghiên cứu trong các quy định của

pháp luật về chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại theo Luật Thươngmại Việt Nam 2005, Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, khoá luận chủ yếu sử dụng phép liệt kê, sosánh và phân tích làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu Ngoài ra để thựchiện nhiệm vụ nghiên cứu, còn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu vớinhau, cụ thể:

Phương pháp liệt kê, tổng hợp: được sử dụng để tổng hợp quy định của phápluật liên quan đến chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại Phươngpháp này giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về hệ thống pháp luật điều chỉnh vấn đềnghiên cứu để có được nhận xét khách quan

Phương pháp so sánh, phân tích: được sử dụng để phân tích, lí giải các quyđịnh của pháp luật, so sánh, đối chiếu các quy định giữa các văn bản quy phạm khác

Trang 10

nhau để rút ra những nhận xét, giúp cho người đọc hiểu sâu hơn về các quy định củapháp luật.

Phương pháp dẫn chứng, chứng minh: đưa ra các tình huống, ví dụ cụ thể xảy

ra trong ký kết và thực hiện hợp đồng của Công ty TNHH Huy Hải, từ đó để thấy rõnhững điểm mạnh và những hạn chế trong quy định của pháp luật về chế tài bồithường thiệt hại trong hợp đồng thương mại Từ những phân tích đã làm được sẽ đưa

ra những kết luận vấn đề nghiên cứu, kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện quyđịnh về chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận tốt nghiệpbao gồm 3 chương:

Chương 1 – Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh bồi thường thiệt hại

trong hợp đồng thương mại

Chương 2 - Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương

mại

Chương 3 – Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả

thực thi pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

Trang 11

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH BỒI

THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm hợp đồng thương mại

Để tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân cũng như tổ chức phải tham gia nhiều mốiquan hệ xã hội khác nhau Khi các mối quan hệ về tài sản, các mối quan hệ về nhânthân càng ngày càng phát triển trong xã hội, một nhu cầu về trao đổi tài sản, hàng hóacũng như vấn đề thuê nhân lực để phục vụ cho việc phát triển tài sản của mình cũngngày càng phát triển theo Khi ý chí của các bên trong việc trao đổi đó gặp nhau ở một

số điểm nhất định, họ muốn tiến tới thực hiện ý chí của nhau ở những điểm trùng lặp

đó Nhưng việc tiến hành những điểm chung đó là chưa đủ, cần có một cơ chế để giúpviệc đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ với nhau khi họ thực hiện ý chí của mình,

và từ đó hợp đồng ra đời

Vậy hợp đồng là gì? Hiểu theo một cách khái quát và chung nhất theo nghĩarộng, hợp đồng được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về một vấn đềnhất định trong xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụcủa các bên Bản chất thực sự của hợp đồng là sự tự nguyện và thống nhất ý chí thôngqua sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể Hợp đồng còn đóng vai trò là bằng chứngpháp lý cho sự thỏa thuận giữa các bên, đảm bảo cho việc các bên thực hiện đúng theonhững gì đã thỏa thuận Ngày nay, các quan hệ kinh tế xã hội đều được xác lập và thựchiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng Giao kết và thực hiện hợp đồng chính làcách thức cơ bản để thực hiện hiệu quả các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thịtrường ngày nay

Khoa học pháp lý cũng như pháp luật thực thi ở Việt Nam từ trước tới nay đã sửdụng nhiều khái niệm pháp lý để chỉ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại như: hợpđồng kinh doanh, hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại… Pháp luật hiện hànhkhông đưa ra định nghĩa pháp lý về hợp đồng thương mại mà chỉ quy định khái niệmchung về hợp đồng trong dân sự Bộ luật Dân sự 2015 đã đưa ra khái niệm về hợpđồng: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấmdứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 385 BLDS 2005) Với phạm vi áp dụng của BLDS

2015, các quy định về hợp đồng dân sự được áp dụng cho hợp đồng nói chung (trongcác lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và lao động) Theo đó, các quy định vềhợp đồng dân sự được áp dụng cho các dạng hợp đồng nói chung, bao gồm cả cácdạng hợp đồng phát sinh từ quan hệ kinh doanh, mua bán hàng hóa Do đó, có thể hiểu

Trang 12

khái niệm về hợp đồng dân sự là khái niệm chung về hợp đồng, bao gồm cả hợp đồngtrong lĩnh vực thương mại, đầu tư và kinh doanh.

Dù pháp luật thương mại Việt Nam không có quy định về khái niệm hợp đồngthương mại, nhưng có thể hiểu hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vithương mại, là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải làthương nhân hoặc các chủ thể có tư cách thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấmdứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại

Các hoạt động thương mại ở đây được xác định theo Luật thương mại 2005, cụ

thể tại Điều 1 Luật thương mại 2005, theo đó bao gồm: “hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó áp dụng luật này.”

