1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ kinh tế thâm hụt kép tại việt nam thực trạng và giải pháp

216 36 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thâm hụt kép tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Tác giả Nguyễn Lan Anh
Người hướng dẫn GS, TS Hoàng Văn Châu
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Kinh tế học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 216
Dung lượng 3,52 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (17)
    • 1.1. Nội dung vấn đề nghiên cứu (17)
    • 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu (18)
      • 1.2.1. Thâm hụt cán cân vãng lai (18)
      • 1.2.2. Thâm hụt ngân sách Nhà nước (21)
      • 1.2.3. Thâm hụp kép (24)
      • 1.2.4. Khoảng trống nghiên cứu (28)
    • 1.3. Phương pháp nghiên cứu (29)
      • 1.3.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp (30)
      • 1.3.2. Phương pháp sơ đồ hóa (30)
      • 1.3.3. Phương pháp sử dụng dữ liệu lịch sử (30)
      • 1.3.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm (31)
      • 1.3.5. Phương pháp thực nghiệm (31)
    • 1.4. Kết quả nghiên cứu dự kiến và tính mới của đề tài (31)
  • CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THÂM HỤT KÉP (33)
    • 2.1. Thâm hụt cán cân vãng lai (33)
      • 2.1.1. Cán cân vãng lai (33)
      • 2.1.2. Thâm hụt cán cân vãng lai (38)
      • 2.1.3. Mối quan hệ giữa THCCVL và một số nhân tố kinh tế vĩ mô (39)
    • 2.2. Thâm hụt Ngân sách Nhà nước (44)
      • 2.2.1. Ngân sách Nhà nước (44)
      • 2.2.2. Thâm hụt Ngân sách Nhà nước (47)
      • 2.2.3. Mối quan hệ giữa THNSNN và một số nhân tố kinh tế vĩ mô (48)
    • 2.3. Thâm hụt kép (52)
      • 2.3.1. Khái niệm thâm hụt kép (52)
      • 2.3.2. Thâm hụt kép qua các học thuyết kinh tế (53)
      • 2.3.3. Phân loại thâm hụt kép (58)
    • 2.4. Thâm hụt kép và nền kinh tế vĩ mô (61)
      • 2.4.1. Khả năng chịu đựng thâm hụt kép của nền kinh tế (61)
      • 2.4.2. Tác động của chính sách kinh tế vĩ mô đến THK (63)
    • 2.5. Thâm hụt kép tại một số quốc gia trên thế giới (65)
      • 2.5.1. Thâm hụt kép tại Malaysia (67)
      • 2.5.2. Thâm hụt kép tại Hoa Kỳ (70)
      • 2.5.3. Thâm hụt kép trong các cuộc khủng hoảng tài chính (71)
      • 2.5.4. Bài học kinh nghiệm (74)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THÂM HỤT KÉP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2015 (77)
    • 3.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 (77)
      • 3.1.1. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế giai đoạn 2000 - 2015 (77)
      • 3.1.2. Một số chỉ số kinh tế vĩ mô (78)
    • 3.2. Tình hình thâm hụt cán cân vãng lai (84)
      • 3.2.1. Các cán cân tiểu bộ phận (84)
      • 3.2.2. Cán cân vãng lai (97)
    • 3.3. Tình hình thâm hụt Ngân sách Nhà nước (99)
      • 3.3.1. Các thành tố của Ngân sách Nhà nước (99)
      • 3.3.2. Ngân sách Nhà nước (105)
    • 3.4. Đánh giá tổng quan về Thâm hụt kép (108)
      • 3.4.1. Tình hình thâm hụt kép (108)
      • 3.4.2. Các chính sách của Chính phủ đã áp dụng nhằm xử lý THK (109)
      • 3.4.3. Đánh giá khả năng chịu đựng thâm hụt kép của nền kinh tế (113)
  • CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT CÁN CÂN VÃNG LAI VÀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM (116)
    • 4.1. Lựa chọn mô hình (116)
      • 4.1.1. Cơ sở lý thuyết (116)
      • 4.1.2. Mô hình kinh tế lượng (117)
      • 4.1.3. Số liệu nghiên cứu (118)
    • 4.2. Mô hình kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình (121)
      • 4.2.1. Kiểm định tính dừng của các biến đưa vào mô hình (121)
      • 4.2.2. Xây dựng mô hình tự hồi quy vector VAR (123)
      • 4.2.3. Kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong mô hình VAR (125)
      • 4.2.4. Kiểm định đồng liên kết (126)
      • 4.2.5. Phản ứng đẩy khi có cú sốc từ các biến trong mô hình (127)
      • 4.2.6. Kết luận về loại hình thâm hụt kép tại Việt Nam (128)
    • 4.3. Nguyên nhân thâm hụt kép tại Việt Nam (129)
      • 4.3.1. Mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư (129)
      • 4.3.2. Mất cân đối trong vai trò giữa các khu vực kinh tế (131)
      • 4.3.3. Khủng hoảng kinh tế (134)
      • 4.3.4. Diễn biến tỷ giá không theo kịp nhu cầu thị trường (135)
  • CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THÂM HỤT KÉP TẠI VIỆT NAM (136)
    • 5.1. Xu hướng của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới (136)
      • 5.1.1. Xu hướng chung của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh quốc tế . 125 5.1.2. Xu hướng thâm hụt kép tại Việt Nam thời gian tới (136)
    • 5.2. Giải pháp bù đắp thâm hụt kép tại Việt Nam (141)
      • 5.2.1. Biện pháp bù đắp THCCVL (141)
      • 5.2.2. Biện pháp bù đắp THNSNN (142)
    • 5.3. Giải pháp hạn chế thâm hụt kép tại Việt Nam (143)
      • 5.3.1. Biện pháp cải thiện CCVL (144)
      • 5.3.2. Biện pháp hạn chế THNSNN (156)
  • KẾT LUẬN (122)
  • PHỤ LỤC (169)
    • 2. Danh mục sơ đồ Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa Thu – Chi NSNN (0)
    • 3. Danh mục hình Hình 1: Hiệu ứng tuyến J (0)

Nội dung

Để đánh giá tổng quát sức khỏe của một nền kinh tế cần xem xét tổng quát các chỉ số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất, tiết kiệm, đầu tư… Tất cả

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung vấn đề nghiên cứu

Thâm hụt kép là hiện tượng cán cân vãng lai và ngân sách Nhà nước của một quốc gia thâm hụt tại cùng thời điểm Nghiên cứu về thâm hụt kép là nghiên cứu về cán cân vãng lai trong trạng thái thâm hụt, ngân sách Nhà nước trong trạng thái bội chi và các giai đoạn kinh tế mà hai hiện tượng trên cùng diễn ra, bao gồm việc nghiên cứu tách biệt từng đối tượng và nghiên cứu mối tương quan đồng thời

Cán cân vãng lai trong cán cân thanh toán quốc tế và ngân sách Nhà nước là hai tài khoản quan trọng, thể hiện phần lớn bức tranh kinh tế của một quốc gia Hai nhân tố này liên hệ với các chỉ tiêu vĩ mô khác như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất theo chiều hướng tác động hoặc bị tác động Các mối quan hệ đa chiều này tạo nên sự biến động không ngừng giữa các chỉ tiêu, có ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực khác nhau đối với từng thời kỳ kinh tế Tìm hiểu về cán cân vãng lai, ngân sách Nhà nước trong bối cảnh kinh tế vĩ mô không thể không xem xét đến các nhân tố vĩ mô khác và mối tương quan giữa chúng

Quan hệ kinh tế giữa cán cân vãng lai và ngân sách Nhà nước chính là nội dung quan trọng trong nghiên cứu thâm hụt kép Bản chất của thâm hụt kép phụ thuộc hoàn toàn vào mối tương quan này Vì vậy, đánh giá tác động qua lại giữa cán cân vãng lai và ngân sách Nhà nước là nội dung chính trong các nghiên cứu về vấn đề thâm hụt kép

Ngoài ra, luận án còn hướng đến một trong các mục tiêu quan trọng là đề xuất giải pháp xử lý hiện tượng thâm hụt kép, bao gồm cả thâm hụt cán cân vãng lai và thâm hụt ngân sách Nhà nước Tùy theo sự phát triển kinh tế, quy định pháp luật mà xu hướng biến động của cán cân vãng lai và ngân sách Nhà nước các quốc gia khác nhau là khác nhau Nghiên cứu trường hợp của các quốc gia khác sẽ giúp mở rộng góc nhìn, bổ sung luận điểm cho đề tài Bên cạnh đó, các nghiên cứu đi trước về trường hợp của Việt Nam sẽ giúp luận án đánh giá sâu hơn về tính đặc thù của nền kinh tế, củng cố các quan điểm nghiên cứu.

Tổng quan về tình hình nghiên cứu

1.2.1 Thâm hụt cán cân vãng lai

CCVL luôn là một đề tài nghiên cứu được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm Các công trình nghiên cứu liên quan đến CCVL có quy mô đa dạng, từ các bài luận, bài báo chuyên ngành, luận án tiến sĩ, công trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở đến cấp Nhà nước Tình trạng của CCVL là một trong những cơ sở quan trọng để Chính phủ ban hành các chính sách kinh tế nhằm điều hành các chỉ số kinh tế vĩ mô, giữ cho nền kinh tế ổn định và phát triển lành mạnh Chính vì vậy, các nghiên cứu về THCCVL có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc tại mọi thời điểm, là chủ đề quan tâm của cả Chính phủ, các nhà khoa học, các nhà kinh tế học và của mọi người dân Dưới đây là một số công trình khoa học đã công bố liên quan đến THCCVL:

1.2.1.1 Công trình nghiên cứu tác động của các nhân tố vĩ mô đến THCCVL

Luận án tiến sĩ “Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế - lý luận và thực tiễn tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hiền năm 2011 nghiên cứu thực trạng mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế (trong đó có CCVL) tại Việt Nam giai đoạn 1999 – 2009 Luận án chỉ ra rằng, trong giai đoạn này, cùng với các yếu tố khác, VND mất giá có thể đóng góp một phần vào tăng trưởng XK của Việt Nam nhờ tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa XK Ở khía cạnh NK, dưới áp lực của lạm phát cao, tỷ giá thực song phương và đa phương có xu hướng nhỏ hơn 1 đã khuyến khích NK vì làm cho hàng hóa nhóm này trở nên rẻ hơn so với hàng sản xuất trong nước Cùng lúc đó, XK giảm tính cạnh tranh do làm tăng chi phí sản xuất trong nước tương đối với giá bán trên thị trường quốc tế Kết quả là tốc độ tăng trưởng NK cao hơn XK dẫn đến cán cân thương mại bị thâm hụt nghiêm trọng

Trong dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô”, tác giả Tô Trung Thành và cộng sự (năm 2014) đã nghiên cứu về “Cán cân thương mại Việt Nam: những nhân tố ảnh hưởng và khuyến nghị chính sách” Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả chỉ ra rằng chênh lệch tiết kiệm và đầu tư là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thâm hụt thương mại tại Việt Nam trong nhiều năm Nhóm tác giả lần đầu sử dụng cách tiếp cận liên thời kỳ tại Việt Nam để phân tích các biến số quan trọng tác động đến tiết kiệm – đầu tư và từ đó tác động đến cán cân thương mại Kết quả phân tích cho thấy biến động của cán cân thương mại chịu tác động chủ yếu từ hai biến đó là độ sâu tài chính và tài sản ròng nước ngoài Ngoài ra, sau khoảng 5 – 6 quý thì ảnh hưởng của thu nhập tương đối cũng tăng lên và tác động dần tới biến động của cán cân thương mại

Tác giả Nguyễn Đức Thảo trong nghiên cứu năm 2005 về “Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam giai đoạn 1992 – 2001” đã chỉ ra cơ sở lý thuyết tổng hợp từ các học thuyết, trường phái kinh tế khác nhau về các nhân tố tác động đến CCVL, sử dụng số liệu từ năm 1992 đến năm 2001 để phân tích trường hợp cụ thể của Việt Nam Từ 11 nhân tố được xem xét nghiên cứu, sau quá trình thực hiện kiểm định kinh tế lượng, tác giả rút ra được 5 nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến THCCVL của Việt Nam Tiết kiệm và THCCVL chuyển động nghịch biến với nhau, mức tiết kiệm càng cao thì THCCVL càng giảm Tăng trưởng kinh tế trong nước có ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân tài khoản vãng lai Ngược lại, phá giá đồng Việt Nam, tăng lãi suất quốc tế và tăng tỷ lệ trao đổi thương mại giúp cải thiện cán cân tài khoản vãng lai

1.2.1.2 Công trình nghiên cứu tác động của THCCVL đến nền kinh tế vĩ mô

Luận án tiến sĩ “Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế - lý luận và thực tiễn tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hiền năm 2011 khẳng định rằng thâm hụt CCVL có xu hướng gia tăng là một trong những nguyên nhân khiến tiền đồng Việt Nam bị mất giá với sức ép ngày càng lớn Do cơ chế tỷ giá của VND gần như là cố định gắn với USD nên hầu hết sức ép tỷ giá từ trạng thái cán cân thanh toán quốc tế được phản ánh thông qua chênh lệch tỷ giá trên thị trường tự do so với tỷ giá chính thức Trong những thời điểm quy mô thâm hụt cán cân thương mại ở mức cao đều cho thấy sức ép lên tỷ giá khi chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chợ đen và thị trường chính thức ngày càng rộng hơn Đối tượng nghiên cứu của luận án là tỷ giá hối đoái và các thành phần trong cán cân thanh toán quốc tế (bao gồm CCVL), không nghiên cứu đến các nhân tố khác trong nền kinh tế

1.2.1.3 Công trình đề xuất giải pháp cải thiện CCVL

Bài viết “Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam” của tác giả Mai Thu Hiền và Cao Thị Thanh Thủy đăng trên tạp chí Ngân hàng số 17 năm 2012 đã khẳng định: cán cân thương mại có tác động quan trọng nhất đến trạng thái của

CCVL và thâm hụt cán cân thương mại là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai Tác giả đề xuất các giải pháp cải thiện CCVL theo hai hướng: các biện pháp cụ thể nhằm cải thiện từng cán cân tiểu bộ phận và nâng cao các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô của Chính phủ Một số giải pháp được đề xuất như: thúc đẩy XK; kiểm soát và hạn chế NK; chú trọng phát triển ngành dịch vụ du lịch; nâng cao sức cạnh tranh các ngành dịch vụ non trẻ; đẩy mạnh XK lao động, khuyến khích đầu tư ra nước ngoài; xây dựng chính sách thu hút nguồn kiều hối Bên cạnh đó, tác giả cũng khuyến nghị với Chính phủ một số vấn đề như các chính sách thương mại phải được điều tiết tuân thủ theo luật Quốc tế; cần thận trọng điều chỉnh các chính sách tỷ giá, tài khóa, tiền tệ theo đặc thù của thị trường Việt Nam

Luận án tiến sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ hướng về xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Vũ Thị Hiền năm 2012 đã đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ hướng về xuất khẩu của Việt Nam như ngân hàng, du lịch, vận tải, bảo hiểm, viễn thông, giáo dục đại học Tuy nhiên các giải pháp của luận án chỉ tập trung vào vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của 6 ngành dịch vụ hướng về xuất khẩu cho giai đoạn 2011 – 2020 Theo đó, các ngành dịch vụ còn lại trong cán cân dịch vụ không phải là đối tượng nghiên cứu của đề tài Như vậy các giải pháp của đề tài chỉ hướng đến cải thiện một phần cán cân dịch vụ trong CCVL của Việt Nam

TS Nguyễn Thị Ngọc Loan trong sách chuyên khảo “Chính sách kiều hối của một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” đã đề xuất một số giải pháp nhằm khơi thông nguồn kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam dựa vào 4 bài học kinh nghiệm Thứ nhất, chú trọng đến chính sách thu hút kiều bào về nước hàng năm nhằm khyến khích họ chuyển kiều hối về nước Thứ hai, sử dụng kiều hối để phát triển sản xuất thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ không đủ điều kiện vay vốn ở các tổ chức tín dụng thông qua các quỹ Thứ ba, thu hút nhóm người định cư dài hạn ở nước ngoài có tiềm lực mạnh về kinh tế, có tri thức, có tài về đầu tư cho đất nước Thứ tư, thúc đẩy lao động xuất khẩu ra nước ngoài

1.2.2 Thâm hụt ngân sách Nhà nước

NSNN luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia Tình trạng của NSNN có thể giúp Chính phủ đánh giá được một phần sức khỏe của nền kinh tế và đưa ra các chính sách để giải quyết các vấn đề trong toàn xã hội Chính vì vậy, NSNN luôn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu với mọi điều kiện quốc gia, trong mọi giai đoạn phát triển Mỗi đề tài nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết một vấn đề nhất định, có ý nghĩa trong từng giai đoạn phát triển khác nhau của mỗi nền kinh tế Sau đây là một số nghiên cứu đã được công bố về vấn đề THNSNN

1.2.2.1 Công trình nghiên cứu các nhân tố tác động đến THNSNN

Phạm Thị Hoàng Phương trong luận án tiến sĩ năm 2013 với đề tài “Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn

2011 – 2020 ở Việt Nam” cho rằng về tổng thế, tồn tại mối quan hệ biện chứng giữa quy mô và cơ cấu kinh tế với cơ cấu thu, chi NSNN Bên cạnh đó, NSNN mà cụ thể là chi NSNN cũng chịu tác động bởi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, trình độ phát triển của kinh tế thị trường, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Công trình nghiên cứu tập trung về chi NSNN, không đánh giá các vấn đề liên quan đến thu NSNN và THNSNN Vì vậy, các phân tích tác động cũng không bàn về THNSNN, tuy nhiên có thể cung cấp cho người đọc một phần kiến thức liên quan để từ đó có những suy luận xa hơn

Tác giả Bùi Đường Nghiêu năm 2009 trong nghiên cứu “Bội chi và thâm hụt ngân sách” đã phân tích các vấn đề cơ bản liên quan đến khái niệm, cách xác định bội chi, ngưỡng bội chi, các biện pháp bù đắp bội chi Trong các biện pháp và công cụ tài chính để huy động nguồn bù đắp thâm hụt, tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và nợ công Theo tác giả, ngày nay các chính phủ thường ưu tiên chọn các giải pháp vay trong nước và vay nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách Tuy nhiên, càng tăng cường đi vay, cả nợ gốc và lãi đều ngày càng gia tăng, chính phủ càng chất thêm gánh nặng nợ và càng làm giảm quyền lực tài chính của mình bởi phải dành ra một phần tài chính để chi trả cho các khoản nghĩa vụ nợ đáo hạn bắt buộc Nợ công tăng lên sẽ kéo theo lãi phải trả tăng; đến lượt nó, lãi phải trả tăng sẽ chất thêm gánh nặng lên thâm hụt ngân sách Vòng luẩn quẩn này sẽ càng trầm trọng hơn trong bối cảnh lãi suất cao, tăng trưởng thấp, hiệu quả sử dụng NSNN thấp

