1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam.doc

53 552 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 565 KB

Nội dung

Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân trọng cảm ơn !

Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ – NCS Nguyễn Thị Thuý Hồng đã tận

tình hướng dẫn giúp đỡ tác giả hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam đã giúp đỡ tác

giả trong quá trình thực tập và thu thập tài liệu phục vụ cho chuyên đề thựctập.

Trang 2

MỤC LỤC

Lời cảm ơn 1Lời mở đầu 5

Chương 1: Khái quát về Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam 81.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần XNKEUFOOD Việt Nam 81.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty cổ phần XNKEUFOOD Việt Nam 9

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần XNK EUFOOD ViệtNam 91.2.2 Quyền hạn của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam 101.2.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam .11

1.3 Ngành nghề kinh doanh và thị trường tiêu thụ - đặc điểm hàng thủcông mỹ nghệ 14

1.3.1 Ngành nghề kinh doanh và thị trường tiêu thụ 141.3.2 Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ 15

Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tạiCông ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam 17

Trang 3

2.1.Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt nam trongnhững năm gần đây 172.2 Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tạiCông ty cổ phần xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam 19

2.2.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công tycổ phần xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam 192.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cổphần XNK EUFOOD Việt Nam 262.2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công tycổ phần XNK EUFOOD Việt Nam 292.2.4 Hình thức xuất khẩu 33

2.3 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tạiCông ty cổ phẩn xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam 37

2.3.1 Những thành tựu đạt được 372.3.2 Hạn chế 392.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của Công ty cổ phần XNKEUFOOD Việt Nam 40

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt độngxuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cổ phần XNK EUFOODViệt Nam 413.1 Định hướng phát triển của Công ty cổ phần XNK EFOOD Việt Namtrong giai đoạn 2011 đến 2015 41

3.1.1 Định hướng phát triển chung của Công ty cổ phần XNK EUFOOD

Trang 4

3.1.2 Định hướng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cổ

phần XNK EUFOOD Việt Nam 42

3.2 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ côngmỹ nghệ tại Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam 45

3.2.1.Tăng cường công tác nghiên cứu và xây dựng chiến lược thị trườngtoàn diện 45

3.2.2 Hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin 46

3.2.3 Tăng cường hoạt động giao tiếp, giới thiệu và quảng bá sản phẩm 47

3.2.4 Nâng cao chất lượng tay nghề công nhân 48

3.2.5 Hoàn thiện công tác lãnh đạo và tổ chức nhân sự 49

3.3 Một số kiến nghị với Nhà Nước 50

Kết luận: 52

Danh mục tài liệu tham khảo: 53

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính tất yếu của việc lựa chọn đề tài

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu ngày nay đóng vai trò quan trọngtrong sự phát triển của lĩnh vực ngoại thương nói riêng và sự phát triển kinh tếcủa mỗi quốc gia

Đối với Việt Nam, được sự quan tâm và tạo điều kiện của Đảng và Nhànước Nên hoạt động xuất khẩu, thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sựnghiệp xây dựng và phát trỉển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc, cho công nghiệphoá đất nước và là mũi nhọn ưu tiên trong nền kinh tế quốc dân Có đẩy mạnhxuất khẩu, mở cửa ra thế giới bên ngoài thì Việt Nam mới có điều kiện, thựchiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống nhândân.

Hiện nay, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ngày càng thu hút sựquan tâm của nhiều khách hàng đặc biệt là khách hàng nước ngoài Thủ côngmỹ nghệ là một ngành có giá trị không lớn, song có giá trị xuất khẩu cao, tuynhiên lại góp phần tăng nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế quốc gia Ngoài ra,ngành thủ công mỹ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớnlao động thủ công, đồng thời làm tăng thu nhập cho người dân trong nhữngngày tháng nông nhàn Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuấtkhẩu hàng thủ công mỹ nghệ, sau quá trình thực tập tại Công ty cổ phẩn XNK

EUFOOD Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủcông mỹ nghệ của Công ty Cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam” làm chuyên

đề thực tập tốt nghiệp.

Trang 6

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu• Mục đích nghiên cứu:

Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Cổ phầnXNK EUFOOD Việt Nam là: “Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ”

• Nhiệm vụ nghiên cứu:

Thứ nhất: Tổng quan chung về Công ty Cổ phần XNK EUFOOD ViệtNam

Thứ 2: Thực trạng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹnghệ tại Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam.

