1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi, Hà Nội

45 114 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 581 KB

Nội dung

Với đề tài này tác giả đã hệ thống được cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tìm hiểuđược thực trạng của khách sạn từ đó nêu lên những điểm cần phát huy, hạn chế trongnân

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ tậntình của thầy cô giáo và các bạn sinh viên trong trường Đại học Thương Mại Trướchết em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy cô trong Khoa Khách sạn- Du lịch

đã giúp đỡ em trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp của mình Đặc biệt, em xin gửilời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giảng viên- thạc sỹ Dương Thị HồngNhung, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận này Quađây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể ban lãnh đạo, nhân viên Khách sạn CrownePlaza West Hanoi đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập để phục vụhoàn thành bài khóa luận này Tuy đã có nhiều cố gắng xong bài khóa luận này chắcchắn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy

cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Trần Thanh Thúy

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài 3

6 Kết cấu khóa luận 4

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI NHÀ HÀNG TRONG KHÁCH SẠN 5

1.1 Khái luận về hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng trong kinh doanh khách sạn5 1.1.1 Khách sạn và kinh doanh nhà hàng trong khách sạn 5

1.1.2 Lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn 7

1.1.3 Hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh nhà hàng của khách sạn 10

1.2 Nội dung về nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh nhà hàng của khách sạn 12

1.2.1 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh nhà hàng của khách sạn 12

1.2.2 Các chỉ tiêu đo lường, đánh giá về hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh nhà hàng của khách sạn 12

1.3 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn 14

1.3.1 Các nhân tố chủ quan 14

1.3.2 Các nhân tố khách quan 15

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI NHÀ HÀNG LACKAH CỦA KHÁCH SẠN CROWNE PLAZA WEST HANOI 17

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi 17

2.1.1 Tổng quan tình hình về Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi và Nhà hàng Lackah 17

2.1.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi 22

Trang 3

2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng

Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi 24

2.2.1 Cơ cấu lao động tại Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi 24

2.2.2 Tình hình bố trí và sử dụng lao động tại Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi 26

2.2.3 Các chỉ tiêu đo lường, đánh giá về hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi 28

2.2.4 Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động mà Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi đã áp dụng 29

2.3 Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi 29

2.3.1 Ưu điểm và nguyên nhân 29

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 30

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI NHÀ HÀNG LACKAH CỦA KHÁCH SẠN CROWNE PLAZA WEST HANOI 32

3.1 Dự báo triển vọng và quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi 32

3.1.1 Mục tiêu và phương hướng kinh doanh của Nhà hàng Lackah 32

3.1.2 Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi 33

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi 34

3.2.1 Đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động 34

3.2.2 Xây dựng quy chế chặt chẽ để quản lý lao động 34

3.2.3 Tổ chức chỗ làm việc phù hợp để người lao động phát huy được năng lực và sở trường của mình 35

3.2.4 Tiết kiệm chi phí lương và chi phí sử dụng lao động 35

3.2.5 Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại nhà hàng 36

3.2.6 Các giải pháp khác 37

3.3 Một số kiến nghị 38

3.3.1 Kiến nghị với Tổng cục Du lịch 38

3.3.2 Kiến nghị với Sở Du lịch Hà Nội 38

KẾT LUẬN 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO vi

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của nhà hàng Lackah 19

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của Nhà hàng Lackah năm 2015- 2016 21

Bảng 2.2 Cơ cấu lao động tại Nhà hàng Lackah năm 2016 25

Bảng 2.3 Phân công lao động tại Nhà hàng Lackah trong 1 ca làm việc 26

Bảng 2.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi năm 2015- 2016 28

Bảng 3.1 Kế hoạch kinh doanh của Nhà hàng Lackah năm 2017 32

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

GTGT Giá trị gia tăng

NSLĐTT Năng suất lao động trực tiếp

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

Hội nhập kinh tế với xu thế phát triển, đời sống của con người ngày càng đượcnâng cao Vì thế, trong những năm gần đây, nhu cầu ăn uống của con người ngày càngphong phú, đa dạng Chính vì vậy, kinh doanh nhà hàng trong khách sạn ngày càng trởnên phổ biến và khẳng định được vai trò của nó trong việc thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng Trong kinh doanh khách sạn, hoạt động kinh doanh ăn uống chiếm vị tríkhông thể thiếu và không chỉ đáp ứng cho khách lưu trú mà còn đáp ứng cho các dịch

vụ khác như ăn uống cho hội nghị, tiệc cưới Thực tế cho thấy, để đáp ứng được nhucầu ăn uống của khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn thì kháchsạn phải luôn luôn nâng cao hiệu quả sử dụng của các yếu tố nguồn lực như vốn, cơ

sở vật chất kỹ thuật, trong đó đặc biệt phải kể đến yếu tố nhân lực Bởi trong tất cảnguồn lực thì lao động giữ một vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố giữ vị trí trungtâm, năng động, nhạy bén nhất, giữ vai trò quyết định hiệu quả sử dụng các nguồnlực còn lại Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong khách sạn cóvai trò vô cùng to lớn và cần thiết góp phần quyết định đến sự thành công hay thấtbại của doanh nghiệp

Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi là một khách sạn 5 sao, kinh doanh trên 3lĩnh vực dịch vụ: dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung Trong nhữngnăm qua, Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi đã đạt được những thành công nhấtđịnh nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn đọng một số vấn đề hạn chế, đặc biệt là tại Nhàhàng Lackah, với số lượng khách cần phục vụ tương đối lớn nhưng hiệu quả sử dụnglao động chưa cao do định mức lao động, phân công lao động chưa hợp lý Định mứclao động cho nhân viên bộ phận bàn là thấp nên lượng nhân viên dư thừa, thời gianrảnh rỗi nhiều làm năng suất lao động không cao Phân công lao động chưa hợp lý,chưa đúng với khả năng, năng lực, sở trường của từng nhân viên

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động,Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi đã chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng lao độngnói chung và hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng Lackah nói riêng Tuy nhiên,hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza WestHanoi trong năm qua chưa cao, dẫn đến chất lượng phục vụ chưa cao, khả năng thuhút khách còn chưa tốt