Về mặt lý luận, hợp đồng thương mại là một loại hợp đồng dân sự (một dạng cụthể của hợp đồng dân sự) nên nó sẽ mang những đặc điểm của hợp đồng dân sự:

Thứ nhất, hợp đồng phải thể hiện được sự tự do ý chí của các bên tham gia giao kết.

Trong các hợp đồng yếu tố cơ bản nhất là sự thỏa hiệp giữa các ý chí, tức là có sựưng thuận giữa các bên với nhau Đây là kết quả tất yếu của tự do hợp đồng: khi giaokết hợp đồng các bên được tự do quy định nội dung hợp đồng, tự do xác định phạm viquyền và nghĩa vụ của các bên Đương nhiên tự do hợp đồng không phải là tự do tuyệtđối Nhà nước buộc các bên khi giao kết hợp đồng phải tôn trọng đạo đức, trật tự xãhội, trật tự công cộng Trong những trường hợp thật cần thiết, nhân danh tổ chứcquyền lực công, nhà nước có thể can thiệp vào việc ký kết hợp đồng và do đó giới hạnquyền tự do giao kết hợp đồng Tuy nhiên sự can thiệp này phải là sự can thiệp hợp lý

và được pháp luật quy định chặt chẽ để tránh sự lạm dụng, vi phạm quyền tự do hợpđồng

Yếu tố thỏa thuận trong giao kết hợp đồng luôn được đề cao Chỉ được coi là hợpđồng khi những thỏa thuận thực sự phù hợp với ý chí của các bên, tức là có sự ưngthuận đích thực giữa các bên Hợp đồng phải là giao dịch hợp pháp do vậy sự ưngthuận ở đây phải là sự ưng thuận hợp lẽ công bằng, hợp pháp luật, hợp đạo đức Cáchợp đồng được giao kết dưới tác động của sự lừa dối, cưỡng bức hoặc mua chuộc làkhông có sự ưng thuận đích thực Những trường hợp có sự lừa dối, đe dọa, cưỡng bứcthì dù có sự ưng thuận cũng không được coi là hợp đồng, tức là có sự vô hiệu của hợp

Trang 13

đồng Như vậy, một sự thỏa thuận không thể hiện ý chí thực của các bên thì khôngphát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên.

Thứ hai, hợp đồng là tập hợp những cam kết được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Chế định hợp đồng luôn tôn trọng sự tự do của các bên giao kết, song sự tự do đóphải giới hạn trong khuôn khổ pháp luật Nói cách khác, pháp luật chỉ bảo vệ nhữngcam kết không xâm hại đến trật tự pháp luật, trật tự công cộng Xuất phát từ nguyêntắc cơ bản trong quan hệ dân sự là tôn trọng quyền tự do ý chí của mọi cá nhân và cácchủ thể khác trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ của mình, pháp luật các nước đềucho phép các chủ thể được hoàn toàn tự do giao kết hợp đồng, miễn là không trái phápluật và đạo đức xã hội Việc hình thành các hạn chế của nguyên tắc tự do trong ký kếthợp đồng xuất phát từ quan điểmbảo vệ trật tự công và lợi ích chung của xã hội Vìvậy, pháp luật sẽ bảo vệ lợi ích và quyền của các bên song lợi ích này phải không đượcxâm hại đến trật tự và lợi ích công

Thứ ba, chế định hợp đồng mang tính bắt buộc song cũng hết sức linh hoạt, mềm dẻo.

Điều này không dễ dàng đạt được nếu như quy định pháp luật không được xâydựng theo hướng đề cao tự do ý chí của các bên, pháp luật chỉ can thiệp ở giới hạn cầnthiết

Đối với hợp đồng thương mại, ngoài việc mang những đặc điểm chung của hợpđồng dân sự, còn có những đặc điểm riêng nhất định Có thể xem xét hợp đồng trongmối liên hệ giữa cái chung và cái riêng Từ cách tiếp cận này những vấn đề cơ bản vềhợp đồng thương mại như: giao kết hợp đồng, nguyên tắc và các biện pháp đảm bảothực hiện hợp đồng, hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu được điều chỉnhbởi pháp luật và không có sự khác biệt với các hợp đồng dân sự thông thường Song,xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu của hoạt động thương mại, một số vấn đề về hợpđồng trong thương mại được quy định trong các lĩnh vực cụ thể (như chủ thể, hìnhthức, quyền và nghĩa vụ của các bên, chế tài và giải quyết tranh chấp hợp đồng ).Theo quy định hiện hành, có thể thấy một số đặc điểm riêng của hợp đồng thương mạinhư sau:

Thứ nhất, về chủ thể hợp đồng: hợp đồng thương mại được thiết lập chủ yếu giữa

các chủ thể kinh doanh (chủ yếu là thương nhân) Theo quy định của Luật Thương mại

2005, thương nhân bao gồm: tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạtđộng kinh doanh một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh Có nhữngquan hệ hợp đồng trong thương mại đòi hỏi các bên đều phải là thương nhân, như: hợpđồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng dịch vụ quảngcáo thương mại Có những hợp đồng thương mại chỉ đòi hỏi ít nhất một bên làthương nhân, như: hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ bán đấu giá

Trang 14

hàng hoá, hợp đồng môi giới thương mại, hợp đồng dịch vụ xây dựng, hợp đồng bảohiểm Cá biệt, có những hợp đồng thương mạikhông nhất thiết chủ thể hợp đồng phải

là thương nhân, như: hợp đồng giao kết giữa các chủ thể kinh doanh là những ngườibán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhậpthấp (những người này không phải đăng ký kinh doanh, do đó họ không phải là thươngnhân)

Thứ hai,về hình thức: Hợp đồng trong thương mại được thiết lập theo cách thức

mà hai bên thoả thuận, có thể được thể hiện bằng hình thức lời nói, văn bản hoặc hành

vi cụ thể Trong một số trường hợp, pháp luật bắt buộc các bên phải thiết lập hợp đồngbằng hình thức văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương với văn bản (hợpđồng mua bán hàng hoá quốc tế, hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng ủy thác muabán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thươngmại, )

Thứ ba, mục đích phổ biến của các bên trong hợp đồng thương mại là lợi nhuận:

Mục đích lợi nhuận là đặc trưng của các giao dịch thương mại Khi tham gia hợp đồngthương mại, thông thường các bên của hợp đồng đều nhằm thu được lợi nhuận từ việcthực hiện hợp đồng Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, một bên của hợp đồng thươngmại không có mục đích lợi nhuận Những hợp đồng này, về nguyên tắc không đươngnhiên chịu sự điều chỉnh bỡi những quy định riêng của pháp luật kinh doanh TheoLuật thương mại 2005, những hợp đồng được ký kết giữa một bên là thương nhân vớimột bên là chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận thìviệc có áp dụng Luật thương mại để điều chỉnh quan hệ trong hợp đồng đó hay không

là do bên không có mục đích lợi nhuận trong hợp đồng đó quyết định

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động

mà Nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với chủ thể nào không thực hiện đúng mệnh lệnhcủa Nhà nước đã nêu ở phần quy định của quy định pháp luật

Đối với khái niệm chế tài trong thương mại, thực tiễn pháp lý ở Việt Nam vẫn cócách nhận diện khác nhau về vấn đề này

Theo nghĩa rộng, chế tài trong thương mại là những hình thức chế tài do cơ quan

nhà nước, bên bị vi phạm áp dụng đối với chủ thể vi phạm khi có hành vi vi phạmpháp luật thương mại

Hành vi vi phạm pháp luật thương mại ở đây bao gồm các hành vi vi phạm trongquá trình các chủ thể giao kết, thực hiện hợp đồng; các hành vi vi phạm quy định phápluật về trật tự quản lý kinh tế Tùy thuộc vào mức độ vi phạm, hậu quả mà chủ thể có

Trang 15

hành vi vi phạm bị áp dụng chế tài hành chính, dân sự (ví dụ: bồi thương thiệt hại) hayhình sự (ví dụ: các hình phạt đối với tội "Buôn lậu") Như vậy, chế tài dân sự hiểu theonghĩa rộng không chỉ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bên bị vi phạm mà cònbảo đảm lợi ích của Nhà nước.

Theo nghĩa hẹp, Chế tài thương mại theo nghĩa hẹp được áp dụng cho bên vi

phạm khi có những hành vi vi phạm xảy ra trong giao kết, thực hiện hợp đồng Chế tàinày còn được gọi là chế tài hợp đồng Khi một bên chủ thể vi phạm các quy định vềthương mại được quy định trong Luật Thương mại 2005 và các quy định khác có liênquan, sẽ bị áp dụng các chế tài được quy định tại Điều 292, Luật thương mại 2005, cụ thể:

"Điều 292 Các loại chế tài trong thương mại

Như vậy, chế tài hiểu theo nghĩa hẹp là những chế tài mang bản chất dân sự, cótác động bất lợi về tài sản đối với chủ thể vi phạm nhằm mục đích đảm bảo quyền vàlợi ích hợp pháp cho bên bị vi phạm

Như vậy, Luật Thương mại 2005 tiếp cận chế tài thương mại theo nghĩa hẹp, thểhiện sự gánh chịu hậu quả bất lợi của bên có hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại.Đối với khái niệm chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại, phápluật dân sự Việt Nam không có định nghĩa cụ thể về vấn đề này Còn theo pháp luật

thương mại, Khoản 1 Điều 302 Luật thương mại 2005 quy định: “Bồi thường thiệt hại

là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”.

Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý chúng ta đều thấy rằng, mỗi người trong

xã hội đều phải tôn trọng những quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích cá nhânmình mà xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Khi một người viphạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn thất cho người khác thì chính người đó sẽphải chịu hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra Sự gánh chịu hậu quả bất lợi đóbằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại

Trang 16

Việc bồi thường thiệt hại là nghĩa vụ bắt buộc đối với bên vi phạm hợp đồng, trừtrường hợp có thỏa thuận khác BLDS 2015 không có định nghĩa thế nào là bồi thườngthiệt hại nhưng có quy định khi bên nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ và hành vi này lànguyên nhân gây ra tổn thất, thiệt hại cho bên kia (hoặc bất kỳ ai khác, kể cả ngườikhông tham gia, ký kết hợp đồng) đều có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại Nhưngđối với pháp luật thương mại thì chế tài bồi thường thiệt hại chỉ hướng đến những chủthể tham gia vào quan hệ hợp đồng thương mại.

Dù cả BLDS 2015 là Luật thương mại 2005 đều không quy định rõ khái niệm bồi

thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại nhưng chúng ta có thể hiểu: “Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại là hình thức trách nhiệm dân sự mà theo đó bên

có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thương mại gây ra thiệt hại cho bên khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất do hành vi của mình gây ra”.

Như đã trình bày, bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại là hình thứcchế tài do vi phạm hợp đồng thương mại phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồngthương mại Với cách hiểu đó, chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng Xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuậnnên các bên được tự nguyện giao kết và thỏa thuận những điều khoản trong hợp đồng

để phù hợp với mục đích kinh doanh của mình Chính vì vậy, khi hợp đồng phát sinhhiệu lực các bên sẽ phải ràng buộc với nhau về các quyền và nghĩa vụ đã cam kết, mọihành vi vi phạm nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng sẽ phải gánh chịu những hậu quảpháp lý bất lợi hay những chế tài do vi phạm hợp đồng

Thứ hai, về tính chất: Chế tài do bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

là chế tài mang tính chất tài sản.

Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại được áp dụng khi có hành vi vi phạmhợp đồng và buộc bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản Yếu tốtài sản thể hiện ở cách thức bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, đó là:

Trang 17

- Bên vi phạm phải dùng tiền (tài sản) thuộc quyền sở hữu của mình để thực hiệnnghĩa vụ bồi thường thiệt hại do đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng,không đầy đủ cam kết trong hợp đồng Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo

sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật

- Bên vi phạm buộc phải có những chi phí hợp lý cần thiết để thực hiện nghĩa vụhợp đồng Ví dụ như chi phí sủa chữa sai sót, loại trừ khuyết tật của hàng hóa…

Thứ ba, chủ thể có quyền lựa chọn và áp dụng các hình thức chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại là chủ thể có quyền và lợi ích bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng.

Khi có hành vi vi phạm hợp đồng thương mại, bên bị vi phạm có quyền yêu cầubên vi phạm thực hiện một hay nhiều hình thức chế tài theo cam kết trong hợp đồnghoặc theo quy định của pháp luật Trường hợp yêu cầu thực hiện chế tài trong thươngmại không được đáp ứng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Điều này thể hiện được quyền lựa chọn vàquyết định áp dụng chế tài của bên bị vi phạmđối với bên vi phạm hợp đồng thươngmại đã ký kết Tòa án hay Trọng tài khi được yêu cầu giải quyết tranh chấp phải tôntrọng quyền tự định đoạt của nguyên đơn hoặc cũng có thể là yêu cầu phản tố của bịđơn Việc Tòa án hay Trọng tài ban hành phán quyết buộc bị đơn phải bồi thường thiệthại thể hiện cơ quan này đã chấp nhận một phần hay toàn bộ yêu cầu của nguyên đơnchứ không thể hiện được việc quyết định áp dụng hình thức chế tài nào hay có áp dụngchế tài hay không mà quyền quyết định này thuộc về bên bị vi phạm

Thứ tư, chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng trong thương mại sẽ được áp dụng trực tiếp đối với bên có hành vi vi phạm trong quan hệ hợp đồng.