Thứ 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công

ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu• Đối tượng nghiên cứu:

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Cổ phần XNKEUFOOD Việt Nam.

Trang 7

4 Phương pháp nghiên cứu: Dùng phương pháp diễn dịch và quy nạp 5 Kết cấu của đề tài: Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu

tham khảo đề tài được kết cấu thành 3 chương:

- Chương 1: Khái quát về Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam.- Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tạiCông ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam.

- Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt độngxuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần XNK EUFOOD ViệtNam

Trang 8

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CỔ PHẦN XNK EUFOOD VIỆT NAM1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần XNKEUFOOD Việt Nam.

Được thành lập năm 1998 với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là:- Nhập khẩu các mặt hàng về thực phẩm, đồ uống

- Xuất khẩu các mặt hàng như: mây tre đan sang thị trường nước ngoài.Ngoài ra Công ty còn tạo lập thêm thương hiệu bằng cách vừa nhập nguyênliệu từ các tỉnh về làm và cung cấp sản phẩm cho các đối tác trong nước.

Tên công ty bằng tiếng việt: Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt NamTên giao dịch: EUFOOD VIET NAM IMPORT EXPORT JOINTSTOCK COMPANY.

Trụ sở chính tại: Số 20 - Tạ Hiền – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Từ khi thành lập hoạt động chính của Công ty là nhập khẩu các mặthàng về thực phẩm, đồ uống như: Bơ, phomat, sữa, rượu, bia, nước ngọt…từcác nước Châu Âu để phân phối cho các đại lý, siêu thị trên toàn quốc Giaiđoạn đầu là thời kỳ khó khăn của Công ty, sự biến động nền kinh tế ở cácquốc gia trên thế giới đã khiến cho thị trường nhập khẩu của Công ty bịngưng trệ, thêm vào đó do mới thành lập, vốn lưu động không đủ bù đắp chiphí, việc quay vòng vốn gặp nhiều khó khăn.

Sau nhiều nỗ lực, từ năm 2003 đến nay, nhận thấy được thế mạnh củahàng thủ công mỹ nghệ đang trên đà phát triển mạnh Công ty đã mở rộngthêm hoạt động kinh doanh về thủ công mỹ nghệ, chính điều này đã giúp

Trang 9

của Công ty, đối với các mặt hàng nhập khẩu cũng nhanh chóng khởi sắc.Những mặt hàng xuất khẩu của Công ty, dẫn đầu là hàng mây tre đan, ngàycàng chiếm lĩnh thị trường không chỉ trong nước mà còn chiếm lĩnh được cảthị trường khó tính nước ngoài như: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…

Song bên cạnh đó, không thể không kể đến những khó khăn mà Côngty gặp phải trong giai đoạn đầu, như việc cạnh tranh với các đối thủ khác, thịtrường xuất khẩu chưa nhiều, cơ cấu mặt hàng còn hạn chế nhưng với lòngtâm huyết và sự nỗ lực của ban lãnh đạo cùng toàn bộ công nhân viên trongCông ty đã từng bước đưa Công ty ngày càng phát triển, chất lượng sản phẩmngày một cao, đáp ứng được thị hiếu của khách hàng, ngày càng khẳng địnhđược thế mạnh của Công ty.

1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Để thực hiện tốt được chức năng của mình, Công ty cổ phần XNKEUFOOD Việt Nam đặt cho mình những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Tuân thủ pháp luật Nhà nước về chế độ quản lý kinh tế tài chính, hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp.

- Được chủ động giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồngkinh tế, mua bán ngoại thương, các văn bản hợp tác, liên doanh, liên kết vớicác đối tác kinh doanh.

- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kết hợp với việc tự tạo ra nguồn vốnsản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp chiphí, tự cân đối giữa xuất và nhập đảm bảo thực hiện sản xuất kinh doanh cólãi và làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.

Trang 10

- Nhận xuất khẩu và nhập khẩu uỷ thác cho các doanh nghiệp trongnước và quốc tế, tham gia liên doanh và liên kết các mặt hàng nhập và tiêuthụ trong nước

- Tổ chức thu mua từ hộ, làng nghề, các công ty để xuất khẩu.