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, em quyết định chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi, Hà Nội ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trang 7

Qua nghiên cứu, em được biết có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đềtài khóa luận tốt nghiệp của em là:

Vũ Thùy Dương, Hoàng Văn Hải (2010), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB

Thống kê, Hà Nội Nội dung của cuốn sách giáo trình đề cập tới việc hoạch định, tổchức, tạo động lực cho người lao động, kiểm soát hoạt động quản trị nhân lực

Vũ Đức Minh (2009), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Thống kê, Hà Nội Nội

dung đề cập chủ yếu bao gồm các vấn đề về sự phát triển của ngành du lịch và nhiệm

vụ của kinh tế du lịch, thị trường du lịch, cán cân thanh toán trong du lịch, công ty đaquốc gia trong du lịch và đầu tư trong du lịch

Sách và giáo trình nói trên đã cung cấp, bổ sung cho em những kiến thức về một

số vấn đề lý luận; giúp em nâng cao hiểu biết, góp phần làm cho việc nghiên cứu đề tàikhóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

b, Luận văn tốt nghiệp:

Đoàn Vi Phong Vũ (2015), Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận F&B tại Khách sạn Melia, Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại.

Với đề tài này tác giả đã nêu được rõ ràng cơ sở lý luận, đánh giá và đưa ra được giảipháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận F&B tại Khách sạn Melia

Nguyễn Thi Thanh Minh (2015), Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn Aranya, công ty TNHH Thương mại- Dịch vụ- Du lịch Haco, Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Với đề tài này tác

giả đã hệ thống được cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tìm hiểuđược thực trạng của khách sạn từ đó nêu lên những điểm cần phát huy, hạn chế trongnâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn Aranya, đềxuất các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã nêu được một số vấn đề lýluận về hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh ăn uống và đã đề xuất giải phápcho một số doanh nghiệp kinh doanh khách sạn cụ thể Tuy nhiên, cho đến thời điểmhiện nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu chuyên sâu về hiệu quả sử dụng lao động tạiNhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi Vì vậy, đề tài của em cótính mới, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây Đề tài sẽ kế thừacác vấn đề lý luận có liên quan và vận dụng nghiên cứu toàn diện về hiệu quả sử dụnglao động tại Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi

Trang 8

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm nâng caohiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza WestHanoi, từ đó giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài : Để đạt được mục tiêu nói trên cần phải đạt đượccác nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng lao động tại bộphận nhà hàng của khách sạn

- Phân tích thực trạng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng Lackahcủa Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi; đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhâncủa các ưu điểm, hạn chế về hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng Lackah củaKhách sạn Crowne Plaza West Hanoi

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng laođộng tại Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sửdụng lao động, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại nhàhàng của khách sạn

Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Giới hạn nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về nângcao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne PlazaWest Hanoi

- Về thời gian: Giới hạn dữ liệu thực trạng của đề tài trong 2 năm 2015 và 2016

và định hướng đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo

- Về không gian: Giới hạn nghiên cứu tại Nhà hàng Lackah của Khách sạnCrowne Plaza West Hanoi

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thu thập là dữ liệu thứ cấp- những dữ liệu có sẵn đã được xử lý hoặcchưa xử lý, được thu thập nhằm các mục đích khác nhau

Dữ liệu thứ cấp trong đề tài sử dụng bao gồm:

- Nguồn bên trong khách sạn: Để đánh giá được hiệu quả sử dụng lao động tạiNhà hàng Lackah, trong thời gian thực tập làm khóa luận em đã tiến hành thu thập các

dữ liệu về tình hình kinh doanh của khách sạn trong 2 năm 2015- 2016, cơ cấu tổ chức,

cơ cấu lao động tại khách sạn, số liệu lao động của các bộ phận trong khách sạn… Các

dữ liệu thứ cấp được thu thập tại bộ phận tài chính - kế toán, bộ phận nhà hàng, bộphận nhân sự của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi

Trang 9

- Nguồn bên ngoài khách sạn được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các trang webchuyên ngành và luận văn của khóa trước liên quan đến vấn đề lý luận về hiệu quả sửdụng lao động tại nhà hàng, khách sạn.

5.2 Phương pháp phân tích xử lí dữ liệu

Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các dữ liệu thông tin thu thập được từ các

phòng ban, bộ phận; kế thừa thành tựu của những người đi trước đã làm qua cácnăm liên quan đến vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong nhà hàng,trong khách sạn nói chung và đặc biệt là tại Nhà hàng Lackah của Khách sạnCrowne Plaza West Hanoi

Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh kết quả hoạt động kinh doanh,

các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động trong 2 năm 2015 và 2016 của Khách sạnCrowne Plaza West Hanoi

Phương pháp phân tích: Phân tích các số liệu về tài chính, đánh giá doanh thu, số

lao động trong những năm gần đây, cơ cấu lao động trong từng thời kỳ và rút ra năngsuất lao động, từ đó có kết luận về tình hình hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàngLackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi Từ những kết quả thu thập được,đưa ra những nhận xét đánh giá về vấn đề hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàngLackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi

Ngoài những phương pháp trên, khóa luận còn sử dụng những phương pháp phântích xử lí dữ liệu khác: quy nạp, thống kê

6 Kết cấu khóa luận

Khóa luận có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng trong khách sạn

Chương 2 Thực trạng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi

Chương 3 Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao cao hiệu quả sửdụng lao động tại Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi

Trang 10

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

LAO ĐỘNG TẠI NHÀ HÀNG TRONG KHÁCH SẠN

1.1 Khái luận về hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng trong kinh doanh khách sạn

1.1.1 Khách sạn và kinh doanh nhà hàng trong khách sạn

1.1.1.1 Khách sạn

Cùng với sự phát triển của văn minh xã hội, nhu cầu du lịch ngày một tăng lên, vìthế hoạt động kinh doanh khách sạn càng phát triển phong phú, đa dạng Các kháiniệm về khách sạn cũng ngày càng được hoàn thiện hơn, phản ánh trình độ và mức độphát triển ngày càng cao của nó

Theo thông tư số 01/202/TT- TCDL ngày 27/04/2001 của Tổng cục du lịch vềhướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2000/NĐ-CP của Chính phủ về cơ sở lưu trú du

lịch ghi rõ: Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.

