Để đảm bảo chất lượng thuốc được đảm bảo cần phải thực hiện theo quy trình của bệnh viện xây dựng và áp dụng theo các nguyên tắc quy định của thông tư, nghị định.. Các qui trình này phải
Trang 1BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
TRẦN THỊ HUYỀN TRANG
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TỒN TRỮ THUỐC TẠI KHO NỘI TRÚ- KHOA DƯỢC
BỆNH VIỆN QUÂN Y 175 NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
Trang 2BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
TRẦN THỊ HUYỀN TRANG
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỒN TRỮ THUỐC TẠI KHO NỘI TRÚ- KHOA DƯỢC – BỆNH VIỆN QUÂN Y 175
NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Trần Thị Lan Anh
Thời gian thực hiện: Tháng 06/2018 đến tháng 10/2018
HÀ NỘI 2019
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời mở đầu, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới quý Thầy Cô Ban giám hiệu, Phòng sau đại học và các Thầy, Cô giáo giảng dạy lớp dược sĩ CKI- K20 đã dành tâm huyết truyền đạt những kiến thức giá trị nhất và tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành chương trình học này
Em xin bày tỏ lòng biết ơn, lời cảm ơn tới Tiến sĩ Trần Thị Lan Anh đã dành rất nhiều thời gian và kiến thức tâm huyết trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu, giúp đỡ để giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Và em cũng xin chân thành cám ơn các anh, chị khoa Dược và ban lãnh đạo các khoa phòng Bệnh viện Quân Y 175_ Bộ Quốc Phòng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình khảo sát thống kê dữ liệu để em có số liệu hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này
Cuối cùng, em xin cám ơn các bạn lớp Chuyên khoa I đã động viên và quan tâm trong quá trình thực hiện đề tài và sự chia sẻ giúp đỡ từ phía gia đình luôn cổ vũ, động viên
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Học viên thực hiện
Trần Thị Huyền Trang
Trang 4MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tổng quan về tồn trữ thuốc và bảo quản thuốc 3
1.1.1 Đảm bảo chất lượng thuốc 3
1.1.2 Sự cần thiết của tồn trữ 3
1.1.3 Điều kiện tồn trữ thuốc 3
1.1.3.1 Nhân sự 3
1.1.3.2 Nhà kho và trang thiết bị 4
1.1.3.3 Điều kiện bảo quản thuốc 5
1.1.4 Vệ sinh 6
1.1.5 Quy trình bảo quản 6
1.1.5.1 Yêu cầu chung 6
1.2 Vài nét về Bệnh viện Quân Y 175, Bộ Quốc Phòng 13
1.2.1 Tổng quan về Bệnh viện Quân Y 175 – Bộ Quốc Phòng 13
1.2.2 Vài nét về khoa Dược- Bệnh viện Quân Y 175 16
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Đối tượng, thời gian nghiên cứu 20
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.2 Thời gian nghiên cứu 20
2.2 Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 20
2.2.2.Xác định các biến số 20
2.3 Phương pháp thu thập số liệu 22
2.4 Chỉ số nghiên cứu 23
2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 24
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1 Mô tả thực trạng bảo quản thuốc tại kho nội trú năm 2017 26
3.1.1 Tổ chức nhân sự kho lẻ và khoa Dược 26
Trang 53.1.2 Cơ sở hạ tầng kho lẻ BHNT 27
3.1.2.1 Nhà kho 27
3.1.2.2 Trang thiết bị 29
3.2 Khảo sát thực trạng dự trữ, cấp phát thuốc tại kho Bảo hiểm nội trú Bệnh viện Quân Y 175 năm 2017 33
3.2.1 Thực trạng cấp phát sử dụng thuốc của kho nội trú năm 2017 33
3.2.1.1 Giá trị cấp phát thuốc theo nhóm tác dụng dược lý của kho nội trú năm 2017 33
3.2.1.2 Giá trị cấp phát thuốc theo nguồn gốc, xuất sứ tại kho nội trú năm 2017 36 3.2.1.3 Giá trị cấp phát thuốc sử theo phân loại Biệt dược gốc (BDG) và Generic của kho nội trú năm 2017 37
3.2.1.4 Giá trị cấp phát nhiều của một số thuốc tại kho nội trú trong năm 2017 38
3.2.2 Thực trạng dự trữ thuốc của một số nhóm thuốc tại kho nội trú năm 2017 39
3.2.2.1 Giá trị xuất nhập tồn của nhóm thuốc kiểm soát đặc biệt tại kho nội trú năm 2017 ( theo Thông tư 20/2017/TT-BYT ngày 10/05/2017) 40
3.2.2.2 Thời gian dự trữ thuốc của một số nhóm thuốc tại kho nội trú năm 2017 40
3.2.2.3 Thực trạng hết thuốc tại kho nội trú năm 2017 43
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 48
4.1 Công tác bảo quản thuốc năm 2017 48
4.2 Thực trạng dự trữ và cấp phát tại kho Bảo hiểm nội trú, khoa Dược-Bệnh viện Quân Y 175 năm 2017 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
KẾT LUẬN 61
4.1 Thực trạng bảo quản thuốc tại kho lẻ nội trú năm 2017 61
Trang 64.2 Thực trạng dự trữ, cấp phát thuốc tại kho Bảo hiểm nội trú, khoa Bệnh viện Quân Y 175 năm 2017 61 KIẾN NGHỊ 63
Dược-TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 7DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 3.1 Các biến số nghiên cứu 20
Bảng 3.2: Số lượng và trình độ nhân viên kho nội trú và khoa Dược 26
Bảng 3.3 Cơ cấu nhân lực kho nội trú bố trí theo dạng thuốc 27
Bảng 3.4 Diện tích kho lẻ Bảo hiểm nội trú 28
Bảng 3.5 Trang thiết bị kho lẻ Bảo hiểm nội trú năm 2017 29
Bảng 3.6 Bảng tổng hợp theo dõi nhiệt độ - độ ẩm tại hai khu vực trong kho lẻ Bảo hiểm nội trú năm 2017 30
Bảng 3.7 Số ngày có/ không theo dõi nhiệt độ, độ ẩm trong kho lẻ BHNT 31
Bảng 3.8 Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm theo giờ quy định các kho tại kho nội trú năm 2017 32
Bảng 3.9 Số ngày theo dõi nhiệt độ- độ ẩm đạt v tại kho nội trú 2017 32
Bảng 3.10 Cấp phát theo nhóm tác dụng dược lý của kho nội trú năm 2017 33 Bảng 3.11 Giá trị và số lượng cấp phát một số hoạt chất trong nhóm thuốc điều trị ung thư tại kho nội trú năm 2017 35