- Quản lý chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trực thuộcCông ty được chủ động trong sản xuất, kinh doanh theo quy chế luật phát hiệnhành của Bộ thương mai và Nhà nước.

- Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chấtlượng các mặt hàng do công ty sản xuất, kinh doanh làm tăng sức cạnh tranhvà mở rộng thị trường tiêu thụ.

1.2.2 Quyền hạn của công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam.

Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam có các quyền cơ bản sau:Được tự do, chủ động đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bánngoại thương, hợp đồng kinh tế và các văn bản hợp tác liên doanh, liên kết đóký với khách hàng trong nước và ngoài nước thuộc phạm vi hoạt động củacông ty.

Được vay vốn, huy động và sử dụng vốn ở trong và ngoài nước nhằmphục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng pháp luậthiện hành của Nhà nước.

Công ty có quyền bảo vệ hợp pháp uy tín của mình về tất cả mọiphương tiện: Tư cách pháp nhân, mẫu mã, đề tài, uy tín sản phẩm…

Được mở rộng các cửa hàng, đại lý mua bán ở trong và ngoài nước đểbán và giới thiệu sản phẩm.

Trang 11

Được lập các phương án kinh doanh và tiến hành kinh doanh trên cở sởtự đảm bảo cân đối thu chi, đem lợi ích kinh tế cho công ty.

1.2.3 Cơ cấu tổ chức

• Bộ máy tổ chức quản lý:Bộ máy bao gồm:

- Giám đốc- Phó giám đốc

- Các phòng ban chức năng:+ Phòng kế hoạch thị trường+ Phòng kế toán tài chính+ Phòng tổ chức hàng chính

Các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh trong Công ty:+ Các phòng nghiệp vụ kinh doanh

Chức năng nhiệm vụ của các phòng trong bộ máy:

- Giám đốc là người đại diện cho Công ty trước pháp luật Giám đốc làngười lập kế hoạch chính sách kinh doanh, đồng thời cũng là người trực tiếpđiều hành mọi hoạt động của Công ty Giám đốc là người luôn đứng đầutrong việc hoạch định chiến lược kinh doanh.

- Giám đốc là người chịu trách nhiệm chính về mọi việc tổ chức và điềuhành Công ty.

- Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc phâncông trực tiếp phụ trách điều hành các chi nhánh, các trạm và tham gia chỉđạo kinh doanh các mặt hàng có tính thời vụ giá trị lớn.

Trang 12

Các phòng ban của Công ty có chức năng như sau:+ Phòng kế hoạch - thị trường:

- Tiến hành công tác nghiên cứu thị trường, thực hiện các hoạt độngđón tiếp khách trong và ngoài nước, bố trí tham gia các hội chợ thương mại.

- Xúc tiến bán hàng, bán hàng, duy trì tìm kiếm khách hàng tiềm năng.- Xây dựng định hướng phát triển kinh doanh và dài hạn của toàn Côngty.

- Tổng hợp kế hoạch quý, năm của các đơn vị trực tiếp kinh doanh.Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và phối kết hợp với phòng kếtoán tài chính giám sát việc sử dụng vốn của các đơn vị thành viên.

- Kiểm tra các hợp đồng kinh tế, thẩm định các phương án sản xuấtkinh doanh, đề xuất ý kiến với giám đốc, kiểm tra thẩm định thời gian khôngquá 2 ngày kể từ khi nhận được hợp đồng và phương án các đơn vị gửi đến.

- Chịu trách nhiệm liên đới khi xảy ra kinh doanh thua lỗ hoặc thấtthoát vốn do yếu tố chủ quan gây ra.

Trang 13

- Các phương án kinh doanh đó được Giám đốc duyệt trong thời hạn 3ngày phải đáp ứng vốn của các đơn vị thực hiện hợp đồng.

- Thanh toán tiền hàng với bạn hàng trong nước và nước ngoài- Giám sát việc sử dụng vốn của các đơn vị, đôn đốc thu hồi vốn.

- Lựa chọn phương án hoạch toán phù hợp và hướng dẫn kế toán cácđơn vị trong công tác hoạch toán Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo kếtoán, thống kê thuế kịp thời chính xác đúng quy định.

- Kế toán trưởng liên đới chịu trách nhiệm khi để các đơn vị trực thuộcsử dụng vốn sai mục đích, làm thất thoát vốn.