Theo điều 64 (điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch) luật Du lịch năm 2005:

Khách sạn phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng.

Như vậy, có thể hiểu: Khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch có quy mô từ 10 buồngtrở lên đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, các trang thiết bị và dịch vụ cần thiếtphục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ

1.1.1.2 Kinh doanh nhà hàng trong khách sạn

Kinh doanh nhà hàng trong khách sạn là việc thực hiện một, một số hoặc là tất cảcác công đoạn của quá trình từ sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ dịch vụ ăn uống và dịch

vụ bổ sung khác đáp ứng nhu cầu của khách sử dụng dịch vụ lưu trú tại khách sạn vàkhách vãng lai nhằm mục đích sinh lợi

Kinh doanh nhà hàng trong khách sạn bao gồm các hoạt động chủ yếu là chếbiến, lưu thông và tổ chức phục vụ ngay tại khách sạn các sản phẩm ăn uống Ngoài ra,còn có thể cung ứng dịch vụ bổ sung tại nhà hàng như: tiệc, buffet cho hội thảo, tiệctheo nhu cầu của khách hàng

Kinh doanh nhà hàng trong khách sạn có những đặc điểm sau:

- Đặc điểm về khách hàng: Khách hàng của nhà hàng rất đa dạng, có thể là dânđịa phương, khách du lịch hay khách vãng lai Khách hàng là yếu tố cấu thành khôngthiếu trong hệ thống cung ứng dịch vụ của nhà hàng Nhu cầu của các đối tượng kháchhàng đến nhà hàng có sự khác nhau về tuổi tác, khẩu vị, phong tục và tập quán tiêu

Trang 11

dùng, về sở thích và thói quen ăn uống… Để phục vụ khách hàng tốt nhất thì cần phảinghiên cứu và làm rõ những điểm khác biệt trên Bên cạnh đó, khách đến với nhà hàngkhông chỉ có nhu cầu về vật chất mà còn có nhu cầu về tinh thần Khách hàng luônmong muốn được thưởng thức các món ăn ngon với chất lượng phục vụ tốt nhất.Chính vì vậy, cùng với nhu cầu ăn uống, khách hàng còn có nhu cầu giải trí, thưởngthức nghệ thuật, thư giãn… ngay trong bữa ăn Muốn vậy, nhà quản trị cần phải đàotạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên của mình không chỉ về trình độ chuyên môn màcòn phải trang bị kiến thức hiểu biết về văn hóa, xã hội, nghệ thuật, tâm lý khách hàng.

- Đặc điểm về cơ sở vật chất kĩ thuật: Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà hàng rất đadạng Tùy theo mục đích kinh doanh và đặc điểm của khách hàng chủ yếu để tạo lập cơ

sở vật chất của nhà hàng Tuy nhiên điểm chung nhất của nhà hàng là phải tạo ra sự tiệnlợi trong quá trình sản xuất và phục vụ nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn, thuậntiện cho quá trình chế biến sản phẩm và phục vụ khách hàng Do tính chất phục vụkhách hàng một cách trực tiếp nên các nhà quản trị cần chú trọng đến vị trí nhà hàng đểđảm bảo khách dễ nhận biết, có diện tích mặt bằng kinh doanh và thiết kế không gianmột cách hợp lý với quy mô khách, cách bố trí bàn ghế và trang trí phòng ăn, ánh sangcác phòng để đảm bảo hợp lý và hấp dẫn khách, trang bị các đồ dùng trong bữa ăn phảiđảm bảo phù hợp với khách hàng mục tiêu

- Đặc điểm sản phẩm: Sản phẩm của nhà hàng bao gồm các sản phẩm ăn uống vàsản phẩm dịch vụ khác Các sản phẩm đến từ hai nguồn là sản phẩm do nhà hàng tự chếbiến, cung cấp cho khách hàng và sản phẩm chuyển bán- sản phẩm nhà hàng mua củacác doanh nghiệp khác để phục vụ nhu cầu khách hàng Trong đó các sản phẩm tự chếbiến chiếm tỷ trọng lớn hơn trong toàn bộ sản phẩm của nhà hàng

- Đặc điểm về lao động: Hoạt động chế biến sản phẩm và phục vụ trong nhà hàngđòi hỏi phải có nhân viên phục vụ trực tiếp, các hoạt động phục vụ thường không ápdụng tự động hóa nên các nhà hàng thường sử dụng chủ yếu lao động sống để thựchiện các hoạt động kinh doanh Lao động trong các nhà hàng yêu cầu phải có sức khỏetốt, có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc Là lao động phục vụ tiếpkhách nên người lao động phải luôn làm việc trong môi trường phức tạp và chịu đựngcăng thẳng về tâm lý Do vậy, nhân viên phục vụ trong các nhà hàng không chỉ yêucầu trình độ chuyên môn ngày càng cao hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạngphong phú của khách hàng mà còn phải thường xuyên nâng cao kiến thức và sự hiểubiết, nâng cao kỹ năng giao tiếp và nắm bắt nhanh, nhạy cảm đối với mỗi khách hàng.Nhà quản trị cần có nghệ thuật trong sử dụng nhân lực để điều hành hợp lý quá trìnhphục vụ hàng ngày nhằm đảm bảo chuyên môn hóa cao trong chế biến và phục vụ,đồng thời có sự phối hợp và hỗ trợ giữa các bộ phận khi cần thiết vào những giờ caođiểm trong ngày hoặc trong các thời vụ của năm

Trang 12

1.1.2 Lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn

1.1.2.1 Khái niệm lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn

Lao động dịch vụ là một bộ phận lao động xã hội cần thiết được phân công đểthực hiện việc sáng tạo và cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho xã hội