Bảng 3.12 Giá trị tiền thuốc cấp phát các nhóm kháng sinh của kho nội trú trong năm 2017 35
Bảng 3.13 Giá trị tiền xuất cấp phát thuốc theo nguồn gốc, xuất sứ tại kho nội trú năm 2017 36
Bảng 3.14 Giá trị tiền xuất theo nhóm Biệt dược gốc và Generic của kho nội trú năm 2017 37
Bảng 3.15 Giá trị tiền xuất của các nhóm thuốc tại kho nội trú năm 2017 38
Bảng 3.16 Giá trị xuất nhập tồn của thuốc gây nghiện tại kho Bảo hiểm nội trú năm 2017 (Đơn vị tính = đồng ) 40
Bảng 3.17 Thời gian dự trữ của các nhóm thuốc tim mạch của kho nội trú năm 2017 41 Bảng 3.18 Thời gian dự trữ của các nhóm kháng sinh của kho nội trú năm
2017 42
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của khoa Dược 7 Hình 1.2 Biểu đồ giá trị cấp phát theo nhóm tác dụng dược lý của kho nội trú năm 2017 7 Hình 1.3 biểu đồ tỉ lệ phần trăm sử dụng nhóm thuốc kháng sinh của kho cấp phát nội trú năm 2017 18
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
Thực hành tốt bảo quản thuốc
HĐT & ĐT Hội đồng thuốc và điều trị
Thuốc ức chế bơm proton
(Hệ thống hỗ trợ quyết định điện tử)
Trang 10Bắt nguồn từ nhiệm vụ chung chăm sóc sức khỏe cho người dân, quản
lý thuốc trong bệnh viện, từ việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn, mua sắm thuốc, cấp phát thuốc và quản lý việc sử dung thuốc của bệnh nhân Trong đó, quản lý tồn trữ thuốc là một yếu tố quan trọng trong công tác quản lý cung ứng thuốc trong bệnh viện Quản lý tồn trữ làm sao có hiệu quả, hợp lý phù hợp với kinh phí cho phép và phù hợp đáp ứng đủ kịp thời cho mô hình bệnh tật theo mùa, theo chỉ định bệnh mà bác sỹ kê đơn, hoặc cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị mãn tính theo đợt điều trị Đây là vấn đề thực tế mà các hệ thống y tế, bệnh viện đang tìm và duy trì hướng giải quyết
Bệnh viện Quân Y 175 trực thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam là bệnh viện tuyến cuối của quân đội ở khu vực phía nam có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho cán bộ cấp cao trong quân đội, cán bộ cấp cao Đảng- Nhà Nước, và các đối tượng khác Bệnh viện Quân Y 175 có một đội ngũ y tế giàu kinh nghiệm chuyên môn và sẵn sàng chiến đấu khi Tổ Quốc cần Bệnh viện còn sẵn sang tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (Nam Sudan) xây dựng một Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 1, và xây dựng một số cơ số thuốc phục vụ Trường Sa, cơ số thuốc của xe cấp cứu vệ tinh, cơ số cấp cứu hàng không, cơ số Dã Chiến và một số cơ số khác Bên cạnh vừa đáp ứng đủ và kịp thời cơ số; vừa đảm bảo cung ứng thuốc cho nhu cầu sử dụng thuốc theo mô hình bệnh tật của hơn 33 khoa phòng trên 1000 giường bệnh Vì thế, tồn trữ
Trang 11thuốc luôn là bài toán quan trọng, đóng vai trò lớn trong quá trình hình thành
và phát triển bệnh viện
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, cùng với nhu cầu tìm hiểu và nhận thức
rõ thực trạng tổn trữ thuốc của Bệnh Viện Quân Y 175, và nâng cao giá trị và
vị trí của khoa Dược tại Bệnh Viện, tôi thực hiện đề tài luận văn: “ Khảo sát thực trạng tồn trữ tại kho Nội trú- khoa Dược, Bệnh Viện Quân Y 175- Bộ quốc phòng” nhằm mục tiêu:
1 Mô tả thực trạng bảo quản thuốc tại kho Nội trú, khoa Dược – Bệnh
viện Quân Y 175 năm 2017
2 Khảo sát thực trạng dự trữ thuốc tại kho Nội trú, khoa Dược – Bệnh
viện Quân Y 175 năm 2017
Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao việc tồn trữ thuốc hợp lý tại kho bảo hiểm nội trú khoa Dược – Bệnh viện Quân Y 175
Trang 12
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN1.1 Tổng quan về tồn trữ thuốc
1.1.1 Đảm bảo chất lượng thuốc
Thuốc đạt chất lượng là thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký theo tiêu chuẩn dược điển hoặc tiêu chuẩn cơ sở của nhà sản xuất
Tiêu chuẩn chất lượng bao gồm các thuốc bao gồm các quy định về chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm, bao bì, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản và các yêu cầu khác liên quan đến chất lượng thuốc [1],[11]
Để đảm bảo chất lượng thuốc được đảm bảo cần phải thực hiện theo quy trình của bệnh viện xây dựng và áp dụng theo các nguyên tắc quy định của thông tư, nghị định Cơ sở phân phối thuốc là cơ sở thực hiện hoạt động phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm hoặc đến các điểm phân phối, bảo quản của cơ sở phân phối hoặc giữa các điểm phân phối bằng phương tiện vận chuyển khác nhau[5]
1.1.2 Sự cần thiết của tồn trữ thuốc
Tồn trữ: Là sự cất giữ tất cả các nguyên liệu, vật tư, bao bì dùng trong sản xuất, mọi bán thành phẩm trong quá trình sản xuất và thành phẩm trong kho
Đảm bảo luôn có nguồn dự trữ sẵn có :tồn trữ là lượng dự trữ cho sự dao động cung
và cầu, giảm nguy cơ hết hàng, đứt hàng
Đảm bảo niềm tin vào hệ thống : khi tình trạng hết hành xảy ra thường xuyên, người bệnh sẽ mất lòng tin vào khả năng phòng và chữa bệnh của hệ thống về cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người bệnh
Đảm bảo đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu thị trường : Những thay đổi về nhu cầu loại thuốc chuyên khoa không thể dự đoán trước được Do đó lượng tồn kho thích hợp sẽ giúp hệ thống ứng phó với sự thay đổi của thị trường
-Tránh tình trạng thiếu kinh phí: nếu tồn kho không có tồn hoặc tồn không đủ sẽ dẫn đến tình trạng thiết hụt hàng hóa, dẫn đến đặt hàng khẩn cấp sẽ gap phải sự tăng giá của nhà cung cấp hoặc giá cao hơn giá thầu khi đặt thường xuyên
1.1.3.Nội dung bảo quản thuốc
1.1.3.1 Nhân sự