Trang 14

• Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu có điều kiện (do Giám đốc Công tygiao) Giám đốc Công ty khoán các chi phí, 100% lợi tức nộp Công ty

• Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu do các đơn vị tự khai thác: Giámđốc Công ty khoán lợi tức phải nộp cho Công ty (mức nộp tuỳ theo từng mặthàng).

• Đối với mặt hàng xuất nhập khẩu uỷ thác qua Công ty và hàng hoákinh doanh nội địa, Giám đốc Công ty quy định mức lợi tức phải nộp choCông ty theo phần trăm (%) tính trên hoa hồng uỷ thác hoặc tính trên doanhsố kinh doanh đối với hàng nội địa

1.3 Ngành nghề kinh doanh và thị trường tiêu thụ - đặc điểm hàng thủcông mỹ nghệ.

1.3.1 Ngành nghề kinh doanh và thị trường tiêu thụ.

Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam có các hình thức kinhdoanh chủ yếu sau:

- Buôn bán và kinh doanh thực phẩm như: Bơ, phomat, sữa, đồ uống,nước có ga, nước giải khát….

- Nhập khẩu các mặt hàng về thực phẩm, đồ uống, rượu, thuốc lá, càphê…

- Kinh doanh các mặt hàng về thủ công mỹ nghệ, mây, tre đan, len, cácmặt hàng sơn mài, khảm điêu khắc, dệt….trong nước và xuất khẩu ra nướcngoài.

Nhận xuất khẩu và nhập khẩu uỷ thác cho các doanh nghiệp trong nướcvà quốc tế…

Trang 15

Sau hơn 10 năm hoạt động với nhiều thăng trầm nhưng hiện nay, Côngty đã vươn lên ngày một vững mạnh hơn khẳng định chỗ đứng trên thị trường,các sản phẩm ngày càng đa dạng Không những thế Công ty còn giải quyếtcông ăn việc làm cho nhiều lao động, nhất là những lao động nông thôn, tậndụng được thời gian nông nhàn tham gia sản xuất hàng xuất khẩu như: cácmặt hàng sơn mài, khảm điêu khắc ở Chuyên mỹ, Bình Minh, Vạn Điểm, mâytre đan ở Phú Vinh, Trường Yên, Phú Nghĩa, dệt lụa Vạn Phúc, thêu ren ởThường Tín…

Các sản phẩm nhập khẩu của Công ty được tiêu thụ chính tại các siêuthị, đại lý, đối tác trên toàn quốc nhưng thị trường chính vẫn là thị trườngMiền Bắc Ngoài việc buôn bán kinh doanh nội địa, thị trường của Công tycòn mở rộng buôn bán với nhiều nước trên thế giới, trong đó một số thịtrường chính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Tây Ban Nha, Mỹ.

1.3.2 Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ

Hàng thủ công mỹ nghệ thường là những hàng hoá, tiêu dùng phục vụcho đời sống của người tiêu dùng, nhưng một đặc điểm nổi bật ở hàng thủcông mỹ nghệ chính là tính mỹ thuật cao, gắn liền với thuần phong, mỹ tục,văn hoá truyền thống, tập quán của từng địa phương, quốc gia Với những nétriêng biệt như vậy đã tạo cho hàng thủ công mỹ nghệ có những đặc điểm rấtriêng ngay từ nguyên liệu sản xuất, với những nguyên liệu có sẵn, tại chỗ,phong phú về chủng loại như: mây, tre, nứa, sơ dừa, đay, gai, sương động vật,ngà voi….

Với những nguyên liệu thô sơ này, qua bàn tay người lao động, tạo nêncho hàng thủ công mỹ nghệ một đặc điểm nữa mà các ngành chế biến kháckhông có, đó chính là các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ được làm hoàn

Trang 16

toàn bằng đôi bàn tay khoé léo của người thợ, chỉ có một vài công đoạn có sửdụng đến máy móc như cắt, xẻ, xén…lực lượng lao động tham gia ngoàinhững người thợ chính xuất thân từ nông nghiệp thì còn rất nhiều những laođộng họ đi làm mang tính thời vụ, nhưng những sản phẩm họ làm ra rất tinhtế và đẹp mắt đã lọt vào mắt của những khách hàng khó tính như Mỹ, ChâuÂu…

Sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ luôn đa dạng về màu sắc, chủng loại,chất liệu, mang nét truyền thống Là tinh hoa của từng địa phương, dân tộc,phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, nó được coi như nhịp cầu giao lưu vănhoá giữa các vùng, miền Ngày nay, hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ đápứng thị hiếu tiêu dùng trong nước mà đang ngày càng thu hút được sự quantâm của khách nước ngoài, đó chính là sự khám phá những nét đẹp văn hoánhờ các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ.