Từ khái niệm lao động dịch vụ, có thể hiểu: Lao động tại bộ phận nhà hàng của

khách sạn là một bộ phận lao động xã hội cần thiết được phân công để thực hiện việcsản xuất và cung ứng các sản phẩm dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung nhằm đáp ứngnhu cầu của khách hàng

1.1.2.2 Đặc điểm lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn

Trong một doanh nghiệp thì lao động là một yếu tố quan trọng quyết định hiệuquả sử dụng các yếu tố nguồn lực khác Đối với kinh doanh nhà hàng của khách sạnthì lao động chủ yếu là lao động sống tham gia vào toàn bộ quá trình cung ứng dịch vụ

từ khi khách hàng bắt đầu tham gia quá trình tiêu dùng dịch vụ cho đến khi kết thúcquá trình tiêu dùng dịch vụ Vì thế cần phải nắm rõ và hiểu về các đặc điểm của laođộng tại bộ phận nhà hàng của khách sạn:

- Lao động mang tính đa dạng và chuyên môn hóa cao: Trong bộ phận nhà hàngcủa khách sạn có những nhóm lao động đảm nhiệm các công việc cụ thể và mang tínhchuyên môn cao, khó có thể thay thế, tuy nhiên các nhóm vẫn có mối quan hệ vớinhau, hỗ trợ cho nhau trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng Sự chuyênmôn hóa tạo ra sự chuyên nghiệp, thành thục trong công việc của người lao động manglại năng suất và hiệu quả làm việc cao nhưng lại tạo ra sự cứng nhắc trong việc sử dụnglao động và lao động khó có thể thay thế cho nhau

- Lao động mang tính chất phi sản xuất vật chất: Lao động trong kinh doanh nhàhàng của khách sạn tạo ra và phục vụ khách các sản phẩm vô hình, không tồn tại dướihình thái vật thể do đặc điểm sản phẩm mà bộ phận ăn uống cung cấp mang tính chất

vô hình, không hiện hữu, đó là cung cấp các sản phẩm ăn uống bằng cách tạo ra cácmón ăn đồ, uống nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Lao động trong bộ phận nhàhàng của khách sạn không chỉ tạo ra các sản phẩm ăn uống mà còn đóng vai trò quyếtđịnh đến chất lượng dịch vụ cũng như cảm nhận của khách hàng trong quá trình tiêudùng dịch vụ ăn uống của khách sạn qua thái độ, trình độ của nhân viên bàn khi phục

vụ khách hàng

- Lao động mang tính chất phức tạp: Trong kinh doanh nhà hàng của khách sạn,quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, lúc nào cũng có sự có mặt của kháchhàng nên lao động trong bộ phân này phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàngkhác nhau có những đặc điểm khác nhau về nhân khẩu học, sở thích, tâm lý và thịhiếu, chịu môi trường làm việc căng thẳng, phải trực tiếp cung ứng dịch vụ cho kháchhàng đòi hỏi lao động phải có kiến thức chuyên môn, xã hội, và kỹ năng giao tiếp khéo

Trang 13

léo đối với từng đối tượng khách hàng đến tiêu dùng dịch vụ tại nhà hàng của kháchsạn Nhân viên trong bộ phận có thể tác động đến khách hàng nhưng cũng có thể bị tácđộng từ khách hàng trong quá trình tác nghiệp Vì vậy, lao động trong bộ phận nhàhàng của khách sạn có tính chất phức tạp do môi trường làm việc tạo nên.

- Lao động mang tính thời vụ, thời điểm: Do kinh doanh ăn uống mang tính thời

vụ nên khi vào chính vụ nhu cầu sử dụng lao động rất cao còn vào trái vụ thì ngược lạiphụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của nhà hàng, vị trí kinh doanh, thời gian kháchđến và đi Khi nào có khách hàng thì nhân viên mới làm việc, nhà hàng mới cung ứngdịch vụ, vì thế bộ phận này cần sử dụng nhiều lao động theo mùa, bán thời gian dẫnđến sự khó khăn cho người lao động trong công việc và thu nhập

- Lao động mang tính sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách: Thực tế cho thấy khinhà hàng của khách sạn có khách là bắt buộc nhân viên bộ phận nhà hàng của kháchsạn phải phục vụ, bất kể mọi thời gian làm cho người lao động luôn bị động trongcông việc Do đó bộ phận nhà hàng của khách sạn cần phải tổ chức lao động một cáchhợp lý, bố trí lao động chia ca hay giờ hành chính tùy vào đặc điểm công việc của từng

tổ mà bố trí cho phù hợp để luôn có thể phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng vàonhững thời điểm thích hợp

- Lao động nữ chiếm tỷ trọng cao: Do đặc điểm công việc trong nhà hàng củakhách sạn đòi hỏi phải cần mẫn, nhẫn nại, có sức chịu đựng và nhẹ nhàng, các đặcđiểm này phù hợp với lao động nữ giới Tiền lương được coi là thấp, khả năng thăngtiến thấp nên không thu hút được lao động nam giới Lao động chủ yếu là bán thờigian nên có thời gian trong ngày để lo cho các công việc khác nên phù hợp với nữ vì

họ có nhiều thời gian để chăm sóc gia đình

- Ngoài ra, lao động trong bộ phận nhà hàng của khách sạn còn có một số đặc điểmkhác: Cường độ làm việc cao, thời gian lao động phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng dịch

vụ của khách hàng Kinh doanh ăn uống sử dụng nhiều lao động sống nên chi phí laođộng cao, lao động tham gia nhiều vào quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ

1.1.2.3 Bố trí và sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn

Bố trí và sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn là việc sắp xếp,

điều chỉnh và tạo ra sự hội nhập của từng nhân viên vào hoạt động chung của bộ phậnnày nhằm tạo ra hiệu quả sử dụng lao động cao nhất

Mục tiêu của bố trí và sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn:Mục tiêu chung nhất của bố trí và sử dụng lao động trong kinh doanh nhà hàng củakhách sạn là phải tạo được sự thống nhất, phối hợp ăn ý giữa các bộ phận, phát huyđược sở trường của mỗi cá nhân, từ đó thúc đẩy, nâng cao hiệu suất làm việc và qua đóhoàn thành mục tiêu của nhà hàng cũng như mục tiêu chung của khách sạn

