Tài sản là yếu tố cốt lõi của mọi quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống . Vì vậy chế định tài sản đã ghi nhận từ rất sớm, trên thực tế tài sản được phân loại thành nhiều dạng khác nhau . Cho nên việc tìm hiểu chế định tài sản trong bộ luật dân sự 2015 là cần thiết quan trọng để áp dụng các quy định luật vào thực tiễn đời sống.
Trang 1CHẾ ĐỊNH TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
Tài sản là yếu tố cốt lõi của mọi quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống Vì vậy chế định tài sản đã ghi nhận từ rất sớm, trên thực tế tài sản được phân loại thành nhiều dạng khác nhau Cho nên việc tìm hiểu chế định tài sản trong bộ luật dân sự 2015 là cần thiết quan trọng
để áp dụng các quy định luật vào thực tiễn đời sống
Chế định về tài sản là quyền tài sản,đăng ký tài sản,phân loại tài sản thành bất động sản
và động sản , khái niệm vật và phân loại vật Đây là một trong những chế định hết sức quan trọng
bộ luật dân sự.Việc phân loại tài sản không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan pháp luật
xử lý các vụ việc có liên đến các quyền sở hữu về tài sản mà còn là căn cứ trong việc giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến việc xác định tài sản,xác đinh thời điểm chuyển quyền
sở hữu tài sản, xác lập quyền sở hữu thời hiệu
Ngày 01/01/2017, Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 (Bộ luật dân sự 2015) chính thức có hiệu lực Bộ luật gốc này có rất nhiều quy định sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng Đặc biệt, liên quan đến phần quy định về giao dịch bảo đảm (Điều 292 đến 350), cùng với việc đưa vào một số biện pháp bảo đảm mới (bảo lưu quyền sở hữu, cầm giữ tài sản, cầm cố bất động sản) - với nguy cơ tạo ra rất nhiều xung đột lợi ích giữa ngân hàng và các chủ thể có quyền khác đối với tài sản bảo đảm; các quy định này còn thay đổi căn bản quá trình xác lập, thẩm định, quản lý và xử lý bảo đảm
1 Tài sản bảo đảm
Điểm khác biệt của bộ luật dân sự 2015 so với bộ luật dân sự trước đây là quyền tài sản tại điều 115 Quyền tài sản bao gồm quyền đối vật và quyền đối nhân Quyền đối vật là quyền của thể được tác động trực tiếp vào vật để thỏa mãn nhu cầu của mình như quyền sở hữu, quyền cầm cố, quyền thế chấp, quyền hưởng hoa lơi, lợi tức.Quyền đối nhân là quyền của thể này đối với chủ thể khác theo yêu cầu của bên có quyền như quyền đòi nợ
Khoản 2, Điều 295 quy định “Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được”.Đây được coi là một điều kiện hiệu lực của giao dịch bảo đảm Song, phải mô tả tài
sản bảo đảm như thế nào thì sẽ được xem như đáp ứng được yêu cầu của quy định này? Các văn bản hướng dẫn thi hành cần nêu ra các tiêu chí giúp xác định tài sản bảo đảm, cả cho các tài sản được hình thành trong tương lai vì nếu không sẽ rất dễ phát sinh tranh chấp về vấn đề này
Trang 2Tài sản hình thành trong tương lai là một chế định tài sản phù hợp cho sự phát triển của
xã hội,dự liệu được những tài sản mới ra đời Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch đảm bảo
Tài sản vô hình là một nhánh thuộc chế định tài sản nên sẽ xuất hiện nhiều dạng tài sản
vô hình mới hình thành trong tương lai Các thương vụ giao dịch mà đối tượng chuyển giao là tri thức, danh tiếng, quyền lợi… đem lại rất nhiều lợi nhuận, đặc biệt là các sáng chế ứng dụng trong khoa học, y tế, kỹ thuật, những đối tượng đó tuy xuất hiện với dạng mới nhưng bản chất lại chính là quyền tài sản hay nói cách khác, chúng là tài sản vô hình Về cơ bản, tài sản vô hình là tài sản không có đặc tính vật lý, có thể chuyển giao, khai thác giá trị sử dụng và trị giá được bằng tiền Thực tế cho thấy,những tài sản được gọi là sở hữu trí tuệ đã không được định giá một cách chính xác giá trị thực của nó,các tài sản trí tuệ mang thương hiệu, tên thương mại, bằng sáng chế đôi khi có giá trị lớn hơn gấp nhiều lần những tài sản vật chất hữu hình khác.Đểxảy ra tình trạng này, nguyên nhân hệ thống pháp luật chưa đầy đủ về định giá tài sản trí tuệ Đây là một thiệt thòi của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