Trang 13Hệ thống đơn vị bệnh viện nói chung và Khoa Dược nói riêng phải tuyển dụng đáp ứng phù hợp theo yêu cầu chuyên môn công việc được bàn giao theo từng tính chất công việc vị trí kho
Nhân sự thường xuyên tập huấn về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ Dược và thường xuyên cập nhật kiến thức đào tạo ‘‘Thực hành tốt bảo quản thuốc’’
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, giới hạn của từng nhân sự kho tại Khoa Dược đều được phân cấp, quy định rõ cụ thể có văn bản bàn giao
Thủ kho của một kho thuốc phải có trình độ phù hợp theo quy định Thủ kho thuốc độc nghiện hướng tâm thần là dược sĩ đại học hoặc dược sĩ trung học có giấy
ủy quyền [6], tất cả nhân sự được phân cấp rõ cụ thể công việc sao cho phù hợp với trình độ chuyên môn quản lí trực tiếp thuốc, trực tiếp bảo quản thuốc đạt chỉ tiêu đề
ra liên quan đến thuốc
1.1.3.2 Nhà kho và trang thiết bị
.Kho thuốc thiết kế đủ rộng, cần phải có sự phân cách giữa các khu vực sao cho
có thể bảo đảm việc cách ly từng loại thuốc, từng lô hàng theo yêu cầu
.Nhà kho được thiết kế, xây dựng, bố trí, đáp ứng các yêu cầu về đường đi lại tạo thuận lợi các khoa phòng lãnh thuốc, tạo thuận lợi vận chuyển thuốc từ nhà cung cấp, đường thoát hiểm, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống báo cháy tự động .Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo sự thông thoáng, không khí đối lưu luân chuyển, và bền vững chống lại những điều kiện của thời tiết như nắng, mưa, bão lũ
.Nền kho đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc và được xử lý thích hợp để chống ẩm, chống thấm, đảm bảo hoạt động nhân viên làm việc trong kho, hoạt động của các
Trang 14phương tiện cơ giới Nền kho không được có dấu hiệu nứt, khe, hở dễ tạo thành nơi tích lũy bụi, trú ẩn của sâu bọ, côn trùng, chuột phá hoại
Trang thiết bị
Nhà kho cần đáp ứng các yêu cầu về trang thiết bị sau:
Có các phương tiện, thiết bị phù hợp: quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí, xe chở hàng, xe nâng, nhiệt kế, ẩm kế để đảm bảo các điều kiện bảo quản
Có đủ ánh sáng bảo đảm để các hoạt động trong khu vực kho được chính xác và an
toàn
Có đủ các trang bị, giá, kệ để sắp xếp hàng hóa Không được để thuốc,
nguyên liệu trực tiếp trên nền kho Khoảng cách giữa các giá kệ, giữa giá kệ với nền kho phải đủ rộng đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra, đối chiếu, cấp phát và xếp, dỡ hàng hóa
Có đủ các trang thiết bị, các bản hướng dẫn cần thiết cho công tác phòng chống cháy nổ, như: hệ thống báo cháy tự động, thùng cát, hệ thống nước và vòi nước chữa cháy, các bình khí chữa cháy, hệ thống phòng chữa cháy tự động
Có nội quy qui định việc ra vào khu vực kho, và phải có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc ra vào của người không được phép
Có các qui định và biện pháp để chống sự xâm nhập, phát triển của côn trùng, sâu bọ, loài gặm nhấm [2]
1.1.3.3 Điều kiện bảo quản thuốc
-Nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc Theo quy định của Tổ chức Y Tế Thế Giới , điều kiện bảo quản bình thường là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng, và nhiệt độ từ 15 o
C -25oC hoặc tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 30o C Phải tránh ánh sáng trực tiếp, không khí mùi ô nhiễm và tránh các dấu hiệu gây ô nhiễm khác
-Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản, thì bảo quản ở nhiệt độ bình thường Trường hợp ghi là bảo quản ở nơi mát, đông lạnh thì áp dụng theo qui định sau:
Đối với nhiệt độ:
Trang 15Kho nhiệt độ phòng : Nhiệt độ trong khoảng 15oC-25oC, trong từng khoảng thời gian nhiệt độ có thể lên đến 30oC
Kho mát : Nhiệt độ trong khoảng 8-15oC
Kho lạnh : Nhiệt độ không vượt quá 8oC
Tủ lạnh : Nhiệt độ trong khoảng 2-8oC
Kho đông lạnh : Nhiệt độ không vượt quá 10oC[2]
Đối với độ ẩm :
Điều kiện bảo quản “ khô” được hiểu là độ ẩm tương đối không quá 70%[2]
Các thiết bị được sử dụng để theo dõi điều kiện bảo quản: nhiệt kế, ẩm kế phải được kiểm tra định kỳ, và hiệu chỉnh khi cần, và toàn bộ kết quả kiểm tra, hiệu chỉnh này cần phải lưu trữ, ghi chép rõ ràng
Các điều kiện bảo quản được yêu cầu như: chủng loại bao bì, giới hạn nhiệt độ, tránh ánh sáng cần được duy trì trong suốt quá trình bảo quản liên quan tới thuốc, nguyên liệu Cần phải lưu ý một số thuốc có hoạt chất kém bền vững với nhiệt độ, ánh sáng
1.1.4 Vệ sinh
Khu vực bảo quản phải sạch, không có bụi rác tích tụ, không có côn trùng trú
an, chuột tạo ổ Phải lập kế hoạch thường xuyên vệ sinh kho định kỳ theo lịch trong tháng và trong năm
Nhân sự kho cấp phát, thủ kho quản lí các vị trí thường xuyên kiểm tra định
kỳ sức khỏe
-Trước lúc soạn thuốc cấp phát và giao thuốc cho bệnh nhân, nhân viên vệ sinh tay nhanh theo đúng quy trình rửa tay thường quy
-Nhân viên y tế cấp phát phải thay quần áo y tế nghiêm túc đúng quy định
1.1.5 Nội dung tồn trữ thuốc
1.1.5.1 Yêu cầu chung
Mỗi một loại có những điều kiện bảo quản quy định riêng
Thuốc, nguyên liệu cần phải thường xuyên kiểm tra luân chuyển để những lô nhận trước, có hạn dùng hết date trước cần sử dụng trước
Trang 16Nguyên tắc nhập trước – xuất trước (FIFO: FIRST IN /FIRST OUT); hoặc hết hạn trước- xuất trước (FEFO: FIRST EXPIRED /FIRST OUT) cần được áp dụng trong công tác bảo quản thuốc tại kho[2]
- Tuân thủ 2 nguyên tắc: FIFO, FEFO, ưu tiên FEFO [3]
+ FIFO (First In First Out): Thuốc nhập trước thì xuất trước
Nhập:
Xuất:
A: Nhập kho trước B B: Nhập kho trước C
Hình 1.1 Minh họa nguyên tắc FIFO