1.2.2.2 Công trình nghiên cứu tác động của THNSNN đến nền kinh tế vĩ mô

TS Mai Đình Lâm đã đi sâu vào nghiên cứu tác động của việc phân công trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích giữa các cấp trung ương và địa phương về quản lý và thực hiện NSNN đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam Nghiên cứu cho trường hợp của Việt Nam đã chỉ ra rằng (i) phân cấp tài khóa có tác động dương lên tăng trưởng kinh tế địa phương; (ii) trong cấu phần của biến phân cấp chi (gồm chi đầu tư và chi thường xuyên), biến chi thường xuyên có hiệu ứng dương lên tăng trưởng kinh tế địa phương, ngược lại, nghiên cứu chưa phát hiện hiệu ứng của chi đầu tư địa phương lên tăng trưởng kinh tế địa phương; (iii) trợ cấp tài khóa và thu thuế không có tác động lên tăng trưởng kinh tế địa phương Trong nghiên cứu “Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”, TS Mai Đình Lâm khẳng định phân cấp tài khóa sẽ làm tăng tính năng động và chủ động của địa phương, tạo điều kiện cho địa phương có thể khai thác phát huy thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế và tăng quy mô ngân sách địa phương, đồng thời làm cho trung ương không sa đà vào những công việc cụ thể của địa phương, tập trung quản lý kinh tế vĩ mô và thực hiện các chiến lược tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ

Nguyễn Thị Lan đã nhắc đến vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của NSNN trong luận án tiến sĩ năm 2006 của mình: “Giải pháp nhằm cân bằng ngân sách Nhà nước đến năm 2010” Luận án mô tả một cách xơ xài, tóm lược về việc giữ NSNN ở trạng thái ổn định, hoặc tiến tới cân bằng NSNN là điều kiện quan trọng, quyết định đến ổn định kinh tế vĩ mô Thông thường, khi NSNN thâm hụt và có xu hướng thâm hụt lớn, buộc Nhà nước phải tăng thuế, tăng vay nợ để bù đắp thiếu hụt NSNN Nếu tăng thuế sẽ làm cho thu nhập khả dụng giảm xuống, dẫn đến sức mua xã hội giảm, cầu hiệu nghiệm giảm, đó là áp lực giảm cung làm nền kinh tế đi vào trì trệ và suy thoái Đồng thời, tăng thuế sẽ làm giảm thu nhập khả dụng và giảm tiết kiệm Từ đó giảm đầu tư và tất yếu là giảm tăng trưởng kinh tế

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phân tích – tổng hợp, mô hình hóa, sử dụng dữ liệu lịch sử, tổng kết kinh nghiệm và phương pháp thực nghiệm

1.3.1 Phương pháp phân tích – tổng hợp Đây là phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu khác nhau về cùng một chủ đề, bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt theo lịch sử thời gian, để phát hiện ra những xu hướng, những trường phái nghiên cứu và tổng hợp thành hệ thống thông tin quan trọng

Tác giả dựa trên các lý thuyết kinh tế học cơ bản như lý thuyết hấp thụ của Keynes (phân tích mối quan hệ giữa NSNN và CCVL), mô hình Mundell – Fleming (phân tích mối quan hệ giữa NSNN, CCVL, tỷ giá và lãi suất) nhằm phân tích về mặt lý thuyết các học thuyết kinh tế liên quan đến THK Trên quan điểm của các nhà kinh tế học, thực tiễn THK tại một số quốc gia, tác giả phân loại THK xét theo bản chất mối quan hệ tác động giữa THCCVL và THNSNN

Bằng việc phân tích mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô với từng loại thâm hụt riêng lẻ (THCCVL và THNSNN), luận án đã tổng hợp được tác động của các biến số kinh tế đó đến THK (tức là xem xét tác động đồng thời lên THCCVL và THNSNN) Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong nhiệm vụ xác định ảnh hưởng của việc điều chỉnh một chính sách kinh tế đến các thành tố của THK

1.3.2 Phương pháp sơ đồ hóa

Luận án sử dụng phương pháp sơ đồ hóa nhằm mô tả lại một cách đơn giản mối quan hệ, tác động qua lại giữa các biến số, đối tượng kinh tế Để thực hiện được sơ đồ hóa, tác giả chọn một yếu tố là biến gốc và một yếu tố là biến đích, giả sử biến gốc thay đổi thì sẽ tác động đến biến đích như thế nào

Bằng phương pháp này, luận án biểu diễn các nội dung lý thuyết về mối quan hệ giữa thu chi NSNN, mối quan hệ giữa nợ công và NSNN, phân tích về dòng chảy tài chính dưới dạng sơ đồ trực quan

1.3.3 Phương pháp sử dụng dữ liệu lịch sử

Luận án kế thừa các nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, các tổ chức kinh tế quốc tế như IMF, WB Về lý thuyết, luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học như Keynes, Mundell – Fleming … Về thực nghiệm, luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học như Suchismita Bose trong nghiên cứu về THK tại một số quốc gia khác

Trong phân tích thực trạng THK tại Việt Nam, tác giả có sử dụng số liệu được công bố bởi các tổ chức có uy tín như IMF, WB, Tổng cục thống kê Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam… Kết hợp với các số liệu trên, dựa vào diễn biến thị trường giai đoạn 2000 – 2015 cũng như các thay đổi chính sách, tác giả đưa ra các mô tả và đánh giá cho thực trạng THK tại Việt Nam

1.3.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Luận án sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm để khai thác các trường hợp THK tại một số quốc gia cụ thể (Hoa Kỳ, Malaysia…) nhằm chỉ ra sự tồn tại của các loại THK trong thực tiễn Từ đó, tác giả rút ra được một số kinh nghiệm về tình hình THK trên thế giới

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã trải qua một giai đoạn THK Các quốc gia được chọn phân tích và học hỏi kinh nghiệm mang tính đại diện Luận án khai thác mỗi đất nước một giai đoạn THK khác nhau, nhằm chỉ ra tuy biểu hiện bên ngoài của hiện tượng là như nhau nhưng bản chất là khác nhau và với từng loại THK thì phải có những chính sách áp dụng khác nhau

Luận án sử dụng mô hình VAR với kiểm định nhân quả Granger Causality Test để kiểm định mối quan hệ qua lại giữa 4 yếu tố: tốc độ thay đổi THCCVL, tốc độ thay đổi THNSNN, tỷ giá cuối kỳ và lãi suất cho vay của Việt Nam giai đoạn

Kết quả nghiên cứu dự kiến và tính mới của đề tài

 Luận án dự kiến đạt được kết quả nghiên cứu:

- Hệ thống các lý thuyết cơ bản liên quan đến THK để làm cơ sở lý luận nghiên cứu trường hợp thị trường Việt Nam

- Mô tả tình hình THK tại một số quốc gia trên thế giới để rút ra đánh giá khái quát về một số trường hợp THK cụ thể

- Mô tả thực trạng THCCVL, THNSNN và diễn biến THK tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015, đánh giá khả năng chịu đựng THK của Việt Nam trong thời kỳ này

- Mô hình kiểm định mối quan hệ giữa THCCVL, THNSNN, tỷ giá, lãi suất để xác định được THK tại Việt Nam thuộc loại THK nào, chỉ ra các nguyên nhân gây nên THK tại Việt Nam, từ đó đề ra phương hướng xử lý thích hợp

- Đưa ra hệ thống giải pháp để xử lý tác động của THK đến nền kinh tế, cũng như giải pháp hạn chế THK xảy ra

 Tính mới của đề tài:

- Hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về THK

- Tìm ra loại THK tại Việt Nam và mối quan hệ nhân quả giữa 4 yếu tố: THCCVL, THNSNN, tỷ giá, lãi suất

- Đề xuất giải pháp xử lý và hạn chế hiện tượng THK tại Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025.

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THÂM HỤT KÉP

Thâm hụt cán cân vãng lai

Theo điều 4, khoản 7 Pháp lệnh Ngoại hối 2005 của Việt Nam, cán cân thanh toán quốc tế là bảng cân đối tổng hợp thống kê một cách có hệ thống toàn bộ các giao dịch kinh tế giữa Việt Nam và các nước khác trong một thời gian nhất định Trong cán cân thanh toán quốc tế, cán cân vãng lai là một bộ phận quan trọng, phản ánh toàn bộ các giao dịch bằng tiền hoặc tài sản giữa người cư trú và người không cứ trú mà không phát sinh nghĩa vụ nợ trong tương lai

Như vậy, thứ nhất, cán cân vãng lai là một bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những báo cáo thống kê quan trọng của quốc gia vì nó thể hiện toàn bộ giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, phản ánh tất cả các khoản vay mượn của quốc gia với phần còn lại của thế giới và biến động dự trữ ngoại hối của quốc gia trong kỳ Theo đó cán cân thanh toán quốc tế được cấu thành từ 5 phần chính: cán cân vãng lai, cán cân vốn, cán cân tài chính, lỗi và sai sót, cán cân dự trữ Cán cân vãng lai là cán cân cơ bản, quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế của mọi quốc gia, nó phản ánh các giao dịch vãng lai bao gồm hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu nhập, chuyển giao vãng lai (một chiều)

Thứ hai, trong CCVL, các giao dịch được thực hiện bằng tiền hoặc tài sản Các cán cân cơ bản trong cán cân thanh toán quốc tế đều có giao dịch thực hiện bằng tiền hoặc tài sản Khi hạch toán, ghi chép, tùy theo tình hình thực tế mà các quốc gia lựa chọn đồng tiền sử dụng khác nhau Với các nước có đồng tiền không được tự do chuyển đổi (như Việt Nam) hoặc thường xuyên biến động, thường sử dụng một ngoại tệ tự do chuyển đổi được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán quốc tế của quốc gia đó (Việt Nam sử dụng đồng đô la Mỹ để ghi chép) CCVL chỉ phản ánh sự thay đổi giá trị do giao dịch tạo ra (có sự chuyển đổi quyền sử dụng, sở hữu tài sản), mà không ghi nhận sự thay đổi giá trị tài sản do biến động về giá cả, tỷ giá hay do tác động của việc phân tổ thống kê

Thứ ba, giống như các giao dịch được ghi nhận vào cán cân thanh toán quốc tế, giao dịch trong CCVL là giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú

Người cư trú của một quốc gia là tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh tế chủ yếu được hình thành từ quốc gia đó Để được xem là người cư trú của một quốc gia, tổ chức, cá nhân phải được hình thành, có địa điểm hoạt động, nơi cư trú, nơi sản xuất, hoặc nơi hoạt động mà tại đó tổ chức, cá nhân này thực hiện hoặc dự định thực hiện các hoạt động và giao dịch kinh tế một cách rõ ràng và lâu dài tại quốc gia đó

Người cư trú của một quốc gia bao gồm: tổ chức kinh doanh, cá nhân, cơ quan chính phủ có trụ sở kinh doanh hoặc nơi cư trú hợp pháp tại quốc gia đó; cơ quan ngoại giao, quân đội, du khách, công nhân và chuyên gia làm việc ngắn hạn tại nước ngoài (Lê Phan Thị Diệu Thảo, 2015, tr52-53)

Thứ tư, các giao dịch trong CCVL không làm phát sinh nghĩa vụ nợ trong tương lai Các giao dịch trong CCVL là các giao dịch bằng tiền và tài sản, bao gồm cả quyền sử dụng và quyền sở hữu tài sản đều được chuyển giao ngay tại thời điểm giao dịch, không có bất kỳ nghĩa vụ nợ trong tương lai nào bị phát sinh Ngược lại với cán cân vốn và cán cân tài chính, các giao dịch bằng tiền và tài sản nhưng chỉ chuyển giao quyền sử dụng tài sản mà không chuyển giao ngay quyền sở hữu tài sản; sau một thời hạn đầu tư nào đó thì người chuyển giao mới thu hồi dòng tiền này, làm hình thành nghĩa vụ nợ đối với nước nhận tài sản

Thứ năm, kỳ lập báo cáo CCVL thường là một năm Thực tế, tùy theo nhu cầu mà báo cáo có thể được thống kê và lập thường xuyên hơn, có thể là hàng quý, hàng tháng Tuy nhiên, bản báo cáo với số liệu chính thức, được sử dụng rộng rãi, được các nước quy định trong luật, được IMF yêu cầu chính thức thực hiện là bản báo cáo năm

CCVL bao gồm 4 thành tố: cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập (thu nhập sơ cấp), cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (thu nhập thứ cấp)

Theo IMF (1993), CCVL bao gồm:

 Thu nhập từ đầu tư

 Thu nhập của người lao động

- Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều

 Bao gồm các khoản chuyển giao bằng tiền, hiện vật được cho, tặng, biếu, viện trợ… không hoàn lại cho mục đích tiêu dùng giữa người cư trú với người không cư trú và ngược lại

Cán cân thương mại (CCTM) ghi chép các giao dịch mua bán hàng hóa hữu hình giữa người cư trú và người không cư trú, bao gồm hai hoạt động là xuất khẩu và nhập khẩu Khi XK hàng hóa, dòng tiền từ ngoài chảy vào quốc gia, tăng nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế Ngược lại, khi NK hàng hóa, dòng tiền chảy ra ngoài quốc gia, tăng cầu ngoại tệ trong nền kinh tế

Trên thực tế, đối với mọi quốc gia, cán cân thương mại đóng vai trò quan trọng nhất trong CCVL, thậm chí trong đa số các nghiên cứu, báo cáo, CCTM được sử dụng thay thế cho CCVL CCTM thể hiện sức sản xuất, tiêu thụ và cung ứng hàng hóa của một quốc gia cho phần còn lại của thế giới Bên cạnh đó, dựa vào CCTM có thể đánh giá được mức độ phụ thuộc kinh tế vào các đối tác thương mại của đất nước Theo cơ cấu các mặt hàng trong CCTM sẽ chỉ ra được tính bền vững trong hoạt động XNK

Phụ thuộc vào mối tương quan giữa XK và NK mà CCTM tồn tại dưới 3 trạng thái:

- CCTM thặng dư: XK lớn hơn NK (tình trạng xuất siêu);

- CCTM thâm hụt: XK nhỏ hơn NK (tình trạng nhập siêu);

- CCTM cân bằng: XK bằng NK

Cán cân dịch vụ (CCDV) ghi chép các giao dịch mua bán dịch vụ (hàng hóa vô hình) giữa người cư trú và người không cư trú, bao gồm hai hoạt động là xuất khẩu và nhập khẩu Khi XK dịch vụ, dòng tiền từ ngoài chảy vào quốc gia, tăng nguồn cung tiền cho nền kinh tế Ngược lại, khi NK dịch vụ, dòng tiền chảy ra ngoài quốc gia, tăng cầu tiền trong nền kinh tế

CCDV ngày càng quan trọng trong CCVL của một quốc gia, nhờ vào xu hướng phát triển thương mại dịch vụ trên thế giới và tại các nước đang phát triển:

- Thương mại dịch vụ ngày càng tăng về cả quy mô và tỷ trọng trong thương mại quốc tế nói chung;

- Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng những loại hình dịch vụ sử dụng hàm lượng tri thức cao;

- Càng ngày phương thức cung cấp dịch vụ càng ít đòi hỏi tương tác trực tiếp giữa người cung cấp và người sử dụng

Khuyến khích XK dịch vụ giúp tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, đồng thời hỗ trợ các ngành sản xuất, xuất khẩu hàng hóa phát triển, đặc biệt là các ngành dịch vụ và sản xuất có mối quan hệ tương hỗ như du lịch và sản phẩm truyền thống, vận tải, bảo hiểm và hàng hóa xuất nhập khẩu…

Thâm hụt Ngân sách Nhà nước

2.2.1 Ngân sách Nhà nước Điều 1 Luật Ngân sách Nhà nước 2002 quy định:

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Luật Ngân sách Nhà nước 2015 đã thay đổi khái niệm về ngân sách nhà nước tại khoản 14 điều 4 như sau:

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Điều 55 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Các khoản thu, chi phải được dự toán và do luật định” Như vậy, quy định tại Luật NSNN 2015 mô tả được đầy đủ nội hàm của ngân sách nhà nước hơn, không chỉ bao gồm việc thực hiện thu, chi mà còn có nhiệm vụ dự toán ngân sách, phù hợp với nguyên tắc quản lý NSNN và thông lệ quốc tế Như vậy, NSNN phải đảm bảo bốn yếu tố:

Thứ nhất, NSNN là bản dự toán thu và chi tiền tệ của một quốc gia Bản dự toán này sẽ do một cơ quan công quyền vừa có năng lực, vừa là cơ quan chuyên trách soạn thảo Chính phủ sẽ đệ trình bản dự thảo lên Quốc hội để biểu quyết thông qua, phê chuẩn

Thứ hai, thực hiện NSNN phải có sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Sau khi Quốc hội thông qua bản dự toán, Quốc hội sẽ giao lại cho Chính phủ tổ chức thi hành NSNN trong thực tế Quốc hội giám sát Chính phủ trong quá trình thực thi và có quyền phê chuẩn bản quyết toán NSNN do Chính phủ đệ trình khi hoàn thành năm ngân sách

Thứ ba, NSNN chỉ có giá trị thực hiện trong thời hạn niên độ ngân sách quy định Hiện nay, đa số các quốc gia lựa chọn niên độ ngân sách là một năm, được gọi là năm tài khóa hay năm ngân sách, được tính từ ngày bản dự toán có hiệu lực đến khi nó kết thúc hiệu lực thi hành Tuy nhiên, tùy theo tập quán mà năm tài khóa có thể trùng hoặc không trùng với năm dương lịch

Thứ tư, NSNN được dự toán và thực hiện theo mục tiêu đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước NSNN được giao cho Chính phủ thi hành nhưng lại đặt dưới sự giám sát của Quốc hội Điều này thể hiện việc thiết lập và thực hiện NSNN cần có sự tham gia kiểm soát của toàn dân với mục đích nhằm bảo vệ lợi ích chung của toàn thể quốc gia, không phân biệt giai cấp, thành phần kinh tế, đẳng cấp xã hội của người thụ hưởng các lợi ích mà NSNN mang lại

Hai nội dung quan trọng của NSNN là thu NSNN và chi NSNN Cụ thể:

Thu NSNN Chi NSNN a) Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; b) Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; a) Chi đầu tư phát triển; b) Chi dự trữ quốc gia; c) Chi thường xuyên; d) Chi trả nợ lãi; e) Chi viện trợ; f) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật c) Các khoản viện trợ không hoàn lại của

Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt

Nam và chính quyền địa phương; d) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

Nhìn vào các hạng mục thu, chi, có thể thấy thu và chi NSNN không có mối quan hệ đối ứng, tức là thu vì nguyên nhân gì thi chi cho mục đích đó Thu và chi NSNN được thực hiện theo dự toán NSNN đã được Quốc hội thông qua Chính phủ thu NSNN theo các hạng mục trong dự toán để tạo thành quỹ NSNN Sau đó, Chính phủ lại sử dụng các nguồn lực trong quỹ NSNN để chi cho các mục tiêu cụ thể trong dự toán chi NSNN Tức là, các khoản thu tạo thành một quỹ tập trung, sau đó quỹ được sử dụng để chi cho các nội dung cụ thể đã được phê chuẩn mà không có mối liên hệ trực tiếp giữa thu và chi Bên cạnh đó, dự toán NSNN mang tính chủ quan của Chính phủ khi lập ra và trình Quốc hội Tuy nhiên, thực hiện NSNN lại tuân theo tình hình thực tế của đất nước, mang tính khách quan, bao gồm cả các khoản thu và chi diễn ra ngoài dự kiến Vì vậy, số quyết toán thu, chi NSNN luôn luôn có sai biệt so với số dự toán thu, chi NSNN

Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa Thu – Chi NSNN

Nguồn: Tác giả xây dựng

Thu chi NSNN có mối quan hệ qua lại hai chiều, thu tác động đến chi và chi tạo ảnh hưởng ngược lại thu Thu NSNN là cơ sở nguồn chi NSNN, phải căn cứ trên nguồn thu và số thu để quyết định các khoản chi Mọi khoản thu NSNN đều có mục đích tài trợ cho các khoản chi Ngược lại, chi NSNN góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện gia tăng số thu NSNN Số chi NSNN là mục tiêu