Khi có hành vi vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm phải trực tiếp chịu trách nhiệmđối với bên bị vi phạm không phụ thuộc vào nguyên nhân sự vi phạm là do tổ chức, cánhân nào gây ra Việc bên vi phạm phải trực tiếp chịu trách nhiệm với bên bị vi phạmthể hiện ở việc bên vi phạm hợp đồng phải dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình

để bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm

Thứ năm, chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng.

Xây dựng chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại trước hết là ngăn ngừa và hạnchế những hành vi vi phạm hợp đồng; khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng nhằm khôiphục lại trạng thái ban đầu, bồi hoàn những tổn thất đã xảy ra và trừng phạt bên viphạm Tất cả những điều này suy cho cùng là nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợppháp của các bên trong quan hệ hợp đồng Bởi khi các bên tự do thỏa thuận giao kết

Trang 18

hợp đồng thì bất cứ hành vi vi phạm hợp đồng nào cũng phải bị trừng phạt để bảo vệlợi ích của chủ thể.

1.1.3 Ý nghĩa, vai trò của chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

Với bản chất của hợp đồng, các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về hìnhthức chế tài phù hợp với quy định của pháp luật Từ các quy định của Luật Thươngmại 2005, các bên có thể thỏa thuận việc áp dụng hay không áp dụng chế tài buộc bồithường thiệt hại Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm chỉ phải nộp tiền phạt

vi phạm hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp tiền phạt viphạm hợp đồng vừa phải bồi thường thiệt hại Xuất phát từ việc phân chia các quan hệhợp đồng trong hoạt động dân sự và thương mại thành những lĩnh vực riêng biệt vàđược điều chỉnh bởi các quy định của các văn bản pháp luật khác nhau mà các quyđịnh về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng có các vai trò sau:

Thứ nhất, nâng cao ý thức thực hiện hợp đồng trong thương mại Cả BLDS 2005,

BLDS 2015 và Luật thương mại 2005 đều đề cao nguyên tắc tự do, tự nguyện và thiệnchí khi thực hiện hợp đồng Các chủ thể có thể tự do thỏa thuận, ký kết hợp đồng theo

ý chí của mình trong khuôn khổ cho phép, pháp luật không thừa nhận những trườnghợp bị cưỡng ép, lừa dối Tuy nhiên, một khi thỏa thuận đã đạt được thì hai bên cầnnghiêm túc thực hiện Có những trường hợp biết trước rằng việc tiếp tục thực hiện sẽdẫn đến tình trạng bất lợi cho mình nhưng nếu không thực hiện thì sẽ bị đối tác yêucầu phạt hay bồi thường thiệt hại, tình trạng sẽ càng tồi tệ hơn nữa nên dù không muốnnhưng vẫn phải tuân thủ thỏa thuận Pháp luật đưa ra các quy định về chế tài bồithường thiệt hại đã giúp cho những chủ thể khi tham gia vào quan hệ hợp đồng có thểbảo vệ được quyền lợi của mình khi bị xâm phạm Điều này cho thấy, việc bồi thườngthiệt hại có vai trò trong việc hình thành và củng cố thái độ tích cực của các bên đốivới nghĩa vụ phát sinh từ những thỏa thuận trong hợp đồng

Thứ hai, đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng thương mại.Bên cạnh việc áp

dụng chế tài làm tăng ý thức thực hiện hợp đồng của các bên thì việc áp dụng chế tàibồi thường thiệt hại còn có vai trò đảm bảo việc thực hiện hợp đồng Thỏa thuận điềukhoản hay các quy định về bồi thường thiệt hại để một phần nào đó tạo ra niềm tin chocác bên khi cùng nhau hợp tác

Thứ ba, bảo vệ lợi ích của các bên khi có hành vi vi phạm xảy ra Trong thương

mại, các bên thực hiện việc giao kết hợp đồng chủ yếu với mục đích lợi nhuận, và tấtnhiên là các thương nhân đều muốn kiếm về cho mình lợi nhuận cao hơn nữa Từ đó,

đã xảy ra không ít các hành vi vi phạm hợp đồng như không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đầy đủ các nghĩa vụ Các hành vi này luôn tiềm ẩn cao những nguy cơ gây thiệt

Trang 19

hại cho đối tác Vì vậy, pháp luật đã đưa ra quy định về các chế tài cũng góp phần bảo

vệ quyền lợi, lợi ích của bên bị vi phạm khi có hành vi vi phạm xảy ra; mặt khác nógiúp bù đắp phần nào tổn thất bên bị vi phạm phải gánh chịu Tuy nhiên, không chỉdừng lại ở đó, pháp luật cũng bảo vệ cho cả bên vi phạm trong các trường hợp đượcmiễn trách nhiệm, các căn cứ, chứng minh, thủ tục áp dụng, mức phạt… để đảm bảorằng bên vi phạm chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình đúng theo mức độ viphạm Do đó, chế tài bồi thường thiệt hại nói riêng và các chế tài khác nói chungkhông chỉ bảo vệ quyền lợi, lợi ích cho bên bị vi phạm mà còn bảo vệ cho cả bên viphạm trong quan hệ hợp đồng thương mại