Trang 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦCÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN XUẤT NHẬP KHẨUEUFOOOD VIỆT NAM.

2.1 Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt nam trongnhững năm gần đây.

Trong những năm gần đây, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đãngày càng thu hút được sự quan tâm của khách hàng, nhất là khách hàngnước ngoài, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt trên nhiều nướcở khắp các châu lục của thế giới Với nhiều kiểu dáng, mẫu mã đa dạng phongphú đã chiếm được cảm tình của khách hàng quốc tế Hàng thủ công mỹ nghệViệt Nam đã trở nên quen thuộc với các thương hiệu như: ASIA Lạc PhươngNam, Làng Việt…

Với những điều kiện thuận lợi và tiềm năng sẵn có, hàng thủ công mỹnghệ của Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển và mở rộng thị trường xuấtkhẩu của mình.

Hiện nay, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã được Nhànước khuyến khích đầu tư và được đưa vào danh sách ngành hàng được ưuđãi, đầu tư Nguồn nguyên liệu phong phú, các mặt hàng có thể sản xuất phântán tại các làng nghề, thậm chí tại các hộ gia đình Không đòi hỏi nguồn đầutư nhiều cho sản xuất.

Song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những khó khăn mà hàng thủ côngmỹ nghệ của Việt Nam đang phải đối mặt đó chính là sự cạnh tranh quyết liệtvới các sản phẩm của các nước cũng sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệtruyền thống ở các nước như : Thái lan, Trung Quốc, Ấn Độ, philippin…

Trang 18

Đứng trước sự cạnh tranh với các nước trên thế giới, sản phẩm thủ côngmỹ nghệ của Việt Nam có lợi thế là nhóm hàng truyền thống lâu đời với nhiềulàng nghề và thương hiệu nổi tiếng.

Hiện nay, nước ta có trên 1.400 làng nghề thủ công mỹ nghệ, sản xuấttrên 300 chủng loại hàng, với nguồn nguyên vật liệu phong phú, đa dạng vềchủng loại như: Gốm sứ, mây tre, thêu dệt, thảm,… cùng với nhiều sự kếthợp, cải tiến về mẫu mã mang phong cách riêng về tập quán sinh hoạt đấtnước làng quê Việt Nam, các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ Việt Namđược sếp vào danh sách 10 hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng cao nhất, hiệnđã có mặt trên 100 nước và vùng lãnh thổ và đang dần thâm nhập vào thịtrường khó tính như: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU…

Những năm qua EU đã nhập khẩu khoảng 7 tỷ USD sản phẩm thủ côngmỹ nghệ của Việt Nam Bộ công thương đã nhận định, trong tương lai EU làthị trường đầy hứa hẹn, trong năm 2011 mục tiêu hướng tới là kim ngạch xuấtnhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt trên 600 triệu USD.

- Mỹ: là nước có nhu cầu nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ rất cao,kim ngạch đạt 13 tỷ USD/ năm nhưng hàng của Việt Nam chỉ chiếm 1,5% thịphần Năm 2006 Việt Nam xuất khẩu khoảng 77 triệu USD hàng thủ công mỹnghệ vào thị trường Mỹ chủ yếu là gốm sứ chiếm 36,8%.

Đây là thị trường mà chúng ta cần phải khai thác, muốn vậy hàng thủcông mỹ nghệ phải được cải tiến hơn nữa về mẫu mã, nâng cao chất lượngsản phẩm đây cũng chính là đòi hỏi chung cho tất cả các thị trường của ViệtNam.