Kinh tế phát triển Thu NSNN hướng tới và là giới hạn để xây dựng kế hoạch thu NSNN hàng năm Mọi khoản chi NSNN đều bắt nguồn từ các khoản thu được xây dựng và thực hiện

2.2.2 Thâm hụt Ngân sách Nhà nước

Tình trạng của NSNN không ở thể tĩnh mà luôn ở thể động, tức là có sự chuyển biến không ngừng Tại một thời điểm, NSNN của mỗi quốc gia có thể rơi vào một trong ba trạng thái:

- Cân bằng NSNN là thu NSNN bằng chi NSNN trong năm tài khóa đang xem xét Trên thực tế, trạng thái này hầu như không tồn tại mặc dù các quốc gia đều hướng việc điều hành NSNN đến mục tiêu cân bằng

- Thặng dư NSNN là thu NSNN lớn hơn chi NSNN trong năm tài khóa đang xem xét, tình trạng này còn được gọi là bội thu NSNN Trên thực tế, trạng thái này thường xuất hiện trong một khoảng thời gian rất ngắn và không liên tục

- Thâm hụt NSNN là thu NSNN nhỏ hơn chi NSNN trong năm tài khóa đang xem xét, tình trạng này còn được gọi là bội chi NSNN Trên thực tế, trạng thái này diễn ra phổ biến đối với mọi quốc gia trên thế giới

Thâm hụt NSNN là hiện tượng phổ biến do nguyên tắc thu và chi NSNN trái ngược nhau Đóng góp chính trong thu NSNN là thuế Thu thuế là chuyển lợi ích từ cá nhân, các chủ thể kinh tế sang lợi ích cộng đồng, vì vậy luôn gặp phải các vấn đề trốn thuế, lậu thuế, thất thu thuế… Hơn nữa, nền kinh tế hiện đại luôn yêu cầu các quốc gia cắt giảm, ưu đãi thuế trong quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa Chính vì vậy phạm vi thu NSNN luôn có chiều hướng thu hẹp Ngược lại, chi NSNN chủ yếu là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, chuyển quyền sở hữu từ Nhà nước sang các cá nhân và các chủ thể kinh tế trong xã hội Số chi NSNN đòi hỏi ngày càng tăng trong công cuộc thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của đất nước Bên cạnh đó, chi NSNN luôn đối mặt với nguy cơ tham nhũng, lãng phí, lạm dụng, sử dụng kém hiệu quả… làm cho phạm vi chi tăng lên Hệ quả của 2 nguyên tắc đối lập này là THNSNN do số thu nhỏ hơn số chi

Thâm hụt kép

2.3.1 Khái niệm thâm hụt kép

Thâm hụt kép là một hiện tượng kinh tế vĩ mô, được nhắc đến khi xảy ra đồng thời thâm hụt cán cân vãng lai và thâm hụt ngân sách Nhà nước

Thuật ngữ “Thâm hụt kép” được nhắc đến lần đầu vào thập niên 80 của thế kỷ XX bởi các nhà kinh tế học Hoa Kỳ Để lý giải cho hiện tượng thâm hụt kép, có thể dựa vào dòng chảy tài chính của một nền kinh tế mở bao gồm các thành phần: hộ gia đình (các cá nhân), các tổ chức tài chính, doanh nghiệp, Chính phủ Trong nền kinh tế mở, dòng tài chính vận động ngược với dòng vận động của hàng hóa, dịch vụ Xem xét cán cân vãng lai của nền kinh tế là xem xét sự vận động này giữa khu vực nội địa và khu vực quốc tế

Sơ đồ 3: Dòng chảy tài chính trong nền kinh tế mở

Nguồn: Tác giả xây dựng

Hộ gia đình, cá nhân dùng khoản tiền C mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp; và tiết kiệm một khoản S H gửi vào các tổ chức tài chính Doanh nghiệp trả lương cho cá nhân khoản thu nhập Ic; gửi tiết kiệm S B vào các tổ chức tài chính; nộp thuế T cho Chính phủ Chính phủ gửi một khoản tiết kiệm S G vào các tổ chức tài chính; cấp một khoản trợ cấp Tr cho dân cư Các tổ cức tài chính cho vay để tài trợ cho các doanh nghiệp khoản đầu tư I Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu được khoản thu nhập X từ xuất khẩu Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ sẽ phải trả cho thị trường quốc tế khoản tài chính M Các Chính phủ và tổ chức quốc tế có thể đưa tiền vào nền kinh tế bằng cách gửi S F vào các tổ chức tài chính

Tổ chức tài chính Quốc tế

Luồng tiền tiết kiệm nước ngoài được xem như để bù đắp cho thâm hụt cán cân vãng lai, tức là S F = M – X

Tiền chảy vào khu vực tài chính, sau đó quay lại để đầu tư cho nền kinh tế:

Tiết kiệm chính phủ: S G = T – Tr – G

Từ các công thức trên, ta có đẳng thức thể hiện mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách Nhà nước và thâm hụt cán cân vãng lai:

(S P – I) + (M – X) = G + Tr – T (1) Trong đó, (M – X) thể hiện cán cân vãng lai, (G + Tr – T) thể hiện ngân sách Nhà nước Biểu thức (1) đã thể hiện mối quan hệ giữa hai loại thâm hụt, chênh lệch giữa thâm hụt ngân sách Nhà nước và thâm hụt cán cân vãng lai bằng chênh lệch giữa tiết kiệm tư nhân và đầu tư (S P – I)

Suốt một thời gian dài, dựa vào công thức (1), các nhà khoa học cho rằng cán cân vãng lai thâm hụt có nguyên nhân từ thâm hụt ngân sách Nhà nước Vì vậy, khi đó hiện tượng thâm hụt kép còn được hiểu là hiện tượng thâm hụt ngân sách Nhà nước dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai Cùng với sự phát triển của khoa học, các nhà kinh tế học đã chứng minh được nhiều trường hợp liên quan đến thâm hụt đồng thời mà thâm hụt cán cân vãng lai lại là nguyên nhân gây nên thâm hụt ngân sách, hoặc hai loại thâm hụt có mối quan hệ tác động hai chiều, hoặc không tồn tại mối quan hệ nào giữa hai loại thâm hụt này Như vậy, cách hiểu “hiện tượng thâm hụt kép” là hiện tượng thâm hụt NSNN kéo theo thâm hụt CCVL là cách hiểu không đầy đủ

Trong khuôn khổ của luận án, “thâm hụt kép” được hiểu là hiện tượng khi NSNN và CCVL đồng thời thâm hụt Các trường hợp cụ thể của hiện tượng này sẽ được phân tích tại phần tiếp theo của luận án

2.3.2 Thâm hụt kép qua các học thuyết kinh tế

2.3.2.1 Thâm hụt kép nhìn từ học thuyết kinh tế trọng cầu của John Maynard

Tư tưởng kinh tế vĩ mô của Keynes cho rằng tổng sản lượng của nền kinh tế (tổng thu nhập) hình thành từ chi tiêu dùng của hộ gia đình, chi tiêu cho đầu tư và mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp, chi tiêu của chính phủ và chi tiêu ròng của nền kinh tế thế giới đối với các sản phẩm nội địa Công thức của Keynes trong nền kinh tế mở:

Trong đó: Y: tổng thu nhập quốc dân

C: tiêu dùng nội địa I: đầu tư nội địa G: chi tiêu Chính phủ X: xuất khẩu

Với S là tiết kiệm nội địa, S G là tiết kiệm Chính phủ, S P là tiết kiệm tư nhân, ta có : Y – C – G = S = S G + S P (4)

S P – I = CA – GB (5) Trong đó, GB là ngân sách Nhà nước, CA là cán cân vãng lai

Keynes là nhà kinh tế học trọng cầu, ông cho rằng cầu về hàng hóa sẽ quyết định cung và từ đó quyết định sản lượng sản xuất của xã hội Tổng cầu được chia thành hai phần: tiêu dùng và đầu tư, trong đó tiêu dùng mang tính ổn định tương đối, còn đầu tư thì không ổn định Theo Keynes, tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập và thói quen mà không bị ảnh hưởng bởi lãi suất Người dân khi có thu nhập sẽ sử dụng cho tiêu dùng một phần, phần còn lại là dành cho tiết kiệm Tương tự như tiêu dùng, cầu tiết kiệm cũng không phụ thuộc vào lãi suất mà phụ thuộc vào các yếu tố tâm lý, thói quen Người dân sẽ quyết định việc có mang tiết kiệm ra đầu tư hay không Cầu đầu tư phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn, kỳ vọng của giới đầu tư Vì những mục tiêu và nguyên nhân phát sinh khác nhau nên tiết kiệm không bằng với đầu tư Việc các hộ gia đình giữ tiền tiết kiệm, theo Keynes, là nguyên nhân của suy thoái

Theo Keynes, khác với thị trường hàng hóa riêng lẻ hoặc một nền kinh tế đóng, tổng sản lượng của toàn bộ nền kinh tế mở không được quyết định trên cơ sở cung – cầu thông qua giá cả, mà phụ thuộc và hành vi của các chủ thể chi tiêu Trong đó, chi tiêu hộ gia đình phụ thuộc vào thu nhập kỳ vọng và mong muốn tiết kiệm của hộ gia đình Chi tiêu cho đầu tư phụ thuộc vào kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, tức là phụ thuộc vào kỳ vọng của doanh nghiệp trong tương lai Chi tiêu của Chính phủ phụ thuộc vào nhu cầu, ngân sách và kế hoạch mà Chính phủ đã đề ra Còn chi tiêu ròng của thị trường nước ngoài lại phụ thuộc vào tình hình của thế giới và các điều kiện thương mại quốc tế Như vậy, với 4 loại chi tiêu thì khu vực hộ gia đình và doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào tâm lý, thường có khuynh hướng dao động mạnh, nhất là trong các giai đoạn bùng nổ hoặc suy thoái kinh tế

Vì vậy, Keynes ủng hộ Chính phủ sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm can thiệp vào nền kinh tế, tiết giảm các khuynh hướng bất lợi, giúp bình ổn nền kinh tế

Keynes là nhà kinh tế học ủng hộ việc Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế để điều tiết thị trường Khi xuất hiện suy thoái, ông cho rằng các chính sách tiền tệ tác động trực tiếp đến vấn đề giá cả như giá hàng hóa, tiền lương, lãi suất không mang lại tác dụng trực tiếp và chắc chắn Ông cho rằng Chính phủ nên sử dụng các chính sách tài khóa tập trung vào cầu hiệu quả Chính sách cắt giảm thuế suất cũng chỉ mang tính gián tiếp và không chắc chắn, do thị trường có quyền quyết định cách hành xử với phần thuế tiết kiệm được và có thể không tái đầu tư Vì vậy, ông khuyến khích Chính phủ gia tăng chi tiêu Chính phủ và tài trợ cho thâm hụt ngân sách trong thời kỳ suy thoái

Nhìn vào công thức trong lý thuyết của Keynes có thể thấy THNSNN (T – G) là nguyên nhân dẫn đến THCCVL (X – M) Chính vì vậy, trường phái Keynes cho rằng Nhà nước cần thiết phải sử dụng chính sách tài khóa để điều chỉnh kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng Đặc biệt tại các nước đang phát triển, nếu chỉ coi trọng khu vực tư nhân thì tiết kiệm sẽ không đủ để đầu tư cho phát triển kinh tế Vì vậy, trường phái Keynes khuyến khích các chính phủ tăng tiết kiệm công thông qua tăng thuế và giảm chi tiêu thường xuyên, tăng đầu tư công cộng thông qua vay nợ nước ngoài

Như vậy, quan điểm của Keynes chỉ ra rằng sự thay đổi của NSNN sẽ dẫn đến sự thay đổi của tổng cầu và tình hình nền kinh tế

Tuy nhiên, mô hình đã bỏ qua giới hạn chi tiêu ngân sách trong dài hạn Tăng chi tiêu Nhà nước có thể mang lại kết quả tạm thời trong ngắn hạn, nhưng thực chất Nhà nước không tạo ra cầu mới mà chỉ chuyển từ hình thức này sang hình thức khác nên nếu lạm dụng cách thức này trong dài hạn sẽ dẫn đến những hậu quả như tăng nợ Nhà nước, tăng lãi suất thực tế, nguy cơ lạm phát và làm trầm trọng thêm tình trạng của cán cân vãng lai

2.3.2.2 Thâm hụt kép nhìn từ mô hình Mundell – Fleming (1962 – 1963)

Mô hình Mundell – Fleming mang tên của hai nhà khoa học James Fleming và Robert Mundell (Hallwood, Mc Donald, 2005, tr 65 – 102) Mô hình phát triển dựa trên lý thuyết IS – LM (mô hình Hicks – Hansen phát triển dựa trên tư tưởng của Keynes) nhưng bổ sung yếu tố cán cân thành toán quốc tế (BP), trở thành IS –

LM – BP Mundell – Fleming nghiên cứu cho các nước nhỏ, khả năng di chuyển vốn cao nhưng không có khả năng tác động vào mặt bằng lãi suất quốc tế

Thâm hụt kép và nền kinh tế vĩ mô

2.4.1 Khả năng chịu đựng thâm hụt kép của nền kinh tế

2.4.1.1 Đánh giá khả năng chịu đựng THCCVL

Có 2 cách tiếp cận để đánh giá khả năng chịu đựng THCCVL của nền kinh tế:

(1) Dựa vào các chỉ số kinh tế vĩ mô, tài chính và nợ nước ngoài Hạn chế của cách tiếp cận này là chỉ đánh giá được ở mức nhận biết: có thâm hụt hay không, mức thâm hụt tăng hay giảm… mà không có chỉ số, ngưỡng nhận định chính xác mức độ thâm hụt là nghiêm trọng hay không, khả năng nền kinh tế còn chịu đựng được hay không

(2) Dựa vào khả năng thanh toán thông qua các chỉ tiêu nợ khi so sánh với nguồn lực dùng để trả nợ như CCVL / GDP (%), CCVL / XK (%) (Võ Trí Thành

2002, Tr 21) Mức thâm hụt CCVL trên 5% GDP thường được coi là đáng báo động, và theo Atish Ghosh thì CCVL / XK đạt mức thâm hụt 20% là nền kinh tế đối mặt với khủng hoảng (Atish Ghosh 2008, Tr 6-8)

Việc một nền kinh tế có chịu đựng được THCCVL hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân của THCCVL Nếu THCCVL không phải do mức tiết kiệm giảm mà là kết quả của của tăng cao mức đầu tư quốc gia, nhất là đầu tư khu vực tư nhân vào vốn sản xuất thì trong tương lai chúng góp phần cải thiện năng lực sản xuất và thu nhập từ XK, do đó cải thiện khả năng trả nợ nước ngoài Để đánh giá khả năng trả nợ từ tình trạng THCCVL và mức độ rủi ro đến các giao dịch tài khoản vốn của một quốc gia, có thể sử dụng mô hình phân tích nợ của Jaime De Pine’s (1989) với 4 chỉ tiêu cơ bản: lãi suất / tăng trưởng XK, tăng trưởng

NK / tăng trưởng XK, nợ gốc / XK, tỷ lệ NK / XK Theo mô hình phân tích này, nếu tỷ lệ nợ gốc / XK có xu hướng tăng theo thời gian thì quốc gia đó ở trong tình trạng nợ và THCCVL không bền vững Ngược lại, khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia đó được cải thiện khi chỉ số này có chiều hướng giảm xuống Để bù đắp THCCVL, cách phổ biến mà các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, thường sử dụng là thu hút nguồn vốn nước ngoài thông qua các giao dịch của tài khoản vốn Trong đó, các dòng vốn đầu tư gián tiếp, các khoản vay ngắn hạn có tính chất không ổn định nên là nguồn bù đắp thiếu bền vững hơn so với các dòng vốn vào dài hạn như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn góp mua cổ phần… Các khoản vay chính thức đa phương và song phương có tính ổn định, không gặp các rủi ro về tính thanh khoản và thoái vốn như các khoản vay từ khu vực tư nhân (tài khoản tài chính)

2.4.1.2 Đánh giá khả năng chịu đựng THNSNN

Theo quy định tại khoản 2 điều 7 Luật Ngân sách Việt Nam 2015, THNSNN không được vượt quá số chi đầu tư phát triển

Trong NSNN, thu thuế là khoản thu thường xuyên nên thường được sử dụng để tài trợ cho các khoản chi thường xuyên Ngược lại, vay nước ngoài là khoản thu không thường xuyên nên thường được sử dụng để tài trợ cho chi đầu tư phát triển Để đánh giá tình hình cân đối thu chi NSNN có hợp lý hay không cần quan tâm đến các chỉ số:

Tổng vay nợ nước ngoài

(2) Tổng chi thường xuyên Tổng chi đầu tư phát triển

Chỉ tiêu (1) chỉ ra thu NSNN từ thuế tài trợ bao nhiêu cho chi thường xuyên của NSNN

Nếu (1) > 1 thì thu từ thuế của NSNN đủ bù đắp cho chi thường xuyên (và có dư thừa để chi cho đầu tư phát triển) Trong trường hợp này, thu chi NSNN là hợp lý và bền vững

Nếu (1) < 1 thì thu từ thuế của NSNN không đủ bù đắp cho chi thường xuyên, Chính phủ phải sử dụng các khoản vay nợ để bù đắp phần chi thường xuyên còn thiếu hụt Trong trường hợp này, thu chi NSNN là thiếu bền vững Chỉ tiêu (1) càng xa 1 thì càng thể hiện sự yếu kém trong quản lý thu NSNN

Chỉ tiêu (2) chỉ ra thu NSNN từ vay nợ nước ngoài tài trợ bao nhiêu cho chi đầu tư phát triển của NSNN (2) luôn luôn phải nhỏ hơn 1, càng xa 1 thì càng thể hiện sự hiệu quả trong quản lý thu chi NSNN

Chỉ tiêu (1) và (2) có mối quan hệ tỷ lệ nghịch, vận động ngược chiều nhau Dựa vào hai chỉ tiêu này có thể đánh giá được NSNN bị bội chi đến từ hoạt động không hiệu quả nào

Trước đây, các nhà kinh tế tin rằng mức THNSNN hợp lý là không quá 5% GDP Đến hiệp ước Mastrich, bội chi NSNN được quy định là không vượt quá 3%

GDP Bội chi là một công cụ để kích cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế khi ở mức độ vừa phải: không quá 5% GDP đối với các nước đang phát triển, và không quá 3% GDP đối với các nước phát triển

2.4.1.3 Đánh giá khả năng chịu đựng THK

Khi các chi tiêu thường xuyên là yêu cầu bắt buộc để duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế hiện tại thì chi phát triển chủ yếu hướng về khuyến khích chuyển đổi cấu trúc kinh tế và cải thiện năng lực tăng trưởng Vì vậy việc lựa chọn ưu tiên khoản mục chi có tác động đến xu hướng của CCVL Tác động gây sụt giảm CCVL cần phải được khắc phục bằng cách tích cực huy động các nguồn tiết kiệm trong nước và kiểm soát chi thường xuyên Trong mối quan hệ giữa CCVL và NSNN, việc xem xét thâm hụt NSNN trong ngưỡng chịu đựng sẽ được ưu tiên đánh giá chỉ số:

CCVL thâm hụt làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, dẫn đến NSNN thâm hụt cho Chính phủ tăng chi tiêu công Điển hình như trường hợp các nước gặp suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính do nguyên nhân chính đến từ THCCVL thì NSNN cũng bị thâm hụt theo Trong mối quan hệ giữa CCVL và NSNN, việc đánh giá CCVL có thâm hụt trong ngưỡng chịu đựng của nền kinh tế hay không, chỉ tiêu được ưu tiên xem xét là:

GDP XK Để đánh giá mức độ chịu đựng THK của nền kinh tế, ta xem xét cả chỉ tiêu (*), (**) và (***) THK được xem là báo động khi đồng thời cả (*) 5% và (***) > 20%

2.4.2 Tác động của chính sách kinh tế vĩ mô đến THK

Thâm hụt kép tại một số quốc gia trên thế giới

Kinh tế học hiện đại đã ghi nhận tình trạng THK diễn ra khá phổ biến trên thế giới Khi theo dõi các nghiên cứu liên quan đến THK của các nhà khoa học, Suchismita Bose và Sudipta Jha đã tổng kết lại một số dấu hiệu tương đồng về hiện tượng THK tại nhiều nước trên thế giới theo các thời kỳ khác nhau

Bảng 3: Một số dấu hiệu tương đồng về thâm hụt kép tại nhiều quốc gia trong các giai đoạn khác nhau Quốc gia/Nhóm quốc gia Khung thời gian Dấu hiệu thâm hụt kép

THNSNN làm gia tăng THCCVL, trừ trường hợp của Nhật Bản

Các nước OECD Hàng năm

Biểu hiện yếu của thuyết THK khi xuất hiện THNSNN và THCCVL đồng thời, trong khi đó các cú sốc sản lượng thực tế đóng vai trò tác động quan trọng

18 nước công nghiệp và 71 nước đang phát

Cân bằng NSNN có tác động tích cực đến cân bằng CCVL triển

Chi tiêu Chính phủ tăng tạm thời sẽ ảnh hưởng làm trầm trọng thêm THCCVL Không có mối quan hệ nhân quả rõ ràng giữa hai loại thâm hụt

Cú sốc chính sách tài khóa mở rộng hoặc tăng THNSNN giúp cải thiện CCVL và giảm tỷ giá hối đoái

94 quốc gia (30 nước OECD, 64 nước đang phát triển)

THNSNN có mối quan hê tiêu cực đến CCVL tại tất cả các quốc gia nghiên cứu Nhìn chung, cứ tăng 1% THNSNN sẽ làm tăng 0,15% - 0,21% THCCVL

5 nước Bắc Âu, 4 nước “Con hổ

Hàng năm và hàng quý

Kết quả nghiên cứu chỉ ra Thụy Điển phù hợp với giả thuyết THK, có mối quan hệ nhân quả một chiều từ THNSNN đến THCCVL Ngược lại, tại Đan Mạch có mối quan hệ nhân quả một chiều từ THCCVL đến THNSNN và thông qua nhân tố trung gian là tỷ giá hoặc cả tỷ giá và lãi suất Kết quả của cả Hàn Quốc và Đài Loan đều tuân theo giả thuyết THK, tức là THNSNN dẫn đến THCCVL Ngoài ra Đài Loan còn có bằng chứng về mối quan hệ nhân quả gián tiếp từ THCCVL đến THNSNN thông qua tỷ giá và lãi suất Mối quan hệ nhân quả hai chiều được tìm thấy đối với trường hợp của Singapore, trong khi đó tại Hồng Kông thì THCCVL dẫn đến THNSNN Các nguyên lý học thuyết của Keynes phù hợp với trường hợp của Hoa Kỳ

Tìm thấy mối quan hệ dài hạn giữa NSNN và THCCVL Lý luận của Keynes phù hợp cho Thái Lan vì có mối quan hệ một chiều từ THNSNN đến THCCVL Đối với Indonesia, mối quan hệ nhân quả ngược lại được phát hiện Trong khi đó, các kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều tại Malaysia và Philippines, mối quan hệ nhân quả gián tiếp xuất phát từ THNSNN làm tăng lãi suất, dẫn đến tăng tỷ giá và tác động đến việc mở rộng THCCVL

THK có vẻ phù hợp với trường hợp của Oman Không tìm thấy tác động rõ rệt từ NSNN đến cân bằng CCTM trong trường hợp của Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Yemen Mối quan hệ ngược lại tìm thấy ở Syria và Yemen Ả Rập Saudi Hàng năm

Kết quả chỉ ra mối quan hệ nhân quả từ thâm hụt CCTM đến THNSNN

Kết quả thực nghiệm cho thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa thâm hụt CCTM và THNSNN

Nguồn: Suchismita Bose, Sudipta Jha (2011), India’s Twin Deficits: Some Fresh Empirical Evidence, Money & Finance, December 2011, p.89-90

2.5.1 Thâm hụt kép tại Malaysia

Từ những năm 1980, nền sản xuất hàng hóa của Malaysia đã thay đổi từ hàng hóa thô, sơ cấp sang hàng hóa qua sản xuất, chế biến và hàng dệt may Sau đó, Malaysia đã bắt đầu đa dạng hóa ngành sản xuất và xuất khẩu của mình Đồng thời, Chính phủ đã chuyển chính sách kinh tế vĩ mô sang thúc đẩy nền kinh tế hướng tới ngành công nghiệp nặng Việc chuyển hướng đã yêu cầu Malaysia tập trung nguồn đầu tư lớn cả ở khu vực đầu tư trực tiếp lẫn các doanh nghiệp Nhà nước vào lĩnh vực này Điều này dẫn đến tăng nhanh tỷ trọng đầu tư công trong tổng sản phẩm quốc nội GDP, mở rộng thâm hụt ngân sách Nhà nước từ 6,6% GDP năm 1980 lên trên 17% GDP vào năm 1982 Chính phủ đã thực hiện vay nước ngoài để tài trợ cho thâm hụt ngân sách Thêm vào đó, suy thoái kinh tế thế giới làm tăng lãi suất nước ngoài thực, tỷ giá hối đoái thực bị đánh giá cao và do đó làm suy giảm tăng trưởng thương mại Những điều này làm thâm hụt kép xảy ra ở Malaysia vào năm 1982

Những năm 1990, một lần nữa Malaysia lại trải qua giai đoạn thâm hụt tài khoản vãng lai Tình hình kinh tế vĩ mô những năm 90 đã thay đổi so với thập kỷ trước đó Tăng trưởng kinh tế ở mức cao do bùng nổ đầu tư tư nhân đã khuyến khích gia tăng nhập khẩu với tốc độ cao, đặc biệt là nhập khẩu hàng hóa trung gian và nhập khẩu vốn Năm 1991, Malaysia gặp phải tình trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai lớn Năm 1992 và 1993, dòng vốn ngắn hạn tăng lên đáng kể đã làm tăng tỷ giá hối đoái Năm 1994, các dòng vốn ngắn hạn không được khuyến khích làm cho tài khoản vãng lai bị thâm hụt Sau đó, mất cân đối tài khoản vãng lai tiếp tục mở rộng vào năm 1995 do sự tăng trưởng liên tục và bùng nổ đầu tư trong năm này Kết quả là Malaysia đối mặt với mức thâm hụt lớn

Malaysia là một thị trường tương đối mở cửa, trong đó thương mại đóng một vai trò quan trọng, tình hình thị trường nước ngoài ảnh hưởng một mức độ nhất định đến sự phát triển trong nước Nhu cầu thế giới tăng làm giá xuất khẩu hoặc khối lượng xuất khẩu tăng lên sẽ không chỉ giúp tăng thu nhập từ xuất khẩu và cải thiện tài khoản vãng lai, mà còn làm giảm thâm hụt ngân sách, do thuế đối với thu nhập từ xuất khẩu và phần đáng kể trong các khoản thu của Chính phủ một nền kinh tế nhỏ, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Malaysia

Hình 3: Cán cân vãng lai của Malaysia giai đoạn 1980 – 2020

Những năm gần đây, cán cân vãng lai của Malaysia đang có xu hướng thặng dư giảm dần do thặng dư cán cân thương mại bị thu hẹp, thâm hụt cán cân dịch vụ tăng lên và cán cân thu nhập luôn thâm hụt do kiều hối của người nước ngoài làm việc tại Malaysia chuyển về nước XK của Malaysia gần như không có đột biến, trong khi nhu cầu NK tăng cao nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thành một số công trình và các dự án cơ sở hạ tầng Bên cạnh đó, việc giá khí hóa lỏng (LNG) giảm cũng góp phần ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị XK của Malaysia Malaysia đang đối mặt với việc thâm hụt kép quay lại nền kinh tế này trong thời gian tới Cũng giống như giai đoạn THK trước, Malaysia ưu tiên giải quyết vấn đề của CCVL, giúp cán cân này thặng dự, trong khi NSNN vẫn tiếp tục cải thiện và sẽ được khắc phụ dần dần Các giải pháp ưu tiên là cắt giảm lãi suất tại các ngân hàng trong nước, Chính phủ đưa ra các gói kích cầu nhằm thúc đẩy nền kinh tế, khuyến khích tiêu dùng cá nhân Tuy nhiên, mức độ áp dụng các giải pháp này được cân nhắc dựa trên khả năng tài chính của Chính phủ Malaysia mà không tạo áp lực gia tăng vay nợ của Chính phủ

Hình 4: Ngân sách Nhà nước và nợ công Malaysia giai đoạn 2001 - 2015

Nguồn: Bank Negara Malaysia (BNM) và FocusEconomics Consensus Forecast

Về NSNN, tuy Malaysia vẫn đang thâm hụt nhưng tính trên GDP thì mức thâm hụt có xu hướng giảm dần Việc sử dụng ngân sách để hoàn thành các mục tiêu kinh tế luôn được Malaysia cân nhắc trong mức năng lực tài chính của Chính phủ, hạn chế việc gia tăng áp lực vay nợ Malaysia đã triển khai chương trình hợp lý hóa trợ cấp, với mục tiêu đánh giá lại các loại trợ cấp Chính phủ, điều chỉnh các mức trợ cấp hợp lý nhằm gia tăng hiệu quả tài chính và giảm chi ngân sách Chính phủ Malaysia đã loại bỏ hoàn toàn trợ cấp nhiên liệu, giá nhiên liệu được niêm yết cố định trên hệ thống toàn quốc và điều chỉnh giá theo lãi suất thị trường

2.5.2 Thâm hụt kép tại Hoa Kỳ

Những năm 80 của thế ký XX, Hoa Kỳ rơi vào tình trạng thâm hụt kép chủ yếu là hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế 1980 - 1982 Đối mặt với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế kém tăng trưởng trong nhiều năm liền, từ năm 1981 chính phủ Hoa

Kỳ đã phải áp dụng các biện pháp:

- Cắt giảm thuế để khuyến khích tiêu dùng

- Áp dụng chính sách tài khóa mở rộng nhằm kích thích nền kinh tế

- Tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát, nhờ đó làm tăng giá trị đồng đô la Mỹ làm hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn đối với thị trường quốc tế và hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn đối với người dân nội địa

Như vậy, chính sách tài khóa đã thúc đẩy tiêu dùng, còn chính sách tiền tệ hạn chế xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu Hậu quả là CCVL bị thâm hụt nặng nề vào giữa những năm 1980 Đồng thời việc cắt giảm thuế và tăng chi tiêu chính phủ dẫn đến THNSNN Nền kinh tế Hoa Kỳ lâm vào tình trạng thâm hụt kép

Sau vụ khủng bố 11/9/2001, Hoa Kỳ bước vào cuộc chiến tranh với Iraq và Afganistant đã đẩy chi tiêu, đầu tư vượt quá mức tiết kiệm của nền kinh tế, niềm tin của các nhà đầu tư sụt giảm Người dân Hoa Kỳ không có thói quen tiết kiệm, các chính sách khuyến khích tiêu dùng dẫn đến chi tiêu vượt quá thu nhập và khả năng chi trả của mình Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái thả nổi làm cho Hoa Kỳ bị thâm hụt thương mại với các đối tác chính (Trung Quốc, Nhật Bản…) khi các nước này chủ động định mức giá tương đối vừa đồng đô la Mỹ và đồng tiền bản tệ Mặc dù Hoa

THỰC TRẠNG THÂM HỤT KÉP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2015

Tổng quan nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015

3.1.1 Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế giai đoạn 2000 - 2015

Bước vào thế kỷ XXI, các quốc gia trên thế giới hướng đến nền kinh tế mở cửa và hội nhập với các cải cách nhằm hài hòa hai mục tiêu: phù hợp với đặc trưng phát triển riêng của đất nước và phù hợp với các cam kết quốc tế Việt Nam cũng đã tiến hành cải cách các chính sách thương mại một cách toàn diện, đánh dấu bằng Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ 2001 Nhiều Hiệp định thương mại song phương, khu vực và đa phương đã được ký kết với mong muốn tạo thuận lợi cho các dòng lưu chuyển thương mại

Năm 2007 Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, có quyền lợi bình đẳng trong hoạt động thương mại với các thành viên khác, tuân thủ cam kết mang tính toàn diện và ràng buộc pháp lý cao hơn các cam kết thương mại khác trên thế giới Bên cạnh đó, Việt Nam chủ động tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) như các AFTA+ , VJEPA, VCFTA… Mỗi hiệp định có các cam kết riêng biệt nhưng đều theo đuổi mục tiêu lớn nhất là cắt giảm thuế quan vì kết quả của chính sách này có thể được đo lường cụ thể hơn so với việc điều chỉnh các hàng rào phi thuế quan

Bảng 4: Các FTAs Việt Nam đã tham gia

Tỷ lệ cắt giảm thuế (%)

Năm bắt đầu lộ trình cắt giảm thuế

Năm hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế

ASEAN (Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam)

VJEPA Việt Nam – Nhật Bản 92 2009 2026

VKFTA Việt Nam – Hàn Quốc 88 2016 2031

VCUFTA Việt Nam – Liên minh Hải quan

Nguồn: Tổng hợp thông tin từ các thông báo của Trung tâm WTO

3.1.2 Một số chỉ số kinh tế vĩ mô

Hình 6: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu tổng hợp số liệu từ ABD, 2015, Key

Indicators for Asia and the Pacific 2015

Giai đoạn 2000 – 2007, nhờ vào chính sách tài khóa mở rộng, kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá mạnh mẽ, duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liền

Kể từ năm 2007, chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trường GDP của Việt Nam biến động và sụt giảm mạnh so với giai đoạn trước đó Nhằm chặn đà suy thoái, giúp vực dậy nền kinh tế, kích thích đầu tư, hỗ trợ sản xuất phát triển, Chính phủ liên tục thực hiện các gói kích cầu trong giai đoạn này Từ

Tốc độ tăng trưởng GDP (Trái) GDP (Phải) năm 2012, nền kinh tế mới có dấu hiệu phục hồi Trong đó, xuất siêu có đóng góp không nhỏ vào sự phục hồi này

Hình 7: Chỉ số giá tiêu dùng CPI tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu truy xuất tại IMF Data

Cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế, lạm phát của Việt Nam cũng tăng khá ổn định trong giai đoạn 2000 – 2007 Sau đó, liên tiếp qua các năm 2007 –

2011, chỉ số CPI của Việt Nam đã tăng lên 2 con số, trong đó đỉnh điểm là các năm

2008 và 2011 Đây là 2 năm tăng trưởng kinh tế giảm sút, Chính phủ thực hiện các gói kích cầu nhằm kích thích phát triển, chặn đà suy thoái kinh tế Các gói kích cầu này đã đẩy lạm phát Việt Nam tăng cao Sau giai đoạn này, lạm phát Việt Nam giữ ở mức ổn định rồi có nguy cơ giảm phát vào năm 2015, thấp nhất trong 14 năm kể từ năm 2001 Năm 2015, không chỉ riêng Việt Nam rơi vào tình trạng này mà các nước trên thế giới cùng phải đối mặt với nguy cơ giảm phát khi tỷ lệ lạm phát chỉ xoay quanh 0% Lạm phát vừa phải có tác động tích cực thúc đẩy kinh tế phát triển, còn giảm phát có nguy cơ làm trì trệ nền kinh tế Tuy nhiên, Việt Nam đã không để nguy cơ này trở thành giảm phát liên tục, mà nhanh chóng đưa lạm phát lên trên 4% vào năm 2016

% CPI thay đổi so với cùng kỳ năm trước (Phải)

Năm 1999, Việt Nam chuyển từ cơ cế tỷ giá cố định trườn bò với biên độ rộng sang hình thức NHNN công bố tỷ giá chính thức bình quân liên ngân hàng, trên cơ sở đó các ngân hàng thương mại được quyền giao dịch với tỷ giá giao động trong biên độ cho phép Đây là bước ngoặt lớn của chính sách tỷ giá, đưa việc xác định tỷ giá từ tuân theo đánh giá chủ quan của Nhà nước sang điều tiết theo nhu cầu thị trường

Bảng 5: Các thời điểm điều chỉnh tỷ giá chính thức từ 2000 – 2015

Thời điểm Biên độ Tỷ giá chính thức Mức điều chỉnh

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các thông báo của Ngân hàng Nhà nước

Hình 8: Diễn biến tỷ giá chính thức của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015

Nguồn: tác giả xây dựng dựa trên số liệu Tỷ giá của IMF và các thông báo điều chỉnh biên độ tỷ giá của NHNN

Tỷ giá diễn biến phức tạp do sự thay đổi chênh lệch lạm phát của Việt Nam và Hoa Kỳ Những năm 2000, 2001, Việt Nam đối mặt với tình trạng thiểu phát thì giai đoạn 2007 – 2010 tốc độ lạm phát ở Việt Nam rất cao Ngược lại, CPI qua các năm của Hoa Kỳ khá ổn định Chênh lệch giữa CPI của 2 nước thay đổi nhanh chóng trong khi tỷ giá danh nghĩa chỉ được điều chỉnh tăng đều qua các năm với tốc độ chậm

Từ năm 2007, Việt Nam đón luồng đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy vào ồ ạt, nguồn cung đồng đô la Mỹ tăng mạnh, đồng Việt Nam lên giá và tỷ giá có xu hướng giảm nhẹ Năm 2008, nền kinh tế phát triển nóng bị tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao, các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn làm đồng Việt Nam mất giá đã đẩy tỷ giá lên cao Năm 2009 - 2010 ghi nhận thị trường khan hiếm đô la Mỹ, giá vàng và lãi suất ngân hàng lên cao kỷ lục, cùng với đó là tình trạng thâm hụt nghiêm trọng CCVL trong nhiều năm liên tiếp, ngân hàng Nhà nước liên tục tăng tỷ giá nhưng chênh lệch giữa thị trường chính thực và thị trường phi chính thức vẫn rất lớn, có thời điểm lên đến 13,5%

Tỷ giá chính thức Tỷ giá trần Tỷ giá sàn Đầu năm 2011, ngân hàng Nhà nước buộc phải giảm giá mạnh mẽ đồng nội tệ 9,3% giúp huy động nguồn cung đô la Mỹ, các doanh nghiệp chuyển từ giao dịch phi chính thức quay lại giao dịch ngoại tệ với ngân hàng Tỷ giá hối đoái duy trì ổn định cho đến năm 2013 bắt đầu được điều chỉnh tăng nhẹ theo các biến động của lãi suất Trước áp lực giảm mạnh lãi suất sẽ tạo cho người dân tâm lý cất giữ vàng hoặc ngoại tệ, ngân hàng nhà nước phải bơm đô la Mỹ vào thị trường và điều chỉnh tăng nhẹ tỷ giá cho giai đoạn 2013 - 2015