Trang 14

Nguyên tắc của bố trí và sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn:

- Bố trí và sử dụng lao động phải theo quy hoạch: Trong bố trí và sử dụng nhânlực, cần phải có quy hoạch cụ thể để đảm bảo bố trí đúng người đúng việc

- Bố trí và sử dụng lao động theo logic hiệu suất: Việc bố trí và sử dụng nhân lựcphải hướng vào nâng cao hiệu suất công việc, cần phải đảm bảo quy tắc: Làm đúngviệc trước khi làm việc đúng

- Bố trí và sử dụng lao động theo logic tâm lý xã hội: Con người là một chủ thểphức tạp, là tổng hòa các mối quan hệ xã hội dựa trên nền tảng sinh học Do vậy cầnchú ý đến các mối liên hệ tình cảm của họ trong khi bố trí và sử dụng

- Bố trí và sử dụng lao động phải lấy sở trường làm chính: Khi bố trí và sử dụngnhân lực, một mặt, cần có sự lựa chọn kỹ lưỡng nhưng cũng phải quán triệt nguyên tắcdùng người không quá cầu toàn

- Dân chủ tập trung trong bố trí và sử dụng lao động: Bố trí và sử dụng nhân lựcphải được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ tập trung: Thống nhất từ cấp cao nhấtnhưng phải phân quyền rộng rãi cho các cấp trong hệ thống tổ chức khách sạn

Nội dung của bố trí và sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn:

- Xác định định mức lao động:

+ Định mức lao động là lượng lao động sống hợp lý để tạo ra một đơn vị sảnphẩm hay để hoàn thành một nhiệm vụ công tác nào đó hoặc để phục vụ một lượngkhách hàng trong những điều kiện nhất định Định mức lao động trong bộ nhà hàngcủa khách sạn có thể được biểu hiện bởi mức doanh thu hoặc số lượng khách đối vớimột nhân viên hay một tổ bộ phận làm việc trong một thời gian nhất định Vì vậy khicác điều kiện môi trường biến động thì định mức lao động phải thường xuyên đượcxem xét và điều chỉnh để phù hợp với điều kiện mới

+ Trong bộ phận nhà hàng của khách sạn có nhiều cách phân loại định mức lao động

khác nhau như: theo đặc điểm nghề nghiệp, trình độ chuyên mô, theo cấp quản lý

+ Phương pháp xác định định mức lao động được sử dụng trong bộ phận nhà hàngcủa khách sạn bao gồm: phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp xác địnhđịnh mức lao động có căn cứ khoa học

- Tổ chức lao động và công việc:

+ Tổ chức lao động là việc sắp xếp và phân loại đội ngũ lao động trong bộ phậnnhà hàng của khách sạn sao cho phù hợp với từng loại công việc và đúng với chuyênmôn cũng như khả năng của họ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và tạo độnglực kích thích người lao động làm việc

+ Tổ chức lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn có những nội dung sau :Phân công lao động: Là hình thức giao việc cho cá nhân hay một nhóm nhân viênnào đó trong bộ phận, có thể thực hiện theo hình thức khoán đối với từng cá nhân, từngnhóm người từng tùy theo quy mô và khối lượng công việc; phải có sự hợp tác giữa phâncông lao động và hợp tác lao động giữa các tổ bàn, bar, bếp trong giờ cao điểm

Trang 15

Xác định quy chế làm việc: Là thời gian quy định làm việc và nghỉ ngơi hợp lýđối với người lao động trong bộ phận Việc xác định quy chế làm việc trong bộ phận

nhà hàng của khách sạn phải dựa trên đặc điểm kinh doanh của khách sạn, đó là phải

có sự mềm dẻo, linh hoạt phân ca kíp hợp lý đảm bảo đủ số lao động cần thiết trongnhững thời gian nhất định tránh tình trạng lãng phí lao động

Tổ chức chỗ làm việc: Chỗ làm việc là phần không gian và diện tích đủ cho mộtnhóm người lao động làm việc Chỗ làm việc được cho là hợp lý khi nó đảm bảo đủdiện tích để sắp xếp, bố trí trang thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, thành phẩm… Đồngthời phải đảm bảo không gian để người lao động thao tác đáp ứng yêu cầu về an toàn

lao động như thông hơi, thông gió, chiếu sáng,… Trong bộ nhà hàng của khách sạn,

không gian làm việc của người lao động thường phụ thuộc vào lượng khách vì vậy màkhi lượng khách đông, diện tích làm việc bị thu hẹp, gây căng thẳng và khó khăn chongười lao động trong quá trình tác nghiệp

1.1.3 Hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh nhà hàng của khách sạn

Hiệu quả sử dụng lao động chính là một nội dung của hiệu quả kinh doanh trongdoanh nghiệp dịch vụ

Có rất nhiều quan điểm về hiệu quả kinh doanh:

Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh doanh chính là kết quả đạt được trong hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ, là doanh thu đạt được của doanh nghiệp.+ Công thức xác định:

H = Kết quả kinh doanh + Ưu điểm: Quan điểm đã nêu được mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh vớikết quả, doanh thu đạt được

+ Hạn chế: Quan điểm chưa đề cập đến chi phí bỏ ra, chưa nêu lên được mốiquan hệ giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra Chính vì vậy nó chưa phản ánh chínhxác được hiệu quả sử dụng các nguồn lực

Quan điểm thứ hai: Hiệu quả kinh doanh là phần chênh lệch tuyệt đối giữa kết

quả thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó

+ Công thức xác định:

H = Kết quả - chi phí+ Ưu điểm: Quan điểm này đã gắn kết được kết quả thu được với chi phí bỏ

ra, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (các chiphí)

+ Hạn chế: Kết quả và chi phí là những đại lượng luôn vận động cho nên quanđiểm này còn bộc lộ nhiều hạn chế do chưa biểu hiện được mối tương quan về lượng

và chất giữa kết quả và chi phí

Trang 16

Quan điểm thứ ba: Hiệu quả kinh doanh là mối tương quan tương đối giữa kết

quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

+ Công thức xác định:

H = Kết quả/ Chi phí+ Ưu điểm: Theo quan điểm này, hiệu quả kinh doanh được xem xét thông quacác chỉ tiêu tương đối Khắc phục được hạn chế của các quan điểm trước đó, quanđiểm này đã phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, phảnánh sự vận động của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh, đặc biệt phản ánh được

sự tiến bộ của hoạt động kinh doanh trong kỳ thực hiện so với các kỳ trước đó

+ Hạn chế: Doanh nghiệp không đánh giá được hiệu quả kinh doanh trong kỳthực hiện do không xét đến mức độ tuyệt đối của kết quả kinh doanh và chi phí kinhdoanh Theo đó, phần tăng của doanh thu có thể lớn hơn rất nhiều so với phần tăng củachi phí nhưng chưa thể kết luận rằng doanh nghiệp thu được lợi nhuận

Mỗi quan điểm về hiệu quả kinh doanh đều chứa đựng những ưu nhược điểmriêng Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, chủ yếu sử dụng quan điểm thứ

ba Từ đó, có thể hiểu: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tếphản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh, trình độ tổ chức,quản lý của doanh nghiệp để thực hiện ở mức độ cao nhất các mục tiêu kinh tế- xã hộivới mức chi phí thấp nhất

Bởi hiệu quả sử dụng lao động chính là một trong những nội dung của hiệu quảkinh doanh trong doanh nghiệp, do đó, hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhàhàng của khách sạn được hiểu là chỉ tiêu biểu hiện trình độ sử dụng lao động thôngqua quan hệ so sánh giữa kết quả hoạt động kinh doanh với chi phí lao động để đạtđược kết quả cao nhất Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh biểu hiện ở các chỉ tiêu

về số lượng sản phẩm, mức doanh thu, lợi nhuận Chi phí lao động biểu hiện ở thờigian lao động, tiền lương…

Ta có thể thấy: Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng lực sản xuất củangười lao động xã hội và tiết kiệm chi phí lao động trong doanh nghiệp Nếu xét ở góc

độ kinh tế, việc nâng cao hiệu quả kinh tế chính là việc làm tăng hiệu quả sử dụng cácyếu tố nguồn lực trong sản xuất để mang lại kết quả tốt nhất cho nhà hàng

Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh nhà hàng chính làviệc không ngừng tiết kiệm chi phí sử dụng lao động nhưng năng lực sản xuất của lựclượng lao động lại tăng cao, việc sử dụng lao động hợp lý và mang lại doanh thu, lợinhuận ngày càng nhiều cho nhà hàng

Bản chất của việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh nhà hàngchính là cùng với một chi phí lao động bỏ ra làm sao tạo ra được nhiều lợi nhuận, tăngdoanh thu và đảm bảo được chất lượng phục vụ

Trang 17

1.2 Nội dung về nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh nhà hàng của khách sạn

1.2.1 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh nhà hàng của khách sạn

Đối với lao động: Hiệu quả sử dụng lao động phản ánh trình độ sử dụng lao

động trong quá trình kinh doanh nhà hàng của khách sạn Nâng cao hiệu quả sử dụnglao động chính là việc nâng cao trình độ sử dụng lao động sao cho phát huy tối đađược những mặt mạnh, những lợi thế của người lao động, đồng thời hạn chế các mặtyếu kém của nguồn lao động trong bộ phận nhà hàng trong khách sạn sao cho có thểđem lại kết quả tối ưu trong quá trình kinh doanh của khách sạn Nâng cao hiệu quả sửdụng lao động còn góp phần tạo điều kiện cho chính sách đãi ngộ đối với người laođộng trong khách sạn thỏa đáng hơn, do hiệu quả công việc được nâng cao, tăng doanhthu, giảm chi phí từ đó đem về lợi nhuận nhiều hơn cho khách sạn, kéo theo các chínhsách đãi ngộ tiền lương, tiền thưởng cho người lao động cũng được cải thiện

Đối với khách hàng: Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động giúp cho khách sạn

giảm bớt được thời gian khách hàng chờ để được tiêu dùng dịch vụ, làm cho kháchhàng đánh giá cao chất lượng dịch vụ mà khách sạn cung cấp

Đối với doanh nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà

hàng trong khách sạn sẽ giúp khách sạn tiết kiệm được chi phí do chất lượng lao độngđược nâng cao, và số lượng lao động có thể cắt giảm đi mà vẫn đáp ứng được nhu cầulao động trong quá trình kinh doanh nhà hàng của khách sạn; phát huy tối đa nguồnlực lao động, đồng thời tạo nên uy tín, nâng cao chất lượng sản phẩm của nhà hàngtrong khách sạn trong suy nghĩ của khách hàng, từ đó tăng doanh thu, giảm bớt chi phícủa khách sạn, tăng khả năng cạnh tranh của khách sạn trên thị trường

1.2.2 Các chỉ tiêu đo lường, đánh giá về hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh nhà hàng của khách sạn

1.2.2.1 Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân

Năng suất lao động là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng lao động sốngtrong quá trình sản xuất kinh doanh Năng suất lao động cũng là một chỉ tiêu hiệu quảkinh tế phản ánh mối tương quan giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt đượchiệu quả kinh doanh đó

Trong đó:

W là năng suất lao động bình quân kinh doanh ăn uống đạt được trong kỳ

WTT là năng suất lao động bình quân trực tiếp kinh doanh ăn uống trong kỳ

D là doanh thu kinh doanh ăn uống đạt được trong kỳ

Trang 18

R là tổng số lao động bình quân kinh doanh ăn uống trong kỳ

RTT là tổng số lao động bình quân trực tiếp kinh doanh ăn uống trong kỳ

Ý nghĩa: Năng suất lao động là một chỉ tiêu tổng hợp cho phép đánh giá chungnhất hiệu quả lao động kinh doanh của khách sạn Chỉ tiêu năng suất lao động bìnhquân và năng suất lao động bình quân trực tiếp cho ta thấy trong một thời gian nhấtđịnh thì một lao động bình quân và một lao động trực tiếp bình quân tạo ra doanh thu

là bao nhiêu Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng lao động của doanhnghiệp càng tốt