2 Nghĩa vụ được bảo đảm.
Điều 346 BLDS năm 2015 quy định “Cầm giữ tài sản” là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Tuy nhiên việc cầm giữ tài sản chỉ xảy ra khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ hợp đồng Đối tượng hợp đồng có thể là một công việc phải làm A mang ô tô ra cửa hàng của B để sửa, sau khi sửa xong, anh A không có đủ tiền để thanh toán đủ chi phí sửa chữa Như vậy anh B có quyền giữ lại xe ô tô của anh A đến khi anh A trả đủ tiền hoặc A vay của B 500 triệu đồng và chưa trả được nợ Sau đó A lại mua một chiếc xe ô tô của B với giá 400 triệu đồng, tiền mua xe đã được thanh toán đầy đủ nhưng B lại không giao xe và yêu cầu A phải trả hết toàn bộ khoản nợ 500 triệu đồng đã vay thì mới giao xe
Việc cầm giữ tài sản tạo ra một số quyền đi kèm với các nghĩa vụ nhất định như chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ… Tuy nhiên, bên cầm giữ không có quyền yêu cầu xử lý tài sản cầm giữ để thực hiện quyền của mình Đây chính là điểm làm nên sự khác biệt của cầm giữ so với các biện pháp bảo đảm khác Mặt khác, việc cầm giữ phát sinh nghĩa vụ đối với bên cầm giữ như: giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ; không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ; không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ… Như vậy, bên có quyền sẽ phải thận trọng trong việc quyết định cầm giữ tài sản, đặc biệt là đối với những tài sản dễ hư hỏng, biến chất như hàng đông lạnh, nông sản…
Theo quy định tại Điều 293 và 294, nghĩa vụ bảo đảm có thể là nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm sẽ là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, đặc biệt khi nghĩa vụ trong tương lai hình thành, các bên không phải xác lập lại biện pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ đó Như vậy, về nguyên tắc, để hưởng lợi từ quy định
Trang 3bảo đảm phải có tính toán cụ thể để đưa ra được thời hạn bảo đảm nhất định và điều này không phải là dễ dàng trong thực tế
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ gồm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản
Điển hình tại Điều 309 “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” Đặc trưng quan trọng nhất của việc cầm cố tài sản là bên cầm cố giao tài
sản của mình cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng để đảm bảo khoản vay Buộc tài sản cầm cố
sẽ cho bên nhận cầm cố nắm giữ dẫn tới một số hệ quả nhất định Giao dịch bảo đảm này không
áp dụng cho tài sản tương lai, chỉ sử dụng đối với tài sản hiện hữu có thể được chuyển giao cho bên cho vay
Một điểm mới Bộ luật dân sự 2015 so với quy định cũ nằm ở chỗ hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác (khoản 1, Điều 310) Hơn nữa, trừ trường hợp cầm cố bất động sản, về nguyên tắc, sẽ không phải đăng ký cầm cố để bảo đảm hiệu lực đối kháng với người thứ ba bởi vì cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm
cố (khoản 2, Điều 310)
Điều 332 BLDS năm 2015 quy định “Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại”.Như vậy, việc đăng ký bảo lưu quyền sở hữu không được xem như một quy định bắt buộc
về hình thức để thoả thuận này có hiệu lực Nó chỉ là cơ sở để làm phát sinh giá trị đối kháng của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu với người thứ ba trong trường hợp bên mua tài sản bán lại tài sản này cho người khác
Việc bảo lưu quyền sở hữu thường đi kèm với việc trả chậm (hay thanh toán nhiều lần trong thời gian kéo dài), nhưng không phải trường hợp tương tự đều là bảo lưu quyền sở hữu ví