1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật về chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật về chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

Nhìn chung, cơ sở ban hành pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồngthương mại được dựa trên những cơ sở như: chính trị, kinh tế - xã hội:

Về cơ sở chính trị:

Trong giai đoạn nước ta đã và đang tham gia hội nhập vào nền kinh tế quốc tếhiện nay, Nhà nước phải có một khung pháp lý hoàn chỉnh để điều chỉnh các quan hệ

đa dạng và phức tạp về hợp đồng trong thương mại Việc xây dựng một chế độ pháp lý

về Hợp đồng kinh tế hoàn chỉnh đã được quan tâm đến khi nước ta bắt đầu chuyểnhướng phát triển nền kinh tế

Trước đây, các vấn đề pháp lý về hợp đồng được quy định trong ba văn bản:Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989, Bộ luật dân sự 1995 và Bộ Luật thương mại 1997.Trong các văn bản này lại có những quy định không thống nhất và cũng không có cácquy định về mối quan hệ giữa các văn bản với nhau, do đó đã khiến cho người áp dụng

và các cơ quan tài phán gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi áp dụng văn bản pháp luật

về hợp đồng Và cho đến nay, khi các hoạt động kinh tế càng phát triển và trở nênphức tạp thì các văn bản này không còn phù hợp nữa, yêu cầu hoàn thiện và đổi mớicác quy định của pháp luật về hợp đồng là vấn đề hết sức cần thiết và có ý nghĩa rấtquan trọng trong điều kiện hiện nay

Ngày 14/06/2005, Bộ Luật Dân Sự mới nhất đã được Quốc hội khóa 11 thôngqua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 Bộ luật dân sự 2005 được ban hànhthay thế cho Bộ luật dân sự 1995 và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 Đây được coi làđạo luật chung, áp dụng cho tất cả các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại tạo sựthống nhất về pháp luật, đặt biệt trong điều chỉnh quan hệ hợp đồng Luật thương mại

Trang 20

năm 1997 cũng được thay thế bởi Luật thương mại mới được Quốc hội thông qua ngày14/06/2005, có hiệu lực từ ngày01/01/2006 Đây là nguồn luật chính điều chỉnh cácquan hệ hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại Bên trong đó cũng chứa cácquy định của pháp luật về chế tài trong thương mại nói chung và chế tài bồi thườngthiệt hại nói riêng.

Nội dung của chế tài bồi thường thiệt hại là bên vi phạm phải trả cho bên bị

vi phạm giá trị vật chất bị tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng của mình gây ra Do

dó về nguyên tắc bên vi phạm phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại vật chất chobên bị vi phạm, không giới hạn bởi giá trị hợp đồng Sự ban hành của nhà nước về cácquy định liên quan đến chế tài bồi thường thiệt hại đã và đang thể hiện rõ tầm quantrọng của nó trong việc điều chỉnh sự phát triển của các hợp đồng trong doanhnghiệp, bản thân doanh nghiệp nói riêng mà còn góp phần xây dựng phát triển nềnkinh tế nói chung

Về cơ sở kinh tế - xã hội:

Từ khi Luật thương mại 2005 ra đời, tình hình kinh tế xã hội, hoạt động thươngmại đã có nhiều sự thay đổi nhiều bước phát triển mới, đặc biệt là từ khi Việt Nam gianhập tổ chức thương mại thế giới WTO Hoạt động thương mại, số lượng các hợpđồng thương mại được ký kết phát triển không ngừng, các chế tài thương mại nóichung và chế tài phạt vi phạm nói riêng được quan tâm và thỏa thuận áp dụng nhiềuhơn để thực hiện hợp đồng một cách thuận lợi và đảm bảo quyền lợi của các bên.Nhận thức của thương nhân về các chế tài thương mại đã thay đổi, tình hình kinh tếthay đổi đó là những yếu tố ảnh hưởng tới thực tế áp dụng chế tài thương mại và chếtài bồi thường thiệt hại hợp đồng thương mại