Trang 19

- Nhận Bản: Là thị trường đầy tiềm năng nhưng lại là thị trường khótính đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm vì vậy cần có những biện phápxúc tiến thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Song bên cạnh đó hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vẫn chưa đápứng hết nhu cầu của thị trường, việc tiếp cận để tranh thủ cơ hội còn gặpnhiều khó khăn, chính điều này đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu, học hỏi và tìmra giải pháp để đưa hàng thủ công mỹ nghệ của chúng ta đạt được kỹ xảoriêng, chất liệu riêng, đặc trưng để đáp ứng thị hiếu khách hàng tạo ra sứccạnh tranh trên thị trường Quốc tế.

2.2 Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tạiCông ty cổ phần xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam.

2.2.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công tyCổ phần xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam.

Kết quả hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Công ty trong những nămgần đây.

Để biết được hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phẩn xuấtnhập khẩu EUFOOD Việt Nam ta có thể xem xét các chỉ tiêu qua bảng Kếtquả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2008, 2009 và 2010 và sáutháng đầu năm 2011 sau đây:

Trang 20

BẢNG 2.1: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TYXNK EUFOOD VIỆT NAM TỪ 2008 - 2011

Đơn vị tính: 1000đ

1 Tổng doanh thu 10,718,600 12,567,000 15,769,700 17,968,9002 Giá vốn 9,781,000 11,027,000 13,760.000 15,489,6003 Lãi gộp 937,600 1,540,000 2,009,700 2,479,3004 Tổng chi phí KD 897,000 990,270 1,376,900 1,567,800

6 Thuế thu nhập 11,360 153,924 177,184 255,2207 Lợi nhuận ST

(7= 5 – 6) 29,240 395,806 455,616 656,280

9 Thu nhập

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của phòng tài chính kế toán Công ty

XNK EUFOOD Việt Nam.

Chú thích bảng 2.1: Thứ tự 4: Tổng chi phí kinh doanh

Trang 21

Thứ tự 7: Lợi nhuận sau thuế

Từ bảng số liệu kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần XNKEUFOOD Việt Nam từ năm 2008 – 2011, được miêu tả rõ hơn qua biểu đồdưới đây:

Biểu đồ 2.1 kết quả kinh doanh của Công ty cổ phẩn XNK EUFOOD Việt Nam từ năm 2008 - 2011

Tổng doanh thuGiá vốn

Lãi gộp

Tổng chí phí KDLợi nhuận trước thuếThuế thu nhậpLợi nhuận sau thuếTổng tiền lươngThu nhập bình quân

Qua bảng số liệu trên ta thấy 3 năm gần đây, kết quả kinh doanh củaCông ty có nhiều khởi sắc:

Trang 22

Về doanh thu: Tăng dần qua các năm, năm sau nhiều hơn năm trướcvới tỷ lệ khá cao: Năm 2009 tăng 11,24% so với năm 2008, năm 2010 tăng25,48% tương đương với trên 3 tỷ đồng so với năm 2009 Sáu tháng đầu năm2011 tăng 13,95% so với năm 2010.

Giá vốn: Thể hiện tổng giá trị gốc của hàng hoá, dịch vụ đang thực hiệntại Công ty, chỉ tiêu này cho thấy lượng giá vốn các mặt hàng kinh doanh củaCông ty qua 3 năm đều tăng dần, đồng thời chỉ tiêu này là căn cứ để tính phầnlãi gộp.

Lãi gộp: Là chênh lệch giữa chỉ tiêu doanh thu và giá vốn hay chính làchênh lệch giữa doanh thu mang về và giá vốn sản xuất hoặc mua vào củahàng hoá và dịch vụ, chỉ tiêu này không bao gồm các chi phí liên quan đếnquá trình sản xuất và kinh doanh của Công ty.

Qua bảng số liêu trên ta thấy lãi gộp của Công ty cũng tăng dần qua cácnăm, nhất là năm 2009 tăng 64,25% so với năm 2008, sang năm 2010 có giảmđi chỉ tăng 30,5% so với năm 2009 Sáu tháng đầu năm 2011 tăng lên 23,37%so với năm 2010 và có thể từ nay đến hết năm 2011 lãi gộp sẽ còn tăng hơnnữa.

Chi phí: Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh có hiệu quả Công typhải chi phí về vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản…các chi phí này cũng tăng dầnqua các năm, được thể hiện rõ trong bảng số liệu trên.

Năm 2009 tăng 10,39% so với năm 2008, lượng tăng tuyệt đối là93,270 nghìn đồng.