dụ, anh A mua căn hộ chung cư của nhà đầu tư B, vì không có tiền thanh toán một lần, với hỗ trợ của nhà đầu tư, A được vay tiền với lãi suất ưu đãi của ngân hàng C với thoả thuận là căn hộ sẽ được thế chấp cho ngân hàng C và A sẽ thanh toán tiền vay bằng hình thức trả chậm Với tình huống này Do đó, nếu vì lý do gì đó A không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng C thì C chỉ có thể tiến hành các thủ tục đòi nợ hoặc yêu cầu xử lý tài sản thế chấp là căn hộ
mà A đã mua chứ không có quyền lấy lại tài sản như quy định tại Điều 332 BLDS năm 2015 nêu trên
3 Thế chấp tài sản
Trang 4Thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm đặc biệt mang đặc điểm của biện pháp cầm cố
nhưng thế chấp là một hình thức mới “con nợ không chuyển giao tài sản thế chấp và quyền sở hữu tài sản thế chấp thuộc về người sử dụng”.Chủ nợ có quyền ưu tiên thu hồi nợ bằng cách bán
tài sản đã sử dụng để bảo đảm khoản nợ Hiện nay, nhu cầu vay vốn của cá nhân, pháp nhân để phát triển sản xuất kinh doanh là rất lớn Biện pháp thế chấp tài sản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch dân sự Xuất phát từ thực tiễn, các hợp đồng thế chấp vay vốn xác lập ngày càng nhiều về số lượng, kéo theo đó là những tranh chấp phát sinh có liên quan tăng lên Nổi cộm hơn cả là những hợp đồng thế chấp quyền tài sản
Thế chấp quyền tài sản không phải là một biện pháp bảo đảm mới trong luật dân sự nhưng thực tế khi áp dụng quyền này, không ít ngân hàng còn e ngại khi nhận thế chấp quyền tài sản này.Đối tượng thế chấp tài sản thường là những giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của bên thế chấp đang nắm giữ, khai thác tài sản thế chấp Quy định về hình thức hợp đồng thế chấp, tuân theo quy định chung về hình thức của giao dịch dân sự tại Điều 119 (có thể bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi) Thiết nghĩ, các quyền tài sản phát sinh trên thực tế ngày càng đa dạng, phức tạp, khi đem ra bảo đảm tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý dẫn đến tranh chấp Cụ thể là đối tượng quyền hữu trí tuệ đương nhiên chủ sở hữu được phép đem ra để bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ (đem thế chấp) Tuy nhiên, thực tế thì khó thực hiện được bởi rất nhiều vướng mắc.Bởi luật
Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi năm 2009) quy định chỉ chuyển nhượng quyền tác giả ,chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng còn những quyền tài sản khác chưa được quy định hướng dẫn cụ thể
Vì vậy cần xây dựng danh sách các quyền tài sản sử dụng làm tài sản bảo đảm thế chấp, xác định quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp trong quá trình thế chấp trong
đó có quyền khởi kiện liên quan đến tài sản thế chấp, quy định nghĩa vụ của bên thế chấp hay bên thứ ba phải hợp tác với bên nhận thế chấp để xử lý tài sản thế chấp, định giá tài sản thế chấp, nên có các quy định riêng điều chỉnh việc thế chấp từng loại quyền tài sản
4 Xác lập tài sản bảo đảm
Đối với điều khoản xác lập bảo đảm thì Khoản 1, Điều 296 quy định “Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.Thỏa thuận khác là một trong những cách thức xác lập bảo
đảm do các bên lựa chọn.Do đó các bên trong quan hệ nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc không có thỏa thuận áp dụng biện pháp bảo đảm thì nguyên tắc pháp luật vẫn tôn trọng.Quy định khác ở đây hiểu là việc xác lập tài sản bảo đảm đã được quy định cụ thể tại một văn bản quy phạm pháp luật nào đó cần được tôn trọng và áp dụng