1.2.2.2 Chỉ tiêu mức lợi nhuận bình quân của lao động

Công thức xác định:

L L R

TT

TT

L L

L là lợi nhuận bình quân trực tiếp của 1 lao động

L là lợi nhuận đạt được trong kỳ

R là tổng số lao động bình quân kinh doanh ăn uống trong kỳ

RTT là tổng số lao động bình quân trực tiếp kinh doanh ăn uống trong kỳ

Ý nghĩa: Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao độngtrong kinh doanh nhà hàng của khách sạn, nó cho ta thấy một lao động bình quân vàmột lao động trực tiếp bình quân của doanh nghiệp tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Chỉ tiêu này phản ánh mức độ cống hiến của mỗi người lao động trong doanh nghiệptrong việc tạo ra lợi nhuận để tích lũy tái sản xuất mở rộng trong đơn vị So với chỉtiêu năng suất lao động thì chỉ tiêu lợi nhuận bình quân phản ánh xác thực hơn vì lợinhuận là tiêu thức đánh giá hiệu quả kinh doanh chính xác hơn doanh thu Chỉ tiêu nàycàng cao cho thấy hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp càng tốt

1.2.2.3 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương

Công thức xác định:

HP = HP = Trong đó:

HP là hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương trong kỳ

P là tổng quỹ tiền lương trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí lương bỏ ra đem lại bao nhiêuđồng doanh thu hoặc lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn nó phản ánh doanh nghiệp sửdụng quỹ tiền lương càng hiệu quả Hơn nữa, tiền lương chính là giá trị của sức laođộng nên tổng quỹ tiền lương càng lớn thì giá trị sức lao động càng cao Chỉ tiêu nàycàng cao thì hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp càng tốt

1.2.2.4 Chỉ tiêu hệ số thời gian làm việc

Công thức xác định:

Trang 19

Hiệu quả sử dụng thời gian làm việc:

HLĐ = D / Thời gian làm việcHLĐ = L / Thời gian làm việcTrong đó:

HLĐ: Hiệu quả sử dụng thời gian làm việc

D: Doanh thu kinh doanh của khách sạn đạt được trong kỳ

L: Lợi nhuận kinh doanh của khách sạn đạt được trong kỳ

Ý nghĩa: Hai chỉ tiêu này phản ánh mức doanh thu và lợi nhuận đạt được trongmột khoảng thời gian làm việc nhất định Hai chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả

sử dụng thời gian làm việc của người lao động trong nhà hàng cuả khách sạn là tốt

Hệ số thời gian làm việc:

K = ( ) * 100Trong đó:

K: Hệ số thời gian làm việc

t: Thời gian làm việc thực tế

T: Thời gian làm việc theo quy định

Hệ số thời gian làm việc nói lên mức sử dụng, mức độ khai thác của người laođộng trong thời gian nhất định

Ý nghĩa: Chỉ số này phản ánh thời gian làm việc thực tế so với thời gian làm việctheo quy định của nhân viên Hệ số này càng lớn thì chứng tỏ thời gian làm việc thực

tế của người lao động vượt mức so với thời gian quy định càng nhiều

1.3 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn

1.3.1 Các nhân tố chủ quan

Quy mô, thứ hạng: Khách sạn có quy mô càng lớn, thứ hạng sao càng cao thì yêu

cầu về chất lượng lao động càng cao Khách sạn có quy mô lớn đồng nghĩa với việcmôi trường làm việc sẽ tốt, ổn định, tạo điều kiện cho người lao động phát huy hếtnăng lực của bản thân Từ đó hiệu quả công việc mà người lao động mang lại cũng sẽ

là rất cao

Khả năng tài chính: Đây cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu

quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn Khi khả năng tài chính củakhách sạn tốt có nghĩa là khách sạn có đầy đủ năng lực để tạo điều kiện cho người laođộng phát huy khả năng của bản thân Tài chính là nguồn động lực chủ yếu giúp ngườilao động làm việc năng suất và hiệu quả hơn, giúp giữ chân người lao động gắn bó lâudài với khách sạn

Đội ngũ lao động: Đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng

lao động tại bộ phận Số lượng lao động phải vừa đủ với định mức lao động đặt ra thìvấn đề sử dụng lao động mới đạt được hiệu quả cao Chất lượng lao động thể hiện khảnăng của người lao động về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn tay nghề, trình độ

Trang 20

ngoại ngữ, ngoại hình, khả năng giao tiếp và còn phụ thuộc vào tính chất của công việc để

họ có thể phát huy tối đa khả năng làm việc của mình

Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ sẽ giúp người lao

động hoàn thành tốt các công việc và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, ngược lạithì sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất lao động của nhân viên Ngoài ra mặc dù trong bộphận nhà hàng của khách sạn chủ yếu là lao động trực tiếp nhưng trang thiết bị máymóc vẫn được áp dụng vào trong quá trình lao động Như vậy việc áp dụng máy móchiện đại vào quá trình phục vụ trong nhà hàng là cần thiết để nâng cao hiệu quả sửdụng lao động

Trình độ tổ chức quản lý: Phân công lao động hợp lý cho từng tổ trong bộ phận

đồng thời đi cùng với chất lượng của mỗi lao động phù hợp với khối lượng của mỗicông việc, mỗi chức danh Vì vậy để sử dụng lao động có hiệu quả nhà quản lý phảibiết bố trí đúng người đúng việc và đúng thời điểm cần thiết để phát huy tối đa khảnăng của người lao động, kích thích cho người lao động say mê công việc

1.3.2 Các nhân tố khách quan

Giá cả lao động trên thị trường: Ảnh hưởng đến chi phí mà khách sạn phải bỏ ra

để trả tiền lương, tiền thưởng cho người lao động Giá cả biến động theo thời điểm củathị trường vì vậy mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến những chi phí của bộ phận kinh doanh