1.2.2 Nội dung pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

Quan hệ hợp đồng là một một quan hệ hết sức phổ biến trong lĩnh vực thươngmại.Một hợp đồng sau khi được giao kết và phù hợp với quy định của pháp luật thì sẽphát sinh quyền và nghĩa vụ với các bên Tuy nhiên, không ít hợp đồng đã bị vi phạm

do vô tình hay có hành vi cố ý vi phạm Để phòng ngừa các hành vi này thì bồi thườngthiệt hại trong hợp đồng thương mại là một biện pháp và cũng là chế tài được sử dụnghết sức phổ biến và được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005.Trong lĩnh vực thương mại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại với tư cách là một chế tàitrong thương mại chỉ phát sinh từ hợp đồng thương mại khi một trong các bên có hành

vi vi phạm hợp đồng, tức là sự vi phạm nghĩa vụ và gây thiệt hại cho đối tác Như vậy

có thể thấy, bồi thường thiệt hại là chế tài dùng để bù đắp những thiệt hại vật chất thực

tế cho bên bị vi phạm Để thực hiện trong thực tiễn một cách hiệu quả thì chúng ta nênnắm bắt được các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương

Trang 21

mại Do vậy, em xin tập trung vào một số nội dung cơ bản về pháp luật bồi thườngthiệt hại: đối tượng và phạm vi điều chỉnh, căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồithường thiệt hại trong hợp đồng thương mại, , xác định thiệt hại và mức bồi thường

thiệt hại trong hợp đồng thương mại và các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thiệt

hại trong hợp đồng thương mại

1.2.2.1 Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh của chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

Như chúng ta đã biết, pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thươngmại được quy định trong Luật thương mại 2005 Căn cứ vào Điều 1 và 2 của Luậtthương mại 2005 thì quy định về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng chủ yếu được ápdụng cho đối tượng là thương nhân và giao kết hợp đồng nhằm mục đích kinh doanh,sinh lời Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạtđộng thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (Khoản 1,Điều 6 Luật thương mại 2005) Hoạt động thương mại một cách độc lập có thể đượchiểu là hoạt động của chủ thể nhân danh mình, vì lợi ích của bản thân, không bị ràngbuộc, không bị chi phối bởi ý chí của các chủ thể khác mà được hoạch định bởi chính

ý chí của chủ thể đó Chủ thể hoạt động thương mại một cách độc lập được toàn quyềnquyết định nội dung hoạt động cũng như chịu trách nhiệm trực tiếp về hành vi củamình Trong hoạt động thương mại, việc nhân danh mình là một hệ quả chính yếu xuấtphát từ quyền độc lập kinh doanh của các chủ thể kinh doanh Hoạt động thương mạithường xuyên được hiểu: trên cơ sở có kế hoạch lâu dài, được thực hiện một cách thực

tế, lặp đi lặp lại, kế tiếp, liên tục mang tính chất nghề nghiệp thường xuyên để kiểmsống, tạo ra nguồn thu nhập cho thương nhân

Như vậy, có thể thấy là việc doanh nghiệp ký kết một hợp đồng bất kỳ với mộtchủ thể khác nhằm mục đích kinh doanh đều thuộc sự điều chỉnh của Luật Thươngmại Do vậy, nắm bắt rõ chủ thể là ai, ký kết hợp đồng nhằm mục đích gì sẽ giúp làmsáng tỏ cho đối tượng của luật mà chế tài bồi thường thiệt hại được áp dụng

1.2.2.2 Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

Chế tài bồi thường thiệt hại được áp dụng khi một trong các bên của quan hệ hợpđồng thương mại không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụcủa mình làm cho mục đích của bên còn lại không đạt được và ảnh hưởng trực tiếp đếnlợi ích của họ Khi đó bên vi phạm phải có trách nhiệm bù đắp những tổn thất đủ đểbên bị vi phạm có thể khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi có hành vi vi phạmgây thiệt hại và thỏa mãn những quyền lợi chính đáng của mình

Trang 22

Tuy nhiên khác với các loại chế tài khác, chế tài bồi thường thiệt hại chỉ được đặt

ra khi có đầy đủ các yếu tố theo quy định của pháp luật: có hành vi vi phạm hợp đồng,

có thiệt hại thực tế, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.Thứ nhất, có hành vi vi phạm hợp đồng: Hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứpháp lý cần thiết để áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng.Việc xác định hành vi vi phạm hợp đồng đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết vì nó

là căn cứ pháp lý không thể thiếu để áp dụng các hình thức chế tài do vi phạm hợpđồng thương mại nói chung và chế tài bồi thường thiệt hại nói riêng Nếu không cóhành vi vi phạm hợp đồng thì không thể áp dụng bất cứ một loại chế tài nào