+ FEFO (First Expires First Out): Thuốc hết hạn dùng trước thì xuất trước
Nhập:
Xuất:
B: Hết hạn trước A A: Hết hạn trước C
Hình1.2 Minh họa nguyên tắc FEFO
Thuốc chờ thanh lý, chờ hủy, chờ xử lý, chờ trả hàng cần phải có nhãn rõ ràng hoặc những thuốc hết hạn dùng, lỗi sản xuất, biến dạng cần được lưu trữ tại khu vực riêng biệt biệt trữ nhằm tránh đem vào lưu thông cấp phát, sử dụng
Các thuốc có mùi phải được bảo quản trong bao bì kín, ở tại kho riêng Và các chất
dễ cháy nổ phải được săp xếp, bảo quản tại khu vực riệng biệt hoặc kho riêng, đáp ứng các qui định của pháp luật, hạn chế cháy nổ
Trang 17Phải định kỳ tiến hàng việc đối chiếu thuốc trong kho theo cách so sánh thuốc hiện còn và lượng hàng còn tồn theo phiếu theo dõi xuất nhập thuốc Trong mọi trường hợp việc đối chiếu phải được tiến hành khi mỗi lô hàng được sử dụng hết
Thường xuyên kiểm tra số lô và hạn dùng để đảm bảo nguyên tắc nhập trước- xuất trước hoặc hết hạn trước- xuất trước được tuân thủ và để phát hiện hàng hóa thuốc gần hết hạn dùng hoặc hết hạn dùng
1.1.5.2 Tiếp nhận thuốc
-Việc tiếp nhận thuốc phải được thực hiện tại khu vực dành riêng cho việc tiếp nhận thuốc, tách khỏi khu vực bảo quản Khu vực này phải có các điều kiện bảo quản để bảo vệ thuốc tránh khỏi các ảnh hưởng xấu của thời tiết trong suốt thời gian chờ bốc
dỡ, kiểm tra thuốc
-Thuốc trước khi nhập kho phải được kiểm tra, đối chiếu với các tài liệu chứng từ liên quan về chủng loại, số lượng, và các thông tin khác ghi trên nhãn như tên hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp, số lô, hạn dùng Các lô thuốc phải được kiểm tra về độ đồng nhất, và nếu cần thiết, được chia thành các lô nhỏ theo số lô của nhà cung cấp -Tất cả các bao bì đóng gói cần được kiểm tra cẩn thận về độ nhiễm bẩn và mức độ
hư hại, và nếu cần thiết, cần được làm sạch hoặc để riêng những bao bì nhiễm bẩn,
bị hư hại để xem xét tìm nguyên nhân Tất cả các thuốc có bao bì bị hư hại, mất dấu niêm phong hoặc bị nghi ngờ có tạp nhiễm thì phải được bảo quản ở khu vực biệt trữ để chờ xử lý, không được bán, hoặc để lẫn với các thuốc khác
-Các thuốc đòi hỏi điều kiện bảo quản đặc biệt (các thuốc gây nghiện, thuốc độc, các thuốc cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh ) phải nhanh chóng được kiểm tra, phân loại và bảo quản theo các chỉ dẫn ghi trên nhãn và theo các qui định của pháp luật -Phải có và lưu các hồ sơ ghi chép cho từng lần nhập hàng, với từng lô hàng Các hồ
sơ này phải thể hiện được tên thuốc, dạng thuốc, nồng độ hàm lượng, chất lượng, số lượng, số lô sản xuất, hạn dùng, thời gian nhận hàng, và mã số (nếu có) Cần phải tuân thủ các qui định của pháp luật về lưu trữ hồ sơ
-Thuốc, nguyên liệu cần phải được lưu giữ trong chế độ biệt trữ cho đến khi có văn bản chấp nhận hoặc loại bỏ của phòng kiểm tra chất lượng Các biện pháp an ninh cần phải được thực hiện để đảm bảo thuốc, nguyên liệu bị loại bỏ sẽ không được sử
Trang 18dụng Trong khi chờ quyết định hủy, tái xử lý hoặc trả lại nhà cung cấp, các thuốc, nguyên liệu này phải được bảo quản riêng biệt với các thuốc, nguyên liệu khác[2]
1.1.5.3 Cấp phát - quay vòng kho
-Cấp phát các thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng, còn trong hạn sử dụng Không được cấp phát, phân phối các thuốc, không còn nguyên vẹn bao bì, hoặc có nghi ngờ về chất lượng
-Phải có lưu và ghi chép (phiếu theo dõi xuất-nhập thuốc, phiếu theo dõi chất lượng thuốc ) thể hiện tất cả các lần nhập kho, xuất kho của thuốc, nguyên liệu phù hợp với số lô sản xuất
-Cấp phát cần phải tuân theo các nguyên tắc quay vòng kho (nhập trước-xuất trước hoặc hết hạn trước - xuất trước), đặc biệt là thuốc có hạn dùng Chú ý khi một loại thuốc nhập sau có hạn dùng ngắn hơn thuốc cùng loại được nhập trước đó thì thuốc,
có hạn dùng ngắn hơn phải được xuất, cấp phát trước [2]
1.1.5.4 Hồ sơ tài liệu
Qui trình thao tác: cần phải có sẵn, treo tại các nơi dễ đọc các qui trình thao tác chuẩn đã được phê duyệt xác định phương pháp làm việc trong khu vực nhà kho Các qui trình này phải mô tả chính xác các qui trình về tiếp nhận và kiểm tra thuốc nhập kho, bảo quản, vệ sinh và bảo trì kho tàng, thiết bị dùng trong bảo quản (bao gồm cả các qui trình kiểm tra, kiểm soát côn trùng, chuột bọ ), qui định về việc ghi chép các điều kiện bảo quản, an toàn thuốc tại kho và trong quá trình vận chuyển, việc cấp phát thuốc, các bản ghi chép, bao gồm cả các bản ghi về đơn đặt hàng của khách hàng, thuốc trả về, qui trình thu hồi và xác định đường đi của thuốc, và của thông tin Các qui trình này phải được xét duyệt, ký xác nhận và ghi ngày tháng xét duyệt bởi người có thẩm quyền
Phải có một hệ thống sổ sách thích hợp cho việc ghi chép, theo dõi việc xuất nhập các thuốc, bao gồm tên thuốc, số lô, hạn dùng, số lượng, chất lượng thuốc, nhà cung cấp, nhà sản xuất đáp ứng các qui định của pháp luật Nếu các loại sổ sách được
vi tính hóa thì phải tuân theo các qui định của pháp luật Phải có các qui định, biện
Trang 19pháp phòng ngừa cụ thể để tránh việc xâm nhập, sử dụng, sửa chữa một cách bất hợp pháp các số liệu được lưu giữ
- Phiếu theo dõi xuất nhập thuốc
- Phiếu theo dõi chất lượng thuốc
- Các biểu mẫu khác theo qui định của các Bộ Ngành có liên quan
-Đối với việc cấp phát, tiếp nhận thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải tuân theo đúng các qui định về hồ sơ tài liệu tại các qui chế liên quan [2],[6]