Năm 2010 tăng 39,04% so với năm 2009, lượng tăng tuyệt đối là

Trang 23

Nguyên nhân dẫn đến mức chi phí tăng đó là do Công ty phải chụi sựtăng giá của cước phí vận chuyển, chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi phí thu muabốc dỡ nguyên vật liệu…Một phần là do sự biến động của nền kinh tế trongnước làm giá cả đều tăng cao.

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty ta phải xem xét tốc độtăng của doanh thu với tốc độ tăng của chi phí:

- Tốc độ tăng của doanh thu năm 2009 so với năm 2008 bằng 1,172 lần(1,172%).

- Tốc độ tăng của doanh thu năm 2010 so với năm 2009 bằng 1, 2548lần ( 125,48%).

- Tốc độ tăng của doanh thu sáu tháng đầu năm 2011 so với năm 2010bằng 1,1395 lần (113,95 %)

- Tốc độ tăng của chi phí năm 2009 so với năm 2008 bằng 1,1039 lần(110,39%).

- Tốc độ tăng của chi phí năm 2010 so với năm 2009 bằng 1,3904 lần(139,04%).

- Tốc độ tăng của chi phí sáu tháng đầu năm 2011 so với năm 2010bằng 1,1386 lần ( 113,86%).

Xét năm 2009 so với năm 2008 tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độtăng của doanh thu là 6,81%, điều này hoàn toàn là có lợi cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Năm 2010 so với năm 2009 tốc độ tăng của doanhthu nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí là 13,56% Song, xét sáu tháng đầu năm2011 so với 2010 tốc độ tăng của doanh thu so với tốc độ tăng chi phí là 9%.Nhìn tốc độ tăng này ta thấy mặc dù năm 2010 Công ty đã bỏ khá nhiều chi

Trang 24

Công ty đang gặp phải đó chính là ảnh hưởng rõ rệt sự biến động đối với nềnkinh tế Nắm được điều này, sang năm 2011 Công ty đã phải cố gắng tìm mọicách để hạ thấp chi phí hơn nữa, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Như vậy, cho ta thấy muốn đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuấtkinh doanh đòi hỏi công ty phải thực hiện việc tiết kiệm chi phí tốt hơn, tínhtoán các khoản chi phí một cách hợp lý và tránh các khoản chi tiêu không hợplý gây ảnh hưởng xấu đến kết quả của Công ty.

Về lợi nhuận trước thuế: Đây là chỉ tiêu thể hiện lợi nhuận thu về củaCông ty nhưng chưa trừ đi phần thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp qua cácnăm.

Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh ta thấy năm 2009, lợi nhuận tăng vọtso với năm 2008 với mức tăng 135,4% đạt giá trị tuỵêt đối là 509,130 nghìnđồng, đây là mức tăng khá nhanh cho thấy năm 2009 là năm có nhiều thànhtựu nhất đối với Công ty, sang năm 2010 lợi nhuận này vẫn tăng nhưng tốc độtăng chậm hơn, tăng 15,1% so với năm 2009 Sau tháng đầu năm 2011 tốc độtăng vọt lên 44%, năm 2011 đang là năm hy vọng khởi sắc lớn của Công ty.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Chỉ tiêu này cho biết số tiền thuế màdoanh nghiệp phải nộp cho ngân sách nhà nước, được tính bằng cách lấydoanh thu trước thuế nhân với phần trăm thuế thu nhập doanh nghiệp phảinộp Ở bảng kết quả kinh doanh trên, năm 2008 áp dụng mức thuế thu nhậpdoanh nghiệp là 32%, sang đến năm 2009 mức thuế này được Nhà nướckhuyến khích giảm xuống chỉ còn là 28% Nhìn vào bảng số liệu ta thấy sốthuế thu nhập doanh nghiệp mà Công ty đã nộp cho Nhà nước rất nhiều quacác năm nhất là năm 2009 và năm 2010.

Trang 25

Lợi nhuận sau thuế: Chỉ tiêu này đánh giá lợi nhuận mà Công ty đượchưởng sau khi trừ đi tất cả các chi phí.