Hình 9: Lãi suất Việt Nam đồng giai đoạn 2000 – 2015

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu truy xuất từ IMF Data

Có thể thấy biến động của lãi suất khá đồng nhất với mức biến động của lạm phát, khi lãi suất tăng đỉnh điểm vào năm 2008 và 2011 Lãi suất tại Việt Nam khá ổn định trong suốt giai đoạn 2000 – 2007, nhưng tăng vọt vào năm 2008 do phát triển nóng và hiện tượng bong bóng bất động sản làm nhu cầu vốn tăng mạnh Nhờ những điều chỉnh của ngân hàng Nhà nước, lãi suất giảm nhanh chóng ngay sau đó rồi lại tăng dần và đạt mức cao vào năm 2011 Giai đoạn này, Việt Nam chứng kiến một cuộc sàng lọc hệ thống ngân hàng thương mại mạnh mẽ, các ngân hàng hoạt động không hiệu quả liên tục bị sát nhập, việc cấp vốn cho các dự án, doanh nghiệp cũng được đánh giá cẩn trọng hơn, tránh việc bơm tiền vào nền kinh tế một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát Lãi suất trên thị trường, dưới sự quản lý của ngân hàng Nhà

Lãi suất cho vay Lãi suất tiền gửi Lãi suất chính sách ngân hàng TW nước, dần dần giảm xuống và đến năm 2015 đạt mức thấp nhất trong suốt 1,5 thập kỷ

Hình 10: Tiết kiệm của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu tổng hợp từ World Bank

Trong cơ cấu tiết kiệm quốc gia của Việt Nam, tiết kiệm nội địa luôn đóng vai trò quyết định, đóng góp phần lớn giá trị vào tổng tiết kiệm Giai đoạn 2000 –

2011, mức đóng góp của tiết kiệm khu vực nước ngoài khá ổn định trong tổng tiết kiệm quốc gia của Việt Nam Nhưng từ năm 2011, khoản tiết kiệm này bắt đầu giảm nhanh chóng Trong nhiều năm liền, tiết kiệm biến động quanh mức 30% GDP cả nước

Tổng đầu tư trong nước của Việt Nam tăng đều qua các năm từ 2000 đến

Tình hình thâm hụt cán cân vãng lai

3.2.1 Các cán cân tiểu bộ phận

3.2.1.1 Cán cân thương mại i Kim ngạch xuất nhập khẩu

Giai đoạn 2000 – 2005 ghi nhận vai trò đặc biệt quan trọng của Hiệp định BTA Việt Nam – Hoa Kỳ đối với thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

Hai năm đầu tiên của thế kỷ XX, Việt Nam là nước xuất siêu khi kim ngạch xuất khẩu cao hơn kim ngạch nhập khẩu Kể từ năm 2002, ta thấy có sự chuyển biến mạnh mẽ trong kim ngạch xuất nhập khẩu, nhưng đây cũng là thời điểm Việt Nam bắt đầu bước sang thời kỳ xuất siêu với số thâm hụt tuyệt đối có xu hướng tăng lên với tốc độ chậm Sau một thập kỷ dỡ bỏ cấm vận, Việt Nam bắt đầu có nhiều hoạt động XNK tích cực Bên cạnh dấu ấn về hiệu quả của BTA Việt Nam – Hoa Kỳ đến hoạt động XK thì hoạt động NK cũng ghi nhận sự tăng vọt, do nhu cầu NK lớn về máy móc, tư liệu sản xuất phục vụ nền sản xuất trong nước

Tổng đầu tư trong nước (Phải)Tổng đầu tư cố định trong nước (Phải)Tổng đầu tư trong nước/GDP (Trái)Tổng đầu tư cố định trong nước/GDP (Trái)

Hình 12: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2005

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu truy xuất từ IMF Data

Hình 13: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu truy xuất từ IMF Data

Gia nhập WTO vào năm 2007 giúp Việt Nam tiếp cận nhanh chóng và bình đẳng đến thị trường thế giới rộng lớn với mức thuế suất nhập khẩu thấp, đây được

Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại

Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại coi là bước ngoặt mang tính đột phá trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam Do chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng của Việt Nam giảm mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu làm kim ngạch sụt giảm mạnh mẽ ở cả hai dòng lưu chuyển hàng hóa năm 2008 Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm dấy lên chủ nghĩa bảo hộ với lập luận tự do thương mại làm các nên kinh tế phụ thuộc và dễ bị tổn thương bởi các tác động từ bên ngoài, hơn nữa tự do thương mại làm suy yếu thị trường sản xuất nội địa Điều này đã tác động tiêu cực đến hoạt động XK của Việt Nam, XK hầu như không tăng trưởng cho đến năm 2010, khi tác động của khủng hoảng đã suy yếu dần

Hình 14: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu truy xuất từ IMF Data

Từ năm 2000 đến 2015, phần lớn cả XK và NK đều có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng khác nhau đã ảnh hưởng đến hình thái của CCTM Thâm hụt diễn ra suốt giai đoạn 2000 – 2011 và xuất hiện thặng dư từ 2012 đến 2015 Nguyên nhân của việc CCTM đổi dấu từ âm sang dương không đến từ việc tăng năng lực XK mà do tốc độ NK giảm sút Sau khi chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007, sản xuất trong nước giảm sút, nhu cầu chi tiêu xuống thấp, cả người dân và doanh nghiệp đều cắt giảm các hoạt động nhập khẩu phục vụ tiêu dùng và đầu vào sản xuất Chính vì thế, xuất siêu giai đoạn này không

Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại mang tính bền vững Khi nền kinh tế hồi phục, nhu cầu NK tăng mạnh trở lại sẽ đưa CCTM quay trở lại giai đoạn thâm hụt ii Cơ cấu xuất nhập khẩu

Về cơ cấu mặt hàng NK theo phân loại tiêu chuẩn ngoại thương (SITC), Việt Nam tập trung vào các nhóm máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng (SITC 7), hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu (SITC 6), hóa chất và sản phẩm liên quan (SITC 5), nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan (SITC 3)

Hình 15: Cơ cấu trị giá xuất – nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam theo phân loại tiêu chuẩn ngoại thương giai đoạn 2000 – 2013

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu tổng hợp từ Tổng cục thống kê Đối với hoạt động XK, Việt Nam có lợi thế ở các nhóm hàng chế biến khác (SITC 8), máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng (SITC 7), hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu (SITC 6), nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan (SITC

3), lương thực, thực phẩm và động vật sống (SITC 0) Trong khi các nhóm hàng

Xuất khẩu khác duy trì mức tỷ trọng khá ổn định thì năm 2009 đánh dấu sự đổi chiều của hai nhóm SITC 7 và SITC 3 Nhóm nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan có sự suy giảm đột ngột còn nhóm máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng trưởng mạnh mẽ Có thể thấy trước năm 2007, XK của Việt Nam chỉ tập trung vào các mặt hàng sử dụng nhiều lao động, hàng thô hoặc sơ chế, tạo ra giá trị thặng dư thấp Sau năm 2007, cơ cấu hàng XK Việt Nam đã có sự chuyển dịch dần dần sang các mặt hàng có giá trị thặng dư cao hơn

Hình 16: Cơ cấu trị giá xuất – nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu tổng hợp từ Tổng cục thống kê

Như vậy, tỷ trọng NK hàng hóa của Việt Nam gần như không có biến động trong suốt hơn một thập kỷ, tập trung hơn 70% vào các mặt hàng đã qua chế biến hoặc tinh chế, các sản phẩm mang hàm lượng tri thức cao Tỷ trọng XK của Việt Nam lại có sự chuyển dịch rõ rệt, từ trên 50% giá trị XK là hàng thô, sơ chế vào năm 2000 đã giảm xuống chỉ còn trên 25% vào năm 2013 trong đó giai đoạn 2008 –

2013 có tốc độ chuyển đổi nhanh chóng

Về thị trường NK hàng hóa của Việt Nam chỉ tập trung vào một số đối tác thương mại chính như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, các nước trong khối ASEAN và EU Trước khi BTA Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết, Hoa Kỳ nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam không đáng kể, thì sau khi Hiệp định được thỏa thuận

Hàng thô hoặc mới sơ chế

Hàng chế biến hoặc đã tinh chếHàng hóa khác và thống nhất, kim ngạch XK sang Hoa Kỳ liên tục tăng và thị trường này trở thành thị trường NK lớn nhất của Việt Nam

Hình 17: Thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2014

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu tổng hợp từ Trade Map

6 thị trường NK chính chiếm hơn 70% kim ngạch XK của Việt Nam với mức tỷ trọng khá ổn định và kim ngạch không ngừng tăng trưởng qua các năm Điều này thể hiện Việt Nam đã thâm nhập sâu vào các thị trường lớn của thế giới Bên cạnh việc duy trì giao thương với các thị trường truyền thống, Việt Nam cũng đã quan tâm mở rộng thị trường sang các nước châu Phi, châu Mỹ La tinh nhằm giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng từ các biến động của một số thị trường chính Với từng thị trường, Việt Nam lại phục vụ các loại mặt hàng chủ lực khác nhau, như Hoa Kỳ NK chủ yếu giày dép, hàng dệt may, hải sản, các sản phẩm về gỗ, ASEAN chủ yếu NK dầu thô và gạo, Trung Quốc tập trung vào cao su và than đá

Một vấn đề của thị trường XNK Việt Nam là tình trạng nhập siêu bị tập trung vào một số ít đối tác thương mại, hệ quả là nền kinh tế sẽ dễ bị phụ thuộc và chi phối bởi các đối tác này Việt Nam nhập siêu lớn nhất từ Trung Quốc, chủ yếu là máy móc, thiết bị, trong khi Trung Quốc lại không phải là quốc gia có lợi thế về công nghệ cao như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản Điều này chứng tỏ năng lực sản xuất

ASEAN EU 28 Hoa Kỳ Trung Quốc

Nhật Bản Hàn Quốc Các nước khác của Việt Nam còn tụt hậu so với tiến bộ chung của thế giới, rất khó để nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa trong dài hạn

Hình 18: Thị trường xuất khẩu hàng hóa cho Việt Nam giai đoạn 2001 – 2014

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu tổng hợp từ Trade Map

Tình hình thâm hụt Ngân sách Nhà nước

3.3.1 Các thành tố của Ngân sách Nhà nước

3.3.1.1 Thu Ngân sách Nhà nước

Thu Ngân sách qua các thời kỳ hầu như không có sự chuyển biến về cơ cấu Thu nội địa vẫn đóng vai trò then chốt trong tổng số thu Ngân sách, và ngày càng thể hiện tầm quan trọng của mình Theo sự phát triển của nền kinh tế, thu từ thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân sẽ là các nguồn thu chính cho ngân sách Trong bối cảnh cắt giảm liên tục thuế quan dành cho hoạt động XNK, thu từ nội địa sẽ là nguồn bù đắp cho phần cắt giảm đến từ tự do hóa thương mại

Hình 27: Cơ cấu thu NSNN giai đoạn 2001 – 2015

Nguồn: Vụ Ngân sách Nhà nước – Bộ Tài chính

Hình 28: Cơ cấu thu NSNN theo sắc thuế giai đoạn 2001 – 2015

Nguồn: Vụ Ngân sách Nhà nước – Bộ Tài chính

Thu nội địa Thu cân đối từ hoạt động XNK Thu từ dầu thô Thu viện trợ không hoàn lại

Thuế giá trị gia tăng Thuế TTĐB hàng SX trong nước

Thuế XK, NK, TTĐB hàng NK Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế tài nguyên Thuế thu nhập cá nhân

Với việc ký kết nhiều Hiệp định thương mại quốc tế, đặc biệt là kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện nhiều cam kết liên quan đến mở cửa thị trường và cắt giảm thuế quan Việc giảm thuế XNK đã làm cho tỷ trọng thu thuế từ hoạt động ngoại thương giảm nhẹ trong giai đoạn 2010 – 2015, đây là giai đoạn Việt Nam tiến hành cắt giảm thuế theo lộ trình Tuy nhiên, số thu thuế tuyệt đối từ khu vực này vẫn tăng mạnh mẽ

Bảng 6: Số thu thuế từ hoạt động XNK của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014 Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Thuế TTĐB hàng XNK

Thuế GTGT hàng XNK Thuế XK Thuế NK

Nguồn: Báo cáo tổng kết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (2005 –

Nhờ mở cửa thị trường, cắt giảm thuế quan nên kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh đã giúp số thu thuế tăng lên tương xứng Giai đoạn sau

2010, do NK bị chững lại nên số thu thuế từ NK giảm nhẹ rồi tiếp tục tăng trở lại vào năm 2014 Thuế GTGT thu từ hoạt động XNK tăng gấp 5 lần từ năm 2005 đến

2014 đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của tổng thu thuế GTGT

Hình 29: Thu NSNN (không kể dầu thô) theo thành phần kinh tế giai đoạn

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu tổng hợp từ các thông báo “Tình hình thực hiện NSNN” của Bộ Tài chính Đầu những năm 2000, việc cải cách hệ thống thu NSNN, trọng tâm là cải cách hệ thống thuế quốc gia đã được đặt lên vị trí hàng đầu Từ một hệ thống quản lý thu NSNN dựa trên cơ sở các quyết định rời rạc, thiếu tính hệ thống, đồng bộ và thiếu rành mạch, đã chuyển thành một hệ thống quản lý các nguồn thu ngân sách ngày càng được thể chế hóa, hợp pháp hóa, công khai hóa và sát với thực tiễn Nguồn thu NSNN ngày càng tăng một cách ổn định, chính phủ có thể dự báo trước được những biến động trong thu ngân sách để chủ động điều hành thu, chi NSNN

3.3.1.2 Chi Ngân sách Nhà nước

Nhìn chung, quy mô chi NSNN tăng nhanh trong nhiều năm qua do quy mô thu NSNN tăng cao Riêng số liệu các năm 2014, 2015 là số liệu ước thực hiện lần 2 nên chưa phải là số liệu quyết toán chính xác (quyết toán NSNN được công bố sau

18 tháng kể từ ngày kết thúc năm chính sách)

DN có vốn đầu tư nước ngoàiKhu vực công thương nghiệp và ngoài quốc doanh

Hình 30: Chi NSNN theo mục đích giai đoạn 2000 – 2015

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu tổng hợp từ các thông báo “Tình hình thực hiện NSNN” của Bộ Tài chính

Hình 31: Cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2001 – 2015

Nguồn: Vụ Ngân sách Nhà nước – Bộ Tài chính

Quy mô chi NSNN tăng nhanh thể hiện Chính phủ chú trọng tăng quy mô chi để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội giai đoạn 2000 – 2015 Tỷ trọng chi

Chi thường xuyên Chi đầu tư phát triển Chi khác

Chi thường xuyên Chi đầu tư phát triển Chi trả nợ và viện trợ

NSNN luôn trên 25% GDP cho thấy vai trò quan trọng của Nhà nước trong điều hành hoạt động nền kinh tế, thông qua việc đầu tư vào các lĩnh vực mà các khu vực kinh tế khác không có đủ điều kiện hoặc mong muốn tham gia Chi thường xuyên liên tục gia tăng và mở rộng, áp lực trả nợ gia tăng làm chi trả nợ và viện trợ ngày càng lớn làm cho quy mô chi NSNN gia tăng mạnh mẽ, trong khi đó tốc độ gia tăng chi đầu tư phát triển thấp

Phân theo nội dung kinh tế, chi NSNN gồm chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ và viện trợ Trong đó, chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, từ 50% – 65% trong suốt thời kỳ, chi đầu tư phát triển chiếm 20% - 30%, chi trả nợ và viện trợ chiếm khoảng 10% - 20%, phần còn lại (0% - 2%) là dành cho các khoản chi khác

Về giá trị tuyệt đối, chi đầu tư phát triển có xu hướng tăng lên qua nhiều năm, trong đó, chi xây dựng cơ bản luôn chiếm trên 90% chi đầu tư phát triển Chi đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa Bên cạnh đó, đầu tư cho các ngành mũi nhọn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất

Về chi thường xuyên, số tuyệt đối cũng tăng nhanh qua các năm thể hiện sự gia tăng nhu cầu chi nhằm đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội cũng như cung ứng các hàng hóa công cộng cho nền kinh tế Chi thường xuyên dùng cho các khoản chi sự nghiệp kinh tế, giáo dục đào tạo, văn hóa xã hội, cải cách bộ máy hành chính, đảm bảo an ninh quốc phòng, thực hiện cải cách tiền lương, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, xóa đói giảm nghèo Chi cho sự nghiệp xã hội luôn chiếm gần 50% tổng chi thường xuyên, trong đó đặc biệt chú trọng vào chi cho giáo dục đào tạo

Chi đầu tư phát triển có sự tăng lên về giá trị, nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với chi thường xuyên, vì vậy khi xét về cơ cấu chi NSNN thì chi đầu tư phát triển lại càng giảm Chất lượng đầu tư còn kém, dàn trải và lãng phí, chưa có tập trung trọng điểm Bên cạnh đó, vẫn tồn tại tình trạng bao cấp qua chi NSNN như miễn giảm thuế, xóa nợ, khoanh nợ trong đó bao cấp cho khu vực doanh nghiệp nhà nước có chiều hướng gia tăng Các chủ trương cổ phần hóa, bán, khoán, sáp nhập doanh nghiệp nhà nước đã có từ lâu những đến những năm 2015 – 2016 mới được thực hiện quyết liệt

Bảng 7: Thâm hụt NSNN Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 Đơn vị: Tỷ đồng

Thu NSNN Chi NSNN Thâm hụt

Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ các thông báo “Tình hình thực hiện NSNN” của

Trong suốt 15 năm, mặc dù thu NSNN liên tục tăng cao nhưng tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng chi NSNN, dẫn đến gia tăng THNSNN Từ năm 2000 – 2005, NSNN tuy chưa thâm hụt vượt ngưỡng 5% GDP như Quốc hội đề ra, nhưng luôn thâm hụt ở mức xấp xỉ 5% mà không thể giảm chỉ số này xuống Sau năm 2005, thâm hụt NSNN liên tục dao động quanh mức 5% GDP, thậm chí có năm tăng lên gần bằng 7% GDP Điều này thể hiện Chính phủ đang rất khó khăn trong nỗ lực cân đối NSNN đồng thời với phát triển kinh tế, ổn định các yếu tố vĩ mô khác

Hình 32: Thâm hụt NSNN Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu tổng hợp từ các thông báo “Tình hình thực hiện NSNN” của Bộ Tài chính

Khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 đã bắt đầu tác động đến Việt Nam từ cuối năm 2008, thu NSNN gặp khó khăn, nền kinh tế có nhiều dấu hiệu suy thoái Nhằm kích thích nền kinh tế phát triển, Chính phủ đã phải thực hiện các biện pháp kích cầu, tăng chi tiêu công Từ năm 2009, chi NSNN tăng vọt, mức bội chi cũng liên tục vượt ngưỡng 5% GDP Tình hình thu, chi ngân sách, thâm hụt NSNN và nợ công trong giai đoạn 2007 – 2015 gặp nhiều khó khăn Tỷ lệ huy động ngân sách trên GDP có xu hướng giảm, bội chi tăng lên Thu ngân sách giảm một phần nguyên nhân đến từ các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thị trường như giãn thuế, giảm thuế Đối với chi ngân sách, Nhà nước đã chủ động cắt giảm chi tuy nhiên cân đối ngân sách vẫn rất khó khăn Để đối phó với khủng hoảng kinh tế, Chính phủ đã phải áp dụng các gói kích cầu nhằm kích thích nền kinh tế Bên cạnh tính hiệu quả tức thời của mình thì các