1.1.6 Xu hướng tồn trữ thuốc tại các bệnh viện hiện nay trên thế giới 1.1.6.1 Thực trạng tồn trữ thuốc tại các bệnh viện trên thế giới
Hệ thống cung ứng, tồn trữ thuốc tương đối hoàn chỉnh, họ thuận lợi về hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điều hành trung tâm để xử lý yêu cầu và các mệnh lệnh thực hiện rất hoàn chỉnh, tự động hóa cao
Hoàn chỉnh, hệ thống giao thông vận tải rất thuận tiện, có nhiều loại hình và phương tiện vận tải phù hợp với từng loại nhu cầu Hệ thống tồn trữ kho của hệ thống cung ứng được phân bố rộng khắp đảm bảo cho việc cung ứng theo yêu cầu nhanh nhất và đạt hiệu quả tối ưu
Đội ngũ làm công tác cung ứng có trình độ thực hành cao, được đào tạo công phu, luôn được đào tạo lại và nâng cao Với chế độ lương cao, họ rất có ý thức trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ
Các yếu tố này đã đáp ứng tốt nhu cầu của các cơ sở điều trị, do vậy hệ thống tồn trữ của bệnh viện thực tế chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu thuốc dự trữ Vì vậy, ở các nước phát triển, việc tồn trữ thuốc tại bệnh viện ít được quan tâm trừ ở những nơi mật độ dân cư thấp,mô hình bệnh viện chưa nhiều Hệ thống cung ứng thuốc rất phát triển hệ thống này có quan hệ rất chặt chẽ với các cơ sở điều trị đảm bảo cung ứng thuốc rất tốt cho nhu cầu sử dụng thuốc cả về lượng và thời gian đáp ứng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, được đào tạo chuyên nghiệp Các yếu tố này đã đảm bảo tồn trữ thuốc của bệnh viện thực tế không cần thiết lắm
Về quản lý tồn kho trong cấp phát, phương pháp kiểm soát tồn kho điện tử được
áp dụng từ lâu tại nhiều nước trên thế giới và có quan hệ chặt chẽ với khâu cấp phát,
Trang 20có nhiều cách tiếp cận vấn đề này Trong khâu cấp phát thuốc, phần mềm vi tính sử dụng cảnh báo hoặc lời nhắc trước khi cấp phát, trong trường hợp có sai sót trong
kê đơn sẽ thông báo cho bác sĩ điều chỉnh hoặc thông báo cho bệnh nhân điều chỉnh Minh họa cho các loại thiết kế nghiên cứu này là một nghiên cứu can thiệp trước sau có đối chứng sử dụng một nhóm bác sĩ sử dụng CDSS trong kê đơn được
so sánh với một nhóm bác sĩ không sử dụng CDSS [18] Về sai sót cấp phát, kết quả nghiên cứu của Moniz và cộng sự cho thấy không có sự khác nhau có ý nghĩa thống
kê trong sai sót cấp phát của nhóm can thiệp và nhóm đối chứng khi không áp dụng
kê đơn điện tử Trong khi đó, tỷ lệ sai sót 26 cấp phát trong kê đơn điện tử ở nhóm can thiệp thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng [19]
Cách tiếp cận thứ hai là kiểm soát tồn kho điện tử sử dụng phân tích ABC và số lượng đặt hàng kinh tế Phương pháp này nhằm tránh tình trạng hết hàng, tối thiểu hóa chi phí tồn kho, và gia tăng hiệu quả của hệ thống mua Bước đầu tiên của dự
án là xác định chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí kèm theo Sau đó, hệ thống mini vi tính sẽ in danh mục tồn kho theo tổng chi phí dựa trên thuốc sử dụng trong năm qua và tồn kho được chia thành các nhóm A, B, C Số lượng đặt hàng kinh tế (EOQ) được tính toán cho các mục A, B, C để mua trên nền tảng tối đa/ tối thiểu Các thuốc nhóm A đặt hàng hàng tuần theo tần suất đặt hàng Theo thời khóa biểu này, các thuốc được đặt hàng trong một tuần cụ thể được máy vi tính in ra Máy tính duy trì tồn kho liên tục, và một danh sách nhóm B, C dưới số lượng tối thiểu được in ra theo yêu cầu Hiệu quả quản lý tồn kho tăng đáng kể (50%) sau khi
dự án thực hiện và tiết kiệm chi phí, việc đảm bảo nhu cầu thuốc không đoán trước
và tránh tình trạng hết thuốc có thể đạt được nếu xác định rõ quy trình đặt hàng cho các nhóm B, C [20]
Thực hiện và đánh giá hệ thống quản lý tồn kho thuốc dựa trên web là một phương pháp khác được áp dụng ở Haiti [17] Hệ thống quản lý tồn kho dựa trên web được áp dụng tại 9 bệnh viện chuyên khoa tại vùng nông thôn Haiti Hệ thống kiểm soát tồn kho toàn diện với mô hình theo giao diện thẻ kho chuẩn của WHO
Hệ thống cho phép nhân viên dược ở 9 bệnh viện nhập vào mức độ dự trữ và yêu cầu thuốc và theo dõi nhập thuốc Hệ thống sau 2 năm sử dụng đã gia tăng tốc độ xử
Trang 21lý và kiểm soát được 450 thuốc, tỷ lệ hết hàng đã giảm từ 2,6% xuống còn 1,1% và 97% thuốc cần nhập kho được đáp ứng trong vòng 1 ngày
Tại các nước đang phát triển, không có hệ thống các yếu tố để có các phương thức tồn trữ tại bệnh viện như các nước phát triển, do vậy nhiệm vụ đảm bảo luôn
đủ thuốc (số lượng, chủng loại, dạng bào chế) có chất lượng cho nhu cầu điều trị của bệnh viện là ưu tiên hàng đầu Chi phí cho công việc đảm bảo thuốc phải thấp ở mức tối ưu, phù hợp với khả năng của ngân sách, của cán bộ điều trị và của người bệnh, với hiệu quả kinh tế cao
Ở các nước phát triển hệ thống cung ứng thuốc tương đối hoàn chỉnh các điểm bán
lẻ thuốc và các bệnh viện sử dụng sản phẩm của hãng dược phẩm nào đó, thường không phải tồn trữ thuốc của họ Khi có nhu cầu sau một thời gian ngắn - thường tính bằng phút - Các yêu cầu sẽ được đáp ứng ngay một cách dễ dàng nhờ hệ thống thông tin liên lạc, giao thông vận tải thuận tiện, mạng lưới cung ứng phân bố rộng khắp, đội ngũ làm công tác cung ứng thuốc có trình độ thực hành cao Do vậy, hệ thống tồn trữ thuốc của bệnh viện thực tế không cần thiết
Do vậy việc tính toán cơ chế tồn trữ thuốc sao cho đảm bảo yêu cầu của công tác dược bệnh viện phải hoàn thành Việc lựa chọn phương thức tồn trữ thuốc phải căn cứ vào yếu tố thực trạng của cơ sở, hệ thống y tế để quyết định trên cơ sở của lý thuyết tồn trữ thuốc
1.1.6.2.Thực trạng tồn trữ thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam
Mô hình bệnh tật thuộc bệnh viện là số liệu thống kê về bệnh tật trong khoảng thời gian nhất định Tùy theo hạng và tuyến bệnh viện mà mô hình bệnh tật bệnh viện có thể thay đổi (do hạng bệnh viện liên quan tới kinh phí, kỹ thuật điều trị, biên chế) Mô hình bệnh tật của bệnh viện là căn cứ quan trọng giúp bệnh viện không chỉ xây dựng danh mục thuốc phù hợp mà còn làm cơ sở để bệnh viện hoạch định phát triển toàn diện trong tương lai
Ngoài công tác quan trọng nhất là khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, bệnh viện còn có các chức năng, nhiệm vụ quan trọng khác Tùy theo từng cấp độ mà mức độ ưu tiên các chức năng nhiệm vụ khác nhau Đối với một số
Trang 22bệnh viện có đặc thù riêng, có thể thêm, bớt những nhiệm vụ khác nhau, tuy nhiên nhiệm vụ đầu tiên, tối quan trọng của bệnh viện là: khám bệnh và chữa bệnh
Về nhân lực dược có vai trò quan trọng hoàn thành nhiệm vụ chung của khoa dược trong đó có công tác tồn trữ Số lượng nhân sự vả trình độ chuyên môn phù hợp đảm bảo nghiệp vụ chuyên môn phù hợp, tuy nhiên bên cạnh yếu tố nhân lực cần phải đảm bảo các yếu tố vật chất trang thiết bị phục vụ cho bảo quản và tồn trữ tại hệ thống y tế Trong thực tế,tại các bệnh viện trong nước có sự phân bố không đồng đều vể nam , nữ hay tỉ lệ dược sĩ đại học tại các bệnh viện còn hạn chế như tại bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang năm 2015, tỷ lệ nhân lực dược trong tổng số nhân viên trong đơn vị là 11,3%[15] Và tại bệnh viện đa khoa
An Minh tỉ lệ này là 7,5%[14].Với khối lượng công việc ngày càng nhiều, yêu cầu công việc ngày càng cao, số lượng thuốc nhập và cấp phát của kho Dược ngày càng lớn thì các tỉ lệ nhân sự trên còn thấp
Về tồn trữ: Luôn đảm bảo sẵn sàng cơ số phục vụ công tác chiến đấu, từ thiện ,
cơ số cấp cứu và dự trữ thuốc điều trị chăm sóc sức khỏe nhân dân, mõi cơ sở hệ thống y tế cần xây dựng một cơ số thuốc đầy đủ, cung ứng kịp thời, không để tồn trữ với cơ số quá lớn nhưng đáp ứng đầy đủ kịp thời cho nhu cầu sử dụng của cơ sở bệnh viện điều trị và theo nhu cầu cấp thiết về phòng và chữa bệnh của nhân dân Việc xây dựng cơ số tồn kho hợp lý cũng là một công việc quan trọng trong công tác dược bệnh viện Nhưng trên thực tế gần như chưa bệnh viện nào thực hiện được Theo những nghiên cứu gần đây như lượng thuốc tồn kho dự trữ của bệnh viện như bệnh viện
đa khoa huyện Vĩnh Thuận năm 2015 có giá trị tồn kho trung bình là 1,4 tháng [15] Năm 2014, tại tỉnh Kiên Giang, bệnh viện đa khoa An Minh có giá trị tồn kho là 1,9 tháng sử dụng [14].Cũng theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhóm thuốc có giá trị xuất nhập tồn lớn trong năm là nhóm kháng sinh, tiêu hóa, tim mạch
Điều kiện môi trường bảo quản ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thuốc Các thuốc khi được nhập vào kho cần được tuân theo yêu cầu của nhà sản xuất
1.2 Vài nét về Bệnh viện Quân Y 175, Bộ Quốc Phòng
1.2.1 Tổng quan về Bệnh viện Quân Y 175 – Bộ Quốc Phòng
Lịch sử phát triển
Trang 23Bệnh viện Quân y 175 trực thuộc Bộ Quốc Phòng là Bệnh viện tuyến cuối của quân đội ở khu vực phía Nam, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho cán bộ cấp cao trong quân đội, cán bộ cấp cao Đảng – Nhà nước và các đối tượng khác
Từ ngày 1/5/1975 đến 24/9/1977, Viện Quân Y 175 hình thành làm nhiệm vụ tiếp nhận, cứu chữa thương binh, bệnh binh và giải quyết di chứng vết thương chiến tranh, từng bước xây dựng thành bệnh viện tuyến cuối của quân đội phía Nam
Từ tháng 9/1977 đến 12/1989, phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc ở biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ Quốc tế tại Campuchia, tiếp tục xây dựng Bệnh viện theo hướng Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại
Từ 1990 đến 2000, đổi mới toàn diện, vững chắc, xây dựng Bệnh viện làm nhiệm vụ Bệnh viện tuyến cuối trrrung tâm y học Quân sự Tham gia chương trình
y tế chuyên sâu của ngành Y tế Nhà nước
Từ 2001 đến 2005, xây dựng chuẩn Bệnh viện loại A, tuyến cuối, trung tâm nghiên cứu y học Quân sự của Bộ Quốc Phòng ở phía Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Vị trí, nhiệm vụ
Bệnh viện Quân y 175 - Bộ Quốc Phòng ngụ tại địa chỉ 786 Nguyễn Kiệm, Phường 03, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp về mọi mặt của Đảng uỷ Quân sự Trung ương, sự chỉ đạo của Bộ Quốc Phòng
Bệnh viện Quân y 175 - Bộ Quốc Phòng là bệnh viện chiến lược tuyến cuối, trung tâm y học Quân sự phía Nam, với nhiệm vụ sẵn sàng phục vụ chiến đấu, ứng phó các tình huống đột xuất, cứu hộ, cứu nạn, thảm họa, đảm bảo Quân y cho biển đảo; thu dung, cấp cứu, điều trị phục vụ thương bệnh binh và Nhân dân, thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, tham gia Đào tạo - Nghiên cứu khoa học
Năm 2017, Bệnh viện Quân Y 175 có khoảng 1700 nhân lực ( khoảng
900 biên chế và lao động hợp đồng) Quy mô bệnh viện hơn 33 khoa phòng với 1000 giường bệnh đáp ứng điều trị nhanh, kịp thời theo nhu cầu xã hội, nhu cầu chăm sóc và khám sức khỏe của các cán bộ cấp cao và nhân dân
Trang 24Bệnh Viện 175 cơ cấu tổ chức chính quyền gồm 4 Khối: khối cơ quan, khối nội, khối ngoại, khối cận lâm sàng
Khối Cơ quan
Trung tâm chẩn đoán và điều trị ung bướu A20.1
Khoa Cán bộ Cao cấp A1,Cán bộ TW A11
Khoa Tim Mạch Khớp A2
Khoa Tiêu hóa A3
Khoa Truyền Nhiễm A4
Khoa Lao phổi A5
Khoa Tâm thần A6
Khoa Nội Thần kinh A7
Khoa Da Liễu A8
Khoa Nhi A9
Khoa Y học Cổ truyền A10