Trong ba năm nay, Công ty luôn có lợi nhuận, nhất là năm 2009 vànăm 2010 và sáu tháng đầu năm 2011, lợi nhuận của Công ty tăng khá nhanhcụ thể năm 2009 tăng 135,38% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 15,11% sovới năm 2009, năm 2011 tăng vọt 44% so với năm 2010 Qua sự tăng trưởngở số liệu trong bảng trên, ta thấy năm 2009 năm Công ty đạt được lợi nhuậncao nhất, sang đến năm 2010 thì lợi nhuận có tăng, nhưng chậm hơn Sang 6tháng đầu năm 2011 thì lợi nhuân tăng vọt so với năm 2010 và con số nàychắc chắn sẽ còn tăng trong sáu tháng cuối năm 2011 Lợi nhuận tăng, điềunày góp phần làm tăng nguồn vốn của Công ty và chỉ tiêu tổng hợp biểu hiệnkết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, phản ánh đầy đủ các mặt số lượngvà chất lượng của Công ty, kết quả sử dụng các yếu tố lao động, vật tư… nólà nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ hoạt động kinhdoanh và là đòn bẩy kinh tế của doanh nghiệp trên cơ sở của chính sách phânphối đúng đắn.

Về tiền lương: Nhìn chung tiền lương bình quân của lao động hàngnăm đều tăng, điều này là động lực để khuyến khích người lao động thêmhăng say làm việc tạo hiêụ quả trong lao động sản xuất.

Nhìn chung, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpcó chiều hướng phát triển tốt Tổng doanh thu tăng dần với quá trình nâng caomức sống người dân, đảm bảo được đời sống và thu nhập ổn định cho ngườilao động, đây là một trong những yếu tố không nhỏ trong việc đảm bảo hiệuquả sản xuất kinh doanh.

Trang 26

2.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cổphần XNK EUFOOD Việt Nam.

Trên thực tế, cơ cấu mặt hàng của Công ty luôn có sự biến đổi cho phùhợp với nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng trên thị trường Cụ thểbảng số liệu sau đây sẽ chỉ ra cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty trong 3năm gần đây:

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần XNK EUFOODViệt Nam từ năm 2008 - 2010

Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu phòng tài chính của Công ty cổ phần XNK

EUFOOD Việt Nam

Từ bảng số liệu kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần XNKEUFOOD Việt Nam từ năm 2008 – 2010, được miêu tả rõ hơn qua biểu đồdưới đây:

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 2.1: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XNK EUFOOD VIỆT NAM TỪ 2008 - 2011 - Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam.doc
BẢNG 2.1 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XNK EUFOOD VIỆT NAM TỪ 2008 - 2011 (Trang 20)
Chú thích bảng 2.1: Thứ tự 4: Tổng chi phí kinh doanh                 Thứ tự 5: Lợi nhuận trước thuế                 Thứ tự 7: Lợi nhuận sau thuế - Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam.doc
h ú thích bảng 2.1: Thứ tự 4: Tổng chi phí kinh doanh Thứ tự 5: Lợi nhuận trước thuế Thứ tự 7: Lợi nhuận sau thuế (Trang 21)
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam từ năm 2008 - 2010 - Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam.doc
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam từ năm 2008 - 2010 (Trang 26)
Từ bảng số liệu kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam từ năm 2008 – 2010,  được miêu tả rõ hơn qua biểu đồ  dưới đây: - Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam.doc
b ảng số liệu kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam từ năm 2008 – 2010, được miêu tả rõ hơn qua biểu đồ dưới đây: (Trang 27)
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu thị trường của Công ty cổ phần XNK  EUFOOD Việt Nam - Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam.doc
Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu thị trường của Công ty cổ phần XNK EUFOOD Việt Nam (Trang 30)
Qua bảng kim ngạch xuất khẩu trên ta có thể thấy thị trường lớn nhất của Công ty chính là thị trường Châu Á – Thái Bình Dương và Tây - Bắc Âu - Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam.doc
ua bảng kim ngạch xuất khẩu trên ta có thể thấy thị trường lớn nhất của Công ty chính là thị trường Châu Á – Thái Bình Dương và Tây - Bắc Âu (Trang 31)
Bảng 3.1: Định hướng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty XNK EUFOOD Việt Nam giai đoạn 2011 -2015 - Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu EUFOOD Việt Nam.doc
Bảng 3.1 Định hướng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty XNK EUFOOD Việt Nam giai đoạn 2011 -2015 (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w