NSNN NSNN / GDP Ngưỡng thâm hụt 5% gói kích cầu này cũng làm gia tăng đầu tư công, tăng thâm hụt ngân sách Năm

2009, thâm hụt NSNN đạt 6,9% GDP, cao nhất trong giai đoạn 16 năm nghiên cứu do Chính phủ sử dụng gói kích thích kinh tế khoảng 160.000 tỷ đồng Tại thời điểm khó khăn của nền kinh tế đất nước, gói kích cầu này được xem là kịp thời, ngăn chặn được suy giảm kinh tế Tuy nhiên, sau vài năm triển khai các chính sách của gói kích cầu, theo đánh giá của các nhà kinh tế và của Chính phủ, gói kích cầu bổ sung của các năm sau đó đã không mang lại những tác động như mong muốn Nguyên nhân đến từ việc thiếu công bằng trong việc thực hiện chính sách, hỗ trợ không đến đúng đối tượng, nguồn vốn bị sử dụng sai mục đích, nhiều doanh nghiệp lợi dụng giai đoạn nới lỏng chính sách kinh tế và tài chính để trục lợi Để đảm bảo nguồn vốn cho chi đầu tư phát triển, chính phủ đã phải tăng cường huy động từ phát hành trái phiếu, như năm 2006, Chính phủ phát hành thêm 10.666 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, thì đến năm 2010, Chính phủ đã phải phát hành thêm 56.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, tăng 5 lần chỉ sau 5 năm Tỷ lệ dư nợ công, dư nợ chính phủ, dư nợ nước ngoài so với GDP của Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn an toàn nhưng đang tăng nhanh

Đánh giá tổng quan về Thâm hụt kép

3.4.1 Tình hình thâm hụt kép

Giai đoạn 2000 – 2015, CCVL và NSNN của Việt Nam có nhiều thay đổi, không phải mọi thời điểm hai tài khoản này đều mang cùng dấu

Nhìn vào biểu đồ dưới đây, có thể thấy THK xảy ra ở Việt Nam trong giai đoạn 2002 – 2011 Từ 2000 đến 2008, hai tài khoản cùng có xu hướng giảm dần; từ

2008 đến 2012, hai tài khoản vận động ngược chiều, khi CCVL có xu hướng tích cực thì NSNN ngày càng giảm sâu; từ 2013 – 2015, hai tài khoản quay lại có cùng xu hướng Trong đó, giai đoạn 2006 – 2009, cả hai tài khoản đều bị thâm hụt sâu

THNSNN Việt Nam theo cách tính thông lệ quốc tếTHNSNN Việt Nam theo cách tính Luật NSNN 2002

Hình 34: Ngân sách Nhà nước và Cán cân vãng lai Việt Nam 2000 - 2015

Nguồn: tác giả xây dựng

Năm 2007, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn chế tái cấp vốn thông qua cầm cố giấy tờ có giá Nguyên nhân của chính sách này đến từ việc Việt Nam đối diện với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhập siêu kỷ lục kéo theo thâm hụt CCVL, dòng vốn ngoại tăng nhanh, lạm phát tăng, thị trường quốc tế biến động khó dự báo Chính sách của NHNN đã giúp kiểm soát lạm phát, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được duy trì tương đối ổn định dù chịu sức ép giảm giá Chính sách này cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bội chi tăng cao giai đoạn này

Năm 2008, 2009, NHNN quyết định thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng sau một thời kỳ tỷ giá chịu sức ép giảm giá Điều này đã giúp Chính phủ đạt được các mục tiêu tăng trưởng, nhưng không đạt hiệu quả trong việc giữ ổn định tỷ giá, và tiếp tục làm bội chi tăng lên với tốc độ nhanh hơn Sau năm 2009, CCVL và NSNN chuyển động ngược chiều, trong khi CCVL có xu hướng cải thiện thì NSNN lại thâm hụt trầm trọng hơn

3.4.2 Các chính sách của Chính phủ đã áp dụng nhằm xử lý THK

Giai đoạn 2000 – 2015, CCVL có nhiều thời điểm đổi dấu, từ thặng dự sang thâm hụt và ngược lại Bên cạnh đó, NSNN thì luôn luôn thâm hụt trong toàn bộ

Ngân sách Nhà nước (trái) Cán cân vãng lai (phải) giai đoạn này Chính phủ đã nỗ lực xử lý THK bằng cách cải thiện CCVL từ năm

2008 và đưa cán cân này thặng dư từ năm 2012, tuy nhiên chưa thể tác động tích cực đến NSNN Với tình hình đó, Việt Nam không còn THK từ năm 2012 – 2015 Các chính sách kinh tế Việt Nam đã áp dụng: điều chỉnh tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, Chính phủ sử dụng các gói kích cầu

Phần 3.1.2.3 đã đưa ra bức tranh khái quát về việc điều chỉnh tỷ giá giai đoạn

2000 – 2015 Trong đó, giai đoạn 2008 – 2011, tỷ giá được thay đổi nhiều nhất Xét về dài hạn, phá giá nội tệ của Việt Nam giai đoạn này có hiệu ứng giúp cải thiện CCVL tuân theo hiệu ứng tuyến J Điều này lý giải cho những điều chỉnh tỷ giá mạnh mẽ giai đoạn 2008 – 2011 và tiếp tục điều chỉnh giai đoạn 2011 – 2015 đã giúp CCVL chuyển hướng tích cực từ 2008 – 2015

Khi phá giá tiền tệ, giá cả hàng hóa NK sẽ trở nên đắt hơn đối với thị trường nội địa, trong khi giá hàng XK lại trở nên rẻ hơn đối với người nước ngoài Vì thế,

XK có lợi thế, NK gặp bất lợi, xuất khẩu ròng tăng lên Do giá cả hàng hóa không co giãn trong ngắn hạn, nên phá giá tiền tệ sẽ làm cho tỷ giá thực tăng, kích thích tăng khối lượng XK và hạn chế khối lượng NK

Tuy nhiên, phá giá tiền tệ giai đoạn 2008 – 2011 đã làm gia tăng kỳ vọng tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước không đạt được mục tiêu bình ổn tỷ giá và tâm lý thị trường Các lần điều chỉnh tỷ giá tiếp theo tiếp tục góp phần làm gia tăng lạm phát, ảnh hưởng đến việc thực thi các mục tiêu kinh tế vĩ mô Bên cạnh đó, gánh nặng nợ công trả bằng đô la Mỹ tăng cao do tỷ giá được điều chỉnh, NSNN gia tăng thâm hụt

3.4.2.2 Tăng tín dụng cho xuất khẩu

Ngân hàng Nhà nước đã có những điều chỉnh trong định hướng tín dụng, nhằm hỗ trợ cho lĩnh vực xuất khẩu Năm 2011, tín dụng cho xuất khẩu tăng đến 58%, lãi suất cho vay dành cho doanh nghiệp XK có mức trần thấp hơn nhiều so với mức trần vay vốn của các doanh nghiệp lĩnh vực khác Nhà nước có các quy định cụ thể về đối tượng doanh nghiệp, danh mục mặt hàng XK được áp dụng chính sách tín dụng XK

Tín dụng XK được cấp cho các doanh nghiệp lớn sẽ là đòn bẩy cho hoạt động XK, giúp nhanh chóng cải thiện CCVL quốc gia Bên cạnh đó, tín dụng XK cũng được cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này có nguồn lực để thâm nhập sâu rộng vào thị trường thế giới, có cơ hội phát triển thành các doanh nghiệp XK lớn Bên cạnh đó, chính sách tín dụng XK cũng hướng đến hỗ trợ các mặt hàng mục tiêu, trọng điểm, có tiềm lực phát triển trong từng thời kỳ kinh tế Năm 2006, kim ngạch XK hàng thủy sản có nhận tài trợ tín dụng XK là 7%, trong các năm 2010 – 2012, kim ngạch này đã tăng lên 30%

Sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2007, mọi doanh nghiệp đều gặp khó khăn về nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất, XK hàng hóa Chính vì thế, tăng tín dụng xuất khẩu là biện pháp hỗ trợ hữu hiệu mà Nhà nước đã triển khai

3.4.2.3 Chính phủ đưa ra các gói kích cầu

Kích cầu là biện pháp Chính phủ đẩy mạnh chi tiêu công cộng, nhằm đẩy mạnh tổng cầu và kích thích tăng trưởng kinh tế Các gói kích cầu được áp dụng đúng thời điểm, đúng đối tượng đã giúp phục hồi nền kinh tế, kích thích tiêu dùng và sản xuất Thông qua đó hỗ trợ năng lực tài chính cho các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất và xuất khẩu Tuy nhiên, việc đưa ra nhiều gói kích cầu trong nhiều năm liền đã ảnh hưởng không nhỏ đến THNSNN

Ngày 15/01/2009, Chính phủ đưa ra gói kích cầu 1 tỷ USD (17.000 tỷ VND) để hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các khoản vay ngắn hạn (tối đa 8 tháng), gói kích cầu kết thúc vào ngày 31/12/2009 Gói kích cầu thứ hai có các điều kiện mở hơn, thời gian thực hiện từ 04/04/2009 đến 31/12/2011 với tổng giá trị 20.000 tỷ VND, mức hỗ trợ tiền vay 4%/năm cho thời gian tối đa 24 tháng Bên cạnh đó, Chính phủ cũng thực hiện gói kích cầu miễn, giảm một số loại thuế, kéo dài thời hạn nộp thuế XNK, tương đương khoảng 28.000 tỷ đồng Các năm tiếp theo, Chính phủ tiếp tục áp dụng các gói kích cầu và các chính sách hỗ trợ dành cho doanh nghiệp khác

3.4.2.4 Cải cách chính sách về thuế

Giai đoạn 2000 – 2015 là giai đoạn Việt Nam thực thi nhiều cải cách kinh tế quan trọng, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hội nhập nhanh chóng và sâu rộng vào sân chơi kinh tế toàn cầu Trong đó, cải cách chính sách về thuế là một trong những định hướng quan trọng, then chốt, mang lại hiệu quả cao Giai đoạn này, cải cách thuế được thực hiện ở nhiều phương diện Các Luật Thuế mới được ban hành hoặc sửa đổi theo hướng cụ thể và công bằng, như Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Quản lý thuế, Luật Phí, lệ phí… Thủ tục hành chính cũng được đơn giản và hiện đại hóa Đơn vị nộp thuế sẽ được chủ động, tự giác thực hiện các nghĩa vụ của mình và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng hướng dẫn, quản lý, giám sát Quy trình được điều chỉnh theo hướng công bằng, công khai và minh bạch

MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT CÁN CÂN VÃNG LAI VÀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM

Lựa chọn mô hình

Luận án sử dụng mô hình Mundell – Fleming làm cơ sở để xây dựng mô hình kiểm định mối quan hệ giữa THCCVL và THNSNN Như phân tích tại chương

I, mô hình của Keynes tập trung phân tích mối quan hệ trực tiếp giữa CCVL và NSNN, ủng hộ cho trường hợp THNSNN là nguyên nhân gây nên THCCVL Tuy nhiên, theo phân tích lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới, THK không chỉ dừng lại ở mối quan hệ một chiều từ NSNN đến CCVL, mà tồn tại 4 mối quan hệ khác nhau Bên cạnh đó, giữa 2 nhân tố này có thể có tác động trực tiếp, nhưng cũng có thể sử dụng các nhân tố trung gian truyền dẫn tác động, đó là lãi suất và tỷ giá

Mô hình Mundell – Fleming giải thích mối quan hệ thâm hụt kép trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi như sau: thâm hụt ngân sách Nhà nước của một nền kinh tế tăng lãi suất sẽ liên quan đến phần còn lại của thế giới, khuyến khích dòng vốn vào, tăng tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái cao hơn làm giảm xuất khẩu ròng và làm thâm hụt cán cân vãng lai có nguy cơ trầm trọng hơn

Mô hình Mundell – Fleming sử dụng đầy đủ các biến này để giải thích được các mối quan hệ giữa CCVL và NSNN, vì vậy đây là mô hình phù hợp làm cơ sở lý thuyết cho phần kiểm định Theo đó, 4 biến có mối quan hệ nhân quả với nhau được đưa vào mô hình: CCVL, NSNN, tỷ giá hối đoái và lãi suất

Trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học sử dụng mô hình Mundell – Fleming trong nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ thâm hụt kép Một số nghiên cứu sử dụng mô hình Mundell – Fleming để chứng minh thâm hụt ngân sách Nhà nước dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai như Volcker (1984) và Abell (1990) nghiên cứu về Hoa Kỳ những năm cuối 1980; Hutchinson và Pigott (1984), Zietz và Pemberton

(1990), Bacham (1992), Erceg (2005), Bartolini và Larhiri (2006) nghiên cứu về các nước OECD Chinn và Prasad (2003) cho rằng Mundell – Fleming phù hợp để áp dụng cho cả các nước phát triển và đang phát triển Một số nghiên cứu khác với mô hình này lại chỉ ra rằng thâm hụt cán cân vãng lai là nguyên nhân làm trầm trọng thêm thâm hụt ngân sách Nhà nước, như nghiên cứu của Summers (1988), Reisen

(1998), Khalid và Teo (1999), Alkswani (2000) Một số nghiên cứu khác cho kết quả có mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa cán cân vãng lai và ngân sác Nhà nước, như nghiên cứu của Darrat (1988), Hatemi và Shukur (2002) trong nghiên cứu về Hoa Kỳ; Islam (1998) khi nghiên cứu về Brazil; Normandin (1999) trong nghiên cứu về Canada; Baharumshah (2006) khi nghiên cứu về Malaysia và Philippines Cũng có những nghiên cứu sử dụng mô hình Mundell – Fleming chứng minh rằng cán cân vãng lai và ngân sách Nhà nước không có mối quan hệ nhân quả, như nghiên cứu của Miller và Russek (1989), Rahman và Mishra (1992) Như vậy, mô hình Mundell – Fleming là một mô hình đã được các nhà khoa học sử dụng phổ biến để nghiên cứu về thâm hụt kép, cụ thể là tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách Nhà nước và thâm hụt cán cân vãng lai thông qua 4 biến Mô hình này có thể giúp các nhà khoa học đánh giá được mối quan hệ giữa 2 nhân tố kinh tế vĩ mô để xác định loại thâm hụt kép mà một nền kinh tế đã gặp phải

4.1.2 Mô hình kinh tế lượng

Luận án nghiên cứu đến vấn đề thâm hụt kép với các biến số kinh tế vĩ mô dạng chuỗi thời gian: TH CCVL, TH NSNN, tỷ giá và lãi suất Mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô này không chỉ đơn thuần là mối quan hệ một chiều Trên cả lý thuyết lẫn thực tiễn tại các nền kinh tế trên thế giới, biến số này có thể ảnh hưởng đến biến số kia và ngược lại, mỗi biến số có thể chịu ảnh hưởng từ độ trễ của chính nó và của các biến khác Chính vì thế, luận án cần sử dụng mô hình kinh tế lượng có thể đánh giá được ảnh hưởng qua lại đồng thời giữa các biến, tức là phải xem xét hệ phương trình đồng thời

Trong mô hình với các biến có mối quan hệ tác động qua lại nhiều chiều, việc xác định hoặc đặt giả thuyết biến nào là nội sinh, biến nào là ngoại sinh có thể mang tính chủ quan và không đưa ra được kết quả phản ánh đúng mối quan hệ thực tế giữa các biến số kinh tế Vì vậy, mô hình kinh tế lượng cần xem xét các biến có vai trò như nhau và đều là biến nội sinh của mô hình

Với các đặc điểm trên, luận án lựa chọn mô hình tự hồi quy vector VAR

(1980) của nhà khoa học Christopher Albert Sims (nhà khoa học người Mỹ được nhận giải Nobel Kinh tế năm 2011) VAR thỏa mãn các yêu cầu của luận án khi kết hợp được cả 2 phương pháp: tự hồi quy đơn chiều và hệ phương trình ngẫu nhiên VAR dễ dàng ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS và cho phép ước lượng đồng thời nhiều biến trong cùng một hệ thống mà không quan tâm đến tính nội sinh của các biến số kinh tế Để có thể tìm ra được mối quan hệ tác động giữa các biến đưa vào mô hình, luận án sử dụng kiểm định nhân quả Granger (Granger Causality Test) của nhà khoa học Cliver Granger (nhà khoa học Anh được nhận giải Nobel Kinh tế năm 2003) trong mô hình VAR để đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa 4 biến, nhằm xác định được loại THK của Việt Nam Luận án phân tích hồi quy liên quan đến số liệu chuỗi thời gian vừa là mô hình phân phối trễ, đồng thời là mô hình tự hồi quy, khi đó kiểm định nhân quả Granger sẽ chỉ ra sự tồn tại các mối quan hệ giữa các biến Khi đưa vào mô hình 4 biến, luận án cần xem xét đến tính nhân quả đa phương thông qua kỹ thuật tự hồi quy vector VAR

4.1.3.1 Thâm hụt cán cân vãng lai

Số liệu về TH CCVL được tác giả truy xuất từ hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến về tài chính và kinh tế vĩ mô của IMF Số liệu được lấy từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2015 CCVL được ghi nhận bằng đồng đô la Mỹ theo giá hiện hành

Số liệu về tỷ giá cuối kỳ được tác giả truy xuất từ cùng nguồn thống kê với số liệu CCVL

Trong mô hình, biến CCVL được ký hiệu là CA Luận án sử dụng biến GCA là tốc độ thay đổi của CCVL, được xác định theo công thức:

Trong đó: GCA t : tốc độ thay đổi của CCVL thời kỳ t

4.1.3.2 Thâm hụt ngân sách Nhà nước

Cách xác định thu, chi NSNN để xác định thâm hụt của Việt Nam hiện nay và thông lệ quốc tế có sự khác biệt:

- Chi NSNN để xác định thâm hụt của Việt Nam tính cả các khoản trả nợ gốc và trả lãi tiền vay nhưng không bao gồm các khoản vay về cho vay lại Chi trả nợ gốc và lãi các khoản vay của Chính phủ đều thuộc chi NSNN

- Chi NSNN để xác định thâm hụt theo thông lệ quốc tế chỉ bao gồm trả nợ lãi, không bao gồm trả nợ gốc Các khoản trả nợ lãi được phân loại vào chi thường xuyên, còn các khoản trả nợ gốc được hạch toán riêng nhưng vẫn đảm bảo theo dõi và phản ánh đầy đủ trong cân đối NSNN để Chính phủ thực hiện nghĩa vụ trả nợ

Bội chi NSNN sẽ bao gồm toàn bộ các khoản vay để bù đắp chênh lệch thu, chi NSNN Như vậy, với cách xác định của Việt Nam, phần vay sẽ được phản ánh 2 lần trong chi ngân sách: (1) sử dụng nguồn vay để chi bù đắp, (2) chi trả nợ gốc khi đến hạn Cách tính này cho kết quả số THNSNN lớn hơn xấp xỉ 2 lần so với cách tính của quốc tế, điển hình là IMF Theo Hệ thống thống kê tài chính Chính phủ (GFS) của IMF quy định các khoản vay không nằm trong thu ngân sách và chi trả nợ gốc không nằm trong chi ngân sách Nguồn thu ngân sách bao gồm các khoản thu vào quỹ ngân sách mà khoản thu đó không phát sinh, không tạo ra, không kèm theo nghĩa vụ hoàn trả trực tiếp Khoản vay trong và ngoài nước gắn liền với nghĩa vụ trả nợ nên không được xếp vào nguồn thu ngân sách trong trường hợp này Chi trong cân đối NSNN được đảm bảo bằng các nguồn thu trong cân đối NSNN Vì thu ngân sách không bao gồm khoản vay nên chi ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc tiền vay