Khoa Hồi sức tích cực A12
Khoa Lọc máu A14, Thận Ngoại Trú A14B
Khoa Bệnh nghề nghiệp A25
Khối Ngoại
Trang 25 Viện Chấn thương Chỉnh hình
Khoa Ngoại Tiết Niệu B2
Khoa Ngoại bụng B3
Khoa Lồng ngực B4
Khoa Gây mê hồi sức B5
Khoa Ngoại Thần kinh B6
Khoa Mắt B7
Khoa Hàm Mặt B8, khoa Răng B10
Khoa Tai Mũi Họng B9
Khoa Phụ sản B11
Khối Cận Lâm sàng
Khoa khám bệnh theo yêu cầu - khám sức khỏe C1-2
Khoa Cấp Cứu Lưu C1-3
Khoa Huyết học C2
Khoa Sinh hóa C3, Vi sinh Vật C4
Khoa Giải Phẫu Bệnh Lý C5
Khoa Vật Lý Trị Liệu C6
Khoa Chẩn đoán Chức năng C7, Chẩn đoán hình ảnh C8
Khoa Chống nhiễm khuẩn C12
Khoa Tiếp huyết C16
1.2.2 Vài nét về khoa Dược- Bệnh viện Quân Y 175
Chức năng, nhiệm vụ khoa Dược
Khoa Dược bệnh viện là một khoa thuộc sự quản lý, điều hành của giám đốc bệnh viện Trong bệnh viện, khoa Dược là tổ chức cao nhất đảm nhận mọi công việc về dược không chỉ có tính chất thuần tuý của một chuyên khoa, mà còn thêm tính chất của một bộ phận quản lí nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh, nhất là trong sử dụng
Trang 26thuốc Khoa Dược nằm trong khối cận lâm sàng và là nơi thực thi chính sách quốc gia về thuốc [3]
Chức năng nhiệm vụ khoa Dược bệnh viện: Khoa Dược là khoa
chuyên môn chịu sự lãnh được trực tiếp của Giám đốc bệnh viện
Khoa Dược có chức năng quản lí và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện
về toàn bộ công tác Dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử ụng thuốc an toàn hợp lí [3]
Nhiệm vụ Khoa Dược :
1 Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa);
2 Quản lý, theo dõi nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị;
3 Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị;
4 Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt quản lý thuốc”;
5 Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện;
6 Thực hiện công tác dược lâm sàng, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc (ADR);
7 Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện;
8 Nghiên cứu khoa học và Đào tạo, là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học về dược;
9 Phối hợp với khoa cận lâm sàng, lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện;
10 Tham gia chỉ đạo tuyến;
Trang 2711 Tham gia hội chẩn khi có yêu cầu;
12 Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc;
13 Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định
Cơ cấu tổ chức nhân lực Khoa Dược – Bệnh viện Quân Y 175 năm 2017
Khoa dược có 59 cán bộ nhân viên gồm 01 chủ nhiệm khoa, 01 phó chủ nhiệm khoa và 04 ban chuyên môn ban
Mô hình khoa Dược Hình 1.3 Mô hình cơ cấu tổ chức của khoa Dược
1.2.3 Chức năng nhiệm vụ của kho Nội trú
Sản xuất
Pha chế theo đơn
Trang 28-Chức năng bảo quản, dự trữ thuốc theo đúng quy định và phát thuốc kịp thời để
người bệnh được dùng thuốc đúng thời gian
-Nhiệm vụ đảm bảo tốt về chất lượng, số lượng thuốc trong quá trình xuất nhập cấp phát từ kho chẵn về kho nội trú và từ kho nội trú cho các khoa phòng điều trị hoặc trực tiếp bệnh nhân bệnh án ngoại trú nhằm giảm thấp tỉ lệ chênh lệch hao hụt, thiếu thừa, kém chất lượng
Trang 29CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tượng, thời gian nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
-Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại kho bảo hiểm nội trú- Khoa Dược, Bệnh viện Quân Y 175 năm 2017
-Công tác hoạt động bảo quản, dự trữ thuốc của kho bảo hiểm nội trú- Khoa Dược, Bệnh viện Quân Y 175 năm 2017
2.1.2 Thời gian nghiên cứu
- Từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 31/12/2017
2.2.Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hồi cứu số liệu
2.2.2.Xác định các biến số
Bảng 3.1 Các biến số nghiên cứu
biến
Nguồn thu thập
Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực
1 Trình độ cán bộ dược Biến phân
loại
Trình độ cán
bộ dược : sau đại học, đại học , trung học , sơ cấp
Trình độ cán
bộ dược : sau đại học, đại học , trung học , sơ cấp
Hồi cứu
Trang 303 Diện tích kho Biến dạng
số
Diện tích kho
lẻ bảo hiểm nội trú
Đo
4 Thiết bị bảo quản Biến phân
loại
“1”=Có quạt trần , điều hòa, tủ lạnh
“0”=Không có quạt trần, điều hòa, tủ lạnh
Bảng thống kê theo dõi trực tiếp
5 Thiết bị sắp xếp Biến phân
loại
“1”=Có giá
kệ, ballet, tủ đựng thuốc
“0”=Không có giá kệ, ballet,
tủ đựng thuốc
Bảng thống kê theo dõi trực tiếp quan sát
loại
“1”=Có tủ kính dụng cụ
số
Nhiệt độ được theo dõi đo trong kho
Hồi cứu ‘sổ lưu theo dõi nhiệt độ’
số
Độ ẩm được theo dõi đo trong kho
Hồi cứu ‘sổ lưu theo dõi
độ ẩm’ trong kho
Trang 31Cơ cấu dự trữ thuốc
9 Thuốc hết trong kho Biến dạng số Là loại
thuốc có tồn =0
Hồi cứu
“thống kê báo cáo sử dụng thuốc”
10 Giá trị thuốc tồn trung
bình
Biến dạng số Giá trị
thuốc tồn kho trong từng tháng
Hồi cứu
“thống kê báo cáo sử dụng thuốc”
Hồi cứu
“thống kê báo cáo sử dụng thuốc”
2.3 Phương pháp thu thập số liệu
Tiến hành Hồi cứu lại các sổ lưu theo dõi, các hoạt động liên quan đến việc bảo quản, tồn trữ và cấp phát thuốc tại kho nội trú – khoa Dược năm
2017
Hồi cứu hoạt động quản lý nhập, xuất, tồn thuốc:
Hồi cứu hồ sơ, biên bản liên quan đến hoạt động quản lý nhập, xuất, tồn thuốc lưu tại khoa Dược gồm: Biên bản kiểm kê, báo cáo xuất-nhập-tồn theo định kỳ tháng, quý, năm, bản kê phiếu xuất theo ngày, báo cáo hàng năm về
cơ cấu nhân lực kho
Quan sát cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản:
Địa điểm của khoa dược
Diện tích sử dụng của từng kho
Diện tích của trang thiết bị tại kho