Việc thỏa thuận cho người thứ ba cầm giữ tài sản thế chấp để bảo quản tài sản được tốt
Trang 5có quy trình bảo quản nghiêm ngặt theo yêu cầu của nhà sản xuất vì thế việc thỏa thuận giao cho người thứ ba cầm giữ tài sản thế chấp là phù hợp hơn khi giao tài sản thế chấp cho ngân hàng vì thế điều cần thiết là ký hợp đồng về gửi giữ tài sản trong đó phải nêu đích danh tài sản được gửi giữ là tài sản đã thế chấp tại ngân hàng và khi bên vay không trả được nợ và theo yêu cầu của ngân hàng thì bên nhận cầm giữ tài sản thế chấp phải giao tài sản cho ngân hàng xử lý thu hồi
nợ
Bảo đảm bằng tài sản của người thứ ba
Các văn bản hướng dẫn thi hành nên công nhận giá trị pháp lý của biện pháp bảo đảm và làm rõ bản chất của nó để phân biệt với biện pháp bảo lãnh Đối với bảo đảm bằng tài sản của người thứ ba, bên bảo đảm không cam kết trả nợ thay cho bên vay mà đơn thuần chỉ trao cho ngân hàng quyền đối với một trong các tài sản của mình mà thôi Trong trường hợp bên vay không trả nợ dẫn tới việc xử lý tài sản bảo đảm thì bên bảo đảm có hai sự lựa chọn là trả số tiền được bảo đảm để rút lại tài sản bảo đảm hoặc là từ bỏ tài sản bảo đảm để cho ngân hàng xử lý thu hồi nợ Trong trường hợp thứ nhất, bên bảo đảm sẽ phải trả một khoản tiền tương đương với giá trị của (phần) khoản vay mà mình bảo đảm; còn trong trường hợp thứ hai, nếu giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn số tiền được bảo đảm thì ngân hàng chỉ có thể thu được số tiền tương đương với giá trị của tài sản bảo đảm mà thôi và sẽ trở thành chủ nợ không có bảo đảm của bên vay đối với phần khoản vay chưa được thanh toán nếu không có các biện pháp bảo đảm hiệu quả khác đối với khoản vay này
Trong quan hệ bảo lãnh, bên bảo lãnh trước hết đưa ra cam kết cá nhân bằng uy tín sẽ thực hiện thay nghĩa vụ trả nợ cho bên vay và khi đó ngân hàng có quyền đối với tất cả các tài sản của bên bảo lãnh Sau đó, bên bảo lãnh có thể cầm cố hay thế chấp một tài sản cụ thể nào đó của mình (hoặc xác lập một biện pháp bảo đảm khác) để bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh (khoản 3, Điều 336), tức là nghĩa vụ trả thay cho bên vay Việc cầm cố hay thế chấp này không bắt buộc để bảo đảm hiệu lực của biện pháp bảo lãnh Trường hợp bên vay không trả được nợ, ngân hàng sẽ
xử lý tài sản đã thực hiện biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh Nếu sau khi xử lý tài sản bảo đảm ngân hàng không thu được đủ số tiền tương đương với nghĩa vụ được bảo lãnh thì ngân hàng sẽ trở thành chủ nợ không có bảo đảm của bên bảo lãnh Điều đó, có nghĩa là về nguyên tắc, ngân hàng sẽ có quyền đối với tài sản khác của bên bảo lãnh nhưng có thể sẽ có các xung đột
về mặt lợi ích với các chủ nợ khác của bên bảo lãnh hay các bên khác có quyền đối với các tài sản này
Về hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm
Hiệu lực đối kháng với người thứ ba không phải là nội dung mới Điều 297 BLDS 2015 quy định hai phương thức làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm, đó là: nắm giữ (hoặc chiếm giữ) tài sản bảo đảm và đăng ký biện pháp bảo đảm Quy định
Trang 6này gần với quan điểm của Điều 184 BLDS 2015 rằng chủ thể nào đang chiếm hữu hay nắm giữ thực tế tài sản thì được suy đoán là chủ thể có quyền đối với tài sản được nắm giữ
Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm
Hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong giao dịch bảo đảm là khi xác lập giao dịch bảo đảm hợp pháp thì quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong trong giao dịch bảo đảm không chỉ phát sinh đối với các chủ thể trực tiếp tham gia giao dịch (bên nhận bảo đảm và bên bên bảo đảm) mà trong những trường hợp nhất định còn phát sinh hiệu lực và có giá trị pháp lý đối với người thứ
ba không phải là chủ thể trong giao dịch bảo đảm
Quy định về hiệu lực đối kháng với người thứ ba là không phải tất cả 09 biện pháp bảo đảm thưc hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 292 BLDS 2015 đều có thể phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba, chỉ có 04 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lưu quyền sở hữu, cầm giữ tài sản thì mới có thể phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba
Kết luận:
Việc phân tích các quy định luật về tài sản trong BLDS năm 2015 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng làm cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến tài sản Có thể hiểu tài sản là một khái niệm động và phụ thuộc vào giá trị kinh tế của nó bởi tài sản là công
cụ của đời sống con người Trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, tài sản có những chế định tài sản riêng phù hợp từng thời kỳ, nhưng đều là công cụ đáp ứng các nhu cầu sống của con người
Quy định về tài sản trong dân sự thực ra là để thực hiện một phần quyền dân sự Mặc dù giữ vị trí trung tâm, có tầm ảnh hưởng nhất định đối với các chế định pháp lý khác Nhưng nó không thể tách rời những quyền khác trong BLDS
Chế định tài sản có phạm vi nghiên cứu tương đối rộng vì nó là một loại tài sản đặc thù với rất nhiều tiểu quyền khác nhau, mỗi loại tài sản lại có những đặc tính khác biệt cần thiết phải
có quy chế pháp lý điều chỉnh riêng Vì vậy, việc đưa ra định nghĩa và phân loại tài sản nhưng không thể bao trùm được tất cả các loại tài sản có trên thực tế Mặc dù vậy nhưng chưa có một văn bản pháp lý nào nêu rõ ràng và đầy đủ khái niệm, đặc điểm, tính chất của tài sản
Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này trong phạm vi nhỏ không thể đi sâu phân tích được hết các chế định tài sản về đang tồn tại
Trang 7DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luật dân sự NXB chính trị Quốc gia
2 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015
3 Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 1, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM
4 Những nội dung cơ bản của Bộ luật dân sự Việt Nam NXB Thành phố Hồ Chí Minh
5 Tạp chí toàn án và một số tạp chí, tài liệu tham khảo khác
6 Tạp chí ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số 18
7 Xác lập biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo bộ luật dân sự 2015-TS-LS Bùi Đức Giang tạp chí Ngân Hàng (số 18) ngày 31/10/2016
8 Một số vướng mắc về thế chấp quyền tài sản theo Bộ Luật Dân Sự năm 2015-Ths Nguyễn Hoàng Long- Tạp chí dân chủ và pháp luật
9 Bàn về hiệu lực đối kháng đối với người thứ ba- Nguyễn Xuân Bình Tạp chí Tòa Án ngày 1/6/2016
10 Quy định mới về thế chấp tài sản của Bộ luật dân sự 2015 có thể tải về
https://ub.com.vn/threads/quy-dinh-moi-ve-the-chap-tai-san-cua-bo-luat-dan-su-2015.245023/
11 Cần xây dựng thêm nhiều chế định xác định tài sản trí tuệ có thể tải về http://ivc.com.vn/tin-tuc/3719-can-xay-dung-them-nhieu-che-dinh-xac-dinh-tai-san-tri-tue.html
12 Cầm giữ tài sản quyền sở hữu theo Bộ luật dân sự 2015 TS Đoàn Thị Phương Diệp
https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/CAM-GIU-TAI-SAN-BAO-LUU-QUYEN-SO-HUU-THEO-BO-LUAT-DAN-SU-NAM-2015-7034/