Luật Ngân sách Nhà nước 2015 ban hành (và có hiệu lực từ năm 2017) đã quy định cách xác định bội chi ngân sách mới, theo đó chi NSNN sẽ không bao gồm chi trả nợ gốc Như vậy, từ năm 2017 Việt Nam sẽ có cách tính THNSNN mới phù hợp với thông lệ quốc tế Hiện nay, các báo cáo của Việt Nam đều sử dụng cách tính cũ theo luật hiện hành Để đồng nhất phương pháp thống kê, luận án sử dụng số liệu từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2015

Mô hình kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình

4.2.1 Kiểm định tính dừng của các biến đưa vào mô hình

Các dữ liệu kinh tế vĩ mô được thống kê dưới dạng chuỗi thời gian thường không có tính dừng Nếu sử dụng các chuỗi dữ liệu thô này vào các mô hình kinh tế lượng có thể gặp phải trường hợp hồi quy không xác thực, hoặc các kết quả mô hình và dự báo là không đáng tin cậy Trước khi đưa các chuỗi số liệu vào mô hình, cần thiết phải kiểm tra tính dừng để đưa ra các điều chỉnh phù hợp

Kiểm định nghiệm đơn vị bằng kiểm định Dickey – Fuller gia tăng (ADF) sẽ giúp xác định chuỗi thời gian có tính dừng hay không Ta có giả thuyết:

H 0 : Chuỗi thời gian không phải là chuỗi dừng

H 1 : Chuỗi thời gian là chuỗi dừng

Bằng kiểm định ADF, nếu như giá trị tuyệt đối tính được của trị thống kê  (tức là ||) cao hơn các giá trị tới hạn tuyệt đối T hoặc DF hoặc Mackinnon DF, thì giả thuyết cho rằng chuỗi thời gian là dừng sẽ không bị bác bỏ Ngược lại, chuỗi thời gian đang xem xét sẽ là không dừng Kiểm định ADF với các dữ liệu về NSNN, CCVL, tỷ giá và lãi suất cho ra các kết quả sau:

Bảng 8: Kết quả kiểm định ADF các chuỗi số liệu

Giá trị tới hạn mức ý nghĩa

Kết luận Bác bỏ H 0 Bác bỏ H 0 Chấp nhận H 0 Chấp nhận H 0

Giá trị tới hạn mức ý nghĩa

Kết luận Bác bỏ H 0 Bác bỏ H 0

Nguồn: Tác giả tự tính toán bằng phần mềm EVIEWS 1

Kiểm định ADF cho thấy chuỗi số liệu GCA, GDB là chuỗi thời gian dừng, hai chuỗi ER và IR là chuỗi thời gian không dừng Tiếp tục thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị với sai phân bậc 1 với hai chuỗi ER và IR cho kết quả là chuỗi dừng với cả hai chuỗi số liệu

1 Kết quả cụ thể xem tại phụ lục

Như vậy, các chuỗi số liệu được đưa vào mô hình là tốc độ biến đổi của cán cân vãng lai GCA, tốc độ biến đổi của ngân sách Nhà nước GBD, sai phân bậc 1 của tỷ giá (D(ER)), sai phân bậc 1 của lãi suất (D(IR))

4.2.2 Xây dựng mô hình tự hồi quy vector VAR

Xây dựng mô hình tự hồi quy vector VAR với 4 biến dừng GBD, GCA D(ER) và D(IR) Từ kết quả mô hình VAR 2 , xác định độ trễ tối ưu theo các tiêu chí:

Bảng 9: Xác định độ trễ tối ƣu của mô hình VAR Tiêu chí Đỗ trễ LR FPE AIC SC HQ

*: độ trễ phù hợp với tiêu chí đánh giá

Nguồn: Tác giả tính toán trên phần mềm EViews 3

Như vậy, mô hình VAR với 4 biến xem xét sẽ có độ trễ tối ưu là 4 Ước lượng lại mô hình VAR tại độ trễ tối tư 4 4 Kiểm tra tính dừng của chuỗi phần dư bằng vòng tròn đơn vị, ta thấy tất cả các nghiệm đều nằm trong vòng tròn nên tất cả các chuỗi đều là chuỗi dừng, mô hình VAR là ổn định

2 Kết quả cụ thể xem tại phụ lục

3Kết quả cụ thể xem tại phụ lục

4 Kết quả cụ thể xem tại phụ lục

Inverse Roots of AR Characteristic Polynomial

Hình 36: Vòng tròn đơn vị mô hình VAR

Nguồn: Tác giả tính toán trên phần mềm EViews

Với mô hình VAR tại độ trễ tối ưu bằng 4, ta kiểm định nhiễu trắng để biết phần dư có hiện tượng tự tương quan hay không Kiểm định này có giả thuyết:

H 0 : Không có hiện tượng tự tương quan tại độ trễ tính toán

H 1 : Có hiện tượng tự tương quan tại độ trễ tính toán

Kết quả kiểm định như sau:

Bảng 10: Kết quả kiểm định nhiễu trắng mô hình VAR Độ trễ Xác suất P-value của cặp giả thuyết

Nguồn: Tác giả tính toán trên phần mềm EViews 5

5 Kết quả cụ thể xem tại phụ lục

Với kết quả kiểm định trên, giả thuyết H 0 được chấp nhận, phần dư của mô hình VAR không có tự tương quan tại tất cả các độ trễ tại các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%

Như vậy, mô hình VAR với 4 biến GBD, GCA, D(ER), D(IR) tại độ trễ tối ưu bằng 4 đã đáp ứng được mô hình ổn định và phần dư nhiễu trắng

4.2.3 Kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong mô hình VAR

Luận án đi vào tìm kiếm các mối quan hệ nhân quả giữa các biến bằng cách kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger của mô hình VAR Kiểm định nhằm xem xét các chuỗi thời gian tại độ trễ bằng 4 có giải thích cho các biến còn lại và ngược lại hay không Với kiểm định nhân quả Granger, ta có giả thuyết:

H 0 : Không có mối quan hệ nhân quả

H 1 : Có mối quan hệ nhân quả

Khi đó, nếu thống kê F của kiểm định Wald cho kết quả giá trị thống kê F tính toán lớn hơn giá trị thống kê F phê phán ở một mức ý nghĩa nào đó thì giả thuyết H 0 bị bác bỏ (tương ứng với giá trị P < 0,05 với mức ý nghĩa 5%)

Bảng kết quả kiếm định nhân quả Granger của mô hình VAR như sau:

Bảng 11: Kết quả kiểm định Granger mối quan hệ nhân quả

Giả thuyết H 0 P-value Kết luận

Nguồn: Tác giả tự tính toán bằng phần mềm EVIEWS 6

6 Kết quả cụ thể xem tại phụ lục

Các kết quả bác bỏ H0 (tức là có mối quan hệ nhân quả giữa 2 biến) trong bảng trên đều có mức ý nghĩa tại 1%, 5% và 10% Dựa vào kết quả kiểm định Granger với độ trễ bằng 4, có thể thấy rằng tốc độ biến đổi NSNN không là nguyên nhân gây nên sự biến động của CCVL, tỷ giá hay lãi suất Tốc độ thay đổi CCVL là nguyên nhân trực tiếp tạo ra tốc độ thay đổi của NSNN, nhưng không tác động đến các tỷ giá và lãi suất Biến động lãi suất cho vay trên thị trường là nguyên nhân dẫn đến biến động tỷ giá, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ thay đổi của CCVL

4.2.4 Kiểm định đồng liên kết

Vì các chuỗi thời gian đưa vào mô hình có tồn tại chuỗi không dừng nên kết quả hồi quy sẽ có sác xuất là hồi quy giả mạo Tuy nhiên, nếu các chuỗi thời gian này đồng liên kết, tức là khi kết hợp lại sẽ tạo ra chuỗi dừng, thì các biến có mối quan hệ trong dài hạn Luận án sử dụng kiểm định đồng liên kết Johansen dựa trên cơ sở phương pháp luận VAR để kiểm tra xem các biến có mối quan hệ đồng liên kết hay không Với kiểm định đồng liên kết Johansen, ta có giả thuyết:

H 0 : Có ít nhất n mối liên hệ đồng liên kết

H 1 : Không có ít nhất n mối liên hệ đồng liên kết

Trong đó, n nhận các giá trị lần lượt từ 0 đến số biến trừ 1 Với kiểm định này, khi trị giá thống kê nhỏ hơn giá trị phê phán ở mức ý nghĩa cụ thể thì giả thuyết

H 0 được chấp nhận, trong trường hợp ngược lại thì bị bác bỏ Kết quả của kiểm định đồng liên kết Johansen với khoảng trễ 1 – 8 tại mức ý nghĩa 5% được mô tả ở bảng sau

Bảng 12: Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen

Giả thuyết H 0 Giá trị thống kê

Giá trị phê phán P-value

Không có đồng liên kết 53,72117 40,17493 0,0013

Có ít nhất 1 mối quan hệ đồng liên kết 28,27171 24,27596 0,0149

Có ít nhất 2 mối quan hệ đồng liên kết 10,29728 12,32090 0,1067

Có ít nhất 3 mối quan hệ đồng liên kết 1,875949 4,129906 0,2010

Chú thích: Mức ý nghĩa thống kê: 5%

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên kết quả kiểm định Granger 7

7 Kết quả cụ thể xem tại phụ lục

Như vậy giá trị thống kê (Trace statistic) và P-value đã chỉ ra rằng có ít nhất

2 mối quan hệ đồng liên kết tại mức ý nghĩa 5% Như vậy, các biến trong mô hình có mối quan hệ trong dài hạn, mô hình VAR là ổn định

Nguyên nhân thâm hụt kép tại Việt Nam

4.3.1 Mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư

Tỷ lệ tiết kiệm thấp trong khi tỷ lệ đầu tư luôn cao thể hiện nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào dòng vốn đầu tư nước ngoài do nguồn tiết kiệm trong nước đã huy động hết cho đầu tư

Hình 38: Chênh lệch đầu tƣ và tiết kiệm Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015

Nguồn: Tác giả xây dựng từ các số liệu tổng hợp tại World Bank

Việt Nam duy trì tăng trưởng bằng cách dựa vào vốn đầu tư, tổng đầu tư toàn xã hội liên tục tăng trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, mặc dù sau đó có giảm những vẫn duy trì ở mức cao So với các quốc gia khác trong khu vực và các nước

T ri ệu đô la Mỹ

Tiết kiệm (Phải) Đầu tư (Phải)

Tiết kiệm/GDP (Trái) Đầu tư/GDP (Trái) thuộc nhóm có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam là nước có tỷ lệ đầu tư / GDP vào loại cao nhất (chỉ kém hơn Trung Quốc) Ngoài ra, trong khi tỷ lệ đầu tư / GDP của thế giới tương đối ổn định thì tỷ lệ này ở Việt Nam lại có xu hướng gia tăng Tăng trưởng của Việt Nam trong suốt giai đoạn đối mới chủ yếu là dựa vào vốn đầu tư, trong đó có vai trò quan trọng của vốn đầu tư từ khu vực nhà nước (Tô Trung Thành, 2014, tr.77) Đầu tư dành cho khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhưng mang lại hiệu quả thấp hơn so với khu vực tư nhân, khu vực nước ngoài dẫn đến đầu tư chung của nền kinh tế đạt hiệu quả thấp Tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn đầu tư thì tiết kiệm trong nước lại không đủ đáp ứng nhu cầu tổng mức đầu tư toàn xã hội

Với công thức CA = (S – I) + (T – G) , trong đó, (S – I) là tiết kiệm ròng của khu vực tư nhân, (T – G) - ngân sách nhà nước - là tiết kiệm ròng của khu vực chính phủ Như vậy, khi CCVL bị thâm hụt, nó phản ánh tiết kiệm ròng của quốc gia âm, có nghĩa là tỷ lệ đầu tư cao hơn tỷ lệ tiết kiệm Thập kỷ đầu của thế kỷ XIX, NSNN thâm hụt đồng thời tiết kiệm thấp hơn đầu tư, dẫn đến CCVL rơi vào thâm hụt Nửa thập kỷ tiếp theo, tiết kiệm cao hơn đầu tư là nguyên nhân cải thiện CCVL, giúp Việt Nam thoát khỏi tình trạng thâm hụt kép Chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư mang dấu âm do NSNN (tiết kiệm chính phủ ròng) phục vụ mô hình tăng trưởng nên đã bị thâm hụt ở mức cao và dai dẳng, cộng thêm gia tăng chênh lệch ở khu vực tư nhân

Trong bối cảnh lạm phát và bất ổn kinh tế vĩ mô gia tăng trong những năm

2005 – 2010, thị trường tài chính non trẻ, yếu kém dẫn đến tiết kiệm ròng được đóng góp từ khu vực hộ gia đình rất nhỏ Thời điểm này, thị trường chứng kiến những bong bong tài sản như chứng khoán, bất động sản do NHNN không điều tiết được dòng tiền tăng đột biến từ dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh Bong bóng tài sản đã kích thích tiêu dùng trong dân cư, làm sụt giảm lượng tiết kiệm ròng Bên cạnh đó, các doanh nghiệp luôn yêu cầu mức đầu tư lớn so với tiết kiệm, nhất là đối với các nước phát triển Với các chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế của chính phủ, quy mô vay nợ tín dụng dành cho doanh nghiệp liên tục tăng trưởng Tuy nhiên, với các chính sách kiểm soát lỏng lẻo, sự yếu kém trong nghiệp vụ ngân hàng, tâm lý đầu tư ngắn hạn, đã mang lại hậu quả hàng loạt doan nghiệp hoạt động kém hiệu quả rơi vào phá sản Hiệu quả đầu tư không có, trong khi tiết kiệm ròng lại âm

4.3.2 Mất cân đối trong vai trò giữa các khu vực kinh tế

Sau giai đoạn khủng hoảng 2007 – 2009, CCVL Việt Nam dần dần được cải thiện và đã chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu từ năm 2011 Khu vực FDI đóng vai trò quan trọng vào kết quả này Như đã phân tích, các doanh nghiệp FDI đóng góp nhiều vào GDP nhưng lại đang tạo ra tác động tiêu cực vào GNI Việt Nam Phần lớn lợi nhuận của các doanh nghiệp này được chuyển về chính quốc của các doanh nghiệp FDI, do đó dù có đóng góp lớn vào GDP nhưng lại có tác động tiêu cực đến GNI của Việt Nam Trên thực tế, thu NSNN từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không có sự chuyển biến tích cực mặc dù đóng góp cho CCTM gia tăng Như vậy, đây là khu vực nhận được nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi, khuyến khích phát triển nhưng đóng góp vào NSNN lại không xứng tầm Việc đầu tư, hỗ trợ cho một khu vực quá nhiều nhưng lại không thu được kết quả tương xứng cũng là nguyên nhân góp phần làm NSNN khó cải thiện

Cải thiện cơ cấu và năng lực cạnh tranh XNK Việt Nam không phải là nguyên nhân giúp CCTM thặng dư giai đoạn 2011 – 2015, mà nguyên nhân chính đến từ sự suy giảm tổng cầu hàng hóa trong nước sau giai đoạn khủng hoảng và sự gia tăng XK đột biến của doanh nghiệp FDI Samsung Nguyên nhân này không giúp thặng dư CCTM bền vững và khi cầu hàng hóa trong nước phục hồi thì Việt Nam sẽ đối mặt với khó khăn kiểm soát nhập siêu

Khu vực FDI mặc dù mang lại những tác động tích cực cho nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây, nhưng không thể trở thành khu vực kinh tế chủ lực Bởi các doanh nghiệp FDI chủ yếu tận dụng ưu thế giá nhân công, đất đai và các chính sách mở cửa thông thoáng của Việt Nam Mặc dù hoạt động FDI ngày càng sôi động, nhưng chủ yếu vẫn xoay quanh lĩnh vực gia công, lắp ráp Nếu chỉ chú trọng vào đối tượng này sẽ không giúp các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh Sử dụng ưu thế giá đất, giá nhân công rẻ sẽ không thể lâu bền, giống như làn sóng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam của các doanh nghiệp FDI trước đây Như vậy, để thu hút được dòng FDI chảy vào trong nước, Việt Nam đã phải đầu tư từ cơ sở hạ tầng đến cải thiện hệ thống luật pháp, môi trường kinh doanh, nhưng lại chưa có chiến lược để hấp thu được các lợi ích dài hạn mà khối doanh nghiệp này có thể mang lại

Hình 39: Cơ cấu thu NSNN Việt Nam theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 –

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên Báo cáo tình hình thực hiện NSNN của Bộ Tài chính

Mặt khác, cơ cấu thu ngân sách của Việt Nam phụ thuộc lớn vào khu vực dầu mỏ và thuế XNK Việc tham gia sâu rộng các khu vực thương mại tự do với cam kết cắt giảm thuế XNK đã ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến số thu NSNN của Việt Nam Thu ngân sách sụt giảm trong khi tăng chi cho mục tiêu vực dậy nền kinh tế sau khủng hoảng bằng các gói kích cầu đã làm cho NSNN thâm hụt lớn Giá dầu mỏ thế giới biến động liên tục và khó dự đoán do ảnh hưởng của an ninh, chính trị làm nguồn thu ngân sách từ dầu mỏ không ổn định

Bên cạnh đó, Việt Nam là nước đang phát triển nên nhu cầu chi cho đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN Tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN và tốc độ chi lớn hơn đáng kể so với chi thường xuyên Trong tổng đầu tư nền kinh tế, chi đầu tư từ ngân sách chiếm tới 50% Điều này làm hiệu

DN có vốn đầu tư nước ngoàiKhu vực công thương nghiệp và ngoài quốc doanh quả của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ không phát huy được hết tác dụng như mong muốn

Hình 40: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa rên số liệu Tổng cục thống kê

Hình 41: Cơ cấu vốn đầu tƣ toàn xã hội chia theo thành phần kinh tế

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa rên số liệu Tổng cục thống kê

Cơ cấu vốn đầu tƣ xã hội

Kinh tế ngoài Nhà nước

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Tổng sản phẩm trong nước

Kinh tế Nhà nướcKinh tế ngoài Nhà nướcKhu vực có vốn đầu tư nước ngoàiThuế trừ trợ cấp (hàng hóa)

Thực tiễn cho thấy hiệu quả đầu tư công của Việt Nam thấp, thể hiện ở hệ số ICOR cao và có xu hướng tăng liên tục nhiều năm liền, bên cạnh những ưu đãi về tài nguyên, đất đai, cơ chế chính sách thì tỷ lệ vốn khu vực đầu tư công nắm giữ cao nhưng mức đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc dân thấp

Do điều hành quản lý NSNN không hợp lý nên chưa khai thác hiệu quả các nguồn thu NSNN, còn gây thất thu Thêm vào đó, chi tiêu bất hợp lý, quản lý chi thiếu chặt chẽ gây thất thoát vốn Đây là nguyên nhân của tình trạng CCVL đã chuyển sang thặng dư nhưng NSNN vẫn ngày càng thâm hụt nặng nề