ăn uống, đồng thời do đặc điểm kinh doanh của nhà hàng là sử dụng nhiều lao độngtrực tiếp nên chỉ cần một sự biến đổi nhiều về giá cả của lao động sẽ gây ảnh hưởnglớn đến doanh thu cũng như lợi nhuận mà khách sạn đạt được

Giá cả hàng hóa dịch vụ: Là một nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử

dụng lao động của doanh nghiệp Giá cả hàng hóa dịch vụ ảnh hưởng đến doanh thu

do nó tác động đến cả đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh nên sẽ ảnhhưởng đến thu nhập của người lao động trong bộ phận kinh doanh ăn uống của kháchsạn Giá cả biến động theo thời vụ du lịch, vì vậy nó có ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng lao động của bộ phận

Sự cạnh tranh: Sự phát triển ngày càng nhanh của các nhà hàng, khách sạn khiến

cho sự cạnh tranh trong kinh doanh ăn uống ngày càng cao, vì thế các nhà hàng, kháchsạn không ngừng phải nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố vốn, cơ sở vật chất đặcbiệt là đội ngũ lao động Những nhà hàng, khách sạn có đội ngũ lao động có kinhnghiệm, có trình độ, năng suất lao động cao sẽ có lợi thế trong cạnh tranh kinh doanh

ăn uống với các nhà hàng, khách sạn khác Lợi thế về lao động là lợi thế mà các doanhnghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn khác khó bắt chước lại nhất

Tính thời vụ: Sự tác động của tính thời vụ lên việc kinh doanh dịch vụ ăn uống

của khách sạn là rất lớn, do đó rất khó khăn trong việc dự trù lao động Tính thời vụgây khó khăn trong công tác bố trí và sử dụng lao động tại những thời điểm khác nhau.Vào thời điểm chính vụ, hiệu suất sử dụng lao động là tối đa, doanh thu của bộ phận

Trang 21

tăng vì vậy mà hiệu quả sử dụng lao động trong nhà hàng cũng tăng lên Vào thời điểmtrái vụ thì lượng khách giảm sút nhanh chóng, bộ phận thường phải cắt giảm lượng laođộng, đôi khi nhân viên sẽ phải đảm nhiệm thêm một số công việc có liên quan, cắtbớt một số ca phụ để duy trì ca làm việc chính Tính thời vụ làm cho cơ cấu tổ chức,

cơ cấu lao động luôn thay đổi cho phù hợp Số lao động thường xuyên thay đổi theomùa vụ khiến cho cơ cấu lao động cũng phải thay đổi, điều này gây khó khăn cho việc

ổn định tổ chức, quản lý nhân viên trong bộ phận

Đối tượng khách: Mỗi khách hàng tiêu dùng sản phẩm ăn uống trong nhà hàng

của khách sạn lại khác nhau về đặc điểm nhân khẩu học, quốc tịch, tuổi tác, địa vị xãhội và những đặc điểm về tâm sinh lý Dựa vào đối tượng khách và khả năng thanhtoán cũng như các đặc điểm khác của khách hàng mà có sự bố trí nhân lực cho phùhợp Trong việc bố trí nhân lực trong bộ phận kinh doanh ăn uống của khách sạn cũngcần phải chú ý đến đặc điểm văn hóa, thói quen ăn uống của khách hàng để bố trí nhânviên am hiểu văn hóa, thông thạo phong tục tránh xảy ra những hiểu nhầm gây xungđột văn hóa

Chính sách của Nhà nước đối với người lao động: Chính sách bảo hiểm xã

hội, quỹ phúc lợi xã hội, chế độ bảo hiểm người lao động nhằm đảm bảo lợi ích chongười lao động cũng như trách nhiệm của người lao động phải đóng góp; giúp cholao động hiểu rõ hơn về các quyền lợi và trách nhiệm của mình để làm việc năngsuất hơn, có hiệu quả hơn Công tác bố trí và sử dụng lao động phải tuân thủ theocác chính sách, chủ trương về sự phát triển kinh tế xã hội của nhà nước để bảo vệquyền lợi người lao động

Trang 22

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

TẠI NHÀ HÀNG LACKAH CỦA KHÁCH SẠN

CROWNE PLAZA WEST HANOI

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng Lackah của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi

2.1.1 Tổng quan tình hình về Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi và Nhà hàng Lackah

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi

và Nhà hàng Lackah

a, Quá trình hình thành và phát triển của Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi

Tên doanh nghiệp: Crowne Plaza West Hanoi

Địa chỉ: số 36 đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, thànhphố Hà Nội, Việt Nam

Dự án bao gồm khách sạn 5 sao, văn phòng cho thuê, căn hộ cao cấp cho thuêkhánh thành vào năm 2010 với tổng mức đầu tư cho dự án lên đến 65 triệu USD.Crowne Plaza West Hanoi là một trong ba khách sạn hạng sang mang thươnghiệu Crowne Plaza Hotel & Resort, được vận hành và quản lý bởi Tập đoànInterContinental Hotels Group (IHG) Crowne Plaza West Hanoi là khu tổ hợp kháchsạn và căn hộ, nằm ngay sát Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, gần Trung tâm Hội nghịQuốc gia, cách sân bay Nội Bài khoảng 30 phút lái xe Hệ thống 393 phòng của kháchsạn và 135 phòng khu căn hộ với tất cả các tiện nghi trong phòng đều được trang bịtheo tiêu chuẩn năm sao giúp cho khách hàng có những giây phút thư giãn tuyệt đối.Ngoài ra, khách sạn còn những dịch vụ chăm sóc khách hàng như: có hồ bơi , gym,massage, quầy bar Barista, Lotus… bên cạnh những thiết kế độc đáo Không nhữngthế, khách sạn còn cung cấp những dịch vụ hội họp, tổ chức sự kiện lịch sự, tiện nghiđảm bảo khách hàng được phục vụ chu đáo Bằng cách tạo ra không gian để hỗ trợkhách làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn, mục tiêu Crowne Plaza West Hanoi là trở thànhkhách sạn hàng đầu thế giới cho khách doanh nhân hiện đại với cam kết hỗ trợ mọi

Ngày đăng: 19/04/2020, 17:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w