Thứ hai, có thiệt hại thực tế: Nếu như hành vi vi phạm hợp đồng là điều kiện cần,

là căn cứ cần phải có đối với việc áp dụng các hình thức chế tài thì xác định thiệt hạithực tế chỉ mang tính chất bắt buộc đối với chế tài bồi thường thiệt hại Bên có hành vi

vi phạm hợp đồng chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm nếu hành

vi vi phạm gây ra thiệt hại trên thực tế cho bên bị vi phạm Nói cách khác, bên bị viphạm chỉ có thể yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại khi chứng minh được cóthiệt hại thực tế xảy ra và nguyên nhân là do hành vi vi phạm hợp đồng của bên viphạm

Thứ ba, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại:Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại, hay nói cách khác

là giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại có mối quan hệ nhân quả Mối quan hệnhân quả là mối quan hệ biện chứng, nội tại giữa nguyên nhân và kết quả, trong đónguyên nhân phải có trước và chính nguyên nhân đó dẫn đến kết quả Trách nhiệm bồithường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồngthương mại nói riêng đòi hỏi giữa hành vi vi phạm và thiệt hại phải có mối quan hệnhân quả Hành vi vi phạm là nguyên nhân và thiệt hại là hậu quả tất yếu của hành vi

vi phạm đó Nếu không có vi phạm thì không thể làm phát sinh thiệt hại

Việc làm rõ các căn cứ để áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại là vấn đềpháp lý quan trọng trong việc xác định điều kiện để các bên trong quan hệ hợp đồngcũng như cơ quan giải quyết tranh chấp có thể áp dụng các chế tài xử lý hành vi viphạm Có đủ các căn cứ để áp dụng chế tài sẽ cung cấp cơ sở pháp lý quan trọng trongviệc xác định điều kiện áp dụng chế tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị

vi phạm hợp đồng

1.2.2.3 Mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

Hiện nay, quy định về mức bồi thường thiệt hại được quy định tại Khoản 2, Điều

302 Luật thương mại 2005 Theo Luật Thương mại: “giá trị bồi thường thiệt hại bao

gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây

Trang 23

ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi

vi phạm”

Theo điều luật này, mức bồi thường thiệt hại chỉ có thể là mức thiệt hại thực tếtrực tiếp và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng Nói cách khác, có thể hiểu các bênkhông được thỏa thuận một mức bồi thường thiệt hại cố định không tương ứng với cáckhoản tiền này

Như vậy, theo quy định của pháp luật, khi tính toán các khoản thiệt hại về tài sảnphải bồi thường, bên vi phạm chỉ phải bồi thường đối với những tổn thất thực tế, nhữngkhoản lợi ích đáng lẽ được hưởng nếu không có vi phạm hợp đồng và các khoản nàyđược quy thành tiền Thiệt hại được bồi thường là toàn bộ những tổn thất thực tế phátsinh Do đó, thiệt hại thực tế là bao nhiêu, thì bên vi phạm bồi thường bấy nhiêu

1.2.2.4 Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thiệt hại trong hợp đồng thương mại

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, khi một bên vi phạm hợp đồng, tức là thựchiện không đúng hoặc không đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận thì phải chịu tráchnhiệm về hành vi của mình Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp có hành vi viphạm nào cũng dẫn đến hậu quả là bị áp dụng chế tài Nếu hành vi vi phạm của mộtbên thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm mà bên vi phạm có thể chứng minhđược, thì họ không bị yêu cầu phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại Quy định này củapháp luật thương mại nhằm dự liệu trước những sự cố nằm ngoài dự đoán có thể xảy

ra khiến cho một hoặc cả hai bên trong quan hệ hợp đồng thương mại không thể thực

hiện được nghĩa vụ của mình dẫn đến việc vi phạm hợp đồng Các trường hợp miễn

trách nhiệm này có thể được các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc được pháp luậtquy định

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, các trường hợp miễn trách nhiệm này đượcquy định tại khoản 1 Điều 294 Luật thương mại 2005 đã quy định bốn trường hợp

miễn trách nhiệm: xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận, xảy

ra sự kiện bất khả kháng, hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia,hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.”

Thứ nhất là trường hợp miễn trách nhiệm theo thỏa thuận của các bên: Pháp luật

thương mại đề cao tính tự do trong hợp đồng Do vậy, các bên được quyền tự thỏathuận các trường hợp miễn trách nhiệm khi giao kết hợp đồng thương mại Thỏa thuậngiữa các bên về trường hợp miễn trách nhiệm phải tồn tại trước khi xảy ra vi phạm và

có hiệu lực đến thời điểm bên bị vi phạm áp dụng chế tài Khi hợp đồng được giao kếtbằng văn bản, thì thỏa thuận miễn trách nhiệm được ghi nhận trong nội dung hợp đồng

Ngày đăng: 21/04/2020, 13:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w