Khi nền kinh tế trong chu kỳ suy thoái thì nguồn thu NSNN có xu hướng giảm đi Mặt khác, nhu cầu chi NSNN lại tăng cao nhằm đáp ứng các yêu cầu phục vụ thúc đẩy phát triển kinh tế, khắc phục hậu quả của khủng hoảng, xa hơn nữa là đầu tư cho an ninh, quốc phòng trong trường hợp khủng hoảng kinh tế lan sang khủng hoảng chính trị Như đã phân tích tại chương I, nhiều nền kinh tế gặp phải tình trạng khủng hoảng kinh tế do THCCVL, từ đó Chính phủ buộc phải can thiệp vào nền kinh tế, làm cho NSNN thâm hụt trầm trọng

Tại Việt Nam, khủng hoảng 2007 làm cho CCVL bị thâm hụt nặng nề, lạm phát tăng cao, lãi suất đạt mức kỷ lục, nền kinh tế trở nên bất ổn Trong thời kỳ suy thoái, khủng hoảng kinh tế, Chính phủ chủ động giảm các khoản thu nhằm giảm gánh nặng thuế, khuyến khích đầu tư phát triển, kích cầu nền kinh tế, và tăng chi nhằm tăng tổng cầu nền kinh tế Tăng chi, giảm thu làm cho NSNN bị thâm hụt chủ động, với mục đích hỗ trợ vực dậy nền kinh tế đang bị suy yếu.Bằng chính sách tài khóa mở rộng, Chính phủ đã giúp vực dậy nền kinh tế, giúp thị trường phục hồi sản xuất, kinh doanh Đi cùng với lợi ích đó là việc số chi NSNN dẫn đến bội chi vượt ngưỡng cho phép

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THÂM HỤT KÉP TẠI VIỆT NAM

Xu hướng của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới

5.1.1 Xu hướng chung của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh quốc tế

5.1.1.1 Hội nhập kinh tế thế giới khi chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại

Từ năm 2017, sau khi Donald Trump trở thành tổng thống của Hoa Kỳ, thế giới đã chứng kiến nhiều hành động, quyết sách ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ đến từ nền kinh tế phát triển nhất thế giới, đi ngược lại với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Đồng thời, sự kiện Brexit (nước Anh rút khỏi thị trường chung Châu Âu EU) đã làm thay đổi hoạt động kinh tế của khối EU, của toàn thế giới và ảnh hưởng đến định hướng của các khối muốn vận hành theo cách của EU đã làm Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc cũng đang dần chuyển từ một nước nhận gia công sang mô hình tự chủ quy trình sản xuất và xuất khẩu Những điều này trong ngắn hạn đã ảnh hưởng đến tiến trình toàn cầu hóa của các quốc gia Chúng chứng tỏ rằng sau một thời gian nỗ lực thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa, thì chính những nền kinh tế phát triển nhất lại thay đổi quan điểm, mà nền tảng dựa trên lợi ích quốc gia

Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ quay lại, các nước ưu tiên bảo vệ quyền lợi riêng hơn việc hợp tác cùng có lợi, Việt Nam cần xác định rõ tính chất của nền kinh tế là nhỏ, mở cửa, đang phát triển, lợi thế cạnh tranh chưa cao, vì vậy vẫn cần tiếp tục đa phương hóa về thương mại, giảm tình trạng lệ thuộc vào một số ít đối tác

5.1.1.2 Tham gia vào các cuộc cách mạng mới

Thế giới đang chứng kiến sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với trí tuệ nhân tạo, những dây chuyền sản xuất và robot thay thế sức lao động của con người Khác với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, máy móc sẽ được sử dụng để thay thế một phần lao động của công nhân sử dụng cơ bắp Cuộc cách mạng 4.0 là cuộc cách mạng toàn diện, trí tuệ nhân tạo có thể thay thế cả các lao động trí tuệ trong tất cả các ngành từ sản xuất đến dịch vụ và quản lý nhà nước Robot không những chỉ biết nghe và làm theo hiệu lệnh, mà còn biết suy luận logic như trí não của con người, với tốc độ rất nhanh và khả năng ghi nhớ tốt Cuộc cách mạng 4.0 sẽ làm gia tăng khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển Đồng thời, lợi thế về giá nhân công rẻ, nguồn lao động dồi dào của Việt Nam sẽ gần như không còn ý nghĩa trong cách ngành gia công, lắp ráp Các nước đều đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tạo áp lực cho Chính phủ các nước phải hạn chế nhập cư, bảo hộ nền kinh tế để tạo việc làm cho người dân trong nước bị mất việc bởi công nghệ phát triển

Cùng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là cuộc cách mạng Xanh nhằm mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường Thế giới ngày càng quan tâm đến các công nghệ sạch, cho cuộc sống xanh, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường sống của con người Các ngành công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch dần bị hạn chế, thay thế bằng các công nghệ sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường Các ngành khai thác cũng vì thế sẽ bị ảnh hưởng Canh tác nông nghiệp cũng thay đổi toàn diện, sản phẩm đầu ra cần đạt các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng Vì vậy nông nghiệp cần ứng dụng công nghiệp vào toàn bộ quá trình gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, kiểm soát chất lượng đầu ra Nông nghiệp giảm dần phụ thuộc vào tay nghề, thời tiết, thổ nhưỡng, mà chất lượng chuyển dần sang phụ thuộc vào kỹ thuật

Là một đất nước nhỏ, kinh tế đang phát triển, dồi dào lao động giá rẻ, khai thác khoáng sản lớn, kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, rõ ràng các cuộc cách mạng mới là một cơ hội để Việt Nam thay đổi và điều chỉnh định hướng phát triển, nhưng cũng là những thách thức rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam thời gian tới

5.1.2 Xu hướng thâm hụt kép tại Việt Nam thời gian tới

5.1.2.1 Xu hướng Cán cân vãng lai

Nhiều năm trở lại đây, mức sống của người dân Việt Nam liên tục được cải thiện và nâng cao, từ việc chỉ phục vụ các điều kiện sống cơ bản, ngày nay đã có nhiều người dân quan tâm đến hưởng thụ các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích chất lượng cao Chính vì thế nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ xa xỉ gia tăng nhanh chóng Tiêu dùng cá nhân các mặt hàng NK như siêu xe, mỹ phẩm, thời trang, bánh kẹo, thực phẩm… hay việc ra nước ngoài du lịch, mua sắm, du học, chữa bệnh… đã trở thành xu hướng của nhiều người có thu nhập cao Điều này sẽ góp phần làm kim ngạch NK tăng nhanh và đưa CCVL đến gần với thâm hụt hơn

Thời gian vừa qua, nhu cầu nội địa phục hồi rõ rệt hơn, đặc biệt là tăng trưởng tích lũy tài sản cố định nên tốc độ tăng NK cũng cao hơn, diễn biến này sẽ tiếp tục ổn định trong những năm tiếp theo Tích lũy tài sản cố định tăng dẫn đến

NK tăng cho thấy thành phần quan trọng của tích lũy tài sản cố định là máy móc, thiết bị chủ yếu vẫn được NK từ nước ngoài Tuy nhiên, trong tương lai, tốc độ tăng trưởng XK giảm so với giai đoạn trước Nguyên nhân đến từ việc tỷ giá thực tăng cao dẫn đến suy giảm năng lực cạnh tranh về giá của các sản phẩm sản xuất trong nước, tăng trưởng XK giảm xuống, tăng trưởng NK cao hơn Tuy nhiên, mức độ giảm của tăng trường XK thấp, do nhu cầu NK của các đối tác thương mại chính vẫn là nhân tố chủ yếu quyết định tăng trưởng XK, mà nhu cầu này lại có xu hướng tăng do kinh tế thế giới phục hồi hoàn toàn sau suy thoái Đến năm 2020, THCCVL đạt khoảng 5,5% GDP (Bùi Tất Thắng, 2013), Việt Nam có thể phải đối mặt với nguy cơ mất cân đối bên ngoài do đây là giai đoạn dòng vốn vay ưu đãi ODA giảm xuống rất nhiều, thiếu hụt nguồn vốn đầu vào bù đắp cho thâm hụt cán cân thanh toán

5.1.2.2 Xu hướng ngân sách Nhà nước

Luật Ngân sách Nhà nước 2015 chính thức có hiệu lực kể từ năm 2017, được kỳ vọng sẽ đưa NSNN sang một thời kỳ quản lý hiệu quả và cải thiện tình trạng thâm hụt NSNN Trong Luật NSNN 2015, lần đầu tiên quy định bội chi NSĐP là một cấu thành của bội chi NSNN Quy định này sẽ giúp tăng cường vấn đề kiểm soát bội chi NSNN Khoản 5 điều 7 quy định rõ như sau: Điều 7: Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước

5 Bội chi ngân sách địa phương a) Chỉ ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; b) Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật; c) Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước do Quốc hội quyết định Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước

Bằng điểm mới này trong Luật NSNN 2015, vấn đề quản lý bội chi không còn là nhiệm vụ của riêng Chính phủ mà tất cả các địa phương đều phải chịu trách nhiệm kiểm soát bội đia NSĐP phù hợp với năng lực trả nợ và cân đối trong tổng bội chi của cả nước Thay đổi này, trong tương lai sẽ giúp Việt Nam kiểm soát được THNSNN trong mức dự toán của Chính phủ

Nếu bội chi NSNN kéo dài và không kiểm soát được thì đất nước sẽ ngày càng lún sâu vào vòng xoáy thâm hụt – suy thoái – khủng hoảng nợ công Chính vì vậy Việt Nam cần sớm áp dụng các biện phát nhằm kiểm soát THNSNN trong ngưỡng cho phép

Theo Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, tổng thu ngân sách cả giai đoạn ước khoảng 6.864.000 tỷ đồng, bằng 1,65 lần giai đoạn 2011 – 2015; bảo đảm tỷ lệ huy động vào NSNN không thấp hơn 23,5% GDP, trong đó từ thuế, phí, lệ phí khoảng 21% GDP, tỷ lệ thu nội địa bình quân khoảng 84% - 85% tổng thu NSNN Bội chi bình quân là 3,9% GDP Nợ công hàng năm không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP

Về chi, tổng chi cả giai đoạn khoảng 8.025.000 tỷ đồng Trong đó tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển chiếm bình quân khoảng 25% – 26% chi NSNN, giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống dưới 64% tổng chi NSNN, ưu tiên bảo đảm chi trả nợ, chi dự trữ quốc gia Tổng chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước cả giai đoạn 5 năm tối đa khoảng 2.000.000 tỷ đồng

Mục tiêu bội chi NSNN cả giai đoạn 2016 - 2020 không quá 3,9% GDP, trong đó bội chi ngân sách trung ương không quá 3,7% GDP và bội chi ngân sách địa phương không quá 0,2% GDP Phấn đấu giảm mạnh bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2020 không quá 3,5% GDP nhằm thực hiện cân đối ngân sách nhà nước tích cực, bảo đảm nợ công trong giới hạn cho phép

Giải pháp bù đắp thâm hụt kép tại Việt Nam

Khi THK xảy ra, Việt Nam cần có các biện pháp kịp thời nhằm kiềm chế và tiến tới xử lý tình trạng THCCVL và THNSNN Theo phân tích tại phần 2.5.4.2 khi nói về kinh nghiệm rút ra từ tình hình THK của các nước trên thế giới, Việt Nam nên thực hiện lần lượt từng mục tiêu giảm THCCVL và giảm THNSNN Cũng theo kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger trong mô hình VAR tại chương 4, THK của Việt Nam rơi vào trường hợp THCCVL là nguyên nhân gây nên THNSNN Chính vì vậy, khi THK xảy ra, cần có các biện pháp bù đắp để cải thiện CCVL trước, từ đó gián tiếp tác động vào NSNN

5.2.1 Biện pháp bù đắp THCCVL

Khi CCVL thâm hụt, nó cần phải được tài trợ bằng các luồng vốn đầu tư nước ngoài hoặc giảm tài sản dự trữ chính thức Tuy nhiên, THCCVL được tài trợ bằng vốn đầu tư nước ngoài sẽ làm tăng các khoản thu nhập phải trả cho nước ngoài (lợi tức, tiền lãi), tăng nguy cơ thâm hụt lên cán cân thu nhập, kéo theo tình trạng CCVL càng trở nên trầm trọng hơn Như một vòng tròn luẩn quẩn, dòng vốn ngoại nhằm tài trợ cho chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư, bao gồm cả đầu tư tư nhân để tạo công ăn việc làm lại làm cho CCVL thâm hụt thêm

Các nước đang phát triển bù đắp THCCVL bằng cách phổ biến là thu hút nguồn vốn nước ngoài thông qua các giao dịch tài khoản vốn trong cán cân thanh toán quốc tế So sánh giữa các khoản vay ngắn hạn và dài hạn, thì các khoản vay dài hạn như đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp vốn mua cổ phần… sẽ ổn định, giảm thiểu rủi ro hơn các dòng vốn ngắn hạn và gián tiếp So sánh các chủ thể đi vay thì các khoản vay chính thức từ các tổ chức đa phương và song phương sẽ chịu ít áp lực thanh khoản và độ rủi ro thoái vốn hơn các khoản vay từ khu vực tư nhân

THCCVL cũng được bù đắp từ dự trữ ngoại hối quốc gia

5.2.2 Biện pháp bù đắp THNSNN

THNSNN được bù đắp bằng các khoản vay trong nước và vay nước ngoài Khoản 3, điều 7 Luật NSNN 2015 quy định rõ: “Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên”

Vay nợ là biện pháp mang tính ngắn hạn, có thể tận dụng được khoản tiền nhàn rỗi trên thị trường Vay nợ Chính phủ bao gồm vay nợ qua phát hành các giấy từ có giá trên thị trường vốn (cả trong và ngoài nước), vay qua ngân hàng Nhà nước (ngân hàng trung ương), vay từ các tổ chức tài chính – tiền tệ quốc tế, vay từ Chính phủ các nước khác Ưu điểm của các khoản vay trong nước là Chính phủ không phải đáp ứng các điều kiện ràng buộc khắt khe Ưu điểm của các khoản vay nước ngoài là các nguồn vốn đều có quy mô lớn, ưu đãi lãi suất

Hình 42: Vay bù đắp bội chi NSNN Việt Nam giai đoạn 2001 – 2009

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu tổng hợp từ các “Báo cáo tình hình

NSNN” của Bộ Tài chính

Trong trường hợp yêu cầu bù đắp THNSNN bằng một biện pháp mang tính kịp thời cao thì Nhà nước có thể phát hành tiền Tuy nhiên, đây là biện pháp mang tính tiêu cực và cần thận trọng khi áp dụng Nếu lạm dụng việc phát hành tiền sẽ dễ dẫn đến lạm phát tăng cao, gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Nếu phát hành một lượng tiền vừa đủ nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước thì lại giúp kích thích tăng cầu đầu tư và tiêu dùng Ngân hàng Nhà nước không nên lựa chọn hình thức phát hành tiền trực tiếp mà nên áp dụng phát hành tiền giáo tiếp bằng cơ chế cho Chính phủ vay có đảm bảo bằng trái phiếu Chính phủ Phát hành tiền trực tiếp sẽ dẫn đến lạm phát, còn phát hành tiền gián tiếp lại tăng vốn cho thị trường, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Ngày đăng: 12/04/2020, 22:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Dần 2014, Thâm hụt kép ở Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới ISSN 0868 – 2984, số 07/2014 (số 219), tr.64 – 71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thâm hụt kép ở Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách
2. Trần Thọ Đạt, Lê Quang Cảnh, 2015, Giáo trình ứng dụng một số lý thuyết trong nghiên cứu kinh tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ứng dụng một số lý thuyết trong nghiên cứu kinh tế
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
3. Phạm Thái Hà 2016, Chi ngân sách Nhà nước và một số khuyến nghị chính sách, Tạp chí Tài chính ISSN – 005 – 56, kỳ 2 tháng 11/2016 (số 645), tr17 – 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi ngân sách Nhà nước và một số khuyến nghị chính sách
4. Mai Thu Hiền, Cao Thị Thanh Thủy, 2012, Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng ISSN – 0866 – 7462, số 17 năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam
5. Đào Văn Hùng, Bùi Thúy Vân, 2015, Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế quốc tế
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Đào Văn Hùng, Bùi Thị Hoàng Mai, Lê Huy Đoàn, 2015, Giáo trình Phân tích và Dự báo kinh tế vĩ mô, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phân tích và Dự báo kinh tế vĩ mô
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
8. Mai Đình Lâm, 2014, Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Nhà XB: NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
10. Bùi Đường Nghiêu 2009, Bội chi và thâm hụt ngân sách, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế ISSN – 0866 – 7489, số 4 tháng 04/2009 (số 371), tr.03 – 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bội chi và thâm hụt ngân sách
11. Lê Thị Kim Nhung cb, 2015, Giáo trình Tài chính công, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính công
Nhà XB: NXB Thống kê
12. Nguyễn Thị Hồng Nhung cb, 2013, Xu hướng hội nhập kinh tê quốc tế giai đoạn 2011 - 2020, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng hội nhập kinh tê quốc tế giai đoạn 2011 - 2020
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
13. Đoàn Ngọc Phúc 2009, Thâm hụt thương mại ở Việt Nam: đặc điểm, nguyên nhân và giải pháp hạn chế, Tạp chí Lý luận chính trị ISSN 0868 – 2771, số 11/2009, tr.47 – 51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thâm hụt thương mại ở Việt Nam: đặc điểm, nguyên nhân và giải pháp hạn chế
14. Tô Trung Thành cb, 2014, Cán cân thương mại Việt Nam: Những nhân tố ảnh hưởng và khuyến nghị chính sách, NXB Tri thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cán cân thương mại Việt Nam: Những nhân tố ảnh hưởng và khuyến nghị chính sách
Nhà XB: NXB Tri thức
16. Lê Phan Thị Diệu Thảo, Nguyễn Trần Phúc, 2015, Tài chính quốc tế, NXB Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính quốc tế
Nhà XB: NXB Phương Đông
17. Nguyễn Đức Thảo, 2005, Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam giai đoạn 1992 – 2001, Tạp chí nghiên cứu kinh tế ISSN – 0866 – 7489, số 1 tháng 1/2005 (số 320), tr.13 – 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam giai đoạn 1992 – 2001
18. Bùi Tất Thắng, Đặng Huyền Linh, 2013, Dự báo triển vọng Kinh tế Việt Nam, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự báo triển vọng Kinh tế Việt Nam
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
19. Nguyễn Chiến Thắng cb, 2014, Giáo trình Kinh tế quốc tế nâng cao, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế quốc tế nâng cao
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
20. Phạm Quý Thọ, 2015, Kinh tế Việt Nam 30 năm chuyển đổi, NXB Thông tin và truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Việt Nam 30 năm chuyển đổi
Nhà XB: NXB Thông tin và truyền thông
21. Nguyễn Văn Tiến, 2013, Tài chính quốc tế hiện đại (dành cho cao học &amp; NCS), NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính quốc tế hiện đại (dành cho cao học & "NCS)
Nhà XB: NXB Thống kê
22. Trịnh Thị Trinh, Lê Phương Dung, Nguyễn Thị Thùy Trang 2013, Phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt tài khóa và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam, Tạp chí ngân hàng ISSN – 0866 – 7462, số 6 tháng 03/2013, tr.02 – 06 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt tài khóa và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam
23. Nguyễn Văn Tuyến, 2015, Giáo trình Luật ngân sách nhà nước, NXB Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật ngân sách nhà nước
Nhà XB: NXB Công an nhân dân

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w