Trang 32Danh mục trang thiết bị của các kho tại khoa Dược
Đảm bảo bảo quản nhiệt độ, độ ẩm tại các kho
Tỉ lệ nhân viên tại kho lẻ BHNT so với nhân viên Khoa Dược theo trình độ chuyên môn
Diện tích kho , cơ sở vật chất , trang thiết bị giúp đảm bảo bảo quản thuốc tốt như: Nhiệt kế , ẩm kế, máy điều hòa, tủ lạnh, máy báo cháy, tủ, giá
kệ, pallet ,
Diện tích kho :
Diện tích kho (m2) =Chiều dài (m) x Chiều rộng (m)
Số lượng trang thiết bị ( máy điều hòa, quạt thông gió, quạt trần, máy lạnh, nhiệt kế, ẩm kế, giá, kệ, ) của kho nội trú
Trang thiết bị tại kho nội trú
Ghi nhận nhiệt độ, độ ẩm qua sổ lưu theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tại kho lẻ Bảo hiểm nội trú
Tổng số ngày theo dõi nhiệt độ, độ ẩm :
=Tỉ lệ số ngày đạt về nhiệt độ,độ ẩm
Tổng số ngày theo dõi
Mục tiêu 2: Khảo sát thực trạng dự trữ cấp phát thuốc tại kho Nội trú- Khoa Dược, Bệnh viện Quân Y 175 năm 2017
Xác định số lượng, giá trị thuốc tồn kho qua các tháng trong năm 2017 Từ đó xác định giá trị thuốc tồn kho trung bình
Trang 33 Giá trị thuốc tồn cuối kỳ =Giá trị thuốc tồn đầu kỳ + giá trị thuốc nhập - giá trị thuốc xuất trong kỳ
Thời gian sử dụng thuốc tồn = Giá trị thuốc tồn cuối kỳ / giá trị thuốc xuất trong kỳ
Thời gian hết thuốc trung bình = Tổng số ngày hết thuốc của loại thuốc / Số lần hết thuốc
2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số lượng và cơ cấu nhân viên kho Bảo hiềm nội trú (BHNT) được sắp xếp theo trình độ học vấn chuyên môn thông qua hồ sơ nhân sự Khoa dược Tính tổng số nhân viên trong kho nội trú và khoa Dược Tính tỉ lệ phần trăm nhân lực tại kho nội trú với tổng nhân lực khoa Dược
= Tỉ lệ nhân lực kho nội trúTổng số nhân lực khoa Dược
Tính thời gian giá trị tiền thuốc dự trữ bình quân của kho nội trú năm 2017( tháng)
Công thức (1): t =
B A
Trong đó:
t là thời gian dự trữ bình quân giá trị thuốc 1 tháng
A là giá trị thuốc tồn kho năm 2017
B là giá trị thuốc sử dụng bình quân 1 tháng
Tính thời gian lượng thuốc dự trữ bình quân của kho nội trú năm 2017 (tháng)
Công thức (2): t’ =
'
'
B A
Trong đó:
t’ là thời gian dự trữ lượng thuốc bình quân một tháng
Trang 34A’ là lượng thuốc tồn kho năm 2017
-B’ là lượng thuốc sử dụng bình quân 1 tháng năm 2017
Số liệu sau khi thu thập được đưa vào phần mềm Microsoft Excel 2013
để xử lý, phân tích như sau :
Thống kê số liệu
Sắp xếp số liệu tùy theo mục đích phân tích , chỉ tiêu nghiên cứu
Tính số lượng, giá trị và tỷ lệ phần trăm của từng biến
Trình bày kết quả bằng bảng, hình
Trang 35CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Mô tả thực trạng bảo quản thuốc tại kho nội trú năm 2017
3.1.1 Tổ chức nhân sự kho nội trú và khoa Dược
Bảng 3.2: Số lượng và trình độ nhân viên kho nội trú và khoa Dược
Trình độ
Ban/khoa Dược
Sau đại học
Đại học
Trung học
Sơ cấp
Nhận xét: Khoa Dược có 4 ban cùng chung nhiệm vụ đảm bảo đầy đủ
thuốc theo nhu cầu sử dụng điều trị Bảng trên cho thấy, nhân lực ban kho chiếm 64 % so với nhân lực toàn khoa Dược và nhân lực kho nội trú chiếm 18
% đối với nhân lực Ban kho Do vậy, cơ cấu tổ chức nhân lực khoa Dược tương đối hợp lí, tập trung nguồn nhân lực vào bảo quản, tồn trữ, cấp phát để đạt mục tiêu chung cung ứng, dự trữ, bảo quản chất lượng thuốc tốt nhất, đạt được chất lượng điều trị tại Bệnh Viện
Ban kho gồm 4 bộ phận: kho chẵn, kho lẻ bảo hiểm nội trú, kho lẻ bảo hiểm ngoại trú, nhà thuốc Bốn bộ phận kho này liên kết chặt chẽ trong chức năng và nhiệm vụ của từng kho, góp phần hỗ trợ điều tiết thuốc tồn trữ Phân
Trang 36bổ dựa theo trình độ chuyên môn các ban và kho đều có Dược sĩ phụ trách trình độ đại học trở lên 16% và 5% dược sơ cấp còn phân bố tại ban của khoa Dược Ban kho có 28% trình độ sau đại học và 67% là trình độ đại học so với nhân lực khoa Dược và có 36 nhân lực trong tổng 59 nhân lực khoa Dược
Để đảm bảo thực hiện tốt công tác chuyên môn bảo quản thuốc, kho BHNT phân công và bố trí, sắp xếp nhân lực phù hợp với chuyên môn của từng nhân lực tại kho theo dạng thuốc
Bảng 3.3 Cơ cấu nhân lực kho nội trú bố trí theo dạng thuốc
hướng tâm thần
nghiệnThuốc viên thuốc ARV- thuốc Lao-thuốc dùng ngoài
-Thuốc ống – dịch truyền- hóa chất, vật tư- oxy thở
Nhận xét: Cơ cấu nhân lực kho nội trú bố trí sắp xếp theo dạng thuốc đáp
ứng đủ nhân lực cho kho đảm bảo chất lượng thuốc và số lượng thuốc cung ứng kịp thời nhu cầu sử dụng, mô hình bệnh tật Cơ cấu 1 dược sĩ đại học trực tiếp quản lý nhóm thuốc gây nghiện- hướng tâm thần theo quy chế quản lý thuốc kiểm soát đặc biệt; nhóm thuốc viên, thuốc Lao, ARV, thuốc dùng ngoài có 4 nhân lực 1 dược sĩ đại học, 3 dược sĩ trung học; nhóm thuốc ống, dịch truyền, hóa chất, vật tư, oxy có 4 dược sĩ trung học và 1 dược sĩ sơ cấp
3.1.2 Cơ sở hạ tầng kho nội trú
Trang 37Kho 1: gồm khu A, B, C, D, F
Khu vực A: thuốc viên, thuốc dùng ngoài
Khu vực B: thuốc tiêm, thuốc hóa trị
Khu vực C: thuốc độc nghiện – hướng tâm thần
Khu vực D: thuốc theo chương trình Lao, thuốc sốt rét, ARV
Khu vực F: dịch tiêm truyền, dịch đạm truyền …
Kho 2: khu E
Khu vực E: hóa chất sát khuẩn , hóa chất theo máy xét nghiệm, vật tư: bông băng gạc
Kho 3: khu G
Khu vực G: oxy thở 6m3, oxy thở 3m3
Hệ thống kho BHNT được khảo sát diện tích trình bày qua bảng sau :
Bảng 3.4 Diện tích kho Nội trú
vực
Diện tích (m 2 )
Tỉ lệ phần trăm ( %)
Diện tích hữu ích (m 2 )
Tỷ lệ sử dụng (%)
Nhận xét :Kho 1 gồm khu A, B, C, D, F là kho 1 có tổng diện tích là
90m2, diện tích hữu ích của kho 1 là 61m2 chiếm tỉ lệ 52,6%, kho 1 có diện